Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.74 KB, 57 trang )

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 1 Trần Thò Đoan Trang
LỜI CẢM TẠ
ϖ
Tháng sáu, màu của hoa phượng, bằng lăng, của mùa thi và của chia tay.
Bốn năm học đại học thắm thoát đã trôi qua. Giờ đây, những đứa sinh viên năm
cuối như chúng tôi đang miệt mài cho niên học cuối cùng của mình với bao tâm
trạng bâng khuâng, tiếc nuối. Có đứa thi môn thay thế, có đứa chọn con đường làm
luận văn tốt nghiệp. Tôi đã may mắn được làm luận văn và càng may mắn hơn khi
được tiếp xúc làm việc cùng thầy Nguyễn Kim Châu. Biết nói sao cho hết những ân
tình, những tấm lòng của thầy cô đã dành cho những đứa học trò như chúng tôi. Chỉ
mong qua bài luận văn này xin cho phép tôi được bày tỏ lòng thành kính biết ơn
của mình đối với thầy cô và đặc biệt đối với thầy Nguyễn Kim Châu đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này.

























Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 2 Trần Thò Đoan Trang
MỤC LỤC
ϖ
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài. 7
II. Lòch sử vấn đề. 7
2.1. Không gian, thời gian nghệ thuật trong văn chương tự sự Trung Đại. 8
2.2. Không gian, thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục. 9
III. Mục đích vấn đề. 9
IV. Phạm vi nghiên cứu. 10
V. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu. 10
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG I: Sơ lược về tác giả, tác phẩm. 12
I. Tác giả. 12
II. Tác phẩm. 13
2.1. Thể loại. 13
2.2. Kết cấu trong Truyền Kì Mạn Lục. 13
2.3. Giá trò nội dung. 15
2.4. Giá trò nghệ thuật. 16
CHƯƠNG II: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn
Lục. 18

I. Không gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục 18
1. Khái niệm. 18
2. Không gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục. 18
2.1. Không gian thực tại. 19
2.1.1. Không gian thành thò. 19
2.1.2. Không gian làng quê. 20
2.1.3. Không gian núi rừng. 20
2.1.4. Không gian sông nước. 22
2.1.5. Không gian đền chùa. 23
2.1.6. Không gian phủ đệ-dinh thự. 24
2.1.7. Không gian chiến tranh. 26
2.2. Không gian hư ảo. 26
2.2.1. Không gian hư ảo trần thế. 27
2.2.2. Không gian tiên cảnh. 31
2.2.3. Không gian thiên đường. 34
2.2.4. Không gian đòa ngục. 35
2.3. Sự chuyển hóa giữa không gian thực tại và không gian hư ảo. 36
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 3 Trần Thò Đoan Trang
II. Thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục. 39
1. Khái niệm. 39
2. Thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục. 39
2.1. Thời gian thực tại. 39
2.1.1. Thời gian thực tại trong Truyền Kì Mạn Lục gắn liền với biến
cố lòch sử, số phận con người. 39
2.1.2. Thời gian thực tại trong Truyền Kì Mạn Lục mang tính chất
tuyến tính. 41
2.1.3. Thời gian thực tại trong Truyền Kì Mạn Lục tương ứng với nhu
cầu trần thuật. 43

2.2. Thời gian hư ảo. 46
2.2.1. Thời gian luân hồi. 46
2.2.2. Thời gian tiên cảnh. 47
2.3. Sự chuyển hóa giữa thời gian thực tại và thời gian hư ảo. 48
III. Mối quan hệ giữa không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
trong Truyền Kì Mạn Lục. 50
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 4 Trần Thò Đoan Trang







Không gian thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ
là đề tài mới lạ và hấp dẫn đối với những người nghiên cứu tác phẩm văn chương.
Đến với đề tài này, người viết tiến hành sưu tầm khảo sát những tài liệu của
các nhà nghiên cứu trước để lại.
ϖ Không gian thời gian nghệ thuật trong văn chương tự sự trung đại:
- Đặc trưng văn học trung đại của giáo sư Lê Trí Viễn.
- Phân tích văn học từ góc độ thi pháp của Nguyễn Thò Dư Khánh.
- Giáo trình thi pháp học của Đại học Huế.
ϖ Không gian thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
- Văn xuôi tự sự thời trung đại của Nguyễn Đăng Na.
- Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại Việt Nam của Trần Đình
Sử.
Để góp phần làm nên sự hoàn thiện cho đề tài điều cần thiết không kém
phần quan trọng mà ngươi viết quan tâm đến là phần sơ lược về tác giả tác phẩm.
Dù rằng, Truyền kì là thể loại mới lạ không được sự chào đón nhiệt tình của
những vò độc giả lúc xưa nhưng khi đến với bàn tay tài hoa của Nguyễn Dữ, tác
phẩm đã trở thành “thiên cổ kì bút” của các bậc đại gia.
Thật vậy, chỉ hai mươi câu chuyện với nội dung truyện có tính chất luận đề
và truyện có kết cấu phức tạp mang giá trò cao đã đem đến cho tác phẩm giàu giá
trò nội dung và nghệ thuật.
Song, những điềàu đó chưa đủ để khẳng đònh giá trò của Truyền Kì Mạn Lục
với người đọc. Phải kể đến sự tham gia của phần không gian, thời gian trong
Truyền Kì Mạn Lục mới làm cho tác phẩm trở nên bất hủ với thời gian.
Trước hết, trên cơ sở khái niệm về không gian nghệ thuật, người viết tìm

hiểu về không gian nghệ thuật mà Nguyễn Dữ sử dụng trong tác phẩm. Bằng cảm
thức của mình, nhà văn đã xây dựng hai phần không gian khác nhau: không gian
thực tại và không gian hư ảo.
ϖ Không gian thực tại gồm có: không gian thành thò, không gian làng quê,
không gian núi rừng, không gian sông nước, không gian đên chùa, không
gian phủ đệ dinh thự, không gian chiến tranh.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 5 Trần Thò Đoan Trang
ϖ Không gian hư ảo gồm có: không gian hư ảo nơi trần thế, không gian tiên
cảnh, không gian thiên đường, không gian đòa ngục.
Điều này phản ánh quan niệm của nhà văn chòu ảnh hưởng sâu sắc của
những dòng tư tưởng phi Nho giáo và những ý thức hệ tư tưởng trong nhân dân.
Bên cạnh không gian nghệ thuật còn có thời gian nghệ thuật. Từ khái niệm
về thời gian nghệ thuật, người viết tìm thấy sự thể nghiệm của nhà văn qua cách
tạo lập hai phần thời gian nghệ thuật: thời gian thực tại và thời gian hư ảo:
ϖ Thời gian thực tại:
- Thời gian thực tại trong Truyền Kì Mạn Lục luôn gắn với biến cố lòch
sử, số phận nhân vật.
- Thời gian còn mang tính chất tuyến tính.
- Thời gian này tương ứng với nhu cầu tường thuật.
ϖ Thời gian hư ảo:
- Thời gian luân hồi luôn gắn liền với số kiếp sự tái sinh và có sự
chuyển hóa giữa quá khứ-hiện tại-tương lại.
- Thời gian tiên cảnh
ϖ Sự chuyển hóa giữa thời gian hư ảo và thời gian tiên cảnh; sự chuyển hóa
giữa không gian hư ảo và không gian tiên cảnh.
ϖ Mối quan hệ giữa không gian thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn
Lục.
Tóm lại, tài năng cùng với sự nhiệt thành của người nghệ só, Nguyễn Dữ đã

đem đến cho chúng ta không gian nghệ thuật và thời gian trong Truyền Kì Mạn
Lục đậm tính nhân văn. Chính đề tài đã giúp người viết nhận ra được điều đó. Nếu
không có hoài bão, không có tình yêu thương nhân dân sâu nặng, nhà văn không
thể viết nên nhưng trang viết truyền thần như thế. Thông qua không gian nghệ
thuật và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, Nguyễn Dữ đã bày tỏ quan niệm tư
tưởng của mình trước hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam vào thế kỉ XVI và góp
phần khẳng đònh một cách thuyết phục giá trò nghệ thuật của “thiên cổ kì bút”
không hề kém xa các tác phẩm văn chương của thời đại.









Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 6 Trần Thò Đoan Trang







































Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục

SV thực hiện 7 Trần Thò Đoan Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Từ thế kỉ X văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam cùng với thơ ca đã từng bước
khẳng đònh vò trí của mình trong nền văn học dân tộc. Nói như Nguyễn Đăng Na-
nhà nghiên cứu phê bình: “Văn xuôi tự sự Việt Nam không chỉ là một bộ phận cấu
thành của nền văn học dân tộc mà còn là ánh xạ phản chiếu trình độ tư duy nghệ
thuật của nền văn học đã sản sinh ra nó. Văn xuôi tự sự trung đại cũng vậy, vừa
phản ánh tư duy nghệ thuật của người Việt Nam vừa gắn liền quá trình phát triển
của văn học dân tộc” [16;3].
Trong tiến trình đó, thế kỉ XVI được xem là thời kì khởi sắc của văn xuôi tự
sự bằng chữ Hán. Với sự ra đời của thiên cổ kì bútø Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn
Dữ. Với tác phẩm này như Nguyễn Đăng Na nhận xét: “Đến với Truyền Kì Mạn
Lục, Nguyễn Dữ đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào q đạo nghệ thuật:
văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh” [15;13].
Xuất phát từ vò trí quan trọng đó, người viết đã chọn phần “Không gian và
thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục” để khảo sát.
Vì vậy:
- Việc khảo sát Truyền Kì Mạn Lục nhằm khẳng đònh lại những thành công
của nền văn xuôi tự sự Việt Nam trong thế kỉ XVI nói chung.
- Nhằm đánh giá đúng những đóng góp về mặt nghệ thuật mà Nguyễn Dữ đã
làm được trong tác phẩm Truyền Kì Mạn Lục nói riêng.
- Mặt khác, đây là tác phẩm tiêu biểu cho nền văn xuôi tự sự Việt Nam thế
kỉ XVI, một số truyện ngắn trong Truyền Kì Mạn Lục được lựa chọn giảng dạy
trong nhà trường phổ thông. Cho nên, việc tìm hiểu đề tài này sẽ góp phần làm
phong phú kiến thức cho chúng tôi trong việc giảng dạy sau này.
Cuối cùng, chính tên đề tài đã thực sự thu hút người viết. Bởi người viết nghó
rằng: tác phẩm nghệ thuật được đánh giá cao phải là một tác phẩm được nhìn dưới
góc độ mới lạ, hấp dẫn và toàn diện.
Người viết hi vọng với đề tài này,người viết sẽ khẳng đònh được rõ hơn
những thành công và những đóng góp về mặt nghệ thuật của Truyền Kì Mạn Lục

trong tiến trình văn học dân tộc Việt Nam.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Nghiên cứu tác phẩm văn chương từ đặc điểm nghệ thuật không phải mới
xuất hiện gần đây mà đã có lòch sử hình thành từ xưa. Nhưng đến thế kỉ XX mới
được các nhà nghiên cứu văn học chú ý phát triển và khẳng đònh.
Văn chương tự sự trung đại nói chung và Truyền Kì Mạn Lục nói riêng rất ít
được các nhà nghiên cứu quan tâm. Bởi lẽ, việc nghiên cứu nguyên tác các tác
phẩm văn chương Trung Đại gặp nhiều khó khăn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 8 Trần Thò Đoan Trang
Vì vậy, việc nghiên cứu không gian, thời gian trong văn chương Trung Đại
cho đến nay vẫn còn là mảnh đất còn bỏ ngỏ đang chờ người gieo hạt ươm mầm.
Thế nên, đề tài này rất ít được các nhà nghiên cứu quan tâm.
Tuy nhiên, trong quá trình làm đề tài, người viết đã cố gắng sưu tầm khảo
sát những tài liệu của các nhà nghiên cứu trước đã đề cập đến vấn đề này.
2.1 . Không gian, thời gian nghệ thuật trong văn chương tự sự Trung Đại.
Vấn đề này được các nhà nghiên cứu đề cập đến tuy không nhiều nhưng
những vò học giả ấy đã làm cho chúng ta biết: không gian, thời gian trong văn
chương Trung Đại là như thế nào:
- Giáo sư Lê Trí Viễn trong Đặc trưng văn học Trung Đại có nhận xét:
“Thời Trung Đại, truyện rút ngắn thời gian, không gian chỉ có trong ước mơ, huyền
hoặc của người Trung Đại chẳng có bao lăm giá trò. . .” [28;79]
Nếu như giáo sư Lê Trí Viễn cho chúng ta biết thời gian mang tính chất hư
ảo thì trong cách nhận xét của giáo trình Đại Học Huế lại khác:
- Giáo trình Thi pháp học của Đại Học Huế cho rằng: “Thời gian trong văn
học cổ là thời gian tuần hoàn, có tính chất chu kì, dựa trên sự vận hành của thời tiết,
mùa màng” [11;26]. Còn “Không gian thì được chia thành nhiều tầng lớp thứ bậc:
trần thế, thiên đường, đòa ngục. . .” [11;32] thực chất ra, hai vấn đề trên tuy khác
nhau nhưng lại bổ sung cho nhau trong một chỉnh thể của không gian, thời gian

nghệ thuật Trung Đại.
- Trần Khánh Thành trong Thi pháp thơ Huy Cận cũng có những ý kiến
đúng đắn về không gian, thời gian của văn chương Trung Đại. Ông nói: “Thời gian
trong tác phẩm là sự tuần hoàn của vũ trụ trong không gian bốn mùa lưu chuyển”
[25;10]. Như vậy, tác giả này đã thấy được mối quan hệ biện chứng giữa không
gian và thời gian trong một chỉnh thể nghệ thuật.
- Nguyễn Thò Dư Khánh với Phân tích văn học từ góc độ thi pháp đã đưa
ra nhận xét tinh tế hơn về không gian, thời gian trong tiểu thuyết Trung Đại. Bà
cho rằng: “Tiểu thuyết Trung Đại khác các thể loại khác, một phần nhờ vào sự thay
đổi các trục tọa độ trong không gian và thời gian của hình tượng văn học trong tiểu
thuyết” [14;37]. Tác giả còn nhấn mạnh: “Không gian, thời gian trong tiểu thuyết
chỉ có tính ước lệ và được tác giả sắp xếp theo trình tự vai trò người đọc gần như thụ
động, họ được ví như người ngồi ở phòng xem một cuốn phim đã hoàn thành”
[14;43].
- Giáo sư Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp học hiện đại cũng đã
dề cập đến vấn đề này: “Qui luật cảm thụ toàn vẹn đã chi phối thời gian, không
gian trong văn học Trung Đại” [18;367]. Ông còn nhận đònh: chính yếu tố thời gian
lòch sử đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Trung
Đại.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 9 Trần Thò Đoan Trang
Quả thật, những ý kiến đánh giá này đã góp phần làm nên diện mạo không
gian và thời gian nghệ thuật trong văn chương Trung Đại và tạo đà phát triển trong
việc nghiên cứu không gian, thời gian trong tác phẩm Truyền Kì Mạn Lục sau này.
2.2 Không gian, thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục.
Tiếp tục kế thừa phát huy những ý chí của các vò nghiên cứu trong không
gian, thời gian trong văn chương Trung Đại, các học giả cũng đã đề cập đến đề tài
này nhưng ở phương diện ít hơn nhiều.
Nguyễn Đăng Na trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung Đại tập 1 đã nhận

