SAIGONTOURIST NHÓM 4
CÁC ĐIỂM
THUYẾT MINH
TRÊN CUNG
ĐƯỜNG TOUR
ĐBSCL
ĐBSCL PAGE 1
SAIGONTOURIST NHÓM 4
NGÀY 1: TP.HCM – CẦN THƠ (180KM):
Khái quát TP.HCM
Đại lộ Đông Tây (Đại lộ Võ Văn Kiệt)
Who
Do nhà thầu Nhật là Liên doanh Obayashi Corporationvà PS Mitsubishi với tổng kinh phí
là 9864 tỉ đồng
How
Tổng chiều dài đại lộ Đông Tây là gần 22km, điểm đầu là nút giao với quốc lộ 1A (quận
Bình Chánh), chạy qua Bình Chánh và các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và điểm cuối là
giao lộ với xa lộ Hà Nội (quận 2). Gần 10.000 hộ dân đã di dời để phục vụ dự án này.
Tổng kinh phí xây dựng là hơn 660 triệu USD.
Khi toàn bộ công trình này hoàn tất, theo con đường này đi cửa ngõ miền Đông đến cửa
ngõ miền Tây sẽ rút ngắn được một nửa thời gian so với các lộ trình hiện hữu. Nhờ đó, áp
lực giao thông tại khu vực trung tâm TP sẽ được giảm thiểu rất nhiều, góp phần giúp kinh
tế xã hội phát triển.
When
Khởi công xây dựng từ 1/2005 đến 2/9/2009 phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã cắt
băng khánh thành
Ngày 2/9/2009, Đại lộ Đông Tây đã hoàn thành và thông xe một phần, đoạn từ cầu
Calmette (quận 1) đến nút giao quốc lộ 1 (Bình Chánh) dài 13,4km. Dự kiến đến năm
2011, khi hầm dìm Thủ Thiêm hoàn tất thì đại lộ cũng hoàn thành toàn bộ.
Ngay sau lễ thông xe ngày 2/9/2009, UBND TP đã kiến nghị lấy tên của cố Thủ tướng
Võ Văn Kiệt để đặt cho đoạn đại lộ vừa thông xe này. Tuy nhiên, đến nay tờ trình mới
chính thức được UBND TP đệ trình lên HĐND TP.
Why
Theo tờ trình của UBND TP, việc này nhằm bày tỏ lòng kính trọng và ghi nhớ công lao
của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM, một cán bộ lãnh đạo
đã có nhiều đóng góp cho sự đổi mới của đất nước nói chung và TPHCM nói riêng.
Bến xe miền Tây
What
Đây là một trong những bến xe khách lớn và quan trọng nhất của Thành phố Hồ Chí
Minh. Bến xe khách này phục vụ các tuyến xe khách đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long - là đầu mối giao thông quan trọng kết nối thành phố này và các tỉnh miền Tây.
Where
Bến xe Miền Tây là một bến xe khách lớn tại Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM
Điện thoại: (08) 8776594
How
Trước năm 1975, bến xe miền Tây được gọi là bến xe Lục Tỉnh. Đây là tên gọi được phát
tích từ thời vua Minh Mạng qua câu thơ cổ: “ Phóng mã Gia Biên, Vĩnh Định An Hà”.
Sau này đã hình thành nên Nam kì Lục Tỉnh: Biên Hòa- Gia Định- Định Tường- Vĩnh
Long- An Giang- Hà Tiên.
Trong công cuộc ban đầu, người Pháp đặt chân đến vùng đất Sài Gòn- Gia Định. Người
dân vùng đất Nam Bộ đã tiếp nhận những tri thức của Phương Tây nên từ đó trong văn
ĐBSCL PAGE 2
SAIGONTOURIST NHÓM 4
hóa giao tiếp về mặt ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng theo. Chẳng hạn: vì sao gọi là xe đò?
phụ lái lại gọi là lơ? Tài xế đều gọi là sup-phơ? hoặc là moa- toa
Dọc theo cung đường khi ra khỏi bến xe miền Tây, chúng ta sẽ thấy bày bán rất
nhiều bánh mì?
Why
Đây có lẽ cũng bị ảnh hưởng nét văn hóa của người Pháp khi họ đô hộ Việt Nam. Người
Pháp thì thích ăn bánh mì sandwich với bơ, hoặc thịt nguội.Trong khi đó, người Việt lại
thích ăn xôi. Khi cuộc sống phát triển thì những món ăn tưởng như rất bình thường và
giản dị lại rất gần gũi với người dân Nam Bộ. Chẳng hạn như
món bánh mì. Nó có thể giúp họ lót lòng khi lao động mệt nhọc. Đặc biệt là trẻ con ở
miền quê rất thích ăn bánh mì khi được một ai đó tặng làm quà. Với lại những món ăn ở
Nam bộ vô hình chung khi có món bánh mì đi ăn kèm thì trở nên rất “ bắc”, ví dụ như
món cà ri, hoặc la-gu…Có thể nói, bánh mì như một sợi dây vô hình, đã gắn kết giữa
thành thị và nông thôn.
Nút giao thông đại lộ Đông Tây – đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương
When
Ngày 20-1, công trình xây dựng nút giao thông Bình Thuận (gồm hệ thống cầu vượt) ở
giao lộ quốc lộ 1A - đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) và tuyến đường dài
2,2km cho sáu làn xe lưu thông nối đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương
(TP.HCM - Long An - Tiền Giang) đã hoàn thành.
How
Tuyến đường này giúp xe từ TP.HCM đi về các tỉnh miền Tây sẽ nhanh hơn và rút ngắn
8km so với đi đường Nguyễn Văn Linh để vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tổng vốn đầu tư xây dựng 500 tỉ đồng.
Who
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án).
Đường cao tốcTPHCM-TrungLương
What
Là một công trình đường cao tốc đang được xây dựng, nối TPHCM với Tiền Giang nói
riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung. Đây là một phần của tuyến đường cao tốc TPHCM -
Cần Thơ.
How
Toàn tuyến dài 61,9km gồm hai hệ thống đường tuyến cao tốc (39,8km) và tuyến đường
nối (22,1km) điểm đầu là nút giao thông Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh,
TPHCM, điểm cuối là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (km 50) huyện Châu Thành.
Tổng mức đầu tư ban đầu đã được phê duyệt là 6.555 tỉ đồng.
Tuyến này được thiết kế 8 làn xe, nhiều đoạn bằng cầu cạn, không có giao cắt đồng mức
với các tuyến đường khác
When
Được khởi công năm 2004 và hoàn thành vào năm 2010
M ở rộng
Đường cao tốc TPHCM – Trung Lương: Con đường từ Cách mạng tháng Tám
Ngẫu nhiên mà con đường cao tốc TPHCM - Trung Lương lại bắt đâu từ Chợ Đệm, nơi
vào đêm 20.8.1945 Xứ ủy Nam Kỳ đã họp Hội nghị bất thường và ra Nghị quyết khởi
nghĩa.
ĐBSCL PAGE 3
SAIGONTOURIST NHÓM 4
Tuyến đường cao tốc xuyên ngang thị xã Tân An - nơi được chọn khởi nghĩa “thí điểm”
cho cả Nam Kỳ - và kết thúc ở Mỹ Tho, địa phương tiếp theo Tân An giành thắng lợi
trong Cách mạng tháng Tám
Từ Chợ Đệm đến Mỹ Tho
Khi tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương hoàn thành (dự kiến vào năm 2010), từ
thị trấn Chợ Đệm (huyện Bình Chánh, TPHCM) đến thị xã Tân An (tỉnh Long An) chỉ
mất khoảng 15 – 20 phút đi xe (khoảng cách hơn 30km). Cũng với đoạn đường ấy, rạng
sáng 21.8.1945, ông Nguyễn Văn Hoằng - người đại diện cho Xứ ủy Nam Kỳ - đã mất
khoảng 10 giờ để đi truyền đạt 1 mệnh lệnh tối quan trọng: Cho tỉnh Tân An (nay là Long
An) khởi nghĩa thí điểm để Xứ ủy rút kinh nghiệm lãnh đạo cả Nam Kỳ đồng loạt khởi
nghĩa.
Trước đó, ngày 19.8.1945 khởi nghĩa giành chính quyền đã thành công ở Hà Nội. Ngay
ngày hôm sau 20.8.1945, Xứ ủy Nam Kỳ triệu tập khẩn cấp Hội nghị bàn việc khởi nghĩa
ở Nam Kỳ. Hội nghị quyết định cho Tân An khởi nghĩa đầu tiên vì nơi đây có phong trào
quần chúng mạnh và có cơ sở nội tuyến. Gần trưa 21.8, khởi nghĩa nổ ra ở thị xã Tân An,
rồi lan đến các huyện trong tỉnh.
Lực lượng khởi nghĩa nhanh chóng chiếm giữ các công sở, khống chế binh lính, bắt viên
tỉnh trưởng Nguyễn Văn Thạch, giết đốc phủ Phước - một kẻ có nhiều nợ máu với nhân
dân Đến khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, cuộc khởi nghĩa đã kết thúc thắng lợi ở Tân
An, Cờ búa liềm, cờ đỏ sao vàng, cờ vàng sao đỏ (của Thanh niên Tiền Phong) phấp phới
tung bay trên các dinh thự, đường phố
Từ kết quả khởi nghĩa thắng lợi ở Tân An, Xứ ủy Nam Kỳ đã nhanh chóng họp đánh giá,
rút kinh nghiệm để đi đến quyết định cho Mỹ Tho khởi nghĩa ngày 24.8, Sài Gòn - Chợ
Lớn ngày 25.8.
Sau 65 năm
Sau 65 năm sau (dự kiến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương thông xe vào năm 2010)
từ ngày mệnh lệnh khởi nghĩa ở Nam Kỳ trong Cách mạng tháng Tám được phát đi từ
Chợ Đệm, con đường từ Chợ Đệm đi Tân An và kết thúc ở Mỹ Tho lại đi vào lịch sử với
tư cách là tuyến đường cao tốc đầu tiên ở phía nam.
Con đường sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm
phía Nam và giúp ĐBSCL cất cánh. Trong những ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám
năm nay, công trình đường cao tốc TPHCM – Trung Lương đã cơ bản thành hình với quy
mô và vóc dáng hiện đại.
Tại điểm cuối - nút giao thông Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang -
con đường có 8 làn xe đã được cán nhựa và thi công các hạng mục phụ như lắp đặt dải
ĐBSCL PAGE 4
SAIGONTOURIST NHÓM 4
phân cách, lan can, chiếu sáng Không bao lâu nữa, xe hơi các loại có thể phóng với tốc
độ trên 120km/giờ để 30 phút sau về đến TPHCM (hiện phải mất khoảng 1 giờ 30 phút).
