Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Luận án tiến sĩ Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 223 trang )

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹OBé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O


Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n








NGUYỄN XUÂN HƯNG




QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM







LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ








HÀ NỘI - 2015
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹OBé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O


Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n







NGUYỄN XUÂN HƯNG



QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM




Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số : 62310106



LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Mai Quốc Chánh
PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai




HÀ NỘI - 2015


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, bản luận án với đề tài "Quản lý nhà
nước về xuất khẩu lao động của
Việt Nam
" là công trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Mai Quốc Chánh và PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai.
Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực,

có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được ghi trong danh mục
các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam
đoan trên.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án


Nguyễn Xuân Hưng





ii

LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tác giả xin được cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo của
trường Đại học Kinh tế quốc dân, viện Thương mại và Kinh tế quốc
tế và viện Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Quốc
Chánh và PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai, đã tận tình hướng dẫn tác giả
trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Cũng qua đây, tác giả trân trọng cảm ơn các cán bộ và lãnh đạo
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Quan hệ hợp tác quốc
tế, Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Tổng cục Dạy nghề, Văn

phòng – Bộ Lao động Thương binh & Xã hội… đã nhiệt tình giúp đỡ,
tư vấn và cung cấp tài liệu, số liệu.
Tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tinh
thần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận án!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án


Nguyễn Xuân Hưng


iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
5
1. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI 5
2. T
ỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 6
2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
7

2.2. Các nghiên cứu liên quan ở trong nước
9
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỂ TÀI 20
3.1. Câu hỏi quản lý
20
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
20
3.3. Lý thuyết nghiên cứu
21
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
5. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 22
NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
24
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
24
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 24
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của xuất khẩu lao động
24
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động
30
1.1.3. Nội dung của công tác xuất khẩu lao động
31
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 38
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
38
1.2.2. Một số nguyên tắc quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong
giai đoạn hiện nay
40
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

44


iv
1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động 53
1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QLNN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 54
1.3.1. Những yếu tố thuộc ngoài nước xuất khẩu lao động
54
1.3.2. Những yếu tố thuộc về nước xuất khẩu lao động
57
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU
LAO
ĐỘNG 60
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của một số
nước Châu Á
60
1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm gợi ý cho Việt Nam 68

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
71
2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM THỜI
GIAN QUA 71

2.1.1. Khái quát tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua
71
2.1.2. Một số nét đặc trưng trong xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian
qua
72
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

C
ỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 86
2.2.1. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong
giai đoạn 1980-1990
86
2.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn
1991 đến nay
88
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU
LAO
ĐỘNG CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 129
2.3.1. Những ưu điểm
129
2.3.2. Những hạn chế
137
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
143






v
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
146
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA
VI

ỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 146
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới hoạt động xuất khẩu lao động 146
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu lao động trong thời gian tới 152
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ N
ƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN T
ỚI 158
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xuất
khẩu lao động 158
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật về xuất khẩu lao động để
phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu mới trong bối cảnh mới 161
3.2.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hỗ trợ phát triển thị
trường xuất khẩu lao động
166
3.2.4. Nhóm giải pháp về hỗ trợ và phát triển nguồn cho xuất khẩu lao động
169
3.2.5. Nhóm giải pháp xây dựng chương trình, chính sách hậu xuất khẩu
lao động nhằm sử dụng có hiệu quả lao động xuất khẩu về nước
173
3.2.6. Nhóm giải pháp quản lý và phát triển doanh nghiệp xuất khẩu
lao động
174
KẾT LUẬN
178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
181
PHỤ LỤC
187




vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A. Tiếng Việt

STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ
1.

CP Chính phủ
2.

CT Chỉ thị
3.

CNH Công nghiệp hóa
4.

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
5.

GD-ĐT Giáo dục và đào tạo
6.

HĐH Hiện đại hóa
7.

HHSLĐ Hàng hóa sức lao động
8.


HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
9.

QLNN Quản lý nhà nước
10.

XKLĐ Xuất khẩu lao động
11.

XHCN Xã hội chủ nghĩa
12.

NĐ Nghị định
13.

NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
14.

NHTM Ngân hàng Thương mại
15.

NKLĐ Nhập khẩu lao động
16.

NLĐ Người lao động
17.

LĐXK Lao động xuất khẩu
18.


LĐTBXH Lao động - Thương binh và xã hội
19.

NNPTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
20.

QLLĐNN Quản lý lao động ngoài nước
21.

TTHTCG Trung tâm hợp tác chuyên gia
22.

TTLĐ Thị trường lao động
23.

TTLĐNN Trung tâm lao động ngoài nước
24.

TW Trung ương
25.

UBND Ủy ban nhân dân



vii
B. Tiếng Anh
STT

Chữ viết

tắt
Viết đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
26.

ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
27.

FTA Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do
28.

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
29.

DOLAB
Department of Overseas
Labour

Cục Quản lý việc làm ngoài
nước
30.

GATS
General Agreement on Trade
in Services
Hiệp định chung về Thương

mại Dịch vụ
31.

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
32.

GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân
33.

ILSSA
Institute of Labour Science
and Social Affairs
Viện Khoa học lao động & Xã
hội
34.

ILO
International Labour
Organization
Tổ chức lao động quốc tế
35.

IOM
International Organization for
Migration
Tổ chức Di cư quốc tế
36.

