Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng từ BIDV Hà Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.38 KB, 88 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoỏ lun tt nghip GVHD:PGS. TS. Nguyn Hu Ti
hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo
phơng thức tín dụng chứng từ tại bidv hà thành
MC LC
MC LC........................................................................................................1
LI NểI U.................................................................................................1
CHNG 1: RI RO TRONG THANH TON QUC T THEO
PHNG THC TN DNG CHNG T................................................2
1.1. Tớn dng chng t l mt phng thc thanh toỏn quc t ti
NHTM...........................................................................................................2
1.1.1. Cỏc phng thc thanh toỏn quc t:..............................................2
1.1.2. Tớn dng chng t- mt phng thc thanh toỏn quc t ca
NHTM:......................................................................................................4
1.2. Cỏc loi ri ro trong thanh toỏn quc t theo phng thc tớn
dng chng t :..........................................................................................17
1.2.1. Ri ro tớn dng:.............................................................................17
1.2.2. Ri ro o c:..............................................................................19
1.2.3. Ri ro hng húa:............................................................................21
1.2.4. Ri ro quc gia:.............................................................................22
1.2.5. Ri ro phỏp lý:...............................................................................23
1.2.6. Ri ro ngoi hi:............................................................................23
1.2.7. Ri ro tỏc nghip:..........................................................................24
1.3. Nguyờn nhõn dn ti ri ro trong thanh toỏn quc t theo L/C....25
1.3.1. Do s bin ng ca nn kinh t th trng..................................25
1.3.2. Do thụng tin khụng y ............................................................25
1.3.3. Cỏc nhõn t v mụ v cỏc nhõn t bt kh khỏng:.........................25
1.3.4.Nng lc v o c kinh doanh ca cỏc nh nhp khu:............26
Nguyn Th Phng Trang Lp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài


1.3.5. Các nguyên nhân khác:.................................................................28
1.4. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C
của ngân hàng thương mại:......................................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC
TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV HÀ
THÀNH..........................................................................................................32
2.1 Hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành:........32
2.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động của BIDV Hà Thành:...............32
2.1.2. Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành:.34
2.2 Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà
Thành:........................................................................................................40
2.2.1. Trong thanh toán L/C xuất:...........................................................44
2.2.2. Trong thanh toán L/C nhập:..........................................................45
2.3 Những nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo
phương thức L/C tại BIDV Hà Thành:...................................................46
2.3.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng:.................................................46
2.3.2. Nguyên nhân từ phía BIDV Hà Thành:........................................47
2.3.3. Nguyên nhân trên giác độ vĩ mô:..................................................48
2.4. Đánh giá thực trạng quản lí rủi ro trong thanh toán quốc tế theo
L/C tại BIDV Hà Thành:..........................................................................51
2.4.1. Ban hành hệ thống các qui chế, qui trình nghiệp vụ thanh toán
quốc tế mới chặt chẽ. ..............................................................................52
2.4.2. Xác lập qui chế, thể lệ cho nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm:......53
2.4.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lí.......................................53
2.4.4. Qui định hạn mức tín dụng, hạn mức mở L/C, định mức kí quĩ đối
với từng loại hình doanh nghiệp :...........................................................54
2.4.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng
ngừa rủi ro:..............................................................................................55
Nguyễn Thị Phương Trang Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
BIDV HÀ THÀNH........................................................................................58
3.1. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT:
.....................................................................................................................58
3.1.1. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV HT:...........58
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại
BIDV HT:................................................................................................59
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại
BIDV HT:...................................................................................................61
3.2.1. Giải pháp về nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế:........................61
3.2.2. Giải pháp về nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C:...........................68
3.2.3. Giải pháp trong công tác tổ chức, đào tạo cán bộ:........................69
3.2.4. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát: thành lập bộ phận quản
lí và phòng ngừa rủi ro ...........................................................................71
3.2.5. Đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng:..................................71
3.2.6. Nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng công nghệ:......................73
3.3 Một số kiến nghị:.................................................................................73
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành liên quan:..................73
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước:......................................76
3.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng:......................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................83
Nguyễn Thị Phương Trang Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
NH : Ngân hàng.
NHNN : Ngân hàng nhà nước.

