Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ COOPMART

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.83 KB, 6 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA SIÊU THỊ
CO.OPMART






Người thực hiện: Võ Thị Nguyên Như
Ngành: Quản lý công nghiệp
MSSV: 11124043
Khóa: 2011 - 2015

TP. HỒ CHÍ MINH 11 - 2014
SV: Võ Thị Nguyên Như MSSV: 11124043


Trang 1 / 5

1. GIỚI THIỆU VỀ SIÊU THỊ CO.OPMART
Hiện nay, cái tên Co.opMart đã trở nên vô cùng quen thuộc với mỗi người dân
Việt Nam được khai sinh và lèo lái trong suốt 10 năm bởi Bà Nguyễn Thị Nghĩa
nguyên là Chủ tịch HĐQT của Saigon Co.op với khoảng 50 siêu thị trên toàn quốc.


Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước
chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong
bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương
chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán
Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ
chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc
xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và
sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác
nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty
nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opMart
là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào
HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán
lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh
dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.
SV: Võ Thị Nguyên Như MSSV: 11124043


Trang 2 / 5

2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.1 Chiến lược về sản phẩm
Trên 85% hàng hóa của Co.opMart là hàng trong nước, đặc biệt là hàng Việt
Nam chất lượng cao. Siêu thị Co.opMart áp dụng chiến lược “Đa dạng hóa sản phẩm”,
luôn tìm kiếm các mặt hàng thông dụng với đại đa số người tiêu dùng Việt; với những
chủng loại, mẫu mã, giá cả khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng của
người tiêu dùng. Hơn thế nữa, Siêu thị còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm vì thế
vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện nghiêm ngặt. Hiện nay,

các sản phẩm độc hại không ngừng tăng từ các chợ truyền thống gây hoang mang cho
khách hàng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng thì Co.opMart đã thiết
lập bộ phận kiểm tra trước, trong và sau khi bán hàng cực kỳ nghiêm ngặt nhằm giảm
thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Đặc biệt là ở các quầy bán thực phẩm, các món
ăn bán trong ngày đều được lưu trữ lại từ 1 đến 2 ngày nhằm đề phòng vấn đề ngộ độc
xảy ra. Thêm vào đó, siêu thị còn ký kết hợp đồng với các cơ quan y tế dự phòng, Chi
cục tiêu chuẩn an toàn chất lượng, Trung tâm dịch vụ và phân tích thí nghiệm đến
kiểm định… nhờ đó có thể tạo dựng lòng tin của khách hàng vào các sản phẩm của
siêu thị.
Đồng thời, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm cũng phải rõ ràng với những
thương hiệu uy tín mà khách hàng tin dùng như Unilever, P&G, Vinamlik,… Với
phương châm “dễ thấy, dễ lấy, dễ mua”, Co.op bày hàng theo dạng concept, ánh sáng
vừa đủ, lối đi thoải mái, hàng hóa bắt mắt, các kệ đựng hàng không cao quá 2m,… tạo
sự thoải mái cho khách hàng khi mua sắm.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn một số những hạn chế của chiến
lược này. Các mặt hàng may mặc, quần áo mẫu mã quá đơn điệu nhưng có giá cả cao
không thu hút được khách hàng. Mặt hàng tươi sống bảo quản lâu không còn tươi
ngon đặc biệt là các loại rau củ quả. Một số bảng giá chưa được thay khi vị trí sản
phẩm bị xê dịch hoặc thay đổi làm mất thời gian tìm kiếm của khách hàng.
SV: Võ Thị Nguyên Như MSSV: 11124043


Trang 3 / 5

2.2 Chiến lược về giá
Giá cả tại siêu thị Co.op được Liên hiệp định giá chung nên tại mọi chi nhánh
của siêu thị giá cả sản phẩm đều như nhau giúp khách hàng có thể mua hàng ở bất kỳ
siêu thị nào trong hệ thống mà không hề lo ngại về sự chênh lệch giá cả. Đối với
những ngành hàng khi mua tại địa phương thì giá cả được Liên hiệp định giá, còn
những mặt hàng tươi sống (rau, củ…) thì siêu thị được quyền định giá tùy vào chất

