Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG -CHI NHÁNH CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.37 KB, 84 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------- ---------





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH
CẦN THƠ















Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:
ThS. NGUYỄN HỮU TÂM NGUYỄN TÚ PHƯƠNG
MSSV : 4053804
Lớp : Tài chính - Ngân hàng
Khóa : 31


Cần Thơ - 2009


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nỗ
lực không ngừng của bản thân, em còn được sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô.
Đồng thời, Ban Giám Hiệu trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế - QTKD cũng
đã tạo mọi điều kiện cần thiết để chúng em có thể học tập, nghiên cứu và phát
huy khả năng của mình. Thêm vào đó, qua hơn hai tháng thực tập tại Ngân hàng
ngân hàng Công Thưong Cần Thơ, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc
và toàn thể nhân viên trong chi nhánh cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Hữu Tâm, đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Tâm đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Em chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các Anh, Chị, Cô, Chú phòng Kinh
doanh khách hàng doanh nghiệp ngân hàng Công Thưong Cần Thơ đã nhiệt tình
giúp đỡ và chỉ dẫn em trong thời gian thực tập.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập và kiến thức còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô, các
Anh, Chị, Cô, Chú trong ngân hàng góp ý để luận văn hoàn thiện hơn.
Em kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ trong chi

nhánh dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công và Ngân Hàng ngày càng
phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2009
Sinh viên thực hiện






Nguyễn Tú Phương







LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.



Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2009
Sinh viên thực hiện





Nguyễn Tú Phương


































MỤC LỤC

Chương 1. GIỚI THIỆU:.................................................................................. 1
1.1.. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ............................................................................. 1
1.2.. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:.......................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung: .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 2
1.3.1..Không gian:......................................................................................... 2
1.3.2. Thời gian:............................................................................................ 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................... 2
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:............................................................................4
2.1.1. Khái niệm rủi ro lãi suất:..................................................................... 4
2.1.2. Tính chất rủi ro lãi suất: ...................................................................... 6
2.1.3. Mô hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất:.............................. 9
2.1.4. Một số khái niệm liên quan đến mô hình định giá lại:........................ 10
2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất:.............................................. 10
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................. 11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:.......................................................... 11
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:........................................................ 11
Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH CẦN THƠ (VIETINBANK):........................................................... 13

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:......................................... 13
3.1.1. Ngân hàng Công Thương Việt Nam: ............................................... 13
3.1.2. Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ:................................. 14
3.2. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG: ............... 16
3.2.1. Chức năng các phòng ban:............................................................... 16
3.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank Cần Thơ: ............................... 17
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: ....................... 18
3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG: ............... 20
3.4.1. Thuận lợi:........................................................................................ 20


3.4.2. Khó khăn:........................................................................................ 21
Chương 4. PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ: ............................................................ 22
4.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN
HÀNG QUA BA NĂM 2006-2008:.................................................................. 22
4.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng:..................................... 22
4.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản của ngân hàng:........................................... 25
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN
VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT:........................................................................ 27
4.2.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất:...... 26
4.2.2. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất:36
4.3. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN TÌNH
HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THEO MÔ HÌNH
ĐỊNH GIÁ LẠI:................................................................................................ 39
4.4. DỰ BÁO MỨC THAY ĐỔI LÃI SUẤT:........................................................... 54
Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ:...................... 61
5.1. NHẬN XÉT NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT TỒN TẠI
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT:.................................... 61

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI
SUẤT TẠI NGÂN HÀNG:............................................................................... 71
5.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ: ....................................... 65
5.3.1. Điều chỉnh cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn:.................................... 65
5.3.2. Ngân hàng chủ động thực hiện những cân đối phù hợp về mặt thời gian
và giữa tài sản và nguồn vốn: ............................................................................ 67
5.3.3. Sử dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại: ...................... 67
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ..................................................... 69
6.1. KẾT LUẬN: .............................................................................................. 69
6.2. KIẾN NGHỊ:.............................................................................................. 70
6.2.1. Đối với ngân hàng Công Thương Cần Thơ:....................................... 70
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:........................................... 71


6.2.3. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương:.................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 74














































