Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 104 trang )

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xây dựng và phát triển các KCN tập trung là xu hướng chung của nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nhằm tạo bước
chuyển biến tích cực trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, các KCN
được hình thành và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô và chất lượng.
Tuy mới được phát triển vào những năm 90 của thế kỷ 20 nhưng các KCN đã ở Việt
Nam đã khảng định được vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế chung
của đất nước.
Đối với tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ và nằm
trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực kinh tế năng động nhất trong cả
nước. Với lợi thế về vị trí địa lý cũng như tiềm năng về đất đai và nguồn nhân lực,
trong thời gian qua tỉnh Bình Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các KCN. Tính đến thời điểm hiện
nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích
là 9.013 ha, trong đó có 25 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích 8.236 ha, tỉ lệ
cho thuê đất đạt 58,8%. Hiện nay, có hơn 1.500 dự án đầu tư vào các KCN với tổng
vốn đầu tư là 6.434 triệu USD và 29.091 tỷ đồng. Việc hình thành các KCN đã tạo
động lực lớn cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy hình thành khu đô thị mới, các
ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Nhờ phát triển các KCN đã giúp cho sự tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương trong những năm qua luôn duy trì ở tốc độ cao,
GDP tăng bình quân hàng năm khoảng 14% và công nghiệp chiếm 63% trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh việc đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội thì quá
trình phát triển các KCN làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường phức tạp cần quan
tâm giải quyết. Các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động của các KCN đó là:
làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm tính đa dạng sinh học, phát
sinh một lượng lớn nước thải, khí thải và chất thải rắn gây ô nhiễm nguồn nước, ô
1
nhiễm không khí, ô nhiễm đất và những tổn thất kinh tế - xã hội. Do vậy, để đảm


bảo cho quá trình phát triển bền vững thì việc quản lý các nguồn thải từ các KCN là
một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc BVMT tại các KCN, tỉnh Bình
Dương rất quan tâm đến công tác quản lý môi trường các KCN. Trong thời gian
qua, công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm tại các KCN ngày càng được tăng
cường. Để góp phần hạn chế gia tăng ô nhiễm, tỉnh đã ban hành Quy định bố trí các
ngành sản xuất công nghiệp theo hướng không thu hút các ngành công nghiệp có
nguy cơ ô nhiễm cao như dệt nhuộm, thuộc da, xi mạ. Việc xem xét, đánh giá các
dự án đầu tư vào KCN gắn với việc đáp ứng, phù hợp với quy hoạch và cơ sở hạ
tầng của các KCN. Bên cạnh công tác kiểm soát ô nhiễm thì việc đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật của các KCN cũng được chú trọng. Trong số 25 KCN đã đi vào
hoạt động thì 24 khu đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tỉ lệ 96%. Tỉ lệ
các doanh nghiệp trong KCN đấu nối nước thải về hệ thống xử lý tập trung đạt
92%, trong đó có nhiều KCN đạt 100%. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý khí thải, lưu giữ và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cũng được các doanh
nghiệp trong KCN quan tâm. Do chủ động và tích cực thực hiện các biện pháp
phòng ngừa và kiểm soát như trên, tình hình ô nhiễm môi trường của các KCN
trong thời gian qua phần lớn đã được kiểm soát và góp phần cải thiện chất lượng
môi trường trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý môi trường các KCN
trên địa bàn tỉnh cũng bộc lộ nhiều hạn chế và chưa theo kịp diễn biến môi trường
thực tế hiện nay, cụ thể:
- Việc phân cấp quản lý môi trường các KCN cũng như các doanh nghiệp
trong KCN chưa rõ ràng, còn có sự chồng chéo giữa Bộ TN&MT, Sở TN&MT, Ban
quản lý các KCN, UBND các huyện, thị nên chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả
trong BVMT các KCN.
- Chưa nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về hiện trạng môi
trường của các KCN trên địa bàn tỉnh hiện nay, cũng như diễn biến trong tương lai,
2
đồng thời chưa xác định được những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý

môi trường, dẫn đến việc quản lý môi trường các KCN còn bị động.
Công tác quản lý môi trường các KCN còn nhiều hạn chế đã làm ảnh hưởng
đến hoạt động BVMT tại các KCN. Mặc dù các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý
nước thải nhưng vẫn còn nhiều KCN chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi
trường. Kết quả quan trắc nước thải của các KCN của Sở Tài nguyên và Môi trường
trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ các KCN còn thải nước thải vượt quy chuẩn cho
phép khoảng 28%. Việc nước thải chưa xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường
cùng với một số doanh nghiệp chưa đấu nối vào hệ thống xử lý tập trung đã gây ra
tình trạng ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận. Nhận thức về quản lý chất thải
nguy hại của doanh nghiệp trong KCN chưa cao, thiếu sự đầu tư cần thiết để phân
loại, lưu giữ, bảo quản và xử lý chất thải nguy hại theo quy định, thậm chí tại một
số doanh nghiệp thải bỏ chất thải nguy hại chung với rác sinh hoạt. Tình trạng một
số doanh nghiệp trong KCN chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí
thải gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra.
Từ thực tế nêu trên cho thấy “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý môi
trường các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020“ là vấn đề cấp thiết
trong quản lý môi trường và phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
- Đánh giá được hiện trạng môi trường cũng như thực trạng quản lý môi
trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, những tồn tại và hạn chế trong
công tác quản lý môi trường KCN hiện nay;
- Dự báo một cách đầy đủ tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các KCN
trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020;
- Đề xuất được mô hình quản lý môi trường các KCN thích hợp đối với tỉnh
Bình Dương nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững của tỉnh.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, các nội dung nghiên cứu mà luận văn
cần thực hiện bao gồm:
3
3.1. Nội dung 1: Thu thập các số liệu và khảo sát hiện trạng môi trường