Tại thị trấn Tân Hiệp, một trong những nơi khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên ở tỉnh Mỹ Tho,
con đường cao tốc càng tỏ rõ sự “hoành tráng” của nó.
Con đường cao lồng lộng, hai bên bát ngát đồng ruộng trồng thơm, trồng lúa. Rồi cầu
vượt nút giao thông với QL62 qua thị xã Tân An, tiếp đến là cầu qua sông Vàm Cỏ Tây,
con đường chạy vượt trên cao suốt nhiều cây số, hai bên là KCN, khu đô thị. Thành phố
Tân An tương lai đang vươn ra tới tuyến đường cao tốc này. Con đường tiếp tục chạy qua
Bến Lức, huyện công nghiệp đầu tiên của Long An, trước khi đến điểm đầu tiên Chợ
Đệm, nơi đã đi vào lịch sử từ Cách mạng tháng Tám.
ĐƯỜNG CAO TỐC TRUNG LƯƠNG- MỸ THUẬN
How
Tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 54km, mặt đường rộng 25,5-26,5m
cho 4 làn xe chạy với vận tốc 120 km/giờ và có hai làn dừng xe khẩn cấp.
What
Đây là một phần của dự án đường cao tốc Bắc - Nam, việc kết nối đường cao tốc này với
đường cao tốc Bắc - Nam sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long,
gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Công trình xây dựng đường cao tốc này có ý nghĩa quan trọng để Tiền Giang trở thành
cửa ngõ về các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đồng thời giúp Tiền Giang giải tỏa tình trạng quá
tải trên tuyến quốc lộ 1 đang có lượng xe lưu thông ngày càng lớn
Who
Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV (do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chủ trì thành lập), vốn đầu tư tuyến đường là 19.000 tỉ đồng, do công ty đầu tư, sẽ
hoàn vốn sau khoảng 34 năm khai thác và thu phí giao thông 1.000 đồng/km.
Tổng công ty Công trình giao thông 5 và Tổng công ty Công trình giao thông 6 đảm nhận
thi công nút giao thông Thân Cửu Nghĩa - đoạn đầu tiên của đường cao tốc Trung Lương
- Mỹ Thuận được kết nối giữa dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Khi tuyến đường hoàn thành, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ có
tổng chiều dài 94km. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang giao Ban quản lý dự án Mỹ Thuận
lập dự án làm đường cao tốc từ Mỹ Thuận đến Cần Thơ có chiều dài khoảng 34km.
When.
Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào quý 2-2013.
Sông Chợ Đệm
What
Sông chợ Đệm được xem là gạch nối huyết mạch về giao thông đường thủy giữa vùng
đồng bằng Sông Cửu Long và vùng đất Sài Gòn – Gia Định xưa. Các sản phẩm hàng hóa,
vật liệu thô được trung chuyển lên đây và sau đó được phân chia đi các nơi. Nơi đây gắn
liền với biết bao cuộc gia đình sống cuộc sống thương hồ “ rài đây mai đó”.
Why
Khoảng thập niên 30, 40 của thế kỉ 20 được gọi là “ Thập niên vỏ đệm”. Tại con sông
chợ Đệm này tập hợp rất nhiều ghe xuồng chở hang hóa là chiếu và đệm để phân phối ra
các vùng lân cận như miền Đông Nam Bộ và miền Trung…để buôn bán.
Chợ Đệm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) từng là một cửa ngõ giao thương quan trọng
của Sài Gòn, từng nổi danh với món cháo lòng thịt luộc, từng đi vào văn học với tác
ĐBSCL PAGE 5
SAIGONTOURIST NHÓM 4
phẩm Chợ Đệm quê tôi của tác giả Nguyễn Văn Trấn, từng được lịch sử ghi nhớ là nơi
Xứ ủy Nam kỳ tổ chức hội nghị và ra quyết định nổi dậy cướp chính quyền tháng 8-1945
trên toàn miền Nam.
CHÁO LÒNG CHỢ ĐỆM
Where
Cả trăm năm nay, chợ Đệm (xã Tân Túc, Bình Chánh, TP HCM) nổi tiếng, hầu như khắp
nơi đều biết phần nào nhờ cái món cháo lòng, đặc biệt là cháo của hàng ông Ba Vàng vừa
ngọt, vừa thơm.
Who
Không giống như các hàng quán ở chung quanh chợ, ông Ba Vàng bán cháo ở dưới
xuồng. Mỗi buổi sáng, xuồng ông Ba Vàng thả trôi theo dòng nước, lúc ghé bên đây, lúc
ghé bên kia, không mấy lúc nồi cháo hết veo. Khách ăn không chỉ là thương lái mà còn là
dân các xóm ven sông. Ông Ba Vàng chẳng bao giờ cất lời rao, nhưng các thương lái còn
đang ngái ngủ hoặc đang mải mê tính toán bán buôn, mắt chưa thấy nhưng vẫn biết
xuồng của ông Ba Vàng sắp sửa tới gần. Đó là vì trên cái bếp than đặt ở giữa xuồng, nồi
cháo nóng sôi, tỏa khói thơm lừng. Chỉ riêng mùi thơm của cháo cũng hấp dẫn. Chưa nói
gì tới cái ngon, cái ngọt, cái giòn, cái đậm đà thật khó phân tích của miếng dồi, miếng
ruột non. Nhiều người bảo dường như ông Ba Vàng học được bí quyết riêng trong cách
chế biến các món phổi phèo lòng ruột. Một số người cho rằng đó là hương vị ngọt đặc
trưng của nước luộc thịt chợ Đệm.
How
Nói đến cháo lòng Chợ Đệm, còn phải nói tới món thịt luộc nữa. Các hàng quán chung
quanh chợ vừa bán thịt luộc vừa bán cháo lòng. Con lợn của các nhà trong vùng chợ Đệm
cách nuôi cũng khác. Người ta cho lợn ăn bèo cám, tắm rửa hàng ngày. Lợn phải nuôi
theo quy cách ấy, khi mổ, các hàng quán bán cháo, thịt luộc mới chịu mua. Khách vào
quán có khi chỉ ăn một món thịt luộc. Thịt rọi hay thịt đùi không thái phay mà thái vuông
quân cờ. Cũng không cuốn bánh tráng, rau sống, chuối xanh, khế chua rồi chấm mắm
nêm hay nước mắm, mà cứ một miếng thịt kèm lát dưa leo, ngọn húng cây, con bún Gò
Đen chấm mắm thái hay mắm cá sặc Đức Hòa.
Long An
Where
Long An là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên
giới 137,5 km.
Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang.
Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
What
Tuy xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng thật ra Long An là phần đất chuyển
tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc
xuống tây nam. Phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng
bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm
ngập phèn rộng 46.300 ha với nhiều loại động vật đang được bảo vệ như cò, sếu đầu đỏ,
rùa, rắn, ong mật.
Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng
chiều dài lên tới 8.912 km, trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An
ĐBSCL PAGE 6
SAIGONTOURIST NHÓM 4
có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ,
cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố.
Mặc dù vậy, Long An vẫn là vùng nông nghiệp từ lâu đã nổi tiếng với gạo tài nguyên,
gạo nàng hương, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, lạc Đức Hòa, mía Thủ Thừa.
How
Long An có 14 đơn vị hành chính cấp huyện (với 188 xã, phường và thị trấn) gồm 1
thành phố và 13 huyện:
Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km².
Long An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô.
When
Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà
khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây
3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là
trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là
quần thể di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Đây là
quần thể di tích văn hoá Óc Eo - văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế
kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay
đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp.
Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách
mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Tính chung, Long An có 186 di tích lịch sử
văn hoá, trong đó đã có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đổi các trấn thành sáu tỉnh là: Định Tường,
Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau khi Pháp chiếm trọn
miền Nam, đã chia 6 tỉnh này thành 21 tỉnh, tỉnh Định Tường tách ra để thành lập 3 tỉnh
mới là Tân An, Mỹ Tho và Gò Công. Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh
Tân An.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự
lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung
Trực đánh các đồn bốt của người Pháp.
Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần
của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
ĐBSCL PAGE 7
Tôn giáo
Tại Long An có 4 tôn giáo chính được đông người theo là Phật giáo, Thiên chúa giáo,
Tin lành và đạo Cao Đài. Chưa có thống kê chính thức về số lượng và tỷ lệ người theo
các tôn giáo nào.
KHU VỰC BẾN LỨC
Why
Có nhiều thuyết về tên gọi địa danh Bến Lức nhưng ý kiến được chấp nhận là: khi những
lưu dân người Việt đến định cư tại vùng đất này, thấy có nhiều cây lứt mọc ven sông nên
đặt tên là Bến Lứt - bến có nhiều cây lứt mọc. Do cách phát âm của địa phương không
phân biệt rõ “lứt” và “lức” nên trong văn bản từ “lứt” biến thành “lức”. Bến Lứt trở thành
Bến Lức và được gọi đến ngày nay.
When
Trước thế kỷ 17, đây là vùng đất chưa được cư dân khai khẩn. Đầu thế kỷ 17, những
nhóm người Việt đầu tiên đến định cư và khai vở đất hoang. Cư dân sinh sống, hình
thành “nậu”, “thuộc” sống biệt lập với sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn.
Năm 1698, chúa Nguyễn chính thức quản lý, đặt ra Phủ, Dinh, Huyện trên vùng đất
mới. Khi đó, huyện Bến Lức nằm trong Huyện Tân Bình, Dinh Phiên Trấn, Phủ Gia
Định.
Đến thời Minh Mạng, phần đất của huyện Bến Lức ngày nay thuộc huyện Tân Long,
phủ Tân Bình và một phần nữa thuộc huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Đến
năm 1918, đất này được chính thức trở thành một quận của tỉnh Chợ lớn. Quận này thay
đổi nhiều tên qua các thời kỳ khác nhau: Gò Đen, Trung Quận hay Trung Huyện.
Từ năm 1945 – 1954, sau khi Đảng lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa giành được chính
quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945, chưa đầy một tháng sau thực dân Pháp trở
lại xâm lược nước ta, đánh chiếm lại Sài Gòn, rồi đánh lan ra toàn Miền Nam. Giai đọan
này chính quyền của địch và chính quyền kháng chiến của ta đan xen. Về phía địch vẫn
giữ nguyên tỉnh Chợ Lớn gồm 4 quận: Gò Đen (Trung Quận), Cần Giuộc, Cần Đước và
Đức Hòa. Về phía chính quyền kháng chiến tỉnh Chợ Lớn gồm 4 huyện: Trung Huyện,
Cần Giuộc, Cần Đước và Đức Hòa.
Sau hiệp định Giơnevơ 1954 đến đầu năm 1956 chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn giữ
nguyên trạng thái ranh giới hành chánh hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn. Về phía ta, tỉnh
Long An lúc bấy giờ gồm các huyện: Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu
Thành, Bến Lức, Thủ Thừa, Thị xã Tân An; và đến 1959, tổ chức thêm huyện Đức Huệ.
Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước có những thời kỳ Bến Lức sát nhập với Thủ Thừa
thành huyện Bến Thủ rồi lại tách ra. Một số xã như Thạnh Lợi, Thạnh Đức, Nhựt Chánh
có thời thuộc huyện Thủ Thừa, Lương Hòa cũng có thời kỳ thuộc Đức Hòa.
Năm 1977 huyện Bến Lức hợp nhất với huyện Thủ Thừa thành huyện Bến Thủ. Năm
1983 huyện Bến Thủ tách ra thành hai huyện: Thủ Thừa và Bến Lức như cũ.
Who
Thời xa xưa, Bến Lức là một trong những nơi có nhiều lò võ. Chính vì vậy, nơi đây đã
sản sinh ra nhiều anh hùng yêu nước. Người dân chài Nguyễn Văn Lịch (Nguyễn Trung
Trực), vị anh hùng dân tộc của xóm Nghề (nay là ấp 1, xã Thạnh Đức) ven sông Bến
Lức, thôn Bình Đức là biểu trưng cao đẹp dám xả thân vì nghiệp lớn với câu nói bất hủ
trước khi chết: “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
Sự tích trái Thơm ( Dứa)
Huyền Nương là tên một cô gái mười lăm, không thích làm những việc bếp núc, thêu
thùa vá may, tối ngày chỉ lo ca hát không để ý vào việc gì. Mẹ nàng là một góa phụ
không mấy giàu sang, lại có tính chanh chua soi mói thiên hạ nên người trong làng ít ai
có thiện cảm với mẹ con Huyền Nương.
Thình lình mẹ Huyền Nương lâm bệnh nặng nằm một chỗ, Huyền Nương phải thay mẹ
vào trong bếp nấu cháo, nấu nước cho mẹ. Khỗ nỗi, ngày thường không để ý chi đến mọi
việc trong nhà, nên lúc vào bếp, Huyền Nương lúng túng không biết vật nào để ở đâu, và
phải làm thế nào. Vì vậy, chốc chốc Huyền Nương lên tiếng hỏi:
- Mẹ ơi, gạo để đâu? Mẹ ơi, cục đá để đánh lửa mẹ để đâu?
- Mẹ ơi, nước đổ vào nồi như vậy vừa chưa. Mẹ ơi, cái gàu múc nước mất rồi
Đang ốm, lại bị kêu gọi từng chập, người mẹ Huyền Nương lấy làm bực mình lắm, nên
nói lẫy:
"Mẹ ước gì con có thật nhiều mắt để con kiếm những đồ dùng đặng khỏi kêu nheo nhéo
suốt ngày làm chói cả tai".
Huyền Nương cắc cớ hỏi:
- Bộ mẹ không thương con hay sao?
Người mẹ chanh chua càu nhàu:
- Thương cái nổi gì, nếu không có con cũng không sao.
Tức thì giữa thinh không có tiếng nói khàn khàn:
- Lời ước của người mẹ không biết thương con sẽ thành sự thật.
Người mẹ kinh sợ, nhìn sau trước không thấy ai thì sinh nghi, bà liền gượng đứng dậy đi
xuống bếp tìm Huyền Nương, nhưng không thấy nàng đâu nữa. Bà sợ sệt đi thẳng ra
vườn cất tiếng gọi: "Huyền Nương! Huyền Nương!" Không một tiếng trả lời. Bà rên rỉ:
"Trời ơi! Huyền Nương đâu mất rồi".
Bà đi đến cuối vườn, bỗng bà nhận ra đôi hài cỏ của Huyền Nương nằm cạnh một bụi cây
vừa trổ sinh một trái rất kỳ lạ, mình dài mà tròn có nhiều mắt bao bọc xung quanh, tỏa
mùi thơm thoang thoảng.
Đôi mắt bà sáng lên, tay nắm lấy đôi hài, tay sờ vào trái lạ, tự nhiên nước mắt ứa trào ra,
bà than thở:
- Huyền Nương! Mẹ đã hiểu vì sao rồi.
Sau tiếng than của bà, nhiều tiếng khóc nỉ non từ trong lòng trái lạ vẳng lên. Da trái đang
xanh, hứng phải nước mắt và tiếng khóc than của người mẹ dần dần ửng vàng.
GẠO NÀNG THƠM CHỢ ĐÀO
When
Địa chí Long An” (NXB KHXH 1989) cho biết ngay từ thế kỷ 19 dưới thời Minh Mạng,
gạo Nàng Thơm Chợ Đào đã được xếp những danh mục đặc sản phương Nam để tiến
vua. Cũng tài liệu trên cho biết có những tiệm ăn ở Hồng Kông rất đông khách nhờ có
treo bảng hiệu “cơm gạo Nàng Thơm Chợ Đào”.
Why
Có rất nhiều giống lúa mang tên Nàng như Nàng Trì, Nàng Quết, Nàng Chồ, v.v… Ngay
cả Nàng Hương cũng có nhiều loại khác nhau, loại ngắn ngày, loại dài ngày v.v… nhưng
chỉ gạo Nàng Thơm Chợ Đào có mang một đặc điểm mà không loại nào có được. Gạo
Nàng Thơm Chợ Đào trồng ngay tại Chợ Đào có một khối trắng đục hơi ánh hồng ở giữa
hạt gạo, trông hơi giống hạt lựu, người địa phương hay quen gọi là gạo hột lựu.
Nhưng có một điều kỳ lạ là gạo Nàng Thơm gieo trồng trên diện tích khoảng 400 ha ấp
Chợ Đào là có hạt lựu, còn nếu đem trồng ở ấp khác chứ đừng nói gì đến trồng ở huyện
khác, thì hoàn toàn không có đặc tính ấy. Điều bí mật chung quanh hạt gạo Chợ Đào là
gì? Địa chất, thổ nhưỡng, nước tưới? Rõ ràng điều ấy không dễ trả lời được.
How
Gạo Nàng Thơm Chợ Đào có mùi vị dẻo, thơm ngon đặc biệt, nhưng năng suất thấp so
với các giống lúa khác, chỉ khoảng 3,5 tấn/ha. Thời gian gieo cấy dài hơn, bình quân 5
tháng, lại chỉ trồng được một vụ từ tháng 8 đến gần Tết thì thu hoạch
Mỗi năm vùng Chợ Đào chỉ sản xuất tối đa 1.500 tấn lúa, xay giã, sàng sảy rồi chỉ còn
vỏn vẹn vài trăm tấn gạo. Vài trăm tấn gạo ấy như muối bỏ biển, chỉ đủ cho nhu cầu tiêu
dùng của địa phương, một số ít dùng cho xuất khẩu, còn dư dả chút đỉnh mới có mặt ở
các cửa hàng gạo đặc sản Sài Gòn. Đó cũng là lý do vì sao phần lớn gạo Nàng Thơm Chợ
Đào bày bán tràn lan ở ngoài chợ với giá bèo lại được dân Chợ Đào chính gốc gọi là gạo
dỏm.
Tiếng tăm của gạo Nàng thơm chợ Đào không chỉ lan tỏa khắp vùng ĐBSCL mà còn đến
tận Hà Nội và nhiều vùng khác trên cả nước. Tuy nhiên, loại gạo dẻo, thơm này chưa
chắc ai ở ngay vựa lúa miền Tây này cũng đã từng nếm qua. “Diện tích đã teo tóp dần.
Hiện nay, chỉ còn khoảng 500 héc ta ở Long An còn dành cho giống lúa này”, Giáo sư
Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học An Giang, cho biết.
ĐẾ GÒ ĐEN
When
Thời Pháp thuộc, thực dân độc quyền sản xuất rượu “phông ten” (fontaine) tức rượu ty và
cấm dân không được nấu rượu để tiêu thụ rượu của chúng bán.
Rượu ty dở, toàn cồn nên dân vẫn nấu rượu lậu ngay trong đám đế hoặc nấu xong rồi cho
vô bong bóng heo, bong bóng trâu giấu vô đám đế, chờ mang đi bán lén. Tây đoan mà
tóm được coi như tù rục xương. Từ đó tên rượu Đế ra đời với một quá trình lịch sử của ẩn
lậu, dấu diếm, lủi trốn và lo sợ.
Cây đế tuyệt tích nhưng danh tiếng rượu đế Gò Đen vẫn còn tồn tại; “Ăn nem Thủ
Đức,uống rượu Bến Lức, Gò Đen”.
How
Đế Gò Đen nấu thuần bằng nếp. Nếp nấu rượu phải có hạt tròn, mẩy, trắng đục đều, có
hương thơm nên thường chọn loại nếp hương, nếp ngỗng để nấu. Nếp nấu vừa nở, không
nhão, khét lại càng cấm kỵ. Gò Đen không sản xuất men rượu mà lấy men Cần Giuộc,
men Mỹ Tho . . . hoặc men Xiêm để ủ nếp. Men rượu đa số do người Hoa sản xuất, công
thức bí truyền. Các vị thuốc được gia giảm tùy theo thời tiết “tứ thời bát tiết”. Nếp được
trải ra cho nguội, men được giã nhỏ rắc đều lên nếp, cho vô khạp sành để ủ. Quá trình ủ
kéo dài trong ba ngày. Ngày thứ tư dùng nước mưa hoặc nước ao (tùy mùa) lắng sạch cho
vô khạp, nước vô đến đâu thì nếp đã lên men nổi hẳn lên đến đó. Đáy khạp không còn
một hạt nếp. Nếu còn thì do nếp có lẫn gạo hoặc nếp không “chín”, Ủ thêm ba ngày. Đến
ngày thứ bảy thì cất rượu. Dụng cụ cất rượu là hai cái thau nhôm úp lại tạo thành một cái
“ơ” có đèo bằng ống tre. Cuối đèo đặt chai để hứng rượu. Chất đốt dùng để nấu rượu
thường là trấu.
Do cất rượu lậu nên mỗI lần ủ cất chỉ là 1/4 giá nếp tức 10 lít nếp. GọI là một kháp hay
một ơ. Trong tiết trờI thuận lợI trước tềt. Một kháp thu được 4 chai nước biển và một xị
tạo thành 5 lít rượu trong như nước mưa, nồng độ gần chính xác là 53 – 54 độ .
Trong mùa nực giông (trước mùa) rượu bị “thất”, thu hồI được ít hơn. Từ chai thứ năm
gọI là rượu bào hay rượu ngon, thường thì không lấy quá nửa chai thứ sáu vì đục và nhạt,
có thể dùng để pha lẫn vớI rượu ngon để thành rượu ngang có nồng độ thấp khoảng 45 độ
giá rẻ hơn dành cho ngườI ít tiền.
