Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi học sinh giói cấp tỉnh lớp 11 môn Sinh học bảng A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.07 KB, 6 trang )

1
Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1:
Số báo danh:…………………………… ……… …………….………………
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012

* Môn thi: SINH HỌC


* Bảng: A
* Lớp: 11
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ

Câu 1: (4 điểm)
a. Một gen ở sinh vật nhân sơ qua 5 lần phiên mã làm hình thành 3745 mối liên
kết hóa trị trong các phân tử ARN. Trong quá trình phiên mã này, giữa 2 mạch gen
liên tiếp có 9750 liên kết hydro bị phá vỡ. Tìm số liên kết ribonucleotit tự do cần dùng.
Tính số lượng mỗi loại nucleotit của gen.
b. Một tế bào nguyên phân với tốc độ không đổi qua các lần. Tổng số tế bào
con tạo ra bằng 32. Trong mỗi lần nguyên phân, tỉ lệ thời gian của các kì trung gian:
đầu: giữa: sau: cuối theo thứ tự l
ần lượt bằng 4 : 2,5 : 2 : 1 : 0,5. Biết rằng thời gian
nguyên phân của tế bào kéo dài trong 1 giờ. Hãy xác định số lần nguyên phân của tế
bào, thời gian của mỗi chu kì nguyên phân, thời gian của từng kì trong mỗi chu kì
nguyên phân.

Câu 2: (4 điểm)
a. Trình bày cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước.
b. Hãy cho biết một vài trị số của huyết áp. Trình bày sự biến động huyết áp


trong hệ mạch của người trưởng thành, nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó.

Câu 3: (4 điểm)
1. Trong phòng thí nghiệm của trường học phổ thông, giáo viên và học sinh đang
chuẩn bị tiến hành thí nghiệm “Quan sát trực tiếp hoạt động bình thường của tim Ếch”.
a. Hãy liệt kê tên thiết bị, hóa chất cần thiết cho việc tiến hành thí nghiệm.
b. Nêu các mục tiêu học sinh cần đạt được qua bài thực hành.
c. Nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
d. Giải thích tại sao có sự khác biệt về số nhịp co và lực co của tim ếch quan sát
được trướ
c và sau khi nhỏ dung dịch ađrênalin 1/100.000.
2. Ở đậu Hà lan có thể dị hoá glucôzơ theo 2 con đường khác nhau.
a. Hãy nêu tên và viết phương trình phản ứng của mỗi con đường.
b. Hãy nêu điều kiện xảy ra mỗi con đường ở đậu Hà lan.
c. Xác định tỉ lệ hiệu quả năng lượng dị hoá glucôzơ giữa 2 con đường.
d. Trong một mô, nếu năng lượng tạo ra qua hô hấp hiếu khí và lên men là bằng
nhau và đều đạt hiệu quả
tối ưu thì lượng CO
2
thải ra được chờ đợi là bao nhiêu (số
mol CO
2
/mol glucôzơ được tiêu thụ)?


(Gồm 02 trang)
CHÍNH THỨC
2
Câu 4: (4 điểm)
a. Gọi tên và phân biệt hai dạng cảm ứng sau:

- A: Chiếu sáng với cường độ thích hợp từ mọi hướng vào một hoa thì hoa nở.
- B: Khi được chiếu sáng từ một hướng nhất định, cây chỉ mọc về hướng ấy.
b. - Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội tìm áo ấm mặc. Hãy phân
tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào các phản ứng trên và đó
là các phản xạ thuộc loại nào?
- S
ự truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin khác với không có bao
mielin như thế nào?
- Hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và
sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng…)

Câu 5: (4 điểm)
a. Chất 2- 4 D là chất diệt loại cỏ một hay hai lá mầm? Tại sao? Cho 1 ví dụ.
Tại sao người ta lại dùng 2- 4 D để xử lí hạt nảy mầm trước khi đem gieo và
dùng để phun lên cây sơ ri khi ra hoa?
b. Cây mía trưởng thành sẽ ra hoa vào mùa nào? Tại sao? Để mía không ra hoa
phải làm gì? Giải thích.


