Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Xây dựng bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện e

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 107 trang )





BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



PHAN THỊ THU

XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN E
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ




HÀ NỘI – 2015




BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



PHAN THỊ THU


XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN E
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ


Ngƣời hƣớng dẫn:
1. TS. Phạm Thị Thúy Vân
2. ThS. Nguyễn Trung Nghĩa
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược lâm sàng
2. Bệnh viện E


HÀ NỘI – 2015




LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới
TS. Phạm Thị Thúy Vân – Phó Trưởng bộ môn Dược lâm sàng,
ThS. Nguyễn Trung Nghĩa – Trưởng khoa Dược, Bệnh viện E,
hai người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học
tập cũng như nghiên cứu để hoàn thành tốt khóa luận này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới Th.S Lê Bá Hải – Giảng viên bộ môn
Dược lâm sàng và DS Nguyễn Thị Hà – Dược sĩ lâm sàng bệnh viện E đã luôn
theo sát, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, các
thầy cô giáo Bộ môn Dược lâm sàng và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà

Nội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em để hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cán bộ, dược sĩ Khoa Dược, Phòng Kế
hoạch - Tổng hợp, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và khoa Truyền nhiễm, Bệnh
viện E, đã luôn nhiệt tình, động viên và khuyến khích em trong suốt khoảng thời
gian thực hiện khóa luận.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình và bạn bè, những người luôn bên cạnh quan tâm, ủng hộ, động viên em trong
những lúc khó khăn, giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong suốt 5 năm
đại học.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Phan Thị Thu





MỤC LỤC
DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Đánh giá sử dụng kháng sinh 3
1.2. Các bộ công cụ đánh giá sử dụng kháng sinh 5
1.2.1. Bộ công cụ ESAC (European Surveillance of Antimicrobial
Consumption) 5
1.2.2. Bộ công cụ MSH (Management Sciences for Health – MSH) 7

1.3. Chuyển đổi đƣờng dùng kháng sinh từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống và việc
chuyển đổi từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống của kháng sinh quinolon 9
1.3.1. Tình hình chuyển đổi đƣờng dùng kháng sinh từ đƣờng tiêm sang
đƣờng uống 9
1.3.2. Các tiêu chí chuyển đổi đƣờng dùng thuốc từ đƣờng tiêm sang đƣờng
uống theo một số hƣớng dẫn 11
1.3.3. Hƣớng dẫn liều chuyển đổi kháng sinh quinolon từ đƣờng tiêm sang
đƣờng uống 12
1.3.4. Các nghiên cứu về việc chuyển đƣờng dùng từ đƣờng tiêm sang đƣờng
uống của kháng sinh nói chung và kháng sinh nhóm quinolon 13
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. NỘI DUNG 1: Khảo sát sơ bộ tình hình sử dụng KS tại bệnh viện E 16
2.1.1. Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện E giai đoạn 2012 –
2014, dựa trên liều DDD kháng sinh theo thời gian 16
2.1.2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh nhóm quinolon 16
2.2. NỘI DUNG 2: Xây dựng bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh ở
bệnh viện E 17
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 17



2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 17
2.3. NỘI DUNG 3: Áp dụng bộ công cụ vừa xây dựng đánh giá thử nghiệm tình
hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện E 21
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ 22
3.1. Khảo sát sơ bộ tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện E 22
3.1.1. Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh giai đoạn 2012 - 2014 22
3.1.2. Kết quả khảo sát sơ bộ về kháng sinh nhóm quinolon trên bệnh án 24
3.2. Bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh viện 28
3.2.1. Kết quả lấy ý kiến lựa chọn bộ công cụ cơ sở 28

3.2.2. Các chỉ tiêu áp dụng theo chỉ tiêu của bộ công cụ MSH 29
3.2.3. Các chỉ tiêu sửa đổi từ chỉ tiêu của bộ công cụ MSH 31
3.2.4. Các chỉ tiêu không áp dụng từ chỉ tiêu của bộ công cụ MSH 32
3.2.5. Các chỉ tiêu bổ sung về đánh giá kháng sinh nhóm quinolon 32
3.2.6. Kết quả về việc xây dựng chỉ tiêu chuyển đổi đƣờng dùng kháng sinh
quinolon từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống 34
3.3. Kết quả áp dụng bộ công cụ đánh giá thử nghiệm tình hình sử dụng kháng sinh
tại bệnh viện E 36
3.3.1. Đặc điểm bệnh nhân và kháng sinh sử dụng 38
3.3.2. Kết quả đánh giá thử nghiệm tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
E theo bộ công cụ vừa xây dựng 39
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 42
4.1. Bàn luận về kết quả khảo sát sơ bộ tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện
E 42
4.2. Bàn luận về việc xây dựng bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh ở
bệnh viện 44
4.2.1. Về phƣơng pháp xây dựng bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng
sinh ở bệnh viện E 44
4.2.2. Về các chỉ tiêu của bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh
tại bệnh viện E 44



4.2.3. Bàn luận về xây dựng tiêu chí chuyển đổi đƣờng dùng kháng sinh
quinolon từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống 46
4.3. Bàn luận về kết quả đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh viện E theo
bộ công cụ mới xây dựng 46
4.3.1. Bàn luận về việc kê đơn kháng sinh tại bệnh viện 46
4.3.2. Bàn luận về mục đích sử dụng kháng sinh và việc sử dụng kháng sinh ở
bệnh nhân có phẫu thuật/thủ thuật 47

4.3.3. Bàn luận về chi phí kháng sinh 48
4.3.4. Bàn luận về thời gian điều trị của bệnh nhân 48
4.3.5. Bàn luận về các chỉ tiêu đánh giá sử dụng kháng sinh quinolon 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 51
Kết luận 51
Đề xuất 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

Tên viết tắt
Ý nghĩa
BN
Bệnh nhân
COPD
Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
DDD
Liều xác định hàng ngày (Defined Daily Dose)
DTCs
Hội đồng thuốc và điều trị
ESAC
Chƣơng trình Giám sát Sử dụng kháng sinh ở Châu Âu (European
Surveillance of Antimicrobial Consumption)
FDA
Tổ chức Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ
GAAT

