Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Ngập lụt quận 9, TP. HCM – Nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp cấp bách để giảm thiểu nạn ngập lụt trước mắt và trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.62 MB, 90 trang )

1

MỞ ðẦU

1.ðẶT VẤN ðỀ

Tại TP. Hồ Chí Minh ngập úng là một vấn ñề ñã và ñang gây không ít tranh cãi, là nỗi
bức xúc của nhiều người dân. Cùng với quá trình ñô thị hóa các kênh rạch, ao hồ, ñầm
nhanh chóng bị san lấp, khu chứa trữ nước bị thu hẹp, hệ thống tiêu thoát nước quá tải.
Mặt khác, ñường nhựa, sân bêtông, nhà cửa ñược xây lên ngày càng nhiều xóa bỏ
những bãi ñất và thảm cỏ, làm khả năng thấm hút tự nhiên giảm ñáng kể. Hệ quả là các
ñiểm ngập úng ngày càng gia tăng, nước tụ lại ở những vùng trũng gây ngập, dòng chảy
mặt tăng lên ảnh hưởng ñến các khu dân cư ven sông. Tình trạng ngập nước ở quận 9
cũng càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mưa lớn, triều cường, khi mưa lớn kết hợp với
triều cường. Vì vậy tiêu thoát nước chống ngập lụt là nhiệm vụ rất cấp thiết.

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI

Trên bình diện toàn TP.HCM nói chung và quận 9 nói riêng, số lượng ñiểm ngập lụt sau
mỗi trận mưa và những ñợt triều cường ngày càng tăng. Vì vậy, những giải pháp hợp lí
ñể giải quyết vấn nạn này là rất cần thiết và cấp bách.
Việc thiết kế hệ thống thoát nước mưa tách biệt với hệ thống thoát nước hiện hành, tăng
số lượng hồ ñiều hòa và kênh ñiều hòa, hình thành các khu công viên và khu nhà vườn,
ñê sinh thái ven sông là những nhiệm vụ cần thiết ñể xóa bỏ các ñiểm lụt, ñảm bảo an
toàn cho người dân, và phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững. Ngoài ra, tăng
chất lượng cuộc sống, cảnh quan và giá trị ñất ñai trong ñô thị.






2

3. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI

Tìm hiểu những nguyên nhân nguồn của vấn ñề ngập lụt ñô thị trong toàn cảnh
TP.HCM và quận 9 nói riêng.
Từ những nguyên nhân ñó, chúng ta ñưa ra các giải pháp cụ thể cần thực hiện ngay dể
giảm thiểu tác hại, và ngăn chặn vấn ñề ngập lụt xảy trong tương lai, lồng ghép những
giải pháp vào những dự án, qui hoạch mới của thành phố, xây dựng những vùng ñô thị
không ngập lụt, phát triển ñất nước một cách bền vững.

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tình hình ngập lụt ñô thị và các giải pháp ñể xử lý nạn ngập trong và ngoài
nước, những cơ sở khoa học có giá trị ñể tìm ra giải pháp hợp lý cho khu vực.
Tìm hiểu những nguyên nhân tạo nên những ñiểm thường xuyên ngập lụt ở quận 9:
Về vị trí ñịa lý;
Tình trạng quy hoạch chung của khu vực;
Hệ thống kênh rạch;
Hiệu quả của hệ thống thoát nước của khu vực;
Ảnh hưởng của mưa
và ả
nh hưởng của thủy triều ñến vấn ñề ngập lụt;
Trong tổ hợp những nguyên nhân trên, xác ñịnh những nguyên nhân chính gây ngập
cho từng khu vực ngập. Từ ñó ñưa ra những giải pháp cụ thể ñể giải quyết vấn ñề.










3

5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích thống kê: Thu thập, tổng hợp hồi cứu và phân tích các kết quả
nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn ñề liên quan ñến thoát nước ñô thị, từ ñó
ñưa ra giải pháp thích hợp ñể giải quyết nạn ngập lụt.
Phương pháp chuyên gia: nhằm mục ñích tham vấn ý kiến cộng ñồng,
phỏng vấn ñặt câu hỏi cho các chuyên gia về môi trường, xây dựng nhằm hiểu rõ hơn
về vấn ñề cần quan tâm, ñánh giá và khảo sát….
Phương pháp khảo sát, thu thập và phân tích số liệu, hình ảnh…(trực tiếp ñến các ñiểm
ngập xem xét vị trí, ñịa hình khu vực ngập, ño ñộ sâu mực nước ngập, ño diện tích khu
vực ngập…) nhằm xác ñịnh những ñiểm ngập, mức ñộ ngập và nguyên nhân ngập, từ
ñó ñưa ra giải pháp tính toán cụ thể hiệp quả nhằm giải quyết triệt ñể vấn ñề.
Phương pháp so sánh: nhằm mục ñích phân tích so sánh ñánh giá quá trình thực hiện
kết hợp với các ñề án trước nhằm tìm ra giải pháp bổ sung có hiệu quả thực tế cao.

6. PHẠM VI VÀ ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nội dung:
ðánh giá lại toàn bộ hệ thống thoát nước trên ñịa bàn Q9, TP.HCM hiện nay.
ðánh giá lại toàn bộ hệ thống phòng lũ lụt trên ñịa bàn Q9, TP.HCM hiện nay.
Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tạo ra các ñiểm lụt và ñề xuất các nội dung trong việc
xây dựng các giải pháp quản lý cũng như ñề xuất phương pháp xây dựng hệ thống
thoát nước mưa, hồ và kênh sinh thái nhằm giảm thiểu nạn lũ lụt
Không gian: Quận 9, TPHCM
ðối tượng:

Hệ thống sông rạch và môi trường sinh thái trong quận
Các ñiểm lụt trong quận và giải pháp giảm thiểu.
Các vùng quy hoạch mới và hệ thống thoát nước trong quận.

