Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai .DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.54 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................1
Danh mục viết tắt............................................................................................2
Danh mục các bảng, biểu................................................................................3
Lời nói đầu.......................................................................................................1
Nội Dung...........................................................................................................3
Chương I : Tổng quan về ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển
kinh tế - xã hội ................................................................................................3
Kết luận chương I..........................................................................................19
Chương II : Thực trạng dân số tỉnh Lào Cai..............................................20
Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị,
nơng thôn........................................................................................................21
Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số Lào Cai phân theo khu vực.....................................24
Bảng 2.3 Tỷ lệ sinh, chết và tăng tự nhiên dân số tỉnh Lào Cai................25
Bảng 2.4 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm.............................27
Biểu 1 Lượng lao động theo ngành của tỉnh Lào Cai (%).........................28
Bảng 2.6 Tình hình giáo dục tỉnh Lào Cai..................................................31
Biểu 2 Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi quy định (%)...........................32
Bảng 2.7 Tình hình dịch vụ y tế của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2008...32
Bảng 2.8 Chi ngân sách cho ANTTXH........................................................33
Kết luận chương II........................................................................................34
Chương III : Giải pháp và đề xuất, kiến nghị............................................36
Kết Luận.........................................................................................................42
Tài liệu tham khảo.........................................................................................43

Website: Email : Tel : 0918.775.368


Danh mục viết tắt
CN – XD


Công nghiệp – Xây dựng

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện Đại Hóa

QLNN

Quản lý Nhà nước

SLLTBQ

Sản lượng lương thực bình quân

ANTTXH

An ninh trật tự xã hội

SKSS

Sức khỏe sinh sản

MTQG

Môi trường quốc gia

DS-KHHGĐ

Dân số - kế hoạch hóa gia đình


Website: Email : Tel : 0918.775.368


Danh mục các bảng, biểu

Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nơng thôn......22
Bảng 2.2 Tỷ lệ dân số Lào Cai phân theo khu vực........................................................24
Bảng 2.3 Tỷ lệ sinh, chết và tăng tự nhiên dân số tỉnh Lào Cai.....................................25
Bảng 2.4 Cân đối lao động xã hội có đến 1/7 hàng năm................................................27
Bảng 2.5 Diện tích và sản lượng lương thực có hạt.......................................................30
Bảng 2.6 Tình hình giáo dục tỉnh Lào Cai.....................................................................31
Bảng 2.7 Tình hình dịch vụ y tế của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2000-2008........................32
Bảng 2.8 Chi ngân sách cho ANTTXH.........................................................................33
Biểu 1 Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Lào Cai....................................................28
Biểu 2 Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi quy định......................................................32

Website: Email : Tel : 0918.775.368


1
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Lời nói đầu
1.Lý do chọn đề tài
Con người hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mỗi hoạt động đó đều ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của chính con người. Ảnh hưởng đó đối
với một vùng, một quốc gia sẽ được tính trên qồn bộ người dân. Dân số của một vùng,
một quốc gia không ở trạng thía tĩnh mà biến đổi khơng ngừng. Sự biến đổi dân số của
một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là biến động dân số.
Biến động dân số là nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất làm thay đổi xã hội. Biến đông

dân số được quan tâm nghiên cứu nhiều vì nó ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến hoạt
động của toàn xã hội. Mỗi cá nhân trong cuộc đời của mình thường thay đổi nghề
nghiệp, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chun mơn kỹ thuật… Chính những sự thay
đổi này theo thời gian là sự biến động xã hội của dân số. Nghiên cứu cơ cấu xã hội ở
những thời điểm khác nhau cho thấy khuynh hướng biến động xã hội của dân số trong
thời khoảng đó.
Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn
nhân lực luôn luôn gắn liền với sự biến đổi dân số cả về số lượng và chất lượng. Mục
tiêu của sự phát triển suy cho cùng là con người. Thông qua việc nghiên cứu biến động
dân số của một lãnh thổ, một quốc gia giúp ta đánh giá được chất lượng và tiềm năng lao
động của dân số, giúp dự đoán được các nhu cầu và chiều hướng phát triển của dân số
trong tương lai, các tác động đối với môi trường – xã hội, từ đó, giúp tính tốn hay
hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho tương lai.
Với những lý do như trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Ảnh hưởng của biến động
dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai ” để làm đề tài thực tập tốt
nghiệp.
2.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ những ảnh hưởng của quá trình biến động dân
số đối với các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của tỉnh Lào Cai để từ đó giúp đưa ra
những giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế, khắc phục ảnh hưởng
tiêu cực. Cuối cùng đây sẽ là một trong những căn cứ để chính quyền của tỉnh đưa ra các
Website: Email : Tel : 0918.775.368


2
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

hoạch định chính sách, xây dưng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được
phát triển bền vững.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là dân số của tỉnh Lào Cai.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trong phạm vi diện tích tỉnh Lào Cai.
4. Phuơng pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu chun đề có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
để phân tích vấn đề: Phương pháp thống kê và tốn học; Phương pháp phân tích, tổng
hợp.
5. Kết cấu đề tài:
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế xã hội
Chương II : Thực trạng dân số tỉnh Lào Cai
Chương III : Giải pháp và đề xuất, kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn cơ giáo TS. Bùi Hồng Lan và các cán bộ văn phòng HĐND
và UBND đã giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Do cịn có
những hạn chế nhất định về hiểu biết và kiến thức nên không tránh khỏi thiếu sót trong
bài chuyên đề, rất mong mọi người và các thầy cơ góp ý để em có thể hồn thiện tốt hơn
đề tài này.
Lời cam đoan : Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện,
không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi
xin chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Ký tên
Hoàng Kiên Thành