Bộ công cụ kiểm soát kháng sinh Glasgow (Glasgow
Antimicrobial Audit Tool)
HCAI
Các bệnh nhiễm trùng có liên quan chăm sóc y tế
HP
Helicobacter pylori
IV
Đƣờng tiêm
KS
Kháng sinh
MSH
Tổ chức Khoa học Quản lý Sức khỏe (Management Sciences for
Health)
NHS
National Health Service
NK
Nhiễm khuẩn
RPM Plus
Chƣơng trình Quản lý Sử dụng thuốc Hợp lý (Rational
Pharmaceutical Management Plus
SPS
Chƣơng trình nâng cao năng lực hệ thống Dƣợc (The
Strengthening Pharmaceutical Systems (SPS) Program)
PO
Đƣờng uống
TB
Trung bình
VPQ
Viêm phế quản
WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)




DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Các kháng sinh có sinh khả dụng cao đƣợc đề xuất trong
chƣơng trình chuyển đổi đƣờng tiêm sang đƣờng uống
11
Bảng 1.2
Hƣớng dẫn liều chuyển đổi đƣờng dùng kháng sinh
quinolon
13
Bảng 3.1.
Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân sử dụng kháng sinh
quinolon
25
Bảng 3.2
Các kháng sinh quinolon đƣợc dùng
26
Bảng 3.3
Phân loại bệnh án theo lý do sử dụng kháng sinh và chẩn
đoán bệnh nhiễm khuẩn
27
Bảng 3.4

Các chỉ tiêu áp dụng theo chỉ tiêu của bộ công cụ MSH
30
Bảng 3.5
Các chỉ tiêu sửa đổi từ chỉ tiêu của bộ công cụ MSH
31
Bảng 3.6
Các chỉ tiêu không áp dụng từ chỉ tiêu của bộ công cụ
MSH
32
Bảng 3.7
Liều dùng khi chuyển đổi đƣờng dùng IV - PO
36
Bảng 3.8
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến bệnh viện
37
Bảng 3.9
Một số đặc điểm bệnh nhân và kháng sinh sử dụng
38
Bảng 3.10
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về chất lƣợng
39
Bảng 3.11
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu liên quan chăm sóc và chỉ
tiêu bổ sung
41




DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Tên hình
Trang
Hình 1.1. Chi phí kháng sinh so với tổng chi phí các thuốc khác ở 6
bệnh viện Lesotho năm 2011
8
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
15
Hình 3.1. Liều DDD tiêu thụ của các nhóm kháng sinh giai đoạn
2012 – 2014
22
Hình 3.2. Liều DDD tiêu thụ về kháng sinh đƣờng tiêm của các nhóm
kháng sinh giai đoạn 2012 – 2014
23
Hình 3.3. Tỉ lệ liều DDD các nhóm kháng sinh đƣờng tiêm năm 2014
23
Hình 3.4. Liều DDD đƣờng tiêm và đƣờng uống của kháng sinh
quinolon giai đoạn 2012 – 2014
24
Hình 3.5. Sơ đồ đề xuất khả năng chuyển đổi đƣờng dùng kháng sinh
35


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Báo cáo tình hình thuốc thế giới của WHO năm 2011 kết luận rằng việc sử
dụng kháng sinh không hợp lý, bao gồm sử dụng sai và lạm dụng kháng sinh, là một
vấn đề nghiêm trọng toàn cầu. Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh không hợp lý

là sự gia tăng kháng kháng sinh, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát các bệnh
nhiễm khuẩn, làm tăng chi phí điều trị và chi phí chăm sóc sức khỏe, đồng thời,
kháng kháng sinh đe dọa lợi ích chăm sóc sức khỏe của xã hội [40]. Đặc biệt, gánh
nặng ở các nƣớc đang phát triển về các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt
buộc cho việc thay thế những kháng sinh cũ bằng kháng sinh mới, đắt tiền [34]. Vì
vậy, các cơ sở điều trị cũng nhƣ các quốc gia cần có đánh giá tình hình sử dụng
kháng sinh để có cái nhìn tổng quát về việc sử dụng kháng sinh ở đơn vị mình, từ
đó thay đổi thực hành lâm sàng, nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh hợp
lý, góp phần làm giảm sự đề kháng kháng sinh.
Hai bộ công cụ thƣờng đƣợc các cơ sở điều trị trên thế giới áp dụng để đánh
giá tình hình sử dụng kháng sinh là 2 bộ công cụ đƣợc đƣa ra từ hai chƣơng trình là
Chƣơng trình Giám sát Sử dụng kháng sinh ở Châu Âu (European Surveillance of
Antimicrobial Consumption - ESAC) và Chƣơng trình Quản lý Sử dụng thuốc Hợp
lý (Rational Pharmaceutical Management Plus - RPM Plus) của Tổ chức Khoa học
Quản lý Sức khỏe (Management Sciences for Health - MSH). Mỗi bộ công cụ có
đặc điểm riêng, phù hợp với mục tiêu của từng chƣơng trình.
Tại bệnh viện E, để triển khai chƣơng trình góp phần sử dụng kháng sinh hợp
lý, khoa Dƣợc bệnh viện hằng năm cần có đánh giá sử dụng kháng sinh, góp phần
thay đổi thực hành lâm sàng, nâng cao tỉ lệ sử dụng thuốc hợp lý. Do vậy, việc xây
dựng một bộ công cụ đánh giá sử dụng kháng sinh có thể dễ dàng áp dụng trong
thực hành, đánh giá đƣợc các khía cạnh quan trọng của tình hình thực tế sử dụng
thuốc tại bệnh viện là một yêu cầu cần thiết.
Để góp phần vào việc đánh giá sử dụng kháng sinh tại bệnh viện E, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng
kháng sinh tại bệnh viện E” với các mục tiêu sau:
2


- Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện E trong giai đoạn 2012 –
2014.

