Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân là chiến lược hàng đầu phát triển
đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Thuốc là nhân tố quan trọng góp phần chăm lo
sức khoẻ của người dân, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người. Thuốc ra đời nhằm bảo vệ sức khoẻ cho con người, đẩy lùi và chiến thắng
các loại bệnh. Trên thực tế trong nước và trên thế giới, tuổi thọ con người ngày
một gia tăng, tỷ lệ tử vong sơ sinh ngày một giảm, số người chết vì bệnh tật giảm
nhiều, trí tuệ, năng suất lao động tăng nhanh… Đó chính là nhờ vào vai trò của
thuốc. Chính vì vậy thị trường Dược là một thị trường rất tiềm năng.
Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng
trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ là một khâu của quá trình
sản xuất kinh doanh, nó quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, và muốn bán được hàng hóa thì doanh nghiệp phải có thị trường cho riêng
mình. Vì vậy, thị trường là mối quan tâm bậc nhất của các đơn vị sản xuất kinh
doanh, có thị trường, doanh nghiệp mới có chỗ để tiêu thụ sản phẩm. Và để ngày
càng bán được nhiều sản phẩm hàng hóa thì doanh nghiệp không những phải duy
trì thị trường hiện có mà còn phải tìm biện pháp mở rộng thị trường mình hơn nữa.
Công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình cũng không phải
là ngoại lệ. Công ty được thành lập vào năm 2004, chuyên kinh doanh các mặt
hàng Dược phẩm, kinh nghiệm còn non trẻ. Khi mới thành lập, công ty chỉ có một
cửa hàng bán buôn và bán lẻ mặt hàng thuốc cho các cửa hàng dược, bệnh viện.
Về sau này, công ty mới phân phối thuốc cho các công ty khác. Vì vậy việc mở
rộng thị trường cho công ty là vấn đề rất quan trọng, được ban giám đốc cũng như
toàn công ty hết sức quan tâm. Hiện nay, công ty đang có chiến lược phục vụ tốt
hơn ở những thị trường hiện tại của công ty (mở rộng thị trường theo chiều sâu),
bên cạnh đó cũng muốn đưa sản phẩm của mình đến các thị trường mới (mở rộng
thị trường theo chiều rộng). Việc mở rộng thị trường này ảnh hưởng rất nhiều tới
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, em đã quyết định lựa
chọn đề tài ”Đánh giá tiềm năng thị trường và các biện pháp mở rộng thị
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trường của công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình” làm luận
văn tốt nghiệp cho mình.
Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thị trường Dược Việt Nam hiện nay? Phương hướng phát triển
thị trường Dược trong những năm tới là gì?
- Thị trường của công ty hiện nay phân bố thế nào?
- Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty hiện nay?
- Công ty đã thực hiện những biện pháp nào để mở rộng thị trường?
Trả lời được những câu hỏi này ta có thể đưa ra các biện pháp để mở rộng
thị trường của công ty.
Dữ liệu thu thập
- Chiến lược, định hướng phát triển ngành Dược của Đảng và Nhà nước
ta.
- Tình hình biến động của các hoạt động tiêu thụ trên thị trường qua các
năm. Lượng hàng hoá tiêu thụ hàng năm.
- Các chính sách sản phẩm, giá cả, tiêu thụ mà công ty áp dụng từ trước
đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê,
phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp để thu
thập các dữ liệu trên rồi phân tích bằng các công cụ và phương pháp phân tích.
Kết cấu của Luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm
Thanh Bình
Chương 2: Thực trạng thị trường tiêu thụ và tiềm năng thị trường của
công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 3: Các giải pháp mở rộng thị trường của công ty TNHH
Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thanh Hoa
CHƯƠNG 1
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DƯỢC MỸ PHẨM THANH BÌNH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thương mại Dược Mỹ phẩm Thanh Bình được thành lập và
hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0102013038 do Sở Kế hoạch đầu tư
Thành phố Hà Nội với số vốn điều lệ là 500.000.000 đồng. Vào thời điểm đó,
công ty có 3 thành viên góp vốn là ông Đỗ Văn Hét, ông Nguyễn Văn Chữ và bà
Phạm Thị Châu.
Công ty đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 04 tháng 03 năm 2008, tăng
vốn điều lệ từ 500.000.000 (năm trăm triệu đồng) lên 2.500.000.000 ( 2,5 tỷ
đồng). Hiện nay, công ty có 2 thành viên góp vốn là ông Đỗ Văn Hét và bà Phạm
Thị Châu.
Công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình là một doanh
nghiệp thực hiện chế độ hoạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp
nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức
Nhà nước quy định, hoạt động theo pháp luật của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Lúc vừa thành lập, công ty chỉ có một văn phòng đại diện duy nhất là tại
nhà A6, tập thể Kho 708, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
Nhưng hiện nay công ty đã mở rộng thêm một văn phòng đại diện đóng tại số nhà
19, ngõ 348, đường Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hoạt động chủ yếu của công ty là trao đổi, mua bán các mặt hàng Dược với
các công ty, xí nghiệp Dược cấp II và cấp III,các cơ ở y tế và bệnh viện ở các tỉnh .