HẾT









1

SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012

* Môn thi: SINH HỌC


* Bảng: A
* Lớp: 11
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (4 điểm)
a) – Số ribonucleotit tự do:
-Số liên kết hóa trị hình thành là số liên kết hóa trị nối các ribonucleotit trong
mạch ARN : rN – 1. Vì vậy qua 5 lần phiên mã tổng số liên kết hóa trị hình
thành là: 5 ( rN – 1 ) = 3745 Vậy : rN = 750 (0.5đ)
- Tổng số ribonucleotit tự do cần dùng: 5 x 750 =3750
– Số nucleeotit mỗi loại :
- Mỗi lần phiên mã, 2 mạch gen tách nhau ra làm đứt các mối liên kết hydro của
gen . Vì vậy qua 5 lần phiên mã , số liên kết hydro lần lượt bị phá vỡ là:
5H = 9750. Vậy H = 1950 = 2A + 3G (1) (0.5đ)
N/2 = rN = 750 V
ậy N = 1500 = 2A + 2G (2) (0.5đ)
Giải hệ phương trình (1) (2) : A = T = 300
G = X = 450 (0.5đ)
b) – Số lần nguyên phân của tế bào: 2
x
= 32 vậy x = 5 (0.25đ)
- Thời gian của mỗi chu kì tế bào: 1 giờ/ 5 = 12 phút (0.25đ)

- Thời gian của từng kì trong một lần nguyên phân
12 phút = kì trung gian : kì đầu : kì giữa : kì sau : kì cuối =4: 2,5: 2: 1: 0,5 (0.25đ)
- Thời gian kì trung gian: 12 x 4 / 10 = 4,8 phút (0.25đ)
- Thời gian kì đầu: 12 x 2,5 / 10 = 3 phút (0.25đ)
- Thời gian kì giữa: 12 x 2 / 10 = 2,4 phút (0.25đ)
- Thời gian kì sau: 12 x 1 /10 = 1,2 phút (0.25đ)
- Thời gian kì cuối: 12 x 0,5 / 10 = 0,6 phút (0.25đ)

Câu 2: (4 điểm)
a. Trình bày cơ chế điều ch
ỉnh quá trình thoát hơi nước:
- Cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước là cơ chế đóng mở của khí khổng
phụ thuộc vào 4 nguyên nhân: ánh sáng, AAB (axít abxixic), bơm ion, trạng thái nước.
(0.25đ)
- Khi cây ngoài sáng, lục lạp trong tế bào đóng tiến hành quang hợp làm thay
đổi nồng độ CO
2
và pH trong tế bào đóng. Sự thay đổi này dẫn đến hàm lượng đường
tăng làm tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào đóng. Hai tế bào đóng hút nước, trương
nước và khí khổng mở. (0.5đ)
- Hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tăng hoặc giảm hàm lượng các ion
trong tế bào đóng, làm thay đổi áp suất thẩm thấu và sức trương nước của các tế bào
này.
(0.25đ)
- Khi cây bị hạn, hàm lượng abxixic tăng kích thích các bơm ion hoạt động
đồng thời với việc mở các kênh ion dẫn đến việc rút các ion ra khỏi tế bào đóng làm
(Gồm 04 trang)
CHÍNH THỨC
2
cho các tế bào này giảm áp suất thẩm thấu, giảm sức trương nước và khí khổng đóng.