Website: Email : Tel : 0918.775.368


3
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Nội Dung

Chương I : Tổng quan về ảnh hưởng của biến động dân số đến
phát triển kinh tế - xã hội
1.1 Một số khái niệm về dân số và biến động dân số
1.1.1 Dân số
Dân số bao gồm toàn bộ số người sinh sống trong phạm vi một lãnh thổ nhất định: một
vùng, một nước, một nhóm nước hoặc cả thế giới (tồn cầu). Quy mô dân số biểu thị
khái quát tổng số dân của một vùng, một nước hay của các khu vực khác nhau trên thế
giới (giáo trình dân số học)
Cịn theo pháp lệnh dân số năm 2003 (Pháp lệnh số 03/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội ngày 9/1/2003 về dân số), dân số là tập hợp người sinh sống
trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. Quy mơ
dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn
vị hành chính tại thời điểm nhất định.
1.1.2 Biến động dân số
Khái niệm: Biến động dân số là sự thay đổi số lượng dân số của một quốc gia, khu vực,
vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính theo thời gian do tác động của ba quá
trình sinh, tử và di dân.
Biến động dân số được chia làm 2 loại: biến động dân số tự nhiên và biến động dân số
cơ học
Khảo sát sự biến động dân số nhằm mục đích tìm hiểu quá trình phát triển dân số của
một quốc gia, một địa phương để biết dân số của vùng lãnh thổ đó thay đổi như thế nào:
theo chiều hướng tăng, theo chiều hướng giảm, không tăng, không giảm hay phát triển
quá nhanh dẫn đến bùng nổ dân số. Từ đó, đưa ra các giải pháp để cân bằng sự phát triển
dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Biến động dân số tự nhiên
Là sự chênh lệch giữa mức sinh và mức tử của dân số một quốc gia, khu vực, vùng địa
lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính trong một thời kỳ nhất định.
Website: Email : Tel : 0918.775.368



4
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

1.1.2.2 Biến động dân số cơ học
Là sự chênh lệch giữa xuất cư và nhập cư do quá trình di dân của một quốc gia, khu vực,
vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính trong một thời kỳ nhất định.
Di dân là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành
chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác mang đặc trưng thay đổi nơi cư trú, theo
những chuẩn mực không gian và thời gian nhất định. Di dân có 2 loại: di dân quốc tế và
di dân trong nước.
*Di dân quốc tế bao gồm (theo hội nghị dân số thế giới ở Mêhicô):
-Di dân hợp quy tắc
-Di dân không hợp quy tắc
-Hiện tượng “chảy máu chất xám”
-Người tị nạn
Ngồi ra cịn có phân loại khác như : theo đặc trưng địa lý (di dân trong khu vực và liên
khu vực, di dân trong châu lục và liên châu lục); theo đặc trưng phát triển (di dân giữa
các nước phát triển, giữa các nước đang phát triển, giữa các nước phát triển –đang phát
triển).
*Di dân trong nước bao gồm:
-Theo cấp hành chính: Mỗi nước có những quy định phân cấp hành chính riêng.
Ở nước ta chính thức có 3 cấp: tỉnh (thành phố), huyện (quận, thị xã), xã (phường, thị
trấn). Vùng và miền không phải cấp hành chính song cũng được quan tâm nghiên cứu di
dân. Ở cấp xã, di chuyển trong nội bộ xã nói chung không phải là di dân nhưng sự di
chuyển mang ý nghĩa đặc thù khai phá đất mới, lập thôn mới lại được coi là di dân.
-Theo trình độ phát triển: đặc trưng rõ nhất là phân chia thành thị, nông thơn. Như
vậy sẽ có 4 kiểu di dân:
(1)Nơng thơn – Nông thôn
(2)Nông thôn – Thành thị
(3)Thành thị – Thành thị

(4)Thành thị – Nơng thơn
Về hình thức, đây chỉ là những cặp hoán vị của 2 phạm trù. Song nội dung phản ánh
thực trạng xu hướng vận động phát triển của lịch sử di dân. Khi chưa chưa phát triển thì
Website: Email : Tel : 0918.775.368


5
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

(1) là hình thức di dân chủ yếu. Q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo nên hình
thức (2). Sau đó sự phát triển mạnh mẽ hình thành nhiều đơ thị mới nên (3) là hình thức
chủ yếu. Cuối cùng khi sự phát triển đạt đến mức cao nhất định thì xu hướng (4) chiếm
ưu thế. Các xu hướng lịch sử này hiện đang chi phối hầu như tất cả các quốc gia, vùng
và địa phương.
1.1.3 Các yếu tố gây ra biến động dân số
Phương trình cơ bản của biến động dân số
Ba quá trình sinh, tử và di dân kết hợp lại sẽ tạo nên phương trình căn bản của biến động
dân số:
Pt = P0 + B - D + I - O
Trong đó:
- Pt là dân số ở thời điểm t cần khảo sát.
- Po là dân số ở thời điểm gốc.
- B, D, I, O lần lượt là số trẻ em được sinh ra, số người chết, số người nhập cư, số người
xuất cư trong thời kỳ (0, t).
1.1.3.1 Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng
Sinh sản là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình biến động tự nhiên dân số. Nó khơng
chỉ ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu, tốc độ tăng dân số mà cịn ảnh hưởng lớn đến q
trình phát triển kinh tế - xã hội. Mức sinh chịu sự tác động của nhiều yếu tố, nhưng vẫn
diễn ra theo một xu hướng nhất định. Để điều tiết mức sinh phải biết xu hướng biến
động và những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Trong dân số học, sinh sản chỉ sự sinh sản của