và thực trạng quản lý môi trường tại KCN tỉnh Bình Dương
- Thu thập các tài liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển các KCN tỉnh
Bình Dương đến năm 2020; tình hình hoạt động và hiện trạng môi trường của các
KCN cũng như các doanh nghiệp trong KCN; thực trạng quản lý môi trường tại các
KCN;
- Tiến hành khảo sát bổ sung về hiện trạng môi trường một số KCN và một
số doanh nghiệp nằm trong KCN.
3.2. Nội dung 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường các KCN
trên địa bàn tỉnh
- Phân tích, đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường của các KCN
trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN
và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý môi trường các KCN hiện nay.
3.2. Nội dung 3: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các
KCN đến năm 2020.
- Xây dựng hệ số phát thải nước thải và khí thải trung bình cho các KCN
trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ các KCN đến năm 2020.
3.4. Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý môi trường thích
hợp đối với KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm đảm bảo cho quá trình
phát triển bền vững.
- Phân tích và đánh giá các mô hình quản lý môi trường KCN trên thế giới
và trong nước hiện nay;
- Đề xuất mô hình quản lý môi trường thích hợp đối với các KCN tỉnh Bình
Dương nhằm phát huy hiệu quả trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp luận:
4
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt được chân lý khách quan dựa trên sự chứng minh khoa học. Điều này

có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương
pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý môi trường KCN trên địa bàn tỉnh
Bình Dương là nghiên cứu các khía cạnh môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh,
mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT với chủ đầu tư KCN và
các doanh nghiệp nằm KCN từ đó đề xuất ra một mô hình quản lý thích hợp nhằm
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho các KCN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu sẽ
được sử dụng như sau:
4.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu:
- Thu thập các tài liệu về tình hình hoạt động và quy hoạch phát triển các
KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020;
- Thu thập các số liệu về hiện trạng các thành phần môi trường của các KCN
và các doanh nghiệp trong KCN;
- Thu thập các tài liệu, báo cáo về hoạt động quản lý môi trường tại các
KCN.
4.2.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:
Thống kê các số liệu điều tra, khảo sát và thu thập được làm cơ sở để xây
dựng hệ số phát thải chất ô nhiễm cho các KCN trên địa bàn tỉnh. Từ số liệu khảo
sát và thu thập, đề tài sử dụng phần mềm Excel để thống kê các nguồn phát thải,
lượng chất thải phát sinh của từng KCN và các doanh nghiệp trong KCN. Dựa vào
quy trình xử lý số liệu thống kê cổ điển và trên cơ sở nguồn dữ liệu để xác định hệ
số phát thải chất thải trung bình theo diện tích của các KCN tỉnh Bình Dương.
 Xác định hệ số phát thải của chất thải
Hệ số phát thải được xây dựng bằng quá trình thống kê khối lượng chất thải
(kg hay tấn) từ nhiều nguồn thải tương tự đã và đang hoạt động, tính trên một đơn
5
vị sản xuất như: diện tích đất công nghiệp (m
2

hay ha), đơn vị sản phẩm đầu ra (tấn,
m, m
2
, m
3
, cái,,,), nhân công (người) hoặc doanh thu (đồng, USD,…) để sử dụng
cho các tính toán, dự báo mở rộng. Yếu tố thời gian đôi khi cũng được đưa vào như
một đơn vị thứ nguyên của hệ số ví dụ như: kg/ha/ngày, kg/người/ngày,… Nhiệm
vụ chính của hệ số phát thải trung bình là để từ đó có thể tính toán, dự báo nhanh
đối với các nguồn thải tiềm tàng đang hoặc sẽ hình thành ở một địa điểm cụ thể.
Do đã có quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020 và căn cứ vào hoạt
động đầu tư và phát triển các KCN thực tế trong thời gian qua có thể dự báo được tỉ
lệ lấp đầy của các KCN tỉnh Dương đến năm 2020 nên đề tài sử dụng hệ số phát
thải trung bình theo đơn vị diện tích của KCN (ha) để tính toán tải lượng chất thải
phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ nay đến năm 2020. Thực tế thì
hệ số phát thải theo đơn vị diện tích cũng đã và đang được sử dụng phổ biến trong
nghiên cứu hay đánh giá tác động môi trường của các KCN trong nước và trên thế
giới hiện nay.
Để xây dựng được các hệ số phát thải cho các KCN, đầu tiên cần thu thập
các số liệu sẵn có về tình hình phát thải, kết hợp bổ sung bằng cách khảo sát thực tế
để làm rõ hơn thông tin về hoạt động của các KCN, chất thải phát sinh, tình hình
quản lý chất thải tại nguồn. Nếu thông tin được cho là đáng tin cậy thì có thể rút ra
các “hệ số phát thải”. Như vậy, độ lệch chuẩn của hệ số hoàn toàn phụ thuộc vào số
lượng thông tin phát thải, cách thức thu thập và xử lý số liệu. Đây cũng chính là
mấu chốt của vấn đề vì những sai số ban đầu của hệ số có ảnh hưởng lớn đến các
tính toán, dự báo về sau. Như vậy, để hạn chế sai số các hệ số phát thải luôn cần
được hiệu chỉnh theo thời gian.
 Xử lý sai số thống kê cổ điển cải tiến
Đề tài lựa chọn phương pháp xử lý sai số thống kê cổ điển cải tiến bằng việc
áp dụng phép biến đổi và chuẩn hoá nguồn dữ liệu cơ sở bằng hàm logx đã cho

phép nâng cao độ phủ dữ liệu, cải thiện sai số toàn phương và điều chỉnh, chuẩn hoá
các hệ số phát thải trung bình nhận được với độ tin cậy và chính xác cao, nhất là đối
với các nguồn số liệu cơ sở gây ra nhiều sai số.
6
Các nguồn dữ liệu cơ sở về hệ số phát thải trung bình tại các KCN hoặc tại
các doanh nghiệp trong KCN có thể được chuẩn hoá theo phép biến đổi nguồn dữ
liệu bằng hàm toán tử logx, trong đó việc chuẩn hoá các nguồn dữ liệu cơ sở bao
gồm quy trình như sau:
- Phân loại các nguồn dữ liệu theo cơ cấu số liệu thống kê.
- Xác định các nguồn dữ liệu thống kê gây ra sai số.
- Chuẩn hoá nguồn số liệu theo hàm logarit 10: log(y
i
); i=1,2,3,4,5,6,…