4

7. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu ñịa hình, môi trường, hệ sinh thái, khí hậu, tính
chất của ñất, ñộ dốc ñịa hình, tỉ lệ diện tích bề mặt bị bê tông hóa và lượng mưa ,mật ñộ
xảy ra của các cơn mưa… là phương pháp ñể tìm ra tổ hợp nguyên nhân dẫn ñền nạn
ngập lụt ñô thị, từ ñó tính toán ñưa ra những giải pháp khoa học hợp lí ñể giải quyết vấn
ñề. Khi diện tích bê tông hóa tăng lên, thì khả năng thẩm thấu của nước mưa vào ñất
giảm ñi. Việc giảm lượng nước thẩm thấu vào hệ thống nước ngầm không chỉ dẫn ñến
việc khan hiếm nước vào mùa khô mà còn làm cho nền ñất bị lún và khiến nguy cơ
ngập lụt càng cao hơn
Ý nghĩa thực tế: nghiên cứu nguyên nhân ngập lụt nhằm thiết kế những công
trình thoát nước công cộng, phát triển hệ thống kênh rạch khai thông dòng nước lụt.
Thiết kế những công viên cây xanh, hồ ñiều hòa, những hàng cây ven dường nhằm tăng
sự thấm nước, rút nước. Hình thành và xây dựng nên những khu ñô thị sinh thái, không
ngập triều trên cả nước.

8. KẾT QUẢ DỰ KIẾN
- Giảm thiểu vấn ñề ngập lụt trong quận 9, chống sạt lở ven sông.
- Cải tạo môi trường sinh thái trong quận.
- Hình thành khu du lịch sinh thái ven sông










5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ðỀ NGẬP LỤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP

1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước:
1.1.1Hệ thống tiêu thoát nước (mưa) ñô thị bền vững
(3)
:

Trên thế giới, vấn ñề nước mưa ñã ñược xem xét một cách có tính toán khoa học
từ vài thập niên vừa qua và khoa học về quản lý nước mưa (stormwater management)
ñã ñược phát triển rộng khắp với sự tham gia của nhiều trường ñại học, viện nghiên cứu
và nhiều mạng lưới chuyên ngành ở tầm quốc gia và quốc tế. Nhiều nước (Nhật, Anh,
Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Malayxia…) ñã có chiến lược rất rõ ràng trong quản lý
nước mưa ngay từ khi chúng vừa rơi xuống, phân bố trên mặt bằng, thảm phủ, ngấm
vào ñất và ñi vào các khu vực nhận nước (sông, suối, hồ chứa và ra biển). Ở từng cung
ñoạn, ñể có thể phát huy hết chức năng của dòng nước mưa, ñòi hỏi kỹ thuật và công
nghệ quản lý khác nhau với sự kết hợp liên ngành chuyên môn và khoa học.
Hệ thống tiêu thoát nước (mưa) ñô thị bền vững – SUDS: Từ những năm 70 của
thế kỷ trước, trên thế giới, trong lĩnh vực quản lý môi trường ñô thị ñã hình thành và
ngày một hoàn thiện khái niệm về “Hệ thống tiêu thoát nước ñô thị bền vững –
Sustainable Urban Drainage System (SUDS)”. Hệ thống SUDS vận dụng triệt ñể các
nguyên lý và chức năng của hê sinh thái tự nhiên nhằm xây dựng hệ thống thoát nước
với một nguyên lý hoàn toàn khác với các nguyên lý thoát nươc mưa truyền thống lâu

nay. ðó là thay vì ñẩy/thoát thật nhanh nước mưa ra khỏi ñô thị bằng các hệ thống kênh
thẳng, sâu hoặc hệ thống cống ngầm thì SUDS làm chậm lại các quá trình nêu trên và
ñưa nước mưa phục vụ cộng ñồng với những giải pháp kỹ thuật mà trong ñó sử dụng
triệt ñể các khả năng lưu giữ và làm sạch của hệ sinh thái tự nhiên vào việc cải thiện
chất lượng nước, bổ cập nguồn nước ngầm cộng với việc làm hài hoà cảnh quan thiên
nhiên bảo vệ các nhóm loài sinh vật qua việc giữ gìn và tạo nơi cư trú cho chúng; trong
ñó, xử lý ô nhiễm do nguồn thải phân tán và chống ngập là những vấn ñề chủ yếu và
cấp bách.
6

Tại Hội nghị quốc tế về Trái ñất Rio - 1992, khái niệm về SUDS ñã nhận ñược
sự ñồng thuận của quốc tế như một phần của chiến lược phát triển bền vững vì giải
pháp SUDS ñáp ứng cho mục tiêu phát triển bền vững khi cân bằng ñược các yếu tố
như phát triển kinh tế, cộng ñồng và an toàn cho môi trường; chúng phải ñược áp dụng
cho các qui hoạch mới cũng như các khu vực sẽ chỉnh trang (Craig Carr). Khái niệm
SUDS ñược ñưa ra nhằm khuyến khích một cách tiếp cận hoàn toàn mới về hệ thống
tiêu thoát nước ñô thị khi tích hợp cả ba vấn ñề trong một hệ thống thoát nước, ñó là:
chất lượng nước, số lượng nước và tính hài hòa, thích hợp cho cuộc sống con người
cũng như cho sinh vật hoang dã.

Hệ thống SUDS với các giải pháp Kỹ thuật sinh thái (KTST) ñã ñược thể
nghiệm thành công ở nhiều nước phát triển. Tokyo là thủ ñô ñạt thành tựu rực rỡ trong
lĩnh vực này. SUDS có mặt trên khắp các thành phố ở Vương quốc Anh, cho ñến năm
2002 riêng tại Scotland ñã có 1.300 dự án SUDS ñược thực hiện (CIRIA, -2002).













Hình 1.1 Triết lý của Hệ thống tiêu thoát nước ñô thị bền vững - SUDS
Tại Anh, Mỹ, Thụy ðiển v.v có nhiều công ty lớn chuyên về thiết kế cảnh quan
ñô thị với việc áp dụng Kỹ thuật sinh thái (KTST) ñã và ñang họat ñộng rất hiệu quả