UAE United Arab Emirates
Các Tiểu Vương quốc Ả rập

thống nhất
37.

USD United State Dollar Đô la Mỹ
38.

WB World Bank Ngân hàng Thế giới
39.

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số lượng lao động hợp tác tại một số thị trường từ 1980-1989 73
Bảng 2.2: Số lao động đi làm việc ở các nước XHCN giai đoạn 1980-1990 74
Bảng 2.3: Cơ cấu XKLĐ theo ngành nghề giai đoạn (1991-1999) 77
Bảng 2.4: Số lượng người lao động Việt Nam trên một số thị trường từ
1992-1999 77

Bảng 2.5: Cơ cấu XKLĐ theo trình độ tay nghề thời kỳ 2003-2005 81
Bảng 2.6: Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại một số nước giai
đoạn 2000-2005 82

Bảng 2.7 : Cơ cấu XKLĐ theo giới tính giai đoạn 2000-2007 83
Bảng 2.8: Số lượng người lao động Việt Nam trên một số thị trường từ
2000-2005 84

Bảng 2.9: Tình hình XKLĐ của Việt Nam tại các thị trường từ 2006-2013 85

Bảng 2.10: Tình hình chi hỗ trợ cho người lao động từ Quỹ hỗ trợ việc làm
ngoài nước từ 2008-2012 98

Bảng 2.11: Cơ cấu nhân lực của Cục QLLĐNN 109
Bảng 2.12: Số lượng lao động, chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa
thuận với nước ngoài của Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTBXH từ 2007
đến 10/2013 121

Bảng 2.13: Nội dung và số lượt doanh nghiệp bị áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả từ khi luật 72 ra đời đến nay 126

Bảng 2.14: Số lượt doanh nghiệp được thanh, kiểm ta và xử lý hàng năm 128
Bảng 2.15: Số tiền người lao động đi xuất khẩu gửi về so với kim ngạch xuất
khẩu hàng năm (2000 - 2014) 135

Bảng 2.16: Tỷ trọng của XKLĐ trong tổng số việc làm hàng năm 136
Bảng 3.1: Triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới và một số nền kinh tế
dẫn dắt đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới 2014-2020 149

Bảng 3.2: Dự báo thất nghiệp theo khu vực và thế giới từ năm 2014-2018 150
Bảng 3.3: Dự báo tình hình thất nghiệp của Việt Nam đến năm 2020 151


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 2.1: Quy mô XKLĐ của Việt Nam thời kỳ 1991 - 1999 78
Biểu 2.2: Quy mô xuất khẩu lao động qua các năm thời kỳ 2000-2013 80
Biểu 2.3. Tỷ lệ lao động Việt Nam ở Hàn Quốc hết hạn hợp đồng lao động

không về nước hàng năm (%) 141

Biểu 3.1: Triển vọng tăng trưởng của kinh tế thế giới và một số nền kinh tế
dẫn dắt đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới 2014-2020 (%) 148




DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Mô hình quả lý lao động của VINACONEX tại Libya 38
Sơ đồ 1.2: Hệ thống quản lý lao động ở ngoài nước của Hàn Quốc 67
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý và thực hiện xuất khẩu lao
động giai đoạn 1980-1990 86

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý và thực hiện XKLĐ từ 1991
đến nay 107

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức Cục Quản lý lao động ngoài nước năm 2014 108


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề lao động và giải quyết công ăn việc làm đang
là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Tạo và giải quyết việc làm cho lao động xã hội
không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các tổ chức, các gia đình, bản thân người lao động và toàn xã hội. Đảng và

Nhà nước ta đã đề ra một loạt chính sách, chương trình phát triển kinh tế xã hội
trong đó có nhiều chính sách, chương trình tác động trực tiếp đến việc làm và giải
quyết việc làm cho lao động xã hội như chính sách tín dụng đối với nông dân,
chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình phân bố lại
lao động dân cư, chính sách xuất khẩu lao động
Trong điều kiện sản xuất trong nước chưa ổn định, nhiều đơn vị xí nghiệp còn
gặp không ít khó khăn, ngân sách Nhà nước dành để tạo chỗ làm việc mới còn hạn
hẹp thì XKLĐ trở thành một trong những biện pháp giải quyết công việc hữu hiệu.
XKLĐ, ngoài mục tiêu giải quyết việc làm có thời hạn cho một bộ phận NLĐ, đất
nước còn thu được một lượng ngoại tệ đáng kể cho phát triển, bản thân NLĐ và gia
đình họ có thu nhập cao, cải thiện đời sống, thanh toán căn nguyên chính của hiện
tượng đói nghèo là thiếu vốn và thiếu việc làm. Đầu tư cho XKLĐ không lớn, NLĐ
nhanh chóng có việc làm với thu nhập cao, lại nâng cao được trình độ tay nghề, học
được tác phong làm việc công nghiệp. Đó là những điều mà một nền kinh tế đang
phát triển như Việt Nam rất cần. Ngoài ra, làm tốt công tác này còn tăng cường hiểu
biết lẫn nhau giữa nhân dân ta và nhân dân các nước, góp phần đưa đất nước hoà
nhập vào cộng đồng quốc tế. Vì vậy, XKLĐ là một lĩnh vực được chính phủ quan
tâm chỉ đạo và được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.
Trong thời gian qua công tác XKLĐ của Việt Nam đã đạt được những kết quả
nhất định, thu về cho đất nước hàng tỷ USD, đã chuyển đổi và mở rộng được sang các
thị trường mới. So với một số ngành khác, thu nhập của người LĐXK có hiệu quả cao,
vốn đầu tư ít, đem lại lợi ích nhiều mặt… Song XKLĐ của Việt Nam vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước cũng như tiềm năng tiếp nhận
lao động từ các TTLĐ quốc tế, hiệu quả trong công tác XKLĐ còn chưa cao Một
trong những nguyên nhân chủ yếu là hoạt động QLNN về XKLĐ còn nhiều hạn chế và
bất cập như hệ thống chính sách và luật pháp về XKLĐ còn chưa hoàn thiện, chưa đáp