Thị trường chính của công ty hiện nay là các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai,
Tuyên Quang, Yên Bái. Hàng hóa mà công ty kinh doanh, buôn bán chủ yếu là mặt
hàng thuốc nội với giá bình dân, phù hợp với những người có thu nhập thấp, trung
bình và một số thiết bị y tế như bông băng, gạc, kim tiêm.
Khi cơ chế thị trường mở cửa, sự cạnh tranh ngoài ngành và trong ngành
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đều tăng lên, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều gặp khó khăn, công ty
Thanh Bình cũng nằm trong số các doanh nghiệp như vậy. Trước hoàn cảnh đó,
lãnh đạo Công ty đã có nhiều cố gắng, cùng nhau bàn bạc tháo gỡ vướng
mắc, từng bước bố trí lại cơ cấu tổ chức, nghiên cứu thị trường để đa dạng
hoá mặt hàng, mở rộng thị trường, tìm các biện pháp giảm chi phí. Vì vậy
công ty đã từng bước thích ứng với cơ chế mới, cung ứng thuốc kịp thời
phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân cả về số lượng, chủng loại
và chất lượng, đời sống cán bộ công nhân viên được đảm bảo và nâng cao.
1.2. Chức năng và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty
1.2.1. Chức năng
Công ty TNHH Thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình có chức năng thương
mại, kinh doanh các mặt hàng thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, phân phối trực đến
các bệnh viện, trung tâm y tế, nhà thuốc, công ty dược ở các tỉnh thành, hiện nay
chủ yếu là khu vực phía Bắc. Công ty thu thập, nghiên cứu, phân tích các thông tin
thị trường, bổ sung về chính sách phân phối hàng hoá của công ty trên thị trường
nhằm mục đích tăng thu nhập và nâng cao chất lượng phục vụ.
Bên cạnh chức năng kinh doanh đó Công ty còn có nhiệm vụ tạo công ăn
việc làm ổn định cho người lao động, đảm bảo quyền lợi của họ, chấp hành đầy đủ
các yêu cầu của chế độ tài chính, kế toán, chế độ luật pháp Nhà nước.
1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình là một công ty quy
mô vừa và nhỏ, hiện nay chỉ hoạt động mua bán, trao đổi các mặt hàng thuốc,
nhưng để tạo điều kiện mở rộng lĩnh vực kinh doanh trong tương lai, Công ty đã
đăng kí nhiều ngành nghề. Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các lĩnh vực
kinh doanh của công ty là:
- Kinh doanh dược phẩm.
- Mua bán hoá chất, mỹ phẩm (trừ hoá chất Nhà nước cấm và mỹ phẩm có
hại cho sức khoẻ con người)
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Buôn bán trang thiết bị y tế, máy móc, vật tư, vật liệu ngành: y tế, xây
dựng, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, lâm nghiệp, địa chất.
- Sản xuất, mua bán, chế biến lương thực, thực phẩm, hàng nông, lâm, thuỷ,
hải sản.
- Dịch vụ môi giới thương mại.
- Trang trí nội ngoại thất
- Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê máy móc, phương tiện vận tải, nhà ở,
văn phòng, kho bãi.
- Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Tư vấn và giới thiệu việc làm trong nước.
- Đại lý bia, rượi, bánh kẹo, thuốc lá, nước giải khát.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
( Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đầy đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật)
Hiện nay công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực duy nhất, đó là lĩnh vực kinh
doanh dược phẩm. Đối với lĩnh vực này, công ty luôn cố gắng hết sức mình để
hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của đối tác cũng như của khách
hàng. Trong tương lai sắp tới, khi có những điều kiện thuận lợi, công ty sẽ tiếp tục
mở rộng lĩnh vực hoạt động, phát triển công ty hơn nữa, nâng cao tính cạnh tranh
trên thị trường các sản phẩm dịch vụ của mình.
1.3. Tổ chức quản trị của Công ty
Công ty TNHH thương mại Dược mỹ phẩm Thanh Bình tổ chức bộ máy
quản trị theo mô hình chức năng. Mỗi bộ phận có công việc, chức năng nhất định,
và chịu sự quản lý của cấp trên.
Điều hành hoạt động của công ty là Giám đốc. Giám đốc là người đại diện
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
pháp nhân trước pháp luật, người có quyền cao nhất trong Công ty, chỉ đạo hoạt
động kinh doanh của Công ty; trao đổi và chỉ đạo đối với các Phó giám đốc để
quyết định và lên kế hoạch về các lĩnh vực mà bộ phận này đảm nhận.
Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc
dược. Hai Phó giám đốc ngoài việc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình,
họ còn có trách nhiệm tham mưu trực tiếp với giám đốc trong việc tạo lập, tổ chức
vận hành các hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty có các phòng các phòng ban như sau:
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng Marketing
- Phòng kế toán
- Phòng quỹ kho
Các phòng ban được bố trí theo sơ đồ sau:
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Thương mại Dược mỹ
phẩm Thanh Bình
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau:
- Phòng kế toán: Do giám đốc trực tiếp quản lý có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện và kiểm tra công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo
kế toán, theo dõi tài sản, vốn, quỹ; đồng thời tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài
liệu kế toán.
- Phòng Marketing: Có nhiệm vụ phân tích đánh giá hiện trạng, triển vọng
quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trường, xu thế giá cả; điều tra, thu thập thông
tin về thị hiếu khách hàng theo nhu cầu chất lượng, số lượng các mặt hàng mà
công ty kinh doanh; tổ chức tiếp thị các hoạt động kinh doanh, cung ứng các dịch
vụ của Công ty.
- Phòng kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho như nghiệp vụ
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
8
Phó giám đốc
kinh doanh
Giám đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
toán
Phòng kho
quỹ
Phòng
Marketing
Phó giám
đốc Dược
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thu chi, xuất nhập hàng hóa, đảm bảo an toàn cho kho, đảm bảo định mức tồn kho.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và
hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm
quyền lợi của người sử dụng và người lao động, đảm bảo điều kiện làm việc và
an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên.
Cách bố trí tổ chức bộ máy quản trị như trên đã đáp ứng được với mục tiêu
và nhiệm vụ chung của công ty. Quản lý của từng bộ phận chức năng: bán hàng,
tài chính, marketing...sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc - người chịu trách
nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách nhiệm
cuối cùng về kết quả hoạt động của công ty.
1.4. Các nguồn lực của công ty
1.4.1. Nguồn tài chính
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn chiếm một vị trí quan trọng, nó tạo
tiền đề cho các hoạt động cũng như việc mở rộng quy mô hoạt động của công ty.
Khi mới thành lập, vốn chủ sở hữu của công ty chỉ có 500 triệu đồng, nhưng do
sau hơn 5 năm thành lập, vốn chủ sở hữu đã tăng lên, hiện nay là 2,5 tỉ đồng.
Trong một số thời điểm, hợp đồng của Công ty tăng lên, số vốn này không đủ để
thực hiện các hợp đồng đó, vì vậy công ty phải đi vay vốn ngân hàng. Năm 2008,
do nhu cầu mua bán, kinh doanh thuốc tăng lên, cùng một lúc công ty làm ăn với
nhiều khách hàng, vì vậy công ty đã phải vay vốn ngân hàng, có lúc đã vay 2 tỉ
đồng.
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn thời điểm cuối năm của Công ty giai đoạn
2006 - 2008
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tuyệt đối
Số
tương
đối(%)
Số tuyệt đối
Số
tương
đối(%)
Số tuyệt đối
Số
tương
đối(%)
NGUỒN VỐN 2.818.936.339
100
2.613.646.172
100
5.801.721.603
100
1.Nợ phải trả 2.242.553.336
79,5
2.007.696.190
76,8
3.142.634.622
54,2
2.Vốn chủ sở
hữu
576.383.003
20,5
605.949.982
23,2
2.659.086.982
45,8
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán cuối năm các năm 2006,2007, 2008)
Bảng trên cho thấy tỷ trọng của nguồn vốn vay trong tổng nguồn vốn giảm
qua các năm, cụ thể là năm 2006 là 79,5%; năm 2007 là 76,8% và năm 2008 còn
54,2%. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. Nhưng
tỷ trọng này vẫn rất lớn làm cho lợi nhuận thực tế của công ty không cao do phải
trả lãi suất vay hàng năm. Vì vậy công ty phải tìm ra nhiều cách thức hợp lý để
tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động của công ty, đặc biệt là trong việc mở rộng và
giữ thị trường tiêu thụ.
1.4.2. Nguồn nhân lực
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong giai
đoạn hội nhập WTO, nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng
cao, đòi hỏi ngành Dược phải có đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực chuyên môn
cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành. Vì vậy công ty TNHH thương mại Dược
mỹ phẩm Thanh Bình luôn cố gắng phát triển nguồn lực con người đủ về số lượng,
chất lượng, không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý.
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khi vừa thành lập, công ty chỉ có 8 nhân viên, nhưng sau hơn 5 năm hoạt
động và phát triển, số công nhân viên đã tăng lên, hiện nay có 30 người.