S
Ố L
Ư
ỢNG

NƯỚC
CH
ẤT L
Ư
ỢNG

NƯỚC

SUDS

TI
ỆN ÍCH CHO
SỰ SỐNG
7


không những ở trong nước, mà còn thực hiện tư vấn, thiết kế cho nước ngoài; giải pháp
này ñặc biệt sẽ rất hiệu quả khi ñược ñưa ngay từ ñầu vào quy hoạch chỉnh trang hoặc
xây dựng mới ñô thị. Kỹ thuật sinh thái là hệ thống công cụ của việc triển khai các triết
lý của SUDS vào thực tiển. Chúng là giải pháp kỹ thuật hổ trợ rất hiệu quả cho hệ thống
cống thoát nước chưa ñủ năng lực giảm ngập. Một số KTST chính và tính tương thích
của chúng cho từng cấp kiểm soát ñược tóm tắt như sau:
-Giải pháp kiểm soát tại nguồn (sources control)
Sử dụng các hệ thống lưu trữ và tái sử dụng nước mưa tại mỗi gia ñình,
Giảm tối ña kết nối trực tiếp nước mưa và vùng không thấm,
ðưa ra ñiều luật bắt buộc trong xây dựng ñể giảm tối ña bề mặt không thấm.
Giải pháp kiểm soát trên khu vực (site control): Áp dụng trên diện tích mặt
bằng trong khoảng 2 – 5 ha:
Chắn lọc sinh học: Là lớp chắn thực vật ñược thiết kế xử lý dòng chảy tràn trên
bề mặt, lớp thực vật này có chức năng làm giảm tốc ñộ của dòng chảy, cho phép lắng
trầm tích và các loại ô nhiễm khác. Nước mưa có thể thấm qua lớp lọc phía bên dưới,
không những cung cấp khả năng xử lý ô nhiễm phân tán cao, mà còn là khoảng không
gian xanh và tươi mát cho cộng ñồng dân cư.
Kênh phủ thực vật: Là kênh chảy chậm, ñược phủ lớp thực vật 2 bên bờ cũng
như dưới ñáy, ñược thiết kế ñể loại bỏ ô nhiễm như chất rắn lơ lững, kim loại, tăng khả
năng thấm, giảm tốc ñộ dòng chảy tràn, có thể thay thế cho một hệ thống vận chuyển
nước mưa.
Mương thấm lọc thực vật: Là mương ñào cạn, ñược lắp ñầy bởi ñá, sỏi ñể tạo
kho chứa có ñộ rỗng cao bên dưới. Dòng chảy tràn sẽ ñược lọc qua lớp sỏi, ñá trong
kênh và có thể thấm vào ñất qua ñáy và bờ kênh.
Lớp bề mặt thấm : Thường ñược lắp ñặt tại các vỉa hè, bãi ñỗ xe…và cả trên mặt
xa lộ. Chúng bao gồm lớp bề mặt thấm có ñộ bền cao kết hợp với lớp thấm bên dưới,
cung cấp kho chứa nước tạm thời và cho nước thấm qua và thoát ñi.
Ao lưu nước tạm thời: Giống như trũng thực vật, hầu như là khô, nhưng sẽ tích
nước khi mưa, ñược sử dụng ñể làm giảm tối ña tốc ñộ dòng chảy tràn bề mặt.

8

-Giải pháp kiểm soát trên toàn vùng (regional control) : với diện tích >10ha:
Khu vực ñất ngập nước: ðược xây dựng như một vùng ñầm lầy nông, có chức
năng xử lý ô nhiễm cũng như kiểm soát thể tích nước chảy tràn.
Ao lưu nước tạm thời,
Ao thấm lọc thực vật,
Hồ ñiều hòa, hồ cảnh quan kết hợp với xử lý nước mưa chảy tràn.
Các giải pháp kỹ thuật sinh thái rất ña dạng, chúng sẽ ñược lưa chọn cho phù
hợp với từng mức ñộ ñô thị hóa. Bảng ñưới ñây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết:
Bảng 1.1: Các giải pháp Kỹ thuật sinh thái và khả năng ứng dụng

Stt GIẢI PHÁP KTST
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHO
CÁC ðỐI TƯỢNG QUY HOẠCH
M
ật ñộ xây
dựng thấp
Khu
dân cư
ðư
ờng phố
và xa lộ
M
ật ñộ xây
dựng cao
1 Mương thấm lọc thực vật

   
2 Trũng lưu giữ nước    

3 Lớp lọc cát bề mặt    
4 Lớp lọc cát ngầm
   
5 Kênh phủ thực vật    
6 Chắn lọc sinh học    
7 ðất ngập nước    
8 Bể lọc sinh học    
9 Kho chứa nước mưa
   
10 Bề mặt thấm









Chú thích: : Rất thích hợp
: Tùy thuộc vào ñiều kiện mặt bằng cụ thể
: Rất ít sử dụng.

9

Các giải pháp kỹ thuật sinh thái có khả năng xử lý ô nhiễm khá cao
Bảng 1.2: Tiềm năng xử lý ô nhiễm của các kỹ thuật sinh thái

GIẢI PHÁP
PHẦN TRĂM LOẠI BỎ Ô NHIỄM

TSS Tot.P

Tot.N Nitrate-Nitrite

Kim loại

Ao thấm lọc, kết hợp thực vật 75 55 30 40 50
Kênh thấm lọc 75 65 55 - 85
Vỉa hè thấm 85 65 80 - 95
Chắn lọc sinh học 80 70 49 16 70
Hệ thống lọc cát 83 35 45 15 55
Vùng ñất ngập nước 70 56 20 54 35
Mương thực vật 38 21 30 22 30
Bẫy lọc thực vật 70 25 20 15 40
(Nguồn: USEPA, 2006)
Trong các giải pháp KTST, ao thấm lọc thực vật, vùng ñất ngập nước, vỉa hè
thấm, kênh thấm lọc là các giải pháp có tính năng bổ cập cho nước ngầm cao. Ở vùng
ñô thi, việc giảm bớt lớp phủ bề mặt không thấm sẽ trực tiếp làm giảm lượng nước chảy
tràn gây ngập và chất ô nhiễm kéo theo góp phần làm giảm qui mô và chi phí cần thiết
ñể xây dựng cơ sở hạ tầng. Một số phương pháp phổ biến ñược ứng dụng ñể giảm diện
tích bề mặt không thấm trong ñô thị như:
Giảm chiều dài và chiều rộng không cần thiết của ñường giao thông
Thiết kế hợp lý lối ñi bộ, ưu tiên sử dụng các vật liệu thấm
Giảm bớt diện tích, không bêtông hóa khoảng sân trước nhà, v.v…

