Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.87 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN BẢO TRIỀU


ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC HỆ THỐNG
SÔNG CÁI PHAN RANG VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ LƯU VỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã ngành: 60520320






TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





NGUYỄN BẢO TRIỀU



ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC HỆ THỐNG
SÔNG CÁI PHAN RANG VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ LƯU VỰC


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

Mã ngành: 60520320






CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN NGHỊ





TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. VŨ VĂN NGHỊ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)








Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
25 tháng 4 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn Chủ tịch
2 TS. Trịnh Hoàng Ngạn Phản biện 1
3 TS. Nguyễn Xuân Trường Phản biện 2
4 TS. Thái Văn Nam Ủy viên
5 TS. Nguyễn Thị Hai Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


TP. HCM, ngày 22 tháng 3 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Bảo Triều Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 15/02/1982 Nơi sinh: Bình Thuận
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường MSHV: 1241810030
I- Tên đề tài:
Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông cái Phan Rang và xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ quản lý lưu vực.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội tác động đến sự hình thành dòng
chảy và tài nguyên nước lưu vực sông Cái Phan Rang.
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình thủy văn FRASC cho lưu vực sông Cái Phan
Rang nhằm mô phỏng dòng chảy theo các phương án thiết kế.
- Đánh giá tiềm năng trữ lượng nước phân bố chi tiết theo không gian và thời
gian: tính toán dòng chảy năm, dòng chảy mùa (lũ, kiệt), dòng chảy thiết kế theo
các tần suất khác nhau (năm nhiều nước, năm nước trung bình và năm ít nước).
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước mặt tích hợp với công nghệ GIS
(DatabaseGIS) bao gồm theo dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian (bản đồ)
nhằm mang lại hiệu quả cho quản lý và khai thác nguồn tài nguyên này.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/08/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/3/2014
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Vũ Văn Nghị
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH







TS. Vũ Văn Nghị

i

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “ Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông cái Phan Rang và xây dựng
cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực” được xây dựng dựa trên các số liệu thống kê,
các tài liệu, báo cáo từ các sở, ban ngành trong tỉnh Ninh Thuận và Công ty Nước
và Môi trường Binh Minh và được cập nhật trên cơ sở khảo sát thực địa.
Luận văn là công trình nghiên cứu của tác giả và là một nhánh của đề tài
KH&CN “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Cái và khả năng đáp
ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030” do Vũ Văn Nghị làm chủ nhiệm; tài liệu và kết quả nghiên cứu được sự
hướng dẫn và cho phép của Chủ nhiệm để trích dẫn và công bố.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn


Nguyễn Bảo Triều



ii

LỜI CÁM ƠN


Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
chương trình Cao học K.2012 - Chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường, những người
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về ngành môi trường làm cơ sở để
cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời biết ơn đến TS. Vũ Văn Nghị đã tận
tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cám ơn của các đồng nghiệp tại Sở Tài nguyên và Môi
trường Ninh Thuận, Công ty Nước và Môi trường Bình Minh đã ủng hộ, giúp đỡ,
động viên tôi để hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn tất cả!
Học viên thực hiện luận văn



Nguyễn Bảo Triều


iii

TÓM TẮT

Tài nguyên nước lưu vực sông Cái Phan Rang đóng vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận. Trong bối cảnh nhu cầu
khai thác sử dụng nước ngày càng tăng, quản lý khai thác và sử dụng bền vững
nguồn nước lưu vực sông trở thành một yêu cầu cấp thiết. Để làm cơ sở khoa học
cho vấn đề này, luận văn đã ứng dụng mô hình toán thủy văn FRASC đánh giá tài
nguyên nước lưu vực sông Cái Phan Rang. Dựa vào các tiêu chí đánh giá như R

2
-
hệ số hiệu quả mô hình, r - hệ số tương quan Pearson và Bias - sai số tổng lượng,
kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình cho thấy sự phù hợp giữa số liệu thực đo
và mô phỏng, sau đó dòng chảy tại từng ô lưới với độ phân giải 30's được xác định
cho toàn bộ lưu vực từ 1985-2011. Từ các dữ liệu trích xuất từ mô hình, tiềm năng
nguồn nước sông Cái Phan Rang được đánh giá qua việc tính toán các đặc trưng
dòng chảy như dòng chảy năm/mùa (lũ, kiệt) theo các tần suất thiết kế khác nhau:
P=5% - năm nhiều nước, P=50% - năm nước trung và P=90% năm ít nước. Kết quả
cho thấy tiềm năng tài nguyên nước lưu vực sông Cái thuộc loại khan hiếm, dòng
chảy hàng năm có sự biến động lớn và phân bố không đều theo không-thời gian, đòi
hỏi phải có các giải pháp điều phối hợp lý. Đồng thời, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
tích hợp với công nghệ GIS bao gồm dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian đã
được xây dựng, hỗ trợ hữu ích cho công tác quản lý tài nguyên nước trên lưu vực.