2
ứng và theo kịp được với những biến động của tình hình thực tế; sự phối hợp giữa các

cơ quan chức năng chưa được đồng bộ và chặt chẽ; công tác tổ chức thực hiện và quản
lý XKLĐ còn bị buông lỏng; thiếu những chiến lược ở tầm quốc gia về XKLĐ, thủ tục
cấp phép hoạt động XKLĐ và chuyên gia, công tác khai thác, định hướng phát triển
TTLĐ ngoài nước còn nhiều bất cập… Do vậy, việc đánh giá thực trạng QLNN về
XKLĐ của Việt Nam và tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
QLNN về XKLĐ là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn HNKTQT hiện nay.
Với tất cả những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà
nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam, luận án đề
xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá và xây dựng cơ sở lý luận về XKLĐ, QLNN về XKLĐ; khảo sát
và tổng kết kinh nghiệm quốc tế QLNN về XKLĐ.
Phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam những năm qua, rút ra
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN về XKLĐ
của Việt Nam
Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ
của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề lý luận và thực thiễn quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động
của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động QLNN về XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn từ
1980 đến nay, chủ yếu tập trung đi sâu phân tích thực trạng theo các nội dung của
QLNN về XKLĐ trong giai đoạn từ 1991 đến nay, tương ứng với cơ chế quản lý mới.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu QLNN đối với hình thức XKLĐ trực tiếp, đó
là hình thức đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Hình thức XKLĐ tại

chỗ sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.


3
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu kinh
tế như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Các
quan điểm của Đảng và Nhà nước về XKLĐ cũng là cơ sở cho phương pháp luận
nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, luận án sử dụng những phương pháp cụ thể
mang tính truyền thống như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp trừu tượng hoá, phương pháp mô hình, phương pháp suy
diễn và quy nạp Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp so sánh để phân tích
làm sáng tỏ hơn các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể. Các phương pháp này
được sử dụng kế hợp và bổ sung cho nhau.
Nguồn thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận án được lấy từ Bộ LĐTBXH, tổng
cục Thống kê, viện Khoa học Lao động & Xã hội, ILO…
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Từ lý luận chung về QLNN về XKLĐ, luận án tập trung làm rõ :
Khái niệm QLNN về XKLĐ, trong đó chủ thể QLNN về XKLĐ là các cơ
quan QLNN tác động có chủ đích lên đối tượng bị quản lý là toàn bộ hoạt động
XKLĐ và các khách thể là các doanh nghiệp XKLĐ và NLĐ nhằm đạt được mục
tiêu trong điều kiện biến động của môi trường.
Nội dung QLNN về XKLĐ, bao gồm: (1) Xây dựng và ban hành hệ thống luật
pháp tạo môi trường pháp lý cho hoạt động XKLĐ, (2) Xây dựng và tổ chức thực
hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách về XKLĐ, (3) Tổ chức hoạt động XKLĐ,
(4) Hợp tác quốc tế và phát triền thị trường XKLĐ,(5) Giám sát, thanh tra, kiểm tra
hoạt động XKLĐ.
Các yếu tố tác động đến QLNN về XKLĐ theo hai nhóm nhân tố tác động
chủ yếu là: Nhóm các yếu tố thuộc về nước XKLĐ và nhóm các yếu tố thuộc ngoài

nước XKLĐ. Trong đó, bối cảnh quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp là yếu tố mà
QLNN về XKLĐ cần phải tính đến.
5.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Từ việc làm rõ những ưu điểm, hạn chế của QLNN về XKLĐ của Việt Nam;
bối cảnh trong nước và quốc tế, dự báo về TTLĐ trong nước và quốc tế, luận án đã
đề xuất bốn quan điểm và sáu định hướng lớn cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam


4
trong thời gian tới phù hợp với bối cảnh quốc tế và định hướng phát triển kinh tế -
xã hội của Việt Nam. Trong đó, như Chiến lược XKLĐ phải được coi là một bộ
phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, một trong
ba trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế; XKLĐ phù hợp với cơ chế thị trường,
xây dựng và hoàn thiện chính sách hậu XKLĐ.
Luận án đề xuất sáu nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của
Việt Nam, trong đó tập trung vào kiện toàn, bổ sung thêm bộ phận và nhân sự cho
các khâu phân tích và dự báo về thị trường cũng như quản lý lao động ở nước ngoài
để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ; Về thể chế XKLĐ cần điều chỉnh,
sửa đổi và bổ sung về loại hình doanh nghiệp được phép tham gia hoạt động
XKLĐ, bổ sung thêm một số nội dung như chi hỗ trợ rủi ro, chi tái hòa nhập sau khi
lao động hoàn thành hợp đồng về nước để phù hợp vơi bối cảnh mới; Chính phủ
đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên cả 3 miền của đất nước, trong đó
mỗi miền có ít nhất 1 đến 2 trung tâm đào tạo mang tính chuyên nghiệp làm nòng
cốt để phát triển nguồn cho hoạt động XKLĐ; xây dựng chính sách hậu XKLĐ,
trong đó chú ý thực hiện tốt hoạt động tái XKLĐ.
6. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm ba phần như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao
động và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2 : Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao
động của Việt Nam
Chương 3 : Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
về xuất khẩu lao động của Việt Nam