BIDV HT : Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành.
L/C : Tín dụng chứng từ.
NHPH : Ngân hàng phát hành.
NHXN : Ngân hàng xác nhận.
NHTB : Ngân hàng thông báo.
NHCĐ : Ngân hàng chỉ định.
TTQT : Thanh toán quốc tế.
Nguyễn Thị Phương Trang Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1:Quy trình tiến hành nghiệp vụ.
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu qua BIDV HT từ 2006 đến 2008.
Bảng 2.2. Kim ngạch thanh toán nhập khẩu qua BIDV HT từ
2006 đến 2008.
Bảng 2.3. Cơ cấu phương thức thanh toán TDCT qua BIDV HT
năm 2006-2008 .
Bảng 2.4. Báo cáo 6 tháng đầu năm 2008 về tình hình TTQT tại BIDV Hà
Thành.
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động TTQT 06 tháng đầu năm 2008 với cùng kì 2007
tại BIDV HT.
Bảng 2.6. Chi phí do không thu hồi được vốn đúng hay và các chi phí phát
sinh khác có liên quan tại BIDV HT.
Bảng 2.7. Tỉ lệ nợ quá hạn trong thanh toán L/C tại BIDV HT .
Bảng 2.8. Tổn thất trong thanh toán L/C tại BIDV HT.
Bảng 2.9/2.10. Thực trạng hạn chế rủi ro tại BIDV HT.
Bảng 2.11.Danh sách các khách hàng thường xuyên hoạt động tại BIDV Hà
Thành.
Nguyễn Thị Phương Trang Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, các quan hệ kinh tế diễn ra
hết sức sôi động, kéo theo đó là sự đa dạng, phức tạp của chu chuyển hàng
hóa quốc tế. Đồng thời với nó là sự vận động của các dòng tiền trong thanh
toán. Quá trình thanh toán có vai trò quan trọng đối với các hoạt động của các
doanh nghiệp và cá nhân. Hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra trên thị trường
rộng, phức tạp bởi khoảng cách giữa người mua và người bán, bởi thông lệ
của mỗi quốc gia và sự khác biệt trong đồng tiền thanh toán. Phần lớn, các
doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đều không thể độc lập thực hiện được các
hình thước thanh toán quốc tế. Do vậy, đã xuất hiện nhu cầu thanh toán đc
thực hiện qua các ngân hàng. NHTM là một thành viên thực hiện việc thanh
toán góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.
Ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ thanh
toán và dịch vụ mua bán ngoại tệ, đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu
được thông suốt, an toàn, hiệu quả.
Mặt khác, nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với các NHTM Việt Nam là
nghiệp vụ quan trọng nhất trong các nghiệp vụ ngoại bảng và có tốc độ tặng
trưởng mạnh mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngày một lớn. Thanh toán
quốc tế quyết định sự phát triển của hoạt động ngoại thương, là cầu nối cho
hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
Tuy nhiên, thanh toán quốc tế là hoạt động phức tạp, bởi các chủ thể
tham gia có sự cách biệt về biên giới cũng như chế độ chính trị, kinh tế, xã
hội. Do đó, các bên tham gia luôn quan tâm tới việc tìm ra phương thức thanh
toán quốc tế có hiệu quả nhất đồng thời thực hiện các biện phát hạn chế rủi ro
trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Nguyễn Thị Phương Trang 1 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
CHƯƠNG 1: RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
1.1. Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán quốc tế tại
NHTM.
1.1.1. Các phương thức thanh toán quốc tế:
1.1.1.1. Khái quát về NHTM:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, NHTM luôn được là một trung
gian tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính và chiếm vị trí quan trọng
nhất về qui mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Hoạt động chủ yếu của
NHTM là chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Thông qua NHTM, vốn nhàn rỗi từ
người không có khả năng đầu tư tới tay người có nhu cầu, có khả năng đầu tư
nhưng thiếu hay không có vốn. Với chức năng là một kênh dẫn vốn gián tiếp
từ người tiết kiệm tới người đầu tư, NHTM đã khắc phục được những trở ngại
về thiếu hụt thông tin, giảm chi phí giao dịch và đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển
vốn. NHTM trở thành một trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết
các quốc gia.
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Trên
phương diện cung cấp các loại hình dịch vụ thì Ngân hàng là một tổ chức tài
chính cung cấp một danh mục cái dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là
tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính
nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Theo Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thì: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền
này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán.
Đặc biệt trong dịch vụ thanh toán quốc tế, Với vai trò trung gian thanh
toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ
Nguyễn Thị Phương Trang 2 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn

khách hàng những biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm hạn
chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán
với nước ngoài. Mặt khác, trong qua trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách
hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân
hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động
và tích cực. Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình
dịch vụ kĩ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt
động thương mại quốc tế. Nếu không có hệ thống ngân hàng thương mại hiện
đại như ngày nay thì hoạt động thương mại quốc tế không những không phát
triển mà còn rất khó tồn tại theo đúng nghĩa của nó. Như vậy ngày nay hoạt
động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia hỗ trợ về kĩ thuật nghiệp
vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn
các phương thức thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khâủ, đảm bảo an toàn
và quyền lợi cho cả 2 bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát
triển và mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giớ
1.1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế
Khái niệm: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và
quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi
kinh tế giữa các tổ chức ,cá nhân nước này với tổ chức,cá nhân nước khác,hay
giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế ,thông qua quan hệ giữa ngân hàng của
các nước liên quan.
Các phương thức thanh toán hiện nay bao gồm :
1- Phương thức ứng trước (Advanced payment ): là phương thức thanh
toán trong đó khách hàng (Người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình
chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa
điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền.
Nguyễn Thị Phương Trang 3 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
2- Phương thức ghi sổ ( Open account): là phương thức mà nhà xuất