Bảng 2: Trình độ của các công nhân viên Công ty giai đoạn 2006 – 2008
STT
Trình độ
chuyên môn
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số người % Số người % Số người %
1
Đại học và
trên đại học
3 14,3 4 15,4
5 16,7
2
Trung cấp
6 28,6 6 23,1
7 23,3
3
Sơ cấp và
công nhân
12 57,1 16 51,5
18 60
Tổng 21 100 26 100 30
100
( Nguồn: Báo cáo giai đoạn 2006 – 2008
Phòng tổ chức hành chính)
Số lao động trình độ sơ cấp và công nhân các năm chiếm tỉ trọng khá lớn,
đều trên 50%. Tỷ lệ lao động trình độ đại học và trên đại học trên tổng số lao động
tăng dần qua các năm, năm 2006 là 14,3%; đến năm 2008 là 16,7%.
Hầu hết các cán bộ, công nhân của Công ty đều đã qua đào tạo cơ bản về
chuyên môn nghiệp vụ mà mình đảm nhận, số lao động này được tuyển mộ, tuyển
chọn từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các trường dạy nghề.
Mặc dù hiện nay hoạt động kinh doanh của Công ty còn gặp nhiều khó
khăn nhưng Công ty vẫn có nhiều cố gắng để giải quyết tốt các mối quan hệ, nhất
là các mối quan hệ trong lao động. Công ty luôn thực hiện tốt các chính sách tiền
lương, công đoàn, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm, bảo hiểm xã hội cho
nhân viên, có chế độ khen thưởng cho các nhân viên xuất sắc, hỗ trợ gia đình gặp
khó khăn. Tiền lương bình quân toàn công ty năm 2008 là 2,7 triệu đồng/người.
1.4.3. Cơ sở vất chất
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hiện nay công ty có 2 trụ sở; trụ sở chính đặt tại nhà A6, tập thể kho vận
708, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; trụ sở thứ hai ở số nhà 19,
ngõ 348, đường Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội. Trụ sở của công ty có đầy đủ
các điều kiện vật chất, thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, tủ đựng hồ sơ,
bàn ghế sofa, ngoài ra còn có các thiết bị nghe nhìn như loa, đầu đĩa, tivi, phục vụ
cán bộ công nhân viên.
Công ty có một quầy hàng tại chợ thuốc 168 Ngọc Khánh bán thuốc cho
khách hàng. Hiệu thuốc này có quầy thuốc, tủ thuốc, phương tiện bảo quản chất
độc… đúng yêu cầu qui đinh của nhà nước.
Công ty hiện nay có 4 kho thuốc, các kho thuốc đều đạt tiêu chuẩn. Kho có
đầy đủ các trang thiết bị như hệ thống thông gió, các thiết bị duy trì nhiệt độ phù
hợp trong kho, có thiết bị bảo quản phù hợp yêu cầu bảo quản đặc biệt đối với một
số loại thuốc, có tủ, giá, kệ để bảo quản thuốc, có phương tiện và phương án bảo
đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong kho. Điều này đảm bảo thuốc
trong kho luôn luôn giữ được chất lượng theo tiêu chuẩn.
Hệ thống phương tiện vận chuyển của Công ty vẫn hạn chế, chưa đáp ứng
được hết các nhu cầu phân phối. Vì vậy Công ty có sử dụng các loại hình vận
chuyển dịch vụ đảm bảo tính tối ưu trong phân phối.
1.5. Các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động tới hoạt động của Công ty
1.5.1. Môi trường kinh tế
Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh tế những năm vừa qua
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một số chỉ tiêu kinh
tế
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tốc độ tăng trưởng
GDP(%)
7,0 6,8 7,2 7,65 8,4 8,17 8,5 6,23
Tổng giá trị GDP
(tỷ USD)
33,6 36,0 38,7 41,6 43,75 47,32 51,34 54,54
GDP bình quân đầu
người(USD)
428 454 482 514 638 715 820 885
( Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn chung, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta khá
cao làm cho thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, mức GDP bình quân
đầu người năm 2008 là 885 USD. Kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng lên,
nhu cầu chăm lo sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ của người dân cũng ngày càng tăng
lên. Cầu thị trường về sản phẩm thuốc gia tăng là yếu tố tích cực kích thích sự
phát triển của ngành Dược nói chung và của công ty Dược phẩm Thanh Bình nói
riêng.
Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty, đến thu nhập
của cán bộ nhân viên công ty và đến toàn xã hội. Hiện nay, tỉ lệ lạm phát của nước
ta đang ở mức cao, năm 2007 là 12,63%; năm 2008 là 8,1%; làm cho giá trị đồng
tiền giảm xuống, như vậy là ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Ngoài những tác động của môi trường kinh tế đến công ty đã trình bày ở
trên, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động của công ty. Nguồn vốn của
công ty một phần là vốn vay, vì vậy nó bị tác động trực tiếp của yếu tố lãi suất, mà
lãi suất thì thay đổi phụ thuộc vào tình trạng nền kinh tế.