phụ nữ, liên quan tới số trẻ đẻ ra mà một phụ nữ thực sự có.
Có hai cách tiếp cận nghiên cứu mức sinh : mức sinh theo thời kỳ và mức sinh theo đồn
hệ (thế hệ). Nói chung, phân tích theo thời kỳ đơn giản hơn, hay được dùng hơn.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh :
Mức sinh sản không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng mà chịu
ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố khác như : tuổi kết hôn, thời gian chung sống của các
cặp vợ chồng, ý muốn về số con, trình độ phát triển kinh tê – xã hội, địa vị của người
phụ nữ, việc sử sụng các biện pháp tránh thai ... Như vậy mức sinh chịu ảnh hưởng của
nhiều biến số trực tiếp hoặc gián tiếp. Ta có thể chia thành 3 loại bao gồm: những biến
Website: Email : Tel : 0918.775.368


6
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

số trung gian (nhân tố quyết định gần); những biến số liên quan đặc tính và hồn cảnh
gia đình; biến số mơi trường.
-Những biến số trung gian (nhân tố quyết định gần):
Theo Davis và Blake, 2 nhà nghiên cứu đã tạo ra 1 hệ thống biến số có vai trị trung gian
giữa các biến số hành vi và mức sinh, cho rằng có 3 loại biến số trung gian cần thiết cho
tái sinh sản là :
+Xác suất giao hợp (tuổi kết hôn).
+Xác suất thụ thai nếu có quan hệ tình dục (biện pháp tránh thai ...).
+Xác suất thụ thai dẫn đến sinh con sống (sẩy thai, nạo thai ...).
Còn Bongaarts, nhà nghiên cứu dân số học đã trình bày một cách hệ thống các biến số
trung gian, ảnh hưởng của chúng đối với tình trạng mức sinh cao và mức sinh thấp, cho
rằng có 4 loại biến số trung gian là :
+Tỷ lệ dân số trong quan hệ tình dục.
+Tỷ lệ người quan hệ sử dụng biện pháp tránh thai và độ hiệu quả của những biện
pháp đó.

+Độ phổ biến nạo thai trong dân số.
+Khoảng thời gian trung bình cho con bú của dân số.
-Những biến số liên quan đặc tính gia đình và hồn cảnh gia đình:
Trong nhóm này có nhiều loại biến số : tuổi, mức chết, ngân sách của gia đình, những
chi phí và thuận lợi có con, địa vị phụ nữ, thu nhập và sở thích.
+Tuổi là 1 trong những biến số quan trọng nhất giải thích mức sinh của cá nhân
trong phạm vi vi mô. Cơ cấu tuổi là 1 trong những biến số quan trọng nhất khi giải thích
mức sinh phạm vi vĩ mơ. Tại cả 2 phạm vi, tuổi liên quan đến kết hôn, ly hôn, góa, tuổi
dậy thì, bắt đầu khả năng sinh đẻ, tần suất giao hợp, xác suất thụ thai và mãn kinh.
+Mức chết ảnh hưởng tới mức sinh thông qua 1 số cơ chế. Thứ nhất, ảnh hưởng
đến số người sống trong tuổi sinh đẻ qua cơ cấu tuổi – giới tính. Thứ hai, mức chết trẻ
sơ sinh và trẻ em có thể ảnh hưởng đến mức sinh qua cơ chế sinh học và hành vi.
+Ngân sách, tài sản và thời gian của gia đình cũng ảnh hưởng đến mức sinh.
Ngân sách giới hạn những hàng hóa mua được. Quỹ thời gian là số giờ hoặc ngày có thể
làm việc. Do đó u cầu khi có con địi hỏi có cả vật chất và sử dụng thời gian. Yêu cầu

Website: Email : Tel : 0918.775.368


7
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

có những chi phí và thuận lợi khi có con trong một gia đình có thể ảnh hưởng đến mức
sinh.
+Địa vị người phụ nữ, theo nhiều nhà nghiên cứu là nhân tố quyết định chủ chốt
ảnh hưởng đến mức sinh. Địa vị người phụ nữ có thể ảnh hưởng đến mức sinh thơng qua
tuổi kết hôn, những lựa chọn sinh con trong hôn nhân và mức sinh tự nhiên. Trình độ
học vấn, sự tham gia vào lực lượng lao động, khả năng quyết định trong gia đình và tình
trạng sức khỏe là những nhân tố hay được nghiên cứu khi nói đến địa vị phụ nữ và mức
sinh. Hai nhân tố quan trọng nhất là trình độ học vấn và cơng việc. Sự khác biệt mức

