Bộ KHOA HọC Và CÔNG NGHệ
CHƯƠNG TRìNH KH&CN TRọNG ĐIểM CấP NHà NƯớC KX.04/06.10
"Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010"
Báo cáo tổng hợp đề tài nhà nớc
quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết
giữa tăng trởng kinh tế
và tiến bộ, công bằng xã hội ở nớc ta
M Số: KX04.19/06-10
Cơ quan chủ trì : Trờng Đại học Kinh tế quốc dân
Chủ nhiệm đề tài : GS.TS. Hoàng Đức Thân
7983
Hà NộI - 2010
ii
Bộ KHOA HọC Và CÔNG NGHệ
CHƯƠNG TRìNH KH&CN TRọNG ĐIểM CấP NHà NƯớC KX.04/06.10
"Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010"
Báo cáo tổng hợp đề tài nhà nớc
quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết
giữa tăng trởng kinh tế
và tiến bộ, công bằng xã hội ở nớc ta
M Số: KX04.19/06-10
Những ngời tham gia đề tài:
1. GS.TS. Hoàng Đức Thân Chủ nhiệm đề tài
2. PGS.TS. Trần Thọ Đạt P. Chủ nhiệm đề tài
3. PGS.TS. Phan Tố Uyên Th ký khoa học
4. GS.TS. Nguyễn Khắc Minh Uỷ viên
5. PGS.TS. Ngô Thắng Lợi Uỷ viên
6. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn Uỷ viên
7. PGS.TS. Lê Xuân Bá Uỷ viên
8. PGS.TSKH. Trần Nguyễn Tuyên Uỷ viên
9. TS. Đặng Thu Hơng Uỷ viên
Hà NộI - 2010
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
vii
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ GẮN KẾT GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI
14
1.1. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, TIẾN BỘ VÀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI
14
1.1.1. Khái niệm 14
1.1.2. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. 15
1.1.3. Đo lường quan hệ tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội
bằng mô hình toán 16
1.2. NHỮNG TƯ TƯỞNG VỀ QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI.
18
1.2.1. Tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin. 18
1.2.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam 21
1.2.3. Các tiếp cận lý thuyết hiện đại để giải thích mối quan hệ tăng trưởng
kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội 35
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GẮN KẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI
38
1.3.1. Các mô hình thực nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội 38
1.3.2.Kinh nghiệm một số nước gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội. 45
1.3.3. Vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong điều kiện của Việt Nam 81
CHƯƠNG 2: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỪ 1986 ĐẾN NAY VÀ
THỰC TRẠNG TIẾN BỘ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
89
2.1. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 1986
ĐẾN 2009
89
2.1.1. Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 1986 đến 2009
về mặt lượng 89
iv
2.1.2. Phân tích thực trạng chất lượng tăng trưởng Việt Nam 94
2.1.3. Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 104
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở
NƯỚC TA.
111
2.2.1. Hệ số GINI của Việt Nam 111
2.2.2. Các chỉ số đánh giá phát triển con người 113
2.2.3.
Thực trạng bảo đảm dân chủ, thực hiện các quyền của con người ở
nước ta 116
2.2.4. Đánh giá thực trạng tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta qua phân
tích kết quả điều tra, phỏng vấn sâu 124
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GẮN KẾT GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
134
3.1. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH NHẰM GẮN KẾT GIỮA TĂNG TRƯỞNG
VÀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
134
3.1.1. Nhóm chính sách kinh tế nhằm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với
tạo việc làm và thu nhập 134
3.1.2. Nhóm chính sách xã hội có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế 157
3.1.3. Nhóm chính sách có tính chất tái phân phối thu nhập và tái phân phối
cơ hội 188
3.1.4. Đánh giá chung những hạn chế của hệ thống chính sách gắn kết giữa
tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở n
ước ta 211
3.2. THỰC TRẠNG GẮN KẾT GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TIẾN
BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ.
218
3.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội ở Việt Nam 218
3.2.2. Phân tích thực trạng gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và sự bất bình
đẳng, phân tầng xã hội và bình đẳng giới 219
3.2.3. Thực trạng phát triển chênh lệch giữa các khu vực, vùng miền 230
3.2.4. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường 244
3.3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH TOÁN PHÂN TÍCH QUAN HỆ GIỮA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.
255
3.3.1 . Giới thiệu phân lớp mô hình xích Markov 255
v
3.3.2. Các kết quả thực nghiệm từ mô hình xích Markov 255
3.3.3. Kết luận từ phân tích thống kê và mô hình phân rã đóng góp của tăng
trưởng đối với tiến bộ và công bằng xã hội 261
3.4. NHỮNG KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ QUA PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GẮN
KẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở
NƯỚC TA
264
3.4.1. Thời kỳ từ năm 1986 đến nay thực hiện ưu tiên có mức độ cho mục
tiêu tăng trưởng kinh tế và bắt đầu chú ý đến mục tiêu công bằng xã hội là
hợp lý 264
3.4.2. Chưa thể kết hợp tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội
trong từng chính sách. 265
3.4.3. Mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ chế phân bổ nguồn lực là yếu tố có
ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất và lâu dài đến việc tạo lập tiến bộ và công
bằng xã hội 265
3.4.4.Tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành sử
dụng nhiều vốn, được bảo hộ cao, ít tạo việc làm mới 266
3.4.5.Phân phối thu nhập không được thực hiện một cách đồng đều. 266
3.4.6. Có một nhóm người giàu nhanh nhờ đặc quyền tiếp cận với các nguồn
lực phát triển 267
3.4.7.Hiệu quả đầu tư của Việt Nam không cao, do vậy chương trình, dự án
đầu tư của Nhà nước cho các khu vực, vùng miền chậm phát triển hơn không
mang lại kết quả như mong đợi 267
3.4.8. Môi trường thể chế chưa minh bạch, bộ máy quản lý nhà nước kém
hiệu quả dẫn đến các biểu hiện làm giàu bất chính, cản trở phát triển kinh tế
và thực hiện tiến bộ, công bằng xã h
ội 268
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GẮN KẾT
HỢP LÝ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ, CÔNG
BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2011-2020
271
4.1. DỰ BÁO BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ
HỘI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2011-2020
271
4.1.1. Bối cảnh quốc tế 271
vi
4.1.2. Bối cảnh tình hình trong nước 274
4.1.3. Cơ hội và thách thức cho giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh
tế và tiến bộ,công bằng xã hội 278
4.2. QUAN ĐIỂM GẮN KẾT HỢP LÝ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ
TIẾN BỘ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2011-2020
281
4.2.1. Quan điểm tổng quát 281
4.2.2. Quan điểm cụ thể 281
4.3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GẮN KẾT HỢP LÝ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2011-2020.