1.5.2. Môi trường văn hoá xã hội
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khi xã hội phân chia thành nhiều nhóm dân cư và mỗi nhóm lại có những
nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm thuốc đặc trưng so với các nhóm khác. Thêm vào
đó là lối sống, nhu cầu cách nhìn nhận về giá trị của các sản phẩm thuốc cũng thay
đổi theo từng thời kì, ví dụ như những người có thu nhập cao họ quan tâm là làm
sao khỏi bệnh nhanh chóng mà không quan tâm đến việc giá cả thuốc đó như thế
nào, nhưng với những người mà thu nhập của họ hạn hẹp, họ lại quan tâm xem giá
cả thuốc có hợp lý chưa…Nói chung môi trường văn hoá xã hội ít ảnh hưởng tới
hoạt động kinh doanh của công ty.
1.5.3. Môi trường chính trị - luật pháp
Trong những năm qua và hiện nay, chính trị nước ta khá ổn định, điều này
tạo ra môi trường tốt cho công ty an tâm hoạt động kinh doanh.
Hệ thống luật pháp nước ta ngày càng được xây dựng, hoàn chỉnh hơn, tạo
hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước. Chính phủ đã
có những giải pháp về giám sát chất lượng thuốc như hiện đại hoá hệ thống bảo
đảm chất lượng thuốc, tổ chức lại hệ thống kiểm tra Nhà nước về chất lượng
thuốc, nâng cao năng lực các phòng kiểm nghiệm thuốc để có thể kiểm nghiệm
dược phẩm lưu thông trên thị trường, tạo điều kiện và khuyến khích thành lập các
cơ sở dịch vụ kiểm nghiệm hiện đại ngoài hệ thống kiểm nghiệm Nhà nước. Ngoài
việc tăng cường giám sát chất lượng thuốc, Nhà nước còn có các giải pháp về xây
dựng cơ chế chính sách như hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý dược; xây
dựng Luật Dược; sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp
luật về dược, hệ thống quy chế, các thường qui kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn về
dược; chuẩn hoá các hoạt động quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc, tiến tới đạt
các tiêu chuẩn quốc tế. Nhà nước xây dựng chính sách ưu tiên cho các doanh
nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ, sản xuất nguyên
liệu làm thuốc, sản xuất sản phẩm dược xuất khẩu. Đây là cơ hội tốt cho công ty
Thanh Bình nắm bắt và tận dụng cơ hội phát triển.
1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thanh Bình giai
đoạn 2006-2008
Đơn vị: Đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1
Doanh thu về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
9.360.252.054 10.429.987.567 17.272.600.101
2 Giá vốn hàng bán 8.862.824.272 9.767.542.682 16.277.663.704
3
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
497.427.782 662.444.885 994.936.397
4 Chi phí tài chính 174.282.999
5 Chi phí quản lý kinh doanh 450.129.935 621.543.706 747.367.598
6
Lợi nhuận thuần từ h/đ kinh
doanh
47.297.847 40..901.179 73.285.800
7 Tổng lợi nhuận trước thuế 47.297.847 40..901.179 73.285.800
8
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
13.243.397 11.452.330 20.148.800
9 Lợi nhuận sau thuế 34.054.450 29.448.449 53.137.000
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008)
Bảng trên cho thấy:
Năm 2007, mặc dù doanh thu thuần tăng lên so với năm 2006 là 11,42%,
tương ứng với 1 tỉ 70 triệu đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm đi 13,52%;
tương ứng với 4 triệu 600 ngàn đồng, điều này là do năm 2007, chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng so với năm 2006 rất nhiều, 170 triệu đồng. Như vậy, năm 2007,
dù vẫn có lãi nhưng Công ty làm ăn kém hiêụ quả hơn năm 2006.
Năm 2008, doanh thu thuần của công ty tăng lên so với năm 2007 là 65,6%
tương ứng với 6 tỉ 8 trăm triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của năm 2008 cũng tăng
gần 24 triệu, tương ứng với tỷ lệ 80 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do Công
ty đã mạnh dạn vay thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, có phương hướng
hoạt động của công ty có những chiến lược phù hợp, sự nỗ lực, đoàn kết của cán
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bộ nhân viên trong công ty, sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đao.
Bảng 5: Bảng cân đối kế toán cuối năm của Công ty Thanh Bình giai
đoạn 2006 - 2008
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tuyệt đối Số
tương
đối(%
)
Số tuyệt đối Số
tương
đối(%
)
Số tuyệt đối Số
tương
đối(%
)
I.TÀI SẢN 2.818.936.339
100
2.613.646.172
100
5.801.721.603
100
1.Tài sản
ngắn hạn
2.466.317.339
87,5
2.331.827.172
89,2
5.498.549.941
94,7
2.Tài sản
dài hạn
352.619.000
12,5
281.819.000
10,8
303.171.662
5,3
II.NGUỒN
VỐN
2.818.936.339
100
2.613.646.172
100
5.801.721.603
100
1.Nợ phải
trả
2.242.553.336
79,5
2.007.696.190
76,8
3.142.634.622
54,2
2.Vốn chủ
sở hữu
576.383.003
20,5
605.949.982
23,2
2.659.086.982
45,8
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán cuối năm 2006,2007, 2008)
Tài sản và nguồn vốn năm 2007 giảm so với năm 2006, tổng tài sản (nguồn
vốn) giảm từ 2,8 tỉ xuống còn 2,6 tỉ. Nhưng đến năm 2008, tài sản và nguồn vốn
đều tăng, từ 2,6 tỉ lên 5,8 tỉ. Có được điều này là do năm 2008, doanh nghiệp mở
rộng hoạt động, đã vay thêm tiền ngân hàng để kinh doanh.
