Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TTGDTX QUẢNG ĐIỀN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: Ngữ văn - Lớp11
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát
đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
MA TRẬN ĐỀ
A. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
- Biết xác định các thao tác lập luận, nhận diện các phép tu từ được sử dụng, biết nhận ra
nội dung cơ bản của đoạn văn qua câu chủ đề.
- Vận dụng những tri thức và kĩ năng được học vào làm một bài văn nghị luận xã hội ngắn.
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học trong giai
đoạn 1932 – 1945 được học trong chương trình Ngữ văn 11 (chương trình chuẩn).
- Biết cách đọc hiểu một văn bản văn học Việt Nam thuộc giai đoạn này.
- Vận dụng những tri thức đã học vào làm văn nghị luận.
- Vận dụng được những hiểu biết về văn học giai đoạn này để đọc hiểu một số tác phẩm
ngoài chương trình.
- Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh các năng lực sau:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực lựa chọn một quan niệm sống, lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với bản thân.
- Thái độ:
+ Trân trọng, yêu quý các giá trị văn học.
+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về dân tộc.
+ Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự cảm thông, lòng yêu thiên nhiên, con người
B. BẢNG MÔ TẢ
TÁC PHẨM CHỌN ĐỂ RA ĐỀ: “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” – HÀN MẶC TỬ
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
-Nhận biết phương
thức biểu đạt, thao


tác lập luận, biện
pháp tu từ của một
ngữ liệu được cho.
-Hiểu được nội dung
của ngữ liệu được
cho qua việc xác
định câu chủ đề.
-Viết bài văn nghị luận
ngắn về một vấn đề xã hội.
-Anh/chị biết gì về
cuộc đời, sự nghiệp
văn học và phong
cách nghệ thuật của
Hàn Mặc Tử?
-Hiểu được các đặc
trưng phong cách
của Hàn Mặc Tử
trong “Đây thôn Vĩ
Dạ”.
-Nắm được vẻ đẹp
nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm.
-Vận dụng những hiểu biết
để viết thành các đoạn văn.
-Viết bài văn hoàn
chỉnh theo yêu
cầu đề ra.
-Biết cách vận
dụng kiến thức về,
tác phẩm khác

-Tham gia các câu
lạc bộ văn học,
biết viết các bài
phê bình, cảm
nhận trong những
hoạt động văn hóa
– nghệ thuật.
C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu - Kiểm tra
kiến thức về
phong cách
ngôn ngữ,
các biện
pháp tu từ.
- Kiểm tra
kiến thức của
học sinh về
việc xác định
nội dung văn
bản qua câu
chủ đề, hiểu
được thái độ
của tác giả.
Số câu

Số điểm
Tỉ lệ
3
1.5
15%
1
0.5
5%
4
2.0
20%
II. Văn nghị
luận xã hội
- Viết bài văn
nghị luận
ngắn về một
vấn đề xã hội.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
3
30%
1
3.0
30%
III. Văn nghị
luận văn học
- Nhận diện
đúng kiểu

bài, nội
dung, thao
tác nghị
luận.
- Khái quát
được hệ
thống luận
điểm.
- Vận dụng
các thao tác
nghị luận để
triển khai
luận điểm.
- Vận dụng kiến thức
đọc hiểu và kỹ năng
tạo lập văn bản, kỹ
năng kết hợp các thao
tác nghị luận để tạo
lập văn bản nghị luận
về tác phẩm văn học.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
5.0
50%
1
5.0
50%
Tổng số câu

Tổng số điểm
Tỉ lệ
3
1.5
15%
1
0.5
5%
1
3.0
30%
1
5.0
50%
6
10.0
100%
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: Ngữ văn - Lớp11
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát
đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Lịch sử của đất nước Việt Nam cũng là lịch sử của sự khẳng định độc lập đối với Trung
Hoa. […] Không nên quên rằng, vì đất nước này là thuộc địa của Trung Hoa cho tới thế kỉ
10, lại nhiều lần bị xâm lăng và chiếm đóng bởi lân bang phía Bắc, luôn buộc phải đề
kháng để rốt cuộc chiến thắng, nên Việt Nam coi Trung Hoa như một lân bang khổng lồ
song luôn uy hiếp nền độc lập quốc gia mình. Trong bối cảnh đó, tất cả những ai đã đứng
lên chống trả và nhất là chiến thắng thì đều được tôn là anh hùng dân tộc, đối với cả

