Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.58 KB, 30 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................1
Danh mục viết tắt............................................................................................2
Danh mục các bảng, biểu................................................................................3
Lời nói đầu.......................................................................................................1
Nội Dung...........................................................................................................3
Chương I : Tổng quan về ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển
kinh tế - xã hội ................................................................................................3
Kết luận chương I..........................................................................................19
Chương II : Thực trạng dân số tỉnh Lào Cai..............................................20
Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị,
nông thôn........................................................................................................21
Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số Lào Cai phân theo khu vực.....................................24
Bảng 2.3 Tỷ lệ sinh, chết và tăng tự nhiên dân số tỉnh Lào Cai................25
Bảng 2.4 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm.............................27
Biểu 1 Lượng lao động theo ngành của tỉnh Lào Cai (%).........................28
Bảng 2.6 Tình hình giáo dục tỉnh Lào Cai..................................................31
Biểu 2 Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi quy định (%)...........................32
Bảng 2.7 Tình hình dịch vụ y tế của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2008...32
Bảng 2.8 Chi ngân sách cho ANTTXH........................................................33
Kết luận chương II........................................................................................34
Chương III : Giải pháp và đề xuất, kiến nghị............................................36
Kết Luận.........................................................................................................42
Tài liệu tham khảo.........................................................................................43
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Danh mục viết tắt
CN – XD Công nghiệp – Xây dựng
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện Đại Hóa
QLNN Quản lý Nhà nước


SLLTBQ Sản lượng lương thực bình quân
ANTTXH An ninh trật tự xã hội
SKSS Sức khỏe sinh sản
MTQG Môi trường quốc gia
DS-KHHGĐ Dân số - kế hoạch hóa gia đình
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Danh mục các bảng, biểu
Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn.......22
Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số Lào Cai phân theo khu vực..........................................................24
Bảng 2.3 Tỷ lệ sinh, chết và tăng tự nhiên dân số tỉnh Lào Cai......................................25
Bảng 2.4 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm.................................................27
Bảng 2.5 Diện tích và sản lượng lương thực có hạt........................................................30
Bảng 2.6 Tình hình giáo dục tỉnh Lào Cai.......................................................................31
Bảng 2.7 Tình hình dịch vụ y tế của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2008.........................32
Bảng 2.8 Chi ngân sách cho ANTTXH...........................................................................33
Biểu 1 Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Lào Cai.....................................................28
Biểu 2 Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi quy định.......................................................32
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
Lời nói đầu
1.Lý do chọn đề tài
Con người hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mỗi hoạt động đó đều ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của chính con người. Ảnh hưởng đó đối
với một vùng, một quốc gia sẽ được tính trên qoàn bộ người dân. Dân số của một vùng,
một quốc gia không ở trạng thía tĩnh mà biến đổi không ngừng. Sự biến đổi dân số của
một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là biến động dân số.
Biến động dân số là nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất làm thay đổi xã hội. Biến đông
dân số được quan tâm nghiên cứu nhiều vì nó ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến hoạt
động của toàn xã hội. Mỗi cá nhân trong cuộc đời của mình thường thay đổi nghề

nghiệp, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật… Chính những sự thay
đổi này theo thời gian là sự biến động xã hội của dân số. Nghiên cứu cơ cấu xã hội ở
những thời điểm khác nhau cho thấy khuynh hướng biến động xã hội của dân số trong
thời khoảng đó.
Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn
nhân lực luôn luôn gắn liền với sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục
tiêu của sự phát triển suy cho cùng là con người. Thông qua việc nghiên cứu biến động
dân số của một lãnh thổ, một quốc gia giúp ta đánh giá được chất lượng và tiềm năng lao
động của dân số, giúp dự đoán được các nhu cầu và chiều hướng phát triển của dân số
trong tương lai, các tác động đối với môi trường – xã hội, từ đó, giúp tính toán hay
hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho tương lai.
Với những lý do như trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Ảnh hưởng của biến động
dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai ” để làm đề tài thực tập tốt
nghiệp.
2.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ những ảnh hưởng của quá trình biến động dân
số đối với các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh Lào Cai để từ đó giúp đưa ra
những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế, khắc phục ảnh hưởng
tiêu cực. Cuối cùng đây sẽ là một trong những căn cứ để chính quyền của tỉnh đưa ra các
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
hoạch định chính sách, xây dưng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được
phát triển bền vững.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dân số của tỉnh Lào Cai.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trong phạm vi diện tích tỉnh Lào Cai.
4. Phuơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
để phân tích vấn đề: Phương pháp thống kê và toán học; Phương pháp phân tích, tổng