- Xây dựng bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh viện E
thông qua việc rà soát các tài liệu, lấy ý kiến dƣợc sỹ khoa Dƣợc và khảo sát
bệnh án.
- Áp dụng bộ công cụ xây dựng đƣợc để đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh
ở bệnh viện E.

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đánh giá sử dụng kháng sinh
Báo cáo giám sát toàn cầu năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới về đề kháng
kháng sinh cho thấy rằng khả năng kháng thuốc kháng sinh không thể dự đoán
trƣớc trong tƣơng lai; nó đang xảy ra ngay lúc này, trên khắp thế giới, và gây ra
nhiều rủi ro trong điều trị bệnh nhiễm trùng phổ biến trong cộng đồng và bệnh viện
[40]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh là lạm
dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không hợp lý.
Nghiên cứu của Dekker AR và cộng sự về việc kê đơn kháng sinh không thích
hợp cho những chỉ định đƣờng hô hấp cho thấy tỉ lệ kê đơn kháng sinh chung là
38%, trong đó có 46% đơn kê kháng sinh không đúng theo hƣớng dẫn [16]. Nghiên
cứu của European COPD Audit theo dõi việc kê đơn kháng sinh thích hợp cho các
bệnh nhân nhập viện do đợt cấp COPD cho thấy 86% đƣợc kê đơn kháng sinh,
trong đó chỉ có 61,4% là theo khuyến cáo [25]. Một cuộc điều tra về việc sử dụng
kháng sinh ở Đại học Mustafa Kemal, Bệnh viện Y khoa năm 2009 cho thấy tỉ lệ
bệnh nhân đƣợc kê đơn kháng sinh là 61,5%, trong đó 40,5% kháng sinh đƣợc kê
đơn không phù hợp [20]. Nghiên cứu khảo sát tỉ lệ điểm tại bệnh viện Antrim khu
vực Anh-Bắc Ailen năm 2008-2009 cho kết quả tỉ lệ kê đơn kháng sinh tại bệnh
viện phù hợp với hƣớng dẫn là 70% [10]. Nghiên cứu về việc kê đơn kháng sinh tại
10 bệnh viện Scotland áp dụng bộ công cụ GAAT cho kết quả: tỉ lệ sử dụng kháng
sinh trong bệnh viện là 28,3%, trong đó 35,3% sử dụng theo đƣờng tiêm truyền tĩnh

mạch; 28,2% đƣợc chuyển đƣờng dùng từ đƣờng tiêm truyền tĩnh mạch sang đƣờng
uống. Kháng sinh hay gặp là cephalosporin thế hệ 3 (28,3%); amoxicillin kết hợp
acid clavulanic (20,2%); metronidazol (19,2%); glycopeptid (18,6%) [35]. Một cuộc
khảo sát tỉ lệ điểm đa trung tâm về sử dụng kháng sinh không thích hợp trong các
bệnh viện Nhi khoa Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tỉ lệ bệnh nhân đƣợc kê đơn kháng sinh là
54,6%, trong đó 46,7% bệnh nhân nhận đƣợc ít nhất một kháng sinh không phù
hợp. Nhiễm trùng đƣờng hô hấp là chỉ định phổ biến nhất cho việc sử dụng kháng
sinh (29,4%). Sử dụng kháng sinh không phù hợp phổ biến nhất ở bệnh nhiễm trùng
4


tổ chức sâu (54,7%) và nhiễm trùng đƣờng hô hấp (56,5%). Tỉ lệ kháng sinh
fluoroquinolon đƣợc sử dụng không phù hợp cao nhất so với các kháng sinh khác
(81,8%) [12]. Một cuộc khảo sát tỉ lệ sử dụng kháng sinh không phù hợp ở bệnh
viện chuyên khoa lớn ở Thụy Sĩ cho thấy tỉ lệ sử dụng kháng sinh là 44,4%, trong
đó 75,4% kháng sinh đƣợc kê đơn điều trị và 24,6% đƣợc kê đơn dự phòng phẫu
thuật, trong đó 37,0% kháng sinh điều trị và 16,6% kháng sinh dự phòng đƣợc kê
đơn là không phù hợp. Đặc điểm thƣờng gặp nhất của việc kê đơn điều trị không
thích hợp bao gồm: Không có chỉ định (17,5%); lựa chọn kháng sinh không đúng
(7,6%); lựa chọn thuốc không đúng (9,3%); và không theo hƣớng dẫn điều trị (8%).
Đặc điểm của kháng sinh dự phòng không phù hợp là: Không có chỉ định (9%); lựa
chọn kháng sinh không đúng (1%); thời gian sử dụng kháng sinh quá dài hoặc sử
dụng không phù hợp khác (6,7%). Dựa trên những kết quả này, các nhà quản lý sẽ
tăng cƣờng giáo dục, hƣớng dẫn sửa đổi thể chế và phát triển hơn nữa các dịch vụ
tƣ vấn các bệnh truyền nhiễm [14].
Một số nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh đã đƣợc tiến hành ở
một số bệnh viện của Việt Nam. Phân tích việc sử dụng kháng sinh nhóm quinolon
ở khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai năm 2012 cho thấy tỉ lệ kháng sinh
ciprofloxacin dùng đƣờng tiêm chiếm 95,9% tỉ lệ sử dụng, kháng sinh levofloxacin
đƣờng tiêm là 84,5%. Có 58,65% bệnh nhân sử dụng kháng sinh quinolon có liều

dùng phù hợp với khuyến cáo [6]. Nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng kháng
sinh tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2009-2011 cho thấy có 67,31%
bệnh nhân sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4 phù hợp về
chỉ định [3]. Nghiên cứu hồi cứu khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh
viện Nông Nghiệp giai đoạn 2009-2011 đã cho thấy cephalosporin thế hệ 3 là nhóm
kháng sinh đƣợc sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là ceftriaxon. Tỉ lệ sử dụng
ceftriaxon không hợp lý về chỉ định là 47,6%, không hợp lý về liều dùng là 41%[4].
Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh không hợp lý làm gia tăng các chủng đề
kháng kháng sinh, làm xuất hiện thêm các bệnh nhiễm trùng đe dọa sức khỏe ngƣời
dân. Nhiễm khuẩn gây ra bởi các vi khuẩn kháng thuốc dẫn đến thất bại trong điều
5


