Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA học kì i môn văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.73 KB, 4 trang )

SỞ GDĐT THỪA THIÊN-HUẾ
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I – Môn : Ngữ văn
Lớp 11 - Năm học: 2009-2010
Thời gian làm bài: 90 phút
A.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH: (3 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Nêu ngắn gọn những nét đặc sắc của truyện ngắn Thạch Lam.
B.PHẦN RIÊNG: (7 điểm)
Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 2.a hoặc 2.b).
Câu 2.a: (Chương trình Chuẩn)
Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên để làm sáng tỏ
nhận định sau:
“ Chí Phèo là tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc , mới mẻ”.
(SGK lớp 11 - CT chuẩn)
Câu 2.b: (Chương trình Nâng cao)
Anh (chị) hãy phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao) từ sau
đêm gặp Thị Nở cho đến trước khi Thị Nở bưng bát cháo hành qua cho Chí.
Hết
ĐÁP ÁN
A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH: (3 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được 3 ý chính sau:
-Truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất đơn giản, thường như một bài
thơ trữ tình.
-Đi sâu miêu tả phân tích tâm lí, thế giới nội tâm của con người với giọng văn
nhẹ nhàng.
-Yếu tố hiện thực và lãng mạn đan cài vào nhau.
B. PHẦN RIÊNG: (7 điểm)
Học sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 2.a hoặc 2.b).
Câu 2.a (7 điểm):
I.Yêu cầu về kỹ năng:


-HS biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc - hiểu, phân tích
nhân vật để chứng minh một nhận định văn học.
-Bài viết có 3 phần rõ ràng chặt chẽ.
-Hành văn lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II.Yêu cầu về kiến thức:
-Trên cơ sở nắm vững hình tượng nhân vật Chí phèo về số phận, tính cách, phân
tích để làm sáng tỏ tư tưởng “nhân đạo sâu sắc, mới mẻ” của Nam Cao.
-HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần đảm bảo
những nội dung cơ bản sau:
1.Thái độ đồng cảm với số phận con người: Cảm thông số phận nghèo khổ, cô
độc, bị xã hội đẩy vào con đường tha hoá mất cả nhân hình, nhân tính của nhân
vật .
2.Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người: Phát hiện, trân trọng bản chất
lương thiện tiềm ẩn trong tâm hồn người nông dân, ngay cả khi họ trở thành “ quỷ
dữ”; thể hiện niềm tin bất diệt vào bản chất tốt đẹp của con người.
3.Tố cáo xã hội cũ vô nhân đạo tước đoạt quyền sống, quyền làm người.
4.Đánh giá:
+Hình tượng nhân vật Chí Phèo là một điển hình sắc nét vừa có ý nghĩa tiêu
biểu, vừa có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh.
+Tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao vừa có tính kế thừa
truyền thống nhân đạo trong văn học Việt Nam vừa có tính khám phá độc đáo,
khẳng định phong cách nghệ thuật của nhà văn.
III. Biểu điểm:
• * Điểm 6-7: Đảm bảo được các yêu cầu trên.Phân tích sâu sắc, dẫn chứng
phong phú.Bố cục chặt chẽ, hành văn lưu loát, ít mắc lỗi diễn đạt.
• * Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Phân tích sâu ý II.2.Bám
luận đề. Bố cục rõ ràng. Hành văn rành mạch, ít mắc lỗi diễn đạt.
• * Điểm 2-3: Ý sơ sài hoặc sa vào phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm.
Hành văn vụng về. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.
• * Điểm 0-1: Lạc đề. Kể lại cốt truyện sơ sài.

Câu 2.b: (7 điểm)
I.Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phân tích
tâm trạng nhân vật.
- Bài viết có 3 phần rõ ràng chặt chẽ.
- Hành văn lưu loát, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II.Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần đảm bảo
những nội dung cơ bản sau:
1. Cảm nhận được tiếng gọi tha thiết của cuộc sống:
– Âm thanh vui vẻ từ cuộc sống tự nhiên ( tiếng chim hót)
- Âm thanh chứa nỗi vất vả cực nhọc từ cuộc sống lao động của dân làng ( tiếng
gõ nhịp mái chèo).
– Âm thanh chứa nỗi lo âu về cuộc sống túng khó ( tiếng hỏi đáp của những
người phụ nữ đi chợ về).
2. Khơi dậy những ao ước về hạnh phúc tương lai :
- Ao ước về một hạnh phúc bình dị.( Có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc
mướn cày thuê, vợ dệt vải)
- Mơ ước về cuộc sống ngày càng sung túc đầy đủ.( bỏ con lợn làm vốn, khá giả
thì mua dăm ba sào ruộng làm)
3. Cảm nhận về nỗi cô độc:
- Hắn nhận ra mình đã già mà vẫn cô độc.
- Cô độc còn đáng sợ hơn cả đói rét và ốm đau.
4. Đánh giá:
+ Ngòi bút miêu tả nội tâm sâu sắc cảm động.
+ Thể hiện tinh thần nhân đạo, trân trọng con người của Nam Cao:
Khẳng định bản chất lương thiện của con người ngay khi tưởng như họ đã bị xã
hội biến thành” quỷ dữ”.
III.Biểu điểm:
* Điểm 6-7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Phân tích, lí giải phong phú

sâu sắc. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc chân thành. Có thể mắc vài lỗi diễn đạt.
• * Điểm 4-5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Phân tích , đánh giá chưa sâu
sắc.Dẫn chứng chưa phong phú.Hành văn rành mạch. Còn mắc một số lỗi
diễn đạt.
• * Điểm 2-3: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Chưa đánh giá được vấn
đề. Chưa hình thành được luận điểm rõ ràng.Diễn đạt còn vụng về. Còn mắc
một số lỗi dùng từ, đặt câu.
• * Điểm 0-1: Lạc đề. Chưa biết cách làm bài. Bài viết quá sơ sài, tỏ ra chưa
nắm được tác phẩm. Diễn đạt yếu.
___________ Hết___________

×