5
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ TÀI
Trong thời gian qua XKLĐ của Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định,
thu về cho đất nước hàng tỷ USD, đã chuyển đổi và mở rộng được sang các thị
trường mới. Giải quyết công ăn việc làm cũng như nâng cao trình độ cho hàng vạn
lao động góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển đất nước. Cho
đến nay, chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn là tiếp tục đẩy mạnh
XKLĐ, coi XKLĐ là một quốc sách. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài và nhất
quán của Đảng và Nhà nước. Từ đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Mở
rộng XKLĐ trên thị trường đã có và thị trường mới. Cho phép các thành phần kinh tế
tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý
chặt chẽ của Nhà nước". Trong Chỉ thị số 41 CT/TW về XKLĐ và chuyên gia có nêu
rõ: "XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn
nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ,

tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường hợp tác quốc tế giữa nước ta với
các nước XKLĐ và chuyên gia còn có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài, góp
phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ
CNH, HĐH "[1].
Với tình hình và bối cảnh mới hiện nay, để góp phần vào việc thực hiện thành công
chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, tác giả chọn chủ đề QLNN về XKLĐ của Việt
Nam. Trong khuôn khổ chủ đề nghiên cứu này, tác giả hướng đến mục tiêu của luận án
là đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực
trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam thời gian qua, làm rõ cơ chế, sự điều chỉnh
chính sách quản lý của Nhà nước, tổ chức thực thi chính sách, tổ chức bộ máy
QLNN… đối với sự di chuyển lao động trong nước ra nước ngoài và cụ thể là
XKLĐ (loại trừ XKLĐ tại chỗ). Từ đó luận án sẽ trả lời các câu hỏi:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới QLNN về XKLĐ của Việt Nam (cả ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực ), mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng?


6
- Các điều chỉnh về cơ chế, chính sách trong QLNN về XKLĐ tác động đến
hoạt động XKLĐ như thế nào, đã phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện
nay chưa?
- Năng lực thực hiện của các cơ quan QLNN về XKLĐ hiện như thế nào?
- Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động XKLĐ được thực hiện
như thế nào?
- Việc xây dựng và ban bành, đánh giá và điều chỉnh văn bản pháp luật về
XKLĐ được thực hiện như thế nào, đã phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tế chưa?
Từ những mục tiêu thể hiện ở trên, luận án phải thực hiện được những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, tổng quan các nghiên cứu và các đề tài nghiên cứu liên quan đến
XKLĐ và QLNN về XKLĐ cũng như di chuyển lao động quốc tế từ các giác độ

nghiên cứu khác nhau.
Thứ hai, hệ thống hoá và xây dựng cơ sở lý luận về XKLĐ, QLNN về XKLĐ.
Thứ ba, nghiên cứu, khảo sát và tổng kết kinh nghiệm quốc tế QLNN về
XKLĐ của một số nước.
Thứ tư, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về XKLĐ của Việt Nam
những năm qua, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn
chế trong QLNN về XKLĐ của Việt Nam.
Thứ năm, Luận án xác định quan điểm và định hướng cho XKLĐ của Việt
Nam trong thời gian tới, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
QLNN về XKLĐ của Việt Nam.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sức lao động được coi là một loại
hàng hóa với vai trò là một yếu tố cơ bản đầu vào của quá trình sản xuất kinh
doanh. Do vậy, sức lao động được đưa ra mua bán, trao đổi trên thị trường ở cả
trong và ngoài nước cũng như giữa các nước, tạo ra sự di chuyển quốc tế về
HHSLĐ và hình thành hoạt động mua bán hay xuất - nhập khẩu HHSLĐ, ngày
nay thường được gọi là hoạt động xuất - nhập khẩu lao động. Hoạt động XKLĐ
cũng thường gắn liền với sự di chuyển lao động quốc tế. Quá trình di chuyển lao
động quốc tế hay xuất - nhập khẩu lao động giữa các quốc gia cần thiết có định


7
hướng và quản lý của mỗi Chính phủ. Ở Việt Nam, QLNN về XKLĐ có vai trò rất
quan trọng trong sự nghiệp phát triển XKLĐ của mình. Những vấn đề này được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, theo các quan điểm khác nhau ở cả trong
và ngoài nước.
2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, sự di chuyển quốc tế về lao động chủ yếu được nghiên cứu và đề
cập trên góc độ di dân hay di cư lao động quốc tế, ít được đề cập đến dưới hình thức
xuất - nhập khẩu lao động (xuất - nhập khẩu sức lao động), tại các tài liệu của các

cơ quan nghiên cứu về di cư lao động quốc tế ở các nước cũng như của các tổ chức
quốc tế như Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), các cơ quan nghiên cứu của Liên hợp
quốc, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)