DANH MỤC BẢNG

Bảng 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA
3 NĂM (2006 – 2008):...................................................................................... 19
Bảng 02: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 - 2008:23
Bảng 03: TỔNG KẾT TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 –
2008):................................................................................................................ 25
Bảng 04: TÀI SẢN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT QUA BA NĂM:................. 27
Bảng 05: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ QUA BA NĂM (2006 -2008):..................................................................... 30
Bảng 06: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TRONG BA NĂM (2005 - 2007): . 33
Bảng 07: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT CỦA
NGÂN HÀNG TRONG BA NĂM (2006 – 2008):............................................ 38
Bảng 08: PHÂN TÍCH TRẠNG THÁI NHẠY CẢM LÃI SUẤT CỦA NGÂN
HÀNG QUA BA NĂM (2006 – 2008):............................................................. 40
Bảng 09 : CHI PHÍ TRẢ LÃI CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM THEO LÃI
SUẤT:............................................................................................................... 44
Bảng 10 : THU TỪ LÃI CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM THEO LÃI
SUẤT:............................................................................................................... 45
Bảng 11: THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM: ..... 48
Bảng 12: PHÂN TÍCH TÀI SẢN – NGUỒN VỐN PHÂN NHÓM THEO
KHOẢN MỤC NHẠY CẢM LÃI SUẤT:......................................................... 49
Bảng 13: PHÂN TÍCH TÀI SẢN – NGUỒN VỐN PHÂN NHÓM THEO
KHOẢN MỤC NHẠY CẢM LÃI SUẤT TĂNG 1%:....................................... 50
Bảng 14: PHÂN TÍCH TÀI SẢN – NGUỒN VỐN PHÂN NHÓM THEO
KHOẢN MỤC NHẠY CẢM LÃI SUẤT KHÔNG CÙNG MỨC ĐỘ: ............. 52
Bảng15: THU NHẬP THUẦN TỪ TIỀN LÃI CỦA NGÂN HÀNG
VIETINBANK QUA BA NĂM (2006 – 2008): ................................................ 53
Bảng 16: DỰ BÁO LÃI SUẤT ĐẦU RA TẠI VIETINBANK CẦN THƠ: ...... 56

Bảng 17: PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG THEO KẾT QUẢ DỰ
BÁO LÃI SUẤT: .............................................................................................. 57




DANH MỤC HÌNH

Hình 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG:.............................................. 22
Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG:........................ 32
Hình 3: BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC NGUỒN VỐN
NHẠY CẢM LÃI SUẤT: ................................................................................. 37
Hình 4: CHÊNH LỆCH GIỮA TÀI SẢN NHẠY CẢM VÀ NGUỒN VỐN NHẠY
CẢM CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2006 – 2008: ...........................................41


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn.
DNNN Doanh nghiệp nhà nước.
DNTN Doanh nghiệp tư nhân.
GAP Khe hở nhạy cảm lãi suất.
LSCĐ Lãi suất cố định.
NCLS Nhạy cảm lãi suất.
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội.
NHNN Ngân hàng Nhà nước.
NHTM Ngân hàng thương mại.
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần.
NVNC Nguồn vốn nhạy cảm.

TCKT Tổ chức kinh tế.
TH Trường hợp.
TP Thành phố.
TSCĐ Tài sản cố định.
TSNC Tài sản nhạy cảm.
VNĐ Việt Nam đồng.











Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 1 SVTH: Nguyễn Tú Phương

Chương 1. GIỚI THIỆU

1.4. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh
khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có phản ứng
dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp khi trong nền kinh tế thị
trường có sự thay đổi, chẳng hạn là lãi suất, tỷ giá hay thanh khoản…Hiện nay,
mặc dù các ngân hàng hoạt động đa năng, nhưng trên thực tế hoạt động kinh
doanh chủ đạo của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn là huy động vốn và
cho vay. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác chỉ chiếm tỷ lệ khá

thấp. Với các ngân hàng thương mại thì nguồn thu từ sự chênh lệch lãi suất giữa
huy động và đầu tư cũng như cho vay chiếm tỷ trọng khá lớn. Cơ chế điều hành
lãi suất tại các ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình tự do hóa tài chính, đây
là điều kiện để các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau giúp nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của mình, nhưng cơ chế này cũng làm gia tăng rủi ro
cho ngân hàng do biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Kể từ ngày
30-05-2002, khi mà lãi suất được tự do hóa các lực lượng thị trường sẽ tác động
làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên, biến động thất thường và khó dự đoán,
điều này khiến cho các ngân hàng phải đối mặt thật sự với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro
lãi suất. Mặt khác, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tự do hóa
hoàn toàn lãi suất, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính nói chung và giữa các
ngân hàng thương mại nói riêng trở nên ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến chênh lệch
giữa lãi suất đầu ra – đầu vào cũng bị rút ngắn rất nhiều. Chính những yếu tố trên
đã gây áp lực cho hệ thống ngân hàng nên quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng
tâm chú ý đối với các nhà quản lý ngân hàng.
Trong thời gian qua ở Việt Nam, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng
đang ngày càng trở nên nóng bỏng thì rủi ro lãi suất là khó tránh khỏi đối với các
ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
nói riêng, bởi hoạt động chủ yếu của ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần
Thơ là cho vay. Đến năm 2009 thì lãi suất thị trường có sự sụt giảm mạnh đã ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Chính vì thế mà
chúng ta cần phát huy tối đa năng lực quản lý, phân tích và quản lý rủi ro lãi suất
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 2 SVTH: Nguyễn Tú Phương

để hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại của nó gây ra cho ngân hàng. Đó là lý
do em quyết định chọn đề tài: “Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công
Thương chi nhánh Cần Thơ ”.
1.5. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.5.1. Mục tiêu chung:

Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh
doanh tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề ra một số biện
pháp để hạn chế rủi ro lãi suất.
1.5.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2006 – 2008.
- Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
qua ba năm 2006 – 2008.
- Đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại và mức tác động của
sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.
- Dự báo mức lãi suất trong tương lai, từ đó đánh giá tình hình lợi nhuận
của ngân hàng.
- Đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất và một số kiến nghị nhằm
quản trị rủi ro lãi suất đối với ngân hàng.
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.6.1. Không gian:
Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Cần Thơ có rất nhiều phòng ban và
bộ phận. Việc thực hiện nghiên cứu cũng như thu thập số liệu, thông tin cho đề
tài chủ yếu được thực hiện tại phòng tín dụng, phòng rủi ro, phòng hành chánh
của ngân hàng.
1.6.2. Thời gian:
Số liệu phân tích của đề tài được cung cấp qua các năm 2006 – 2008. Thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp bắt đầu từ ngày 02/02/2009 – 25/04/2009.
1.6.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, bảng lãi suất để tìm hiểu về tình hình tài sản và nguồn
vốn nhạy cảm với lãi suất, nhận biết rủi ro lãi suất, đo lường rủi ro lãi suất và
mức độ thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Dự báo lãi suất
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 3 SVTH: Nguyễn Tú Phương


trong tương lai, từ đó đề ra giải pháp góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro lãi
suất trong hoạt động quản trị ngân hàng.































Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 4 SVTH: Nguyễn Tú Phương

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.3.1. Khái niệm rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động
lãi suất. Nếu như toàn bộ các chủ thể kinh tế đều có nguy cơ gặp rủi ro, thì tất
nhiên các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng là những đơn vị dễ gặp rủi ro
nhất do kết cấu bảng tổng kết tài sản của các tổ chức này và đặc biệt là trong
quan hệ tín dụng vốn và lãi chi được thu về sau một thời gian nhất định vì thế có
sự rủi ro về lãi suất.
Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu bạn đang nắm giữ sẽ tăng. Bởi
lãi suất định kỳ (coupon) của trái phiếu đã được ấn định từ trước, lãi suất thị
trường giảm làm cho các trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn trở nên hấp dẫn
hơn. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao. Khi
lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu bạn đang nắm giữ sẽ giảm. Trái phiếu có
thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn.
Đối với ngân hàng, rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến tình hình của ngân hàng
theo hai cách:
Cách 1: Dựa vào phân tích bảng cân đối của ngân hàng: bên nguồn vốn
gồm các chứng khoán mà ngân hàng mua (huy động vốn) và bên tài sản gồm các
chứng khoán mà ngân hàng bán (cho vay đầu tư). Do mỗi chứng khoán phản ứng
khác nhau đối với các chứng khoán bên nguốn vốn và sẽ làm tăng lợi nhuận ngân
hàng đối với các chứng khoán bên tài sản.
Cụ thể hơn ta hãy xem xét bảng cân đối của một ngân hàng:

- Bên tài sản gồm các tài sản có lãi suất cố định và tài sản có lãi suất thay
đổi:
+ Tài sản có lãi suất cố định là tài sản đem lại thu nhập không thay đổi
cho ngân hàng mặc dù lãi suất thị trường thay đổi, thường là các chứng khoán có
kỳ hạn, các khoản cho vay trung và dài hạn…
+ Tài sản có lãi suất thay đổi là loại tài sản đem lại thu nhập khi lãi suất
thị trường thay đổi, thường là các khoản cho vay ngắn hạn.
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 5 SVTH: Nguyễn Tú Phương