iv

ABTRACT
Water resources on Cai Phan Rang river basin plays an important role for the
socio-economic development of Ninh Thuan province. Under circumstance in
increasing water demand of users the management, exploitation and sustainable use
of this river system's water resources become urgently required issues. To solve
these issues, as one of main contents the hydrological model FRASC was applied to
simulate discharges on Cai Phan Rang river basin. Based on the criteria as R
2
-
model efficiency coefficient, r - Pearson coefficient and Bias – overall volume
error, results from model calibration and verification show the suitability between
observational and simulated hydrographs, and then discharges anywhere on Cai

Phan Rang river basin at 30' resolution were simulated from rainfall in the period
1985-2011. With the simulated discharges data from the model, water resources on
Cai Phan Rang river was assessed by calculating hydrological characteristics, and
discharges in various design years: P = 5% - wet year, P = 50% - average year and P
= 90% - dry year. The results show that the potential water resources of Cai Phan
Rang river basin is scarce and distributes unevenly in the space and time, and thus
reasonable water allocation solutions should be given. In addition, the database (i.e.
attribute data and spatial data) of water resources initially built up in combination
with GIS technique have been built that support powerfully for the integrated
management of Cai Phan Rang river basin.


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
Đối tượng nghiên cứu 3
Phạm vi nghiên cứu 3

4. NỘI DUNG THỰC HIỆN 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
Cách tiếp cận 4
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 5
6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 6
Về lĩnh vực mô hình toán trong nghiên cứu tài nguyên nước 7
Ngoài nước 7
Trong nước 8
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ LƯU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG 11
1.1. GIỚI THIỆU 11
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 11
1.2.1. Vị trí địa lý 11
1.2.2. Địa hình 11
1.2.3. Thổ nhưỡng 13
vi

1.2.4. Thảm thực vật 14
1.2.5. Khí tượng thủy văn 15
1.2.5.1. Khí tượng 15
1.2.5.2. Hệ thống sông ngòi 18
1.2.5.3. Chế độ dòng chảy 19
1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 20
1.3.1. Dân số 20
1.3.2. Các hoạt động kinh tế 21
1.3.2.1. Công nghiệp 21
1.3.2.2. Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản 22
1.3.2.3. Du lịch dịch vụ 23
1.3.3. Cơ sở hạ tầng 24
1.3.3.1. Mạng lưới giao thông 24
1.3.3.2. Mạng lưới điện 25

1.4. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC 25
1.4.1. Công tác quản lý 25
1.4.2. Hiện trạng các công trình khai thác nguồn nước 26
1.5. KẾT LUẬN 29
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC HỆ THỐNG SÔNG CÁI 30
2.1. GIỚI THIỆU 30
2.2. TÀI LIỆU TÍNH TOÁN 31
2.3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH FRASC MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY 31
2.3.1. Giới thiệu mô hình FRASC 31
2.3.1.1. Khái quát mô hình FRASC 31
2.3.1.2. Cấu trúc mô hình FRASC 32
2.3.1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp tính 34
2.3.2. Thiết lập mô hình FRASC cho lưu vực sông Cái Phan Rang 42
2.3.2.1. Xử lý số liệu đầu vào cho mô hình FRASC 42
2.3.2.2. Hiệu chỉnh mô hình 47
2.3.2.3. Kiểm định mô hình FRASC cho lưu vực sông Cái – Phan Rang 52
vii

2.3.2.4. Mô phỏng dòng chảy hệ thống sông Cái Phan Rang 54
2.3.2.5. Kết quả mô phỏng 60
2.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NGUỒN NƯỚC HỆ THỐNG SÔNG CÁI 63
2.4.1. Tính toán đặc trưng dòng chảy 63
2.4.2. Dòng chảy năm 65
2.4.3. Dòng chảy theo mùa 66
2.4.4. Tính toán dòng chảy năm, mùa thiết kế 67
2.4.5. Phân bố dòng chảy theo không gian 69
2.4.6. Kết luận 69
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CSDL TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
CÁI PHAN RANG ……………………………………………………………….70
3.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG 70

3.2. NGUỒN TÀI LIỆU 71
3.2.1. Tài liệu bản đồ 71
3.2.2. Số liệu đo đạc và quan trắc thủy văn 71
3.2.3. Dữ liệu kết quả mô phỏng dòng chảy lưu vực sông Cái Phan Rang 72
3.3. YÊU CẦU CHUNG VỀ XÂY DỰNG CSDL 72
3.4. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KHÔNG GIAN 72
3.4.1. Phân tích và xác định đối tượng 73
3.4.2. Khối lượng dữ liệu đưa vào cơ sở dữ liệu 77
3.5. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THUỘC TÍNH 78
3.6. MÔ HÌNH CSDL TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG CÁI PHAN RANG 85
3.7. MÔ HÌNH QUẢN LÝ CSDL 92
3.8. LẬP TRÌNH PHẦN MỀM ỨNG DỤNG QUẢN LÝ CSDL 94
3.8.1. Giới thiệu thư viện lập trình ArcGIS Engine 94
3.8.2. Ứng dụng phần mềm quản lý CSDL tài nguyên nước sông Cái 96
3.9. KẾT LUẬN 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
PHỤ LỤC 108

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN Công nghiệp
CSDL Cơ sở dữ liệu
DEM Mô hình độ cao số (Digital Elevation Model)
FRASC Mô phỏng lũy tích diễn toán dòng chảy trên
lưu vực (Flow Routed Accumulation
Simulation in a Catchment)
GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic
Information Systems)