Bảng 6: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2006 - 2008
TT CHỈ TIÊU ĐV Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Khả năng thanh toán
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khả năng t.toán ngắn hạn Lần 1,01 1,16 1,75
Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,21 0,85 0,6
Khả năng thanh toán bằng tiền Lần 0,06 0,037 0,08
2 Tỷ suất sinh lời
2.1 Tỉ suất lợi nhuận/Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu % 0,5 0,39 0,42
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu % 0,36 0,28 0,31
2.2 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng TS
Lợi nhuận trước thuế/tổng TS % 1,68 1,56 1,26
Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS(ROA) % 1,2 1,13 0,91
2.3 Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ
sở hữu(ROE)
% 5,9 4,86 2
( Nguồn: Tính toán các báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kết toán của
Công ty từ 2005 đến 2008)
Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp qua các năm đều lớn hơn
1 chứng tỏ mọi khoản nợ của doanh nghiệp có thể thanh toán được khi nó đến hạn
thanh toán. Nhưng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp qua các năm đều
nhỏ hơn 1 nghĩa là công ty không an toàn về mặt tài chính.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CỦA
CÔNG TY TNHH TM DƯỢC MỸ PHẨM THANH
BÌNH
2.1. Thực trạng thị trường tiêu thụ của công ty TNHH Thương mại Dược
mỹ phẩm Thanh Bình
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty một số năm gần đây
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thì tiêu thụ sản
phẩm là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy việc đánh giá tình
hình tiêu thụ sản phẩm là yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp
Biểu đồ 1: Tình hình doanh thu của Công ty giai đoạn 2006 - 2008
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty các năm 2006, 2007, 2008)
Biểu đồ trên cho thấy Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh
thu năm 2006, 2008. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm
2006 đạt 102,75%; vượt 250 triệu đồng so với kế hoạch; năm 2008 đạt 115,1 %;
vượt 2 tỉ 272 triệu đồng so với kế hoạch. Riêng năm 2007, công ty đã không hoàn
thành kế hoạch về doanh thu, chỉ đạt 95,77%; kém so với kế hoạch là 465 triệu
đồng.
Nhưng doanh thu Công ty vẫn tăng dần qua các năm, từ 9360 triệu năm
2006 lên 10436 triệu năm 2007, và năm 2008 đạt 17272 triệu. Tốc độ tăng doanh
thu cũng ngày càng tăng lên, doanh thu năm 2007 tăng 11,5% so với năm 2006,
và năm 2008 tăng 65,5% so với năm 2007.
Biểu đồ 2: Tình hình lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2006 - 2008
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty các năm 2006, 2007, 2008)
Biểu đồ trên cho thấy Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về lợi
nhuận năm 2006 và năm 2008. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 đạt
113,33%; vượt 4 triệu đồng so với kế hoạch, năm 2008 đạt 135,9%; vượt 14 triệu
động so với kế hoạch. Cũng như doanh thu, năm 2007 Công ty đã không hoàn
thành kế hoạch về lợi nhuận, lợi nhuận chỉ đạt 93,65%; kém so với kế hoạch 2
triệu đồng.
Doanh thu của Công ty tăng dần từ năm 2006 đến 2008 nhưng lợi nhuận
năm 2007 lại giảm so với lợi nhuận năm 2006 là 4,5 triệu đồng. Năm 2007 Công
ty đã đầu tư thiết bị văn phòng, tu sửa hệ thống kho chưa thuốc…làm cho chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng lên rất nhiều, vì vậy lợi nhuận đã giảm xuống. Năm
2008 lợi nhuận của Công ty tăng vọt, 53 triệu; tăng 79,7% so với lợi nhuận năm
2007.
2.1.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty hiện nay
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khi mới thành lập, Công ty chủ yếu bán buôn thuốc cho các hiệu thuốc, tổ
chức kinh doanh thuốc ở Hà Nội, sau đó công ty tiếp tục mở rộng thị trường ra các
tỉnh lân cận Hà Nội như tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, và các tỉnh miền
núi phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang… Năm 2006, công ty bắt đầu
tập trung tiềm lực của mình vào các tỉnh miền núi phía Bắc do mức sống của
người dân nơi đây khá thấp, mức độ cạnh tranh trong ngành không gay gắt như ở
các thị trường lớn khác, phù hợp với phương hướng kinh doanh, chiến lược, và cả
tiềm lực của công ty.