hợp.
5. Kết cấu đề tài:
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế -
xã hội
Chương II : Thực trạng dân số tỉnh Lào Cai
Chương III : Giải pháp và đề xuất, kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Bùi Hoàng Lan và các cán bộ văn phòng HĐND
và UBND đã giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Do còn có
những hạn chế nhất định về hiểu biết và kiến thức nên không tránh khỏi thiếu sót trong
bài chuyên đề, rất mong mọi người và các thầy cô góp ý để em có thể hoàn thiện tốt hơn
đề tài này.
Lời cam đoan : Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện,
không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi
xin chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Ký tên
Hoàng Kiên Thành
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
Nội Dung
Chương I : Tổng quan về ảnh hưởng của biến động dân số đến
phát triển kinh tế - xã hội
1.1 Một số khái niệm về dân số và biến động dân số
1.1.1 Dân số
Dân số bao gồm toàn bộ số người sinh sống trong phạm vi một lãnh thổ nhất định: một
vùng, một nước, một nhóm nước hoặc cả thế giới (toàn cầu). Quy mô dân số biểu thị
khái quát tổng số dân của một vùng, một nước hay của các khu vực khác nhau trên thế
giới (giáo trình dân số học)

Còn theo pháp lệnh dân số năm 2003 (Pháp lệnh số 03/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội ngày 9/1/2003 về dân số), dân số là tập hợp người sinh sống
trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. Quy mô
dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn
vị hành chính tại thời điểm nhất định.
1.1.2 Biến động dân số
Khái niệm: Biến động dân số là sự thay đổi số lượng dân số của một quốc gia, khu vực,
vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính theo thời gian do tác động của ba quá
trình sinh, tử và di dân.
Biến động dân số được chia làm 2 loại: biến động dân số tự nhiên và biến động dân số
cơ học
Khảo sát sự biến động dân số nhằm mục đích tìm hiểu quá trình phát triển dân số của
một quốc gia, một địa phương để biết dân số của vùng lãnh thổ đó thay đổi như thế nào:
theo chiều hướng tăng, theo chiều hướng giảm, không tăng, không giảm hay phát triển
quá nhanh dẫn đến bùng nổ dân số. Từ đó, đưa ra các giải pháp để cân bằng sự phát triển
dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Biến động dân số tự nhiên
Là sự chênh lệch giữa mức sinh và mức tử của dân số một quốc gia, khu vực, vùng địa
lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính trong một thời kỳ nhất định.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
1.1.2.2 Biến động dân số cơ học
Là sự chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư do quá trình di dân của một quốc gia, khu vực,
vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính trong một thời kỳ nhất định.
Di dân là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành
chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác mang đặc trưng thay đổi nơi cư trú, theo
những chuẩn mực không gian và thời gian nhất định. Di dân có 2 loại: di dân quốc tế và
di dân trong nước.
*Di dân quốc tế bao gồm (theo hội nghị dân số thế giới ở Mêhicô):