Các nghiên cứu thường được thực hiện theo nhiều quan điểm khác nhau và tập
trung chủ yếu vào phân tích về mặt số học dựa trên các thống kê liên quan đến hoạt
động di chuyển lao động quốc tế như số lượng lao động di chuyển, xu hướng, số
tiền NLĐ gửi về nước để giải quyết các vấn đề như: Tìm hiểu nguyên nhân di
chuyển lao động quốc tế và các yếu tố tác động, ảnh hưởng; Đề cập và đánh giá vai
trò của di cư lao động quốc tế đối với sự phát triển của các nước thông qua hoạt
động của NLĐ ở nước nhập cư, các khoản tiền NLĐ gửi về nước, việc chuyển giao
các kỹ năng, thiệt hại do sự xuất cư của NLĐ có kỹ năng ; Nhận định và đánh giá
các xu hướng di chuyển lao động quốc tế, các tác động đối với NLĐ di cư và các
biện pháp bảo vệ quyền lợi của họ; Từ đó, đưa ra các khuyến nghị về chính sách
quản lý di cư lao động quốc tế có hiệu quả và đạt được lợi ích lớn nhất đối với sự
phát triển của các nước. Tuy nhiên, do xem xét chung là dưới giác độ di cư lao động
quốc tế nên các nghiên cứu đã có sự hạn chế trong việc xem xét và phân tách rõ
ràng các hình thức cụ thể của di chuyển lao động quốc tế, việc phân chia này chủ
yếu dựa theo góc độ luật pháp và quản lý như di cư lao động quốc tế hợp pháp và
bất hợp pháp, tạm thời hoặc lâu dài… Các đề xuất và gợi ý chính sách cũng chủ yếu
đều được tập trung vào việc quản lý sự di chuyển quốc tế của NLĐ, nhất là đối với
di cư lao động bất hợp pháp, giải quyết vấn đề bóc lột, phân biệt đối xử, lạm dụng,
xâm hại nhân phẩm của NLĐ di cư



8
Năm 2005, khi nghiên cứu về hệ thống chính sách đưa NLĐ sang Hàn Quốc

làm việc theo Chương trình EPS (Luật Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài
của Hàn Quốc được Quốc hội Hàn Quốc thông qua ngày 16/8/2003, quy định
Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài, gọi tắt là Chương trình
EPS) của các nước, June J.H. Lee (2005) đã coi hoạt động đưa NLĐ của các nước
sang Hàn Quốc làm việc như sự di cư lao động quốc tế nói chung (trong nghiên cứu
và khảo sát về hệ thống quản lý di cư lao động từ 12 quốc gia đến Hàn Quốc của
June J.H. Lee vào năm 2005, IOM). Tác giả đã chưa làm rõ đặc điểm và tính chất
của hoạt động này cũng như hoạt động mua bán HHSLĐ giữa các nước, mặc dù đã
đề cập tới "XKLĐ - labour export”, "chính sách XKLĐ - labour export
policy/manpower export policy", hay “quốc gia XKLĐ - labour exporting country”.
NLĐ được đưa đi làm việc cho chủ sử dụng nước ngoài theo chương trình này cũng
được gọi là “NLĐ di cư - migrant worker”, hay cụ thể hơn như "lao động theo hợp
đồng ở nước ngoài - oversea contract workers". Tương tự như vậy, trong một
nghiên cứu của ADB (2008) cũng phân tích, đánh giá hoạt động đưa NLĐ đi làm
việc ở nước ngoài của các nước khu vực châu Á và ASEAN hiện nay theo góc độ di
cư lao động quốc tế.
Trong nghiên cứu về Phương thức 4 của GATS, L.Alan Winters (2002) lại cho
sự di chuyển tạm thời của các luồng lao động với các trình độ chuyên môn tay nghề
khác nhau giữa các nước để cung cấp dịch vụ là hoạt động XKLĐ khi coi các quốc
gia có lao động đi và đến là các quốc gia XKLĐ và NKLĐ. Trong khi đó, Piyasiri
Wickramasekera (2002), trong "Asian Labour Migration: Issues and Challenges in
an Era of Globalization" lại cho rằng “lao động không phải là hàng hóa”, do vậy
cần tránh không nên sử dụng thuật ngữ “XKLĐ" và "NKLĐ” bởi việc sử dụng
chúng sẽ hàm ý lao động là hàng hóa, dù các thuật ngữ này vẫn được sử dụng phổ
biến trong các văn bản.
Với những quan điểm và cách tiếp cận như vậy dẫn đến những cách hiểu khác
nhau về cùng một hiện tượng: mua - bán, xuất - nhập khẩu HHSLĐ trên thị trường
quốc tế. Từ đó, đã dẫn tới những hạn chế khi phân tích và đánh giá các tác động của
những NLĐ ra nước ngoài làm việc theo hình thức XKLĐ, bởi XKLĐ chỉ là một bộ
phận, hình thức cụ thể của di cư hay di chuyển lao động quốc tế nói chung. Nhìn