KTXH Kinh tế xã hội
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KKT Khu kinh tế
LVS Lưu vực sông
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TTN Tài nguyên nước
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
Tp. PR-TC Thành phố Phan Rang Tháp Chàm

ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp diện tích theo các nhóm đất 14
Bảng 1.2 Thảm phủ thực vật của lưu vực sông Cái Phan Rang 14
Bảng 1.3 Các đặc trưng khí tượng trung bình tháng nhiều năm tại trạm Phan Rang
16
Bảng 1.4 Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm (mm) vùng nghiên cứu 17
Bảng 1.5 Hệ thống sông Cái Phan Rang 19
Bảng 1.6 Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo huyện 21
Bảng 1.7 Các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 27
Bảng 2.1 Giá trị các thông số mô hình FRASC áp dụng cho lưu vực sông Cái 55
Bảng 2.2 Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm (1985-2011) 64
Bảng 2. 4. Lưu lượng dòng chảy trung bình tại lưu vực sông Cái theo tần suất 68
Bảng 3. 3 Danh sách dữ liệu chưa có ở dạng số 78
Bảng 3.4 Danh sách thuộc tính của cac đối tượng trong cơ sở dữ liệu 78
Bảng 3.5 Mô tả về bảng dữ liệu khí tượng 84
Bảng 3.6 Mô tả về bảng dữ liệu thủy văn 85
Bảng 3.7 Các lớp đối tượng và thông tin mô tả trong cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
sông Cái Phan Rang 86

Bảng 3.8 Mô hình quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên nước sông Cái Phan Rang 93


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ địa hình và cao độ Ninh Thuận độ phân giải 30 m x 30m 12
Hình 1.2 Phân bố lượng mưa trung bình tháng nhiều năm vùng nghiên cứu 17
Hình 1.3 Hệ thống sông ngòi lưu vực sông Cái Phan Rang 18
Hình 2.1 Sơ đồ tính toán mô hình FRASC 33
Hình 2.2 Phân bố sức chứa nước ứng suất trong lưu vực 35
Hình 2.3 Đường phân phối sức chứa nước tự do 38
Hình 2.4 Ảnh raster phân vùng các tiểu lưu vực tính toán 43
Hình 2.5 Ảnh thảm phủ thực vật lưu vực sông Cái 44
Hình 2.6 Ảnh lưới hướng dòng chảy trên lưu vực sông Cái 45
Hình 2.7 Lũy tích dòng chảy lưu vực sông Cái 46
Hình 2.8 Tiểu lưu vực Phước Hòa của lưu vực sông Cái 47
Hình 2.9 Biểu đồ lưu lượng thực đo trạm thủy văn Phước Hòa từ năm 2006-2008 48
Hình 2.10 Biểu đồ lượng mưa tại trạm đo Phước Hòa từ năm 2006-2008 48
Hình 2.11 Biểu đồ lượng mưa tại trạm đo Khánh Sơn từ năm 2006-2008 49
Hình 2.12 Biểu đồ nhiệt độ ngày tại trạm đo Phan Rang từ năm 2006-2008 49
Hình 2.13 Biểu đồ độ ẩm trung bình ngày tại trạm Phan Rang từ năm 2006-2008 . 50
Hình 2.14 Biểu đồ số giờ nắng theo ngày tại trạm Phan Rang từ năm 2006-2008 50
Hình 2.15 Biểu đồ tốc độ gió theo ngày tại trạm đo Phan Rang từ năm 2006-2008 50
Hình 2.16 Đường quá trình lưu lượng mô phỏng và thực đo tại trạm Phước Hòa 51
Hình 2. 17. Tiểu lưu vực Tân Mỹ của lưu vực sông Cái 52
Hình 2.18 Quá trình lưu lượng mô phỏng và thực đo tại trạm Tân Mỹ từ 2001-2003
53
Hình 2.19 Quá trình lưu lượng mô phỏng và thực đo tại trạm Tân Mỹ từ 2005-2006
54

Hình 2.20 Lượng mưa tại trạm đo Khánh Sơn từ năm 1985 đến năm 2011 56
Hình 2.21 Lượng mưa tại trạm đo Tân Mỹ từ năm 1985 đến năm 2011 56
xi