sinh của các nước đang phát triển và cac nước phát triển đều cho thấy 1 quan hệ nghịch
giữa trình độ học vấn của người mẹ và mức sinh. Quan hệ này mạnh nhất ở lứa tuổi trẻ
và rõ nhất ở những bậc học cao. Trình độ học vấn ảnh hưởng nhiều đến biến số trung
gian tuổi kết hôn và việc sử dụng biện pháp tránh thai. Bên cạnh đó tồn tại mâu thuẫn
giữa vai trị làm mẹ và vai trò làm việc của một người phụ nữ. Trong tình trang người
phụ nữ có cơ hội làm việc, khi công việc không cho phép nuôi con đồng thời thì người
phụ nữ chọn ít có con hơn. Mặc dù tại các nước phát triển có nhiều bằng chứng rằng có
quan hệ nghịch giữa cơng việc phụ nữ và mức sinh, nhưng tại các nước đang phát triển
bằng chứng chưa rõ ràng.
+Thu nhập hoặc thu nhập bình quân mỗi người được dùng làm chỉ tiêu đo mức
độ hiện đại hóa. Khi nói đến mức sinh, vai trị của thu nhập hết sức phức tạp. Ở cấp độ
vĩ mô hoặc vi mô, thu nhập không cản trở trực tiếp việc sinh con, vì sinh con khơng phải
là hành động thị trường, tuy nhiên những khó khăn trong việc ni dạy con khôn lớn
trưởng thành lại liên quan nhiều tới thu nhập. Thu nhập là chỉ tiêu giới hạn ngân quỹ gia
đình phải chịu, hạn chế số lượng vật chất có được. Khi tính thu nhập của vợ trong tổng
nguồn tài sản gia đình, sinh đẻ, ni dạy con cái ảnh hưởng đến cơng việc của vợ thì
quan hệ giữa mức sinh và thu nhập càng trở nên phức tạp hơn.
+Sở thích cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Sở thích thường khác nhau giữa các cá
nhân này với cá nhân khác. Có người thích sống ấm no với gia đình. Có người lại thích
tự do giao du nhiều. Đo lường sở thích rất khó.
-Mơi trường: hồn cảnh bên ngồi ảnh hưởng đến quyết định gia đình, gồm 2 biến số về
tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của cộng đồng (như thể chế xã hội, trình độ phát
triển kinh tế, chế độ chính trị ...) và các chính sách – chương trình dân số. Bởi các gia
Website: Email : Tel : 0918.775.368


8
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

đình khơng thể sống tách ra khỏi xã hội. Gia đình chịu ảnh hưởng bởi cộng đồng xung

quanh và bởi những chuẩn mực giá trị và mong đợi của hàng xóm. Điều kiện kinh tế gia
đình phụ thuộc vào sản xuất và việc làm trong cộng đồng chung. Hệ thống chính trị ảnh
hưởng đến quan hệ dân số và chính quyền địa phương, mỗi chính quyền địa phương có
thể ảnh hưởng đến việc thành lập những chương trình kế hoạch hóa gia đình. Do đó các
chính sách và chương trình của Nhà nước cũng có vai trị ảnh hưởng quan trọng đến
mức sinh. Các chương trình kế hoạch hóa gia đình khuyến khích sử dụng biện pháp
tránh thai, cấm phá thai hoặc cho phép phá thai, quy định tuổi kết hôn ... đều là những
chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đối với mức sinh. Ngồi ra các chính sách lĩnh
vực khác cũng có thể ảnh hưởng tới mức sinh.
1.1.3.2 Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng
Chết là hiện tượng tự nhiên, là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi cơ thể sống. Tuy
nhiên, mức độ chết và nguyên nhân chết không giống nhau. Theo Liên hợp quốc và tổ
chức y tế thế giới, chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một
thời điểm nào đó, sau khi có sự kiện sinh sống xảy ra (sự chấm dứt tất cả những biểu
hiện của sự sống mà không một khả năng nào khôi phục lại được.
Một sự kiện sinh sống là sự lấy ra từ cơ thể người mẹ một sản phẩm sau thời gian thai
nghén mà không chú ý đến độ dài thời gian mang thai, và sau khi tách biệt khỏi cơ thể
của người mẹ, sản phẩm này có biểu hiện của sự sống là hơi thở, nhịp đập của trái tim,
rung động của cuống rốn, hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt ... Mỗi sự kiện như
vậy được coi là một sự kiện sinh sống.
Chết gắn liền với sự kiện sinh sống là chết con người. Ngoài ra cịn có chết bào thai, đây
là trường hợp chết trước khi có sự kiện sinh sống (chết từ trong bụng mẹ).
Sinh và chết là 2 mặt đối lập của mỗi sinh vật nói chung và con người nói riêng nhưng
có tác động qua lại lẫn nhau và là 2 yếu tố chủ yếu của quá trình tái sản xuất dân số.
Chết cũng là yếu tố tác động rất lớn đến quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Do vậy
việc phấn đấu giảm mức chết là nhiệm vụ nhân khẩu hàng đầu mỗi nước, mỗi thời kỳ.
Nghiên cứu mức độ chết của dân cư phải chú ý đến một cơng cụ phân tích qaun trọng là
bảng sống, đó là bảng thống kê phản ánh đầy đủ mức chết của dân cư ở các độ tuổi khác
nhau và khả năng sống khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác. Nghiên cứu mức
chết là 1 trong những căn cứ để tính tốn tiềm năng gia tăng dân số, biết các nguyên