-Di dân hợp quy tắc
-Di dân không hợp quy tắc
-Hiện tượng “chảy máu chất xám”
-Người tị nạn
Ngoài ra còn có phân loại khác như : theo đặc trưng địa lý (di dân trong khu vực và liên
khu vực, di dân trong châu lục và liên châu lục); theo đặc trưng phát triển (di dân giữa
các nước phát triển, giữa các nước đang phát triển, giữa các nước phát triển –đang phát
triển).
*Di dân trong nước bao gồm:
-Theo cấp hành chính: Mỗi nước có những quy định phân cấp hành chính riêng.
Ở nước ta chính thức có 3 cấp: tỉnh (thành phố), huyện (quận, thị xã), xã (phường, thị
trấn). Vùng và miền không phải cấp hành chính song cũng được quan tâm nghiên cứu di
dân. Ở cấp xã, di chuyển trong nội bộ xã nói chung không phải là di dân nhưng sự di
chuyển mang ý nghĩa đặc thù khai phá đất mới, lập thôn mới lại được coi là di dân.
-Theo trình độ phát triển: đặc trưng rõ nhất là phân chia thành thị, nông thôn. Như
vậy sẽ có 4 kiểu di dân:
(1)Nông thôn – Nông thôn
(2)Nông thôn – Thành thị
(3)Thành thị – Thành thị
(4)Thành thị – Nông thôn
Về hình thức, đây chỉ là những cặp hoán vị của 2 phạm trù. Song nội dung phản ánh
thực trạng xu hướng vận động phát triển của lịch sử di dân. Khi chưa chưa phát triển thì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
(1) là hình thức di dân chủ yếu. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo nên hình
thức (2). Sau đó sự phát triển mạnh mẽ hình thành nhiều đô thị mới nên (3) là hình thức
chủ yếu. Cuối cùng khi sự phát triển đạt đến mức cao nhất định thì xu hướng (4) chiếm
ưu thế. Các xu hướng lịch sử này hiện đang chi phối hầu như tất cả các quốc gia, vùng
và địa phương.

1.1.3 Các yếu tố gây ra biến động dân số
Phương trình cơ bản của biến động dân số
Ba quá trình sinh, tử và di dân kết hợp lại sẽ tạo nên phương trình căn bản của biến động
dân số:
Pt = P0 + B - D + I - O
Trong đó:
- Pt là dân số ở thời điểm t cần khảo sát.
- Po là dân số ở thời điểm gốc.
- B, D, I, O lần lượt là số trẻ em được sinh ra, số người chết, số người nhập cư, số người
xuất cư trong thời kỳ (0, t).
1.1.3.1 Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng
Sinh sản là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình biến động tự nhiên dân số. Nó không
chỉ ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu, tốc độ tăng dân số mà còn ảnh hưởng lớn đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng vẫn
diễn ra theo một xu hướng nhất định. Để điều tiết mức sinh phải biết xu hướng biến
động và những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Trong dân số học, sinh sản chỉ sự sinh sản của
phụ nữ, liên quan tới số trẻ đẻ ra mà một phụ nữ thực sự có.
Có hai cách tiếp cận nghiên cứu mức sinh : mức sinh theo thời kỳ và mức sinh theo đoàn
hệ (thế hệ). Nói chung, phân tích theo thời kỳ đơn giản hơn, hay được dùng hơn.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh :
Mức sinh sản không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng mà chịu
ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố khác như : tuổi kết hôn, thời gian chung sống của các
cặp vợ chồng, ý muốn về số con, trình độ phát triển kinh tê – xã hội, địa vị của người
phụ nữ, việc sử sụng các biện pháp tránh thai ... Như vậy mức sinh chịu ảnh hưởng của
nhiều biến số trực tiếp hoặc gián tiếp. Ta có thể chia thành 3 loại bao gồm: những biến
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
số trung gian (nhân tố quyết định gần); những biến số liên quan đặc tính và hoàn cảnh
gia đình; biến số môi trường.