Hình 2.22 Lượng mưa tại trạm đo Nha Hố từ năm 1985 đến năm 2011 57
Hình 2.23 Lượng mưa tại trạm đo Phan Rang từ năm 1985 đến năm 2011 57
Hình 2.24 Lượng mưa tại trạm đo Nhị Hà từ năm 1985 đến năm 2011 57
Hình 2.25 Nhiệt độ tại trạm đo Phan Rang từ năm 1985 đến năm 2011 58
Hình 2.26 Độ ẩm trung bình tại trạm đo Phan Rang từ năm 1985 đến năm 2011 58
Hình 2.27 Số giờ nắng tại trạm đo Phan Rang từ năm 1985 đến năm 2011 59
Hình 2.28 Tốc độ gió tại trạm đo Phan Rang từ năm 1985 đến năm 2011 59
Hình 2.29 Đường quá trình lưu lượng mô phỏng tại cửa ra lưu vực 60
Hình 2.30 Đường quá trình lũy tích lưu lượng mô phỏng tại cửa ra lưu vực 60
Hình 2.31 Các nhánh sông tính toán-trích xuất từ mô hình DEM lưu vực sông Cái 61
Hình 2.32 Tập tin lưu trữ lưu lượng của 3 thành phần dòng chảy tại trạm Tân Mỹ 62
Hình 2.33 Quá trình lưu lượng ngày mô phỏng cửa ra sông Cái từ năm 1985-2011
63
Hình 2. 34 Biểu thị phân phối dòng chảy năm theo lưu lượng bình quân tháng nhiều
năm tại cửa ra lưu vực sông Cái 65
Hình 2. 36 Diễn biến lưu lượng trung bình năm tại lưu vực Sông Cái (1985-2011) 65
Hình 2. 37 Biểu đồ diễn biến Q
tb
mùa lũ tại sông Cái 1985-2011 66
Hình 2. 38 Biểu đồ diễn biến Q
tb
mùa kiệt tại sông Cái 1985-2011 67
Hình 3.2 Giao diện phần mềm ứng dụng quản lý CSDL TNN sông Cái Phan Rang
96
Hình 3.3 Hình Cửa sổ truy vấn tìm kiếm các đối tượng trạm bơm 97
Hình 3.4 Cửa sổ mô tả thông tin chi tiết của một đối tượng trạm bơm 98

Hình 3.5 Hộp thoại thông kê hồ chứa 98
Hình 3.6 Tập tin exel chứa danh sách các hồ chứa nhân tạo 99
Hình 3.7 Hộp thoại nhập thông tin cho một điểm xả thải vừa được tạo mới 99
Hình 3.8 Cửa sổ hiển thị thông tin lưu lượng dòng chảy trạm Tân Mỹ 100
Hình 3.9 Cửa sổ hiển thị thông tin lưu lượng dòng chảy tại trạm Tân Mỹ 100
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước là tư liệu quan trọng hàng đầu của nhiều hoạt động sản xuất; ở đâu có
nước, ở đó có sự sống, văn hóa và văn minh. Nhưng hiện nay, thế giới đang phải
đối mặt với khủng hoảng tài nguyên nước, thiếu nước đang đe dọa đến an ninh
lương thực, sức khỏe cộng đồng và là nguyên nhân bùng nổ các cuộc xung đột trong
sử dụng nguồn nước.
Việt Nam là quốc gia dồi dào tài nguyên nước với tổng lượng nước mặt bình
quân hàng năm ở Việt Nam có khoảng 830 tỷ m
3
trong đó hơn 60% nguồn nước
ngoài biên giới chảy vào [19]. Tuy nhiên nguồn nước phân bổ không đồng đều theo
không gian cũng như theo thời gian làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt
của người dân và các mục tiêu phát triển xã hội. Có những vùng mưa rất lớn lượng
mưa đạt gần 5.000 mm/năm (Bắc Quang, Tuyên Quang), nhưng có những vùng
mưa rất thấp lượng mưa trung bình chỉ đạt 800 – 1000 mm (Phan Rang, Ninh
Thuận). Lượng dòng chảy thường tập trung 70-80% vào 5 tháng mùa lũ gây ra ngập
lụt thường xuyên, trong khi đó chỉ còn 20-30% vào 7 tháng mùa cạn dẫn đến tình
trạng thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… Hơn nữa,
trong những năm gần đây, khi sức ép gia tăng dân số tại các khu đô thị cùng với
mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thì mức độ ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên
nước cũng tăng theo. Điều này gây sức ép lớn đến tài nguyên nước không chỉ về số
lượng do nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng mà còn đẩy nhanh mức độ suy giảm
chất lượng do các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước đang tỷ lệ thuận với phát

triển kinh tế.
Đặc biệt, đối với tỉnh Ninh Thuận, như trên đã nêu, là một tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ với lượng nước mặt được đánh giá là khan hiếm nhất trong cả nước,
lượng mưa hàng năm thấp (trung bình 800-1000 mm/năm) nhưng lượng bốc hơi cao
khoảng 1600 - 1800 mm/năm [12]. Do địa hình ngắn, dốc, đặc biệt là thảm thực vật
nghèo nàn nên phần lớn lượng nước mặt trong mùa mưa đều đổ ra biển. Vì vậy, số
lượng nước mặt trong tỉnh càng bị hạn chế. Đối với tài nguyên nước dưới đất, số
2
lượng nước dưới đất khu vực tỉnh Ninh Thuận cũng thuộc loại nghèo, tầng chứa
nước mỏng, mực nước tĩnh nằm cạn. Tài nguyên nước đang chịu sức ép rất lớn
trước sự phát triển kinh tế của tỉnh và sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước của các
ngành. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này
cả về số lượng lẫn chất lượng, làm thế nào để đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền
với bảo vệ tài nguyên và phát triển bền vững.
Đã có nhiều nghiên cứu về tài nguyên nước cũng như vấn đề sử dụng tài
nguyên nước lưu vực sông Cái Phan Rang cũng như tỉnh Ninh Thuận, dự án “Điều
chỉnh bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến 2010 và định hướng đến năm
2020”, “Báo cáo hiện trạng tài nguyên nước năm 2010-2011”[12]. Mặc dù đã có
nhiều đóng góp thực tiễn các hoạt động kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận, các nghiên
cứu này sử dụng phương pháp và kỹ thuật cổ điển chủ yếu bằng điều tra khảo sát,
thu thập tổng hợp và phân tích thống kê bằng công thức giải tích kinh nghiệm, và
nguồn tài liệu còn hạn chế.
Trong những năm gần đây, vấn đề khoa học công nghệ, cụ thể mô hình toán
thủy văn kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS), phục vụ nghiên cứu tài nguyên
nước ngày càng phát triển và tiếp cận thực tế sản xuất tốt hơn, thêm vào đó cùng với
sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến thay đổi chế độ dòng chảy và cơ cấu sử dụng
nguồn nước trong lưu vực sông Cái Phan Rang; nên việc cập nhật nghiên cứu đánh
giá một cách đầy đủ về tài nguyên nước và nhu cầu về nước trên lưu vực của các hộ
dùng nước hiện trạng cũng như các phương án theo các giai đoạn phát triển kinh tế
xã hội khác nhau trong tương lai phục vụ công tác quản lý tổng hợp và sử dụng hợp