trị mà hậu quả là kéo dài thời gian mắc bệnh, tăng nguy cơ tử vong, kéo dài thời
gian nằm viện và làm tăng số ngƣời bị lây trong cộng đồng [34], [40].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra vấn đề sử dụng thuốc ở các nƣớc đang
phát triển, cần thiết có những nỗ lực để cải thiện việc sử dụng thuốc, nâng cao nhận
thức các vấn đề cản trở việc sử dụng thuốc hợp lý. Sau 3 lần hội nghị quốc tế về
nâng cao sử dụng thuốc hợp lý, WHO đã xác định sự cần thiết có một bộ các chỉ
tiêu và phƣơng pháp phù hợp để đánh giá việc sử dụng thuốc ở bệnh viện, đặc biệt,
cần có bộ chỉ tiêu về nghiên cứu sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Việc phát
hiện các vấn đề cùng với việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện là bƣớc đầu tiên
để đánh giá các nguyên nhân cơ bản và hành động khắc phục hậu quả [27].
1.2. Các bộ công cụ đánh giá sử dụng kháng sinh
1.2.1. Bộ công cụ ESAC (European Surveillance of Antimicrobial Consumption)
1.2.1.1. Nguồn gốc và các chỉ số
Chƣơng trình giám sát sử dụng kháng sinh của Châu Âu (ESAC) đƣợc thiết
lập từ năm 2000 và đƣợc chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (ESAC-1): năm 2001-
2003; giai đoạn 2 (ESAC-2): năm 2003-2007; và giai đoạn 3 (ESAC-3): năm 2007-
2010 [22].

- Trong giai đoạn 1, thông tin đƣợc thu thập từ nguồn cơ sở dữ liệu chung của
quốc gia, bao gồm cả thông tin về dân số, mô hình bệnh tật, hệ thống y tế cũng nhƣ
thông tin về tiêu thụ kháng sinh. Trong giai đoạn này, các chỉ số đƣợc thiết kế, sử
dụng ở quy mô quốc gia, không dùng cho từng bệnh viện cụ thể.
- Trong giai đoạn 2, thông tin đƣợc thu thập từ các bệnh viện thông qua điều
tra cắt ngang. Mẫu phiếu đƣợc đƣa lên trang web của chƣơng trình và việc hoàn
thiện dữ liệu vào phiếu có thể tiến hành trực tuyến. Giai đoạn này giúp chuẩn hóa
phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ hình thức báo cáo. Các chỉ tiêu bao gồm đặc
điểm bệnh nhân, kháng sinh, chỉ định, mức độ hợp lý theo hƣớng dẫn điều trị.
- Trong giai đoạn 3, trên cơ sở đã hoàn thiện chƣơng trình thu thập dữ liệu
trực tuyến, vẫn là nghiên cứu cắt ngang nhƣng cỡ mẫu điều tra đƣợc mở rộng, cơ sở
dữ liệu đƣợc hình thành dƣới dạng sách điện tử, thuận tiện cho công tác tra cứu, báo
6


cáo…Các chỉ số đƣợc đánh giá trong giai đoạn 3 bao gồm: các chỉ tiêu liên quan
đến đề kháng, giải thích sự biến động trong sử dụng kháng sinh, đích can thiệp để
cải thiện [22].
1.2.1.2. Một số nghiên cứu áp dụng bộ chỉ số của ESAC
Một số nghiên cứu điển hình đã áp dụng bộ công cụ của ESAC đƣợc thực hiện
ở nhiều nơi trên thế giới: Đánh giá chất lƣợng sử dụng kháng sinh điều trị ngoại trú
tại châu Âu vào năm 2009 dựa trên 12 chỉ số chất lƣợng thuốc cụ thể của ESAC cho
thấy chất lƣợng sử dụng thuốc kháng sinh ngoại trú giảm từ năm 2004 đến năm
2009 [8].
Nghiên cứu về việc sử dụng kháng sinh ở Latvia, giai đoạn 2003-2007 cho kết
quả các nhóm kháng sinh thƣờng đƣợc sử dụng nhất là cephalosporin thế hệ đầu
tiên (35,6-38,9%), penicilin phổ rộng (17,5-23,0%), fluoroquinolon (8,4-14,5%) và
các aminoglycosid (7,7-12,6%). Cefazolin là kháng sinh đƣợc sử dụng phổ biến
nhất. Kháng sinh đƣợc sử dụng chủ yếu bằng đƣờng tĩnh mạch. Tỉ lệ uống dao động
từ 15,1% đến 21,8%. Một tỉ lệ lớn (13,3%) của các loại thuốc kháng sinh đƣợc sử

dụng không có lý do rõ ràng [18].
So sánh các cuộc điều tra tỉ lệ điểm các bệnh nhiễm trùng có liên quan chăm
sóc y tế (HCAI) thực hiện vào năm 2003, năm 2005 và năm 2007 ở Lithuania, tỉ lệ
nhiễm trùng đƣờng hô hấp dƣới tăng (từ 26,3% đến 32,3%), trong khi tỉ lệ nhiễm
trùng đƣờng tiết niệu và nhiễm trùng đƣờng máu giảm (tƣơng ứng từ 11,6% đến
6,7% và từ 8,9% đến 2,3%). Vi khuẩn Gram dƣơng chiếm phần lớn các trƣờng hợp
HCAI. Khoảng một phần ba số bệnh nhân đang điều trị bằng kháng sinh bao gồm
penicillin, penicilin phổ rộng, cephalosporin thế hệ thứ nhất/ thế hệ thứ hai và
aminoglycosid [38].
Một cuộc khảo sát tỉ lệ điểm của việc sử dụng kháng sinh trong 4 bệnh viện
giảng dạy chăm sóc cấp tính ở Bắc Ireland sử dụng các công cụ của Chƣơng trình
Giám sát Sử dụng Kháng sinh ở châu Âu (ESAC). Các kháng sinh thƣờng đƣợc sử
dụng nhất là sự kết hợp của penicillin với các chất ức chế β-lactamase (33,6%),
metronidazol (9,1%), và các macrolid (8,1%). Các chỉ định điều trị đƣợc ghi nhận ở
7