Website: Email : Tel : 0918.775.368


9
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

nhân cơ bản ảnh hưởng đến mức chết, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thấp mức chết,
nâng cao tuổi thọ bình quân người dân ... để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình y tế công cộng.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến mức chết : mức độ chết cũng ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
Song chủ yếu gồm có : giới tính, tình trạng hôn nhân, nơi ở, dân tộc, tầng lớp xã hội.
-Giới tính:
Là một trong những đặc tính di truyền dễ phân biệt nhất giữa các cá nhân. Nhưng khi nói
đến sự khác biệt mức chết giữa nam và nữ không chỉ đề cập đến lý do di truyền mà còn
phải đề cập đến lý do tâm lý, kinh tế - xã hội. Chỉ tiêu đơn giản và thông dụng nhất là
chênh lệch kì vọng sống trung bình khi sinh ra. Ở các nước phát triển, tuổi thọ trung bình
nữ ln luôn cao hơn nam. Sự khác biệt về mức chết giữa nam và nữ ở các độ tuổi có
thể được đo bằng chỉ số xác suất chết nam trên xác suất chết nữ ở các độ tuổi. Chỉ số
này cho thấy ở độ tuổi nào mức chết nam cao hơn nữ và ngược lại. Ở các nước phát
triển, mức chết nam và nữ gần nhau ở độ tuổi mới sinh đến khoảng 4 tuổi và ở tuổi già,
chênh lệch nhất là ở độ tuổi thanh niên và ở giai đoạn sau tuổi sinh đẻ. Có nhiều nguyên
nhân gây ra chênh lệch mức chết giữa nam và nữ như : gen, mức sinh, điều kiện vệ sinh,
xã hội trọng giới tính, hút thuốc, rượu bia ...
-Tình trạng hơn nhân:
Nghiên cứu sự khác biệt mức chết giữa những tình trạng hơn nhân khó hơn giới tính vì
tình trạng hơn nhân thay đổi theo tuổi cịn giới tính thì khơng. Có thể áp dụng tuổi thọ
trung bình của các tình trạng hơn nhân để so sánh, thường phân biệt nam – nữ. Ngoài ra
có thể tính tỉ số xác suất chết của những tình trạng hơn nhân ứng với các trạng thái: độc
thân, trong giá thú, ly thân, ly dị, góa. Sự khác nhau mức chết giữa những trạng thái này
có thể do cách sống khác nhau theo những tình trạng hơn nhân khác nhau và do sự thay
đổi tình trạng hơn nhân gây ra.

-Vùng cư trú:
Nghiên cứu vùng cư trú nhằm mục đích đo lường đơn thuần sự khác biệt mức chết dân
cưu ở hai nơi (sau khi chuẩn hóa chỉ tiêu chết theo cơ cấu tuổi), kết quả sẽ phản ánh sự
khác nhau về đặc tính của người dân ở hai địa phương đó. Khi nghiên cứu sự khác biệt
theo địa lý, mục tiêu chính muốn biết nơi nào có mức chết cao hơn, mặc dù có sự khác
nhau trong nhiều đặc tính của dân cư vùng đó. Thường khi so sánh phải dùng các chỉ
Website: Email : Tel : 0918.775.368


10
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

tiêu đã chuẩn hóa theo tuổi, phải tính riêng cho nam và nữ. Phân chia địa lý có thể theo
nơng thơn – thành thị, theo các vùng địa lý, hoặc theo vùng hành chính, hoặc hai nơi
được nghiên cứu.
-Dân tộc:
Là một nhóm người có những đặc tính văn minh, ví dụ : văn hóa, tập qn, ngơn ngữ ...
So sánh hai dân tộc có thể thấy đơn thuần tỷ suất chết khác nhau giữa các dân tộc và
nguyên nhân chết cũng khác nhau. Trong đó điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố quan
trọng, ảnh hưởng rõ nhất.
-Tầng lớp xã hội:
Sự khác biệt về mức chết giữa các tầng lớp xã hội là một sự quan tâm của Nhà nước để
đề ra các chính sách xã hội cho phù hợp. Nếu chỉ phân theo những người trí thức, cơng
nhân, người nghèo, dân tộc, nhóm nghề ... thì rất phức tạp do các chỉ tiêu này thường
đan xen nhau. Các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này đã phải tạo ra những hệ
thống phức tạp để chia các tầng lớp xã hội theo các chỉ tiêu khác nhau, ví dụ : nghề
nghiệp, trình độ học vấn ... Sự khác biệt về mức chết theo nhóm xã hội có thể giải thích
thơng qua việc phân tích các ngun nhân chết theo y học, hoặc do xã hội (thuốc lá, rượu
bia, tính chất rủi ro ...).
1.1.3.3 Di dân

Di dân là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành
chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác mang đặc trưng thay đổi nơi cư trú, theo
những chuẩn mực không gian và thời gian nhất định. Di dân có 2 loại: di dân quốc tế và
di dân trong nước.
*Các chỉ tiêu tính tốn di dân : số lượng người di dân và khả năng di dân
*Tính chất của di dân: thực chất là tìm hiểu các xu hướng, hiện tưởng ảnh hưởng gây ra
quá trình di dân. Theo dân số học thì di dân có 7 tính chất:
(1)Quan sát theo giới và tuổi:
Nhận xét chung, trong những điều kiện tương đối giống nhau, nam di chuyển nhiều hơn
nữ, thanh niên di chuyển nhiều hơn các nhóm tuổi cịn lại
(2)Quan sát theo học vấn:

Website: Email : Tel : 0918.775.368


11
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Người di dân thường có học vấn cao hơn bộ phận khơng di dân. Nguyên nhân thường là
do tiếp nhận được nhiều thông tin, có cơ hội việc làm mới, thu nhập mới cao hơn, nhu
cầu văn hóa xã hội.
(3)Quan sát theo tình trạng việc làm:
Người di dân có khả năng tìm kiếm việc làm cao hơn, tốt hơn, gần với mong đợi bản
thân. Ở cả hai giới quan sát này không khác nhau nhiều.
(4)Quan sát theo trình độ phát triển xã hội:
Xu hướng di dân tăng lên cùng chiều với phát triển xã hội. So sánh giữa các quốc gia có
trình độ phát triển cao cũng thường có tỉ lệ di dân cao.
(5)Sức đẩy và sức hút trong di dân:
D.J.Bagne là người đầu tiên đề xướng nghiên cứu sức đẩy/ sức hút (Push/Pull) trong di
dân. Trong tác phẩm “Nguyên lý dân số”, New York, 1969, ông viết : “Di dân thường

chỉ diễn ra khi có yếu tố hút dương ở đầu đến và bị đẩy bởi các yếu tố đẩy âm ở đầu đi”.
Xác định dấu + cho di dân đến, dấu – cho di dân đi. Những nghiên cứu mô phỏng phác
họa trạng thái định cư – không di chuyển, con người bị ràng buộc vào nơi cư trú hiện tại
tương tự như điện tử bị lực hạt nhân giữ lại trong ngun tử. Để tách khỏi mơi trường cũ
cần có sức đẩy và sức hút mới. Khi chỉ có lực đẩy, có hiện tượng ra đi nhưng chưa biết
nơi đến (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói kém ...). Ngược lại khi chỉ có sức hút, hiện
tượng rời bỏ quê hương bất chấp những hợp lý của chính nơi đó, hậu quả tạo ra nhiều
bất hợp lý hơn (đô thị hóa quá mức, chảy máu chất xám ...).
(6)Lực hấp dẫn và khoảng cách:
G.K.Zipf là tác giả đầu tiên đặt cơ sở lý luận cho vấn đề lực hấp dẫn và khoảng cách
trong di dân. Ông cho rằng số lượng người di dân trực tiếp tỉ lệ thuân với tích dân số hai
vùng đi, đến và tỉ lệ nghịch với khoảng cách hai vùng đó.
(7)Người di dân ln hướng tới nơi có điều kiện sống tốt hơn:
Nhiều tài liệu kể đến sự đóng góp của V.I.Lênin phát hiện tính quy luật này khi nghiên
cứu di dân giữa các vùng nước Nga cuối thế kỷ 19. Theo ông, sự di cư của công nhân
không chỉ là xu hướng phân phối công nhân cho bình quân hơn trong một lãnh thổ nhất
định mà cịn có xu hướng tới chỗ nào đời sống dễ chịu hơn (V.I.Lênin toàn tập, NXB Sự
thật, 1962, tr.290). Điều này cũng dễ hiểu vì con người ln đấu tranh để cải thiện điều

Website: Email : Tel : 0918.775.368


12
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

kiện sống. Tuy nhiên, đối với mỗi nhóm người thì chuẩn mực giá trị điều kiện sống khác
nhau nên cần tính tốn theo yêu cầu riêng của từng nhóm.
1.2 Phát triển kinh tế bền vững
1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là

một năm ).
1.2.2 Phát triển kinh tế
Là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là
quá trình biến đổi cả về chất và lượng.
Nội dung của phát triển kinh tế bao gồm:
-sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên
một đầu người.
-sự biến đổi theo đúng cơ cấu kinh tế.
-sự biến đổi ngày càng tốt hơn về các vấn đề xã hội: dịch vụ, y tế, nước sạch …
1.2.3 Phát triển kinh tế bền vững
Từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế
giới đã đạt được một tốc độ khá cao, người ta bắt đầu có lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực
của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững
được đặt ra.
Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu
tiên, theo đó phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không
làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Tại hội nghị thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng
hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự
kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hịa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm tăng trưởng kinh tế,
cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
1.2.4 Đặc điểm của phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quá trình phát triển nhằm thực hiện 4 nhóm mục tiêu lớn:

Website: Email : Tel : 0918.775.368


13
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai


-Mục tiêu kinh tế: đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu
người cao; cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định; lấy hiệu quả
kinh tế làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng.
-Mục tiêu xã hội: phát triển phải mang tính nhân văn, giúp mở rộng và nâng cao năng
lực lựa chọn cho mọi người, mọi người cùng tham gia và hưởng lợi ích lâu dài của q
trình phát triển.
-Mục tiêu mơi trường: đối với lồi người thì mơi trường có 3 chức năng ( là không gian
sinh tồn cảu con người; là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người; là nơi chứa đựng tái chế các loại phế thải của con người ), vì
vậy mơi trường bền vững là khi thay đổi nhưng vẫn giữ được 3 chức năng nói trên.
-Mục tiêu an ninh – quốc phòng: đảm bảo an ninh quốc phịng bình n, chống lại sự
xâm nhập, phá hoại từ các thế lực bên ngoài.
1.3 Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội
1.3.1 Ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế
Con người vừa là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất vừa là lực
lượng tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra.
Mỗi con người chỉ hoạt động sản xuất trong một độ tuổi giới hạn nhất định, từ 15 đến 60
hoặc 65 tuổi. Xét dưới góc độ người tiêu dùng, con người tiêu thụ của cải, dịch vụ kéo
dài trong suốt cuộc đời mình, từ lúc ra đời cho đến lúc chết. Do đó, quy mơ dân số, cơ
cấu dân số theo tuổi và giới tính là cơ sở để xác định nhu cầu xã hội, từ đó xác lập quy
mơ sản xuất. Cùng với chính sách dân số, sự phát triển kinh tế là nhân tố có ý nghĩa then
chốt làm giảm mức sinh, mức tử vong, qua đó làm giảm tốc độ gia tăng số lượng, đồng
thời nâng cao chất lượng con người cả về thể chất và trí tuệ. Khi nền kinh tế phát triển,
cơng nghiệp hố, tự động hóa địi hỏi chất lượng cao của người lao động, chứ không cần
số lượng nhiều, đã tác động tới nhận thức của người dân, họ dễ chấp nhận mô hình ít
con. Kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống cao, tạo điều kiện cho người dân được học
hành, nâng cao trình độ hiểu biết, họ dễ chấp nhận sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm
hạn chế mức sinh. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe
cịn góp phần làm giảm mức tử vong và tăng tuổi thọ, có chế độ baảo hiểm xã hội cho
người già khá tốt, bố mẹ không phải nhờ cậy con cái về kinh tế khi già yếu nên không

Website: Email : Tel : 0918.775.368


14
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

cần sinh nhiều con. Mức sống cao cùng với lối sống đô thị đã lơi cuốn người dân vào các
hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao giải trí và du lịch cũng góp phần làm giảm mức sinh
và gia tăng q trình chuyển cư.
Tuy nhiên, quan hệ giữa dân số và kinh tế khơng đơn thuần chỉ là quan hệ tốn học. Sự
phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều điều kiện: tài nguyên, vốn tài sản cố định, điều
kiện địa lý, khí hậu, đất đai, điều kiện thị trường, giá cả, tài chính, dịch vụ… và cả yếu
tố ổn định chính trị.
1.3.1.1 Lao động
Là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế.
Lực lượng lao động tăng nhanh do được bổ sung hàng năm làm tăng sức ép nhu cầu việc
làm, đưa đến hậu quả làm giảm giá sức lao động, thất nghiệp gia tăng. Về mặt lý thuyết
trong hoạt động kinh tế, cầu lao động hay người sử dụng lao động luôn dựa trên nguyên
lý DL=MPL=MC. Lao động bao hàm những lợi ích như : tăng thu nhập, cải thiện đời
sống, giảm đói nghèo (thơng qua các chính sách tạo việc làm, tổ chức lao động có hiệu
quả) ... Bên cạnh đó lao động cũng là một bộ phận của dân số, các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đều phải đặt trọng tâm vào chiến lược phát triển con người. Nghiên cứu
biến động dân số để có các biện pháp cơ cấu lao động hợp lý, giảm thất nghiệp, tăng
năng suất trong sản xuất và tái sản xuất kinh tế, tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có
và tương lai ...
1.3.1.2 Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế tăng chậm hơn sẽ làm cho mức sống
dân cư chậm được cải thiện
Điều này xảy ra bởi dân số tăng thì gây sức ép lên nền kinh tế, “tỷ lệ dân số phụ thuộc”
tăng lên là gánh nặng cho lực lượng lao động tham gia kinh tế, làm hạn chế việc tích lũy
để tái sản xuất mở rộng do phải tăng quỹ tiêu dùng. Tỷ số phụ thuộc càng cao, càng ảnh

hưởng tiêu cực đến sản xuất, làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa tiêu dùng và tích
lũy. Dân số tăng nhanh làm giảm quỹ tích lũy và tỷ lệ tiết kiệm, gây nên tình trạng thiếu
vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu (khoa học, cơng nghệ và giáo dục ...), do
vậy khó nâng cao năng suất lao động xã hội và tốc độ tăng sản phẩm, hạn chế khả năng
tạo thêm việc làm cho nền kinh tế.