(0.5đ)
- Trạng thái nước của cây có ảnh hưởng lên mức độ mở khí khổng.
+ Khi cây thiếu nước: tế bào hạt đậu mất nước làm lỗ khí khép kín. (0.25đ)
+ Khi cây đủ nước: tế bào hạt đậu trương nước làm lỗ khí mở rộng (0.25đ)

b Một vài trị số c
ủa huyết áp (1.0đ)
Loại mạch
máu
Động
mạch chủ
Động
mạch lớn
Tiểu động
mạch
Mao mạch Tiểu tĩnh
mạch
Tĩnh
mạch chủ
Huyết áp
(mmHg)
120-140 110-125 40-60 20-40 10-15 Gần hoặc
bằng 0
- Sự biến động huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành: Trong hệ mạch
huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch. (0.5đ)
-Nguyên nhân là do ma sát của máu với thành mạch và ma sát của các phần tử
máu với nhau khi máu chảy trong mạch. (0.5đ)

Câu 3: (4 điểm)
1. a. Liệt kê tên thiết bị, hóa chất cần thiết cho việc tiến hành thí nghiệm

(0.5đ)
- Thiết bị: Dụng cụ mổ, khay mổ, bông thấm nước, đồng hồ
- Hóa chất: Dung dịch NaCl 0,65, dung dịch ađrênalin 1/100.000
b. Nêu các mục tiêu học sinh cần đạt được qua bài thực hành (0.5đ)
- Quan sát được hoạt động của tim ếch có tính chu kì;
- Phân biệt được các pha của một chu kì tim;
- Đếm số nhịp tim/phút;
- Rèn luyện kĩ nă
ng quan sát và làm thí nghiệm.
c. Nêu các bước tiến hành thí nghiệm (0.5đ)
- Bước 1: Hủy tủy ếch
- Bước 2: Mổ lộ tim
- Bước 3: Quan sát hoạt động của một chu kì tim
- Bước 4: Đếm số nhịp tim
d. Giải thích tại sao có sự khác biệt về số nhịp co và lực co của tim ếch
quan sát được trước và sau khi nhỏ dung dịch ađrênalin 1/100.000
Khác biệt: Tim ếch sau khi nhỏ dung dịch ađrênalin 1/100.000 có số nhịp co
nhanh hơ
n và lực co mạnh hơn. (0.25đ)
Giải thích: ađrênalin có tác động (tương tự như dây thần kinh giao cảm) làm
tim đập nhanh và mạnh lên nên làm tăng số nhịp co và lực co tim. (0.25đ)
2. a. Tên 2 con đường dị hoá glucôzơ ở đậu Hà lan: (0.25đ)
- Hô hấp hiếu khí
- Lên men (Hô hấp yếm khí)
Phương trình phản ứng của con đường hô hấp (0.25đ)
Hiếu khí: C
6
H
12
O

6
+ 6O
2
Æ 6CO
2
+ 6H
2
O + 38ATP
Lên men: C
6
H
12
O
6
Æ 2C
2
H
5
OH + 2CO
2
+ 2ATP
Lưu ý:
Học sinh trình bày lên men lactic là sai vì ở đậu Hà lan không xảy ra lên
men lactic
Æ
trừ 50% điểm của phần lên men.
b. Điều

kiện xảy ra mỗi con đường ở đậu Hà lan:
- Hô hấp hiếu khí: xảy ra trong điều kiện các tế bào mô có đủ ôxi (0.25đ)

3
- Lên men: xảy ra trong điều kiện các tế bào mô không có ôxi hoặc vào những
ngày đầu sau khi hạt nảy mầm. (0.25đ)
c. Tỉ lệ hiệu quả năng lượng dị hoá glucôzơ giữa 2 con đường là:
- Hô hấp hiếu khí: tạo ra 38ATP/ 1mol C
6
H
12
O
6

- Lên men: tạo ra 2ATP/ 1mol C
6
H
12
O
6

Æ Tỉ lệ hiệu quả năng lượng: 38/2 = 19/1 hoặc 2/38 = 1/19 (0.5đ)
d.Lượng CO
2
thải ra là: (19 × 2) + 6 = 44 (mol). (0.25đ)
Lượng CO
2
thải ra được chờ đợi trên 1 mol glucôzơ tiêu thụ là: 44: 20 = 2,2 (mol
CO
2
/mol glucô). (0.25đ)