282
4.3.1. Nhóm giải pháp thực hiện phát triển kinh tế nhanh và bền vững giai
đoạn 2011-2020 282
4.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách của chính phủ nhằm
gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. 284
4.3.3. Nhóm giải pháp gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội trên từng lĩnh vực 299
4.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP GẮN KẾT HỢP LÝ GIỮA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÀ TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA GIAI
ĐOAN 2011-2020.
328
4.4.1. Nâng cao nhận thức về gắn kết hợp lý giữa phát triển kinh tế và tiến
bộ, công bằng xã hội 328
4.4.2.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các
đoàn thể xã hội 330
4.4.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước trong việc gắn kết hợp lý
giữa phát triển kinh tế và tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta. 331
4.4.4. Mở rộng và phát huy dân chủ 332
4.4.5. Nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng, lãng phí, làm ăn phi pháp 333
KẾT LUẬN 337
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 363
CỦA CÁC TÁC GIẢ VỀ ĐỀ TÀI 363
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 365
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của Liên Xô và một số nước Đông Âu 40
Bảng 1.2. Chỉ số bất bình đẳng của một số nước Nam Mỹ và Đông Á 42
Bảng 1.3. Chỉ số bất bình đẳng của một số nước áp dụng mô hình phân phối lại
cùng với tăng trưởng kinh tế 44
Bảng 1.4. Hệ số Gini của Brazin 51
Bảng 1.5. Phân phối thu nhập theo nhóm dân cư 51
Bảng 1.6. Thu nhập của 40% dân số nghèo nhất 52
Bảng 1.7. Tỷ lệ trẻ em đến trường theo mức thu nhập và theo vùng 53
Bảng 1.8. Một số chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ trẻ em 54
Bảng 1.9. GDI của Brazin qua các năm 55
Bảng 1.10. Thước đo quyền lực GEM của Brazin qua các năm 55
Bảng 1.11. Chỉ số HDI 56
Bảng 1.12. HDI và GDP/người của một số quốc gia 56
Bảng 1.13. GDP bình quân
đầu người và tốc độ tăng trưởng GNP 62
Bảng 1.14. Dân số đô thị của một số nước Châu Á 64
Bảng 1.15. HDI của một số nước giai đoạn 1975 – 2006 65
Bảng 1.16. Hệ số GINI của Hàn Quốc qua các thời kì 66
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 90
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế Việt Nam 92
Bảng 2.3. Tỷ
trọng sản lượng và giá trị tăng thêm 98
Bảng 2.4. Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP 99
Bảng 2.5. Tiêu dùng cuối cùng ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 101
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỉ lệ nhập siêu 102
Bảng 2.7. Tỷ trọng đóng góp của các ngành vào GDP 104
Bảng 2.8. So sánh khoảng cách GDP/người của Việt Nam và một số nước trong
khu v
ực 105
Bảng 2.9. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam và các nước Đông Á 110
Bảng 2.10. Hệ số Gini của Việt Nam qua các năm 2002-2006 112
viii
Bảng 2.11. Chỉ số phát triển con người qua các năm của Việt Nam, 1994-2009 113
Bảng 2.12. Cấu thành chỉ số phát triển con người của Việt Nam, 2005-2009 114
Bảng 2.13. Thứ hạng HDI và GDP/người của một số nước năm 2007 115
Bảng 2.14. Cấu thành chỉ số HPI-1 của Việt Nam, 2005-2009 116
Bảng 2.15. Ý kiến về đánh giá sự bình đẳng giới trong chế độ tuyển dụng phân
theo địa bàn điều tra 126
Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá về sự công khai tài chính phân theo địa bàn điều tra 127
Bảng 3.1. Tỷ trọng GDP theo thành phần kinh tế 140
Bảng 3.2. Khung chính sách khuyến khích đầu tư 145
Bảng 3.3. Kết quả cấp Giấy chứng nhận đầu tư 148
Bảng 3.4. Lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ thời gian làm việc lao
động ở nông thôn 152
Bảng 3.5. Lao động và việc làm ở Việt Nam, 1991-2008 154
Bảng 3.6. Tỷ lệ thất nghiệp
ở khu vực thành thị qua các năm ở Việt Nam 155
Bảng 3.7. Tăng trưởng GDP gắn với giảm nghèo 159
Bảng 3.8. Số hộ nghèo được hưởng lợi từ các hoạt động của chương trình
XĐGN (%) 161
Bảng 3.9. Bằng chứng về bất bình đẳng 161
Bảng 3.10. Tỷ lệ nghèo chung ở Việt Nam phân theo một số tiêu chí (*) 163
Bảng 3.11. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam phân theo mộ
t số tiêu chí (*) 163
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu thống kê về hệ thống y tế tại Việt Nam 170
Bảng 3.13. So sánh một số chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khỏe của người dân
Việt Nam và các nước trong khu vực 171
Bảng 3.14. So sánh thu nhập bình quân tháng năm 2007 của lao động trong một
số ngành trong khu vực Nhà nước so với ngành công nghiệp 179
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu thống kê giáo dục, 1991-2008 181
Bảng 3.16. Tỷ
lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo bằng cấp cao nhất 184
Bảng 3.17. Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 185
Bảng 3.18. Tỷ lệ giáo viên và sinh viên đại học, cao đẳng phân theo vùng kinh tế187
Bảng 3.19. Tỷ trọng thu NSNN trong GDP và cơ cấu theo thành phần kinh tế
giai đoạn 1991-2000 191
ix
Bảng 3.20. Cơ cấu thu ngân sách giai đoạn 2005-2008 (% GDP) 192
Bảng 3.21. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, 1995-2008 (%)
198
Bảng 3.22. Cơ cấu đầu tư nhà nước phân theo ngành kinh tế giai đoạn
2000-2008 (%) 199
Bảng 3.23. Hỗ trợ từ Chương trình kỹ thuật - kinh tế 2000 – 2005 206
Bảng 3.24. Một số chỉ báo cơ bản về hiệu quả và hiệu lực của bộ máy hành
chính thời kỳ 2004-2007 215
Bảng 3.25. Tỷ trọng chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội trong tổng chi tiêu chính
phủ 219
Bảng 3.26. Bất bình đẳng v
ề thu nhập và chi tiêu của một số quốc gia 220
Bảng 3.27. Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất (*) . 221
Bảng 3.28. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo
nhất ở các vùng kinh tế 222
Bảng 3.29. Cơ cấu chi tiêu cho đời sống của các hộ gia đình 222
Bảng 3.30. Mức chi tiêu cho đời sống của các hộ gia đình 223
Bảng 3.31. Chênh lệch về các chỉ tiêu giáo dục – đào tạo giữa hai nhóm thu
nhập năm 2006 224
Bảng 3.32. Chênh lệch về các chỉ tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe giữa hai nhóm
thu nhập năm 2006 226
Bảng 3.33. Chênh lệch về các chỉ tiêu khác liên quan đến mức sống giữa hai
nhóm thu nhập năm 2006 227
Bảng 3.34. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn về các chỉ tiêu thu nhập và