10













Hình 1.2 Cải thiện dòng chảy bề mặt bằng phương pháp thoát nước tự nhiên

1.1.2 Dùng hồ chứa thu nước mưa
(12)
Trên thế giới, ngoài việc thu nước mưa ñể giảm ngập ñô thị, bổ sung vào dòng
ngầm, nước mưa còn ñược tận dụng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Ở Hà Lan và
ðức, việc sử dụng nước mưa ñược khuyến khích nhằm bảo tồn nguồn nước ngầm. Tại
Mỹ, Nhật nước mưa ñược gom và chứa trong các hồ lớn, sau ñó ñược xử lý sơ bộ rồi bổ
sung vào nước ngầm, ngăn chặn ngập lụt. Ở Nam Úc, tất cả nhà xây mới phải lắp ñặt
bồn chứa nước mưa tại nhà, khuyến khích việc dung nước mưa cho việc tưới cây, xả
nhà vệ sinh.
Ở Việt Nam , thu và sử dụng trực tiếp nước mưa ñã ñược một số cơ quan nghiên
cứu ứng dụng cho các khu vực khác nhau. Nghiên cứu của trường ðại học Mỏ-ðịa chất
tập trung cho việc thu nước bổ cập cho tầng ñất ngầm, giảm mức ngập ñô thị khi có
mưa lớn. Cuối năm 2008, Quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam ñã mời một số chuyên gia
về thu trữ nước mưa của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam khảo sát lập dự án “ Thích
ứng với biến ñổi khí hậu dựa vào cộng ñồng” tại 3 khu vực khô hạn và nhiễm mặn
thuộc Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Thu trữ nước mưa ñã ñược ñánh giá là một trong những
giải pháp cốt lõi trong việc cấp nước sinh hoạt, cải tạo vườn tạp và cải thiện môi trường
11

ñất nhiễm mặn. Giai ñoạn 2009-2011, khoảng 120 công trình thu trữ nước mưa bằng xi

măng, ñất do Viện chuyển giao kỹ thuật dự kiến xây dựng tại 6 xã ven biển Bình
Thuận.

1.1.3 Dùng ñê bao chống ngập lụt
(2)


Thực tiễn ở các nước cho thấy nhiều nơi trên thế giới có xu hướng chuyển một
số vùng ñê bao có nguy cơ bị ngập lụt cao trở về trạng thái tự nhiên. ðiển hình là ở Hà
Lan, một ñất nước có hơn 2/3 diện tích ñất nằm dưới mực nước biển. Số liệu khảo cổ
học cho thấy ñê bao ñầu tiên ñược xây trên ñất nước Hà Lan vào khoảng 500 năm trước
Công nguyên. Kể từ sau ñó, phong trào khai hoang mở ñất ñược phát triển và ñê ñược
hình thành.
Vào thế kỷ thứ 11, ñê ñược xây dọc các bờ sông Rhine, Maas, và Waal. Mãi ñến
năm 1932, nhiều ñê bao ñược hình thành. Tuy nhiên, trong lịch sử hình thành ñê bao
(dikes), bờ bao (polders) của Hà Lan có những thành công và cũng có những thất bại
cần ñược xem xét.
Quan niệm về rủi ro trong quản lý lũ ở Hà Lan không chỉ dựa vào xác suất lũ
xuất hiện, thay vào ñó rủi ro ñược xác ñịnh bởi một hàm số gồm xác suất lũ xuất hiện
(như lũ 100, 1.000, 10.000 năm) x hệ quả của lũ (thiệt hại do lũ rây ra). ðặc biệt, khi ñê
bao và bờ bao ñược hình thành, ñầu tư vào nông nghiệp, nhà ở, công nghiệp càng nhiều,
do ñó rủi ro thiệt hại sẽ càng cao. Hai học giả Ying và Li (2001) nghiên cứu cho thấy
một số nguyên nhân dẫn ñến mực nước lũ ngày càng cao hơn trên sông Yên Tử của
Trung Quốc:
- Nguyên nhân thứ nhất là chặt phá rừng ở thượng nguồn làm nước không giữ
ñược, dẫn ñến lũ hạ nguồn.
-Nguyên nhân thứ hai là sự khai hoang ñất kèm theo sự bồi lắng ở các hồ chứa
làm thiếu không gian chứa nước trong mùa lũ, dẫn ñến lũ cục bộ.
-Nguyên nhân thứ ba là việc xây dựng các con ñê, bờ bao ven sông ngòi, kênh
rạch làm phù sa bị bồi lắng ở ñáy sông, kênh, rạch qua nhiều năm, dẫn ñến dòng chảy bị

12

yếu ñi nên thoát lũ rất chậm. Các nguyên nhân trên cho thấy việc xây ñê bao, bờ bao sẽ
làm tăng khả năng xảy ra lũ lớn cục bộ, và cả diện rộng.
Một trong những nguyên nhân chính làm mực nước lũ ngày càng cao là do nhiều
bờ bao ñược xây dựng, thiếu không gian tự nhiên ñể chứa nước lũ, dẫn ñến lũ cục bộ và
ngập ở diện rộng ở Hà Lan. Chính quyền Hà Lan ñã nhận ra ñược giải pháp kỹ thuật
dùng ñê bao, bờ bao khép kín không hiệu quả về lâu dài, ñặc biệt là trong những trận lũ
lớn. Từ ñó, chính sách nới rộng không gian cho sông “rooms for river” ñược ra ñời vào
ñầu thập niên 2000. Chính sách này là giải pháp thay thế cho giải pháp truyền thống
như nâng cao các ñê bao và bờ bao, nhằm tạo nhiều không gian ñể chứa nước trong
trường hợp lũ lớn, ñồng thời là giải pháp ñể thích ứng với biến ñổi khí hậu. Mục ñích
của chính sách này là nới rộng không gian ñể chứa nước lũ bằng việc chuyển ñổi một số
vùng ñất nông nghiệp không hiệu quả, ít dân cư trở về trạng thái nguyên thủy (ñất ngập
nước), ñồng thời khai thác du lịch sinh thái trên các vùng ñất trên. Chính sách này ñã
giúp Hà Lan kết hợp cả giải pháp kỹ thuật và sinh thái ñể quản lý lũ. Trong khi các
nước có truyền thống lâu ñời trong quản lý lũ ñiển hình là Hà Lan và Trung Quốc có xu
hướng ñẩy mạnh sang giải pháp phi công trình.