Để trong chai trong vài ngày nồng độ rượu có thể giảm từ một tớI hai độ nhưng sau đó
không giảm thêm nữa.
Dân Gò Đen pha và thử rượu như sau :
1 - Lấy ba chai đầu pha chung, nồng độ lên đến 57 độLắc chai rượu nổi bọt bằng mút đũa
,phân thành ba tầng, chậm tan.
2 - Lấy bốn chai đầu thêm một xị của chai năm pha chung, nồng độ lên đến 53 – 54 độ.
Lắc chai, rượu nổI bọt nhỏ bằng đầu móc tai, cũng phân ba tầng và chậm tan.
3 - Lấy năm chai rưỡI pha chung, nồng độ tụt xuống còn khoảng 43 – 45 độ, rượu nổI bọt
bằng mút tay, một tầng , mau tan, rượu đục như nấu bằng gạo.
Muốn trong và tăng nồng độ, ngườI ta phơi nắng, có người nói là cho mủ đu đủ. Người ta
cũng còn thử bằng cách nhúng chiếc đũa vào bọt, nếu bọt chạy tuột theo chiếc đũa mà
không tan thì đúng là rượu “chiến”. NgườI sành rượu có cách pha chế độc đáo, lấy bốn
chai đầu và một xị của chai năm cộng hai chai của mẻ rượu khác pha chung, nồng độ đến
55 độ, cho vào hũ sành gắn lạI bằng mát-tít đem ngâm xuống ao nước 100 ngày. Rượu
rót vào ly nghe tiếng “thánh thót” trong vắt như nước mưa, nhấp “nghe” hậu ngọt mà êm,
ngon tuyệt !
Cũng có người cầu kỳ cứ một khạp nếp(10 lít) thêm 1 lít đậu xanh ( nấu riêng, ủ riêng
nhưng cất chung ) rượu thơm lừng nhưng rất khó nấu vì dễ bị đục, nay hình như thất
truyền.
Rượu đựng trong hũ sành là “đúng điệu” nhất, hoặc trong các hũ chai thủy tinh có màu
sẫm. Ngày xưa thiếu hũ và chai ,ngườI ta phải đựng rượu trong bong bóng heo nên rượu
dễ bị giảm nồng độ và có mùi tanh.
Ngày nay rượu đều có pha cồn hoặc nhiều hoặc ít, hiếm tìm được rượu nguyên chất trừ
khi quen nơi cất rượu và tin nhau, nhưng cũng phảI đặt trước. Chính cái kiểu kinh doanh
mê lợI nhuận vô lương tâm này đã và đang làm phương hạI đến ” thanh danh” của loại
mỹ tửu mang tên Gò Đen. Trên thị trường vì thế đang có hai loạI đế Gò Đen : Gò Đen
thứ thiệt và Gò Đen dzỏm, chỉ có ngườI sành điệu ẩm thực mớI không tiếc công và tiền
tìm đến và phân biệt rõ ràng đâu là Gò Đen chính gốc !
Sông Vàm Cỏ Đông
What
Sông Vàm Cỏ Đông là tên một con sông chảy qua tỉnh Long An và Tây Ninh. Sông
Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai.
Where
Sông Vàm Cỏ Đông chảy từ biên giới Campuchia tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành
rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.
How
Sông có chiều dài 220 km trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài hơn 150 km.Lưu vực
sông rộng 8.500 km² và lưu lượng là 96 m³/s.
Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua
Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An.
Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu vào cửa Soài Rạp đổ ra biển. Vì có
nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng
đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh
đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long), điển hình là tại
cảng Bến Kéo (huyện Hòa Thành) rất tấp nập.
Đây là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt trong các cuộc chiến tranh. Trong cuộc chiến
chống Pháp, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy trận đánh đốt tàu Hy Vọng của
thực dân Pháp tại vàm Nhựt Tảo. Trong chiến tranh Việt Nam, đây cũng là nơi diễn ra
nhiều trận đánh ác liệt.
Sông này nổi tiếng với bài hát cùng tên là bài "Vàm Cỏ Đông" (Sáng tác: Trương Quang
Lục, thơ: Hoài Vũ), Lên ngàn (Sáng tác: Hoàng Việt).
Nhạc sĩ Trương Quang Lục
Where
Ông sinh ngày 25 tháng 2 năm 1933, quê tại xã Tịnh Khê (Sơn Mỹ), huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quãng Ngãi.
Who
Là hội viên hội Nhạc sĩ VN, đồng thời là hội viên hội Nhà báo VN.
How
Trong kháng chiến chống Pháp, Trương Quang lục đã có một số bài hát được phổ biến
như: Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hòa bình, Đố cờ, Hoa bên suối. Sau hòa bình, ông chuyển
ra miền Bắc vừa làm kỹ sư hóa chất ở nhà máy Super - Phosphate Lâm Thao, ông vừa
sáng tác ca khúc và nhiều tác phẩm ra đời ở đó.
Trong thời kỳ này, ông đã có những ca khúc được công chúng yêu thích với: Cô gái Lâm
Thao, Tiếng hát bên rừng, Vàm Cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mười, Quảng Ngãi đất mẹ kiên
cường cũng như một số bài hát thiếu nhi: Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh, Trái đất này
là của chúng em (thơ Định Hải), Tuổi mười lăm, Màu mực tím Trương Quang Lục
cũng tham gia viết nhiều nhạc phim, nhạc sân khấu, múa rối, một số bài nghiên cứu dân
ca, một số bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng của nhiều tác giả trên báo Sài gòn giải
phóng Chủ nhật.
Tác phẩm đã xuất bản: Tuyển tập nhạc Trương Quang Lục (hội Văn nghệ Vĩnh Phú),
Tuyển chọn ca khúc kèm băng cassette của Trương Quang Lục (NXB DIHAVINA và hội
Nhạc sĩ VN, 1995).
Các tác phẩm tiêu biểu: Vàm Cỏ Đông, Trái đất này là của chúng em, Tuổi mười lăm,
Màu mực tím, Hoa sen Tháp Mười .
Hoàn cảnh sáng tác bài hát Vàm Cỏ Đông
When
Một đêm khuya mùa hè năm 1966, vào thời kỳ không quân Mỹ đánh phá ác liệt miền
Bắc, từ Nhà máy Xupephotphat Lâm Thao- nơi đang công tác- trở về nơi ở, ông chợt
nghe trong buổi Tiếng thơ của Ðài tiếng nói VN giọng của ai đó đang ngâm bài thơ Vàm
Cỏ Ðông của nhà thơ Hoài Vũ từ miền Nam gửi ra, lời thơ và giọng ngâm thật tha thiết.
Ông xúc động, miên man suy nghĩ. Lên giường nằm, trước khi ngủ ông giở tờ báo Văn
Nghệ vừa mới nhận được lúc chiều, lại chợt thấy đăng bài thơ Vàm Cỏ Ðông. Thế là ông
ngồi bật dậy, đọc tới đọc lui bài thơ nhiều lần, chọn những đoạn thích hợp nhất và phổ
nhạc. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, ca khúc Vàm Cỏ Ðông đã hoàn thành.
Anh hùng Nguyễn Trung Trực – chiến thắng vàm Nhật Tảo 1861
Trận Nhật Tảo
When
Trận Nhật Tảo diễn ra vào ngày 11 tháng 12 năm 1861.
Where
Tại khúc sông Vàm Cỏ Đông gần làng Nhật Tảo (hay còn gọi Nhựt Tảo), nay thuộc xã
An Nhật Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
Why
Theo một nguồn sử liệu dân gian nhiều người biết khi tả về chiến tích Hỏa Nhật Tảo
Thuyền của Nguyễn Trung Trực thì làng Nhật Tảo nằm trên một vùng đồng ruộng bao la,
mới sáng tinh sương đã nhìn thấy ánh mặt trời nên được gọi là Nhật Tảo, nghĩa là "mặt
trời mọc sớm".
Who
Giữa thế kỷ thứ 19, Nhật Tảo là vùng đất mới được ông Hồ Văn Chương đến khai phá
lập nghiệp theo chương trình khai hoang của triều Nguyễn. Dòng dõi họ Hồ thống lãnh cả
vùng và đều là hương chức địa phương. Lúc bấy giờ, ông Hồ Quang Minh làm cai Tổng,
tuy hợp tác với chính quyền Pháp nhưng có liên kết với nghĩa quân của Nguyễn Trung
Trực, lập mưu đánh phá lực lượng Pháp. Mục tiêu là chiến Pháo thuyền L’Espérance
đóng án ngữ trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc làng Nhựt Tảo, một địa điểm vô cùng xung
yếu về mặt quân sự. Chiến thuyền L'Espérance được coi như một "căn cứ nổi" rất lợi hại,
vừa là thành lũy bố phòng vừa là một phương tiện di động để điều động và vận chuyển
binh lính, quân nhu.
Nguyễn Trung Trực với sự giúp đỡ của Hồ Quang Minh đã giả là thợ mộc, đóng mái che
lá dừa cho chịếc chiến thuyền, đồng thời nghiên cứu kế hoạch và chuẩn bị chiếm và đốt
tàu.
How
Sáng ngày 11 tháng 12 năm 1861 (nhằm tháng 11 năm Tân Dậu), một toán nghĩa quân
làm kế nghi binh kéo về Kênh Hóng, gióng trống khua chiêng để nhử thủy binh Pháp.
Viên sĩ quan chỉ huy bèn cắt cử một đại bộ binh lính, rời tàu để đi càn quét nghiã quân
gây loạn.
Vào lúc gần trưa, lính Pháp trên tàu chỉ còn lại một số nhỏ. Ðược biết quân Pháp đậu
pháo thuyền tại đó, ông Nguyễn Trung Trực tập hợp một số nghĩa quân gan dạ, ăn mặc
giả làm gia đình nông dân đi cưới vợ cho con. Phía nghĩa quân được đều động đi phá tàu
dưới quyền chỉ huy của ông Nguyễn Trung Trực, cả nam lẫn nữ đi trên hai chiếc ghe
ngụy trang là "đám cưới quê đi rước dâu", mà đóng vai chú rể là Nguyễn Trung Trực.
Một đoàn ba chiếc ghe có treo cờ đuôi nheo màu sắc và các người trên ghe ăn mặc áo dài,
khăn đống, che dù bên nhiều mâm phủ vải đỏ .
Ba chiếc ghe đi gần chiếc tàu Pháp. Bọn lính Pháp đã biết đám cưới của nông dân nên
không đề phòng. Chúng đang bị cơn nóng giữa trưa của miền nhiệt đới nên đứa nào cũng
xoay trần, quần cụt nằm ngủ gà ngủ gật dưới mui vải.
