21/07/2008
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, những tiến bộ vượt bậc của khoa học đã làm biến đổi nhiều mặt
trong xã hội: từ nhu cầu, quan hệ cho đến sản xuất. Đặc biệt là yêu cầu ngày càng cao
đối với con người về năng lực và phẩm chất.Với trình độ phát triển của xã hội như thế
không thể nào chấp nhận những con người ù lì, không cầu tiến và nhất là không tích
cực trong hoạt động của mình. Do đó, nhiệm vụ của toàn xã hội là phải đào tạo nên
những con người năng động, sáng tạo. Mà điều đầu tiên là phải bắt đầu từ nhà trường,
từ môt trường giáo dục có tổ chức này. Bởi nơi đây là nơi đào tạo nhân lực cho đất
nước, nơi cung cấpcho xã hội nguồn lao động có trình độ và năng lực. Hơn thế nữa là
để thực hiện yêu cầu xã hội, nhà trường còn phải là nơi bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước. Thế nhưng hiện nay chúng ta vẫn thường nghe mọi người kêu ca là phải “chấn
hưng giáo duc”, “đổi mới giáo dục”. Đặc biệt là việc than phiền của xã hội khi học
sinh không tích cực trong học tập, và cả giáo viên cũng không tích cực trong việc dạy
của mình. Nếu như thế thì thật là nguy hại vì nơi đây giáo viên không làm gương hoạt
động tích cực, còn sinh viên cũng thế, như vậy làm sao đào tạo ra được những con
người năng động và sáng tạo mà xã hội yêu cầu. Đây là những bức xúc khiến tôi
muốn tìm hiểu xem vai trò thực sự của người giáo viên và học sinh là thế nào. Ở đó
người giáo viên và học sinh cần thể hiện tính tích cực trong hoạt động dạy - học như
thế nào, để bản thân mình có những phương hướng học hỏi, rèn luyện phấn đấu thành
người giáo viên trong tương lai cũng như thể hiện được vai trò làm chủ đất nước.
Lê Thị Hạ Giang
trang 2
21/07/2008
NỘI DUNG
----------
TÌM HIỂU TÍNH TÍCH CỰC CỦA THẦY VÀ TRÒ TRONG
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khái niệm
1.1 Hoạt động học
Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải có khả năng thích ứng với sự
thay đổi của môi trường sống. Do đó con người phải tiếp thu kinh nghiệm và chuyển
hóa những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm của riêng mình. Điều đó có nghĩa là
phải học: là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến
đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó. [6]
Từ ngàn xưa con người đã có nhiều phương thức học khác nhau: học ngẫu
nhiên, học kết hợp, học tập. Tuy nhiên không phải phương thức học nào cũng mang
lại hiệu quả. Đồng thời cũng thật nguy hiểm khi người học học theo kiểu mò mẫm, tự
tìm tòi mà không có sự hướng dẫn, không tổ chức, không mục đích rõ ràng. Do đó, để
việc học thu được kết quả tốt đẹp, có mục đích rõ ràng thì việc học phải được triển
khai bởi một hoạt động đặc thù: hoạt động học (học tập). Đây là hoạt động đặc thù vì
chỉ có ở người, nó nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định, được kích thích bởi động
cơ học và được thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt: có nội dung, phương pháp,
phương tiện riêng. Bên cạnh đó là những tri thức người học thu được qua hoạt động
học là những tri thức khoa học đã được loài người thực nghiệm và khái quát hóa
thành những chân lí phổ biến.Ngày nay, xã hội càng hiện đại, khoa học càng phát
triển thì việc học tập của con người càng đóng vai trò quyết địnhtrong sự phát triển
của cá nhân và xã hội. Cá nhân nào không học tập tức là đang tự bước lùi, là tụt hậu.
