SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2012-2013
Môn thi: Lịch sử
Lớp: 12 THPT
Hướng dẫn chấm gồm 03 trang
Câu Nội dung cơ bản Điểm
1
Hoàn thành bảng so sánh…. 4,0
Nội dung
so sánh
Phong trào 1936 - 1939 Phong trào 1939 - 1945
Kẻ thù Thực dân Pháp phản
động và tay sai.
Đế quốc phát xít Pháp – Nhật
và tay sai 0,75
Mục tiêu-
Nhiệm vụ
Tự do, dân chủ, cơm áo
và hoà bình
Giải phóng dân tộc, thành
lập chế độ dân chủ cộng hoà 0,75
Mặt trận Mặt trận dân chủ Đông
Dương
- Mặt trận thống nhất dân tộc
phản đế Đông Dương (1939
-1941)
- Mặt trận Việt Minh (1941
-1945)
0,5
Hình thức đấu
tranh
Đấu tranh chính trị, hoà
bình, công khai, hợp
pháp: Đấu tranh đòi dân
sinh, dân chủ, đấu tranh
nghị trường, báo chí
- Chuẩn bị mọi mặt, tiến tới
khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền. 1,0
Lực lượng tham
gia
Mọi lực lượng dân chủ,
yêu nước tiến bộ
Mọi giai cấp, tầng lớp, cá
nhân yêu nước 0,75
Địa bàn Chủ yếu ở thành thị Phạm vi cả nước
0,25
2
Trình bày phong trào công nhân Việt Nam thời kì 1919-1930.
Phong trào công nhân có vị trí như thế nào đối với sự thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam?
5.0
* Phong trào công nhân 1919-1925:
- Cùng với phong trào yêu nước đòi quyền tự do dân chủ, phong trào công
nhân Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những bước phát triển
mới
0.25
- 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn đã thành lập Công hội do Tôn Đức
Thắng lãnh đạo
0.25
- 1922, công nhân viên chức các Sở công thương của tư nhân Bắc kì đòi
nghỉ ngày chủ nhật có trả lương, cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy xay
xát gạo, nhà máy dệt Nam Định, Hải Dương, Hà Nội
0.5
- Nhìn chung phong trào công nhân thời kì này còn lẻ tẻ, tự phát, nặng về
kinh tế, chưa có sự liên kết trong đấu tranh
0,5
- Tháng 8-1925, cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn
thắng lợi, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam 0.5
* Phong trào công nhân từ 1926 -1930
- Do tác động của tình hình thế giới và sự hoạt động hiệu quả của Hội Việt
Nam cách mạng Thanh niên, đặc biệt là phong trào “vô sản hoá” phong
trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng
0,5
- Trong hai năm 1928 – 1929, có tới 40 cuộc đấu tranh của công nhân, nổ ra
tại các trung tâm kinh tế, chính trị
0,5
- Phong trào không chỉ giới hạn trong phạm vi một nhà máy, một địa
phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung Ý
thức giác ngộ giai cấp được nâng lên rõ rệt
0,5
- 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu quá trình phát triển của
phong trào công nhân từ tự phát chuyển hoàn toàn sang tự giác.
0,5
* Vị trí của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng
- Phong trào công nhân Việt Nam (cùng với phong trào yêu nước) phát triển
mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đaọ của tổ chức đảng cách mạng tiên
phong. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời và thống nhất thành
Đảng Cộng sản Việt Nam
0,5
- Phong trào công nhân là điều kiện bên trong, mảnh đất màu mỡ để đón
nhận chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, trong đó phong trào công nhân là
một nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,5
3 Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), thắng lợi quân sự nào của
quân và dân ta buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược “Đánh
nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta? Hiểu biết của em về
thắng lợi quân sự đó như thế nào?
5,0
- Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), thắng lợi quân sự của quân và
dân ta buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược “Đánh nhanh thắng
nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta là chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
1,0
*Âm mưu của Pháp:
- Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae sang làm cao ủy Pháp ở Đông
Dương, thực hiện kế hoạch tiến công Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc
chiến tranh xâm lược.
0,5
- Ngày 7-10-1947, Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông
Dương mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc…
0,5
*Chủ trương của ta:
- Đảng ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa Đông của giặc Pháp”. 0,5
*Diễn biến chính:
- Cuối tháng 11- 1947 khi địch tiến công lên Việt Bắc, quân dân ta đã chủ
động bao vây và tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, chợ Đồn, chợ Rã…
0,5
- Ở mặt trận hướng Đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên đường
số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau (30-10-1947)…
0,5
- Ở mặt trận hướng Tây, quân dân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên
sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến,
ca nô của địch.
0,5
*Kết quả:
- Hai gọng kìm của Pháp bị bẽ gãy. Ngày 19-12-1947, quân Pháp rút khỏi
Việt Bắc. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực ta
trưởng thành.
0,5
*Ý nghĩa:
- Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 đã đưa cuộc kháng
chiến chuyển sang một giai đoan mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược
chiến tranh ở Đông Dương. Chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang
“đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt,
lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
0,5
4
Hãy hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện thuộc nội dung phần lịch sử
thế giới sau:
3,0
TT Thời gian Tên sự kiện
1
15/08/1945 Nhật đầu hàng Đồng minh, Chiến tranh thế giới thứ hai
kết thúc
0,25
2
24/10/1945 Hiến chương Liên Hợp Quốc chính thức có hiệu lực,
được lấy làm “Ngày Liên Hợp Quốc”
0,25
3
12/03/1947 Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman, khởi đầu Chiến
tranh lạnh
0,25
4
01/10/1949 Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chính thức thành
lập
0,25
5 26/01/1950 Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà 0,25
6 09/11/1953 Pháp ký Hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia 0,25
7
01/01/1959 Cách mạng Cuba thành công, nước Cộng hoà Cu ba ra
đời.
0,25
8 1960 “Năm châu Phi”, với 17 nước được trao trả độc lập 0,25
9 08/08/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) thành lập. 0,25
10
02/12/1975 Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào chính thức
thành lập
0,25
11
20/09/1977 Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc 0,25
12
12/1978 Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa
0,25
5
Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông –
Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt? Ý nghĩa của việc chấm dứt Chiến
tranh lạnh?
3,0
- Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã
xuất hiện.
0,25
- Biểu hiện:
+ Ngày 9/11/1972, CHLB Đức và CHDC Đức kí Hiệp định về những cơ sở
của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
0,5
+ Ngày 26/5/1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước ABM và Hiệp ước SALT-1. 0,5
+ Đầu tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí Định ước
Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ và hợp tác giữa các
nước.
0,5
+ Từ đầu những năm 70, Liên Xô và Mĩ kí nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế
và khoa học – kĩ thuật, về quân sự.
0,25
+ Tháng 12/1989, Goócbachốp và Busơ(cha) chính thức tuyên bố chấm dứt
Chiến tranh lạnh.
0,5
- Ý nghĩa: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều
kiện để giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp và xung đột trên thế giới.
0,5
Tổng điểm 20