lý tài nguyên nước lưu vực vẫn là vấn đề thời sự và rất cần thiết.
2. Mục tiêu đề tài
 Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan Rang theo các tần suất
thiết kế và động thái của nó không gian và thời gian;
 Thiết kế cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước (DatabaseGIS) bao gồm dữ liệu
thuộc tính và dữ liệu không gian lưu vực sông Cái.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên nước hệ thống sông Cái Phan
Rang. Mặc dù đánh giá tài nguyên nước được đánh giá cả trữ lượng, chất lượng và
động thái, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, do hạn chế về thời gian học viên
đi sâu nghiên cứu về trữ lượng và sự biến đổi của nó theo không thời gian.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong lưu vực sông Cái Phan Rang thuộc khu
vực Nam Trung bộ Việt Nam có vị trí địa lý vào khoảng 11
o
23’00” - 12
o
10’00” vĩ
Bắc và 108
o
20’30” - 109
o
30’00” kinh Đông, diện tích tự nhiên khoảng 3.109 km².
Lưu vực sông Cái Phan Rang được liệt kê vào danh mục lưu vực sông liên tỉnh, tuy
nhiên phần lớn diện tích lưu vực thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận (chiếm 82%) và
diện tích lưu vực sông Cái chiếm 74% diện tích toàn tỉnh Ninh Thuận.
4. Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên tác động đến quá trình hình thành dòng

chảy hệ thống sông Cái Phan Rang: vị trí địa lý, địa hình (bản đồ số và mô hình cao
độ số DEM), diện tích lưu vực, đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật,
các yếu tố khí tượng: gió, mưa, bốc hơi, số giờ nắng, nhiệt độ, áp suất không khí, độ
ẩm; các yếu tố thủy văn: các tài liệu quan trắc dòng chảy (mực nước, lưu lượng),
mạng lưới sông suối;
Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến tài nguyên nước lưu
vực: các công trình khai thác nguồn nước, các hộ sử dụng nước trên lưu vực; hiện
trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước lưu vực sông Cái;
Nội dung 3: Nghiên cứu ứng dụng mô hình thủy văn FRASC cho lưu vực sông Cái
Phan Rang: phân tích và xử lý tài liệu GIS (Geograpical Information System – hệ
thống thông tin địa lý) lưu vực sông Cái Phan Rang từ dữ liệu DEM (Digital
Elevation Model – Mô hình cao độ số); thiết lập mô hình cho lưu vực sông Cái;
4
phân tích và xử lý số liệu khí tượng thủy văn chuẩn bị đầu vào cho mô hình mô
phỏng; phân tích các điều kiện lưu vực nghiên cứu để ước lượng thông số mô hình;
hiệu chỉnh, kiểm định mô hình; mô phỏng dòng chảy theo các phương án thiết kế;
Nội dung 4: Đánh giá tiềm năng trữ lượng nước phân bố chi tiết theo không gian và
thời gian: tính toán dòng chảy năm, dòng chảy mùa (lũ, kiệt), dòng chảy thiết kế
theo các tần suất khác nhau (năm nhiều nước, năm nước trung bình và năm ít nước);
Nội dung 5: Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước mặt tích hợp với
công nghệ GIS (DatabaseGIS) bao gồm theo dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không
gian (bản đồ) với các tính năng: xem, thêm, xóa, cập nhật dữ liệu, truy vấn nhanh,
xuất báo cáo, vẽ biểu đồ, phân quyền, thao tác trên bản đồ (phóng to/thu nhỏ, di
chuyển, xem, chỉnh sửa thông tin), v.v… nhằm mang lại hiệu quả cho quản lý và
khai thác nguồn tài nguyên này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
 Tiếp cận toàn diện, hệ thống, thực tiễn và tổng hợp: Khu vực nghiên cứu là
một hệ thống lưu vực trong đó các điều kiện cấu thành hệ thống gồm: địa
hình, địa chất, khí hậu, nước, sinh vật, con người, phương thức quản lý, khai