1.2 Các nghiên cứu ở trong nước:
1.2.1 Nguyên nhân gây ngập lụt tại TPHCM
1.2.1.1. Vị trí tạo thành của một “ñô thị ngập triều”.
(11)

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền ðông Nam Bộ và ñồng bằng sông Cửu
Long, ñịa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang ðông. Vùng cao
nằm ở phía Bắc - ðông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 ñến 25 mét. Xen kẽ có
một số gò ñồi, cao nhất lên tới 32 mét như ñồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng
trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có ñộ cao trung bình trên
dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ ðức,

quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có ñộ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét
13

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố
Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất ña dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn
từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000
km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông
ðồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ
vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một ñến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài
200 km và chảy dọc trên ñịa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng
trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m ñến 370 m, ñộ sâu
tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông ðồng Nai và Sài Gòn nối thông
ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà
Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông ðồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển ðông bởi hai
ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong ñó, ngả Gành Rái chính là ñường thủy chính
cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh
còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An
Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu
Hũ, Kênh Ðôi
Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt ñộ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa
trung bình của thành phố ñạt 1.949 mm/năm, trong ñó năm 1908 ñạt cao nhất 2.718
mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình
159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, ñặc
biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không
ñều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các
huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại
Sự kết hợp của ñịa hình khu vực, nền ñất yếu, hệ thống kênh rạch dày ñặc, với
lượng mưa ngày càng tăng tạo thành tổ hợp gây ngập lụt thường xuyên do mưa và triều
kết hợp.




14

Hình 1.3 Bản ñồ TP.HCM (Nguồn

15

1.2.1.2. Do kênh rạch bị san lấp quá nhiều.


Sự gia tăng dân số dẫn ñến việc ñô thị hóa tại vùng ven ñô vốn trước kia sử dụng
cho mục ñích nông nghiệp. Hiện tượng này sau ñó lại dẫn tới ngập lụt theo 2 cách:
trước hết, diện tích hồ, ao và kênh, rạch bị san lấp tăng lên khiến cho khả năng chứa
nước tại chỗ của khu vực này giảm xuống; sau ñó, tỷ lệ diện tích bề mặt tự nhiên giảm
xuống trong khi diện tích ñất bi bê-tông hóa tăng lên khiến cho lượng nước chảy bề mặt
gia tăng vì không thấm ñược vào lòng ñất. Hội thảo do UBND TPHCM và Hội Quy
hoạch phát triển ñô thị Việt Nam tổ chức hôm 16-3-2012, bản tin hội thảo “Quy hoạch
xây dựng TPHCM với vấn ñề biến ñổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội”.

Chỉ trong
khoảng hơn 10 năm trở lại ñây có ñến 47 con kênh với tổng diện tích 16,4 héc ta bị biến
mất; hồ Bình Tiên rộng 7,4 héc ta, hồ chứa nước quan trọng của thành phố cùng vô số
ao hồ khác ñã bị san lấp…Từ năm 2002-2009, khả năng chứa nước của hệ thống ao hồ
và vùng ngập nước trong thành phố giảm gần 10 lần.







Hình 1.4: Kênh rạch bị lấn chiếm, xả rác, san lấp bừa bãi
[9]


1.2.1.3. Vấn ñề bê tông hóa làm mất diện tích bề mặt tự nhiên và hiệu ứng ñảo
nhiệt.
[5]

Việc mất diện tích bề mặt tự nhiên không chỉ diễn ra ñối với ñất nông nghiệp ở
vùng ven mà ñồng thời xảy ra ñối với diện tích công viên - cây xanh trong nội ñô.
Trong thời kỳ 1998-2009, khu vực nội thành mất ñi 50% diện tích cây xanh khiến cho
16

tỷ lệ cây xanh trên ñầu người còn vô cùng nhỏ: 0,7 m2 vào năm 2009 (trong khi ñó mục
tiêu tới năm 2010 ñề ra trong quy hoạch chung là 6-7 m2/người). Việc chuyển ñổi diện
tích bề mặt tự nhiên vốn có khả năng thấm trung bình 50% lượng nước mưa thành bề
mặt ñô thị vốn chỉ thấm ñược bình quân 15% lượng nước mưa tất yếu làm gia tăng ñáng
kể lượng nước chảy trên bề mặt gây ra ngập lụt. Diện tích bê tông hóa bề mặt của thành
phố, tuy nhiên, gia tăng nhanh hơn nhiều lần tốc ñộ tăng dân số. Nghiên cứu của
TS.Trần Thị Vân và TS.Hà Dương Xuân Bảo (2007) cho thấy trong vòng 17 năm, từ
1989 tới 2006, diện tích bê-tông hóa bề mặt gia tăng 305,5% từ hơn 6000 hecta vào
năm 1990 lên tới 24.500 hecta vào năm 2006.
Việc gia tăng diện tích bề mặt bị bê-tông hóa không chỉ làm gia tăng lượng nước
mưa chảy trên bề mặt vì không thể thấm xuống lòng ñất, làm giảm lượng nước ngầm và
gây lún cho ñô thị, mà còn tạo ra hiệu ứng ñảo nhiệt. Số liệu tại trạm Tân Sơn Hòa cho
thấy nhiệt ñộ bề mặt tại TP HCM tăng trung bình hằng năm 0,18 ñộ C trong thời kỳ
1977-1986, 0,26 ñộ C trong thời kỳ 1987-1996 và 0,34 trong thời kỳ 1997-2006. Trong
khi ñó số liệu cùng thời ñiểm tại vùng ñồng bằng sông Cửu Long chỉ là 0,13, 0,14 và
0,16 ñộ C.). Sự thay ñổi về nhiệt ñộ bề mặt, và do ñó nhiệt ñộ không khí làm gia tăng cả

về số lượng và quy mô những cơn mưa nhiệt ñới trong khu vực. Số liệu thống kê lượng
mưa từ năm 1988 tới năm 2006 tại trạm Tân Sơn Hòa cho thấy một quá trình gia tăng
liên tục số lượng các cơn mưa cực lớn, phù hợp với quá trình gia tăng nhiệt ñộ bề mặt
tại thành phố.