9
chung, các nghiên cứu cũng chưa làm rõ khái niệm, bản chất của hoạt động đưa
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hay XKLĐ và đặc điểm, vai trò, ảnh hưởng cụ thể
của riêng hoạt động này đối với các nước cũng như công tác QLNN về hoạt động
này. Xuất phát từ các quan điểm và cách tiếp cận như vậy nên hầu hết các nghiên
cứu này đều chưa đề cập hoặc đề cập rất hạn chế (không đề cập cụ thể) đến QLNN
về XKLĐ đối với các quốc gia thực hiện hoạt động XKLĐ.
2.2. Các nghiên cứu liên quan ở trong nước
Về mặt lịch sử, ở Việt Nam, việc di chuyển của NLĐ ra nước ngoài làm việc
vì các mục đích khác nhau đã có từ lâu, song để trở thành hệ thống và đặc biệt là có
sự tham gia của vai trò QLNN có thể được xem là bắt đầu từ đầu những năm 80 của
thế kỷ XX. Khi đó, hoạt động này gắn liền với những quan điểm, chủ trương của
Đảng và Nhà nước Việt Nam theo các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước trong từng giai đoạn. Cùng với đó, xuất hiện các tên gọi khác nhau và đi kèm
là các chính sách điều hành, quản lý khác nhau của Nhà nước về việc tổ chức cho
NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, như: hợp tác quốc tế về lao động, đưa
NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, XKLĐ, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng Gắn liền với sự phát triển đó của hoạt động này, trong
thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về lĩnh vực XKLĐ. Các
công trình nghiên cứu chủ yếu giải quyết một các vấn đề như:
(1) Phân tích và xây dựng lý luận chung về di chuyển lao động quốc tế, hoạt
động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hay hoạt động XKLĐ; Làm rõ tính tất yếu
của XKLĐ và sự cần thiết, vai trò của XKLĐ đối với nước ta; phân tích nguyên
nhân và tác động của di chuyển lao động quốc tế hay hoạt động XKLĐ.
(2) Khảo sát và phân tích kinh nghiệm quốc tế của một số nước khu vực Đông
Nam Á, châu Á về XKLĐ.
(3) Hệ thống hóa lý luận chung về QLNN về di chuyển lao động ra nước ngoài
làm việc.

(4) Đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý
và mô hình tổ chức hoạt động XKLĐ của Việt Nam.
Hầu hết các công trình nghiên cứu đó được thực hiện từ đầu những năm 1990,
dưới góc độ chuyên ngành quản lý kinh tế, kinh tế và tổ chức lao động, tài chính và
tiền tệ, kinh tế phát triển cũng như giác độ khoa học kinh tế chính trị, tập trung


10
nghiên cứu thực trạng hoạt động đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc trong
những năm 1980, nửa đầu những năm 1990. Mặt khác, do ảnh hưởng của hoàn cảnh
lịch sử và quan điểm chính trị, việc phân tích và luận giải về hiện tượng NLĐ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài, về hợp tác quốc tế về lao động, hoạt động đưa NLĐ
đi làm việc ở nước ngoài, hay về hoạt động XKLĐ của Việt Nam còn những điểm
chưa thực sự thống nhất, nhất là các quan điểm, khái niệm về hoạt động XKLĐ. Từ
đó dẫn đến việc đề cập và nghiên cứu về hoạt động QLNN về XKLĐ cũng chưa
thực sự thống nhất và đầy đủ. Các nghiên cứu tiếp cận về vấn đề QLNN đối với
hoạt động XKLĐ trên các giác độ khác nhau cả về mặt lý luận, thực tiễn; từ nội
dung đến phương pháp.
Khi đề cập đến hợp tác quốc tế về lao động, tác giả Bùi Ngọc Thanh (1994)
trong luận án tiễn sỹ kinh tế của mình "Tạo việc làm ở nước ngoài để góp phần
nâng cao hiệu quả nguồn lao động trong nước" đã cho rằng khái niệm “hợp tác
quốc tế về lao động” chỉ được sử dụng với ý nghĩa hẹp trong một số nước XHCN
trước đây nặng về hình thức, chưa nói lên được nội dung và bản chất, đó là xuất -
NKLĐ không ngang giá. Hợp tác quốc tế về lao động có phạm vi và hình thức rộng
hơn, bao gồm cả việc XKLĐ (đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài) và XKLĐ tại chỗ
mang tính chất kinh tế trực tiếp hơn như nhận gia công sản phẩm cho nước ngoài -
gia công quốc tế, khu chế xuất có sử dụng lao động của nước sở tại Thuật ngữ
“XKLĐ” hoàn toàn có thể sử dụng được vì nó chứa đựng một nội dung trực tiếp rất
quan trọng là phải tính toán làm sao để xuất thứ hàng hóa này cho được giá, nhưng
nó vẫn không bao hàm được đầy đủ ý nghĩa cũng như tính đặc biệt của “HHSLĐ”.

Theo tác giả, hoạt động “đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài” chính là quá trình tạo
việc làm cho NLĐ ở ngoài nước, trong lĩnh vực sử dụng nguồn lao động (tạo việc
làm để sử dụng nguồn lao động). NLĐ đi làm việc có thời hạn rồi lại trở về thì
không nên sử dụng thuật ngữ “XKLĐ”, vì không phải cứ xuất đi là xong mà xuất đi
rồi lại nhận về và có thể lại tiếp tục tham gia XKLĐ.
Trước đó, tác giả Phạm Kiên Cường (1989) trong luận án tiến sỹ kinh tế "Tổ
chức sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực đưa
NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài" đã cho rằng, “hợp tác quốc tế về lao
động” là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định được thỏa