khẩu mở một tài khoản để ghi nợ nhà nhập khẩu sau khi nhà xuất khẩu đã
hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kì nhà nhập khẩu trả tiền
cho nhà xuất khẩu.
3- Phương thức chuyển tiền ( Remittance): là phương thức trong đó
khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số
tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất
định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
4- Phương thức nhờ thu ( Collection of payment ): là phương thức thanh
toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một
dịch vụ cho khác hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người
mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.
5- Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary credit).
1.1.2. Tín dụng chứng từ- một phương thức thanh toán quốc tế của
NHTM:
Là phương thức thanh toán thông dụng nhất hiện nay, khối lương thanh
toán ngày càng lớn. Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không
chỉ là người trung gian thu hộ- chi hộ mà còn là người đại diên bên nhập khẩu
thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu đảm bản cho bên xuất khẩu nhận được
khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ cung ứng, đồng thoài đảm bảo cho
nhà nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng hóa tương ứng số tiền
mình phải thanh toán.
1.1.2.1. Nội dung cơ bản của tín dụng chứng từ (L/C):
Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong
đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng
(Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người
khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do
Nguyễn Thị Phương Trang 4 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân

hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng là người nhập khẩu hoặc là người nhập
khẩu uỷ thác cho một người khác.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu,
nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào
khác mà người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng
phát hành ở nước người hưởng lợi.
Sơ đồ 1:Quy trình tiến hành nghiệp vụ
8
5
2
1 6 7
8 5 3
1 6 7
4
(1). Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ
(2). Phát hành LC qua Ngân hàng đại lý cho người xuất khẩu, hưởng lợi
Nguyễn Thị Phương Trang 5 Lớp: TCDN 47A
Ngân hàng thông báo
(Advising bank)
Chi nhánh NHPH
(Applicant bank)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
Người yêu cầu
(Applicant)
Ngân hàng phát

hành (Issuing bank)
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
(3). Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo LC và chuyển bản gốc LC
cho người hưởng lợi
(4). Giao hàng
(5). Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành LC
(6). Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người
yêu cầu
(7). Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán
(8). Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng
từ.
Những nội dung chủ yếu của một thư tín dụng thương mại:
- Số hiệu chứng từ: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín, hoặc để ghi
vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.
- Địa điểm phát hành L/C: Là nơi NH mở L/C cam kết thanh toán tiền
cho nhà XK. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì liên quan đến việc tham
chiếu luật áp dụng giải quyết những tranh chấp về L/C.
- Ngày phát hành L/C là ngày:
 NHPH chính thức thừa nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu.
 Ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với nhà XK.
 Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C
 Là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng hạn
như quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không.
Thông thường L/C được nhà nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một
thời gian nhất định, để nhà xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng
hóa gửi đi.
Nguyễn Thị Phương Trang 6 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
- Tên,địa chỉ của người liên quan đến L/C:
 Các thương nhân: Người yêu cầu mở L/C, người thụ hưởng ( hoặc
người thụ hưởng thứ nhất và người thụ hưởng thứ hai nếu là L/C chuyển
nhượng).
 Các ngân hàng: NHPH, NHXN, NHTB,…
 Các cơ quan, tổ chức: là người cung cấp các chứng từ lien quan như:
Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp, cơ quan hải quan, tổ chức
kiểm định hàng hóa, công ty bảo hiểm…
- Số tiền của L/C:
 số tiền của L/C vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải
thống nhất với nhau.
 Nếu số tiền bằng số khác với số tiền bằng chữ thì người thụ hưởng phải
làm thủ tục sửa đổi L/C.
 Gắn liền với số tiền là đơn vị tiền tệ rõ ràng ( nên tham chiếu tiêu chuẩn
ISO về ký hiệu tiền tệ).
- Thời hạn hiệu lực của L/C:
 Là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà XK nếu nhà XK xuất
trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với nhũng điều quy định trong
L/C.
 Thời hạn L/C được tính từ ngày mở L/C (Date of Issue) đến ngày hết
hiệu lực của L/C (Expiry Date).
 Việc xác định thời hạn hiệu lực của L/C phải đảm bảo các nguyên tắc
sau :
Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được
trùng với ngày hết hạn của L/C.
Nguyễn Thị Phương Trang 7 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý và không

được trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý này được tính tối đa thiểu
bằng tổng số ngày cần thiết để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở NHTB,
số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập.
Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian
hợp lý. Thời gian này bao gồm số ngày chuyển chứng từ từ nơi giao hàng đến
cơ quan của nhà XK, số ngày lập bộ chứng từ, số ngày lưu giữ chứng từ tại
NHTB, số ngày vận chuyển chứng từ đến NHPH (hay NH trả tiền).
- Thời hạn trả tiền của L/C:
 Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả chậm, điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào ngày quy định trong hợp đồng ngoại thương.
 Nếu trả tiền ngay (L/C at sight) thì điều khoản về ký phát hối phiếu
của L/C sẽ là “ available against presentation of your draft at sight on…” thời
hạn trả tiền ngay phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C.
 Nếu trả tiền có kỳ hạn, tức L/C trả chậm (Usance / Deferred L/C) thì
thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng điều quan
trọng là những hối có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn
hiệu lực của L/C.
- Ngày giao hàng: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương mà ngày giao
hàng cũng được quy định trong L/C. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ
với thời hạn hiệu lực của L/C.
Có nhiều cách quy định thời hạn giao hàng, như:
 Ngày giao hàng chậm nhất.
 Không được giao hàng trước một ngày nhất định.
 Trong một khoảng thời gian nhất định…
Nguyễn Thị Phương Trang 8 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
- Những nội dung liên quan tới hàng hóa: Như tên hàng, số lượng, trong
lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu.v.v. cũng được ghi vào
L/C

- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa
- Những chứng từ nhà xuất khẩu phải xuất trình: đây là nội dung then
chố trong L/C vì là bằng chứng của nhà xuất khẩu chứng minh nghĩa vụ mình
đã hoàn thành và làm đúng theo những điều qui định trong L/C.
 Bản gốc thư tín dụng
 Hóa đơn thương mại
 Giấy tờ bảo hiểm
 Vận đơn
 Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ
 Bản kê khai hàng hóa
 Một số giấy tờ khác theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Đặc điểm của phương thức tín dụng thương mại:
- Thư tín dụng thương mại là một công cụ quan trọng của phương thức
tín dụng chứng từ.
Thư tín dụng L/C là một chứng thư (điện hay ấn chỉ), trong đó ngân hàng
mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được một bộ
chứng từ phù hợp với nội dung L/C.
- L/C là hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là NHPH và người thụ
hưởng. Mọi yêu cầu và chỉ thị của người xin mở L/C là do NHPH đại diện.
- NH và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa
trên hàng hóa, dịch vụ. Về bản chất, L/C là một giao dịch hoàn toàn độc lập
với hợp đồng mua bán. Khi chứng từ xuất trình là phù hợp thì NHPH phải
Nguyễn Thị Phương Trang 9 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù thực tế hàng hóa có thể
không được giao hoặc được giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng
từ.
- Chứng từ được coi như không phù hợp với L/C nếu chứng từ mâu
thuẫn với các điều khoản qui định của L/C hay các chứng từ mâu thuẫn với

nhau.
- Sau khi nhận được chứng từ NHPH có một khoảng thời gian hợp lí
không quá 5 ngày làm việc để kiểm tra và xác định tính phù hợp của chứng
từ, nếu quá thời gian, NHPH không có quyền thông báo sai sót.
- NH không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không qui định trong
L/C.
- Nếu NH từ chối chứng từ thì phải thông báo trước lúc đóng cửa của
ngày làm việc thứ 7.
- NH không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính
tả phát sinh trong quá trình chuyển giao chứng từ.
Ưu điểm của L/C :
* Đối với người xuất khẩu
- Hoàn toàn được đảm bảo thanh toán khi bộ chứng từ xuất trình hoàn
hảo
- Tránh được rủi ro không thanh toán do sự quản chế ngoại hối của nước
người nhập khẩu, vì khi mở thư tín dụng, người nhập khẩu buộc phải có giấy
phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối ở nước mình. Như vậy,
người xuất khẩu sẽ được đảm bảo có nguồn thu nhập hợp pháp và rõ ràng
* Đối với người nhập khẩu
- Chất lượng của hàng hoá được đảm bảo hơn vì bị ràng buộc bởi điều
kiện bộ chứng từ do người xuất khẩu lập phải phù hợp với thư tín dụng. Để có
Nguyễn Thị Phương Trang 10 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
được bộ chứng từ hoàn hảo như vậy thì phải dựa trên cơ sở chất lượng hàng
hoá thực tế phải tốt, phải đúng như hai bên đã thoả thuận.
- Nhờ có sự tham gia của các ngân hàng mà người nhập khẩu có thể
giảm bớt được rủi ro khi tham gia quan hệ với đối tác nước ngoài
* Đối với ngân hàng
Tham gia phương thức tín dụng chứng từ, các ngân hàng có điều kiện tạo