thác, v.v…, là các thành phần của hệ tương tác có quan hệ ràng buộc, tác
động lẫn nhau. Để đạt được mục tiêu của đề tài đòi hỏi phải xem xét một
cách toàn diện, hệ thống, thực tiễn và tổng hợp để đề xuất các yêu cầu sử
dụng nước, trên cơ sở đó tính toán cân bằng nước, đề xuất các giải pháp thích
ứng nhằm quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng tài nguyên nước một cách
hợp lý, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai phục vụ các mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội trong vùng.
 Tiếp cận tích hợp thông tin (ảnh viễn thám, bản đồ số và công nghệ GIS):
Vùng nghiên cứu có cấu trúc địa hình phức tạp, điều kiện tự nhiên biến động.
Do vậy để nắm bắt thông tin cập nhật về tài nguyên về đất, nước phục vụ
công tác tính toán dòng chảy đến, cân bằng nước và đánh giá tài nguyên
5
nước đòi hỏi phải tích hợp các nguồn thông tin như ảnh vệ tinh; khai thác
bản đồ chuyên ngành (bản đồ số, bản đồ đẳng trị mưa, mo đuyn dòng
chảy ), hệ thống thông tin địa lý (GIS) và so sánh, đối chiếu với tài liệu
khảo sát mặt đất.
 Tiếp cận kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức, cơ sở dữ liệu đã có liên
quan đến đề tài và tiếp thu công nghệ: Đối với một số công nghệ tiến tiến ở
nước ngoài: xem xét, chọn lọc một số công nghệ tiên tiến phù hợp với điều
kiện Việt Nam nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng, qua đó tiếp thu, ứng
dụng; Kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nước: tập trung phân tích, chọn
lọc và kế thừa những kết quả đã nghiên cứu sử dụng cho đề tài, tạo nền tảng
và điểm xuất phát thực hiện những phương pháp và công nghệ tính toán mới.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công
tác quản lý lưu vực sông Cái, các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng chủ
yếu sẽ được sử dụng gồm:
 Thu thập và tổng hợp tài liệu
- Thu thập các tài liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc biệt tài liệu
chuyên môn về khí tượng thủy văn từ các nghiên cứu đã có trong vùng

nghiên cứu;
- Tổng hợp và phân tích thống kê: tổng hợp các tài liệu và số liệu; phân tích
tài liệu, số liệu liên quan và thống kê tài liệu;
- Sử dụng kĩ thuật thu thập khai thác thông tin từ các kết quả đề tài, dự án,
từ internet.
 Điều tra thực địa và nghiên cứu hiện trường với các mục đích
- Làm việc với địa phương vùng nghiên cứu về mục tiêu, nhiệm vụ và nội
dung nghiên cứu; thu thập bổ sung các tài liệu có liên quan đến phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương khảo sát;
- Khảo sát thực địa bổ sung tài liệu về mạng lưới sông, địa hình, địa mạo,
6
địa chất, địa chất thuỷ văn, thổ nhưỡng các công trình khai thác nguồn
nước chính phục vụ cho việc nghiên cứu tính toán mô hình toán.
 Giải tích và phân tích thống kê: chỉnh lý và xử lý dữ liệu
- Thống kê, tổng hợp và phân tích các loại dữ liệu bằng lý thuyết xác suất
thống kê, các hàm tương quan;
- Tổng hợp, phân tích số liệu, dữ liệu về khí tượng, thuỷ văn, dân sinh kinh
tế dựa trên phương pháp thống kê và giải tích đang được ứng dụng để
đánh giá biến động của chúng theo không gian và thời gian.
 Mô hình hóa kết hợp với công nghệ GIS
- Ứng dụng mô hình thủy văn FRASC để tính dòng chảy đến từ mưa: Mô
hình FRASC là mô hình thủy văn khái niệm phân bố (distributed
conceptual hydrological model). Bên cạnh việc mô phỏng dòng chảy từ
mưa tại cửa ra lưu vực như các mô hình thủy văn khái niệm thông số tập
trung, FRASC còn có khả năng cho biết thông tin về tài nguyên nước ở bất
cứ nơi nào trong lưu vực, thêm vào đó từ kết quả mô phỏng lũ kết hợp với
DEM (Digital Elevation Model-mô hình cao độ số) bản đồ cũng như video
ngập lụt được xây dựng. Do đó FRASC có thể coi là công cụ cần thiết và
hữu ích cho công tác kiểm soát lũ và quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu
vực nói chung, đặc biệt là đối với lưu vực không đo đạc (ungauged basin).