đònh:”Không gian, thời gian trong Truyền Kì Mạn Lục phát triển lôgic với phương
thức chuyển tải nội dung. Người đọc sẽ cùng các nhân vật của truyện phiêu lưu
trong thế giới huyền ảo ở bốn cõi không gian vừa phi quảng tính vừa cố đònh và
hình thành trong thời gian phi tuyến tính với độ đàn hồi ảo hóa có thể “co” tám
thập kỉ vào một năm hoặc đang từ hiện tại “nhảy” vào quá khứ của kiếp trước và
bước sang tương lai của kiếp sau”[15;24]. Đây chính là ý kiến quan trọng để chúng
ta tiếp xúc với không gian, thời gian nghệ thuật Truyền Kì Mạn Lục rất trực tiếp
mà không tìm thấy ở đâu xa.
Giáo sư Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề về thi pháp học hiện đại cũng có cái nhìn
khá sâu vào thời gian trong Truyền Kì Mạn Lục:”Từ Truyền Kì Mạn Lục trở đi hệ
tính thời gian lòch sử đã hoàn toàn mang tính cách của người Việt Nam”[18;372].
Ông còn nhận xét thêm:”Việc sử dụng yếu tố thời gian lòch sử phổ biến trong
truyện chứng tỏ tính chất”văn sử bất phân” trong quan niệm văn học Trung
Đại”[18;374].
Để chứng minh cho ý kiến đó, ông đã đi vào phân tích Chuyện Người con gái
Nam Xương nhằm chứng minh cho chúng ta thấy quan niệm về thời gian nghệ thuật
trong tác phẩm Truyền Kì Mạn Lục .
Trên đây là những ý kiến khách quan, cụ thể trong việc nghiên cứu không
gian, thời gian trong văn chương Trung Đại nói chung và Truyền Kì Mạn Lục nói
riêng.
Tuy nhiên, với lượng kiến thức còn hạn hẹp, đề tài này còn xa lạ với người
viết. Vì thế khi bắt tay vào làm, dù cố gắng cũng không tránh thiếu sót. Người viết
mong rằng: sẽ có những đề tài kế tiếp, để góp phần làm phong phú thêm phần lòch
sử vấn đề.
III. MỤC ĐÍCH VẤN ĐỀ.
Với đề tài này, người viết đặt ra những mục đích chủ yếu sau:
Khảo sát những vấn đề có tiùnh chất lí luận về không gian, thời gian nghệ thuật, vận
dụng các vấn đề đó để tìm hiểu những đặc điểm của không gian, thời gian trong
Truyền Kì Mạn Lục.
Góp phần tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm .

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 10 Trần Thò Đoan Trang
Thông qua việc khảo sát những hình thức không gian, thời gian trong tác phẩm sẽ
thấy được những tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Từ đó có thể khảo sát khẳng
đònh thuyết phục hơn những giá trò nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.
IV.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đề tài”Không gian, thời gian trong Truyền Kì Mạn Lục “ đòi hỏi người viết
phải xoáy sâu vào:
Không gian , thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục .
Bên cạnh đó, người viết đã liên hệ so sánh với”Tiễn đăng tân thoại”- một tác phẩm
văn xuôi tự sự của Cù Hựu, Trung Quốc, cùng thời với Nguyễn Dữ để phân tích rõ
những nét khác biệt của Truyền Kì Mạn Lục so với tác phẩm của Trung Quốc
V.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Khi tiếp nhận đề tài này, người viết tiến hành đọc sách lí luận chung có liên
quan đến không gian, thời gian nghệ thuật và phần văn bản Truyền Kì Mạn Lục.
Sau đó dùng phương pháp phân tích, so sánh, thống kê một cách có hệ thống nhằm
dùng thực tiễn để chứng minh cụ thể sinh động cho phần lí luận chung.
























Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 11 Trần Thò Đoan Trang



































CHƯƠNG 1:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 12 Trần Thò Đoan Trang
SƠ LƯC VỀ TÁC GIẢ-TÁC PHẨM.
ϖ

I. TÁC GIẢ.
Nguyễn Dữ là ẩn só của thế kỉ XVI và Truyền Kì Mạn Lục là đứa con tinh
thần của ông. Vấn đề này không ai nghi ngờ. Nhưng về cuộc đời Nguyễn Dữ có rất
nhiều nghi vấn.
Có hai khuynh hướng đưa ra cho năm sinh, năm mất của ông:

- Hướng thứ nhất: Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hướng này dựa
vào lời của Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp kí: Nguyễn Dữ là học trò của
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1581), bạn học với Phùng Khắc Khoan (1528-1581).
- Hướng thứ hai: dựa vào lời bạt của Hà Thiện Hán ghi trong Truyền Kì Mạn Lục
(1547) hoặc dựa vào lời ghi chép của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục: Nguyễn
Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc. Cha ông là Nguyễn Tường Phiêu, đỗ
tiến só khoa Bính Thìn(1496) niên hiệu Hồng Đức và kết hợp với gia phả họ
Nguyễn để đối chiếu.
Về tên của Nguyễn Dữ cũng có nhiều cách ghi khác nhau: Tân biên Truyền
Kì Mạn Lục ghi Nguyễn Tự, Trúc Khê Ngô Văn Triện lại ghi Nguyễn Dữ.
Do điều kiện lòch sử nên chưa có cách hiểu thống nhất của các nhà nghiên
cứu. Ta chọn cho mình cách hiểu khách quan như sau:
Nguyễn Dữ hay còn gọi là Nguyễn Tự, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường
Tân (Hải Dương) nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện (Hải
Dương). Ông là con trưởng của tiến só Nguyễn Tường Phiêu khoa Bính Thìn, niên
hiệu Hồng Đức 27 (1496) làm quan đến chức thượng thư đời Lê.
Căn cứ vào những tài liệu ghi của Hà Thiện Hán:”Lúc nhỏ ông rất chăm lối
học cử nghiệp, đọc rộng, hiểu nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp
nhà. Sau khi đậu Hương tiến nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường, được bổ làm quan tri
huyện Thanh Tuyền. Mới một năm ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến
mấy năm không đặt chân đến thành thò. Thế rồi ông viết ra tập lục này”.
Lê Quý đôn trong Kiến văn tiểu lục cũng viết: Sau khi Ngụy Mạc cướp ngôi
vua, ông thề không ra làm quan, ở thôn quê dạy học không bao giờ để chân đến thò
thành.
Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân, người biên soạn Bạch Vân Am cư só phả kí và
Ân Quang Hầu, người biên tập Thơ văn chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm thì
viết:”Nguyễn Dữ không ra làm quan mà ẩn cư ở rừng Thanh Hóa và viết ra Truyền
Kì Mạn Lục. Sách được thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính trở thành”thiên cổ
kì bút”.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 13 Trần Thò Đoan Trang
Tóm lại, căn cứ vào những tài liệu, ta biết Nguyễn Dữ thuộc dòng dõi khoa
hoạn, từng dùi mài kinh sử, ôm ấp lí tưởng đã đi thi và có thể xuất só. Song là một
nhà nho”Cửa Khổng sân Trình” sống vào buổi suy loạn, ông thấy được”đại thế bất
an” bất mãn với kẻ đương quyền. Vì thế, ông chọn cho mình con đường”lánh đục
về trong” để nuôi mẹ già cho tròn đạo hiếu.
Tuy vậy, Truyền Kì Mạn Lục ta vẫn thấy được tấm lòng ưu tư hoài bão”đêm
ngày cuồn cuộn” kí thác tâm sự của nhà nho trước thời thế biến động ba đào.
II. TÁC PHẨM.
2.1. Thể loại:
Trong dòng chảy của văn chương Trung Đại, thể loại Truyền Kì ra đời làm
nên diện mạo sinh động đa dạng trong lòch sử văn học nước nhà. Truyền Kì Mạn
Lục của Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự thành công của Truyền Kì.
Tác phẩm có tính chất là tác phẩm nghệ thuật, có sự tham gia hư cấu sáng
tạo của nhà văn phản ánh thời kì lòch sử đầy biến động ba đào. Như giáo sư Đinh
Gia Khánh đã nhận xét: “Rõ ràng Nguyễn Dữ đã mượn truyện quái để nói việc thực.
Căn cứ vào tính chất truyện để thấy Nguyễn Dữ không chép qua mà truyền lại. Và
Truyền Kì Mạn Lục có tính chất là sáng tác văn học chứ không phải sao
chép”[13;506].
Và quả thật, Nguyễn Dữ đã có sự thành công trong thể loại này. Truyền Kì
Mạn Lục xứng đáng là thiên cổ kì bút, thể hiện được tính chất hư cấu sáng tạo của
người nghệ só nhưng vẫn phản ánh được hiện thực đương thời và bộc lộ được quan
điểm của người cầm bút.
2.2. Kết cấu Truyền Kì Mạn Lục .
Truyền Kì Mạn Lục gồm có 20 truyện: gồm 4 quyển, mỗi quyển chia thành
5 truyện:
Quyển 1:
1. Câu chuyện ở đền Hạng Vương.
2. Chuyện người nghóa phụ ở Khoái Châu.