những người xuất thân bình dân; ví dụ như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trần Quốc Tuấn, Lê
Lợi, Quang Trung.
(Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 - 1885,
Nhà xuất bản Tri thức, 2014, trang 51)
Câu 1 (0.5 điểm): Ngữ liệu trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Câu văn “Trong bối cảnh đó, tất cả những ai đã đứng lên chống
trả và nhất là chiến thắng thì đều được tôn là anh hùng dân tộc, đối với cả những người
xuất thân bình dân; ví dụ như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang
Trung.” sử dụng phép tu từ gì?
Câu 3 (0.5 điểm): Hãy xác định câu văn nêu chủ đề trong đoạn trích trên.
Câu 4 (0.5 điểm): Hãy cho biết thái độ của tác giả về đất nước Việt Nam thể hiện
qua đoạn trích trên (trả lời không quá 5 dòng).
PHẦN II: VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3.0 điểm)
Đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi trên môtô/ xe gắn máy/ xe đạp điện là
cách thể hiện văn hóa của mỗi người, nhất là đối với học sinh.
Hãy viết bài văn nghị luận ngắn khoảng 350 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về
vấn đề trên.
PHẦN III: VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5.0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, Ngữ văn
11, Tập 2 (ban Cơ bản).
HẾT
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: Ngữ văn - Lớp11
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát
đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 (0.5 điểm): Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2 (0.5 điểm): Phép tu từ liệt kê.
Câu 3 (0.5 điểm): Câu chủ đề là câu đầu đoạn văn: Lịch sử của đất nước Việt Nam cũng là
lịch sử của sự khẳng định độc lập đối với Trung Hoa
Câu 4 (0.5 điểm): Học sinh trả lời nhiều cách, có thể cho điểm tối đa nếu giáo viên thấy
câu trả lời xác đáng. Ví dụ như: thể hiện thái độ khâm phục, ngợi ca với dân tộc Việt
Nam…
PHẦN II: VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Hiểu luận đề. Có sự phân tích cơ bản. Bố cục rõ ràng mạch lạc.
- Hạn chế lỗi diễn đạt. Chữ viết rõ ràng cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là các ý cơ
bản:
- Giới thiệu luận đề.
- Phân tích luận đề, thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận: đồng tình
- Chứng minh bằng lập luận, dẫn chứng.
- Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân để rút ra bài học.
Biểu điểm
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
- Điểm 2 - 2.75: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về
diễn đạt, chính tả.
- Điểm 0.75 – 1.75: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn
đạt, dùng từ, chính tả
- Điểm 0.25 – 0.5: Chưa hiểu đề, kĩ năng làm bài yếu, không đáp ứng được các
yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không làm bài hay hoàn toàn lạc đề.
PHẦN III: VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm hướng đến làm rõ tư tưởng chính của tác

phẩm. Từ đó phát biểu được quan niệm của bản thân về vấn đề.
- Hiểu luận đề. Có sự phân tích sâu sắc. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng mạch lạc.
- Hạn chế lỗi diễn đạt. Chữ viết rõ ràng cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là các ý cơ
bản:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc Tử,
nêu xuất xứ của tác phẩm.
- Phân tích được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vườn Huế qua khổ 1.
- Phân tích được sự chuyển đổi cảm xúc, từ bức tranh phong cảnh chuyển sang tâm cảnh
trong khổ 2.
- Phân tích được cảm thức đớn đau, li tan về một tình yêu chỉ là hoài vọng.
- Khái quát nghệ thuật: ngôn ngữ đẹp, tứ thơ đa nghĩa, giàu cảm xúc, xây dựng những hình
ảnh thơ có sức ám gợi mạnh mẽ…
Biểu điểm
- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
- Điểm 3 – 4.5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về
diễn đạt, chính tả.
- Điểm 2 – 2.5: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt,
dùng từ, chính tả
- Điểm 1: Chưa hiểu đề, kĩ năng làm bài yếu, không đáp ứng được các yêu cầu
trên.
- Điểm 0: Không làm bài hay hoàn toàn lạc đề.

×