Ba chiếc ghe nhẹ nhàng chèo ngang cạnh chiếc pháo thuyền, vừa đúng tầm tay rồi bất
ngờ áp sát tàu L’Espérance, để leo lên tàu, mọi người quấn vội áo dài cho gọn, đồng hè
nhau bất ngờ nhảy lên đánh giáp lá cà. Khí giới là mả tấu sáng ngời dấu sẵn trong mấy
mâm vải được rút ra chém chết hết những thằng lính Tây đang ngủ mơ màng để chúng
không kịp hô hoán và nghĩa quân đã chận cửa hầm lên xuống, đồng thời phóng hỏa đốt
tàu. Nghĩa quân đã tính trước chuyện phóng hỏa đốt tàu nên đem theo nhiều chất dẫn hỏa.
Sau một khắc chém giết và đốt nhiều nơi trên tàu, nghĩa quân kịp nhảy xuống ba chiếc
ghe chèo mau ra xa rồi rút lui cho an toàn.
Soái hạm L’Espérance bọc đồng phía đáy nhưng phần trên lại là gỗ nên nó cháy thật mau.
Một tiếng nổ lớn do thuốc pháo trong tàu đã làm tan xác đám lính Pháp cũng như chiếc
soái hạm L'Espérance từ từ chìm trong vùng lửa sáng rực một khúc sông Nhựt Tảo. Pháo
hạm L’Espérance bị cháy và đánh chìm, 17 quân Pháp và 20 tên Việt gian bị tiêu diệt,
một số bị bắt sống.
Trận hỏa công nầy làm phấn khởi lòng dân khắp nơi và làm quân cướp nước bớt hung
hăng.
Một số người dân địa phương ở thôn Nhật Tảo bị quân kháng chiến trừng phạt giết chết
vì hợp tác với quân Pháp, nhà cửa của những người nầy bị thiêu hủy.
What
Cuộc tấn kích của Nguyễn Trung Trực trên sông Nhật Tảo là ngọn lửa chăm ngòi cho
những cuộc nổi dậy đồng loạt của quân kháng chiến để tấn công đốt phá đồn bót của
quân Pháp ở khắp nơi từ ngày 14 đến 30 tháng 12 năm 1861. Từ Tân An, Cần Giuộc, Gò
Công đến Gia Thạnh, Cái Bè, Rạch Gầm. Quân kháng chiến bị thiệt hại nhiều trong chiến
dịch tổng tấn công nầy.
"Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần"
Là hai câu thơ của Cử nhân Huỳnh Mẫn Đạt ca tụng chiến công vẫn còn được lưu truyền.
Khu giải trí lớn nhất Việt Nam - Happyland
Who
Tập đoàn Khang Thông ra mắt Dự án Khu phức hợp giải trí Happyland với vốn
đầu tư gần 2 tỷ USD, trong đó cho riêng công viên chủ đề là 600 triệu USD với sự
góp mặt của các nhà quy hoạch, thiết kế, quản lý vận hành nổi tiếng thế giới như:
Steelman Partners, Meinhardt, Savills, PWC
Where
Khu Phức hợp giải trí Happyland có diện tích 338ha (giai đoạn một), nằm trên địa bàn
huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nằm bên tả ngạn sông Vàm Cỏ Đông huyền thoại, cách
trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 phút lái xe.
What
Happyland không chỉ là khu vui chơi giải trí đơn thuần như các công viên đã có ở Việt
Nam hay Disneyland hoặc Universal Studio, của nước ngoài mà Happyland còn là khu
nghỉ ngơi, mua sắm, hội họp, khu đô thị liền kề Và có những khu mang đậm bản sắc
văn hoá Việt, như khu chợ nổi, khu văn hoá các vùng miền, bảo tàng nghệ thuật Việt
Nam.
Dự án được khởi công ngày 14/ 2/ 2011 và khai trương trong tháng 4 năm 2014.
How
Theo nhà đầu tư, dự án sẽ tạo ra việc làm cho gần 10.000 lao động trực tiếp và một lượng
lớn lao động gián tiếp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và khu vực
lân cận. Sau khi đi vào hoạt động, Happyland có thể đảm bảo cho khoảng 14 triệu lượt
khách đến tham quan mỗi năm.
Theo Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Long An, việc thực hiện dự án sẽ tạo ra
sản phẩm du lịch chất lượng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo
hướng nâng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ lên 36% vào năm 2020.
Bà Phan Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Công ty Khang Thông cho biết, tổng kinh
phí đầu tư cho dự án khoảng 2 tỷ USD, được huy động từ các đối tác trong nước cũng
như nước ngoài như Ngân hàng BIDV, Agribank và Ocean Bank, Westwood Capital…
Ngoài ra, còn có các đối tác nước ngoài như Mỹ, Đức, Nga, Singapore…
Dự án được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Long An
cấp giấy chứng nhận đầu tư và Bộ Văn hoá - Thể thao – Du lịch đưa vào quy hoạch phát
triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Happy land được Bộ Văn Hóa –Thể Thao –Du lịch xem là dự án trọng điểm của ngành
du lịch Việt Nam, với mục tiêu thu hút 14 triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm,
Happyland sẽ góp phần phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần
ngày càng tăng của người dân đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa
phương và khu vực, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề cho ngành du lịch, thu hút du
khách quốc tế đến Việt Nam Happyland cũng góp phần tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
địa phương, tạo ra sự phát triển liên kết của hành lang kinh tế phía Nam Thành phố Hồ
Chí Minh với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Được biết, Khang Thông là tập đoàn đầu tư đa ngành có hơn 20 công ty thành viên, các
dự án đầu tư tập trung ở 6 tỉnh thành: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Long
An, Tiền Giang và Bà rịa – Vũng Tàu. Các lĩnh vực đầu tư của tập đoàn chủ yếu bao
gồm: đầu tư khu vui chơi giải trí; khu công nghiệp; đầu tư các dự án hạ tầng: khu phi
thuế quan, cảng nước sâu; nhà máy nhiệt điện, nhà máy lọc hóa dầu; phát triển các dự án
cao ốc văn phòng cho thuê, khu đô thị mới, khu biệt thự, căn hộ; nhà thầu thi công hạ
tầng, khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; sản xuất đồ gỗ; kinh doanh
khách sạn; dịch vụ bất động sản…
Sông Vàm Cỏ Tây – tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam (Sài Gòn –
Mỹ Tho 1883)
What
Sông Vàm Cỏ Tây là tên một con sông chảy qua tỉnh Long An và Tiền Giang. Sông
này lấy nước từ sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười rồi hợp lưu với sông Vàm Cỏ
Đông tạo thành sông Vàm Cỏ. Thành phố Tân An của tỉnh Long An nằm bên hữu ngạn
con sông này.
Where
Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ biên giới tỉnh Svay Rieng Campuchia chảy vào huyện
Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước,
Châu Thành và Thành phố Tân An. Sông cùng với sông Vàm Cỏ Đông hợp thành
sông Vàm Cỏ đổ ra cửa Xoài Rạp.
How
Sông Vàm cỏ Tây và Đông nước có màu xanh khi thủy triều lên và vàng đục khi thủy
triều xuống. Đây là nét đặc trưng riêng của sông Vàm cỏ khác với các sông khác ở Đồng
bằng Sông Cửu Long.
Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang
qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt cho dân cư.
Mở Rộng
Sài Gòn - Mỹ Tho, con đường sắt xưa nhất Đông Dương
Why
Ngay sau khi xâm chiếm xong Việt Nam, người Pháp đã nhanh chóng hoạch định xây
dựng tuyến đường sắt đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác vùng đất
giàu có này. Ý đồ ban đầu của họ là xây dựng tuyến đường sắt đến Vĩnh Long, sau đó nối
tiếp tới Phnom Penh, Campuchia.
Tuy nhiên sau những cuộc tranh luận kéo dài về hiệu quả kinh tế và sự cần thiết xây dựng
tuyến đường sắt, người Pháp đã quyết định, trước mắt chỉ xây dựng đường sắt từ Sài Gòn
tới Mỹ Tho – con đường sắt đầu tiên của Đông Dương.
When
Xe lửa đi phà
Đầu năm 1881, chuyến tàu thuỷ đầu tiên chở nguyên
vật liệu từ Pháp sang xây dựng tuyến đường cập cảng
Sài Gòn. Vào giữa năm, công trường hình thành với
11.000 lao động được huy động.
So với công trường làm đường bộ cùng thời gian này,
công trường đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho là công
trường được tổ chức quy mô hơn, tiến hành rất khẩn
trương, và có mặt nhiều sĩ quan công binh tại chỗ cùng
nhiều kỹ sư từ Pháp sang.
Nhà ga hoả xa Sài Gòn,
tuyến đường sắt đầu tiên của
Đông Dương, hơn một thế kỷ
sau,
nơi đây là công viên 23-9
Để đưa tàu hoả vượt qua các con sông lớn vì lúc này chưa xây dựng được cầu, biện pháp
kỹ thuật được kỹ sư Têvơnê, giám đốc Sở Giao thông công chánh Nam Kỳ lúc đó đề xuất
là dùng phà.
Chiếc phà khổng lồ máy hơi nước chở được 10 toa xe (tương tự như phà mà Pháp đã làm
để đưa tàu vượt sông Gianh sau này), được lắp đặt đường ray và một thiết bị để nối
đường ray trên mặt đất với ray phà.
Chiều rộng đường sắt khổ 1 mét, là khổ đang được sử dụng rộng rãi thời bấy giờ trong
ngành đường sắt Anh, Pháp. Người Pháp dự tính tuyến đường sắt này là một phần của
tuyến Sài Gòn - Cần Thơ (để sau đó sẽ nối tuyến đi tiếp qua Phnom Penh , Campuchia).
Như vậy ngay từ đầu người Pháp đã có ý niệm rõ ràng về xây dựng tuyến đường sắt nối
đô thị trung tâm là Sài Gòn với các đô thị khác ở đồng bằng sông Cửu Long để hình
thành nên vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và trên diện rộng là nối kết các vùng kinh
tế của các nước thuộc địa với nhau.
Những năm tiếp sau, các tuyến đường sắt được xây dựng là: Sài Gòn - Hà Nội, Sài Gòn -
Lái Thiêu - Thủ Dầu Một - Lộc Ninh và Sài Gòn - Gò Vấp - Hóc Môn.
Rộng hơn, Sài Gòn – Mỹ Tho là tuyến đầu tiên của kế hoạch hình thành hệ thống đường
sắt nối vào hệ đường sắt quốc tế, dự định như sau: Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ - Bạc
Liêu - Cà Mau ; tuyến Cần Thơ - Châu Đốc - Phnom Penh - Bat Đom boong - Bangkok -
Miến Điện - Ấn Độ và các nước Trung Đông (tuyến này đã có sẵn đường quốc tế) ; tuyến
Bangkok - Mã Lai và tuyến Bangkok-Nakhon (Thái Lan) - Vientiane. Đặc biệt tuyến cuối
cùng này sẽ qua Udon của Thái Lan là nơi rất nhiều người Việt sinh sống.