Câu 4: (4điểm)

a. (1,75đ)
Gọi tên và phân biệt hai dạng cảm ứng

* Tên
: (1,0đ)
- A: Ứng động sinh trưởng theo ánh sáng (vận động cảm ứng theo ánh sáng).
(0.5đ)
- B: Hướng sáng (vận động định hướng đối với ánh sáng). (0.5đ)
* Phân biệt
: (0,75đ)
A (Ứng động) B (Hướng động)
Hướng kích thích: có thể từ mọi hướng Chỉ theo một hướng nhất định
Hướng cảm ứng: bất kỳ
Hướng về tác nhân kích thích (+) hoặc
hướng ngược lại – rời xa tác nhân kích
thích (–)
Cơ chế: Do tác động của tác nhân bên
ngoài/bên trong gây ra những biến đổi quá
trình sinh lý – sinh hóa (trương nước, co
nguyên sinh) với những mức độ khác
nhau ở các bộ phận thực hiện phản ứng
Do tác động của các chất hormone thực
vật (chất điều hòa sinh trưởng) gây ra sự
sinh trưởng không đồng đều về hai phía
đối diện nhau ở nơi thực hiện phản ứng
(0,25đ x 3cặp ý = 0,75đ)
b. (2.25đ)
- Khi trời lạnh:
+ Môi tím tái, sởn gai ốc là những phản xạ không điều kiện do bộ phận thần
kinh sinh dưỡng phụ trách. (0.5đ)

+ Đi tìm áo mặc là phản xạ có điều kiện và là hoạt động có ý thức do vỏ não
tham gia vào phản xạ. (0.5đ)
- Sự truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao mielin khác với không có bao mielin

Trên sợi trục không có bao mielin Trên sợi trục có bao mielin
- Xung thần kinh lan truyền liên tục trên
suốt dọc sợi trục
- Tốc độ truyền chậm
- Tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt
động của bơm Na
+
/K
+

- Xung thần kinh lan truyền theo lối
“nhảy cóc” qua các eo Ranvie
- Tốc độ truyền nhanh
- Tiêu tốn ít năng lượng cho hoạt động
của bơm Na
+
/K
+

(0,25đ x 3cặp ý = 0,75đ)
- Một số ví dụ về ứng dụng tập tính: (0.5đ)

Câu 5: (4điểm)
a. 2-4 D là chất diệt loại cỏ 2 lá mầm. (0.5đ)
4
Vì cây một lá mầm chống chịu được với 2-4 D trong khi cây 2 lá mầm lại rất

mẫn cảm với chất này. (0.25đ)
Ví dụ dùng để diệt cỏ cho lúa. (0.25đ)
Dùng 2-4 D xử lí hạt nảy mầm trước khi đem gieo vì ở nồng độ thấp 2-4 D kích
thích sinh trưởng. (0.5đ)
- Dùng 2-4 D để phun lên cây sơ ri lúc ra hoa vì ở nồng độ thích hợp 2-4 D giúp
cây đậu hoa, đậu quả.
(0.5đ)
b. Cây mía ra hoa vào mùa đông vì là cây ngày ngắn. (0.5đ)
- Phải ngắt quãng thời gian tối bằng cách chiếu sáng ban đêm (ở Cuba người ta
bắn pháo hoa vào ban đêm mùa đông). (0.5đ)
Làm như vậy vì mùa đông ngày ngắn đêm dài, cây mía sẽ ra hoa. Ta lại biết quá
trình ra hoa phụ thuộc vào thời gian tối. (0.5đ)
Do đó phải chiếu sáng vào ban đêm để chia đêm dài thành 2 đêm ngắn và cây
mía sẽ không ra hoa. (0.5đ)

HẾT

×