lập và củng cố mối quan hệ của mình với các ngân hàng nước ngoài, từ đó có
sơ hội phát triển, mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình trên toàn thế giới.
Điều này sẽ giúp ngân hàng đa dang hóa các loại sản phẩm, nâng cao chất
lượng dịch vụ ngân hàng thông qua học hỏi, trao đổi kinh nghiệm hoạt động
với các nước, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Nói một cách khái
quát, qua phương thức này, ngân hàng còn thu được một lợi ích vô hình to
lớn, đó là: uy tín và địa vị của ngân hàng trên thị trường tài chính tín dụng
quốc tế.
Nhược điểm của L/C:
* Đối với nhà nhập khẩu:
- Việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng
từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa, NH chỉ kiểm tra
tính chân thật “bề ngoài ” của chứng từ mà không chịu trách nhiệm về tính
chất “bên trong” của chứng từ cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa,
như vậy sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ
được đảm bảo đúng như đơn đặt hàng, trong khi nhà nhập khẩu vẫn phải
hoàn trả đầy đủ số tiền đã thanh toán cho NHPH.
- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và
nhà nhập khẩu phải tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời
gian giao dịch, tăng chi phí.
Nguyễn Thị Phương Trang 11 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
- NHXN hay một NHCĐ mà do người nhập khẩu chỉ định mắc sai lầm
trong thanh toán bộ chứng từ sai sót và đã ghi nợ NHPH thì NHPH có quyền
truy đòi số tiền đã bị ghi nợ, trong một số trường hơp, NH mắc sai lầm do
NHPH chỉ định thì nhà nhập khẩu vẫn phải chấp nhận điều khoản hoàn trả
cho NHPH.
- Nhà NK chưa nhận được bộ chứng từ trong khi hàng đã cập cảng nên
chưa thể nhận hàng, nếu nhà nhập khẩu cần hàng gấp thì phải trả một khoản

phí cho NH để được bảo lãnh nhận hàng. Nếu để hàng quá lâu thì có thể gây
hư hại cho hàng hóa hoặc nếu nhận hàng chậm thì có thể phải bồi thường cho
việc giữ tàu quá hạn.
- Nếu không quy định “bộ vận đơn đầy đủ ” thì một người khác có thể
lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi
người trả tiền lại là nhà nhập khẩu .
* Đối với nhà xuất khẩu :
- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và
nhà nhập khẩu phải tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C.
- Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì
mọi khoản thanh toán/chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải
tự xử lý hàng hóa (dỡ hàng, lưu kho, tìm người mua mới,…) hoặc chịu các
chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm cho hàng hóa… trong
khi chờ đợi động thái từ phía nhà nhập khẩu .
- Trường hợp L/C không có xác nhận, nếu NHPH mất khả năng thanh
toán thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì nhà xuất khẩu cũng không
được thanh toán, hoặc NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi
hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền.
- Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH (không gửi
qua NHTB) thì đó có thể là một L/C giả.
Nguyễn Thị Phương Trang 12 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
* Đối với NHPH:
- NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định
của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả
hoặc không cá khả năng hoàn trả.
- NHPH cần xem xét xem liệu NH có thu lại được một phần hay toàn bộ
số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng nếu nhà nhập khẩu bị phá sản.
- L/C không có xác nhận thi NHCĐ có thể yêu cầu NHPH chấp nhận

thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ, nên NHPH
sẽ gặp rủi ro nếu bộ chứng từ có sai sót mà vẫn thanh toán khi chưa có sự nhất
trí của nhà nhập khẩu .
- NHPH chấp nhận thanh toán hối phiếu mà không có sự kiểm tra một
cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không
chấp nhận thanh toán thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu.
- Nếu L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm thì trong hợp đồng mua bán phải
quy định điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, CIP,…thì mọi rủi ro được bảo
hiểm, nếu L/C không yêu cầu chứng từ bảo hiểm thì NH phải chắc chắn rằng
người mở L/C đã mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- L/C phải yêu cầu xuất trình Giấy kiểm định của bên thứ ba. Khi L/C
quy định như vậy và giấy kiểm định được xuất trình phù hợp, hàm ý hàng hóa
đạt được tiêu chuẩn yêu cầu, nếu giấy kiểm định không được xuất trình, thì
NHPH được miễn trách và được từ chối trả tiền bởi vì chứng từ có sai sót.
- Nếu L/C quy định vận đơn hàng không, thì NHPH phải quyết định xem
có muốn ghi tên mình là người nhận hàng hay không, nếu NH muốn kiểm
soát hàng hóa thì L/C phải quy định người nhận hàng là NH phát hành.
- NH xem xét chứng từ chứ không phải xem xét hàng hóa, nhưng vì hàng
hóa có giá trị như là vật bảo đảm và mức độ rủi ro tùy thuộc vào ai là người
kiểm soát hàng hóa, việc sở hữu hàng hóa được chuyển nhượng bằng cách
Nguyễn Thị Phương Trang 13 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
chuyển giao chứng từ sở hữu hàng hóa. Nếu hàng hóa được chuyên chở bằng
đường biển và NHPH muốn duy trì việc kiểm soát hàng hóa thi NHPH phải
yêu cầu trọn bộ chứng từ vận đơn sạch, đã bốc hàng kên tàu, ký phát theo
lệnh, và ký hậu để trống.
* Đối với NH thông báo/chỉ định/xác nhận:
- Đối với NHTB: NHTB chịu trách nhiệm phải có sự “quan tâm hợp lý ”
để đảm bảo rằng L/C là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa

mã, mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà XK, do đó, nếu kiểm tra không
chính xác và đưa ra những quyết định sai lầm thì NHTB phải chịu trách
nhiệm về sai phạm của mình.
- Đối với NHCĐ: Trừ khi là NHXN, NHCĐ không có một trách nhiệm
nào phải thanh toán cho người XK trước khi nhận được tiền từ NHPH, tuy
nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, các NHCĐ thường ứng
trước cho nhà XK với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà
XK, do đó NH này phải chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH hoặc nhà XK.
- Đối với NHXN:
+ Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo thi NHXN phải trả tiền cho người XK bất
luận là có truy hoàn được tiền từ NHPH hay không, như vậy NHXN chịu rủi
ro tín dụng đối với NHPH cũng như rủi ro cơ chế của nước NHPH.
+ Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà
không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi,
NHPH không chấp nhận thì không thể đòi tiền NHPH.
1.1.2.2. Các loại L/C:
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ (Irrevocable LC): là loại thư tín dụng
sau khi đã được phát hành thì ngân hàng phát hành LC không được sửa đổi,
bổ sùn hay huỷ bỏ toàn bộ hay từng phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của
nó. LC không thể huỷ bỏ là một sự cam kết trả tiền chắc chắn của Ngân hàng
Nguyễn Thị Phương Trang 14 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
phát hành đối với người hưởng lợi LC. Vì vậy, LC này được áp dụng rất phổ
biến trong thanh toán quốc tế.
- LC có thể huỷ bỏ (Revocable LC): là loại LC mà sau khi được phát
hành thì Ngân hàng phát hành có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà
không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi LC. LC loại này là một lời hứa
trả tiền không chắc chắn cho người hưởng lợi. Do đó, nó ít được giới thương
gia sử dụng.

- Thư tín dụng xác nhận (Confirmed LC): là loại thư tín dụng không thể
huỷ bỏ được một Ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân
hàng phát hành LC. LC loại này đã được 2 Ngân hàng cùng cam kết trả tiền
cho người hưởng lợi, do vậy, độ an toàn trong thanh toán của nó rất cao.
Trong đa số trường hợp, trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận giống như
Ngân hàng phát hành LC, do đó Ngân hàng phát hành LC phải trả thủ tục phí
xác nhận, có khi còn phải đặt cọc tiền với 100% trị giá LC tại Ngân hàng xác
nhận (full cash cover).
Ngân hàng xác nhận là một Ngân hàng khác, Ngân hàng này có thể ở
nước thứ 3, cũng có thể là Ngân hàng khác ở nước người hưởng lợi LC, trong
nhiều trường hợp có thể ngay là Ngân hàng thông báo LC.
Muốn tu chỉnh LC xác nhận đều phải có sự đồng thuận của Ngân hàng
xác nhận thì sự tu chỉnh mới có giá trị thực hiện.
- Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse LC): là loại
LC mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng phát hành LC
không còn quyền đòi lại tiền người hưởng lợi LC trong bất cứ trường hợp
nào.
Khi dùng loại LC này, người hưởng lợi phải ghi lên hối phiếu câu “Miễn
truy đòi lại người ký phát” (Without recourse to drawer) và trong LC cũng
Nguyễn Thị Phương Trang 15 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
phải ghi như vậy. LC miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh
toán quốc tế.
- Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable LC): là thư tín dụng trong
đó qui định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu Ngân hàng
phát hành LC, hoặc là Ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một
phần quyền thực hiện LC cho một hay nhiều người khác.LC chuyển nhượng
chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng là do người hưởng
lợi đầu tiên chịu.