Tuyến này có lợi cho phát triển kinh tế của Việt Nam , đặc biệt là đồng bằng sông Cửu
Long, đồng thời giữ quan hệ thân hữu với Lào và Campuchia (họ sẽ có đường thoát ra
biển ở Cần Thơ và Sài Gòn). Thế nhưng do chiến tranh nên các tuyến liên vận quốc tế
này đã không được xây dựng.
“Xe lửa buýt”!
Theo nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, công ty Eiffel trực tiếp thi công, sau bốn năm, tuyến
đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho dài 70 km đã hoàn thành
sau khi tiêu tốn 11,6 triệu franc.
Ông Đầu cho biết, khó khăn khi làm tuyến đường này
không thuộc về đền bù đất đai như bây giờ, vì lúc đó nhà
nước có chế độ đất công, đất tư rất rõ ràng. Theo ông
Đầu, khó nhất là do những yếu tố thuộc tâm linh. Tuyến
đường chạy qua gò bãi, bãi tha ma, dân sợ động long
mạch, nhà cầm quyền mất nhiều thời gian để giải thích
cho dân thông.
Where
Điểm khởi đầu xuất phát từ ga Sài Gòn (tại vị trí nay là
công viên 23-9) tuyến đi theo các đường : Cống Quỳnh -
Phạm Viết Chánh – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh
Dương Vương – Ngã ba An Lạc - Quốc lộ 1 (đi bên trái
và sát QL1 theo hướng Sài Gòn – Cần Thơ).
Đến khu vực Bình Điền (Bình Chánh) tuyến tách xa QL1
và vượt sông Chợ Đệm ở vị trí cách cầu Bình Điền đường bộ về phía hạ lưu khoảng 300
m, sau đó tuyến lại cặp sát bên trái QL1 cho đến khu vực Bến Lức thuộc tỉnh Long An.
Ga Phú Lâm,
nơi các nhà buôn đổ hàng
và mang vào Chợ Lớn
buôn bán mỗi ngày,
nay là Thuận Kiều Plaza.
Sau khi vượt sông Vàm Cỏ Đông, tuyến cắt qua QL1, sang bên phải và tiếp tục đi cặp sát
QL1 cho đến thị xã Tân An, vượt sông Vàm Cỏ Tây bằng cầu đường sắt Tân An, cắt qua
QL1 về bên trái và tiếp tục đi cặp sát QL1, cắt qua ngã ba Trung Lương, chạy dọc theo
tỉnh lộ 62 và kết thúc tại ga Mỹ Tho nằm sâu trong thành phố, sát cạnh chợ.
Tổng cộng có 15 ga đã được xây dựng trên tuyến gồm: Sài Gòn, An Đông, Phú Lâm, An
Lạc, Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Bình An, Tân An, Tân Hương, Tân
Hiệp, Lương Phú, Trung Lương, Mỹ Tho.
Như vậy bình quân 4,7 km có một ga, cự ly ngắn giữa các ga thể hiện tính chất vận tải
khách ngoại ô của tuyến đường sắt này. Vị trí ga Mỹ Tho được người Pháp lựa chọn tạo
nên đầu mối giao thông sắt - thuỷ - bộ.
How
Chuyến tàu đầu tiên
Ngày 20-7-1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông
bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho đánh dấu sự ra
đời của ngành đường sắt Việt Nam. Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu cho biết, trong chuyến
tàu khai trương, người Pháp dùng đầu máy mang tên Vaico, tức là Vàm Cỏ (nhưng khi
phiên ra tiếng Pháp đã bị viết sai).
Mỗi ngày có bốn cặp chạy trên tuyến đường này, chuyến đầu tiên xuất phát từ Mỹ Tho
lúc 1 giờ 30 sáng, đến Sài Gòn 5 giờ sáng. Ở Sài Gòn, chuyến Sài Gòn – Mỹ Tho cũng sẽ
xuất phát trùng giờ. Chuyến thứ 2 lúc 9 giờ sáng, chuyến thứ ba lúc 1 giờ chiều và
chuyến 6 giờ tối. Vì phải vượt phà, mỗi chuyến chạy mất ba tiếng rưỡi.
Đến tháng 5-1886 cầu trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã hoàn thành cho phép
tàu chạy một mạch tới Mỹ Tho, thời gian chạy rút xuống còn 2 tiếng rưỡi. Số lãi thu được
từ tuyến đường sắt này tính đến năm 1896 là 3,22 triệu franc, đến năm 1912 là hơn 4 triệu
franc.
Lý do, theo ông Nguyễn Đình Đầu, là trước đây, tuyến này rất lãi, nhưng thập kỷ 50 của
thế kỷ 20, xe hơi phát triển cùng với hệ thống đường bộ Sài Gòn - Mỹ Tho được đầu tư
gần như xa lộ nên người ta chuyển sang đi đường bộ.
Có những ngày toàn đoàn tàu chỉ có vài chục người, lỗ quá nên nhà nước bỏ tuyến đường
này đi. Sau 73 năm tồn tại, năm 1958, tuyến đường sắt này đã bị chính quyền Sài Gòn cũ
cho ngưng chạy tàu.
Hiện nay toàn bộ tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã bị tháo dỡ, ngay cả ga Sài Gòn
cũng bị dời ra Hoà Hưng. Trên đại lộ Hùng Vương thỉnh thoảng còn lộ ra vài đoạn đường
ray cũ chưa bị tháo dỡ. Nền đường sắt dọc Quốc lộ 1 từ thành phố Hồ Chí Minh đến Mỹ
Tho nhường chỗ cho việc mở rộng QL 1 hoặc đã bị những khu dân cư, khu công nghiệp
dọc tuyến lấn chiếm.
Cầu cống dọc tuyến bị tháo dỡ hoàn toàn, tại vị trí các cầu lớn như cầu Bình Điền, cầu
Bến Lức, cầu Tân An chỉ còn các mố hai bên bờ sông, các trụ cầu đã bị phá bỏ để nhường
chỗ cho giao thông thuỷ. Sau 125 năm, chỉ còn một nhà ga duy nhất tên Gò Đen (xã Long
Hiệp, Bến Lức, Long An) sát Quốc lộ 1A và đang nằm trong kế hoạch giải toả.
Ca dao “ Gạo cần đước…nước Đồng Nai”
Đất Long An từ lâu được xem như vựa lúa chính ở Nam Bộ, được truyền tụng qua câu
ca:
Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai,
Hết củi đã có Tân Sài chở vô!
Từ Tân An đi tiếp về miền tây là đất Tiền Giang, xưa là tỉnh Định Tường và Gò Cộng ở
đây có món bánh giá chợ Giồng (gò Công) được khách sành ăn ca ngợi. Và cũng không
biết tự bao giờ, món bánh giá chợ Giồng đã trở thành câu hát huê tình của các chàng trai
miệt vườn:
Từ khi em gái lấy chồng,
Anh ăn bánh giá chợ Giồng với ải
Bên kia sông Tiền, đối diện với Tiền Giang là "Dáng đứng Bến Tre" với rừng dừa thơ
mộng, là đất địa linh nhân kiệt:
Bến Tre nước ngọt lắm dừa,
Ruộng vườn màu mỡ biển thừa cá tôm
Sầu Riêng, măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lọi, thuốc ngon Mỏ Cày.
Thành phố Tân An
When
Ngày 24/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết số 38/NQ-CP
thành lập thành phố Tân An thuộc tỉnh Long An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân
số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An.
How
Thành phố Tân An có diện tích tự nhiên 8.194,94ha và 166.419 nhân khẩu, 14 đơn vị
hành chính cấp xã, gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Khánh Hậu, Tân Khánh và các xã:
Hướng Thọ Phú, An Vĩnh Ngãi, Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm, Nhơn Thạnh Trung.
Khu đô thị mới của gạch Đồng Tâm Long An
Where
Công ty cổ phần Đồng Tâm đã khởi công xây dựng khu đô thị trung tâm hành chính tỉnh
Long An tại phường 6, thị xã Tân An, tỉnh Long An.
How
Công trình có diện tích rộng 104ha, gồm: khu trung tâm hành chính và khu dân cư
(76,5ha) với tổng vốn đầu tư trên 500 tỉ đồng.
Các hạng mục công trình theo qui hoạch gồm: khu nhà ở biệt thự, nhà vườn (384 hộ), khu
nhà liên kế (1.994 hộ), khu chung cư cao tầng (500 hộ), nhà trẻ, mẫu giáo Dự kiến,
trong vòng 10 tháng kể từ ngày khởi công sẽ hoàn thành xây dựng cơ sởhạ tầng.
Who
Theo ông Võ Quốc Thắng - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng
Tâm, sau khi hoàn thành nơi đây sẽ hình thành một khu liên hợp hành chính - đô thị cao
cấp, đồng bộ và hiện đại nhất tỉnh Long An.
Mở Rộng
Đặc sản cháo cá lóc rau đắng
Cháo cá lóc rau đắng đất – “gió nội hương đồng”
Nhắc đến ẩm thực miền Tây là nhắc đến những món ăn mang đậm chất "hương đồng gió
nội", dân dã, không cầu kỳ, đôi khi lại rất giản đơn, mộc mạc, như chính con người của
vùng sông nước nơi đây.
Nếu có dịp, bạn hãy thử một lần đến miền tây, đêm trăng lên, ngồi dưới mái tranh giữa
cánh đồng đượm mùi rơm rạ, vừa thổi vừa húp xì xụp tô cháo cá lóc rau đắng đất còn
nghi ngút khói, thả hồn theo tiếng râm ran của côn trùng gọi bạn không dưng bạn sẽ
chợt thèm ngâm mấy điệu Hoài lang
Hàng năm, cứ sau mùa thu hoạch lúa, hầu như nhà nào ở vùng nông thôn cũng thường
xuyên nấu món cháo cá lóc rau đắng đất. Đó như thói quen dân dã, với một món ăn dân
dã, của những con người cũng dân dã nốt. Vô hình chung, những món ăn đơn giản đặc
trưng như thế này còn là cả một niềm tự hào xứ sở không thể nào định nghĩa. Cũng giống
như con nhà nông gót chân phải bám mùi phèn vậy.
Rau đắng đất không mọc trong vườn, cũng không thể trồng, chúng chỉ tự nhiên mọc lên ở
những cánh đồng sau mùa thu họach (Thường từ tháng 12 đến tháng 3). Khi nhổ rau lên
khỏi mặt đất, dù là ngâm trong nước, rau cũng sẽ héo nhanh sau đó, chỉ tươi độ vài tiếng
đồng hồ. Thế là ngẫu nhiên, rau đắng đất như một món quà quê đỏng đảnh của thiên
nhiên. Có lẽ cũng vì thế mà rau đắng đất chỉ thích hợp khi được chế biến chung với các
loại cá đồng.