84,3% các trƣờng hợp đƣợc kê đơn. Kết quả cho thấy 52,4% các loại thuốc kháng
sinh đƣợc kê đơn phù hợp với các nguyên tắc sử dụng kháng sinh của bệnh viện [9].
1.2.2. Bộ công cụ MSH (Management Sciences for Health – MSH)
1.2.2.1. Nguồn gốc và các chỉ số
Bộ công cụ đánh giá sử dụng kháng sinh trong bệnh viện “Cách đánh giá sử
dụng kháng sinh trong bệnh viện: Các chỉ số đƣợc lựa chọn” (How to Investigate
Antimicrobial Use in Hospitals: Selected Indicators) đƣợc xây dựng và phát triển
bởi Chƣơng trình Quản lý Sử dụng thuốc Hợp lý (Rational Pharmaceutical
Management Plus - RPM Plus) của Tổ chức Khoa học Quản lý Sức khỏe
(Management Sciences for Health - MSH), sau đó đƣợc chỉnh sửa bởi Chƣơng trình
Nâng cao năng lực hệ thống Dƣợc (The Strengthening Pharmaceutical Systems
(SPS) Program). Bộ chỉ số này đƣợc xây dựng trên cơ sở của bộ chỉ số xây dựng
trên bệnh nhân ngoại trú sử dụng kháng sinh đƣợc đƣa ra năm 1993 và đƣợc điều

chỉnh cho phù hợp với bệnh nhân thuộc khu vực nội trú [27].
Mục đích của hƣớng dẫn này là để xác định các chỉ số sẽ mô tả khách quan
việc quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh viện và để cung cấp các công cụ
và từng bƣớc hƣớng dẫn để thiết kế và thực hiện đánh giá về sử dụng kháng sinh và
quản lý tại các bệnh viện. Hƣớng dẫn sẽ làm theo mô hình của các hƣớng dẫn đánh
giá của Chƣơng trình Quản lý Dƣợc quốc gia trƣớc đây và công bố của WHO bằng
cách trình bày một số giới hạn các chỉ số hữu ích cho kiểm tra, giám sát và đánh giá
tác động. Bởi vì các chỉ số này không cần phải điều chỉnh và có thể đƣợc sử dụng
trong bất kỳ nghiên cứu sử dụng kháng sinh dựa trên chỉ số, họ cung cấp một công
cụ đơn giản để đánh giá nhanh chóng và đáng tin cậy các khía cạnh quan trọng của
việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Bộ chỉ số này đƣợc dự định nhƣ là một
công cụ đánh giá nhanh có thể đƣợc sử dụng bởi các quản trị bệnh viện, hội đồng
thuốc và điều trị (DTCs), các nhà nghiên cứu, quản lý chƣơng trình ở các nƣớc đang
phát triển để xác định vấn đề với việc sử dụng kháng sinh trong các bệnh viện của
họ. Nó sẽ cho phép so sánh cơ bản của việc sử dụng kháng sinh cả trong một bệnh
viện theo thời gian và giữa các bệnh viện. Điều này thiết lập các chỉ số có thể đƣợc
8


sử dụng tại các huyện, khu vực, hoặc giới thiệu tuyến bệnh viện. Lý tƣởng nhất, tất
cả các chỉ số sẽ đƣợc sử dụng trong một nghiên cứu, nhƣng một số bệnh viện có thể
thấy rằng họ sẽ sử dụng các chỉ số chỉ đƣợc lựa chọn áp dụng cho những trƣờng hợp
cụ thể của mình. Ví dụ, một bệnh viện nhỏ mà không có dịch vụ phẫu thuật sẽ
không cần phải sử dụng hai chỉ số về việc dự phòng phẫu thuật. Bệnh viện mà
không có dịch vụ xét nghiệm đầy đủ sẽ không thực sự tính toán chỉ số bổ sung thử
nghiệm độ nhạy cảm.
Bộ chỉ số gồm 17 chỉ số, trong đó mƣời sáu chỉ số chính liên quan đến việc sử
dụng kháng sinh trong bệnh viện đƣợc mô tả: 5 chỉ số liên quan đến bệnh viện, 9
chỉ số liên quan đến việc kê đơn, và 2 chỉ số liên quan tới việc chăm sóc bệnh nhân,
chỉ số thứ 17 là chỉ số phụ liên quan đến thử độ nhạy cảm của thuốc với vi khuẩn

gây bệnh. Mỗi chỉ số đều có mô tả chi tiết về vai trò, định nghĩa, cách thu thập số
liệu, cách tính toán, công cụ và ví dụ minh họa [27]. Các chỉ số đƣợc trình bày cụ
thể trong phụ lục 1.
1.2.2.2. Một số nghiên cứu áp dụng bộ chỉ số MSH
Một nghiên cứu áp dụng bộ công cụ MSH đã đƣợc thực hiện tại 6 bệnh viện ở
Lesotho năm 2011. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ bệnh nhân đƣợc kê
đơn kháng sinh tại 6 bệnh viện chiếm 37,6%, chi phí kháng sinh chiếm 69,1% chi
phí thuốc. Số thuốc trung bình đƣợc kê trên 1 bệnh nhân là 3,8. Tuân thủ theo
hƣớng dẫn điều trị chuẩn là 42,8%, và 79% thuốc đƣợc kê đơn thuộc danh mục
thuốc thiết yếu [31].
9