- Tính giá trị trung bình (logy)
tb
của log(y
i
), rồi lấy độ lệch chuẩn: Δ
i
=
log(y
i
) – (logy)
tb
.
- Tính độ lệch chuẩn sai số tương đối theo độ lệch chuẩn đường phân phối
dữ liệu trung bình:
- Chuẩn hoá lại nguồn số liệu theo
phương pháp:

Nếu δ
i
= 2,5 - 97,5%, thì giữ nguyên giá trị hệ số phát thải.
Nếu δ
i
< 2,5% thì tiến hành + (cộng) 0,025 log(y
i
) vào giá trị hàm log(y
i
),
rồi chuẩn hoá lại dữ liệu theo công thức: m
i
= 10
logy
i
(1+0,025)
.
Nếu δ
i
> 97,5% thì tiến hành - (trừ) 0,025log(y
i
) vào giá trị hàm log(y
i
), rồi
chuẩn hoá lại dữ liệu theo công thức: m
i
= 10
logy
i
(1-0,025)

.
Mục tiêu của phép chuẩn hoá các nguồn dữ liệu cơ sở nghiên cứu là nhằm :
loại trừ tất cả các loại sai số hệ thống và ngẫu nhiên, bảo đảm sử dụng tất cả nguồn
dữ liệu cơ sở một cách thông minh, minh bạch, chính xác và công bằng; bảo đảm
chất lượng nguồn dữ liệu sử dụng cho các phép tính toán hệ số phát thải tiếp theo,
đáp ứng tiêu chuẩn của phương pháp thống kê cổ điển cải tiến; nguồn dữ liệu sau
chuẩn hoá đáp ứng cao nhất quy luật thống kê và thực tiễn phát thải tại mỗi nhà
máy và ngành sản xuất nghiên cứu.
7
Δ
i
δ
i = *
100%
(logy)
tb
(1)
Như vậy, đề tài sẽ tính toán được hệ số phát thải chất thải trung bình các
KCN từ dữ liệu đã được chuẩn hoá (độ bao phủ dữ liệu là 100%), độ tin cậy đáp
ứng 95%, độ biến động của dữ liệu < 45%.
4.2.3. Phương pháp phân tính, đánh giá:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường và thực trạng công tác quản lý
môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Phân tích và xác định những nội dung và nhiệm vụ cơ bản, cần thiết của
công tác quản lý môi trường các KCN tỉnh Bình Dương.
4.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh:
Dựa trên hệ số phát thải trung bình của các KCN và tốc độ phát triển của các
KCN, dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ các KCN tỉnh Bình Dương đến năm
2020.
4.2.5. Phương pháp so sánh:

- So sánh các mô hình quản lý các KCN trong và ngoài nước;
- So sánh các kết quả phân tích chất lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn
của các KCN, các doanh nghiệp trong KCN với các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường.
4 2.6. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:
Theo sát sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia môi trường trong quá trình thực hiện luận văn.
5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
5.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu đã tổng hợp được kiến thức về quản lý môi trường KCN,
phân tích và đánh giá được đầy đủ các khía cạnh môi trường của các KCN trên địa
bàn tỉnh Bình Dương từ việc đánh hiện trạng môi trường các KCN, thực trạng công
tác quản lý môi trường tại các KCN hiện nay, xây dựng hệ số phát thải cho các
KCN, dự báo tải lượng chất thải phát sinh từ hoạt động các KCN đến năm 2020, từ
đó đề xuất được mô hình quản lý môi trường đối với các KCN phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương, hướng tới sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.
8
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đã đánh giá được đầy đủ hiện trạng các thành phần môi trường, thực
trạng công tác quản lý môi trường, những tồn tại hạn chế trong quản lý môi trường
các KCN tỉnh Bình Dương và đề xuất được mô hình quản lý môi trường KCN thích
hợp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế. Do vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài
có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, các cơ
quan quản lý nhà nước về BVMT trong việc quản lý môi trường các KCN trên địa
bàn tỉnh.
5.3. Tính mới:
Trong thời gian qua, có rất nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về môi trường các
KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, các đề tài, dự án đó chủ yếu tập
trung nghiên cứu về tác động đến môi trường do hoạt động và phát triển các KCN
trên địa bàn tỉnh và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực, một số

đề tài có nghiên cứu đến việc áp dụng mô hình KCN thân thiện với môi trường vào
các KCN tỉnh Bình Dương, tuy nhiên đó mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ. Vấn đề quản
lý môi trường các KCN chưa được chú trọng nghiên cứu. Đề tài luận văn này đã
nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh môi trường của các KCN, trong đó tập trung vào
quản lý môi trường các KCN và đề xuất mô hình quản lý môi trường các KCN thích
hợp. Có thể nói đây là một nghiên cứu mới so với các nghiên cứu trước đây nhằm
giải quyết những khó khăn, vướng mắc và bất cập trong quản lý môi trường các
KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
1.1. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA KCN
[8]
KCN bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhiều ngành
nghề khác nhau. Như bất kỳ ngành nghề sản xuất nào khác, các KCN cũng dẫn đến
các vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của cộng đồng với mức độ ảnh hưởng
khác nhau về hủy hoại môi trường sống, hủy diệt các sinh vật, lan truyền ô nhiễm
không khí, nước thải, chất thải rắn, chất thải độc hại, tiếng ồn, phóng xạ, các chất
hóa học độc hại, ô nhiễm đất, các sự cố công nghiệp, thẩm lậu các chất hóa học và
nhiên liệu, biến đổi khí hậu. nhận thức các tác động môi trường của KCN gắn liền
với các giai đoạn quy hoạch, xây dựng, phát triển và hoạt động của chúng. Đánh giá
sai các tác động môi trường khi chọn địa điểm xây dựng KCN và bố trí doanh
nghiệp công nghiệp có thể gây ô nhiễm môi trường ngay trong hàng rào KCN và cả
một vùng rộng lớn ngoài KCN, đặc biệt đối với việc di dân ra khỏi địa bàn KCN và
sự tập trung công nhân làm việc trong KCN có nhu cầu lớn về nhà ở và các dịch vụ
khác. Việc di dời và tập trung này nếu không lưu ý đúng mức chuẩn bị chu đáo có
thể gây ra các vấn đề sức khỏe cộng đồng, căng thẳng môi trường và các vấn đề xã
hội khác.
Các KCN khi đi vào hoạt động tập trung hàng trăm doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp, nếu tình trạng quản lý yếu kém thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí,

