Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Trường THPT Thường Xuân 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ 12 CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.79 KB, 4 trang )

Trường THPT Thường Xuân 2
Tổ: Địa - NN – GDCD
***
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Năm học: 2013 – 2014)
Môn thi: Địa lí – 12 CB
Thời gian: 45’(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 01
Câu 1:(4đ) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy trình bày đặc
điểm gió mùa mùa hạ ở nước ta và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp.
Câu 2: (3đ) Trình bày thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của việc khai thác
tài nguyên rừng ở nước ta.
Câu 3: (3đ) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn
(Đơn vị: %)
Năm Thành thị Nông thôn
1990 19.5 80.5
1995 20.8 79.2
2000 24.2 75.8
2003 25.8 74.2
2005 26.9 73.1
a) Vẽ biểu đồ hình cột so sánh tỉ lệ dân thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn
1990 - 2005.
b) Từ biểu đồ, hãy rút ra nhận xét cần thiết.
Hết
Chú ý:
- Học sinh được phép sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục năm 2009 trở lại
đây để làm bài thi.
- Giáo viên không được giải thích gì thêm.
Trường THPT Thường Xuân 2
Tổ: Địa - NN – GDCD


***
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Năm học: 2013 – 2014)
Môn thi: Địa lí – 12 CB
Thời gian: 45’(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
* Đặc điểm: (2,5đ)
Đặcđiểm
Loại gió
Hướng
gió chủ
yếu
Nguồn gốc
Phạm vi
hoạt động
Thời gian
hoạt động
Tính
chất
Ảnh hưởng đến khí
hậu
Gió mùa
mùa hạ
Tây
Nam
Nửa đầu mùa: Từ
áp cao Bắc ấn Độ
Dương
Cả nước

Tháng 5-
Tháng 7
Nóng
ẩm
Mưa cho Nam bộ và
Tây Nguyên, khô nóng
cho Bắc Trung Bộ và
duyên hải NTB
Giữa cuối mùa:
áp cao cận chí
tuyến ở bán cầu
nam cận xích đạo
Tháng 6 -
Tháng 10
Mưa cho cả nước
* Ảnh hưởng:(1,5đ)
- Thuận lợi: Do nóng ẩm và gây mưa cho cả nước nên có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp:
+ Cây trồng, vật nuôi nhiệt đới phát triển: cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả…
+ Cung cấp nước tưới, giảm bớt tính khô, đảm bảo cho cây trồng vật nuôi phát triển tốt.
+ Nhiệt độ cao đảm bảo cho việc bảo quản nông sản.
- Khó khăn: Nơi mưa lũ, nơi hạn hán, cháy rừng…
Câu 2:
- Thực trạng: (1,0đ)
+ Diện tích rừng giảm cả về chất và lượng.
+ Diện tích rừng đang tăng dần nhưng chất lượng rừng không ngừng bị giảm sút.
+ Bình quân diện tích rừng/đầu người thấp.
- Nguyên nhân: (1,0đ)
+ Chiến tranh, du canh du cư.
+ Phá rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp.
+ Khai thác gỗ và lâm sản quá mức.

- Hậu quả: (0,5đ)
+ Lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất, mất nơi cư trú của động thực vật
- Biện pháp: (0,5đ)
+ Có biện pháp hợp lí đối với mỗi loại rừng, như rừng kinh doanh sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng.
+ Tăng cường sự quản lí của nhà nước và nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
Câu 3:
* Vẽ biểu đồ: (2,0đ)
- Biểu đồ cột
- Chú ý khoảng cách năm, có chú giải, tên biểu đồ.
* Nhận xét: (1,0đ)
- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn ở nước ta có sự chuyển dịch:
+ Giảm tỉ trọng dân nông thôn nhưng giảm chậm.(số liệu)
+ Tăng tỉ trọng của dân thành thị. (số liệu)
+ Dân số nông thôn còn chiếm tỉ trọng cao.
Trường THPT Thường Xuân 2
Tổ: Địa - NN – GDCD
***
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Năm học: 2013 – 2014)
Môn thi: Địa lí – 12 CB
Thời gian: 45’(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: (4đ) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy trình bày đặc
điểm gió mùa mùa đông ở nước ta và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp.
Câu 2: (3đ) Trình bày thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của đa dạng sinh
học ở nước ta.
Câu 3: (3đ) Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn
(Đơn vị: %)

Năm Thành thị Nông thôn
1990 19.5 80.5
1995 20.8 79.2
2000 24.2 75.8
2003 25.8 74.2
2005 26.9 73.1
c) Vẽ biểu đồ hình cột so sánh tỉ lệ dân thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn
1990 - 2005.
d) Từ biểu đồ, hãy rút ra nhận xét cần thiết.
Hết
Chú ý:
- Học sinh được phép sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam, NXB Giáo dục năm 2009 trở lại
đây để làm bài thi.
- Giáo viên không được giải thích gì thêm.
Trường THPT Thường Xuân 2
Tổ: Địa - NN – GDCD
***
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Năm học: 2013 – 2014)
Môn thi: Địa lí – 12 CB
Thời gian: 45’(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
* Đặc điểm: (2,5đ)
Đặcđiểm
Loại gió
Hướng gió
chủ yếu
Nguồn gốc
Phạm vi

hoạt
động
Thời
gian
hoạt
động
Tính chất
Ảnh hưởng đến
khí hậu
Gió mùa
mùa đông
Đông Bắc
Áp cao
Xibia
Miền
Bắc
Tháng
11-
Thánh 4
Đầu mùa: Lạnh, khô
Cuối mùa: Lạnh ẩm
Mùa đông lạnh
ở miền Bắc
Tín phong
Đông Bắc
Áp cao chí
tuyến
Miền
Nam
Quanh

năm
Nóng, khô, ít mưa
Mùa khô sâu sắc
cho miền nam
* Ảnh hưởng: (1,5đ)
- Thuận lợi: + Cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng: Ngoài cây trồng vùng nhiệt đới còn có còn
có cây trồng vùng ôn đới vào mùa đông ở ĐBSH và các loại cây cận nhiệt đới ở miền Nam.
+ Cơ cấu mùa vụ đa dạng
+ Có nhiều lâm sản của vùng cận nhiệt đới
- Khó khăn: Các hiện tượng sâu bệnh, rét hại gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Câu 2:
- Thực trạng: (1đ)
+ Số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm lớn.
+ Tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái đang nghèo đi.
- Nguyên nhân: (1đ)
+ Khai thác quá mức
+ Kĩ thuật lạc hậu.
+ Ý thức con người chưa cao (0.75đ)
- Hậu quả: Mất dần nguồn gen quý (0.25đ)
- Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học: (1đ)
+ Xây dựng hệ thống vườn rừng quốc gia.
+ Xuất bản sách đỏ.
+ Dùng luật để hạn chế vi phạm.
Câu 3:
* Vẽ biểu đồ: (2,0đ)
- Biểu đồ cột
- Chú ý khoảng cách năm, có chú giải, tên biểu đồ.
* Nhận xét: (1,0đ)
- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn ở nước ta có sự chuyển dịch:
+ Giảm tỉ trọng dân nông thôn nhưng giảm chậm.(số liệu)

+ Tăng tỉ trọng của dân thành thị. (số liệu)
+ Dân số nông thôn còn chiếm tỉ trọng cao.

×