-Những biến số trung gian (nhân tố quyết định gần):
Theo Davis và Blake, 2 nhà nghiên cứu đã tạo ra 1 hệ thống biến số có vai trò trung gian
giữa các biến số hành vi và mức sinh, cho rằng có 3 loại biến số trung gian cần thiết cho
tái sinh sản là :
+Xác suất giao hợp (tuổi kết hôn).
+Xác suất thụ thai nếu có quan hệ tình dục (biện pháp tránh thai ...).
+Xác suất thụ thai dẫn đến sinh con sống (sẩy thai, nạo thai ...).
Còn Bongaarts, nhà nghiên cứu dân số học đã trình bày một cách hệ thống các biến số
trung gian, ảnh hưởng của chúng đối với tình trạng mức sinh cao và mức sinh thấp, cho
rằng có 4 loại biến số trung gian là :
+Tỷ lệ dân số trong quan hệ tình dục.
+Tỷ lệ người quan hệ sử dụng biện pháp tránh thai và độ hiệu quả của những biện
pháp đó.
+Độ phổ biến nạo thai trong dân số.
+Khoảng thời gian trung bình cho con bú của dân số.
-Những biến số liên quan đặc tính gia đình và hoàn cảnh gia đình:
Trong nhóm này có nhiều loại biến số : tuổi, mức chết, ngân sách của gia đình, những
chi phí và thuận lợi có con, địa vị phụ nữ, thu nhập và sở thích.
+Tuổi là 1 trong những biến số quan trọng nhất giải thích mức sinh của cá nhân
trong phạm vi vi mô. Cơ cấu tuổi là 1 trong những biến số quan trọng nhất khi giải thích
mức sinh phạm vi vĩ mô. Tại cả 2 phạm vi, tuổi liên quan đến kết hôn, ly hôn, góa, tuổi
dậy thì, bắt đầu khả năng sinh đẻ, tần suất giao hợp, xác suất thụ thai và mãn kinh.
+Mức chết ảnh hưởng tới mức sinh thông qua 1 số cơ chế. Thứ nhất, ảnh hưởng
đến số người sống trong tuổi sinh đẻ qua cơ cấu tuổi – giới tính. Thứ hai, mức chết trẻ
sơ sinh và trẻ em có thể ảnh hưởng đến mức sinh qua cơ chế sinh học và hành vi.
+Ngân sách, tài sản và thời gian của gia đình cũng ảnh hưởng đến mức sinh.
Ngân sách giới hạn những hàng hóa mua được. Quỹ thời gian là số giờ hoặc ngày có thể
làm việc. Do đó yêu cầu khi có con đòi hỏi có cả vật chất và sử dụng thời gian. Yêu cầu
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6

Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
có những chi phí và thuận lợi khi có con trong một gia đình có thể ảnh hưởng đến mức
sinh.
+Địa vị người phụ nữ, theo nhiều nhà nghiên cứu là nhân tố quyết định chủ chốt
ảnh hưởng đến mức sinh. Địa vị người phụ nữ có thể ảnh hưởng đến mức sinh thông qua
tuổi kết hôn, những lựa chọn sinh con trong hôn nhân và mức sinh tự nhiên. Trình độ
học vấn, sự tham gia vào lực lượng lao động, khả năng quyết định trong gia đình và tình
trạng sức khỏe là những nhân tố hay được nghiên cứu khi nói đến địa vị phụ nữ và mức
sinh. Hai nhân tố quan trọng nhất là trình độ học vấn và công việc. Sự khác biệt mức
sinh của các nước đang phát triển và cac nước phát triển đều cho thấy 1 quan hệ nghịch
giữa trình độ học vấn của người mẹ và mức sinh. Quan hệ này mạnh nhất ở lứa tuổi trẻ
và rõ nhất ở những bậc học cao. Trình độ học vấn ảnh hưởng nhiều đến biến số trung
gian tuổi kết hôn và việc sử dụng biện pháp tránh thai. Bên cạnh đó tồn tại mâu thuẫn
giữa vai trò làm mẹ và vai trò làm việc của một người phụ nữ. Trong tình trang người
phụ nữ có cơ hội làm việc, khi công việc không cho phép nuôi con đồng thời thì người
phụ nữ chọn ít có con hơn. Mặc dù tại các nước phát triển có nhiều bằng chứng rằng có
quan hệ nghịch giữa công việc phụ nữ và mức sinh, nhưng tại các nước đang phát triển
bằng chứng chưa rõ ràng.
+Thu nhập hoặc thu nhập bình quân mỗi người được dùng làm chỉ tiêu đo mức
độ hiện đại hóa. Khi nói đến mức sinh, vai trò của thu nhập hết sức phức tạp. Ở cấp độ
vĩ mô hoặc vi mô, thu nhập không cản trở trực tiếp việc sinh con, vì sinh con không phải
là hành động thị trường, tuy nhiên những khó khăn trong việc nuôi dạy con khôn lớn
trưởng thành lại liên quan nhiều tới thu nhập. Thu nhập là chỉ tiêu giới hạn ngân quỹ gia
đình phải chịu, hạn chế số lượng vật chất có được. Khi tính thu nhập của vợ trong tổng
nguồn tài sản gia đình, sinh đẻ, nuôi dạy con cái ảnh hưởng đến công việc của vợ thì
quan hệ giữa mức sinh và thu nhập càng trở nên phức tạp hơn.
+Sở thích cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Sở thích thường khác nhau giữa các cá
nhân này với cá nhân khác. Có người thích sống ấm no với gia đình. Có người lại thích
tự do giao du nhiều. Đo lường sở thích rất khó.
-Môi trường: hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định gia đình, gồm 2 biến số về

tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của cộng đồng (như thể chế xã hội, trình độ phát
triển kinh tế, chế độ chính trị ...) và các chính sách – chương trình dân số. Bởi các gia
Website: Email : Tel : 0918.775.368
7
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
đình không thể sống tách ra khỏi xã hội. Gia đình chịu ảnh hưởng bởi cộng đồng xung
quanh và bởi những chuẩn mực giá trị và mong đợi của hàng xóm. Điều kiện kinh tế gia
đình phụ thuộc vào sản xuất và việc làm trong cộng đồng chung. Hệ thống chính trị ảnh
hưởng đến quan hệ dân số và chính quyền địa phương, mỗi chính quyền địa phương có
thể ảnh hưởng đến việc thành lập những chương trình kế hoạch hóa gia đình. Do đó các
chính sách và chương trình của Nhà nước cũng có vai trò ảnh hưởng quan trọng đến
mức sinh. Các chương trình kế hoạch hóa gia đình khuyến khích sử dụng biện pháp
tránh thai, cấm phá thai hoặc cho phép phá thai, quy định tuổi kết hôn ... đều là những
chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đối với mức sinh. Ngoài ra các chính sách lĩnh
vực khác cũng có thể ảnh hưởng tới mức sinh.
1.1.3.2 Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng
Chết là hiện tượng tự nhiên, là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi cơ thể sống. Tuy
nhiên, mức độ chết và nguyên nhân chết không giống nhau. Theo Liên hợp quốc và tổ
chức y tế thế giới, chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một
thời điểm nào đó, sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra (sự chấm dứt tất cả những biểu
hiện của sự sống mà không một khả năng nào khôi phục lại được.
Một sự kiện sinh sống là sự lấy ra từ cơ thể người mẹ một sản phẩm sau thời gian thai
nghén mà không chú ý đến độ dài thời gian mang thai, và sau khi tách biệt khỏi cơ thể
của người mẹ, sản phẩm này có biểu hiện của sự sống là hơi thở, nhịp đập của trái tim,
rung động của cuống rốn, hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt ... Mỗi sự kiện như
vậy được coi là một sự kiện sinh sống.
Chết gắn liền với sự kiện sinh sống là chết con người. Ngoài ra còn có chết bào thai, đây
là trường hợp chết trước khi có sự kiện sinh sống (chết từ trong bụng mẹ).
Sinh và chết là 2 mặt đối lập của mỗi sinh vật nói chung và con người nói riêng nhưng
có tác động qua lại lẫn nhau và là 2 yếu tố chủ yếu của quá trình tái sản xuất dân số.