nước và đất, gây ùn tắc giao thông, gây tiếng ồn trên mức cho phép và là mối nguy
cơ gây ra các sự cố công nghiệp. Mức độ tập trung ngành nghề công nghiệp càng
lớn thì càng làm tăng mức độ tích lũy tác động đến không khí, nước và đất gây ra sự
lan truyền ô nhiễm. Nếu một số ngành nghề công nghiệp gần nhau có chất thải hóa
học, các chất thải này có thể phản ứng hoặc lẫn với nhau, gây tác động tích lũy hoặc
tổng hợp đối với môi trường khu vực và cộng đồng xung quanh. Tuy nhiên với điều
kiện bố trí nhiều doanh nghiệp công nghiệp trong cùng một KCN như vậy sẽ rất
thuận lợi để hoạch định và thực thi một dự án xử lý tác động môi trường chung, tiết
10
kiệm đầu tư hơn nhiều so với đầu tư xử lý môi trường riêng lẻ, phân tán và thuận lợi
hơn trong công tác quản lý môi trường.
Vì vậy, quản lý môi trường KCN là một nội dung rất quan trọng trong công
tác quản lý môi trường và phát triển bền vững của mỗi địa phương, mỗi quốc gia và
trên toàn thế giới.
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
[8]
Quản lý môi trường KCN được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ chu trình
dự án KCN từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, quy hoạch chi tiết, xây dựng cơ sở hạ tầng,
vận hành và quản lý KCN. Nội dung quản lý môi trường của mỗi giai đoạn dự án cụ
thể như sau:
1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng KCN:
- Lựa chọn địa điểm: Vị trí KCN cần được lựa chọn phải đảm bảo được lợi
ích của cộng đồng, lợi ích về tài nguyên của khu vực, ảnh hưởng tối thiểu môi
trường và rủi ro sức khỏe cộng đồng (tránh được khu vực nhạy cảm về môi trường,
đảm bảo khoảng cách tối thiểu và phù hợp về mặt môi trường đối với các khu dân
cư);
- Xác định quy mô và tính chất: Quy mô và tính chất KCN được xem xét và
xác định phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của từng khu vực;
- Lựa chọn và bố trí các loại hình công nghiệp đầu tư: Các ngành đầu tư vào
KCN được xem xét lựa chọn phù hợp về mặt môi trường, bố trí các ngành công

nghiệp mà chất thải của ngành này là nguyên liệu của ngành kia, không nên bố trí
ngành sản xuất các sản phẩm có độ vệ sinh cao như ngành công nghiệp thực phẩm,
dược phẩm lẫn với các ngành công nghiệp có những chất nguy hại…;
- Quy hoạch tổng thể từng khu vực chức năng của KCN: Phân khu KCN
theo từng ngành công nghiệp để quá trình hoạt động của các ngành công nghiệp
không bị ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau; bố trí các khu kỹ thuật đầu mối,
văn phòng; khu xử lý nước thải; khu cây xanh…đảm bảo đúng quy định và phù hợp
môi trường;
11
- Thực hiện lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư
xây dựng KCN.
1.2.2. Giai đoạn quy hoạch chi tiết và xây dựng cơ sở hạ tầng KCN:
Đây là giai đoạn đòi hỏi nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, cũng như
các nhà quản lý phải xem xét, tính toán, quy hoạch, thiết kế chi tiết và huy động
nguồn vốn để xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Những nội dung và công việc chính liên
quan đến công tác quản lý và BVMT trong giai đoạn này là:
- Quy hoạch và xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cung
cấp nước sạch, cung cấp điện, hệ thống thông tin, hệ thống dịch vụ y tế và ứng cứu
sự cố khẩn cấp trong KCN;
- Quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước mưa;
- Quy hoạch mặt bằng, xác định quy mô và xây dựng hệ thống thu gom và
xử lý nước thải tập trung;
- Quy hoạch và xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý chất
thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại;
- Quy hoạch hệ thống cây xanh (đảm bảo ít nhất 15% tổng diện tích đất
KCN), quy định diện tích cây xanh cần thiết đối với mỗi nhà máy, tiến hành trồng
cây xanh ngay sau khi có quy hoạch;
- Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường chung cho KCN;
- Thu gom và xử lý các chất thải phát sinh từ quá trình thi công xây dựng;
- Quan trắc các nguồn thải phát sinh trong quá trình xây dựng và chất lượng