Lê Thị Hạ Giang
trang 3
21/07/2008
Vậy hoạt động học là gì? Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người
được điều khiển bởi mục đích tự giác và lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới,
những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị. [3]
1.2 Hoạt động dạy
Ngoài việc học thì để tồn tại và phát triển thì xã hội cũng phải truyền lại cho
thế hệ sau những kinh nghiệm đã được thế hệ trước sáng tạo và tích lũy được, tức là
phải dạy. Nhưng cũng giống như việc học, liệu có phải mọi phương thức dạy học đều
mang lại hiệu quả? Trước đây việc dạy chỉ diễn ra theo hình thức dạy tri thức kinh
nghiệm. Hay nói ngắn gọn đó là kiểu dạy trao tay (cầm tay chỉ việc): người dạy trực
tiếp truyền lại kinh nghiệm cho người học thông qua hoạt động cụ thể nào đó. Chẳng
hạn người nông dân dạy con mình cách bón phân, trồng lúa… thông qua hoạt động
lao động trên ruộng đồng. Với việc truyền thụ kinh nghiệm như thế, tuy việc tiếp thu
dễ dàng, sâu sắc nhưng đó chỉ là những kinh nghiệm mà người dạy thu được qua trải
nghiệm chứ chưa được thực nghiệm và khái quát khoa học nên chưa trở thành những
tri thức có tính phổ biến. Bởi vì xã hội không chỉ tồn tại mà còn phải phát triển. Do đó
con người phải chinh phục tự nhiên và chinh phục chính bản thân mình. Từ đó xuất
hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, mà sản phẩm là các tri thức khoa học, được hình
thành bởi hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm và khái quát khoa học. Đây là những tri
thức có bản chất khác với những kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm cá nhân.
Đồng thời chúng có tính phổ biến và khái quát cao. Vì vậy việc truyền thụ những kinh
nghiệm này không thể bằng phương pháp trao tay mà phải thực hiện theo quy trình có
tổ chức khoa học, được tiến hành bởi hoạt động chuyên biệt: hoạt động dạy – hoạt
động có mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện xác định.
Vậy hoạt động dạy là gì? Hoạt động dạy là hoạt động người lớn tổ chức và
điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa - xã hội, tạo ra sự
phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng. [3]
Lê Thị Hạ Giang
trang 4
21/07/2008
2. Mối quan hệ giữa THẦY (Hoạt động DẠY) và TRÒ (Hoạt động HỌC)
Từ hai khái niệm trên chúng ta nhận thấy rằng: haot5 động dạy và hoạt động
học không thể đứng tách rời nhau. Bởi trong mỗi hoạt động đều có sự xuất hiện của
thầy và trò, hoạt động không phải chỉ có riêng thầy cũng như không chỉ có riêng trò
trong hoạt động học. Có hoạt động dạy thì phải có hoạt động học và ngược lại. Chúng
gắn bó hữu cơ với nhau. Sự tồn tại và phát triển của mặt này qii định sự tồn tại và
phát triển của mặt kia. Tuy hai mà một, thực ra chúng cùng đứng trong một hoạt
động: hoạt động dạy – học. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu dần về mối quan hệ này.