chi tiêu năm 2006 231
Bảng 3.35. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn về các chỉ tiêu mức sống dân cư 232
B
ảng 3.36. Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn về các chỉ tiêu giáo dục năm 2006 234
Bảng 3.37. Chênh lệch giữa các vùng về GDP/người và tốc độ tăng trưởng bình quân 236
Bảng 3.38. Chênh lệch giữa các vùng về thu nhập và chi tiêu 237
Bảng 3.39. Tỷ lệ nghèo chung ở các vùng kinh tế Việt Nam 241
Bảng 3.40. Chênh lệch giữa các vùng về các chỉ tiêu mức sống và tiêu dùng
năm 2006 240
Bảng 3.41. Chênh lệch giữa các vùng về các chỉ tiêu giáo dục – đào tạ
o năm 2006 241
x
Bảng 3.42. Chênh lệch giữa các vùng về HDI và các thành phần HDI năm 2006 242
Bảng 3.43. Đánh giá chung về ô nhiễm của các ngành công nghiệp Việt Nam 247
Bảng 3.44. Chỉ tiêu thực tế sử dụng nước của một số ngành công nghiệp Việt Nam 248
Bảng 3.45. Chỉ tiêu thực tế tiêu hao năng lượng của một số ngành công nghiệp
Việt Nam 249
Bảng 3.46. Diện tích rừng bị huỷ hoại hàng năm ở Việt Nam, 2000-2008 251
B
ảng 3.47. Ma trận xác suất chuyển của hệ thống 256
Bảng 3.48. Ma trận xác suất chuyển sau 2 thời kỳ 256
Bảng 3.49. Ma trận dưới đây cho ta xác suất chuyển sau 3 thời kỳ 256
Bảng 3.50. Ma trận dưới đây cho ta xác suất chuyển sau 5 thời kỳ 257
Bảng 3.51. Ma trận dưới đây cho ta xác suất chuyển sau 10 thời kỳ 257
Bảng 3.52. Ma trận xác suất chuyển của hệ thống : 258
Bảng 3.53. Ma trậ
n xác suất chuyển sau 8 thời kỳ 258
Bảng 3.54. Ma trận xác suất chuyển 259
Bảng 3.55. Ma trận xác suất chuyển cấp 5 259
Bảng 3.56. Ma trận xác suất chuyển sau 28 bước 260
Bảng 3.57. Ma trận xác suất chuyển sau 30 năm 260
Bảng 3.58. Chỉ số tham nhũng của một số nước châu Á 270
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình chữ U ngược 40
Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của Brazin giai đoạn 1962 – 1980 48
Hình 1.3. Tốc độ tăng trưởng GDP của Brazin giai đoạn 1981 - 1994 49
Hình 1.4. Xu thế tăng trưởng kinh tế Brazin từ năm 1996 đến 2007 50
Hình 1.5. GNP/người của Hàn Quốc qua các năm 63
Hình 1.6. Cơ cấu ngành kinh tế của Hàn Quốc qua các năm 63
Hình 1.7. Tỷ lệ dân số nghèo của Hàn Quốc qua các thời kỳ 64
Hình 2.1. Quan hệ giữa tă
ng trưởng vốn đầu tư và tăng GDP 96
Hình 2.2. Tỷ lệ đầu tư trong GDP của các nước trên thế giới giai đoạn 96
Hình 2.3. Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008 97
Hình 2.4. Đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP 99
Hình 2.5. Quan hệ giữa tăng trưởng vốn đầu tư và tăng GDP 100
Hình 2.6. Cơ cấu kinh tế Việt Nam phân theo nhóm ngành, 1991-2008 106
Hình 2.7. Tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số ICOR của Việt Nam, 1991-2009 108
Hình 2.8. Các chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam
110
Hình 2.9. Ý kiến về đánh giá sự bình đẳng giới trong phân phối thu nhập phân
theo địa bàn điều tra 125
Hình 2.10. Ý kiến đánh giá về sự công khai tuyển dụng phân theo địa bàn điều tra 128
Hình 2.11. Ý kiến đánh giá về khen thưởng chống tiêu cực phân theo đối tượng
điều tra 129
Hình 2.12. Ý kiến đánh giá các nhân tố tác động đến tiến bộ và công bằng xã hội
ở Việt Nam 131
Hình 2.13. Ý kiến đánh giá về mức độ quan trọng của môi trường làm việc, sự
đối xử công bằng và chế độ hưởng lương phân theo địa bàn điều tra 133
Hình 3.1. So sánh cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình Việt Nam năm 1994 và 2006 136
Hình 3.2. Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký thành lập 139
Hình 3.3. Số dự án phân theo ngành 148
xii
Hình 3.4. Thu nhập và chi tiêu cho đời sống bình quân một người một tháng
theo giá thực tế 155
Hình 3.5. Số lượng người tham gia BHYT 169
Hình 3.6. Nguồn chi trả cho dịch vụ khám chữa bệnh 172
Hình 3.7. Tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi ở các vùng 173
Hình 3.8. Sự chênh lệch về chi phí bảo hiểm y tế giữa các vùng 174
Hình 3.9. Một số chỉ tiêu đào tạo đại học và cao đẳng, 2000-2008 182
Hình 3.10. Chênh lệch giữa thành thị
và nông thôn về thu nhập và chi tiêu 230
Hình 3.11. Tỷ lệ nghèo chung ở Việt Nam phân theo thành thị và nông thôn 233
Hình 3.12. Tỷ trọng GDP của từng vùng trong GDP của cả nước 239
Hình 4.1. Các giai đoạn của quá trình phát triển 283
DANH MỤC HỘP
Hộp 1. Các chính sách y tế thực hiện trong giai đoạn vừa qua nhằm thực hiện
tăng trưởng gắn với tiến bộ, công bằng xã hội 167
Hộp 2. Chính sách phát triển giáo dục, đào tạo chủ yếu thời kỳ 2001 – 2010 176
Hộp 3. Quy chế dân chủ cơ sở 214
Hộp 4. Sáu lĩnh vực phân cấp và định hướng phân cấp theo Nghị quyết 08 217
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Phát triển kinh tế là mục tiêu của các quốc gia trên thế giới. Khi nói về một xã
hội phát triển, chúng ta thường hình dung ra một xã hội, ở đó mọi người được ăn
ngon, mặc đẹp, có khả năng chủ động trong việc tiếp cận các loại tài sản vật chất,
có những hoạt động vui chơi giải trí sang trọng, được sống trong một môi trường
trong sạch và lành mạnh. Chúng ta cũng nghĩ tới một xã hội không có sự phân biệt
đối xử, với các mức độ công bằng cần thiết. Một yêu cầu tối thiểu của một quốc gia
phát triển đó là chất lượng cuộc sống vật chất của quốc gia đó phải cao và được
phân phối một cách đồng đều thay vì chỉ giới hạn một cách bất hợp lý cho một bộ
phận tối thiểu giầu có trong xã hội. Cao hơn yêu cầu tối thiểu đó, một quốc gia phát
triển còn đề cập đến các quyền và sự tự do của con người về mặt chính trị, sự phát
triển về văn hoá và tri thức, sự bền vững của gia đình,v.v. Tuy vậy, trong quá trình
phấn đấu đạt tới bức tranh toàn diện nói trên, mỗi nước đều có sự lựa chọn các cách
đi khác nhau và vấ
n đề trung tâm trong sự lựa chọn đó là sự “đánh đổi” giữa tăng
trưởng kinh tế cao với tiến bộ và công bằng xã hội. Quan điểm “đánh đổi” hai yếu
tố này đã tạo ra những hình mẫu khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế của
mỗi nước. Các nước đi theo mô hình Chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa tập trung trước
kia đã chủ trương nhấn mạnh tiến bộ, công b
ằng xã hội ngay từ khi kinh tế còn ở
một trình độ còn thấp. Trên thực tế, họ cũng đã đạt được những thành tựu nhất định
về sự bình đẳng và công bằng . Hệ số GINI của Liên Xô và các nước Đông Âu vào
thập niên 1960-1970 là 0,23, thu nhập của 20% dân số nghèo nhất là 19% (Paul R.