Hình 1.1. Chi phí kháng sinh so với tổng chi phí các thuốc khác ở 6 bệnh
viện Lesotho năm 2011 [31]
Một nghiên cứu cắt ngang đánh giá mô hình sử dụng thuốc áp dụng các chỉ
tiêu kê đơn của WHO tại bệnh viện giảng dạy Hawassa và bệnh viện chuyên khoa,
phía Nam Ethiopia cho kết quả tỉ lệ kê đơn kháng sinh là 58,1%. Các kháng sinh
đƣợc kê đơn phổ biến nhất là amoxicillin là (16,4%), ampicillin (15%), gentamicin
(14,9%) và chloramphenicol (11,6%) [17].
Tại Việt Nam, đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Trung
ƣơng Quân đội 108 áp dụng bộ công cụ MSH cho một số kết quả nhƣ sau: tỉ lệ bệnh
nhân đƣợc kê đơn kháng sinh trong bệnh viện là 44,3%, trung bình mỗi bệnh nhân
đƣợc kê đơn 2,1 kháng sinh trong thời gian nằm viện, chi phí trung bình kháng sinh
cho mỗi bệnh nhân sử dụng kháng sinh là 1.344.000 đồng, chi phí kháng sinh chiếm
44,3% so với tổng chi phí thuốc của bệnh viện [7].
1.3. Chuyển đổi đƣờng dùng kháng sinh từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống và
việc chuyển đổi từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống của kháng sinh quinolon
1.3.1. Tình hình chuyển đổi đường dùng kháng sinh từ đường tiêm sang đường

uống
Kháng sinh là những thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất trong bệnh viện. Trung
bình, một phần ba số bệnh nhân đƣợc kê đơn kháng sinh điều trị, và khoảng 40%
10


những bệnh nhân này đƣợc sử dụng kháng sinh đƣờng tiêm. Có đến khoảng 40%
đơn kê kháng sinh không đúng hoặc không phù hợp, thƣờng phản ánh sự lạm dụng
các kháng sinh đƣờng tiêm đắt tiền [29]. Một nghiên cứu thu thập dữ liệu trong
khoảng thời gian 3 tháng tại 5 bệnh viện trƣờng đại học ở Áo, Bỉ và Đức, trên 211
bệnh nhân điều trị kháng sinh đƣờng tiêm đã chỉ ra rằng có 37,0% bệnh nhân đƣợc
điều trị bằng kháng sinh đƣờng tiêm không thích hợp, dao động từ 17,5% lên 53,8%
ở các bệnh viện [11]. Sử dụng không hợp lý đƣờng tiêm có thể gây ra hậu quả bất
lợi cho bệnh nhân, sự kháng kháng sinh trong tƣơng lai, mất nhiều thời gian của
nhân viên và tăng thêm chi phí điều trị.
Thận trọng kê đơn kháng sinh, bao gồm đƣờng dùng và độ dài đợt điều trị hợp
lý, sẽ giúp tránh đƣợc các hậu quả và đảm bảo chăm sóc bệnh nhân tối ƣu và sử
dụng các nguồn lực [37].
Một số lợi ích từ việc sớm chuyển đường dùng từ đường tiêm sang đường
uống:
- Giảm khả năng mắc phải nhiễm khuẩn huyết ở bệnh viện và nhiễm trùng/viêm
tĩnh mạch.
- Bệnh nhân thích hơn khi đƣợc dùng kháng sinh đƣờng uống tại đúng thời
điểm và ít quên liều hơn. Giảm sự khó chịu của bệnh nhân và cho phép cải
thiện sự di chuyển và khả năng xuất viện sớm hơn.
- Giảm nguy cơ của phản ứng có hại; sai sót trong chuẩn bị các thuốc tiêm cao
hơn so với đƣờng uống.
- Tiết kiệm thời gian chăm sóc và điều dƣỡng.
- Giảm chi phí điều trị tiềm tàng cho phép tài chính phân bổ hợp lý hơn [37],
[15], [36]

Hiện nay, tại nhiều bệnh viện các dƣợc sĩ lâm sàng đã tham gia và chịu trách
nhiệm xây dựng các bảng, các danh mục đề xuất chuyển đổi thuốc đƣờng tiêm
truyền tĩnh mạch sang đƣờng uống (bao gồm kháng sinh có sinh khả dụng cao) theo
các chỉ tiêu phù hợp, với sự phê duyệt của hội đồng thuốc và điều trị. Căn cứ trên
những chỉ tiêu này, những bệnh nhân ổn định trên lâm sàng, sẽ đƣợc chuyển đổi
11


đƣờng dùng từ tiêm sang dạng thuốc uống sau khi có sự thống nhất với bác sĩ điều
trị. Một số kháng sinh thƣờng nằm trong danh mục các thuốc đƣợc đề xuất chuyển
đổi, đƣợc tóm tắt trong bảng 1.1 [19].
Bảng 1.1. Các kháng sinh có sinh khả dụng cao được đề xuất trong
chương trình chuyển đổi đường tiêm sang đường uống [37]
Tên kháng sinh
Sinh khả dụng đường uống
Levofloxacin
98%
Ciprofloxacin
70 – 80%
Metronidazol
80 – 100%
Clindamycin
90%
Rifampicin
90 – 95%
Linezolid
100%
Fluconazol
90%


1.3.2. Các tiêu chí chuyển đổi đường dùng thuốc từ đường tiêm sang đường
uống theo một số hướng dẫn
Theo các hƣớng dẫn chuyển liệu pháp điều trị từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống
của Malaysia [33], của NHS Grampian (Scotland) [37], bệnh nhân đƣợc dùng kháng
sinh đƣờng tiêm nếu:
- Bệnh nhân có vấn đề về đƣờng uống (nôn, không uống đƣợc, tiêu chảy
nghiêm trọng, khó nuốt, bất tỉnh). Bệnh nhân có vấn đề về đƣờng tiêu hóa:
không hoặc giảm hấp thu qua đƣờng tiêu hóa.
- Tình trạng nhiễm trùng (Sepsis):
o Có 2 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau: nhiệt độ: T > 38°C hoặc T < 36℃,
nhịp tim > 90 nhịp/phút, nhịp thở > 20/phút, bạch cầu > 12 hoặc < 4 G/l.
o Có nghi ngờ nhiễm khuẩn.
- Tình trạng lâm sàng không cải thiện hoặc nặng thêm sau 48-72 giờ điều trị
(dựa vào các thông số nhiệt độ, nhịp thở, số lƣợng bạch cầu…).
12