11
thuận và ký kết giữa các quốc gia đó, là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các
quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Khái niệm “hợp tác quốc tế về lao động”
có nội dung rộng lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực quan trọng trong quan hệ quốc tế về
lao động, không chỉ đơn thuần nhằm mục đích kinh tế mà còn cả những mục đích
khác. Việc sử dụng khái niệm “hợp tác quốc tế về lao động” ở Việt Nam chỉ còn
nguyên nghĩa trong phạm vi hợp tác lao động giữa các nước nằm trong cộng đồng
các nước XHCN với nhau. “Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” là
một hình thức di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài có thời hạn một cách
hợp pháp, đây cũng là một giải pháp tạo việc làm từ nước ngoài, nhằm tạo ra một
phần thu nhập quốc dân, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ thuật, nâng cao trình độ
NLĐ. Trên giác độ nào đó, tác giả cũng chỉ ra, thuật ngữ XKLĐ được hiểu là đưa
NLĐ ra nước ngoài làm việc hay làm thuê một cách hợp pháp, có tổ chức, thông
qua những hợp đồng ký kết giữa nước đưa NLĐ đi và nước tiếp nhận sử dụng lao
động (thuê mướn nhân công). Khái niệm “xuất - nhập khẩu lao động” chỉ đúng khi
sức lao động còn đóng tư cách như là một hàng hóa và hành vi tiến hành chỉ có một
mục đích duy nhất là đạt được lợi nhuận kinh tế cao; XKLĐ còn bao gồm cả XKLĐ
tại chỗ.
Theo tác giả Nguyễn Lương Trào (1993) trong luận án tiến sỹ kinh tế "Mở

rộng và nâng cao hiệu quả việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài", hoạt động tổ chức đưa lao động ra nước ngoài làm việc được Nhà nước
xem đó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế hợp pháp và cho phép các tổ chức kinh
tế thực hiện thì đó chính là hoạt động XKLĐ. Giữa di chuyển lao động và XKLĐ
có sự khác nhau về chất dù cùng là việc đem sức lao động từ quốc gia này tới một
quốc gia khác nhằm mục đích kinh tế. Di chuyển lao động trong giai đoạn tự do
đều mang tính tự phát còn di chuyển lao động trong XKLĐ mang tính tự giác và
có ý nghĩa chiến lược của một quốc gia. Hoặc trong một số trường hợp, di chuyển
lao động bao gổm cả mang tính tự phát và tính tự giác (nghĩa là XKLĐ là một nội
dung hay bộ phận của di chuyển lao động quốc tế). XKLĐ được hiểu như là công
việc đưa NLĐ từ một nước sang nước có nhu cầu thuê mướn lao động. Luận án
cũng đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của việc đưa NLĐ đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng về


12
chính sách để nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc đưa NLĐ ra nước
ngoài làm việc.
Theo ý niệm trên giác độ dân số học, XKLĐ cũng là một quá trình di dân quốc
tế. Giáo trình kinh tế quốc tế (2008), Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, di
chuyển lao động quốc tế là việc NLĐ nước này di chuyển sang nước khác vì những
mục đích nhất định; và hiện nay, việc di chuyển lao động quốc tế chủ yếu vì các lý
do kinh tế nên hoạt động di chuyển lao động quốc tế được gọi là hoạt động xuất -
NKLĐ. Giáo trình cũng chỉ ra nguyên nhân, xu hướng và tác động của di chuyển
lao động quốc tế. Còn tác giả Trần Văn Hằng (1996) trong luận án tiến sỹ kinh tế
"Các giải pháp nhằm đổi mới QLNN về XKLĐ ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-
2010" cho rằng, “XKLĐ” được sử dụng để chỉ một lĩnh vực hoạt động kinh tế ở
một quốc gia có các tổ chức kinh tế thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các
tổ chức kinh tế của một nước khác có nhu cầu sử dụng lao động. Trong điều kiện
kinh tế thị trường, hoạt động XKLĐ được thực hiện chủ yếu trên cơ sở quan hệ

cung-cầu về sức lao động. Nó như là một phương thức thực hiện sự phân công lao
động quốc tế. Đồng quan điểm này, tác giả Cao Văn Sâm (1994) trong luận án tiến
sỹ kinh tế của mình với đề tài "Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý
XKLĐ ở nước ta trong giai đoạn tới" cho rằng, “XKLĐ” là một hình thức đặc thù
của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại mà hàng hóa đem
xuất khẩu là sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước
ngoài. Tác giả cũng chỉ ra XKLĐ là một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình
chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế giữa các nước trong sản xuất nhằm phát huy lợi
thế so sánh của các nước. XKLĐ bao gồm XKLĐ ra nước ngoài và XKLĐ tại chỗ.
Tác giả Nguyễn Thị Phương Linh (2004) trong luận án tiến sỹ "Một số giải
pháp đổi mới quản lý tài chính về XKLĐ lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường"
cho rằng "XKLĐ" là sự di chuyển lao động và chuyên gia đến làm việc có thời hạn
ở nước ngoài có tổ chức, hợp pháp thông qua những hiệp định chính phủ, hoặc các
tổ chức kinh tế được cấp giấy phép hoạt động cung ứng và tiếp nhận lao động, hoặc
thông qua các hợp đồng nhận thầu khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài. Từ
đó tác giả đề xuất nhằm đổi mới về công tác quản lý tài chính cho phù hợp. Tác giả
Trần Thị Thu (2006), sách chuyên khảo "Nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các