3. Chuyện cây gạo.
4. Chuyện gã trà đồng giáng sinh.
5. Chuyện kì ngộ ở trại Tây.
Quyển 2:
6. Chuyện đối tụng ở Long Cung.
7. Chuyện nghiệp oan của Đào Thò.
8. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
9. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên.
10. Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 14 Trần Thò Đoan Trang
Quyển 3:
11. Chuyện yêu quái ở Xương Giang.
12. Chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na.
13. Chuyện cái chùa hoang ở Đông Trào.
14. Chuyện nàng Túy Tiêu.
15. Chuyện bữa tiệc đêm Đà Giang.
Quyển 4:
16. Chuyện người con gái Nam Xương.
17. Chuyện Lí tướng quân.
18. Chuyện Lệ Nương.
19. Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa.
20. Chuyện tướng Dạ Xoa.
Hầu như các chuyện đều viết bằng văn xuôi xen lẫn một ít văn biền ngẫu và
thơ ca. Cuối mỗi câu chuyện đều có lời bình của tác giả một cách ý thức về nội
dung, ý nghó của câu chuyện (trừ câu chuyện số 19).
Có một số ý kiến cho rằng Nguyễn Dữ mô phỏng theo cách viết của Cù Hựu
trong Tiễn đăng tân thoại. Vì họ nhìn qua hình thức của truyện và một số mô típ mà
nhà văn sử dụng. Nhưng nhà phê bình Phạm Tú Châu và vò học giả Đài Loan Trần

Ích Nguyên đã phản đối lại những ý kiến này.
Với 20 truyện, bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Dữ đã đưa tác phẩm đến vò trí
cao trong tiến trình văn chương Trung Đại Việt Nam. Nguyễn Dữ rất tinh tế chú
trọng sắp xếp cốt truyện sao cho hợp lí, cải tạo chúng thành một truyện mới phong
phú đa dạng với hai khuynh hướng rõ ràng:
- Truyện có tính chất luận đề.
- Truyện có kết cấu phức tạp mang giá trò nghệ thuật cao.
Tóm lại, dù cho Truyền kì xưa kia được xem là “ngoại thư” nhưng với
Truyền Kì Mạn Lục , được xem là đỉnh cao của Truyền Kì Việt Nam. Nó vẫn là
“áng văn hay của bậc đại gia” và sẽ là tác phẩm mở đường cho các truyền kì khác
ra đời sau này như Tân Truyền Kì Mạn Lục của Đoàn Thò Điểm .
2.3 . Giá trò nội dung:
Trải qua bao thăng trầm của lòch sử, luân chuyển của thời gian nhưng những
gì Nguyễn Dữ thể hiện vẫn còn nguyên giá trò.
ϖ Trước hết, Truyền Kì Mạn Lục dù viết dưới dạng chữ Hán nhưng vẫn thể
hiện được lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
Xuyên suốt 20 truyện, các nhân vật, sự kiện đều xảy ra ở nước Nam. Thời
gian để xảy ra sự kiện từ Nghệ An trở vào. Tác giả thể hiện niềm tự hào của mình
bằng cách ca ngợi các danh nhân văn hóa Trung Quốc qua các câu chuyện sau:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 15 Trần Thò Đoan Trang
Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa, Câu chuyện đền
Hạng Vương, Chuyện người nghóa phụ Khoái Châu.
ϖ Truyền Kì Mạn Lục còn thể hiện tư tưởng của thời đại. Xuất thân từ nhà
nho nhưng khi viết tác phẩm ông đã chòu ảnh hưởng của dòng văn hóa dân gian
Đạo giáo và Phật giáo.
Sống trong xã hội suy vi, Nho giáo không còn giữ vò trí chính thống, xã hội
chỉ tồn tại những chuyện kì dò yêu ma. Vì thế, Nguyễn Dữ đã đi tìm giáo lí khác.
Ôâng đã bắt gặp điều đó trong Đạo và Phật giáo. Nhưng, Nguyễn Dữ chưa bằng

lòng với những gì đang có, ông còn tiếp thu những tín ngưỡng dân gian.
Một mặt ông lên án tầng lớp nho só, lái buôn hãnh tiến như: Trình Trung
Ngộ, Hà Sinh, Trọng Quỳ trong các câu chuyện sau: Chuyện cây gạo, chuyện người
nghóa phụ Khoái Châu, Chuyện kì ngộ ở trại Tây.
Mặt khác, ta thấy ông bày tỏ niềm thông cảm sâu sắc trước những mối tình
chân thành, thủy chung. Cho nên, ta thấy Truyền Kì Mạn Lục có sự giao thoa của
ba dòng tư tưởng và phản ánh sự rạn nứt của xã hội phong kiến.
ϖ Truyền Kì Mạn Lục là bản cáo trạng đanh thép về hiện thực – tệ nạn của
chế độ phong kiến.
Xã hội phong kiến trong tác phẩm là xã hội đầy khói lửa chiến tranh. Điều
này được thấy qua một số câu chuyện: Người nghóa phụ Khoái châu, Chuyện cái
chùa hoang ở Đông Trào, Chuyện Lí tướng quân, Chuyện Lệ Nương, Phạm Tử Hư
lên chơi Thiên Tào.
Chính những cuộc khói lửa binh biến đã gây nên những đau thương mất mác
cho người dân vô tội. Họ phải gánh chòu cảnh nhà tan cửa nát, cơ cực, lầm than mà
còn chòu sự áp bức của các tầng lớp phong kiến. Ngòi bút của nhà văn rất sắc bén
khi miêu tả hình ảnh các vò quan sâu dân mọt nước-rường cột của quốc gia như
Thân Trụ Quốc, Lí tướng quân đang tâm vơ vét của cải dân nghèo.
Xuất phát từ cuộc sống ấy, đạo đức càng trở nên suy đồi Nho học không còn
được quan tâm, việc thi cử chỉ là bậc thang cho những kẻ só bước lên đài danh
vọng. Cùng với sự xuống cấp của Nho giáo, Đạo giáo cũng bộc lộ nhiều mặt tiêu
cực của những vò chân tu. Nó được nói đến trong: Chuyện nghiệp oan Đào Thò,
Chuyện cái chùa hoang ở Đông Trào.
Bên cạnh, sự rối ren của đạo lí, đồng tiền đã trở thành vò trí độc tôn thống
trò xã hội. Nó chi phối cả số phận con người như Thò Nghi trong Chuyện yêu quái ở
Xương Giang. Đồng tiền còn dung túng cho những hành vi đồi trụy của bọn phú
thương, quan lại để chúng dễ dàng thực hiện mưu đồ của mình. Lối sống đó tiêu
biểu cho tính chất trụy lạc của một số tầng lớp thò dân hư hỏng và cả giai cấp phong
kiến đương thời.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 16 Trần Thò Đoan Trang
ϖ Truyền Kì Mạn Lục là sự gửi gắm hình ảnh nhà nho Nguyễn Dữ thông
qua những người ẩn cư.
Niềm tâm sự, nguyện vọng của cả một tầng lớp tri thức nho giáo đương thời
được tác giả ý tứ thể hiện trong Chuyện người tiều phu núi Na, Chuyện Từ Thức lấy
vợ tiên.
Với nhà nho Nguyễn Dữ ở ẩn là không can dự vào những hành vi tham tàn
bạo ngược của bọn ác bá, không đắm mình vào dòng ô trọc. Ở ẩn là giữ trọn khí
tiết, phẩm giá của bậc nho gia. Nhưng ta thấy, ở đó vẫn có thái độ tích cực của một
tấm lòng”tiên ưu” với vận mệnh của quốc gia, dân tộc.
Tuy nhiên, xét đến cùng Truyền Kì Mạn Lục vẫn thể hiện lí tưởng chính trò
xã hội của ông. Ngòi bút sắc bén của nhà nho đã lên án, tố cáo những tệ nạn xã hội
nhằm thể hiện ước mơ, khao khát về triều đình thònh vượng trong tương lai bằng
con đường “nhân tâm”.
- Truyền Kì Mạn Lục còn là tiếng nói của khát vọng, tình yêu hạnh phúc:
Lần đầu tiên trong lòch sử văn chương Trung Đại, Nguyễn Dữ đã thể hiện
những khát khao về tình yêu nam nữ, hạnh phúc gia đình với những âm điệu khác
nhau ở người phụ nữ .
Bên cạnh, những mối tình lành mạnh, chung thủy, sắc son với những ước mơ
hạnh phúc chân chính như: Lệ Nương, Túy Tiêu, Đào Thò, Vũ Thò Thiết; còn có
những chuyện yêu đương táo bạo không lành mạnh giữa Trình Trung Ngộ và Nhò
Khanh, Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu.
Chính những hình ảnh ấy là tiếng chuông cảnh báo của nhà văn đến thế lực
phong kiến đã tàn bạo hủy diệt đi hạnh phúc của người phụ nữ. Ôâng đã lên tiếng
đòi quyền sống cho họ trong bóng chiều tà của lòch sử.
Tóm lại, Truyền Kì Mạn Lục là sự thắng thế của chủ nghóa nhân đạo. Tác
phẩm có sức mạnh công phá vào thành trì kiên cố của chế độ phong kiến mục nát
và đấu tranh cho ước mơ khát vọng của nhân dân tiến lên giành quyền được sống,
được yêu, được hạnh phúc và tự do.