Gregogy, 1998). Tuy vậy, mô hình “đoàn tầu kéo” ấy đã không tạo ra được động
lực tăng tốc để rồi đi chậm l
ại quá xa so với con tầu thời đại và cuối cùng phải
dừng lại, chấp nhận không tới đích. Nhiều nước, lại lựa chọn con đường tăng
trưởng nhanh trước sau đó mới quan tâm đến công bằng xã hội, khởi nguồn là Mỹ,
Canada, Nhật Bản, tiếp đó là các nước Nam Mỹ như Braxin, Mehico, Velezuela, và
cả một số nước và vùng lãnh thổ ở Đông Nam Á như Hồng kông, Malaysia,
Philipines. Các nền kinh tế này
đã tạo ra những đoàn tầu, với “động lực đẩy” khá
mạnh và quả thực là nền kinh tế khởi sắc rất nhanh trong thời gian khá ngắn. Tuy
vậy, một kết cục cuối cùng cũng là điều chúng ta không mong đợi, thu nhập bình
quân đầu người ở các nước và vùng lãnh thổ này này đạt được khá cao nhưng các
chỉ số phản ánh bình đẳng, công bằng xã hội thì ngày càng tiêu cực hơn. Hệ số
GINI của các n
ước Nam Mỹ hiện nay khoảng 0,5 – 0,6; bất bình đẳng ở Mỹ trong
2
những năm gần đây lại có xu hướng tăng lên khá rõ rệt, hệ số GINI từ 0,36 những
năm 1970 lên 0,45 vào những năm 2000 (Báo cáo Phát triển thế giới 2006). Trong
quá trình phát triển kinh tế, một số nước ngay từ đầu đã lựa chọn mô hình phát triển
toàn diện, trong đó chú trọng đồng thời giải quyết cả mục tiêu tăng trưởng kinh tế
cao và giải quyết công bằng xã hội. Có thể thấy rất rõ
đó là mô hình lựa chọn của
một số nước Bắc Âu và khu vực Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Đài Loan. Thực tế đã
chứng minh sự thành công của những nước này trong quá trình phát triển. Họ
không chỉ tạo ra được một nền kinh tế nhanh khởi sắc với thu nhập bình quân đầu
người rất cao (thu nhập bình quân đầu người tính theo PPP ở: Hàn Quốc là 21
850$, Đài Loan 23 210$/người, các nước Bắc Âu đều xấp xỉ 40 000$), mà các ch
ỉ
tiêu về công bằng xã hội cũng thuộc loại tốt nhất thế giới (hệ số GINI nhỏ hơn 0,3;
thu nhập của 20% dân số nghèo nhất khoảng 10% tổng thu nhập). Thành công của
các nước đi theo mô hình phát triển toàn diện đã làm cơ sở cho nhiều kết luận khá
mới trong các nghiên cứu từ thập niên 1990 trở lại đây so với các kết luận cổ điển
trước kia khi đề c
ập đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội: Độ
chênh lệch trong phân phối thu nhập cao luôn tương ứng với tốc dộ tăng trưởng
thấp( Galor và Zeira, 1993; Pesson và Tabellini, 1994; Birdsall và Londono,
1997); tăng trưởng kinh tế không hề có tác động tiêu cực đến phân hoá giầu nghèo.
Những thay đổi trong bất công bằng xã hội không giải thích được bằng nguyên
nhân tăng trưởng kinh tế. Các chính sách của chính phủ đóng vai trò quyết định
đến giải quyế
t mối quan hệ này (Bruno, Ravallion và Squire, 1996).
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là khát vọng của tất cả các
quốc gia và trong mọi thời đại. Tuy nhiên, việc đạt được mong muốn kép này là hết
sức khó khăn, và trong thực tiễn đã có những ý kiến cho rằng có sự đối lập giữa
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Những chính sách dựa trên mục
tiêu tiến bộ, công bằ
ng có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng có thể làm gia tăng tình trạng
bất bình đẳng. Bởi vậy, nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến
bộ, công bằng xã hội luôn luôn là yêu cầu đặt ra cho mọi thời đại, mọi quốc gia.
Việt Nam, trước kia cũng giống như các nước XHCN khác,
đã lựa chọn mô
hình nhấn mạnh công bằng và bình đẳng xã hội ngay từ khi trình độ phát triển kinh
tế còn ở mức độ thấp. Trên thực tế, chúng ta cũng đã tạo ra được những thành tựu
đáng nói về lĩnh vực xã hội nói chung và tiến bộ, công bằng xã hội nói riêng. Bước
vào thời kỳ đổi mới kinh tế, chúng ta đã có sự thay đổi trong sự lựa chọn mô hình
phát triển kinh tế. Chiến lượ
c phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 trình Đại hội
3
Đảng IX đã khẳng định rõ chúng ta lựa chọn mô hình “Phát triển toàn diện”, trong
đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh đồng thời với giải quyết ngay từ đầu và
toàn diện tiến trình phát triển vấn đề tiến bộ, công bằng xã hội. Trên thực tế, Việt
Nam thời gian qua đã có những bước đi khá khởi sắc về kinh tế. Vị trí tương đối
của Việt Nam được cải thi
ện trong vòng 10 năm khá cao cả góc độ toàn cầu và khu
vực: Việt Nam nhảy khoảng 40 - 60 bậc trên thế giới và 6 - 7 bậc trong khu vực về
tốc độ tăng thu nhập bình quân trên đầu người (Ngân hàng Thế giới).