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving LC): là loại LC không thể huỷ bỏ
sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó cứ
tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back LC): Người hưởng lợi một LC
dùng LC này như một tài sản thế chấp để yêu cầu phát hành một LC khác cho
người hưởng lợi khác hưởng, LC phát hành sau gọi là LC giáp lưng.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal LC): là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu
có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Trong LC ban đầu
thường phải ghi: “LC này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở một LC
khác đối ứng với nó để cho người mở LC này hưởng” và trong LC đối ứng
phải ghi câu “ LC này đối ứng với LC số…mở ngày…qua Ngân hàng…”.
Thư tín dụng đối ứng thường được sủ dụng trong phương thức mau bán hàng
đổi hàng (barter), ngoài ra không ngoại trừ khả năng dùng trong phương thức
gia công xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sử dụng trong gia công có nhiều phức
tạp.
- Thư tín dụng thanh toán trả chậm (Deferred payment LC): là loại thư
tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó Ngân hàng phát hành LC hay là Ngân
hàng xác nhận LC cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ
số tiền của LC trong những thời hạn qui định rõ trong LC đó. Đây là một loại
LC trả chậm từng phần.
Nguyễn Thị Phương Trang 16 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
- LC điều khoản đỏ (Red clause LC): là loại LC ứng trước một phần tiền
cho người hưởng lợi LC trước khi giao hàng. Ngân hàng phát hành LC điều
khoản đỏ quy định, người hưởng lợi LC trước ngày giao hàng x ngày được
quyền ký phát một hối phiếu đòi tiền Ngân hàngphát hành kèm với một LG
của Ngân hàng cam kết hoàn trả tiền ứng trước nếu không thực hiện LC điều
khoản đỏ, hoặc một LC dự phòng hoặc một kỳ phiếu có ký bảo lãnh của Ngân
hàng.

Tên của LC điều khoản đỏ có thể khác nhau, nhưng cùng một nội dung
như trên. VD: Advance LC, Anticipatory LC….Gọi là “Red clause LC” bởi vì
trong nội dung LC có một điều khoản ứng trước tiền in bằng mực đỏ. Ngày
nay, người ta thay điều khoản in bằng mực đỏ bằng dòng chữ in nghiêng và
đậm.
1.2. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ :
Khái niệm:
Theo nghĩa chung, rủi ro là khả năng một sự kiện không mong muốn,
không thuận lợi có thể xảy ra dẫn tới sự mất mát hoặc hư hỏng.
Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên
tham gia bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng
từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là
bất kì một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán.
Rủi ro trong thanh toán bằng L/C có thể xảy ra đối với các bên: xuất khẩu,
nhập khẩu, các ngân hàng liên quan.
1.2.1. Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là những rủi ro về mất khả năng thanh toán của một
trong các bên tham gia phương thức L/C.
Nguyễn Thị Phương Trang 17 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
Có thể có các khả năng dẫn tới rủi ro tín dụng:
1.2.1.1. Rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu
L/C là một cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành L/C đối với
người bán,thực chất là ngân hàng đã dùng uy tín của mình để thay mặt nhà
nhập khẩu cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ trong L/C . Nếu L/C được kí quĩ 100% thì sẽ không xảy ra rủi ro cho các
bên liên quan, song phần lớn các ngân hàng phát hành L/C đều thực hiện tài
trợ cho nhà nhập khẩu dưới hai hình thức hoặc cho mượn uy tín (tức là chỉ

yêu cầu khách hàng kí quĩ một phần giá trị của L/C , đến hạn thanh toán mới
phải nộp đủ tiền vào ngân hàng) và cho vay để nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu
bị mất khả năng thanh toán thì sẽ gây rủi ro cho ngân hàng phát hành, đây
chính là những rủi ro tín dụng của nhà nhập khẩu.
1.2.1.2. Rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu
Rủi ro này thường xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu.
Có hai loại chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu là chiết khấu miễn truy
đòi và chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi. Khi ngân hàng phát hành từ chối
thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán thì ngân hàng chiết khấu có quyền
truy đòi lại nhà xuất khẩu số tiền họ đã thanh toán. Tuy nhiên, nếu nhà xuất
khẩu không còn khả năng hoàn lại số tiền đó thì ngân hàng chiết khấu đã gặp
rủi ro, đó chính là rủi ro tín dụng của nhà nhập khẩu.
1.2.1.3. Rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng phát hành
Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hay đóng cửa hay vỡ
nợ… thì cũng dẫn đến rủi ro cho nhà xuất khẩu và ngân hàng chiết khấu. Điều
này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tín nhiện của ngân hàng phát hành, vì vậy
nhà xuất khẩu nên yêu cầu nhà nhập khẩu chọn những ngân hàng thương mại
lớn, có uy tín để phát hành L/C.
Nguyễn Thị Phương Trang 18 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
1.2.2. Rủi ro đạo đức:
Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình
không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của
người khác. Đạo đức hay còn được hiểu là tín nhiệm trong kinh doanh. Đây là
vấn đề quan trọng trong buôn bán quốc tế, bởi vì các bên đối tác thường ở
cách xa nhau, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình mua bán.
1.2.2.1. Rủi ro đạo đức của nhà xuất khẩu:
Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng,
nhưng lại xuất trình được một bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp với các điều