- Bên nguồn vốn bao gồm nguồn vốn phải trả với lãi suất cố định và
nguồn vốn phải trả theo lãi suất thay đổi.
Cách 2: Rủi ro do sự không khớp nhau về thời gian sử dụng vốn và nguồn
vốn.
Ví dụ 1: Ngân hàng áp dụng lãi suất cố định
- Cho vay 3 tháng với lãi suất cố định.
- Đi vay 12 tháng với lãi suất cố định.
Trong trường hợp này, ngân hàng có thể gặp rủi ro lãi suất vì sau 3 tháng,
ngân hàng phải tiếp tục cho vay theo các điều kiện của thị trường. Khi lãi suất
giảm, lợi nhuận ngân hàng giảm, thậm chí là âm.
Hoặc trong trường hợp ngân hàng:
- Cho vay 12 tháng với lãi suất cố định.
- Đi vay 3 tháng với lãi suất cố định.
Khi lãi suất tăng lợi nhuận ngân hàng giảm. Vậy rủi ro lãi suất của ngân
hàng là chi phí vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn. Do đó, tuỳ theo cơ
cấu bảng cân đối và độ nhạy cảm lãi suất giữa sử dụng và nguồn vốn mà lợi
nhuận của ngân hàng có thể thay đổi tuỳ thuộc sự biến động của lãi suất.
Ví dụ 2: Ngân hàng áp dụng lãi suất hỗn hợp là vừa cố định, vừa có biến
đổi.
- Cho vay với lãi suất thay đổi 3 tháng xem xét lại một lần.

- Đi vay với lãi suất cố định trong 12 tháng.
Trong trường hợp này nếu lãi suất cho vay thay đổi nhỏ hơn (do thị
trường) so với lãi suất đi vay cố định 12 tháng, ngân hàng sẽ lỗ.
Rủi ro lãi suất được coi là một loại hình rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm
nhất trong hoạt động quản lý nguồn vốn tài sản – nguồn vốn của ngân hàng bởi
vì:
- Ngân hàng không thể kiểm soát mức độ và xu hướng biến động của lãi suất.
- Khi lãi suất thị trường thay đổi thì thu nhập từ lãi suất của ngân hàng
thay đổi do những nguồn thu từ danh mục cho vay và đẩu tư chứng khoán cũng
như chi phí đối với các loại tiền gửi đều bị tác động.
Lãi suất thay đổi tác động lên toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu
nhập. Vì vậy rủi ro lãi suất liên quan đến nguồn vốn ngân hàng phụ thuộc vào độ
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 6 SVTH: Nguyễn Tú Phương

nhạy cảm lãi suất của các tài sản được tài trợ bằng các nguồn vốn. Ví dụ: sử dụng
nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng để cho vay thời hạn một năm, có nghĩa là
ngân hàng có khả năng đương đầu rủi ro lãi suất nếu như lãi suất tiền gửi trên thị
trường tăng cao.
Các nguồn vốn khác nhau sẽ có rủi ro lãi suất khác nhau, ví dụ lãi suất tiền
gửi kỳ hạn 3 tháng có tính nhạy cảm lãi suất trong thời hạn 3 tháng …
2.3.2. Tính chất rủi ro lãi suất:
Thời hạn mà ngân hàng huy động được nguồn vốn sẽ quyết định tính chất
rủi ro mà nó đương đầu.
+ Nếu thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng
chấp nhận vị thế tài trợ.
+ Nếu thời hạn cho vay < thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng
chấp nhận vị thế đầu tư.
Thí dụ: Ngân hàng có một khoản cho vay 100 tỷ, trong đó 50 tỷ thời hạn
1 năm, lãi suất 6% và 50 tỷ thời hạn 2 năm, lãi suất 7%. Nguồn vốn để cho vay là

nguồn đi vay thêm trên thị trường liên ngân hàng.
2.3.2.1. Ngân hàng ở vị thế tài trợ:
Giả sử lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng là 4% cho thời hạn 1
năm, và 5% cho thời hạn 2 năm. Ngân hàng chọn nguồn vốn đi vay có lãi suất
4% kỳ hạn để tiết kiệm giảm chi phí.
CÁC KHOẢN CHO VAY KHOẢN ĐI VAY
50 tỷ thời hạn 1 năm, lãi suất 6%
50 tỷ thời hạn 2 năm, lãi suất 7%
100 tỷ thời hạn 1 năm, lãi suất 4%
(Nguồn: Sách quản trị ngân hàng của tác giả Lê Văn Tư, năm 2005)
Sau 1 năm ngân hàng thu nợ vay 50 tỷ để trả khoản đi vay trên thị trường
liên ngân hàng và phải huy động một khoảng 50 tỷ mới với thời hạn 1 năm. Lúc
này lãi suất huy động mới sẽ quyết định thu nhập ngân hàng được hưởng trong
năm thứ hai. Nếu lãi suất liên ngân hàng giảm thì khoảng chênh lệch lãi suất
ngân hàng được hưởng sẽ tăng, ngược lại thì chênh lệch lãi suất giảm.
2.3.2.2. Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư:
Trường hợp ngân hàng chọn khoản đi vay trên thị trường liên ngân hàng
thời hạn 2 năm, lãi suất 5%.
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 7 SVTH: Nguyễn Tú Phương