Rau đắng đất có bản chất đúng với cái tên của nó - ăn vào rất đắng, nhưng tính lại rất
mát. Đôi khi những người già muốn "mát trong người" cũng thử đem rau đắng đất chấm
nước cá kho, nhưng được vài đũa cũng đành bỏ cuộc. Thế mà, kỳ diệu một điều, khi kết
hợp với món cháo cá lóc, rau đắng không những không đắng mà còn có hậu ngọt rất đặc
trưng. Vị của rau, của cá, của gạo hòa quyện vào nhau, rất thanh, rất dịu, và rất đặc biệt.
Tùy theo sở thích của mỗi người mà món Cháo cá lóc được nấu đơn giản hay công phu
một chút. Nếu đơn giản, chỉ cần vo gạo xong, đổ nước vào, đun sôi. Cá lóc làm sạch, cắt
phần đầu ra, phần thân róc xương, lấy thịt thái phi lê, ướp gia vị vừa ăn. Khi gạo bắt đầu
nở, bỏ đầu và xương cá vào cho ngọt nước, nêm nếm gia vị là dùng được. Nếu thích công
phu hơn, gạo vo xong để ráo nước, sao vàng rồi mới đổ nước vào đun sôi, lúc cháo chín,
phi mỡ hành thật giòn rưới lên mặt cháo, nhìn rất bắt mắt.
Các bước chuẩn bị đều hoàn tất. Cá lóc phi lê đã thấm gia vị được cho vào tô với một ít
hành lá xắt nhuyễn, cháo nóng hổi múc lưng tô, rắc một ít tiêu, sau đó cho rau đắng đã
rửa sạch lên, vừa trộn đều là dùng ngay, như vậy mới giữ được chất của rau. Cháo nóng
hổi vừa thổi vừa ăn, vị tiêu cay cay hòa với hơi nóng và vị ngọt của cháo, của cá, của rau,
cứ tê tê trên đầu lưỡi tạo nên những tiếng hít hà sảng khoái, những giọt mồ hôi rịn đều
khắp mặt, ta có cảm giác như khắp cơ thể mình đều bắt đầu chuyển động những cung bật
vui tươi.
Cháo cá lóc Sài gòn không ăn với rau đắng đất mà ăn với rau đắng biển. Cháo cá lóc Sài
gòn thường được nấu thêm với nấm, khi ăn ngoài rau đắng biển còn có gừng xắt sợi và
giá tươi. Có nơi còn kết hợp thêm giò chéo quẩy và tương đậu phụ. Không những thế,
nếu ăn cháo ngay trên bếp, gọi là "lẩu cháo cá lóc", người ta còn cho thêm hột vịt lộn vào
nồi cháo. Đó cũng là một nét đặc trưng của ẩm thực Sài gòn. Sài gòn ít có món ăn riêng,
một phần do cư dân Sài gòn phần lớn là dân nhập cư khắp mọi miền đất nước. Vì thế về
mặt ẩm thực vô cùng phong phú, họ chế biến lại món ăn của các vùng miền để tạo một
phong cách khác biệt không kém phần hấp dẫn.
Quốc lộ 62
What
Quốc lộ 62 là con đường chạy hoàn toàn trong tỉnh Long An, từ Thành phố Tân An đến
huyện Vĩnh Hưng, dài 92,5 km.
Where
Quốc lộ 62 bắt đầu từ ngã tư giao với quốc lộ 1A, phường 2, Thành phố Tân An, đi qua
5 huyện Đồng Tháp Mười gồm Thủ Thừa, Thạnh Hoá, Tân Thạnh, Mộc Hoá và kết thúc
tại cửa khẩu Bình Hiệp, huyện Mộc Hóa.
How
Độ dài một số tuyến đường:
Tân An - Mộc Hoá: 68 km
Tân An - cửa khẩu Bình Hiệp, Mộc Hoá: 77 km
Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức
Where
Cách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây.
What
Lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn
tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các
công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công Nguyễn Huỳnh
Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn.
How
Khuôn viên lăng Nguyễn Huỳnh Đức có diện tích hơn 3000m2, được giới hạn bởi tường
rào, có cổng tam quan mở về hướng Đông, trên cổng đắp nổi dòng chữ ''Tiền quân phủ''.
Trên hai bình phong có khắc 2 bài văn tế Nguyễn Huỳnh Đức của Trịnh Hoài Đức và
Trấn thủ Định Tường Nguyễn Văn Phong.
Phía sau hương án có bộ ván độc mộc dài 3,4m - rộng 1,8m- dày 0,14m có niên đại hơn
300 năm vốn là di vật của người đã khuất. Trong cùng là bàn thờ chính với khánh thờ đặt
trên hương án và chiếc hộp sơn son đựng 8 bản chiếu, chỉ, chế, sắc của các triều Gia
Long, Minh Mạng, Tự Đức phong tặng cho tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức. Bên trong đền
thờ còn bố trí 3 bộ lỗ bộ, tàn lọng và 4 cặp liễn đối ca ngợi sự nghiệp của Tiền quân
Nguyễn Huỳnh Đức do Vua Gia Long ngự ban. Ngoài ra những hiện vật cổ có niên đại
thế kỷ XVIII và XIX còn được lưu giữ trong đền thờ như: đoản kỷ Vua Xiêm tặng năm
1798, Khánh lệnh đồng Vua Gia Long tặng năm 1819, bức hoành ''Vạn Lý Danh'' Vua Tự
Đức tặng năm 1854
When
Lăng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) bằng
đá ong và vữa tam hợp theo hướng bắc-nam.
Từ năm 1819 đến 1959, gia tộc thờ ông trong ngôi nhà xưa do Vua Gia Long sai người
dựng cách ngôi mộ khoảng 500m.
Vào năm 1959, để tiện cho việc thờ cúng, gia tộc đã xây dựng ngôi đền thờ mới này theo
kiểu tứ trụ, 2 tầng mái, cửa gỗ trông ra hướng Đông. Ngay sau cửa chính đền thờ có đặt
hương án chạm rồng, phụng, hoa lá sơn son thếp vàng, phía trên có bức họa truyền thần
Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được vẽ năm 1802
Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng đã ra quyết
định công nhận lăng Nguyễn Huỳnh Đức là di tích Quốc gia ngày 11/5/1993
Who
Trong dân gian và sử sách, cuộc đời của Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đã trở thành
huyền thoại. Ông có tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại làng Tường Khánh-
huyện Kiến Hưng (nay là xã Khánh Hậu - Thị xã Tân An) trong một gia đình võ tướng đã
3 đời. Ông theo phò Nguyễn Ánh từ năm 1780 lập nhiều công trạng lớn, được ban họ vua
và giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Chưởng Hậu Quân, Chưởng Tiền Quân, Tổng Trấn
Gia Định Thành, Tổng Trấn Bắc Thành, tước Quận Công. Tương truyền ông là người
trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi là ''Hổ tướng''. Ông mất vào
ngày 9/9/1819, được dân gian xem như một vị thần. Hằng năm vào 3 ngày 7-8-9 / 9 âm
lịch, nhân dân trong vùng tề tựu cùng gia tộc làm lễ cúng ông hết sức trọng thể. Truyền
thống này đã được kế tục từ năm 1819 cho đến nay
Đến tham quan di tích lăng Nguyễn Huỳnh Đức chúng ta được chiêm ngưỡng nghệ thuật
kiến trúc lăng mộ đầu đời Nguyễn và những cổ vật quý giá cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ
XIX. Ta còn được biết đến cuộc đời và sự nghiệp của một ''Hổ tướng'' lừng danh đất Ba
Giồng và cũng là người có công khai phá Giồng Cai Én (Khánh Hậu), được nhân dân tôn
thờ như một vị Tiền Hiền. Với những ý nghĩa ấy, ngay từ đầu thế kỷ XX, chính quyền
thuộc địa đã liệt hạng lăng Nguyễn Huỳnh Đức là 1 trong 404 cổ tích ở Đông Dương .
Phụ Lục
Nguyễn Huỳnh Đức
Nguyễn Huỳnh Đức 1748 - 1819) là danh tướng và là công thần khai quốc của nhà
Nguyễn. Ông là một trong số các võ quan cao cấp đầu triều Nguyễn từng giữ chức Tổng
trấn của cả Bắc Thành lẫn Gia Định Thành.
Thân thế
Nguyễn Huỳnh Đức (chữ Hán: 阮黃德), nguyên tên là Huỳnh Tường Đức (nhờ lập được
nhiều công lao nên được ban quốc tính họ Nguyễn, từ đó ông có họ kép là Nguyễn
Huỳnh), sinh trưởng tại giồng Cái Én, làng Trường Khánh, châu Định Viễn, dinh Long
Hồ (nay thuộc ấp Dinh, xã Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An).
Vốn xuất thân trong một gia đình quan võ, ông nội là Huỳnh Châu, cha là Huỳnh Lương
đều theo phò chúa Nguyễn và đều được phong chức Cai đội. Năm 1731, cha và ông nội
theo Điều khiển Trương Phước Vĩnh tham gia trấn áp cuộc nổi loạn Sá Tốt. Sau khi cuộc
nổi loạn được dẹp yên, vua Chân Lạp hoảng sợ và xin đem hai vùng đất là Peam Mesar
(Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long) dâng chúa Nguyễn. Để tiện việc coi giữ, chúa cho lập
châu Định Viễn, dựng dinh Long Hồ, bổ nhiệm quan lại rồi đưa thêm dân Việt đến khai
hoang lập nghiệp. Từ đó, gia đình ông ở lại khai khẩn và lập nghiệp tại vùng Vũng Gù.
Sự nghiệp
Ngay từ lúc còn trẻ, ông đã có “dung mạo khôi ngô, khỏe mạnh hơn người, ai cũng coi
ông là hổ tướng”. Năm 1781, ông gia nhập vào đội quân Đông Sơn của Đỗ Thanh Nhơn.
Sau, mặc dù Thanh Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh giết chết, nhưng Nguyễn Huỳnh Đức vẫn
được tin dùng.
Năm Nhâm Dần (1782), ông được phong chức Tiền quân. Từ đó về sau, cuộc đời ông
gắn chặt với chúa Nguyễn. Có lần, Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đến
Định Tường thì bị sa lầy, chỉ mỗi một mình ông dám trở lại cứu chúa. Lúc ấy trời vừa
chạng vạng tối, quân Tây Sơn sợ bị mai phục nên rút lui. Trong đêm đó, vì quá mỏi mệt,
Nguyễn Phúc Ánh đã gối đầu lên đùi ông ngủ mê man Cảm động, Nguyễn Phúc Ánh
ban cho ông "quốc tính" và xem ông như người trong hoàng tộc. Từ đó ông mang tên là
'Nguyễn Huỳnh Đức.