Việt Nam đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, tăng trưởng kinh tế
nhanh là đòi hỏi cấp thiết để sớm đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói. Tuy nhiên,
nền kinh t
ế Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam xác định là tăng trưởng bền vững,
tăng trưởng vì con người, vì một xã hội ngày càng công bằng hơn, dân chủ hơn,
tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường. Tiến bộ, công bằng xã hội đã được Đảng và
Nhà nước coi là mục tiêu phấ
n đấu, là nhân tố ổn định xã hội. Tiến bộ, công bằng
xã hội vừa là tiêu chí, vừa là một động lực của phát triển. Qua hơn 20 năm đổi mới,
nền kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn thay đổi sâu sắc. Hai thập kỷ tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới đã làm thay đổi
nền sản xuất và thương mại. T
ăng trưởng kinh tế đã góp phần thu hẹp một cách
đầy ấn tượng diện nghèo đói và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Bước quá độ sang kinh tế thị trường về cơ bản
đã được hoàn tất và Việt Nam đã gia nhập hàng ngũ các nước Đông Á có nền kinh
tế tăng trưởng với tốc độ cao.
Bên cạnh những thành t
ựu vượt bậc đó, việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam cũng đang vấp phải những khó khăn. Một
mặt, chủ nghĩa bao cấp vừa bình quân, vừa đặc quyền đã để lại di chứng, không
những trong đời sống vật chất mà cả trong ý thức con người. Mặt khác, quá trình
chuyể
n sang kinh tế thị trường, theo những xu hướng tự phát, chứa đầy những yếu
tố độc quyền, lũng đoạn, vô chính phủ, mặc dù làm cho kinh tế thị trường kích
thích những hoạt động kinh tế, nhưng đồng thời tạo nên một sức ép tâm lý về xã
hội của lối sống hãnh tiến, chạy theo đồng tiền một cách mù quáng Cùng với quá
trình hội nhập kinh tế thế giới, những thách th
ức mà Việt Nam phải đương đầu
trong việc đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội
ngày càng lớn.
4
Làm cách nào để có thể tận dụng những cơ hội mới do hội nhập đem lại để
duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, đồng thời có thể bảo vệ những người
nghèo nhất và những người dễ bị tổn thương trong xã hội trước những rủi ro ảnh
hưởng đến mức sống của họ và đến khả năng họ
được tiếp cận với những dịch vụ
xã hội cơ bản? Đây là câu hỏi không dễ trả lời và luôn là mối quan tâm của các nhà
khoa học, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn
kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta ” là vấn đề có ý
nghĩa cấp thiế
t trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài.
Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là vấn đề rất
rộng lớn và phong phú. Tuy nhiên, theo đơn đặt hàng và thông báo của Hội đồng
Lý luận Trung ương và Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học công nghệ trọng
điểm cấp nhà nước KX04/06-10 ( tại Thông báo số 19-TB/HĐLLTW ngày
01/10/2007 ) thì đề tài chủ yếu t
ập trung nghiên cứu quan điểm và giải pháp bảo
đảm gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt nam.
Trên cơ sở đó, đề tài xác định những mục tiêu cụ thể như sau :
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và phương pháp luận về mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội; đưa ra khái niệm và gi
ới thiệu
những thước đo thông dụng nhất đối với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng
xã hội; phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ gắn kết giữa tăng trưở
ng kinh tế
và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam; chỉ ra những thành công, hạn chế và
nguyên nhân của thực trạng đó trong giai đoạn 1986-2010, đặc biệt chú trọng vào
thời kỳ 10 năm (2001-2010).
- Dự báo bối cảnh trong nước và ngoài nước trong 10 năm tiếp theo (2011-
2020) tác động đến gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội
ở nước ta. Xây dựng và đề xuấ
t hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp bảo
đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong thời kỳ
mới ở Việt nam.
- Chắt lọc các kết quả nghiên cứu quan trọng nhất của đề tài để đề xuất kiến
nghị mới dưới góc độ lý luận chính trị về gắn kết giữa tăng trưở
ng kinh tế và tiến
bộ, công bằng xã hội nhằm góp phần phục vụ cho việc bổ sung, phát triển cương
lĩnh năm 1991 của Đảng, soạn thảo văn kiện Đại hội 11 và soạn thảo chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2011 – 2020.
5
3. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Các nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Theo nhà kinh tế được nhận giải thưởng Nobel
năm 1971, Simon Kuznets , bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng nới
rộng trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trở nên ổn định trong một
giai đoạn, và sau đó thu hẹp dần trong những giai đoạn sau khi n
ền kinh tế đã chín
muồi. Persson và Tebellini đã xem xét tác động của phân phối thu nhập đến tăng
trưởng thu nhập bình quân đầu người ở 56 nước từ năm 1960 đến năm 1985. Theo
mô hình nghiên cứu của Aghion và Bolton (1992 - 1997); Galor và Zeira (1993);
Saint-Paul và Verdier (1993),phân phối thu nhập càng bình đẳng thì tăng trưởng kinh
tế càng cao. Trong nghiên cứu của Knell (1998) giải thích rằng sự liên kết giữa tăng
trưởng kinh tế và bất bình đẳng có thể mạnh hơn ở các nước giàu. Ông
đưa ra một
mô hình được xây dựng trực tiếp từ Bénabou (1996),trong đó các cá nhân có sự so
sánh với xã hội. Knell giả thiết rằng hành vi tối đa hóa lợi ích cá nhân không chỉ phụ
thuộc vào mức thu nhập của họ mà còn phụ thuộc vào mức tiêu dùng trung bình của
nhóm xã hội mà họ có liên quan. Trong một xã hội mà thu nhập được phân phối bất
bình đẳng, các hộ gia đình nghèo bị lôi cuốn theo cách sống của tầng lớp thượng lưu
và có xu hướ
ng tiêu dùng nhiều hơn. Kết quả là mức đầu tư vào vốn nhân lực sẽ thấp
và tăng trưởng kinh tế thấp. Như vậy,kết luận rút ra từ nghiên cứu này là bất bình
đẳng sẽ làm tăng trưởng chậm lại. Nhiều nhà kinh tế khác, như Barro và Edgar đã
xây dựng mô hình phân tích chéo và đi đến kết luận có sự đánh đổi giữa tăng trưởng
kinh tế và sự bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Bài vi
ết “Thị trường lao động, Công bằng xã hội và Hiệu quả kinh tế (Labour
Markets, Social Justice and Economic Efficiency)”, Michael Kitson, Ronald
Leonard Martin và Frank Wilkinson, Cambridge Journal of Economics, năm 2000
nêu rõ, học thuyết kinh tế truyền thống cho rằng tồn tại mối quan hệ giữa công
bằng xã hội và hiệu quả kinh tế. Trên thực tế, các thể chế thị trường và kinh tế khác
bị thống trị bởi các mối quan hệ quyền lực,vì vậy công bằng xã hội là m
ột yếu tố
quan trọng. Các chính sách kinh tế tự do mới bằng cách gỡ bỏ các hạn chế thực
hiện quyền lực bất bình đẳng đã làm gia tăng bất công và tạo ra đường trôn ốc kinh
tế xã hội đi xuống. Đảo ngược lại điều này đòi hỏi một cuộc cách mạng trong học
thuyết và chính sách kinh tế, tập trung vào tận dụng nguồn nhân lực, hoạt động củ
a
thị trường lao động, tổ chức công việc và tổ chức gia đình, cung cấp xã hội và tự
cung tự cấp.