môi trường không khí, nước, đất trong và xung quanh KCN.
1.2.3. Vận hành và quản lý KCN:
- Tất cả các dự án đầu tư vào KCN phải được xem xét và đánh giá về môi
trường, đảm bảo có quy mô và ngành nghề phù hợp với quy mô, ngành nghề của
KCN, phải được bố trí đúng phân khu chức năng của KCN đã được phê duyệt;
- Chủ các dự án đầu tư vào KCN phải lập các hồ sơ môi trường (báo cáo
ĐTM hay bản cam kết BVMT) trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét. Chủ
12
dự án chỉ được triển khai thực hiện dự án sau khi đã được phê duyệt hồ sơ môi
trường của cấp có thẩm quyền;
- Chủ dự án triển khai xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, các biện pháp
khống chế ô nhiễm và BVMT theo như hồ sơ môi trường đã được phê duyệt;
- Chất thải của từng doanh nghiệp trong KCN phải được xử lý triệt để và
đảm bảo đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường;
- Nước thải của các doanh nghiệp phải được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn thải
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN và đấu nối vào hệ thống để tiếp tục
xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường;
- Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nguy hại của mỗi doanh nghiệp trong
KCN được thu gom và xử lý đúng theo quy định;
- Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN phải thu gom toàn bộ
nước nước thải của các doanh nghiệp trong KCN về hệ thống xử lý nước thải tập
trung và xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường; xây dựng và
ban hành quy định về BVMT trong KCN, đồng thời kiểm tra, giám sát các doanh
nghiệp trong KCN thực hiện quy định này;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT thực hiện thanh, kiểm tra và xử
lý vi phạm môi trường đối với Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN,
các doanh nghiệp trong KCN;
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
[14]

:
Các hệ thống và kỹ thuật BVMT phục vụ phát triển bền vững đã được ứng
dụng rất hữu hiệu trong việc thiết kế và quản lý KCN tại các nước phát triển trong
vòng hơn một nửa thế kỷ vừa qua. Hiện nay, quản lý môi trường các KCN trên thế
giới phần lớn thực hiện theo Tiêu chuẩn ISO 14000. Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu
chuẩn về hệ thống quản lý môi trường để khuyến khích các tổ chức sản xuất (các
doanh nghiệp, các khu công nghiệp) không ngừng cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm
môi trường bằng hệ thống quản lý môi trường của mình, như luôn luôn tiến hành
đánh giá và cải tiến sự thực hiện BVMT của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi mỗi một tổ
13
chức sản xuất phải tự thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện có
hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất để liên tục cải thiện môi trường và thu hút toàn
bộ người trực tiếp sản xuất cũng như người quản lý tham gia vào hệ thống quản lý
môi trường với sự giác ngộ, nhận thức và trách nhiệm cao đối với việc thực hiện
BVMT.
Bên cạnh Tiêu chuẩn ISO 14000, trong những năm gần đây các nước phát
triển hướng đến việc xây dựng KCN trở thành KCN sinh thái và một số nghiên cứu
về lĩnh vực này như sau: Nghiên cứu Coté (2001) về xây dựng KCN sinh thái
Burnside, Nova Scotia, Canada; Cohen-Rosenthal và công sự (2003) về xây dựng
KCN sinh thái Fairfield, Baltimor, Maryland, USD; Lowe (2003) về xây dựng KCN
sinh thái East Bay, San Fancisco Bay, California; Ứng dụng thuyết sinh thái công
nghiệp vào quá trình phát triển KCN; hình thành trung tâm hiệu quả sinh thái; trao
đổi chất thải giữa hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất; thành lập những cơ sở sản xuất mới
có khả năng tái sử dụng, cho thuê, sửa chữa, tái sinh và tái chế chất thải.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
Sự hình thành và phát triển mạnh các KCN đã làm cho vấn đề BVMT các
KCN trở thành mối quan tâm hàng đầu trong công tác BVMT của nước ta hiện nay.
Trong thời gian qua, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về BVMT tại các KCN được
triển khai thực hiện, chỉ tính riêng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có hàng
chục đề tài, dự án với chủ đề tập trung xung quanh vấn đề này. Các công trình

nghiên cứu này nhìn chung đã đóng góp đáng kể cho việc đưa ra một bức tranh hiện
trạng môi trường các KCN và cũng đã phần nào đề xuất được một số các giải pháp
mang tính định hướng cho công tác BVMT các KCN. Một số nghiên cứu tiêu biểu
có thể kể đến bao gồm:
- Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường (1996). Điều tra hiện trạng
và xây dựng biện pháp bảo vệ môi trường các KCN tại huyện Thuận An. Đề tài
khoa học công nghệ tỉnh Sông Bé. Đề tài đã phân tích và đánh giá hiện trạng môi
trường của 6 KCN đang hoạt động tại huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé, dự báo tác
14
động môi trường của các KCN này đến năm 2010, đề ra các giải pháp quản lý và
giải pháp kỹ thuật để BVMT cho các KCN.
- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Bình Dương/Liên hiệp Công
ty ESSA/SNC - LAVALIN (2000). Những vấn đề quan tâm trong quy hoạch và
quản lý môi trường KCN. Dự án trình diễn Bình Dương thuộc Dự án môi trường
Việt Nam – Canada. Trên cơ sở các quy định về BVMT các KCN và áp dụng vào
KCN Sóng Thần, Dự án đã đề xuất các tiêu chí và những vấn đề cần quan tâm
trong việc quy hoạch và quản lý các KCN tỉnh Bình Dương;
- Trần Thị Mỹ Diệu (2004). Xây dựng mô hình KCN sinh thái, nghiên cứu
điển hình tại khu chế xuất Linh Trung. Đề tài đã nghiên cứu khả năng áp dụng mô
hình KCN sinh thái đối với KCN Linh Trung, Tp Hồ Chí Minh, từ đó đánh giá khả
năng áp dụng mô hình KCN sinh thái tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp để thực
hiện;
- Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường CENTEMA (2005). Áp dụng
các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình khu công nghiệp
thân thiện môi trường. Dự án sự nghiệp kinh tế của Cục Bảo vệ môi trường; Trên
cơ sở nghiên cứu mô hình KCN sinh thái trên thế giới, đánh giá tình hình hoạt động
và quản lý môi trường của một số KCN trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
dự án đã đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng, chuyển đổi các KCN sang mô hình
KCN thân thiện với môi trường;
- GS.TS Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Mỹ,