Mô hình FRASC đã ứng dụng ở các lưu vực như Baohe (Trung Quốc),
Nông Sơn và Thác Mơ (Việt Nam) cho kết quả đáng tin cậy [13][15].
- Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu (Database-GIS) phục vụ
quản lý, khai thác dữ liệu và cung cấp số liệu cho nghiên cứu tính toán
trong quá trình thực hiện đề tài và chuyển giao kết quả trên cơ sở sử dụng
các phần mềm MapInfo, ArcView, ArcGIS [1][5][6][27].
6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng nguồn nước là một trong những chuyên mục
thiết yếu và cơ bản nhất đối với quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý nguồn
7
nước hệ thống sông ngòi nói chung và hệ thống sông Cái Phan Rang nói riêng phục
vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội hiện trạng cũng như quy hoạch phát triển đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Những năm gần đây, nghiên cứu về kiểm soát lũ, tưới, thủy điện, cấp nước sinh
hoạt và công nghiệp ngày càng nhiều. Trong những nghiên cứu đó, mô hình thủy
văn thường được sử dụng để bổ sung thông tin, số liệu thiếu; đó là cơ sở để quyết
định đến quản lý và phát triển tài nguyên đất và nước. Trong bối cảnh hiện nay, vai
trò của mô hình thủy văn đã và đang tiến xa khỏi định hướng ban đầu của nó, trong
một kỷ nguyên của nhận thức môi trường đa khía cạnh mà trong đó tác động của
con người mở rộng từ sự đô thị hóa đến suy thoái đất đai, từ kiểm soát lũ đến xâm
nhập mặn, từ biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua phát thải khí nhà kính đến khả
năng nắm bắt sự phân bố theo không gian và thời gian của những hiện tượng thủy
văn bằng vệ tinh, và tương tự mô hình thủy văn đã đảm nhiệm một quy mô mới.
Về lĩnh vực mô hình toán trong nghiên cứu tài nguyên nước
Ngoài nước
Cuộc cách mạng kỹ thuật số bắt đầu với sự ra đời của máy vi tính thập niên 60
của thế kỷ XX. Sức mạnh của máy vi tính đã và đang gia tăng theo hàm mũ. Cuộc
cách mạng kỹ thuật số cũng dẫn đến hai cuộc cách mạng khác, đó là mô phỏng số
học và mô phỏng thống kê. Kết quả là xuất hiện những tiến bộ chưa từng thấy trong
lĩnh vực mô hình thủy văn từ khi sự phát triển đột phá của Mô hình Lưu vực

Stanford – Stanford Watershed Model (SWM) bởi Crawford và Linsley vào
năm1966. SWM là thử nghiệm đầu tiên mô hình hóa hầu như toàn bộ chu trình thủy
văn. Trong suốt thập niên 1970 và 1980, một số lượng lớn mô hình toán đã được
phát triển. Từ đó những mô hình thủy văn gia tăng nhanh chóng, với tầm quan trọng
về mô hình dựa trên vật lý. Có các thí dụ về mô hình thủy văn như Storm Water
Management Model (SWMM), Nation Weather Service (NWS) River Forecast
System, Nedbør Afstrømnings Model (NAM), TOPMODEL, Institute of Hydrology
Distributed Model (IHDM), Xinanjiang, Streamflow Synthesisand Reservoir
8
Regulation (SSARR), Precipitation-Runoff Modeling System (PRMS), v.v…Tất cả
những mô hình này đều đã được cải tiến đáng kể. SWM, giờ được gọi là
Hydrological Simulation Program-Fortran (HSPF), đã tiến khá xa so với nguyên
bản của nó. SHE đã được mở rộng bao gồm tính vận chuyển trầm tích và khả năng
ứng dụng ở quy mô lưu vực sông. TOPMODEL đã được mở rộng để chứa thông tin
lưu vực nhiều hơn, các tiến trình dựa trên vật lý nhiều hơn, và cải tiến sự đánh giá
thông số. Ngày nay sự phát triển của những mô hình mới hay cải tiến những mô
hình đã phát triển vẫn còn tiếp tục [13][15][24].
Trong nước
Ở Việt Nam, việc ứng dụng phương pháp mô hình toán vào nghiên cứu, tính
toán trong thủy văn có thể xem như được bắt đầu từ cuối những năm 60, qua việc
Ủy ban sông Mêkông ứng dụng các mô hình như SSARR (Rokwood D.M. Vol.1 –
1968) của Mỹ, mô hình DELTA của Pháp (Ban thư ký sông Mêkông 1980 và mô
hình toán triều của Hà Lan vào tính toán, dự báo dòng chảy sông Mêkông. Song chỉ
sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng (1975), đất nước thống nhất thì
phương pháp này mới ngày càng thực sự trở thành công cụ quan trọng trong tính
toán, dự báo thủy văn ở nước ta. Hiện nay ngoài các mô hình trên, một số mô hình
khác như mô hình TANK (Nhật), RAM (Hà Lan), NAM (Đan Mạch), Xinanjiang
(Trung Quốc), mô hình ARIMA cũng đang được nhiều cơ quan nghiên cứu ứng
dụng (Sugawra M., Ozaki E., Wtanabe I., Katsuyama Y., Tokyo – 1974). Với kết
quả nghiên cứu bước đầu của nhiều tác giả Việt Nam đã cho thấy các mô hình trên