- Chỉ định đặc biệt trong các trƣờng hợp cần liều cao tĩnh mạch: viêm màng
trong tim, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ƣơng (viêm màng não, áp xe não…),
viêm ổ mắt, viêm tủy xƣơng, viêm nội nhãn, nhiễm trùng bộ phận giả, bệnh bọ
chét chuột (ít nhất 10-14 ngày điều trị đƣờng tiêm), áp xe sâu.
- Sốt trên bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính:
o Nhiệt độ cơ thể > 38,5°C hoặc nhiệt độ đo 2 lần, cách nhau 2 giờ đều >
38°C
o Số lƣợng bạch cầu trung tính <500/mm³ hoặc có xu hƣớng giảm xuống
dƣới giá trị này trong 1 vài giờ tới.
- Không sẵn có thuốc dạng uống tƣơng ứng.
Theo hƣớng dẫn chỉ định kháng sinh đƣờng tiêm và liệu pháp điều trị chuyển từ
đƣờng tiêm sang đƣờng uống của NHS Grampian (Scotland) [37], nếu bệnh nhân có
vấn đề sau đây thì vẫn tiếp tục sử dụng kháng sinh đƣờng tĩnh mạch:

- Hạ huyết áp/sốc (huyết áp thấp làm giảm dòng máu tới ruột, do đó giảm hoặc
không biết trƣớc đƣợc hấp thu).
- Nhiễm trùng da/mô dƣới da: kháng sinh đƣờng tiêm đƣợc chỉ định khi có sốt,
nổi ban, chai cứng và hội chứng nhiễm trùng.
Theo các hƣớng dẫn, nếu có các dấu hiệu trên, bệnh nhân tiếp tục đƣợc sử
dụng kháng sinh đƣờng tiêm và xem xét lại mỗi 24 giờ [33], [37], [30]. Nếu không,
có thể cân nhắc cho bệnh nhân chuyển sang kháng sinh đƣờng uống thích hợp.
1.3.3. Hướng dẫn liều chuyển đổi kháng sinh quinolon từ đường tiêm sang
đường uống
Kháng sinh quinolon là kháng sinh có sinh khả dụng đƣờng uống cao
(ciprofloxacin (70-80%), levofloxacin (98%) [37]), hấp thu nhanh, phân bố tốt trong
cơ thể, dạng đƣờng uống có thể thay thế đƣợc đƣờng tiêm, và đƣợc đề xuất trong
hầu hết các chƣơng trình chuyển đổi sử dụng thuốc đƣờng tiêm sang đƣờng uống ở
hầu hết các bệnh viện [26], với liều của levofloxacin và ciprofloxacin nhƣ bảng 1.2
sau đây [37]:

13


Bảng 1.2. Hướng dẫn liều chuyển đổi đường dùng kháng sinh quinolon
Kháng sinh
Đường tiêm
IV
Chuyển sang đường uống
PO
Sinh khả dụng
đường uống
Levofloxacin
500mg mỗi
24 giờ

Liều tƣơng tự đƣờng tĩnh
mạch
98%
Ciprofloxacin
400mg mỗi
12giờ
500mg mỗi 12 giờ
750mg mỗi 12 giờ nếu
nhiễm Pseudomonas spp.
70-80%

1.3.4. Các nghiên cứu về việc chuyển đường dùng từ đường tiêm sang đường
uống của kháng sinh nói chung và kháng sinh nhóm quinolon
Có nhiều nghiên cứu chứng minh về hiệu quả, an toàn và giảm thiểu chi phí
của việc chuyển đổi đƣờng dùng kháng sinh từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống. Dƣới
đây là một vài nghiên cứu:
Nghiên cứu của Tae Park Young và Jung Sik Choi ở Seoul, Hàn Quốc cho kết
quả chuyển đổi điều trị bằng kháng sinh dùng đƣờng uống sớm sau khi dẫn lƣu mật
đầy đủ để điều trị bệnh viêm đƣờng mật cấp tính với nhiễm khuẩn huyết là không
thua kém với điều trị kháng sinh tiêm tĩnh mạch 10 ngày thông thƣờng. Tỉ lệ tiêu
diệt vi khuẩn lần lƣợt là 93,1% ở nhóm dùng đƣờng uống và 93,3% ở nhóm dùng
đƣờng tiêm (p = 0,97). Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tái phát của
viêm đƣờng mật cấp tính và tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày giữa hai nhóm [32].
Chƣơng trình điều trị hạ bậc ciprofloxacin cho ngƣời lớn có nguy cơ cao sốt
giảm bạch cầu ở bệnh viện Vancouver và Trung tâm Khoa học Y tế, British
Columbia, Canada cho thấy nhóm sau khi có can thiệp giảm liều ciprofloxacin
đƣờng tiêm từ 400mg xuống 200mg và chuyển đổi đƣờng tiêm sang đƣờng uống
giảm đƣợc chi phí thuốc trung bình/ngày (trƣớc can thiệp là 58$, sau can thiệp là
52$); đồng thời, cũng có xu hƣớng giảm tổng chi phí điều trị (sau can thiệp là
3493$ so với trƣớc can thiệp là 4843$) [28].