2.4. Giá trò nghệ thuật:
Các câu chuyện trong Truyền Kì Mạn Lục thường có tình tiết phong phú,
kết cấu mạch lạc, phức tạp. Trong hầu hết các câu chuyện đều có tính trữ tình và tự
sự đan xen với nhau chặt chẽ kết hợp với tính kòch gây nên cảm hứng thẩm mó cho
người đọc.
- Trước hết, Truyền Kì Mạn Lục đã thành công trong việc xây dựng nhân vật .
Nhân vật ở truyện có nội dung luận đề: mang tính cách tâm lí chưa sâu. Bởi
chuyện có tình tiết đơn giản, kết cấu đơn điệu. Nội dung chỉ xoay quanh những vấn
đề chính trò, đạo đức và được phát ngôn bằng chính tác giả.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 17 Trần Thò Đoan Trang
Nhân vật ở truyện có kết cấu phức tạp mang giá trò cao. Bởi nó được dựng
lên với diện mạo, tính cách riêng và tự bộc lộ bản thân nhân vật là chính.
Bằng tài năng sáng tạo, Nguyễn Dữ đã sử dụng linh hoạt ba thể văn: vận
văn, biền văn, tản văn để miêu tả diện mạo, hình dáng, thái độ nội tâm và hành
động của các nhân vật với nhau trong hoàn cảnh có chọn lọc.
- Truyền Kì Mạn Lục còn thành công trong việc gắn tính cách nhân vật cùng với sự
phát triển của tình tiết câu chuyện.
Điều này làm cho người đọc tiếp xúc với truyện hoang đường mà vẫn tin là
sự thật. Cũng nói về người trí thức nhưng mỗi người có một vẻ riêng: Từ Thức thì
phong lưu muốn lánh đời, Trình Trung Ngộ thì táo bạo, phóng túng. Đối với quan ít
học thì hung tợn, tàn bạo, với Thân Trụ Quốc học cao thì nham hiểm gian ngoa. . .
Ở mỗi câu chuyện, tác giả thường dùng tình tiết kì lạ, để làm rõ thêm tính cách của
nhân vật, kết hợp tính tự sự đan xen trữ tình.
- Truyền Kì Mạn Lục còn là biểu hiện của khả năng phân tích nội tâm nhân vật qua
ngòi bút tả cảnh.
Điều này được thể hiện qua Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên:”Từ khi Từ bỏ nhà ra
đi, thấm thoát ao sen đã thay màu biếc. Những đêm sương sa gió thổi bóng trăng
sáng dòm qua cửa sổ tiếng thủy triều lên văng vẳng trên đầu tường, đối cảnh chạnh

lòng một nỗi buồn không sao ngủ được …”[27;111].
Quả thật, tác phẩm đáng được ghi là “Thiên cổ kỳ thư”bởi nó vượt xa khỏi
khuôn khổ tự sự vốn chú trọng hành động hơn là đi sâu phản ánh nhân vật.
Câu văn trong Truyền Kì Mạn Lục lưu loát sinh động, hấp dẫn. Tác giả khéo léo
vận dụng mọi hình thức tu từ : ẩn dụ, hoán dụ, cân xứng, đối lập, ám dụ. . . kết hợp
với ý nghóa âm thanh của từ tạo nên nội dung nhòp nhàng cho câu chữ.
Nhà văn còn tinh tế, kì tài trong việc sử dụng những điển cố Hán học đầy tính uyên
bác của bậc tri thức. Nhưng ông đã có sự chọn lọc không sa vào khuôn sáo nhằm
thể hiện mục đích quan điểm của mình.
Tóm lại, vượt qua không gian, thời gian lòch sử Truyền Kì Mạn Lục xứng
đáng là áng văn hay của bậc đại gia. Bởi nó giàu giá trò hiện thực và nghệ thuật tài
tình của người cầm bút.








Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 18 Trần Thò Đoan Trang




CHƯƠNG 2:
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỀN KÌ MẠN LỤC.

ϖ

I. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC.
1. Khái niệm:
Không gian cùng với thời gian là hình thức tồn tại của thế giới và con người.
Trong tác phẩm nghệ thuật, con người xuất hiện với tư cách là hình tượng
con người và không gian tạo dựng là hình tượng không gian. Bởi vì thông qua
không gian nghệ thuật ta sẽ thấy được thế giới sáng tạo của người nghệ só.
Không gian nghệ thuật có ranh giới khác biệt với không gian vật chất bên
ngoài. Không gian này mở ra điểm nhìn, cách nhìn và bao giờ cũng gắn liền với
cảm xúc y,ù nghóa nhân sinh.
Như giáo sư Trần Đình Sử có viết trong Những thế giới nghệ thuật
thơ:”Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về thế giới nghệ thuật mà con
người đang sống, đang cảm thấy vò trí, số phận của mình trong đó. Không gian nghệ
thuật gắn liền với quan niệm con người và góp phần biểu hiện quan niệm
ấy”[20;373].
Từ đònh nghóa của giáo sư, ta rút ra cách hiểu về không gian nghệ thuật như
sau:
Không gian nghệ thuật là hình tượng không gian trong tác phẩm, là môi
trường hoạt động của nhân vật được thể hiện dưới sự lựa chọn, sắp xếp, tổ chức,
sáng tạo và biểu hiện quan niệm nhà văn.
2. Không gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục.
Đối với nhà văn, không gian nghệ thuật là hình thức nghệ thuật ngôn từ.
Chính từ không gian ấy, người nghệ só đã bộc lộ, giãi bày những cảm xúc của riêng
mình.
Nguyễn Dữ cũng thế, đến với Truyền Kì Mạn Lục ta thấy được sự tự ý thức
về không gian của con người. Do đó, cảm thức về không gian của nhà văn thể hiện
qua những nhận thức: không gian thực tại và không gian hư ảo.



Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 19 Trần Thò Đoan Trang
2.1. Không gian thực tại.
Không gian thực tại là không gian mà con người tồn tại và nó không nằm
ngoài sự vận động của các sự vật hiện tượng.
Trong Truyền Kì Mạn Lục, Nguyễn Dữ đã thể hiện được cá tính sáng tạo
của mình trong việc vận dụng không gian thực tại qua các không gian sau:
2.1.1. Không gian thành thò:
Chuyện người nghóa phụ Khoái Châu; Chuyện cây gạo; Chuyện Lệ Nương
đều có sự xuất hiện của không gian này.
Bằng nghệ thuật miêu tả của mình, nhà văn đã xây dựng lại không gian phố
phường tấp nập của thế kỉ XVI với những đòa danh quen thuộc mang tính dân tộc
sâu sắc: Cầu Đồng Xuân, thành Đông Quan trong Chuyện người nghóa phụ Khoái
Châu; Cầu Liễu Khê, chợ Nam Sang với khung cảnh thuyền bè ngược xuôi trên
sông; Chuyện cây gạo hay Chuyện Lệ Nương với cảnh buôn bán ở huyện Cẩm
Giang (Hải Dương) của thành Tây đô (Thanh Hóa) cũng có không gian phố phường
sung túc.
Tất cả những không gian này đều được tái hiện trên mảnh đất Việt Nam chứ
không phải không gian của Trung Quốc. Dù rằng ở Chuyện cây gạo, Nguyễn Dữ đã
mượn cốt chuyện của Cù Hựu. Nhưng Chuyện chiếc đèn mẫu đơn của ông, không
gian ở Trung Quốc. Nơi mà Kiều Sinh và người con gái Phù Lệ Khanh gặp gỡ là
tỉnh Chiết Đông vào ngày rằm tháng giêng ở Châu Minh. Còn với Chuyện cây gạo
nhân vật và không gian xảy ra sự kiện đều mang đòa điểm Việt Nam. Bởi thế
không hề kém xa Cù Hựu, Nguyễn Dữ có thể tổ chức một không gian đầy náo nhiệt
bằng những đòa danh nổi tiếng về buôn bán sầm uất của thời xưa để bày tỏ lòng
yêu nước tự hào của mình.
Không dừng lại ở đó, việc ông sắp xếp không gian thành thò là nơi gặp gỡ
ước hẹn của những đôi trai gái như: Trình Trung Ngộ với Nhò Khanh, Lệ Nương với
Phật Sinh, Trọng Quỳ với Nhò Khanh đều có nguyên nhân của nó.

Đây là một không gian có thể làm nền cho bối cảnh của câu chuyện, gây sự
chú ý cho người đọc. Bởi các nhân vật xuất hiện trong những câu chuyện này đều
là những bậc công tử nhà giàu, gia đình quyền thế, được sinh ra và lớn lên trong
phố thò, chợ thành. Và việc này một phần nào nói lên tính cách của họ trong số
phận sau này. Điển hình như chàng Trình Trung Ngộ.
Có thể nói rằng, chàng là người lái buôn được tiếp xúc với những nơi xa lạ-
với những của ngon vật hiếm vì chàng “hay thuê thuyền xuống vùng Nam Xang
buôn bán”[27;28] và hay cho thuyền đậu ngay cầu Liễu Khê. Vì bản tính “ghẹo
nguyệt xem hoa” mà chàng đã gặp gỡ hồn ma là Nhò Khanh và dẫn đến kết cục
không tốt đẹp. Ai cũng biết rằng, phố phường là không gian công cộng, mọi người
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 20 Trần Thò Đoan Trang
có thể tự do hoạt động, có thể gặp gỡ quen biết nhưng không thể tin nhau được.
Vậy mà anh chàng này còn dám ăn nằm với người mà anh chỉ một lần gặp mặt.
Việc xây dựng không gian gặp gỡ bên cầu Liễu Khê của hai nhân vật trong
truyện trên, Nguyễn Dữ đã vẽ nên bức chân dung của người lái buôn Trình Trung
Ngộ thích sắc dục.
Qua không gian thành thò mà nhà văn tạo nên trong những câu chuyện trên
cho ta thấy được diện mạo của xã hội lúc bấy giờ. Đó là xã hội đầy phức tạp, là nơi
diễn ra những sự băng hoại về đạo đức mà con người sống trong hoàn cảnh ấy ít
nhiều đều bò chi phối ảnh hưởng.
2.1.2. Không gian làng quê:
Nguyễn Dữ không chỉ tạo nên cho tác phẩm của mình thành thò náo nhiệt, ồn
ào mà còn cho xuất hiện trong những câu chuyện ấy cái không gian tiêu điều,
hoang vắng đến nao lòng ở những làng quê Việt Nam vào thế kỉ XVI.
Chúng ta thấy rằng xuyên suốt những câu chuyện của ông, ở đâu đâu ta cũng
có thể nhận ra không gian này.
Chẳng hạn trong Chuyện người nghóa phụ Khoái Châu có đoạn tả “Bóng tà
giọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác” [27;26].

Đó là không gian ở xứ Hưng Hóa.
Còn đến Chuyện cây gạo ở làng Đông Thôn của Nhò Khanh, khung cảnh
cũng tương tự “chung quanh có bức hàng rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn
vào vài khóm lau khô, trong có túp nhà gianh thấp nhỏ lụp xụp, dây vôi bìm leo đầy
lên vách và lên mái. . .” [27;113]. Đây là hiện thực xã hội rối ren đầy phức tạp. Cái
nhìn của nhà văn với không gian này mang tính cảm thông sâu sắc. Việc xuất hiện
những hình ảnh, âm thanh hiu quạnh, hoang phế chứng tỏ mọi sự vật, hiện tượng
xảy ra trong cuộc sống xunh quanh không được mọi người quan tâm đón nhận.
Vì thế, không gian mới trở thành hoang phế và mọi chuyện rắc rối có thể
xảy ra, yêu ma tà đạo mới có dòp lợi dụng hoàn cảnh này mà làm náo động cuộc
sống của người dân.
Hình ảnh làng quê không được tác giả nhìn với cái nhìn quen thuộc trong
không khí yên bình như: cây đa, bến nước, con đò, . . . mà làng quê trong Truyền Kì
Mạn Lục đầy màu sắc hoang đường, không có sự sống.
Như vậy, không gian làng quê hiện lên qua hình ảnh cây “lau sậy”, “rêu
trùm” đã lí giải phần nào cho cuộc sống của xã hội Việt Nam thế kỉ này.
2.1.3. Không gian núi rừng.
Mỗi một không gian đều được đánh dấu sự xuất hiện phù hợp với nhân vật
mà nó tồn tại. Nguyễn Dữ đã vận dụng khéo léo tài tình từng không gian cụ thể cho
từng nhân vật cụ thể trong tác phẩm của mình.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 21 Trần Thò Đoan Trang
Truyền Kì Mạn Lục đã dánh dấu sự xuất hiện của không gian núi rừng với
sự xuất hiện của những ẩn só hay những người đạo nhân có phép thuật để trừ ma,
diệt yêu quái giúp người đời.
Ngoài những nhân vật chính diện xuất hiện trong không gian ấy, ta còn thấy
ở đây những hồn ma bóng quế, những con vật hóa người để thông qua đó bày tỏ tư
tưởng của người viết văn.
Những nhân vật này xuất hiện trong không gian núi rừng qua những câu