có nhiều khả năng ứng dụng tốt trong nhiều bài toán khác nhau phục vụ cho quy
hoạch, thiết kế và điều hành khai thác nguồn nước. Do vậy để nâng cao hơn nữa khả
năng ứng dụng của các mô hình cần có những nghiên cứu bổ sung hoàn thiện cho
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cả nước ta.
Trong quá trình nghiên cứu và phát triển, Xinanjiang đã được cải tiến và phát
triển qua việc: (i) tích hợp công nghệ GIS (Geographical Information System – Hệ
thống thông tin địa lý); (ii) dữ liệu đầu vào bốc thoát hơi nước tiềm năng được tính
toán trực tiếp bằng phương pháp Penman-Monteith theo số liệu các yếu tố khí tượng
9
thực đo như nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất khí quyển, số giờ nắng, tốc độ gió,
thảm phủ và các tham số liên quan đến chúng trên cơ sở của AVHRR (National
Oceanic and Atmospheric Administration-Advanced very High Resolution
Radiometer – thiết bị đo bức xạ độ phân giải rất cao quản trị tiên tiến khí quyển và
đại dương quốc gia) và LDAS (Land Data Assimilation System-hệ thống đồng hóa
dữ liệu đất) để thay thế cho tài liệu bốc hơi quan trắc bằng chậu mà theo tác giả có
nhiều sai số; và (iii) phương pháp diễn toán dòng chảy linh động. Mô hình cải tiến
Xinanjiang đó được đặt tên gọi là FRASC, nó viết tắt từ chữ cái đầu của cụm từ
Flow Routed Accumulation Simulation in a Catchment – mô phỏng lũy tích diễn
toán dòng chảy trên lưu vực [13][26].
Ngày nay công cuộc phát triển kinh tế của đất nước đang đòi hỏi phải có những
chiến lược khai thác tài nguyên (trong đó có tài nguyên nước) một cách hợp lý, đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng trong thực tế, độ dài chuỗi số liệu thực đo về các
yếu tố khí tượng thủy văn trên các lưu vực vừa và nhỏ ở nước ta chưa đáp ứng yêu
cầu. Từ đó các bài toán đang cần nghiên cứu giải quyết là tính toán dòng chảy từ
mưa, tính toán khôi phục các chuỗi số liệu dòng chảy, dự báo tình hình dòng chảy
trong tương lai… Đó là những bài toán cơ bản đầu tiên trong tính toán quy hoạch,
thiết kế và điều hành khai thác tối ưu nguồn nước trước mắt cũng như lâu dài.
Đối với vấn đề nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Cái, danh
mục các công trình nghiên cứu có liên quan bao gồm:
(1) Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trữ nước cho

vùng hạn hán sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ” – Viện Khoa học Thủy
lợi miền Nam 2006-2008 [16] thực hiện, GS.TS. Lê Sâm làm chủ nhiệm.
Đề tài này đã đề xuất được các biện pháp trữ nước hợp lý cho các vùng hạn,
sa mạc hóa. Đề xuất được biện pháp sử dụng đất, nước tiết kiệm, hiệu quả
và phòng chống sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ.
(2) “Báo cáo hiện trạng tài nguyên nước tỉnh Ninh Thuận năm 2010” [12]
thuộc Dự án “Nâng cao năng lực đánh giá và quản lý tài nguyên nước Việt
Nam” do Công ty TNHH MTV Nước và Môi trường Bình Minh thực hiện
10
nhằm khái quát một bức tranh tổng thể về tài nguyên nước tỉnh Ninh Thuận
bao gồm nước mặt và nước dưới đất cũng như khái quát các yếu tố gây tác
động đến chất lượng nước trong khu vực… trên cơ sở thu thập các tài liệu,
dữ liệu từ các nguồn đề tài, dự án thực hiện trước đó, chưa chuyên sâu tính
toán và đánh giá chi tiết theo không gian và thời gian và vấn đề đáp ứng
khả năng nguồn nước của lưu vực sông Cái.
(3) Đề tài cấp Tỉnh “Nghiên cứu đánh giá tình hình hạn hán, thiếu nước trong
mùa khô, xây dựng phương án cảnh báo và bản đồ phân vùng hạn hán tỉnh
Ninh Thuận”, giai đoạn 2006-2009 [17] do Viện khoa học Thủy lợi miền
Nam chủ trì. Đề tài đã đánh giá thực trạng tình hình hạn hán, thiếu nước
trong mùa khô, phân tích nguyên nhân gây hạn hán, sa mạc hóa ở tỉnh Ninh
Thuận, xây dựng được các bản đồ phân vùng đẳng khô hạn các tháng và
bản đồ dự báo hạn theo các chỉ số khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; đề
xuất được một số giải pháp công trình và phi công trình nhằm tăng cường
khả năng đảm bảo cấp nước và giảm nhẹ hạn hán cho khu vực.
Đã có nhiều nghiên cứu về tài nguyên nước cũng như vấn đề sử dụng tài
nguyên nước lưu vực sông Cái Phan Rang cũng như tỉnh Ninh Thuận, tuy nhiên vấn
đề khoa học công nghệ phục vụ nghiên cứu tài nguyên nước ngày càng phát triển và
tiếp cận thực tế sản xuất tốt hơn, thêm vào đó cùng với sự phát triển kinh tế xã hội
dẫn đến thay đổi chế độ dòng chảy và cơ cấu sử dụng nguồn nước trong lưu vực
sông Cái Phan Rang; do đó, việc cập nhật nghiên cứu đánh giá về tài nguyên nước

trên lưu vực của các hộ dùng nước phục vụ công tác quản lý tổng hợp và sử dụng
hợp lý tài nguyên nước lưu vực vẫn là vấn đề thời sự và rất cần thiết.

×