Chết cũng là yếu tố tác động rất lớn đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Do vậy
việc phấn đấu giảm mức chết là nhiệm vụ nhân khẩu hàng đầu mỗi nước, mỗi thời kỳ.
Nghiên cứu mức độ chết của dân cư phải chú ý đến một công cụ phân tích qaun trọng là
bảng sống, đó là bảng thống kê phản ánh đầy đủ mức chết của dân cư ở các độ tuổi khác
nhau và khả năng sống khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác. Nghiên cứu mức
chết là 1 trong những căn cứ để tính toán tiềm năng gia tăng dân số, biết các nguyên
Website: Email : Tel : 0918.775.368
8
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
nhân cơ bản ảnh hưởng đến mức chết, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thấp mức chết,
nâng cao tuổi thọ bình quân người dân ... để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, các chương trình y tế công cộng.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết : mức độ chết cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Song chủ yếu gồm có : giới tính, tình trạng hôn nhân, nơi ở, dân tộc, tầng lớp xã hội.
-Giới tính:
Là một trong những đặc tính di truyền dễ phân biệt nhất giữa các cá nhân. Nhưng khi nói
đến sự khác biệt mức chết giữa nam và nữ không chỉ đề cập đến lý do di truyền mà còn
phải đề cập đến lý do tâm lý, kinh tế - xã hội. Chỉ tiêu đơn giản và thông dụng nhất là
chênh lệch kì vọng sống trung bình khi sinh ra. Ở các nước phát triển, tuổi thọ trung bình
nữ luôn luôn cao hơn nam. Sự khác biệt về mức chết giữa nam và nữ ở các độ tuổi có
thể được đo bằng chỉ số xác suất chết nam trên xác suất chết nữ ở các độ tuổi. Chỉ số
này cho thấy ở độ tuổi nào mức chết nam cao hơn nữ và ngược lại. Ở các nước phát
triển, mức chết nam và nữ gần nhau ở độ tuổi mới sinh đến khoảng 4 tuổi và ở tuổi già,
chênh lệch nhất là ở độ tuổi thanh niên và ở giai đoạn sau tuổi sinh đẻ. Có nhiều nguyên
nhân gây ra chênh lệch mức chết giữa nam và nữ như : gen, mức sinh, điều kiện vệ sinh,
xã hội trọng giới tính, hút thuốc, rượu bia ...
-Tình trạng hôn nhân:
Nghiên cứu sự khác biệt mức chết giữa những tình trạng hôn nhân khó hơn giới tính vì
tình trạng hôn nhân thay đổi theo tuổi còn giới tính thì không. Có thể áp dụng tuổi thọ
trung bình của các tình trạng hôn nhân để so sánh, thường phân biệt nam – nữ. Ngoài ra

có thể tính tỉ số xác suất chết của những tình trạng hôn nhân ứng với các trạng thái: độc
thân, trong giá thú, ly thân, ly dị, góa. Sự khác nhau mức chết giữa những trạng thái này
có thể do cách sống khác nhau theo những tình trạng hôn nhân khác nhau và do sự thay
đổi tình trạng hôn nhân gây ra.
-Vùng cư trú:
Nghiên cứu vùng cư trú nhằm mục đích đo lường đơn thuần sự khác biệt mức chết dân
cưu ở hai nơi (sau khi chuẩn hóa chỉ tiêu chết theo cơ cấu tuổi), kết quả sẽ phản ánh sự
khác nhau về đặc tính của người dân ở hai địa phương đó. Khi nghiên cứu sự khác biệt
theo địa lý, mục tiêu chính muốn biết nơi nào có mức chết cao hơn, mặc dù có sự khác
nhau trong nhiều đặc tính của dân cư vùng đó. Thường khi so sánh phải dùng các chỉ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
9

×