CÁC KHOẢN CHO VAY KHOẢN ĐI VAY
50 tỷ thời hạn 1 năm, lãi suất 6%
50 tỷ thời hạn 2 năm, lãi suất 7%
100 tỷ thời hạn 2 năm, lãi suất 5%
(Nguồn: Lê Văn Tư, năm 2005)
Năm thứ nhất, ngân hàng nhận được chênh lệch lãi suất cho khoản cho
vay 2 năm là 2% và khoản cho vay là 1%.
Năm thứ hai ngân hàng vẫn nhận được chênh lệch lãi suất của khoản cho
vay 2 năm là 2% nhưng chênh lệch lãi suất từ khoản cho vay 1 năm tuỳ thuộc

vào lãi suất mà ngân hàng tiếp tục tái đầu tư. Nếu lãi suất cho vay tăng thì ngân
hàng hưởng chênh lệch lãi suất, ngược lại thì hưởng chênh lệch lãi suất giảm,
thậm chí sẽ lỗ nếu lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất đi vay trên thị trường liên
ngân hàng cách đây 1 năm.
2.3.3. Các trường hợp sảy ra rủi ro lãi suất:
Lãi suất của các khoản mục của tài sản là cố định và lãi suất các khoản
mục tương ứng của nguồn vốn là biến đổi hoặc ngược lại, lãi suất các khoản mục
của tài sản và lãi suất các khoản mục tương ứng của nguồn vốn đều biến đổi
nhưng mức độ biến đổi khác nhau.
Rủi ro biến động lãi suất được hiểu tương tự như rủi ro về giá các thị
trường, lãi suất cho các khoản mục của nguồn vốn coi như giá đầu vào và lãi suất
chính là rủi ro gây ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh do có sự thay đổi lãi
suất trên thị trường.
Trong hoạt động ngân hàng, lãi suất các sản phẩm ngân hàng được chia
theo hai loại là lãi suất cố định và lãi suất biến đổi. Do vậy, việc theo dõi, phân
tích quản lý rủi ro biến động lãi suất cũng được thực hiện theo hai loại: rủi ro
thay đổi lãi suất cố định và rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi.
2.3.3.1. Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi:
Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi sẽ xảy ra khi lãi suất của các khoản mục
trong tài sản (sử dụng vốn) và lãi suất của các khoản mục trong nguồn vốn không
thể thay đổi đồng thời về thời điểm và đồng nhất về mức thay đổi của lãi suất thị
trường. Nói cách khác, khi lãi suất thị trường thay đổi thì đều có sự co giãn về lãi
suất của các khoản mục ở bên tài sản cũng như bên nguồn vốn, nhưng sự co giãn
này lại không đồng thời trong cùng khoảng thời gian và không cùng cả mức độ
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 8 SVTH: Nguyễn Tú Phương

co giãn với lãi suất thị trường. Điều đó một mặt có thể đem lại cho ngân hàng
một cơ hội có chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào lớn hơn; nhưng mặt khác,
cũng có thể đem lại cho ngân hàng rủi ro giảm thu do chênh lệch lãi suất đầu ra –