14


Chƣơng trình quản lý dƣợc ở bệnh viện Hartford (Mỹ) đã sử dụng các tiêu
chuẩn lâm sàng xác định trƣớc để chuyển đổi điều trị levofloxacin từ đƣờng tiêm
(IV) sang đƣờng uống (PO) cho thấy thời gian nằm viện và chi phí chăm sóc sức
khỏe giảm mà không làm ảnh hƣởng đến kết quả điều trị. Ở những bệnh nhân này,
thời gian nằm viện của nhóm trong chƣơng trình chuyển đổi chủ động (PCP) ngắn
hơn đáng kể so với nhóm chƣa có can thiệp (POS) (6 ngày so với 9,5 ngày) (p =
0,031). Các mức chi phí: mức 1, mức 2 và mức 3 là ít hơn đáng kể ở nhóm PCP so
với nhóm POS đối với những bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí chuyển đổi (lần lƣợt là
77$ so với 133$, 91$ so với 151$, và 13,931$ so với 17,198$). Tỉ lệ thành công lâm
sàng tổng thể cho các bệnh nhân có thể đánh giá chuyển đổi là 100% trong PCP
[24].
Nghiên cứu chuyển đổi sử dụng thuốc đƣờng tiêm (IV) sang đƣờng uống
(PO) của khoa Dƣợc, trƣờng Đại học Y Đài Bắc, Đài Loan cho thấy việc chuyển đổi
sử dụng levofloxacin từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống ở Đài Loan, không chỉ giảm
độ dài thời gian nằm viện, mà còn tiết kiệm đƣợc chi phí, cả chi phí kháng sinh và
tổng chi phí nằm viện. Độ dài thời gian nằm viện đã giảm đáng kể từ 27,2 ngày
xuống còn 16,1 ngày sau khi chƣơng trình chuyển đổi đƣợc thực hiện. Tỉ lệ liều
DDD dạng IV/PO ở 2 nhóm trƣớc và sau can thiệp chuyển đổi là 3,0 ± 0,6 và 2,1 ±
0,6. Chi phí của kháng sinh levofloxacin giảm một cách đáng kể (568,9 ± 262,9$ và
449,0 ± 266,4$; tƣơng ứng giữa nhóm chƣa can thiệp so với nhóm can thiệp). Tổng
chi phí nằm viện cũng giảm đáng kể (nhóm chƣa can thiệp 6.096 ± 5.164,0$ so với
nhóm can thiệp 3.649,6 ± 3.740,4$) [41].
Nhƣ vậy, các tài liệu tham khảo đã cho thấy việc chuyển đổi đƣờng dùng
kháng sinh từ đƣờng tiêm sang đƣờng uống có khả năng đảm bảo đƣợc hiệu quả
điều trị, an toàn và giảm chi phí điều trị.

15



CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



ESAC
MSH
Kết quả: Bộ công cụ đánh giá tình hình sử dụng
kháng sinh gồm các chỉ tiêu:
- Một số chỉ tiêu áp dụng từ bộ công cụ MSH
- Một số chỉ tiêu sửa đổi từ bộ công cụ MSH
- Một số chỉ tiêu bổ sung về kháng sinh
quinolon
Lấy ý kiến bác sỹ khoa lâm
sàng
Xây dựng tiêu chí chuyển đổi
đƣờng dùng kháng sinh
quinolon từ đƣờng tiêm sang
đƣờng uống
Xác định sơ bộ vấn đề cần đánh
giá, can thiệp: kháng sinh nhóm
quinolon có tổng liều DDD đƣờng
tiêm cao
Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng
sinh tại bệnh viện E qua 3 năm
2012-2014 dựa trên liều DDD
Lấy ý kiến dƣợc sỹ khoa Dƣợc
bệnh viện E để lựa chọn bộ
công cụ thích hợp

Áp dụng bộ công cụ vừa xây dựng
đánh giá thử nghiệm tình hình sử
dụng kháng sinh tại bệnh viện E.
Lấy ý kiến dƣợc sỹ khoa Dƣợc bệnh viện
E (lần 2) để lựa chọn, sửa đổi các chỉ tiêu
nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ đánh
giá tình hình sử dụng kháng sinh phù hợp
với tình hình thực tế tại bệnh viện E.
Khảo sát một số chỉ tiêu về tình
hình sử dụng kháng sinh quinolon
tại bệnh viện E (thông qua bệnh án)
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
16


2.1. NỘI DUNG 1: Khảo sát sơ bộ tình hình sử dụng KS tại bệnh viện E
2.1.1. Khảo sát tình hình tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện E giai đoạn 2012 –
2014, dựa trên liều DDD kháng sinh theo thời gian
2.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Số liệu về tình hình sử dụng kháng sinh của bệnh viện E giai đoạn 2012 –
2014 từ phần mềm quản lý thuốc tại khoa Dƣợc.
2.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp mô tả hồi cứu, sử dụng
phép phân tích định lƣợng liều DDD
- Nội dung nghiên cứu: mô tả tình hình tiêu thụ kháng sinh trên toàn viện E
giai đoạn 2012- 2014, xác định những nhóm kháng sinh sử dụng đƣờng
tiêm trong giai đoạn này.
- Chỉ tiêu khảo sát: Tổng liều DDD và liều DDD đƣờng tiêm trên 1000
ngƣời bệnh của từng nhóm thuốc theo từng năm.
- Xử lý số liệu: Dữ liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

Sau khảo sát, kết quả cho thấy kháng sinh quinolon là nhóm kháng sinh có
tổng liều DDD tiêu thụ tăng dần qua các năm cả về tổng lƣợng tiêu thụ và riêng
đƣờng tiêm. Các quinolon đƣờng tiêm có số liều DDD cao nhất trong số các kháng
sinh đƣờng tiêm năm 2014 dùng trong nội trú.
Do vậy, trong phần tiếp theo, đề tài tiến hành khảo sát sử dụng kháng sinh
quinolon trên bệnh án.
2.1.2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh nhóm quinolon
2.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh án của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện E có thời gian ra viện từ ngày
02/02 đến 08/02/2015, thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn: có thời gian nằm viện ít nhất
24 giờ tại bệnh viện E trong thời gian nghiên cứu và đƣợc kê đơn điều trị bằng ít
nhất một loại kháng sinh quinolon đƣờng toàn thân trong thời gian nằm viện.
Kết quả, chúng tôi thu đƣợc 89 bệnh án thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn.

×