17

Bảng 1.3 Nhiệt ñộ không khí trung bình
[8]

2005 2007 2008 2009 2010
Cả năm 28,0 28,2 27,9 28,1 28,6
Tháng 1 26,2 27,3 27,2 25,9 27,3
Tháng 2 27,7 27,2 27,3 27,7 28,4
Tháng 3 28,4 28,8 28,2 29,3 29,4
Tháng 4 29,8 30,1 29,5 29,4 30,3
Tháng 5 29,7 28,9 28,2 28,5 31,3
Tháng 6 28,9 28,7 28,6 29,2 29,3
Tháng 7 27,5 27,7 28,3 28,0 28,3
Tháng 8 28,4 27,7 27,7 28,6 27,9
Tháng 9 27,9 27,7 27,7 27,6 28,6
Tháng 10 27,6 27,5 28,0 27,7 27,5

Tháng 11 27,5 26,9 27,2 28,4 27,2
Tháng 12 26,2 27,6 26,9 27,5 27,4

1.2.1.4. Do mưa ñô thị ngày một tăng


Nếu trước ñây cứ 5 năm mới có những cơn mưa có vũ lượng khoảng 120mm thì nay chỉ
3 năm ñã thấy xuất hiện. Còn những cơn mưa có vũ lượng khoảng 100mm thì năm nào
cũng xuất hiện. ðặc biệt, trận mưa xảy ra vào ngày 7-3-2009, tại trạm Mạc ðĩnh Chi
quận 1 TPHCM ño ñược vũ lượng là 117mm. ðây là trận mưa lớn hiếm thấy trong tuần
lễ ñầu tháng 3, vì trong lịch sử tháng 3 chỉ có hai trận mưa lớn nhưng ñều xảy ra vào
cuối tháng, ñó là năm 1993 (lượng mưa 132mm) và năm 1999 (60mm). Và trận mưa
lớn trên diện rộng vào ñêm 18 rạng ngày 19/4/2011 với vũ lượng 110 mm khiến 41
tuyến ñường bị ngập nặng ,trong ñó ña số các ñiểm ngập nằm trong khu vực ñang thi
công những dự án lớn.
[6]

18


Bảng 1.4 Lượng mưa trong năm
[8]


2005 2007 2008 2009 2010
Cả năm 1.742,8 2.340,2 1.813,1 1.979,9 2.016,2
Tháng 1 - 0,4 9,5 0,3 23.0
Tháng 2 - - 1,5 21,4 -
Tháng 3 - 59,3 58,3 57,8 3,9
Tháng 4 9.6 7,7 127,0 187,0 9.9

Tháng 5 143,6 327,9 246,9 318,5 8.8
Tháng 6 273,9 188,8 147,2 83,2 160,0
Tháng 7 228,0 414,3 331,2 223,0 294,3
Tháng 8 146,3 301,0 297,8 323,9 400,6
Tháng 9 182,9 495,4 202,6 325,1 373,7
Tháng 10 288,6 391,2 165,6 249,0 321,8
Tháng 11 264,5 147,1 167,1 141,2 379,9
Tháng 12 105,4 7.1 57,8 49,5 40,3

Lượng mưa trong năm cao tập trung từ tháng 6 ñến tháng 11, trong khi thủy triều cũng
dâng cao từ tháng 8 ñến tháng 11, mưa lớn và triều cường dẫn ñến ngập lụt cho nhiều
khu vực trong thành phố từ tháng 8 ñến tháng 11.

1.2.1.5 Ảnh hưởng của thủy triều.
(5)

Mực nước thuỷ triều của TPHCM từ năm 1999 ñến nay cũng liên tục tăng nhanh
từ mức 1,22m ñến 1,55m. Và ñây cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng ngập lụt tại
các thành phố Việt Nam ngày càng tăng
ðài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, mực nước ñỉnh triều vùng hạ
lưu sông Sài Gòn - ðồng Nai có khả năng dâng cao ñột biến trong nhũng năm tới ñây.
19

ðợt triều cường trong 09 năm 2011, ñỉnh triều cao nhất tại trạm Phú An là 1,50
m (xuất hiện lúc 5 giờ, ngày 28 tháng 9 năm 2011), mức báo ñộng cấp III, ñã gây tràn
các vị trí thấp trũng của quận Thủ ðức, quận Bình Thạnh.
[9]
Triều lên, kết hợp với việc xả lũ từ thượng nguồn và mưa, dẫn ñến tình trạng lụt thêm
trầm trọng. Rừng thượng nguồn bị tàn phá làm tăng lưu lượng và tốc ñộ dòng chảy lũ.


Bảng 1.5 Mực nước cao nhất sông Sài Gòn
[8]

2005 2007 2008 2009 2010
Cả năm
Tháng 1 1,42 1,29 1,41 1,54 1,47
Tháng 2 1.32 1,21 1,43 1,43 1,44
Tháng 3 1,13 1,37 1,37 1,39 1,42
Tháng 4 1,13 1,21 1,28 1,37 1,32
Tháng 5 0.99 1,30 1,25 1,26 1,29
Tháng 6 1,03 1,09 1,23 1,17 1,18
Tháng 7 1,04 1,03 1,16 1,28 1,25
Tháng 8 1,17 1,35 1,27 1,37 1,35
Tháng 9 1,33 1,45 1,32 1,37 1,35
Tháng 10 1,39 1,49 1,48 1,42 1,49
Tháng 11 1,41 1,48 1,54 1,56 1,55
Tháng 12 1,35 1,39 1,55 1,46 1,49

20

Hình 1.5 Biểu ñồ mực nước cao nhất hàng năm
(5)
Mực nước triều năm 2009, 2010 gia tăng rõ rệt so với những năm trước ñó, Theo bản
tin của ðài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước thực ño ngày 16.10.2011 tại
trạm Phú An trên sông Sài Gòn là 1,57 m (lúc 4 giờ 30), dự báo mực nước triều trong
những ngày tới sẽ vượt ñỉnh triều lịch sử năm 2011 (1,59 m). Cụ thể, ñỉnh triều ngày
17-10 ở mức 1,57 m (5 giờ 30) và 1,60 m (17 giờ 30); ngày 18-10: 1,59 m (6 giờ) và
1,58 m (18 giờ); ngày 1 10: 1,55 m (6 giờ 30) và 1,48 m (18 giờ 30); ngày 2 10: 1,45
m (7 giờ 30)
Bảng 1.6 Tốc ñộ tăng dân số (Nguồn: Hồ Long Phi 2010)

(5)

21

Mật ñộ dân số TP ngày càng tăng, ñể ñáp ứng nhu cầu nhà ở, hàng loạt khu dân
cư ñược xây lên. Kênh rạch bị san lấp, nạn hút cát trộm ở sông, những vùng cây giữ ñất
ven sông bị tàn phá…dẫn ñến hệ quả: Khi triều lên cao, cư dân ở các vùng ven sông bị
ảnh hưởng nặng nề do ngập lụt, sạt lở ñất.