Hiện nay, ở Hà Nội, khách hàng của công ty là những công ty dược, hiệu
thuốc, khoa dược một số bệnh viện trong thành phố, và cả những người tiêu dùng
thuốc trực tiếp, doanh thu của thị trường này chiếm khoảng 11,83% tổng doanh
thu của công ty năm 2007 và 10% năm 2008. Đối với thị trường khu vực ngoại
tỉnh, trong những năm vừa qua, công ty cũng đã tạo được mối quan hệ với những
bạn hàng tại một số tỉnh lân cận Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Bảng 7: Cơ cấu doanh thu theo địa bàn của Công ty giai đoạn 2006 -
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2008
Đơn vị: Triệu đồng
Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu %
Hà Nội
1175 12,55 1235 11,83 1727 10
Lào Cai
932 9,96 1323 12,68 2418 14
Tuyên Quang
1053 11,25 1246 11,94 2159 12,5
Yên Bái 789 8,43 1065 10,21 2159 12,5
Hà Giang
910 9,72 1123 10,76 2196 12,7
Bắc Cạn
1095 11,7 1269 12,16 1935 11,2
Thái Bình
945 10,1 884 8,47 1329 7,69
Hà Nam
735 7,85 756 7,24 863 5
Các tỉnh còn lại
1726 18,44 2470 14,71 2486 14,4
Tổng doanh thu 9360 100 10436 100 17272 100
(Nguồn:Kết quả điều tra thị trường giai đoạn 2006 – 2008
Phòng Marketing)
Bảng trên cho thấy thị trường tiêu thụ của Công ty hiện nay rải rác ở nhiều
tỉnh thành miền Bắc nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc như
Hà Giang, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang...
Trước năm 2006, thị trường chính của Công ty là ở Hà Nội và một số tỉnh
lân cận Hà Nội như Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương và Công ty đã bắt đầu tiếp
cận thị trường các tỉnh miền núi phía Bắc. Nhưng do sự cạnh tranh gay gắt quá gay
gắt ở thị trường Hà Nội, tiềm lực công ty có hạn, năm 2006 công ty quyết định lựa
chọn thị trường các tỉnh miền núi làm thị trường mục tiêu cho công ty mình, nơi
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có ít sự cạnh tranh hơn. Công ty tập trung nhiều nguồn lực hơn vào thị trường mới
này, nên doanh thu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hà Nam đều giảm
đi, còn doanh thu ở các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái… thì ngày càng tăng lên. Năm
2006, doanh thị ở thị trường Hà Nội vẫn đạt mức cao nhất, 1,175 tỷ đồng, chiếm
tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu là 12,55%; doanh thu ở Thái Bình là 945
triệu tương ứng với 10,1%; ở Hà Nam là 735 ứng với 7,85%. Đến năm 2007, phần
trong doanh thu ở các thị trường này đều giảm đi, Hà Nội là 11,83%; Thái Bình là
8,47%; Hà Nam là 7,24%; và đến năm 2008 thì doanh thu ở những thị trường này
lại tiếp tục giảm. Trong khi đó doanh thu ở các thị trường các tỉnh miền núi ngày
càng tăng lên, cụ thể là năm 2006, doanh thu ở Lào Cai là 932 triệu, chiếm 9,96%
trong tổng doanh thu, đến năm 2007 là 1323 triệu, ứng với 12,68% và năm 2008
thì chiếm 14% trong tổng doanh thu. Ở Yên Bái cũng tương tự như vậy, năm
2006 doanh thu là 789 triệu ứng với 8,43%; đến năm 2007 tăng lên 1065 triệu,
chiếm 10,21% tổng doanh thu, và năm 2008 là 2196 triệu.
Như vậy Công ty đã đạt được những thành công nhất định trong việc thực
hiện chiến lược mở rộng thị trường ra các tỉnh miền núi phía Bắc
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của công ty
2.1.3.1. Chủng loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là dược phẩm, với chủng loại đa
dạng và phong phú. Công ty thường xuyên kinh doanh 700 đến 800 mặt hàng khác
nhau, lượng hàng trong kho luân chuyển liên tục. Ngoài dược phẩm, Công ty còn
kinh doanh các thiết bị y tế như bông, gạc...
Chất lượng sản phẩm của có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của
công ty. Mặt hàng dược phẩm có vai trò hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến
sức khoẻ con người nên trong quá trình sản xuất mọi sản phẩm đều phải đạt tiêu
chuẩn chất lượng của ngành. Mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một
trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Công ty Thanh Bình cũng vậy, công ty luôn luôn mua thuốc ở các xí nghiệp sản
xuất thuốc có uy tín trong nước, như xí nghiệp dược phẩm trung ương I, xí nghiệp
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dược phẩm quân đội 120... Vì vậy các mặt hàng thuốc của công ty luôn luôn đảm
bảo chất lượng theo đúng quy định của nhà nước.