đầu vào bị thu hẹp lại.
2.3.3.2. Rủi ro thay đổi lãi suất cố định:
Khi giữa ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận một lãi suất cố định thì
khoảng thời gian đã thoả thuận, lãi suất này không thay đổi dù lãi suất thị trường
có thể biến động mạnh và biến động nhiều lần. Rủi ro do thay đổi lãi suất cố định
tác động đồng thời lên cả các khoản mục tài sản và nguồn vốn của ngân hàng. Có
hai khả năng có thể xảy ra:
+ Khả năng thứ nhất là khối lượng của các khoản mục tài sản với
lãi suất cố định lớn hơn khối lượng của các khoản mục nguồn vốn với lãi suất cố
định. Khi lãi suất thị trường tăng lên thì lãi suất của phần nguồn vốn với lãi suất
biến đổi (nhưng sử dụng với lãi suất cố định) cũng sẽ tăng lên theo. Chi phí
nguồn vốn tăng nhưng lãi suất thu từ sử dụng vốn lại không tăng, dẫn đến giảm
kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm thì
ngân hàng lại có thêm lợi nhuận do gia tăng chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào.
+ Khả năng thứ hai là khối lượng của các khoản mục nguồn vốn
với lãi suất cố định lớn hơn khối lượng của các khoản mục tài sản với lãi suất cố
định. Trong trường hợp này, ngân hàng lại có lợi khi lãi suất thị trường tăng và
chịu rủi ro khi lãi suất thị trường giảm.
Như vậy, trong cả hai trường hợp, khi có biến động lãi suất thị trường thì
sẽ có thay đổi chênh lệch lãi suất. Phần chênh lệch khối lượng của các khoản
mục tài sản và nguồn vốn với lãi suất cố định có quy mô càng lớn thì ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh càng nhiều.
Về mặt lý thuyết, sẽ thật lý tưởng nếu ngân hàng luôn cân bằng được khối
lượng các khoản mục nguồn vốn và sử dụng vốn lãi suất cố định (và đồng thời
cũng cân bằng được các khoản mục có lãi suất biến đổi). Như thế, ngân hàng sẽ
luôn đảm bảo ổn định chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra và không bị rủi ro lãi
suất. Nhưng trong thực tế, cũng tương tự như về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn,
thường rất khó có được sự tương xứng đồng nhất. Vì vậy, các ngân hàng thương
mại cần nhận biết được rủi ro này và có những biện pháp quản lý rủi ro lãi suất
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 9 SVTH: Nguyễn Tú Phương

phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh do bị giảm thu, thậm chí
thua lỗ từ các nghiệp vụ ngân hàng phụ thuộc vào lãi suất.
2.3.4. Mô hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất:
Phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định
chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản và lãi suất thanh toán cho vốn huy
động sau một thời gian nhất định. Các ngân hàng tính số chênh lệch giữa tài sản
và nguồn vốn đối với từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy
cảm lãi suất của thị trường. Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là
khoảng thời gian mà tài sản và nguồn vốn được định giá lại (theo mức lãi suất
mới của thị trường). Điều đó có nghĩa là, nhà quản trị ngân hàng còn phải chờ
bao lâu nữa để áp dụng mức lãi suất mới vào từng kỳ hạn khác nhau. Cụ thể:
- Chênh lệch tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (GAP)
GAP = RSA – RSL
Trong đó:
RSA: Tài sản nhạy cảm với lãi suất (Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại
tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian
nhất định khi lãi suất thay đổi).
RSL: Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định
khi lãi suất thay đổi). Cơ sở cho việc phân loại dựa vào mức độ biến động của
thu nhập từ lãi suất (đối với tài sản) và chi phí trả lãi (đối với nguồn vốn) khi lãi
suất thị trường có sự thay đổi.
- Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất (

NII) khi lãi suất biến động (

i)
NII = RSA i – RSL i = GAP i

Theo mô hình trên có thể thấy rằng, khi tài sản và nguồn vốn nhạy cảm
với lãi suất của ngân hàng có sự chênh lệch, ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ
rủi ro lãi suất khi lãi suất biến động. Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu
nhập ròng của ngân hàng được tóm tắt như sau:




Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 10 SVTH: Nguyễn Tú Phương

GAP
SỰ THAY ĐỔI LÃI
SUẤT
SỰ THAY ĐỔI THU
NHẬP RÒNG
>0 Tăng Tăng
>0 Giảm Giảm
<0 Tăng Giảm
<0 Giảm Tăng
(Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 8 tháng 8/2005)
Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất tại các ngân hàng thương mại
của nhiều quốc gia trên thế giới do việc thực hiện tương đối đơn giản, không đòi
hỏi những kỹ thuật phức tạp như một số mô hình khác. Bên canh đó, mô hình
định giá lại có thể là một công cụ hữu ích đối với nhà quản trị ngân hàng và
những nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất.
2.3.5. Một số khái niệm liên quan đến mô hình định giá lại:
2.3.5.1. Tài sản nhạy cảm lãi suất:
Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi
suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.