13
doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay", Nhà xuất bản lao động xã hội, thì cho rằng
XKLĐ chỉ hoạt động dịch chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác, bao
gồm cả XKLĐ tại chỗ. Tham gia vào hoạt động này gồm hai bên là bên NKLĐ và
bên XKLĐ.
Theo quan điểm của nhóm tác giả Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần
Hữu Hân (2003) trong "Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt
Nam", Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội), XKLĐ còn được hiểu là hoạt
động di chuyển nhân lực (XKLĐ là một bộ phận của di dân quốc tế, song có đặc
trưng chủ yếu là sự di chuyển thuần tuý nguồn nhân lực), hay là hoạt động di
chuyển lao động quốc tế để cung cấp dịch vụ lao động (Xuất - NKLĐ trên TTLĐ

quốc tế là hình thức di chuyển lao động từ TTLĐ nước này hoặc vùng lãnh thổ này
sang một TTLĐ nước khác hoặc một vùng lãnh thổ khác, để cung cấp dịch vụ lao
động cho nước nhập khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho NLĐ nước xuất khẩu.
Khác với lao động di cư, định cư, XKLĐ cho những người rời khỏi một nước đến
làm việc tại một nước khác với tính chất tạm thời, có tính đến thời hạn; hoặc XKLĐ
là hoạt động mua bán HHSLĐ “XKLĐ là NLĐ bán sức lao động của mình cho các
chủ sử dụng lao động ở nước ngoài thông qua các cơ quan hoặc tổ chức XKLĐ của
Nhà nước hoặc tư nhân". Tác giả Nguyễn Phúc Khanh (2004), trong đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ "Xuất khẩu sức lao động với chương trình quốc gia về việc
làm - Thực trạng và giải pháp", trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, cho rằng,
“XKLĐ là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù của một quốc gia, thực hiện việc
cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở hợp đồng có thời hạn, có tính
chất pháp quy được thống nhất giữa quốc gia XKLĐ và NKLĐ”. Tác giả Nguyễn
Mạnh Cường (2006), trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Vấn đề di chuyển
thể nhân trong quá trình HNKTQT", Bộ LĐTBXH, quan niệm “XKLĐ” là hình
thức di chuyển của lao động từ một nước này sang nước khác theo một sự thu xếp
chính thức giữa hai quốc gia để tham gia vào TTLĐ ở nước đó; sự khác nhau giữa
di chuyển của NLĐ để cung cấp dịch vụ và di chuyển của NLĐ trong xuất - NKLĐ
là: đối tượng di chuyển thứ nhất thuộc khuôn khổ thỏa thuận về thương mại (song
hoặc đa phương), được điều chỉnh bởi luật thương mại; đối tượng di chuyển thứ hai
thuộc khuôn khổ của thỏa thuận về lao động (chủ yếu là thỏa thuận song phương),
được điều chỉnh bởi luật lao động.


14
Tác giả Bùi Sỹ Tuấn (2011), trong luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu XKLĐ của Việt Nam đến năm 2020”,
trường Đại học Kinh tế quốc dân, cho rằng, “XKLĐ” là một hoạt động tất yếu
khách quan của quá trình chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế giữa các nước trong
sản xuất, nhằm bổ sung nhân lực giữa các quốc gia, khắc phục các mặt khó khăn và

phát huy sức mạnh vốn có của mỗi quốc gia. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Lan
(2013), trong luận án tiến sỹ kinh tế “XKLĐ của Việt Nam trước và sau khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 2008”, trường Đại học ngoại thương, cho rằng “XKLĐ”,
thực chất là xuất khẩu HHSLĐ, là hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài
trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng hoặc theo thỏa thuận được ký kết giữa
các bên có liên quan theo đúng quy định của luật pháp nước gửi và nước nhận lao
động nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho cả NLĐ lẫn người sử dụng lao
động. Như vậy, tác giả quan niệm XKLĐ là bán sức lao động ra thị trường nước
ngoài mà sức lao động lại gắn liền với NLĐ, do đó để XKLĐ thì việc đầu tiên cần
làm là đưa NLĐ ra nước ngoài để người này có thể bán sức lao động của mình cho
người sử dụng lao động ở nước ngoài. Chính với cách tiếp cận này, khi đề cập liên
quan đến vấn đề QLNN về XKLĐ, tác giả cho rằng Việt Nam không ban hành luật
XKLĐ mà ban hành luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2006, Việt
Nam ban hành Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật
này đưa ra khái niệm đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, trong điều 1 của Luật này
quy định phạm vi điều chỉnh của Luật là “hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng; quyền nghĩa và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân liên quan”. Điều
này cũng có nghĩa là “đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài” cũng chính là “XKLĐ”.
Như vậy, qua các nghiên cứu đề cập ở trên, có thể thấy có nhiều cách tiếp cận
theo các quan điểm khác nhau về di cư lao động quốc tế, về di chuyển lao động
quốc tế, về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hay XKLĐ. Nhưng việc
tập trung phân tích biểu hiện bề ngoài của sự di chuyển HHSLĐ giữa các nước (di
cư lao động quốc tế), hoặc những phân tích mang tính kỹ thuật trong thương mại
quốc tế như cung ứng lao động cho nước ngoài theo các hợp đồng đã ký kết (đưa

×