Phan Thị Thu Nga (2006). Hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp thích
hợp nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững các khu công nghiệp ở vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam. Báo cáo này đã đánh giá được tình hình đầu tư và phát
triển các KCN ở Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, những vấn đề
môi trường bức xúc trong quá trình phát triển các KCN trong vùng, thực trạng quản
lý môi trường tại các KCN và những giải pháp thích hợp nhằm BVMT, phát triển
bền vững các KCN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
15
- Phan Thu Nga (2006). Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường
thống nhất trong KCN. Luận án Tiến sĩ. Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã đánh giá các khía cạnh môi trường,
hệ thống quản lý môi trường các KCN tại Việt Nam và Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và đề xuất hệ thống quản lý môi trường trong KCN, cùng các giải pháp
thực hiện;
- Viện Môi trường và Tài nguyên (2010). Nghiên cứu đề xuất các mô hình
phát triển các khu dân cư tập trung, các khu và cụm công nghiệp thân thiện môi
trường tại Bình Dương đến năm 2020. Đề tài khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương.
Đề tài đã đề xuất được các tiêu chí đánh giá mức độ thân thiện với môi trường và
mô hình quản lý theo hướng thân thiện môi trường cho các khu dân cư, cụm công
nghiệp và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
1.4. CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN
Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều mô hình quản lý môi trường các KCN
được triển khai áp dụng và các mô hình này được phân thành 3 loại, đó là: Mô hình
quản lý môi trường theo hướng xử lý chất thải (KCN cổ điển), mô hình quản lý môi
trường theo hướng thân thiện môi trường (KCN sinh thái) và mô hình quản lý theo
chuỗi sản xuất (KCN chuyên ngành).
1.4.1. Khu công nghiệp cổ điển
[14]
:
Đối với mô hình KCN cổ điển cho phép tiếp nhận tất cả các loại hình công

nghiệp, trong đó nguyên tắc “xử lý cuối đường ống” được áp dụng trong hệ thống
quản lý chất thải, nước thải, khí thải và chất thải rắn. Công ty đầu tư kinh doanh hạ
tầng cơ sở KCN, cũng như các các doanh nghiệp trong KCN phải đầu tư xây dựng
các hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo toàn bộ phát sinh trong quá trình hoạt động
của KCN được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định trước khi thải ra
môi trường. Mô hình quản lý môi trường đối với KCN cổ điển được thể hiện theo
sơ đồ như sau :
16
Hình 1.1: Mô hình quản lý KCN cổ điển
1.4.2. Khu công nghiệp chuyên ngành
[14]
:
KCN chuyên ngành là KCN chỉ tiếp nhận các doanh nghiệp cùng một ngành
công nghiệp. Nhận thức được các vấn đề môi trường đặc thù của ngành công
nghiệp, các doanh nghiệp trong KCN cùng xây dựng và thỏa thuận một quy định
chung về BVMT trong KCN. Căn cứ vào quy định chung về BVMT, các doanh
nghiệp thành viên trong KCN phải xây dựng chính sách môi trường cho doanh
nghiệp mình phù hợp với quy định về BVMT đã được thỏa thuận, đồng thời áp
dựng các biện pháp kỹ thuật và quản lý để thực thi chính sách môi trường đã xây
dựng và giảm thiểu chất thải phát sinh. So với mô hình KCN cổ điển thì mô hình
KCN chuyên ngành tích cực hơn bởi vì những hoạt động có lợi cho môi trường như
sản xuất sạch hơn, quản lý môi trường theo hệ thống ISO 14000 sẽ được chú trọng
thực hiện.
Một ví dụ điển hình KCN chuyên ngành là KCN Bata Atha ở Sri Lanka.
Đây là KCN chuyên ngành về thuộc da. Nhận thức rõ đặc thù của ngành thuộc da là
một ngành gây ô nhiễm này, các doanh nghiệp trong KCN Bata Atha đã cùng nhau
soạn thảo qui định về BVMT và đến ngày 1 tháng 11 năm 2001 họ đã chính thức
thực hiện. Quy định BVMT này gồm 50 điều với 14 phần chính bao gồm: 1. Những
qui định chung; 2. các khía cạnh môi trường; 3. Nước; 4. Tiền xử lý; 5. Xả nước
thải và chất thải; 6. An Toàn; 7. Xây dựng; 8. Sở hữu đất; 9. Hệ thống quản lý

17
Trạm xử lý tập trung
Xi mạ
Trạm tập trung
chất thải tái chế
May mặc
Dệt nhuộm
Thực phẩm
chrome; 10. Chất thải rắn; 11. Điện; 12. Những hoạt động được khuyến khích; 13.
Xử phạt; 14. Quy định về bổ sung. Quy định này yêu cầu các doanh nghiệp phải
chuẩn bị một chính sách về môi trường, áp dụng các phương pháp sản xuất sạch
hơn trong phạm vi khuôn viên của mình, các biện pháp khuyến khích những hành
động có lợi cho môi trường và xử phạt các vi phạm.
1.4.3. Khu công nghiệp sinh thái
[14]
:
KCN sinh thái là một KCN có các cơ sở sản xuất cùng hoạt động như một
cộng đồng các nhà máy có quan hệ mắc xích với nhau thông qua một số trao đổi
chất trong các quá trình sản xuất và giải quyết các vấn đề môi trường để hướng đến
một mục đích cuối cùng là sản xuất hiệu quả nhất, sử dụng ít nguyên vật liệu và
năng lượng nhất, ít ô nhiễm môi trường nhất và bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất
cho công nhân. Ngoài ra, KCN sinh thái còn có tác động lan toả tích cực đến hoạt
động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu
vực xung quanh. Như vậy các doanh nghiệp trong KCN sinh thái cố gắng đạt được
những lợi ích kinh tế và hiệu quả BVMT chung thông qua việc quản lý hiệu quả
năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng. Trong KCN sinh thái, các doanh nghiệp
cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp:
- Trao đổi các sản phẩm phụ; tái sinh, tái chế, tái sử dụng các sản phẩm phụ
tại nhà máy, với các nhà máy khác theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên;
- Nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm

sạch) và xử lý chất thải tập trung;
- Các loại hinh công nghiệp phát triển trong KCN được quy hoạch theo định
hướng BVMT của KCN sinh thái;
Với mô hình hoạt động như trên nên, KCN sinh thái mang lại những lợi ích
to lớn về kinh tế, tài nguyên và môi trường như:
- Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài chính;
- Giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu, năng lượng, bảo hiểm và xử lý
đồng thời giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường;
18
- Cải thiện hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và môi trường, tạo được
ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng;
- Gia tăng thu nhập từng nhà máy nhờ giảm mức tiêu thụ nguyên liệu thô,
giảm chi phí xử lý chất thải, đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế phẩm/ phế
liệu hay vật liệu thải bỏ của nhà máy.
KCN Kalundborg tại Đan Mạch là một ví dụ điển hình nhất về sự cộng sinh
công nghiệp. Thành phần chính trong hệ sinh thái công nghiệp của KCN này là nhà
máy điện Asnaes có công suất 1500MW. Hầu hết các trạm phát điện sử dụng nhiên
liệu hóa thạch, hiệu suất cực đại để chuyển hóa quá trình năng lượng đốt than thành
điện năng chỉ đạt 40% và 60% năng lượng còn lại được thải ra môi trường dưới
dạng nhiệt (chủ yếu ở dạng hơi nước). Bằng cách sử dụng năng lượng thất thoát có
sẵn vào những mục đích khác, nhà máy đã sử dụng 90% năng lượng có từ than.
Hình 1.2: Hệ sinh thái công nghiệp - KCN Kalundorg, Đan Mạch
19
NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN
ASNAES
Nhà máy lọc dầu
STATOIL
Cấp nhiệt cho khu
dân cư 5000 hộ

Công ty làm ván
trát tường
Gyproc
Sản xuất acid
sulphuric
Nhà máy sản xuất dược phẩm
và emzyme Novo Nordisk
Nông Trại
Vật liệu xây
dựng và làm
đường
Cấp nhiệt cho
Nông trại nuôi cá
14.000 tấn hơi/năm
900 kg methane &
Ethane/giờ
170.000 tấn tro &
xỉ/năm
80.000 tấn
Thạch cao/năm
215.000 tấn
Hơi/năm
Bùn
Bùn giàu dinh dưỡng
225.000 tấn
Hơi/năm
Methane và Ethane
1.5. MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KCN TẠI VIỆT NAM
[9]
Đối với Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, các KCN mới được hình

thành và phát triển từ năm 1991, kinh nghiệm và trình độ quản lý môi trường đối
với các KCN còn hạn chế. Do vậy, mô hình quản lý môi trường đối với các KCN
đang áp dụng chủ yếu là mô hình KCN cổ điển. Trong thời gian gần đây, một số mô
hình KCN chuyên ngành và KCN sinh thái cũng bắt đầu xuất hiện như KCN Phú
Mỹ III tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyên về cơ khí, chế tạo máy; KCN Nhơn Trạch
tại tỉnh Đồng Nai chuyên về dệt, nhuộm; Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa, mô
hình KCN sinh thái đầu tiên của Việt Nam, đã được khởi công xây dựng tại xã An
Hoà, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra, một số KCN cũng đang nghiên
cứu để chuyển sang hướng KCN thân thiện môi trường như KCN Việt Nam -
Singapore II của tỉnh Bình Dương.
Theo Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, liên
quan đến quản lý môi trường các KCN gồm các cơ quan như sau : Bộ TN&MT
(quản lý môi trường đối với các KCN và các doanh nghiệp trong KCN có quy mô
lớn); UBND tỉnh/thành phố (quản lý môi trường đối với các KCN và các doanh
nghiệp trong KCN thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh); UBND huyện (quản lý
môi trường đối với các doanh nghiệp trong KCN có quy mô nhỏ); Bộ, ngành khác
(quản lý môi trường đối với các KCN và các doanh nghiệp trong KCN đặc thù).
Ngoài ra, Công ty đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN cũng có trách
nhiệm xây dựng quy định BVMT cho KCN và quản lý các doanh nghiệp thực hiện
theo quy chế này. Sơ đồ nguyên tắc và mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi
trường KCN Việt Nam như sau :
20
Hình 1.3: Sơ đồ nguyên tắc mối quan hệ của hệ thống quản lý môi trường KCN
Về quản lý môi trường KCN tại các địa phương thì tùy theo hoàn cảnh và
điều kiện thực tế của từng địa phương, UBND tỉnh có thể ủy quyền hay không ủy
quyền cho Ban quản lý các KCN thực hiện một số nhiệm vụ quản lý môi trường đối
với các KCN. Theo thống kê thì việc quản lý môi trường các KCN của 43/63 tỉnh
thành trong cả nước có KCN được chia thành 2 loại mô hình như sau:
1.4.1. Mô hình quản lý 1:
Trong mô hình này, việc quản lý môi trường các KCN được thực hiện bởi

các Sở TN&MT và UBND huyện, cụ thể: Sở TN&MT trực tiếp quản lý đối với
Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng cơ sở KCN và các doanh nghiệp trong KCN
thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh từ việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về
BVMT; thẩm định báo cáo ĐTM; kiểm tra, xác nhận các công trình xử lý chất thải
theo ĐTM, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm và
BVMT theo ĐTM, thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm về BVMT, giải quyết các
khiếu nại tố cáo về BVMT, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải đối với chất thải nguy
hại, cấp giấy phép xả thải và thu phí BVMT đối với nước thải. UBND huyện quản
lý đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ với các nội dung như: xác nhận bản cam
21
kết BVMT; kiểm tra, giám sát việc thực hiện bản cam kết BVMT của các doanh
nghiệp; thanh kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng
lập bản cam kết BVMT. Ban quản lý các KCN có trách nhiệm phối hợp với Sở
TN&MT thực hiện các nhiệm vụ trên. Mô hình này có những ưu, nhược điểm như
sau:
 Ưu điểm:
- Mô hình này phù hợp với những tỉnh mới thành lập Ban quản lý KCN và
còn ít các KCN;
- Sở TN&MT là cơ quan quản lý môi trường chung của tỉnh nắm rõ mọi vấn
đề môi trường chung có kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng;
 Nhược điểm
- Sở TN&MT thường ở xa các KCN vì vậy nhiều vụ việc vi phạm về BVMT
không được giải quyết kịp thời.
- Sở TN&MT là cơ quan quản lý môi trường của cả tỉnh, khối lượng công
việc nhiều, phải đảm nhận thêm công việc quản lý môi trường KCN mà số lượng
cán bộ hạn chế sẽ khó khăn trong việc quản lý;
- Ban quản lý các KCN là chủ thể quản lý hoạt động của KCN, việc quản lý
môi trường không được giao chủ thể chính để quản lý khó tránh khỏi quản lý không
tốt, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm và thiếu chủ động trong việc quản lý.
1.4.2 Mô hình quản lý 2:

Trong mô hình này, Ban quản lý các KCN được UBND tỉnh và UBND
huyện ủy quyền thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường như :
tuyên truyền phổ biến pháp luật về BVMT; thẩm định báo cáo ĐTM và xác nhận
bản cam kết BVMT đối với các dự án đầu tư vào KCN; kiểm tra, xác nhận các công
trình xử lý chất thải của các doanh nghiệp theo ĐTM và bản cam kết BVMT đã
được phê duyệt, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khống chế ô
nhiễm và BVMT theo ĐTM và bản cam kết BVMT, kiểm tra và giải quyết các
khiếu nại tố cáo về BVMT của các doanh nghiệp trong KCN. Sở TN&MT thực hiện
việc thanh kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường trong KCN, cấp sổ đăng ký chủ
22
nguồn thải đối với chất thải nguy hại, cấp giấy phép xả thải và thu phí BVMT đối
với nước thải công nghiệp. Mô hình này có những ưu, nhược điểm như sau :
 Ưu điểm:
Ban quản lý các KCN đã được ủy quyền và chịu trách nhiệm quản lý 2/3 các
hoạt động quản môi trường KCN. Vì vậy, Ban quản lý các KCN sẽ nắm tương đối
sát tình hình môi trường của từng KCN, giúp cơ quan này thực hiện công tác quản
lý đạt hiệu quả cao hơn và giúp giải quyêt kịp thời một số sự vụ, sự việc.
 Nhược điểm
- Bộ máy, tổ chức của Ban quản lý các KCN vẫn còn đang được kiện toàn,
nhân lực mỏng, cán bộ trẻ, thiếu cán bộ chuyên môn và kinh nghiệm, nên sẽ gặp
khó khăn trong công tác thẩm định báo cáo ĐTM và bản cam kết BVMT;
- Thiếu cơ sở vật chất phục vụ, hỗ trợ cho công tác thanh, kiểm tra, giám sát
môi trường KCN, nên sẽ khó khăn trong quản lý;
- Do chưa được ủy quyền về xử phạt trong lĩnh vực BVMT nên việc xử lý vi
phạm môi trường trong KCN gặp nhiều khó khăn và không phát huy hết hiệu lực
quản lý môi trường trong KCN;
- Một số hoạt động quản lý môi trường khác Ban quản lý KCN chưa được
ủy quyền như cấp phép chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp phép xả nước thải,
nên làm cho việc quản lý thiếu sự đồng bộ.
Đối với tỉnh Bình Dương, việc quản lý môi trường các KCN được thực hiện

theo mô hình 1. Trách nhiệm chính trong quản lý môi trường các KCN thuộc về Bộ
TN&MT, Sở TN&MT và UBND các huyện, thị, Ban quản lý các KCN chỉ là cơ
quan phối hợp thực hiện.
23
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KCN
TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, có tọa độ địa lý
10
0
51'46" - 11
0
30' vĩ độ Bắc và 106
0
20' - 106
0
58' kinh độ Đông và có ranh giới hành
chính như sau: Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và
thành phố Hồ Chí Minh; Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh; Phía Bắc giáp tỉnh
Bình Phước.
Hình 2.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương
24
Bình Dương có diện tích tự nhiên là 269.442,84 ha (chiếm 0.83% diện tích
cả nước) và được chia thành các đơn vị hành chính như sau : 01 thành phố, 02 thị
xã, 04 huyện với 91 xã, phường, thị trấn. Là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên Bình Dương có rất nhiều lợi thế
về địa lý kinh tế, cụ thể:
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều cửa ngõ ra vào thuận lợi với
các nước khu vực và thế giới, đã có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại tầm cỡ khu

vực, tiếp tục được đầu tư nâng cấp và mở rộng phát triển. Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam có công nghiệp phát triển, tập trung với các ngành công nghiệp công
nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn, đã có tác động động lực thúc đẩy công nghiệp của
Bình Dương và các tỉnh khác trong vùng, cả nước và có dư địa lớn để mở rộng và
phát triển các KCN tập trung.
- Bình Dương nằm trong khu vực hạt nhân của các tỉnh trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam. Từ vị trí địa lý như vậy, Bình Dương có lợi thế là nằm trên
trục từ thành phố Hồ Chí Minh đi Bình Phước, Tây Nguyên và đi Campuchia. Từ
Bình Dương đi đồng bằng sông Cửu Long, đi ra cửa biển Vũng Tàu cũng thuận lợi
và tiếp cận với các trung tâm vận tải thuỷ, bộ, và hàng không của Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam hiện nay và tương lai.
- Bình Dương kề cận với cực tăng trưởng thành phố Hồ Chí Minh, một trung
tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối
giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước, có lực lượng lao động có tay nghề
khá dồi dào, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ. Nên Bình
Dương có thể tạn dụng lợi thế này.
- Bình Dương nằm trong vùng có thị trường lớn cung cấp nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn. Thị trường cung cấp nguyên liệu sản phẩm
nông nghiệp ở các Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Thị
trường tiêu thụ lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
[1]
25

×