6
Gylfason, T. và Zoyga, G. (2003), trong bài báo “Education, Social Equality
and Economic Growth: A View of Landscape” đăng trên tạp chí CESifo Economic
Studies, Vol. 49, Munich, Đức, đã phân tích mối quan hệ giữa giáo dục, công bằng
xã hội và tăng trưởng kinh tế, trong đó coi giáo dục là nhân tố cơ bản có ảnh hưởng
quan trọng đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Các tác giả đã sử dụng hệ
số Gini để phân tích và chỉ ra rằng 3 “biến số” cơ bản liên quan đến giáo dục là tỷ
lệ học sinh, chi tiêu cho giáo d
ục trong tổng thu nhập quốc dân và số năm đến
trường của nữ giới có mối liên hệ trực tiếp đến công bằng trong phân phối thu nhập
ở 87 quốc gia trên khắp thế giới với mức thu nhập khác nhau và điều kiện chính trị,
kinh tế, xã hội khác nhau.
Lindert, P. H. (2004), trong cuốn sách “Growing Public Social Spending and
Economic Growth since the eighteenth century” (Cambridge University Press,
2004), đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến tăng trưởng kinh tế
và
công bằng xã hội. Trong cuốn sách này, bằng cách phân tích xu hướng của các số
liệu liên quan đến thuế, trợ cấp, phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, Lindert chỉ ra rằng
chi tiêu xã hội có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, GDP và thu nhập bình
quân đầu người.
Clarke, M. (2003), trong luận án tiến sĩ kinh tế tại Đại học Victoria, Australia
“Is economic growth desirable? A welfare economic analysis of the Thai
experience” đã sử dụng các tài liệu và số liệu thực tiễn của Thái Lan để phân tích
vai trò củ
a tăng trưởng kinh tế đối với công bằng xã hội thể hiện thông qua cải
thiện tình hình chăm sóc sức khoẻ, xoá đói nghèo và tăng cơ hội tiếp cận đối với
các dịch vụ xã hội cơ bản khác.
Clark, M. và Islam, S. (2004), trong cuốn sách “Economic Growth and Social
Welfare: Operationalizing Normative Social Choice Theory” (Victoria University,
Australia) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội
cũng như các hàm ý chính sách liên quan đến mối quan hệ này vì mục tiêu phát
tri
ển bền vững. Mối quan hệ tương hỗ giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội
được phân tích dựa trên Lý thuyết lựa chọn xã hội, trong đó chỉ ra vai trò của các
giá trị xã hội đối với việc xác định phúc lợi xã hội được xác định và đo lường như
thế nào? Cuốn sách này phân tích trường hợp của Thái Lan trong giai đoạn 1975 –
1999 để minh hoạ cho lý thuyết nghiên cứu.
Carmen, G. và Isidro, F. (2004), trong cuốn “Economic Growth and Social
Welfare in European regions”
đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích
sự khác nhau trong các biến số về kinh tế và phúc lợi xã hội ở các quốc gia và các
7
vùng ở châu Âu thể hiện qua các khía cạnh cơ bản: giáo dục, y tế, pháp lý, thể chế
nhà nước và mức độ thoả mãn xã hội.
Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, trong báo cáo nghiên cứu với tiêu
đề “Turkey – economic reforms, living standards and social welfare study” (2000)
đã phân tích thực trạng cải cách kinh tế, mức sống dân cư và công bằng xã hội ở
Thổ Nhĩ Kỳ khi bước vào thế kỷ 21. Báo cáo này cũng đưa ra các khuyến nghị về
chiến lược để
nâng cao mức sống dân cư và giảm đói nghèo, bao gồm tạo lập môi
trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và bình ổn giá cả, giảm bớt
tỷ lệ thất nghiệp, đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là cho trẻ em nghèo, phân bổ lại chi
tiêu của Chính phủ một cách hợp lý để những người nghèo nhất có cơ hội tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ b
ản…
GS. Katseli, L. T. (2007), giám đốc Trung tâm phát triển OECD, trong bài
“Gender Equality can boost Economic Growth” đề cập đến quan niệm về bình
đẳng giới, những xu hướng cơ bản về bình đẳng giới ở các quốc gia trên thế giới,
cách thức đo lường mức độ bình đẳng giới và ảnh hưởng tích cực của bình đẳng
giới đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trên thế giới, được phân loại thành 2
nhóm cơ bản: các quố
c gia thuộc khối OECD và các quốc gia ngoài khối này.
Bài viết “Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở khu vực châu Âu”
(Economic growth and social welfare in the European regions), tác giả M. Carmen
Guisan và Isidro Frias, tạp chí Phát triển Kinh tế, trường Đại học Santiago de
Compostela, năm 2007.Bài viết khảng định sự khác nhau giữa các khu vực ở châu
Âu không chỉ là thu nhập và lao động mà còn có nhiều bối cảnh quan trọng và khác
nhau ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội như giáo dục, y tế, công bằng hay sự
hài lòng
của nhân dân đối với các cơ quan chính phủ. Mục đích của bài viết này là phân tích
sự khác nhau giữa các khu vực dựa trên chỉ số về kinh tế và phúc lợi xã hội. Ngoài
ra thông qua các mô hình toán kinh tế, chúng ta sẽ xác định các yếu tố nguyên nhân
tiềm ẩn của các bối cảnh khác nhau này.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2006 mang tựa đề Công bằng và Phát triển,
được thực hiện bởi một nhóm gồm 8 tác giả do hai chuyên gia kinh tế Francisco
Ferreira và Michael Walton dẫn đầu,
đã ủng hộ sự công bằng, không chỉ vì tự
bản thân nó đã quan trọng, mà còn bởi vì công bằng còn khuyến khích đầu tư
nhiều hơn và hiệu quả hơn, dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn. Bản báo cáo đã chỉ
ra những hố sâu ngăn cách của sự bất bình đẳng trong giàu nghèo và trong cơ
hội, kể cả trong nội bộ và giữa các quốc gia, đã góp phần dẫn đến sự nghèo kh
ổ
cùng cực kéo dài dai dẳng đối với một bộ phận lớn dân số. Điều này làm lãng
8
phí tiềm năng con người và, trong nhiều trường hợp, có thể làm chậm lại tốc độ
tăng trưởng kinh tế bền vững.
Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những chủ đề được
các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm.
Trong các Văn kiện Đại hội Đảng CSVN từ khoá VII đến khoá X đã phát
triển quan điểm về quan hệ giữa tăng tr
ưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội.
Đặc biệt Đại hội Đảng lần thứ IX nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh đồng thời
với giải quyết ngay từ đầu và toàn diện tiến trình phát triển vấn đề tiến bộ, công
bằng xã hội; Đại hội X của Đảng nêu gắn kết trong từng bước và từng chính sách
phát triển.
Nghiên cứu " Kinh tế vĩ mô của gi
ảm nghèo - Việt Nam tìm kiếm bình đẳng
trong tăng trưởng" của các tác giả John Weeks, Nguyễn Thắng, Rathin Roy và
Joseph Lim thực hiện theo đơn đặt hàng của UN, đã nghiên cứu tác động của các
chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới người nghèo.
Nghiên cứu của GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng về mối quan hệ tăng trưởng kinh
tế và bất bình đẳng ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2000. Trong nghiên cứu này
đề tài đã phân tích tác động củ
a tăng trưởng đến bất bình đẳng và đưa ra các giải
pháp để làm giảm bất bình đẳng ở Việt Nam.
Hà Huy Thành (2006), trong bài báo “Economic development relating to
hunger eradication, poverty reduction and social equality in Vietnam”, đã tổng kết
những thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được trong 2 thập kỷ kể từ khi
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế và tác động của những thành tựu
kinh tế này đến công cuộc xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội
ở Việt Nam,
tập trung chủ yếu vào những kết quả đạt được ở hai lĩnh vực dịch vụ là y tế và giáo
dục. Bài viết đã chỉ ra rằng, nhờ có các chính sách và giải pháp vĩ mô đúng đắn của
Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, thu nhập
bình quân đầu người tăng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của ngườ
i dân được
cải thiện. Tuy nhiên, trong phân phối thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ
bản như y tế và giáo dục vẫn còn những khoảng cách nhất định.
Nhóm nghiên cứu của Ngân hàng thế giới gồm Glewwe, P. và các nhà nghiên
cứu khác, trong báo cáo nghiên cứu “Economics Growth, Poverty and Household
welfare” (2004) đã sử dụng một cơ sở dữ liệu dồi dào về kinh tế học vĩ mô và điều
tra về hộ gia
đình để phân tích các nội dung như : lý do thành công của Việt Nam
về tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của hộ gia đình
9
từ khi tiến hành đổi mới kinh tế đến năm 2000; triển vọng phát triển kinh tế của
Việt Nam; tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi của hộ gia đình được đo
lường thông qua các biến số như chi tiêu hộ gia đình cho tiêu dùng, y tế, giáo dục;
hiệu quả của các chính sách của Chính phủ trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Trong báo cáo về Tình hình kinh tế Việt Nam, UNDP (2007) cũng đánh giá
cao những kết quả đạt được của 2 thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, chỉ ra
rằng tăng trưởng kinh tế đã góp phần thu hẹp một cách đầy ấn tượng diện nghèo
đói và tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Báo
cáo cũng chỉ ra rằng trong khi tăng trưởng kinh tế mang lại những cơ hội để tạo ra
của cải vậ
t chất và công ăn việc làm thì cũng có những người bị thua thiệt, đặc biệt
là về khả năng được tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản. Báo cáo cũng
khuyến nghị những giải pháp mà Việt Nam cần thực hiện trong những năm tới để
giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang
diễn ra nhanh chóng.
Trong các Báo cáo Phát triển Vi
ệt Nam (Vietnam Development Report) hàng
năm, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra những đánh giá tương đối toàn diện về quá
trình tăng trưởng và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trên các mặt cơ bản
như: các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội của Việt Nam, các
kết quả Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giáo dục,
chăm sóc sứ
c khoẻ, công bằng giới và sự tiến bộ của phụ nữ, phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em… Các báo cáo trên cũng phân tích các chính sách cải cách cơ bản mà
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của mình
và đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực và có hiệu quả.
Phạm Xuân Nam (2007), trong bài báo “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộ
i chủ nghĩa” đăng trên Tạp chí
Cộng sản điện tử cập nhật ngày 22/1/2007, sau khi điểm qua những kết quả của công
cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam và tác động xã hội của nó, đã bàn về những quan
điểm và giải pháp cơ bản để có thể thực hiện được mục tiêu “kép” là thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong n
ền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Về quan điểm, tác giả cho rằng quan điểm tổng quát của Đảng
CSVN “tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước phát triển” cần phải cụ thể hoá thành những nội dung chủ yếu như
tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phả
i làm tiền đề và điều kiện cho nhau, cần
khắc phục tàn dư của chủ nghĩa bình quân, đề cao vai trò của quản lý vĩ mô của Nhà
nước và không thể tách rời yếu tố văn hoá trong phát triển. Trên cơ sở quan điểm đó,
10
tác giả kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu “kép”, đó là các
chính sách vĩ mô cần tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cơ hội tiếp cận một
cách công bằng với các đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện phân
phối theo lao động, theo đóng góp và theo hiệu quả kinh tế, cần có chính sách điều
tiết và phân phối lại thu nhập, không chỉ qua phúc l
ợi xã hội mà cần mở rộng thành
hệ thống chính sách an sinh xã hội với nhiều tầng nấc khác nhau.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Bùi Văn Nhơn (2007), trong bài báo “Công
bằng xã hội - mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã hội của Đảng ta” đăng trên Tạp
chí Cộng sản điện tử ngày 29/5/2007 đã bàn về thực chất của công bằng xã hội và
chỉ ra các yếu tố tạo nên bất công bằng trong xã hội cũng như
những vấn đề đặt ra
đối với công bằng xã hội ở nước ta. Từ đó, tác giả kiến nghị những giải pháp cho
công bằng xã hội ở Việt Nam.