khoản và điều kiện của L/C hoặc nhà xuất khẩu lập chứng từ giả mạo (mà
không giao hàng) thì ngân hàng buộc phải thanh toán cho người hưởng lợi,
khi đó nhà nhập khẩu phải gánh chịu mọi rủi ro. Song, nếu ngân hàng phát
hành là người tài trợ vốn (cho vay vốn) cho nhà nhập khẩu thì rủi ro của nhà
nhập khẩu cũng là rủi ro của ngân hàng phát hành. Vì vậy, người mua phải có
những biện pháp kiểm tra thông tin qua các hãng vận tải xem hàng hóa có
thực sự đã được giao lên phương tiện vận tải hay không? Nếu phát hiện được
những dấu hiệu của lừa đảo thì cần phải kết hợp với ngân hàng để có được
những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Ngoài ra,có thể do giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng lên,
người bán không muốn giao hàng cho người mua nữa nên mặc dù L/C đã
được mở nhưng không có giá trị thanh toán. Điều này sẽ gây thiệt hại cho
người mua vì đã phá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ.
Tất cả những vi phạm trên của nhà xuất khẩu đều được coi là những rủi
ro đạo đức.
1.2.2.2. Rủi ro về đạo đức của nhà nhập khẩu
Rủi ro về đạo đức của nhà nhập khẩu có thể xảy ra nếu khách hàng nhập
khẩu không phải là bạn hàng lâu năm, có tin nhiệm thì rất dễ có những hành
Nguyễn Thị Phương Trang 19 Lớp: TCDN 47A
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoá luận tốt nghiệp GVHD:PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài
vi lừa người bán xếp hàng lên tàu rồi trì hoãn hoặc từ chối thanh toán bằng
những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi
cho mình. Trong nhiều trường hợp nhà nhập khẩu đành chịu bán lỗi còn hơn
thuê tàu chở hàng quay về. Cũng có khi do giá cả hàng hóa nhập khẩu giảm,
nhà nhập khẩu sợ thua lỗ không muốn nhận bộ chứng từ để đi lấy hàng hoặc
trì hoãn thanh toán nên đã đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn. Đặc biệt
trong nghiệp vụ L/C trả chậm, khách hàng nhập khẩu đã lợi dụng uy tín của
ngân hàng để bảo lãnh cho họ nhập hàng trả chậm của nước ngoài, song tiền
hàng bán được họ đã dùng vào việc khác chứ không nộp vào ngân hàng.

Chính vì thế, người bán phải cùng với ngân hàng của mình kiểm tra tính chân
thực của các L/C cũng như các bản sửa đổi để tránh gặp phải tình trạng những
thư tín dụng giả mạo được phát hành bởi một ngân hàng "ma" không có thực.
1.2.2.3. Rủi ro đạo đức của nhà chuyên chở:
Rủi ro đạo đức của nhà chuyên chở là trường hợp người giao hàng cho
nhà chuyên chở, nhưng bị họ lừa đảo, nhận hàng, lấy tiền cước rồi biến mất,
hoặc có tìm thấy tàu nhưng hàng thì không còn. Khi đó ngân hàng vẫn phải có
trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu, còn việc kiện hãng tàu, chủ tàu
hoặc đòi bồi thường của bảo hiểm là việc làm hoàn toàn tách rồi với L/C. Do
các bên tham gia thường ở những nước khác nhau nên việc kiện tụng thường
bị kéo dài, rất khó khăn và tốn kém.
1.2.2.4. Rủi ro đạo đức của ngân hàng:
Rủi ro đạo đức của ngân hàng là trường hợp ngân hàng phát hành cũng
vi phạm những cam kết của mình như trì hoãn, hoặc từ chối thanh toán bộ
chứng từ cho nhà xuất khẩu. Đối với L/C được phép đòi tiền bằng điện, nếu
ngân hàng chiết khấu không trung thực, bộ chứng từ có sai sót mà vẫn gửi
điện cam kết rằng bộ chứng từ là hoàn hảo và đòi tiền ngân hàng phát hành,
ngân hàng phát hành tin tưởng và thanh toán, như vậy sẽ rặp rủi ro.
Nguyễn Thị Phương Trang 20 Lớp: TCDN 47A

×