2.3.5.2. Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất:
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi
suất thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.
2.3.5.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM):
Đây là tỷ lệ giữa các khoản thu từ lãi suất trên tổng tài sản. Tỷ lệ này thể
hiện sự nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng. Nếu ngân hàng đang ở trong trạng
thái nhạy cảm tài sản thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ tăng nếu lãi suất tăng; sẽ
giảm nếu lãi suất giảm. Và ngược lại, nếu ngân hàng đang trong trạng thái nhạy
cảm nguồn vốn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm nếu lãi suất tăng, và sẽ tăng
khi lãi suất giảm.
2.3.6. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất:
2.3.6.1. Hệ số rủi ro lãi suất:


Rủi ro lãi suất (ISR) =

Tài sản nhạy cảm với lãi suất
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 11 SVTH: Nguyễn Tú Phương

2.3.6.2. Hệ số chênh lệch lãi thuần:


Hệ số chênh lệch lãi thuần =

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Các số liệu dùng để phân tích trong đề tài được thu thập từ bảng báo cáo kết
quả kinh doanh, biểu lãi suất, bảng cân đối tài sản của ngân hàng qua 3 năm 2006 –

2008, các văn bản pháp qui, định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại Công
Thương chi nhánh Cần Thơ.
Ngoài ra, còn xem các thông tin trên tạp chí ngân hàng, tạp chí tiền tệ và sách
báo có liên quan đến đề tài phân tích.
2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu:
- Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so
sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh bằng số tương đối để phân tích cơ cấu
tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2006 – 2008.
- Mục tiêu 2: Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, đánh
giá tình hình biến động và mức độ biến động thu nhập và chi phí lãi của ngân
hàng, sau đó xác định nguyên nhân tạo ra sự biến động đó để phân tích tình hình
biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất qua ba năm 2006 – 2008.
- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp sử dụng mô hình định giá lại trong đo
lường rủi ro lãi suất để đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại và mức
tác động của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.
Đây là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán
nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản và lãi suất thanh toán
cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Trên cơ sở xác định chênh lệch
giữa tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng có thể tính toán được
mức độ biến động thu nhập ròng từ lãi (rủi ro lãi suất) của ngân hàng. Mô hình
này yêu cầu nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại
các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi
cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường. Nếu nhà quản lý cảm thấy
Thu nhập lãi Chi phí lãi suất
-
Tổng tài sản sinh lời
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 12 SVTH: Nguyễn Tú Phương

rằng mức rủi ro của ngân hàng là quá lớn thì họ sẽ phải thực hiện một số điều

chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối
đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn nhạy cảm lãi suất.
- Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp dự báo nhu cầu tương lai (bình
phương bé nhất) để dự báo mức lãi suất trong tương lai, từ đó đánh giá tình hình
lợi nhuận của ngân hàng.
- Mục tiêu 5: Tổng hợp các vấn đề đã phân tích, từ những nguyên nhân đã
phân tích tiến hành đề ra các giải pháp phù hợp để đề ra những biện pháp hạn chế
rủi ro lãi suất và một số kiến nghị nhằm quản trị rủi ro lãi suất đối với ngân hàng.























Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 13 SVTH: Nguyễn Tú Phương

Chương 3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH CẦN THƠ (VIETINBANK)

3.5. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.5.1. Ngân hàng Công Thương Việt Nam:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tên tiếng anh: Viet Nam Bank Of Industry And Trade
Tên viết tắt: Vietinbank
Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Điện thoại: 84.4.9.421.158/9.421.030
Fax: 84.4.9.421.032
Website: www.vietinbank.com.vn
Email:
Ngân hàng Công thương được thành lập từ năm 1988 sau khi được tách ra
từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng).
Qua quá trình hoạt động Ngân hàng Công thương Việt Nam đã qua nhiều
lần chuyển đổi, cụ thể:
- Ngân hàng Chuyên doanh Công thương Việt Nam từ ngày 26/03/1988
(theo nghị định 53/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Ngân hàng Công thương Việt Nam từ ngày 14/11/1990 ( theo Quyết
định số 402/ CT của Hội đồng Bộ trưởng).
- Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ
ngày 27/03/1993 (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam).
- Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 21/09/1996 ( theo Quyết
định số 285/ QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Có mạng lưới kinh doanh trãi rộng toàn quốc với 3 Sở giao dịch, 137 chi
nhánh va hơn 700 điểm giao dịch, Ngân hàng Công thương Việt Nam là một
trong bốn ngân hàng lớn nhất cả nước, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn
25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Và nguồn vốn kinh
doanh của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996,
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 14 SVTH: Nguyễn Tú Phương