2.1.3.2. Giá cả sản phẩm
Hiện nay công ty đang sử dụng chính sách giá linh hoạt cho sản phẩm để
tăng khả năng tiêu thụ, thích ứng với sự vận động của thị trường. Khi xác định giá,
ngoài việc quan tâm đến mục tiêu của công ty mình là gì, công ty còn chú ý đến
các yếu tố như nhu cầu hàng hóa, tình hình cạnh tranh tên thị trường… để xây
dựng được một mức giá hợp lý nhất cho sản phẩm. Đối với thị trường Hà Nội thì
công ty bán đúng giá thị trường nghĩa là giá của các mặt hàng cùng loại trên thị
trường, không tự ý tăng giá. Còn đối với thị trường các tỉnh; nơi mà đời sống nhân
dân còn khó khăn, thu nhập thấp; Công ty tìm mọi cách giảm tất cả các chi phí,
đảm bảo mức giá hợp lý nhất, phù hợp với người dân.
Đối với những khách hàng có mối quan hệ thường xuyên với công ty, công
ty còn có chính sách giảm giá để ngày càng củng cố mối quan hệ. Công ty có thể
trong từng trường hợp cụ thể mà chiết khấu 2%, 3% hoặc có thể chiết khấu đến
5%.
2.1.3.3. Phương thức tiêu thụ
Đối với Công ty Thanh Bình, tư tưởng chỉ đạo trong chiến lược phân phối
sản phẩm là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, xây dựng mối quan hệ tốt với
khách hàng, tạo được uy tín với khách hàng, đồng thời duy trì và mở rộng thị
trường tiêu thụ.
Ngay khi mới thành lập, công ty có một cửa hàng nằm tại chợ thuốc 168
Ngọc Khánh bán thuốc cho khách hàng. Khách hàng có thể trực tiếp đến lựa chọn
loại thuốc mình cần và mua hàng, hoặc có thể gọi điện đến cửa hàng đặt hàng và
hiệu thuốc sẽ cử người giao hàng đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu. Bộ phận
vận chuyển của hiệu thuốc hiện nay gồm 4 người với phương tiện đầy đủ, đảm
bảo giao thuốc cho khách hàng đúng hẹn.
Đối với những khách hàng mua với số lượng lớn ở các tỉnh lân cận Hà Nội
hay xa hơn là các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, khi
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khách hàng gọi điện đặt hàng, Công ty đem thuốc đến bến xe ở Hà Nội, gửi các
tuyến xe chở thuốc với số lượng và chủng loại thuốc mà khách hàng đã đặt đến tận
nơi mà khách hàng ở xa yêu cầu theo đúng thời gian đã thỏa thuận. Công ty đã có
mối quan hệ với tất cả các bến xe lớn như bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, Nước
Ngầm, đảm bảo sự vận chuyển an toàn, đúng tiến độ. Nhưng trong một số trường
hợp như những đợt hàng lớn, chiến dịch phòng dịch, kế hoạch hóa gia đình, Công
ty phải chở đến tận nơi.
Mặc dù các hình thức tiêu thụ sản phẩm trên đây đã được Công ty áp dụng
khá thành công nhưng khi quy mô công ty ngày càng mở rộng, các hình phức này
không thể đảm bảo được yêu cầu phân phối thuốc đến tay khách hàng một cách
hiệu quả nhất. Vì vậy công ty phải đa dạng hóa phương thức tiêu thụ của mình hơn
nữa, sử dụng linh hoạt các hình thức tiêu thụ hơn nữa để giúp cho sản phẩm của
công ty tiêu thụ được nhanh chóng, kịp thời.
2.1.3.4. Hình thức thanh toán
Hình thức thanh toán mà doanh nghiệp đang áp dụng là thanh toán ngay
hoặc bán trả chậm. Phương thức thanh toán của công ty chủ yếu là bằng tiền mặt,
séc, ngân phiếu, hoặc qua chuyển khoản để đảm bảo an toàn.
Khách hàng mua hàng trực tiếp tại công ty thì công ty chấp nhận thanh toán
ngay bằng tiền mặt, séc, ngân phiếu tuỳ theo khả năng của khách hàng. Trong
trường hợp sản phẩm được tiêu thụ đến các khách hàng ở xa thì khách hàng có thể
thanh toán ngay khi hàng đến. Ngoài ra, công ty chấp nhận khách hàng thanh toán
chậm trong vòng 5 ngày kể từ ngày giao hàng. Tùy từng đối tượng trung gian mà
có phải thế chấp hay không, ví dụ như với những khách hàng có quan hệ làm ăn
lâu dài, có uy tín với nhau rùi thì không cần thế chấp, còn với những khách hàng
mới thì phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố.
Qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trên, công ty đã tạo ra sự tín
nhiệm đối với các trung gian cũng như khách hàng tiêu dùng, tạo điều kiện mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.1.3.5. Khách hàng
Sinh viên Nguyễn Thanh Hoa Lớp: Công nghiệp 47C
25