1.2.1.6 Hệ thống thoát nước ñang ngày càng xuống cấp


Hình 1.6 Hệ thống cống thoát nước xuống cấp
[6]

Toàn thành phố có 786km hệ thống thoát nước cấp 2 và cấp 3. Trong ñó còn có
60km cống vòm cấp 2 ngang 0,8m, cao1,4m ñược xây dựng từ năm 1870 ñến nay, nằm
trên các trục ñường chính thuộc quận 1, 3, 5 chảy ra kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ñang dần
bị mai một.
Theo ñoàn khảo sát hệ thống cống vòm trên ñường Pasteur, Hai Bà Trưng, Nam
Kỳ Khởi Nghĩa, nhiều ñoạn bị sụp ngăn dòng chảy, hai bên thành bị khoét sâu hàm ếch.
Các hệ thống cống cấp 2 và 3 cũng ñang trong tình trạng tương tự. Theo tính toán hiện
nay, hệ thống thoát nước trên ñịa bàn thành phố chỉ ñáp ứng ñược 70% nhu cầu thoát
nước nhưng lại bị xuống cấp trầm trọng. Các cửa xả ra kênh rạch, rác ñầy kín mặt nước.
Tuyến cống trên ñường Nguyễn Tri Phương - Tô Hiến Thành bị ngành ñiện ñục xuyên
qua ñể chôn ñường ống, lâu ngày rác vướng vào ñường ống gây tắc nghẽn. Tuyến cống
thoát nước ñường kính 0,8m trên ñường Phạm Văn Hai vừa ñược ñầu tư chưa ñầy bốn
năm nay có nguy cơ hư hỏng không sửa chữa ñược là do Công ty Cấp nước TP ñục
cống ñể ñưa ống cấp nước xuyên qua. Dọc tuyến cấp nước trên ñường Phạm Văn Hai
22


có ít nhất 15 ñoạn bị ñục như vậy. Còn khu vực ngã tư Bảy Hiền, Hồng Lạc cũng bị
tuyến ống cấp nước ñường kính 350mm xuyên phá tứ tung, nhiều ñường cấp nước ñâm
ngang hệ thống thoát nước.
Hiện nay, ngoài bản ñồ nền không chính xác, còn lại cao ñộ thoát nước, cao ñộ
san nền từ nhiều năm nay vẫn chưa có. Do vậy, nhiều ñịa phương xây dựng cốt san nền
loạn xạ, lắp ñặt hệ thống cống thoát nước cao thấp không ñồng bộ nên không ñấu nối
ñược, gây nên cảnh ngập lụt tràn lan và không thể kiểm soát nổi.
1.2.2. Một số giải pháp chống ngập lụt tại TPHCM
1.2.2.1 Giải pháp của Sở GTCC
[11]

Theo báo cáo thực trạng và giải pháp thoát nước TP.HCM của Sở GTCC
TP.HCM (tháng l0-2003), các biện pháp xử lý ñã triển khai cho vùng trung tâm thành
phố (chiếm tới 85% tổng số ñiểm ngập) bao gồm các ñiểm chính như sau:
(a) ðối với vùng ngập do triều và mưa: tiến hành san lấp nâng cao cao trình mặt ñất,
nâng cao mặt ñường (như ñã san lấp ở khu ñô thị mới quận 7 hay tôn cao mặt ñường
ñường Xô Viết Nghệ Tĩnh và ñường ðinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
(b) ðối với vùng ngập do mưa: làm thêm các ñường cống nối từ ñường này với ñường
khác; tạo hệ thống cống lấy và dẫn nước hoặc dùng máy bơm ñể bơm lượng nước ngập
sang nơi khác.
(c) Tiến hành nạo vét một số kênh rạch, nạo vét ống cống, hố ga ñịnh kỳ nhằm tăng
lượng nước tiêu thoát.
(d) ðang triển khai các dự án (vốn ODA hay vốn trong nước) như dự án vệ sinh môi
trường TP.HCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), dự án cải thiện môi trường nước (tiểu
dự án cải tạo HTTN rạch Hàng Bàng), dự án cải thiện môi trường nước (lưu vực Tàu
Hủ - Bến Nghé - ðôi - Tẻ), dự án cải thiện vệ sinh và nâng cấp ñô thị lưu vực Tân Hóa
- Lò Gốm
Năm 2011 TP.HCM ñã ñược Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng ñê bao và
ñang triển khai dự án chống ngập lụt. Ủy ban Nhân dân TP. HCM ñã quyết ñịnh ñầu tư

100 triệu USD ñể xây dựng ñê bao giải quyết tình hình ngập lụt diễn ra bấy lâu nay.
23

1.2.2.2 Giải pháp xóa ngập lụt của GS Lê Huy Bá

Ngày 27-7-2006, Viện Kinh tế TP.HCM tổ chức hội thảo về “Giải quyết vấn ñề ngập
lụt ñô thị”. TS Cuối Tuần ñăng ñề xuất của GS Lê Huy Bá về một giải pháp xóa ngập
lụt tại TP.HCM.
(11)
Giải pháp tổng thể
1. Nguyên tắc
Trong giải pháp tổng thể, cần kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, môi trường
và xã hội. Không vì mục ñích kinh tế mà bỏ qua các vấn ñề về môi trường. Phải xuất
phát từ nguyên lý cân bằng nước, tổng lượng nước mưa và nước thải không vượt quá
lượng nước tiêu thoát qua hệ thống cống, sông, kênh rạch. TP.HCM hình thành, phái
triển trên vùng ñất ngập triều. Vì vậy, khi xây dựng các hệ thống thoát nước cần căn cứ
vào tình hình mỗi lưu vực sông - rạch, lạch - triều. Phải tính toán kỹ diện tích ñất, mặt
thoáng cần giữ lại không ñược san lấp ñể duy trì hệ sinh thái, duy trì diện tích ñất tự
nhiên, ñiều tiết nước mưa - nước triều.
Vùng ñất trũng của thành phố là những phần thuộc phía tây nam, ñông và nam là
những vùng có ñộ cao so với mặt nước biển chỉ từ 0,5-l,0m. Vì vậy, khi xây dựng các
công trình tại khu vực này cần chú ý xây dựng dọc theo các tuyến thoát nước, tránh
không nên xây ngăn tuyến thoát nước, gây ngập lụt.
Trong qui hoạch xây dựng thành phố cần chú ý tỉ lệ thích hợp giữa diện tích bêtông hóa
và diện tích ñất trống, mặt thoáng. Bảo vệ tuyệt ñối một tỉ lệ an toàn về diện tích và thể
tích chứa nước của kênh rạch, bàu, ñìa, ao chuôm vì ñó là những hồ ñiều hòa tự nhiên
vô giá. Một nửa ñô thị TP.HCM là ñô thị ngập triều. Vì vậy, khi thiết kế nhà cửa, xây
dựng ñô thị phải hết sức lưu ý tránh những hậu quả triều cường, tránh ngập bẩn và ngập
mặn.
Phải giữ ñúng nguyên tắc giải quyết thoát nước theo lưu vực tự nhiên, không