chuyện cụ thể: Bữa tiệc đêm ở Đà Giang; Chuyện đối đáp của người tiều phu núi
Na; Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên; Chuyện nghiệp oan Đào Thò, Nguyễn Dữ đã thể
hiện tài năng của mình qua việc tạo dựng loại hình không gian này cho nhân vật
của mình. Ở câu chuyện Bữa tiệc đêm ở Đà Giang để cho hai nhân vật: Vượn già
và con Cáo hóa người xuất hiện để bàn chuyện chính sự cùng vua quan Trần Phế
Đế. Nhà văn đã cho hai nhân vật này xuất hiện trong một không gian đầy bóng
đêm của núi rừng bờ bắc sông Đà và trong một bữa tiệc mà vua quan họ Trần bảo
là đi săn trừ ma.
Chỉ có ở không gian đầy bí ẩn thâm sơn ấy, loài vật mới có thể xuất hiện và
lừa bòp con người, chứ để hai con vật xuất hiện ở không gian làng xóm hay thành
thò không hợp lí chút nào. Vả lại, việc vua quan Trần Phế Đế được nhà văn tổ chức
trong một không gian núi rừng vừa hợp lí vừa thể hiện dụng ý của người cầm bút.
Người ta đi săn là vào rừng săn là đúng. Song ở giữa không gian tưởng chừng
như người thợ săn làm chủ được tình thế thì họ lại bò hai con vật khuyến dụ lại.
Vậy là, nhà văn đã gián tiếp phê phán vua quan phong kiến chỉ là những
người giỏi múa miệng, lừa bòp dân chúng chứ thực ra bọn chúng chỉ là những người
bất tài vô dụng.
Đến với Chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na, ta cũng gặp không gian
rừng núi. Nhân vật ở đây là vò ẩn só của núi rừng Thanh Hóa. Không gian ở đây
thực sự thích hợp cho vò ẩn só lánh đời hành đạo.
Với không khí êm đềm chim ca vượn hót, cây xanh bóng mát, núi non hùng
vó nhưng nơi đây phù hợp với tâm trạng bất đắc chí của người hiền só:”Núi có cái
động dài mà hẹp, hiểm trở mà hiu quạnh, bụi trần không lan tới”[27;134]. Cuộc
sống như thế, tâm trạng con người như vậy mới thực sự giúp con người quên đi bao
phiền muộn ở chốn quan trường mà người quân tử đã gặp phải.
Chính từ không gian ấy đã phần nào nói lên tư tưởng của bậc hiền nho. Đó là
tư tưởng”lánh đục về trong” của những bậc hiền triết giữ mình trong sạch giữa chốn
bụi trần nhưng vẫn không quên bổn phận của mình.
Như chàng Từ Thức trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên sẵn sàng cởi bỏ ấn
tính, từ quan mà về quê để ngao du sơn thủy chỉ vì “ta không thể vì lương năm đấu

mà buộc mình vào áng lợi danh”[27;100]. Chàng thực sự tìm quên bên khung cảnh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 22 Trần Thò Đoan Trang
núi non ở quê hương mình. Với một chiếc thuyền nan, Từ Thức đã đi đến không
gian núi non hùng vó “có những vách đá cao vút nghìn trượng đứng thẳng”[27;101]
với những đòa danh: núi Chính Trợ, động Lục Vân, sông Lãi, cửa Nga đã làm nao
nức lòng người ẩn só.
Không gian này còn được dành cho những bậc pháp sư uy nghiêm có những
ngày tháng chân tu khổ hạnh nhằm giúp đời hành đạo. Chẳng hạn trong Chuyện
nghiệp oan Đào Thò có vò sư cụ pháp Vân ở núi Lệ Kì.
Từ không gian như vậy, nhân vật như thế đã giúp chúng ta hiểu được ý niệm
cũng như cuộc sống tâm linh của người Trung Đại. Dù rằng đó là tư tưởng bi quan
yếm thế của người xưa nhưng vẫn toát lên tinh thần nhân văn sâu sắc.
2.1.4. Không gian sông nước.
Nếu như không gian núi rừng phù hợp với những bậc cao nhân, những con
vật hóa người thì đến không gian này ta sẽ được tiếp xúc với những đặc trưng của
vùng sông nước như: Thần Thuồng Luồng trong Chuyện đối tụng ở Long Cung hay
thần rùa Linh Phi trong Người con gái Nam Xương, Chuyện yêu quái Xương Giang
cũng mượn vùng sông nước làm nền cho nhân vật xuất hiện.
Để có thể cho nhân vật xuất hiện dễ dàng ở những không gian này, nhà văn
đã tạo nên những đòa danh cố đònh gắn liền với hình ảnh sông nước ở quê hương.
Tất cả chúng ta đều biết, nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chòt với rất
nhiều ngã ba, ngã tư ở bến sông. Mỗi bến sông đều có một ngôi chùa, đền hay
miếu của nhân dân dựng nên để thờ phụng các vò thần. Và nhà văn Nguyễn Dữ đã
để cho nhân vật của mình xuất hiện trong không khí ấy.
Ở Chuyện đối tụng ở Long Cung, không gian mà thần Thuồng Luồng tồn tại
là ngôi đền thờ thần thủy tộc ở men sông. Khung cảnh thật hoang vắng, ngoại trừ
bến nước, con thuyền chỉ có “bãi cát phẳng lặng không có nhà cửa gì, duy lèo tèo
mấy khóm lau sậy đứng rung mình trên mặt nước”[27;67]. Không gian hoang lạnh

như thế nên việc thần Thuồng luồng tác yêu tác quái là đúng. Bởi chốn uy nghiêm
khômg còn linh thiêng dễ dàng cho yêu ma lộng hành .
Xây dựng đòa thế cho nhân vật thần Thuồng Luồng sống là có dụng ý của
người nghệ só. Ông đã lên án thái độ hờ hững không quan tâm của mọi người đến
những nơi thờ phượng và chỉ ra nguyên nhân sâu sắc của hiện tượng đó.
Đúng như vậy, qua Chuyện người con gái Nam Xương, sự xuất hiện của hai
người con gái áo xanh-phu nhân của Nam Hải Long Vương bên bến đò Hoàng
Giang đến báo mộng cho Phan Lang đã giải thích hiện tượng ấy.
Mượn không gian sông nước với những bến sông hoang vắng, bến đò lạnh
lẽo để làm nổi bật lên hiện thực đầy biến động lòch sử xã hội thời đại lúc bấy giờ là
dụng ý của nhà văn. Hay hành động mượn không gian sông nước của Vũ Thò Thiết
để gửi gắm tấm lòng kiên trinh của mình đều là sự sáng tạo của người nghệ só. Bởi
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 23 Trần Thò Đoan Trang
ông quan niệm: chỉ có những dòng nước trong sạch sẽ minh chứng cho nỗi oan mà
nàng Vũ Thò Thiết phải chòu đựng.
Chính ở không gian sông nước, nỗi oan đó mới có thể giải đáp được nguyện
vọng của nàng. Và hành động giải quyết vấn đề của Vũ Thò chọn không gian khác
thì hiệu quả nghệ thuật tình huống truyện không cao. Hình ảnh hồn ma của Thò
Nghi xuất hiện trong Chuyện yêu quái ở Xương giang trên bến sông kinh đô Trường
An đã chứng minh cho việc sử dụng hiệu quả không gian vào ý đồ nghệ thuật của
nhà văn Nguyễn Dữ .
2.1.5. Không gian đền chùa.
Loại hình không gian này nhân vật xuất hiện là những vò thần hay những
người tu hành.
Không gian đền có những vò thần xuất hiện trong những câu chuyện sau
Chuyện đền Hạng Vương, Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên.
Không gian chùa được tác giả xây dựng ở những câu Chuyện cái chùa hoang
ở huyện Đông Trào, Chuyện nghiệp oan Đào thò.