Trong bài Phát triển kinh tế và văn hóa, Nguyễn Thế Đăng, (Tạp chí Văn hóa
Phật giáo) cho rằng chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng
tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên và đến năm 2010 chúng
ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào
văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO. Không chỉ là động
lực mà văn hóa còn là định hướng và là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành
mạnh. Bởi vì văn hóa là yếu tố căn bản nhất để định nghĩa con người: con người là
một sinh vật có văn hóa.
Báo cáo “An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức nào?” của UNDP Việt
Nam (nhóm tác giả Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay,
Đào Thanh Huyền và Đỗ Lê Thu Ngọc) công bố 22-8-2007 : Báo cáo này được viết
cho Chương trình Phát Triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tiếp theo Văn
kiện Đối thoại Chính sách, trong đó đưa ra những nguyên tắc chung cho các
chương trình an sinh xã hội toàn diện ở Việt Nam. Báo cáo này mang tính thực tiễn
và sử dụng số liệu từ Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam (VHLSS) để xác
định các đối tượng đang được thụ hưởng các chương trình an sinh xã hội và tác
động chung của các chương trình đó tới thu nhập và nghèo. Đây là báo cáo tập
trung xem xét tổng thể dân số và hệ thống an sinh xã hội.
Cuốn sách “Đổi mới kinh tế xã hội tại Việt nam: Nguồn gốc, sự phát triển và
ảnh hưởng của quá trình Đổi mới” (SOCIOECONOMIC RENOVATION IN
VIET NAM: The Origin, Evolution, and Impact of Doi Moi)”, Peter Boothroyd và
Phạm Xuân Nam biên tập, IDRC/ISEAS 2000.Trong quyển sách này, các học giả
Việt Nam đã mô tả nguồn gốc cũng như các tác động của những thay đổi này. Họ
11
cũng nghiên cứu xem việc chuyển đổi sang chính sách đổi mới đã ảnh hưởng như
thế nào tới phát triển nông thôn, nhà ở đô thị, nền kinh tế hộ gia đình và phúc lợi xã
hội. Bên cạnh đó, cộng tác với các học giả Canada, họ cũng nghiên cứu sự phát
triển của quá trình đổi mới và tác động của nó đối với sự phát triển trong tương lai
của Việt Nam dựa trên các khảo sát th
ực tế, văn bản tài liệu lưu giữ lại và điều tra
dân số. “Đổi mới kinh tế xã hội tại Việt Nam (Socioeconomic Renovation in
Vietnam” còn lý giải các vấn đề và câu hỏi chính mà các cố vấn chính sách cũng
như nhà hoạch định phải giải quyết để đảm bảo sự vươn lên của Việt Nam vào
cộng đồng quốc gia toàn cầu.
Tuy nhiên, những công trình trong nước và ngoài nước kể trên còn những
hạ
n chế :
- Các công trình mới chỉ bàn riêng hoặc về tăng trưởng kinh tế hoặc về bất
bình đẳng hoặc là những nghiên cứu từng mặt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội. Sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã
hội chưa được bàn một cách toàn diện. Đây là vấn đề rộng lớn liên quan đến cả
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Cần phải nghiên cứu trong tổng thể mới giải
quyết triệt để vấn đề.
- Vấn đề gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội chưa được nghiên
cứu. Ngay phạm trù tiến bộ xã hội cũng còn nhiều ý kiến khác nhau và chưa có sự
thống nhất về hình thức biểu hiện của tiến b
ộ xã hội. Đây cũng là vấn đề lớn phải
nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn.
- Các công trình khoa học ngoài nước đã có nghiên cứu khá sâu định lượng
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Các công trình khoa học
trong nước chủ yếu nghiên cứu định tính. Cần có nghiên cứu tổng hợp cả định tính
và định lượng gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và ti
ến bộ, công bằng xã hội ở Việt
nam. Cần sử dụng các mô hình toán trong nghiên cứu định lượng ở nước ta.
- Các công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt
nam tập trung cho giai đoạn 2001 – 2005, cho thời kỳ 2011 – 2020 chưa được
nghiên cứu kỹ.
- Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống
về gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế
và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta trong
điều kiện Việt nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
- Các công trình khoa học đã công bố chưa nghiên cứu những luận cứ khoa
học để đề xuất mục tiêu, quan điểm bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta.
12
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu những luận cứ khoa học để đề xuất mục
tiêu, quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,
công bằng xã hội ở nước ta giai đoạn 2011 - 2020 có ý nghĩa cấp thiết cả lý luận và
thực tiễn.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.
4.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu dưới giác độ khoa học chính trị tức là phương pháp luận về vấn
đề tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Giải quyết vấn đề ở khía cạnh
kinh tế-xã hội, nghĩa là quan hệ giữa kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và ổn
định chính trị. Xét mối quan hệ
biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,
công bằng xã hội.
- Nghiên cứu sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội
ở tầm vĩ mô. Nghiên cứu quan hệ gắn kết cả khía cạnh định lượng và định tính.
- Tiếp cận vấn đề trong hệ thống và xu thế động. Đặt nghiên cứu sự gắn kết
giữa t
ăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội trong tiến trình vận động phát
triển của đất nước, trong trạng thái mở cửa nền kinh tế, trong xu hướng hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong phân
tích, đánh giá, kiến giải thực tiễn.
Phương pháp điề
u tra khảo sát thực tế và phỏng vấn sâu được thực hiện ở 9
tỉnh, thành phố cả nước. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu điều tra và
kết quả phỏng vấn. Kết quả phân tích được thể hiện trong báo cáo tổng hợp theo
các tiêu chí nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp qua hệ thống tư liệu và tài liệu thu thập
được, chủ yếu sử dụng tài li
ệu thứ cấp. Tổng kết khái quát hoá thực tiễn thành lý
luận và các luận đề khoa học. Tổng hợp, phân tích và so sánh kinh nghiệm quốc tế,
kinh nghiệm của các quốc gia theo từng nhóm đặc thù khác nhau thông qua khảo
cứu các tài liệu thu thập được.
Phương pháp toán thống kê được sử dụng trong các mô hình toán áp dụng
phân tích thực tế quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở
nước ta.
Ngoài ra đề tài còn sử d
ụng các phương pháp khác trong nghiên cứu kinh tế
như phương pháp chuyên gia qua hội thảo, trao đổi khoa học; phương pháp sơ đồ,
biểu đồ hóa phân tích
13
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành 4 chương.
Chương 1. Lý luận về gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội.
Chương 2. Tăng trưởng kinh tế từ 1986 đến nay và thực trạng tiến bộ,
công bằng xã hội ở nước ta
Chương 3. Thực trạ
ng gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội ở nước ta.
Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm gắn kết hợp lý giữa phát
triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta giai đoạn
2011-2020.