Từ ngàn xưa, mọi người luôn xem nghề giáo là nghề cao quý nhất. Người giáo
viên luôn được đề cao vì: “Không thầy đố mày làm nên” hay “Muốn sang thì bắc cầu
kiều – Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy”. Đó là về phía thầy, còn đối với trò thì
sao? Cômenxki từng nói: “Những kẻ giàu sang mà không học vấn thì chẳng khác gì
những con lợn béo ì vì ăn cám; những người nghèo khổ mà không có sự hiểu biết thì
cũng không khác gì những con lừa đau khổ buộc phải tải nặng. Một người có hình
thức đẹp đẽ mà không có văn hóa thì chỉ là một con vẹt có bộ long hào nhoáng hoặc
như người ta nói: một lưỡi kiếm bằng chì trong vỏ kiếm bằng vàng”. Vì vậy, sư khởi
đầu của một con người muốn thành công đều phải xuất phát từ trường lớp, phải đi
học. Do đó việc học của trò và dạy của thầy quan trọng biết chừng nào, cả hai đều
phải có ý thức thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm trong hoạt dạy – học, cả hai đều
phải chủ động và tích cực hoạt động. Chính vì vậy mà cả thầy và trò đều là chủ thể
của hoạt động, mối quan hệ giữa thầy và trò phải là mối quan hệ giữa chủ thể - chủ
thể. Nhưng để nhận thức đúng mối quan hệ này và ứng xử đúng theo hiểu biết về nó
là cả một quá trình lịch sử lâu dài và phức tạp. Bởi vì trong hệ thống giáo dục trước
đây, mối quan hệ thầy – trò là quan hệ chủ thể - khách thể: người giáo viên định đoạt
tất cả từ mục tiêu, nội dung, phương thức tác động đến người học, người học trở nên
thụ động tiếp thu các tri thức. “Hãy cho tôi một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường, và
cho phép tôi nuôi nấng, dạy dỗ chúng theo cách riên của mình thì bạn muốn chúng
trở thành kĩ sư, bác sĩ, tổng thống hay là gì đi nữa thì tôi cũng có thể làm cho chúng
Lê Thị Hạ Giang
trang 5
21/07/2008
trở thành như vậy được” (Watson). Những quan niệm tương tự như vậy trong các
thời kì trước thật phiến diện và sai lầm. Học sinh trong mối quan hệ ấy chẳng khác gì
đất sét hay bột mà người giáo viên muốn nhào nặn thế nào cũng được. Quả là một lối
giáo dục áp đặt và nhồi nhét. Nhỉ nhiên theo quy luật phát triển thì cái cũ cũng sẽ
được thay thế bằng cái mới, xã hội luôn vận động đi lên. Chính vì vậy mà những tư
tưởng sai lầm, không phù hợp cũng bị loại và thay thế dần bằng những tư tưởng,
những cái nhìn tiến bộ và đúng đắn hơn. Hiện nay hệ thống giáo dục nước ta đang
từng bước thực hiện việc thực hiện đổi mới đó, làm sao cho cả thầy và trò đều là chủ
thể, đều thể hiện tính tích cực trong vai trò và nhiệm vụ của mình.
Như chúng ta đã biết, trẻ em ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành luôn luôn là
chủ thể của chính nó, quyết định số phận hiện tại và tương lai của nó. Mỗi trẻ em đều
có những hứng thú, sở thích và quyền lợi cho nên nó có quyền quyết định con đường
đi của chính mình. Tuy nhiên, do đặc thù là trẻ thơ trước thế giới tự nhiên và xã hội
đầy phức tạp và bí hiểm. Cho nên trẻ em thường xuyên đứng trước mâu thuẫn giữa
một bên là phải tự mình trực tiếp tiếp xúc và chiếm lĩnh những yếu tố cần thiết cho
cuộc sống và phát triển của mình trong thế giới và xã hội ấy. Một bên là trẻ có những
hạn chế trong việc định hướng sự lựa chọn và khả năng tác động vào đối tượng học
tập để tách ra được những điều có ích cho sự phát triển của riêng mình. Chính vì vậy
mà trẻ cần sự trợ giúp của người lớn. Đây mới thực là bản chất của dạy học hiện đại.
Người dạy không còn là người chỉ truyền thụ bằng lối truyền giảng hay bằng các
phương pháp giáo dục độc đoán, áp đặt nữa. Người dạy trở thành người định hướng,
giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động học tập của học sinh. Ở đây ta
thấy có sự tôn trọng người học, đó là để người học phát huy khả năng của mình; giáo
viên căn cứ vào từng khả năng của người học mà có mức độ định hướng và giúp đỡ
khác nhau:
Mức độ 1 : người học chưa thể tự mình tổ chức việc học tập và tu
dưỡng. Trong trường hợp này cần có sự can thiệp trực tiếp của người dạy, với tư cách
là người tổ chức cho người học hoạt động trong môi trường sư phạm. Quá trình này
Lê Thị Hạ Giang
trang 6