Năm 1783, ông đánh nhau với quân Tây Sơn ở Đông Tuyên, nhưng bị thua, bị bắt cùng
với 500 thuộc hạ. Chỉ huy quân Tây Sơn là Nguyễn Huệ thấy Nguyễn Huỳnh Đức khỏe
mạnh, nên thu dùng. Ông chịu theo Tây Sơn nhưng có lời giao kết là ông chỉ đánh quân
Trịnh, chứ không đánh nhau với quân của chúa Nguyễn,
Năm 1786, Nguyễn Huỳnh Đức theo Nguyễn Huệ ra Bắc Hà đánh nhau với quân Trịnh,
rồi về làm phó tướng cho Nguyễn Văn Duệ. Ông Duệ trước là tướng tâm phúc của
Nguyễn Nhạc nên không thích ở dưới quyền của Nguyễn Huệ. Muốn lợi dụng việc này
để trốn về với chúa Nguyễn, Nguyễn Huỳnh Đức bàn với Nguyễn Văn Duệ rằng hãy theo
đường tắt mà lẻn về với Nguyễn Nhạc. Tin lời, ông Duệ dẫn hơn 5000 quân băng rừng
rậm về Quy Nhơn. Trên đường, Nguyễn Huỳnh Đức lựa dịp trốn sang Vạn Tượng rồi qua
Xiêm La (Thái Lan). Nhưng khi ông đến nơi, chúa Nguyễn đã về Gia Định. Vua Xiêm La
muốn giữ lại, nhưng ông cương quyết về với chúa Nguyễn.
Năm 1799, ông được thăng chức Chưởng quản Hữu quân dinh, ra đánh chiếm được Phan
Rí, rồi Thị Nại (Bình Định). Năm sau, ông dẫn quân đánh hạ được thành Quy Nhơn, rồi
được cử vào Nam cai quản xứ Định Tường. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Phú
Xuân, giao ông trấn giữ thành Quy Nhơn.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua (Gia Long), Nguyễn Huỳnh Đức được phong
Quận công.
Năm 1810, ông được làm Tổng trấn Bắc thành kiêm Khâm sai Chưởng tiền quân. Năm
1816, ông trở về Nam làm Tổng trấn Gia Định cùng với Hiệp Tổng trấn Trịnh Hoài Đức,
cai quản toàn miền Nam.
Ngày 9 tháng 9 năm Kỷ Mão (1819), ông mất khi đang tại chức, thọ 71 tuổi, an táng tại
nơi quê nhà và được thờ tại miếu Trung hưng công thần tại kinh đô Huế.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy tặng là Kiến Xương Quận công. Ông có 4
người con trai đều là võ quan, trong số đó có 2 người là rể vua Gia Long.
Huyện Tân Trụ
Where
Huyện nằm ở phía đông tỉnh Long An
Phía bắc giáp huyện Bến Lức.
Phía tây là huyện Thủ Thừa và Thành phố Tân An.
Phía nam giáp huyện Châu Thành được giới hạn bởi con sông Vàm Cỏ Tây.
Phía đông là huyện Cần Đước được giới hạn bởi con sông Vàm Cỏ Đông.
How
Thời Việt Nam Cộng Hoà, Tân Trụ là quận của tỉnh Long An. Năm 1977, hợp nhất với
huyện Châu Thành thành huyện Tân Châu. Tháng 9/1980, đổi tên là huyện Vàm Cỏ.
Quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng Số 36/HĐBT ngày 4/4/1989 về việc phân vạch địa
giới hành chính huyện Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An. Chia huyện Vàm Cỏ thuộc tỉnh
Long An thành hai huyện lấy tên là huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ.
Tren cung đường đi vào thành phố Tân An, chúng ta sẽ thấy dọc ven đường có những
vựa dưa hấu. vì sao? Tuy Long An không phải là địa phương trồng nhiều dưa hấu ở đồng
bằng sông Cửu Long (nổi tiếng là dưa hấu ở Gò Công của tỉnh Tiền Giang) nhưng lại tập
kết nhiều vựa dưa hấu vì nó thuận tiện cho thương lái đến đây buôn bán và lấy hàng hóa.
Kèm theo đó là việc vận chuyển cũng sẽ được rút ngắn lại. Dưa hấu vận chuyển như vậy
cũng không bị thất thoát nhiều hơn!
PHỤ LỤC
Rạng danh làng trống Bình An
Không ồn ào nhộn nhịp, cũng chẳng phô trương quảng bá nhưng làng trống Bình An
thuộc xã Bình Lãng huyện Tân Trụ tỉnh Long An lại có sức sống mãnh liệt suốt hàng
trăm năm nay. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là hầu hết những nghệ nhân làm trống
ở Bình An đều là “hai lúa”, vậy mà trống do họ làm lại đi “xuất ngoại” và làm lừng danh
trống Việt Nam…!
Làng trống của dòng họ Nguyễn!
How
Làng Bình An có khoảng 20 cơ sở làm trống chuyên nghiệp theo dạng “cha truyền con
nối”. Thú vị của làng trống là hầu hết nghệ nhân đều là những người trong dòng họ
Nguyễn. Theo ông Năm Mến kể, nghề trống ra đời cách đây khoảng 150 năm, do ông
Nguyễn Văn Ty khởi xướng. Thời đó, ông Ty có ghe chài chuyên đi mua bán nước mắm
từ Long An sang các tỉnh miền Tây.
Trong quá trình đi buôn bán, ông Ty phát hiện dọc sông Vàm Cỏ nhiều người làm thịt
trâu bỏ phần da. Thấy vậy, ông mang da trâu về phơi khô rồi mày mò làm trống. Do
không kinh nghiệm và chẳng có đồ nghề, nên trống làm ra tiếng kêu không được thanh và
nhỏ.
Sau khi ông Ty qua đời, con cháu ông tiếp tục làm trống. Nếu như trước đây làm trống
nhằm mục đích giải trí cho vui, thì những đời sau này bắt đầu tính chuyện làm trống để
“bán”. Theo đó, những thợ làm trống sáng chế ra phương pháp dùng giàn chò, giàn
giáo… để làm công cụ bịt trống; thân trống được làm bằng gỗ sao rất tốt đảm bảo độ bền
cao. Trống được sơn màu đỏ và thiết kế bề ngoài khá đẹp, sản xuất bao nhiêu bán hết bấy
nhiêu.
When
Những năm 1950 của thế kỷ trước, trống Bình An đã nổi đình nổi đám khắp miền Nam,
miền Trung Thậm chí các nước Đông Nam Á cũng biết tiếng tăm. Từ đó, làng trống
Bình An không ngừng lớn mạnh, trở thành nơi sản xuất và cung cấp trống “độc nhất” ở
phía Nam.
Đưa trống xuất ngoại
Who
Để tồn tại và phát triển, các cơ sở sản xuất trống ở Bình An liên tục thay đổi mẫu mã,
hình thức, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Ông Nguyễn Văn Ba, trên 30
năm làm trống, cho biết: “Tất cả các công đoạn vẫn làm bằng phương pháp thủ công
truyền thống, nhưng chất lượng không ngừng nâng lên, bởi đây là yếu tố sống còn của
làng nghề”.
Theo đó, các cơ sở vừa sản xuất vừa học hỏi rút kinh nghiệm. Thông thường để làm được
trống chất lượng, đảm bảo tiếng kêu tốt và độ bền cao, phải tìm cho được loại da trâu già,
vừa mới mổ (mới làm thịt), tuyệt đối không dùng da trâu đã ngâm muối. Sau đó mang da
trâu về căng ra phơi khô, lấy cỡ mặt trống, cắt da tròn rồi mới bịt…
Ông Năm Mến giải thích thêm: “Tùy theo từng loại trống mà có cách làm da và bịt khác
nhau, như trống lân thì làm da dày và bịt thẳng để kêu bong tiếng; trống nhạc lễ thiết kế
khi đánh lên nghe tiếng âm dương, cao thấp; rồi trống trường, trống đình, chùa… mỗi
loại đều có tiếng kêu riêng biệt”. Ngoài tiếng kêu thanh và bong, thì độ bền của trống
Bình An kéo dài từ 20- 30 năm mới lủng, sau đó bịt lại mặt và tiếp tục sử dụng.
Hầu hết trống ở các đình, chùa, trường học, đoàn lân… khắp các tỉnh thành phía Nam đều
do làng trống Bình An cung cấp. Ngay cả những đoàn lân sư rồng lớn ở TP Hồ Chí Minh
cũng tìm đến làng Bình An đặt mua trống. Không dừng lại ở thị trường trong nước, các
cơ sở ở Bình An còn mang trống đi “xuất ngoại”. Để đưa trống đi xa, các cơ sở tăng
cường quảng bá và thông qua các “đầu mối” lớn ở TP Hồ Chí Minh, nhờ họ giới thiệu
với các nước như Úc, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh, Campuchia, Hàn Quốc…
Ông Năm Mến lạc quan: “Gần chục năm trở lại đây, chúng tôi đưa trống Bình An đi xuất
ngoại và được nhiều nước đánh giá cao. Từ đó đến nay, cơ sở vẫn xuất trống sang thị
trường Mỹ đều đặn, giá thành cao hơn trong nước chút đỉnh, và chất lượng, mẫu mã phải
hoàn hảo”.
Ông Hồ Bửu, một Việt kiều ở Mỹ nhiều năm là khách hàng của làng trống, nhận định:
“Khó mà tin được làng Bình An nằm giữa đồng không - mông quạnh lại là nơi làm trống
rất tuyệt vời, âm thanh không lẫn vào đâu được. Ngạc nhiên hơn, tất cả đều là những “hai
lúa”, không ai học qua trường lớp, nhưng có tay nghề cao”.
Thương hiệu cho làng trống
Có thể nói, nhiều năm nay trống gắn liền với các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng dân gian.
Ở nước ta, hầu hết các đình, chùa, miếu, trường học, công đường, đến các đoàn hát, đoàn
lân… nơi nào cũng có trống.
Từ đó, cho thấy nhu cầu tiêu thụ trống rất rộng và làng trống không ngừng lớn mạnh.
Nhiều cơ sở sản xuất trống “ăn nên làm ra” vươn lên khá giả. Như gia đình anh Ba
Khía, không có tấc đất cắm dùi, nhờ nghề làm trống mà anh xây được nhà kiên cố và
nuôi 4 con học lên đại học. Rồi ông Năm Mến, nuôi 7 con có cuộc sống ổn định cũng từ
nghề trống mà ra. Hộ ông Nguyễn Văn Lương, ông Hai Phú… cũng sống nhờ vào trống.
Anh Nguyễn Minh Giám, Chủ tịch UBND xã Bình Lãng thừa nhận: “Đất đai ngày càng
hẹp nhưng người lại đông, muốn khá lên phải chuyển đổi nghề. Trong đó, nghề làm trống