quản lý theo ñơn vị hành chính. Hồ ñiều hòa sẽ phải ñược xây dựng, không thể nào
khác ñược. Những vị trí không còn ñủ diện tích thì chỉ làm hồ ñiều hòa (chìm hoặc nổi).
Những vùng còn ñủ diện tích (từ 0,5ha trở lên) nên xây dựng hồ sinh thái, mang cả
24

chức năng ñiều hòa. TP.HCM rất ít hồ, việc xây dựng thêm hồ sinh thái dạng này là hết
sức cần thiết và cấp bách. Không xây nhà cao tầng ở những vùng quá thấp, trũng, ñất
không nền. Cần tính ñến mực nước biển dâng do trái ñất nóng lên.
2. Giải pháp cụ thể
Nạo vét kênh rạch ñể tăng lưu lượng thoát nước. Mức nạo vét lấy kích thước
kênh rạch trước khi bị bồi lấp, lấn chiếm.
ðối với vùng cao: không nối thêm ống cống vào các ñường cống cũ ñể nhận
thêm lượng thải quá dung tích lưu vực. Xây dựng các ñoạn cống thoát nước mới bên
cạnh các ñoạn cống thoát nước quá tải ñể biến thành không quá tải. Cuối ñoạn cống mới
này lắp van một chiều ñể chủ ñộng thoát nước tự chảy; hoặc thay vào ñoạn cống mới là
một hồ ñiều hòa dạng chìm ở những nơi có ñiều kiện ñịa hình cho phép như ở công
viên, dưới vòng xoay, dưới vườn hoa , lượng nước này có thể ñược dùng cho cứu hỏa,
tưới cây, rửa ñường
ðối với vùng ngập do mưa: không làm thêm các ñường cống nối từ ñường này
với ñường khác; mà tạo thêm hệ thống cống lấy và dẫn nước mưa vùng phía bắc trực
tiếp ra sông Sài Gòn, không cho ñi qua nội thành nữa.
ðối với vùng thấp: xây dựng hồ ñiều hòa dạng chìm chứa lượng nước chưa kịp
tiêu thoát, sau ñó khi triều rút thoát nước tự chảy.
Kết hợp các giải pháp khác như:
Hoàn chỉnh qui hoạch về thoát nước ñô thị (TNðT), phải thể chế hóa các ñặc
trưng, tiêu chí có liên quan tới TNðT như: cốt san nền, tỉ lệ diện tích ñất tự nhiên, hồ
ao, kênh rạch, xây dựng tiêu chí sinh thái ñô thị
Thể chế hóa về mức thưởng, phạt, thuế khóa có liên quan tới TNðT.
Tiến tới xã hội hóa TNðT.
Các giải pháp phi công trình: tăng cường năng lượng quản lý hệ thống thoát

nước, xây dựng hệ thống hành lang pháp lý, nâng cao nhận thức cộng ñồng Việc ñể
người dân tự quản lý, kiểm soát những công trình giảm thiểu lũ cũng là một yếu tố quan
trọng góp phần hạn chế ngập lụt ở các ñô thị. Nhưng biện pháp căn cơ là tầm nhìn của
các nhà qui hoạch, nhà quản lý trong quá trình phát triển ñô thị.
25

Tìm hiểu khả năng ñào một kênh vành ñai ñủ lớn ñể tiêu nước nửa phía bắc và
tây bắc thành phố từ sông Sài Gòn, chỗ cửa Rạch Tra, chảy qua Hóc Môn, về Bình
Chánh, ra sông chợ ðệm.
Xây dựng các hồ ñiều hòa nửa nổi nửa chìm, hay hồ chìm ở một số quận nội
thành, một số hồ sinh thái - ñiều hòa ở các quận 12, 9, 7, Bình Tân, Nhà Bè, Thủ ðức,
Bình Chánh, Hóc Môn.
Phải cộng tham số mức ngập cao nhất sau 15 năm nữa do nước biển dâng vào cốt nền.
Sau hội thảo này nên có một Workshop của các chuyên gia, biến ý tưởng thành chương
trình hành ñộng cụ thể giải quyết ngập nước ñô thị

1.2.2.3 Cây trồng do chi cục phát triển lâm nghiệp ñã chọn ñể tránh sạt lở ven
sông
(14)
:
Tuyển chọn một số loài cây lâm nghiệp bản ñịa hiện hữu tại thành phố Hồ Chí
Minh, vừa có giá trị kinh tế vừa chống sạt lở ven sông rạch tại thành phố Hồ Chí Minh
Khả năng chịu ngập, tái sinh chồi mạnh, cây thường xanh, tán rộng ñể bảo vệ và
chống lại sự xâm hại của nước
Sau một năm theo dõi, ñiều tra dọc theo một số sông, kinh, rạch tiêu biểu tại các
quận 12, 2, 9 huyện Thủ ðức, Củ Chi, Bình Chánh…Chi cục ñã tuyển chọn ñược 10
loài cây lâm nghiệp bản ñịa hiện hữu tại thành phố Hồ Chí Minh.
BẦN CHUA
Tên khoa học: Sonneratia caseolaris (L.) Engl
Tên thường gọi: Bần chua

Họ: Sonneratiaceae
Cây thân gỗ thường xanh, cao khoảng 20m, nhiều cành nhánh, tán lá tròn, rộng. Thân
thẳng, vỏ màu xám hơi nâu ñỏ, lá ñơn, mọc ñối, hình elip, dài 5 - 5cm; rộng 2 – 5cm,
màu xanh lục sáng khi non, màu xanh ñậm khi già, gốc cuống lá màu ñỏ. Rể thở mọc
nhiều quanh gốc giống như cây viết chì. Phân bố tương ñối rộng trên các sông rạch tại
thành phố

×