lượng sản phẩm.
Mục tiêu đề ra là “Giá cả phải chăng” nên siêu thị luôn cân nhắc rất kỹ càng để
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, tuân thủ theo quy định Nhà nước,
giá đặt ra phải bằng hoặc thấp hơn giá cả thị trường. Nhìn chung, cách định giá tại
Co.op không nhất định theo một cách duy nhất mà tùy thuộc vào từng loại sản phẩm.
Ví dụ như: định giá tâm lý với các loại hóa mỹ phẩm, bánh kẹo; định giá cạnh tranh
với các loại khăn giấy, quần áo; định giá chiết khấu theo số lượng với sữa bột. Nhờ
vào cách định giá linh hoạt tùy vào từng loại sản phẩm nên giá cả các mặt hàng phù
hợp với nhu cầu của khách hàng, cũng như tạo ra sức cạnh tranh với các đối thủ khác.
Tuy nhiên, hàng hóa không chỉ được mua trực tiếp từ nhà sản xuất mà còn chấp nhận
qua bên trung gian nên chi phí phải trả cao dẫn đến giá cả một số mặt hàng còn cao.
Những nỗ lực trong việc bình ổn giá cả được người tiêu dùng ghi nhận. Bình ổn
giá gạo 2008 làm người tiêu dùng tin tưởng hơn khi mua sắm tại đây. Các kế hoạch dự
trũ hàng hóa chủ lực, thiết yếu đáp ứng kịp nhu cầu khi có biến động. Đầu tư trang
thiết bị mới để bắt kịp xu hướng phát triển chung của kênh mua sắm làm khách hàng
có một cái nhìn mới về hình ảnh siêu thị.
Siêu thị đã đưa ra những nhãn hàng riêng mang thương hiệu Co.opMart với
những sản phẩm như là gạo Jassmine, khăn giấy Napkin, nước rửa chén, thực phẩm
đông lạnh (chả giò, cá viên,…), quần áo,… có giá cả thấp hơn 3 – 20% so với giá thị
trường. Với chính sách cạnh tranh về giá cả đi cùng với đảm bảo chất lượng, thường
xuyên có các chương trình khuyến mãi nên các sản phẩm này được đông đảo người
tiêu dùng ưa chuộng góp phần vào việc nâng cao tên tuổi Co.opMart trong lòng khách
hàng.
SV: Võ Thị Nguyên Như MSSV: 11124043


Trang 4 / 5

2.3 Chiến lược phân phối
Co.opMart mở rộng chi nhánh trên khắp cả nước để đưa sản phẩm đến tay người

tiêu dùng. Có đội xe vận chuyển hàng hóa riêng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu
chuyển hàng hóa đến các siêu thị trong hệ thống, vẫn còn đi thuê ngoài hoặc do các
nhà cung ứng vận chuyển đến gây khó khăn trong việc cung ứng hàng kịp thời cũng
như ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Sử dụng hệ thống logistic với tổng kho phân phối, Co.opMart có thể lấn sân sang
kênh bán lẻ truyền thống với vai trò nhà phân phối. Hợp nhất hoạt động quản lý truyền
thống và hiện đại để mở rộng ảnh hưởng của mình với hệ thống phân phối Việt Nam.
Việc mở rộng hoạt động bán lẻ sẽ thành công nếu giải quyết được mâu thuẫn giữa Nhà
sản xuất – Co.opMart – Nhà phân phối khác.
2.4 Chiến lược chiêu thị
Các chương trình khuyến mãi tại Co.opMart diễn ra thường xuyên vào các dịp lễ
Tết trong năm, với dịch vụ gói quà miễn phí thu hút lượng khách đông đảo. Bên cạnh
những khách hàng nhỏ lẻ cũng có những khách hàng mua sắm hàng hóa với số lượng
lớn với mức giá bán lẻ. Những hóa đơn trên 200.000 đồng thì khách hàng được ưu tiên
giao hàng đến tận nhà.
Có rất nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng như “Khách hàng thân thiết”, “Thẻ
thành viên”, “Thanh toán thẻ tín dụng”, “Bán phiếu quà tặng”; Siêu thị có thể nắm bắt
được rõ ràng thông tin của khách hàng để gửi thông tin khuyến mãi, dịch vụ của siêu
thị hoặc chúc mừng sinh nhật,… Từ đó tạo nên mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
Tuy vậy, chương trình khuyến mãi cũng như các dịch vụ vẫn chưa thực sự làm
hài lòng khách hàng. Còn một số nhỏ nhân viên có thái độ phục vụ không tốt, quá trình
thanh toán chậm làm khách hàng phải chờ đợi. Những quy định về các dịch vụ “Khách
hàng thân thiết” chưa rõ ràng do gửi thông tin trên các cẩm nang mua sắm mà khách
hàng rất ít quan tâm.
Nhằm ủng hộ chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”, Co.op đã tổ chức
chương trình bán hàng lưu động đến các vùng xa với giá vốn vào khoảng thời gian cố
định trong năm. Từ đó góp phần đẩy mạnh chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”,
đưa hàng Việt có nhiều cơ hội đến với người tiêu dùng.
SV: Võ Thị Nguyên Như MSSV: 11124043



Trang 5 / 5

3. KẾT LUẬN
Bằng sự nỗ lực không ngừng, Siêu thị Co.opMart ngày càng được người tiêu
dùng tin tưởng với số lượng khách hàng không ngừng tăng mỗi năm. Điều đó cho ta
thấy được những thành quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để đạt được vị trí cao hơn, xa
hơn để xứng đáng là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì Co.opMart
cần không ngừng nỗ lực để phát huy tốt những gì đã đạt được và đặc biệt cần khắc
phục những hạn chế trong chiến lược của mình.

×