Mỗi loại hình không gian đều ứng với nhân vật mà nhà văn đã cố tình sắp
đặt.
Với loại hình đền, Nguyễn Dữ đã cho xuất hiện những vò thần mà nhân dân
tín ngưỡng, tôn thờ Chuyện ở đền Hạng Vương tuy mượn không gian Trung quốc để
nói chuyện bên Tàu, đòa danh mang những đặc điểm Phương Bắc: Trạch Tả, Giang
Đông, những điển tích điển cố cũng là người Trung Quốc, song nhân vật là người
nước Nam.
Việc mượn không gian bên Trung Quốc để nói chuyện chính sự bàn luận
của quan thừa chỉ Hồ Tôn Thốc ở Việt Nam của Nguyễn Dữ là một sự vay mượn
hợp lý khách quan. Vì nhân vật này là người Phương Nam đang phụng mệnh đi sứ
sang Trung Quốc thì phải nói đến không gian bên Trung Quốc, mượn những chuyện
ngày xưa của đất nước phương Bắc để làm nên cho bối cảnh câu chuyện mà nhà
văn muốn truyền đạt lại cho người đọc.
Bên cạnh, việc mượn không gian Trung Quốc, chuyện xưa tích cũ nhưng vấn
đề mà nhà văn muốn truyền đạt không dừng lại ở đây. Ông muốn tiến xa hơn nhằm
phê phán những con người nổi tiếng của Phương Bắc chỉ là những hạng người bình
thường, chỉ mưu cầu danh lợi riêng cho mình mà không có lòng nhân đức, không có
cái tâm của bậc hiền tài. Qua đó, ông đã bày tỏ lòng tự hào dân tộc sâu sắc của
mình trong việc dựng lại không gian bên Tàu ấy.
Chuyện ở đền Tản Viên, không gian này hoàn toàn mang tính dân tộc sâu
sắc. Khung cảnh để câu chuyện có thể xảy ra ở núi Tản Viên của vùng đất Lạng
Giang- nhân vật chính là người nước Nam-Ngô Tử Văn. Nhưng ngôi đền lại bò hồn
ma của vò tướng họ Thôi của Mộc Thạnh chiếm giữ.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 24 Trần Thò Đoan Trang
Vậy là, trong cùng một không gian, sự việc khác nhau và nhân vật khác
nhau. Điều này thể hiện được dụng ý của người cầm bút. Ở không gian ngôi đền
Tản Viên, mang đầy bản sắc văn hóa phương Nam, dùng để cho nhân dân thờ cúng
những vò thần của đất nước này. Thế mà người phương Bắc, bọn người xâm lược lại

cố tình xâm chiếm. Hành động ấy là hành động bạo ngược của những người được
xem là nước lớn, nước văn minh nhưng lại cậy mình hiếp đáp những người nước
nhỏ. Chúng ngang nhiên xem nền văn hóa của chúng ta là”man di mọi rợ”. Thực
chất hành động ấy của bọn người cướp nước đã đi ngược lại thuần phong mó tục mà
phương Bắc đặt ra. Vì thế, việc tổ chức không gian này cho hai câu chuyện xảy ra ở
hai không gian khác nhau: một bên là Trung Quốc, một bên là Việt Nam đã chứng
minh được sự tài năng và tư tưởng của nhà nho Nguyễn Dữ.
Đó là tinh thần của những con người tự ý thức được lòng yêu nước và cất lên
tiếng nói rất riêng tư của mình, phê phán mọi hành động bạo ngược chà đạp lên lợi
ích của dân tộc đất nước.
Không gian chùa, Nguyễn Dữ cho xuất hiện những nhân vật : ni cô, sư cụ, sư
bác, và những vò thần của phật giáo. Những nhân vật ấy đại diện cho những hình
thức khuôn phép tín ngưỡng uy nghiêm mà nhân dân ta tôn thờ. Họ xuất hiện tronh
một không gian luôn tỏa mùi thiền, nhang khói-một không gian rất thanh tònh đầy
thoát tục. Công cụ chỉ là chuỗi hạt, tiếng tụng kinh gõ mõ. Vậy mà nhà văn đã xây
dựng một không gian tương phản hoàn toàn khác xa diều mà chúng ta tưởng tượng.
Ở Chuyện nghiệp oan Đào Thò ta thấy có không gian ngôi chùa Lệ Kì với
nước non phong cảnh hữu tình nhưng khônh hề thấy không gian của buổi thiền,
niệm phật của vò sư, ni cô này. Người đọc chỉ thấy xuất hiện trong không gian ấy là
những buổi hẹn hò yêu đương trăng hoa của hai nhân vật là Hàn Than và Vô Kỉ.
Điều này chứng tỏ Nguyễn Dữ đã gián tiếp phê phán lối sống tha hóa, kệch cởm
của những con người này qua không gian câu chuyện.
Đối với Chuyện cái chùa hoang ở Đông Trào cũng vậy. Khung cảnh chùa
chiền không còn là nơi linh thiêng để nhân dân đến thờ phụng, bày tỏ lòng thành
kính của mình. Không gian trong truyện trở nên bát nháo với những vò Hộ Pháp,
thủy thần biến chất trở thành những tên trộm cướp đáng khinh bỉ.
Bằng cách tổ chức nghệ thuật tương phản trong không gian chùa chiền.
Nguyễn Dữ đã tái hiện lại hiện thực cuộc sống tha hóa nhân phẩm, đạo đức của
những con người được gọi là đại diện cho những chuẩn mực đạo đức nhân cách xã
hội lúc bấy giờ.

2.1.6 Không gian phủ đệ-dinh thự.
Mặc dù xuất hiện trong Truyền Kì Mạn Lục, hình thức không gian này
không nhiều. Nhưng qua những câu chuyện: Chuyện nàng Túy Tiêu; Cuộc nói
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyền Kì Mạn Lục
SV thực hiện 25 Trần Thò Đoan Trang
chuyện thơ ở Kim Hoa; chuyện gã trà đồng giáng sinh; Phạm Tử Hư lên chơi Thiên
Tào; Chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na; Chuyện Lý tướng quân.
Nhà văn đã dùng hai hình thức nghệ thuật tương phản với nhau để chia ra
hai ranh giới không gian rõ ràng. Mỗi loại không gian dành cho mỗi loại nhân vật
cụ thể.
Nguyễn Dữ giúp ta hình dung lại lối sống của những bậc vua chúa thời
phong kiến rất sâu sắc. Đó là cuộc sống đầy hưởng thụ. Khi dân làng đang khổ sở:
không nhà không cửa, đói rét lầm than “chiếc bóng vật vờ” thì những tên quan như:
Thân Trụ Quốc đặt tiệc trà, mướn hát bội tiêu khiển và chơi những trò chơi không
đáng có trong thời buổi loạn lạc này.
Qua Chuyện nàng Túy Tiêu giúp ta biết được điều đó. Còn trong Cuộc nói
chuyện thơ ở Kim Hoa cũng có những khoảnh khắc nhà văn khắc họa lại không gian
dinh thự để nhớ lại một thời tươi đẹp mang đậm chất nhân văn của các vò vua quan
thời trước.
Dẫu bất đắc chí quay lưng lại với cuộc sống quan trường nhưng với tấm lòng
“tiên ưu” của bậc nho gia Nguyễn Dữ vẫn khao khát được nhìn lại thời kì vàng son
của thời đại phong kiến. Ông bày tỏ nỗi niềm tiếc nuối ấy qua những nhân vật tài
hoa trong cách dựng lại không gian huy hoàng của những buổi tiệc ngâm thơ đàm
đạo việc văn chương, việc nước nhà, chính sự, quốc gia.
Bên cạnh đó, không gian công đường phán xét công minh có sự góp phần
của những vò quan chính trực thanh liêm làm rõ những oan khuất cho nhân dân, hết
lòng vì nước vì dân, không tư lợi. Đó là không gian trong Chuyện gã trà đồng giáng
sinh với nhân vật Dương Đức Công, Dương Trạm hay Phạm Tử Hư trong Chuyện
Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào. Những nhân vật này chỉ xuất hiện trong không

gian quan trường rất ít. Điều này phản ánh đúng hiện thực đời sống của xã hội
phong kiến. Phần không gian mà ông miêu tả kó lưỡng là chốn dinh thự của những
tên quan bất tài vô dụng hại dân hại nước.
Nhà văn đã điểm qua từng không gian mà bọn chúng ngự trò, từ tên quan
Thân Trụ Quốc đến dinh cơ Lý tướng quân, khắp nơi đều được dát bằng vàng, đền
đài gác tía không kém gì cung vua.
Không gian ấy khác xa với không gian của những bậc hiền tài luôn giản dò,
đạm bạc. Thông qua lời nói của Túy Tiêu, khung cảnh dinh thự của tên quan này
hiện lên thật đáng phê phán: “Lúc nào ở cửa cũng rộn ròp những người ra vào, vàng
bạc châu báu trong nhà chồng chất đầy rẫy” [27;168] hay trong Chuyện Lý tướng
quân cũng miêu tả: “Hắn tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để
làm ao dồn đuổi láng giềng, đi kiếm những hoa kì đá lạ từ bên huyện khác đem về”
[27;188]. Ta không hề thấy được không gian chốn công đường nơi họ làm việc mà
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

×