đạt bình quân 20%/ năm, đặc biệt có năm tăng trưởng đến 35% so với năm trước.
Hiện nay Vietinbank đã phát triển thành một mô hình rộng lớn với nhiều loại
hình kinh doanh: Công ty cho Thuê tài chính , Công ty TNHH Chứng khoán,
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung
tâm Đào tạo.
Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Công thương Việt
Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách đi tiên phong trong cơ chế thị
trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới
của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên khẳng định vị trí là một
trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng
nhanh, đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt hoạt động kinh doanh hoạt động –
dịch vụ của ngân hàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh
đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến ,có uy tín với khách hàng trong nước và
quốc tế. Vietinbank còn là thành viên chính thức của: Hiệp hội các Ngân hàng
Châu Á (AABA), Hiệp hội tài chính viễn thông Liên ngân hàng (SWIFT), Tổ
chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA và MASTER quốc tế, ….
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến
năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính – ngân hàng
và đề án cơ cấu lại Ngân hàng Công thương Việt Nam 2001 – 2010. Mục tiêu
phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam đến năm 2010 là: “ Xây dựng
Ngân hàng Công thương Việt Nam thành ngân hàng thương mại chủ lực và hiện
đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ

thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, và chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”.
3.5.2. Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ:
3.5.2.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tên giao dịch: Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Thành phố Cần Thơ.
Tên tiếng anh: Industrial &Commericial Bank of VietNam - CanTho
Branch.
Viết tắt: VietinBank
Địa chỉ: Số 09 đường Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 15 SVTH: Nguyễn Tú Phương

Chi nhánh Ngân hàng Công thương - Cần Thơ có tiền thân là ngân hàng
khu vực Thành phố Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước, trụ sở ban đầu đặt tại
41 Ngô Quyền Thành phố Cần Thơ. Đến năm 1990, Ngân hàng Công Thương
Cần Thơ được chính thức thành lập và bây giờ có trụ sở tại số 09 Phan Đình
Phùng – Thành phố Cần Thơ.
Ngân hàng Công thương – Cần Thơ là một Ngân hàng thương mại chuyên
nghiệp, phục vụ hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư,
các thành phần kinh tế khác, và cho vay trong nhiều lĩnh vực công- thương
nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ… Đầu năm 1991, Ngân hàng mở rộng
thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Là một chi nhánh trực
thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Chi nhánh
Cần Thơ hoạt động dựa vào nguồn vốn tại chỗ và nguồn vốn điều hòa từ Ngân
hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng Công thương với mục tiêu chiến lược là
“vì sự thành đạt cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp” đã và đang đa dạng hóa các
nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Những năm qua chi
nhánh ngân hàng không ngừng nổ lực phấn đấu vươn lên và đạt được những
thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hóa kinh doanh
và hiệu quả.

3.5.2.2. Một số hoạt động chủ yếu của chi nhánh:
- Nhận tiền gửi, huy động tài khoản nội tệ và ngoại tệ.
- Phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu.
- Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác.
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đáp ứng yêu cầu cho sản xuất kinh doanh
phục vụ đời sống, thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh hoặc cho
vay lãi suất thấp trong các chương trình cho vay vốn ưu đãi.
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay các dự án đầu tư phát triển
sản xuất theo chỉ định của Chính phủ với lãi suất thấp.
- Chiết khấu, tái chiết khấu.
- Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và
các hình thức bảo lãnh theo qui định của Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế và trong nước.
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán thẻ tín dụng, séc.
Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Trang 16 SVTH: Nguyễn Tú Phương

- Kinh doanh ngoại hối, mua bán ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ.
- Dịch vụ thanh toán điện tử, tư vấn quản lý tài chính và dịch vụ khác.
3.6. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
3.6.1. Chức năng các phòng ban:
+ Giám Đốc: có nhiệm vụ điều hành hoạt động của ngân hàng theo chức
năng, nhiệm vụ ,phạm vi của đơn vị.
+ Phó Giám Đốc: giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh
doanh của chi nhánh theo sự uỷ quyền của giám đốc. Thay mặt giám đốc giải
quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: thực hiện trực tiếp các giao dịch với
khách hàng là các doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,
quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ và hướng dẫn của
Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo và bán các sản phẩm,

dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp.
+ Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh
toán như uỷ nhiệm chi và uỷ nhiệm thu, mở tài khoản cho khách hàng, kết toán
các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của ngân hàng,
dùng bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng và Ngân hàng Trung ương.
+ Phòng tổ chức hành chính: sắp xếp, bố trí cán bộ vào các công việc phù
hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt
động của ngân hàng, an ninh, an toàn cho hoạt động đó.
+ Phòng khách hàng cá nhân: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới
hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các doanh
nghiệp, kỳ phiếu.
+ Phòng kiểm soát nội bộ: có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của
ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ một
cách đúng đắn, ngăn ngừa những vi phạm có thể xảy ra.
+ Phòng quản lý rủi ro: là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi
nhánh về công tác quản lý rủi ro cho chi nhánh. Quản lý giám sát việc thực hiện
danh mục cho vay đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách
hàng, dự án, phương án, đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện các chức năng quản lý,
đánh giá rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

×