Website: Email : Tel : 0918.775.368


15
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Mối quan hệ giữa mức thu nhập và tốc độ gia tăng dân số được lượng hóa bằng cơng
thức: Tỷ lệ tăng GNP/người = tỷ lệ tăng GNP - tỷ lệ tăng dân số.
Như vậy muốn tăng GNP bình quân đầu người thì phải tăng quy mô của tổng thu nhập
quốc dân hoặc phải giảm tỷ lệ tăng dân số. Tuy nhiên, quan hệ giữa dân số và kinh tế
không đơn thuần chỉ là quan hệ toán học. Sự phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều điều
kiện: tài nguyên, vốn tài sản cố định, điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai, điều kiện thị
trường, giá cả, tài chính, dịch vụ… và cả yếu tố ổn định chính trị.
1.3.1.3 Phân bố lao động
Việc thống kê về di dân trong nước, khu vực cho thấy khả năng thu hút lao động của nơi
nghiên cứu, có thể đánh giá khái qt về trình độ phát triển của nơi đó, các yếu tố ảnh
hưởng di dân (đến và đi) như điều kiện sống, tâm lý, cơ hội việc làm ... Nắm được bức
tranh của sự phân bố dân cư của vùng, miền và quốc gia là cơ sở để đưa ra chính sách
phù hợp phát triển hài hịa giữa các vùng, miền, đóng góp sự phát triển chung cho quốc
gia, xa hơn nữa là quốc tế. Từ thành thị phát triển thành nhiều thành thị, thành thị hóa
nơng thơn, mở ra nhiều vùng phát triển khác. Giảm thiểu tác động tiêu cực về cơ cấu
kinh tế (do di dân nông thôn – đô thị gây nên hiện tượng hoang hóa đồng ruộng , nhiều
tiềm năng nơng nghiệp thiếu lực lượng khai thác). Tìm hiểu được nguyên nhân khiến
cho xuất cư (nhập cư) của nơi nghiên cứu để cả nơi xuất (nhập) có biện pháp hạn chế

tình trạng thừa (thiếu) lao động.
Di dân giúp cho khai thác tài ngun hiệu quả hơn, vì dịng lao động di cư thường tìm
đến những nơi cần mình, những nơi đang cần lao động trong một lĩnh vực nào đó. Nhờ
vậy, việc thiếu lao động tại các ngành nghề cũng được cải thiện ít nhiều. Nếu lao động
nhập cư có trình độ chun mơn đáp ứng tốt thì tạo đà cho nơi đó phát triển mạnh (giảm
được chi phí đào tạo, bồi dưỡng ...), góp phần hồn thiện được cơ cấu lao động.
1.3.2 Ảnh hưởng đối với phát triển xã hội
1.3.2.1 Lương thực, thực phẩm và nhà ở
Tổ chức FAO đã tính rằng, nếu dân số tăng 1% thì lương thực phải tăng 2,5%. Quy mô
và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến lương thực thực phẩm thông qua sản
lượng lương thực trên đầu người. Khi dân số tăng q nhanh làm giảm diện tích đất
nơng nghiệp canh tác do chuyển sang đất ở hoặc sản xuất dẫn đến lương thực thực phẩm
Website: Email : Tel : 0918.775.368


16
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

giảm, ko đáp ứng đủ nhu cầu, gia tăng sự chật chội của diện tích nhà ở (đặc biệt là khu
vực đơ thị). Trên bình diện quốc tế, bùng nổ dân số làm gia tăng đói nghèo ảnh hưởng
đến sự sống của con người.
1.3.2.2 Giáo dục – đào tạo
Dân số tác động trực tiếp và gián tiếp tới giáo dục qua sự biến đổi về quy mô và cơ cấu
dân số. Tuy nhiên, giữa dân số và giáo dục là sự tác động qua lại lẫn nhau trong sự liên
hệ và tác động qua lại của nhiều yếu tố khác như kinh tế, truyền thống văn hóa, tơn giáo,
khoa học, địa lý…
Quy mơ, tốc độ tăng dân số hàng năm và cơ cấu dân số sẽ phản ánh nhu cầu đi học của
người dân. Dân số tăng nhanh không những làm tăng số trẻ em đến tuổi đi học, làm tăng
số học sinh phổ thơng mà cịn làm tăng nhu cầu học nghề và học đại học. Hậu quả là số
trẻ em trong tuổi đi học tăng nhanh, số lượng lớn, vượt quá khả năng của ngành giáo

dục. Mặt khác, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm hơn tốc độ tăng dân số thì mức thu
nhập bình quân thấp, khả năng đầu tư của Nhà nước và của gia đình học sinh dành cho
giáo dục thấp. Do vậy, quy mô giáo dục bị hạn chết, chất lượng giáo dục bị giảm sút
(thiếu phịng học, học nhiều ca, phịng học chật chội, khơng đảm bảo vệ sinh học đường,
lớp học quá đông, thiếu giáo viên, trình độ giáo viên hạn chế, đới sống khó khăn, tỷ lệ
học sinh bỏ học cao...). Cơ cấu tuổi và giới tính ảnh hưởng đến cơ cấu của hệ thống giáo
dục. Các nước có cơ cấu dân số trẻ sẽ có quy mơ giáo dục lớn hơn các nước có dân số
già.
Trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, ngoài sức lao động cơ bản của con người,
việc nâng cao chất lượng, tiềm năng con người cũng đóng góp một phần đáng kể vào
việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Giáo dục cịn có vai trị thúc
đẩy sự phát triển các mặt khác của xã hội. Xã hội có trình độ dân trí cao sẽ là điều kiện
thuận lợi cho quá trình dân chủ hóa. Có trình độ học vấn cao, mỗi công dân sẽ dễ dàng
hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp, thực hành nghề và chuyển nghề khi cần thiết, nhờ
đó, giáo dục góp phần vào q trình thay đổi cơ cấu xã hội hợp lý và hiệu quả.
1.3.2.3 Y tế
Quy mô và tốc độ gia tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống y tế và các điều
kiện chăm sóc sức khỏe. Dân số tăng nhanh làm cho quy mơ gia đình mở rộng, nhà ở

Website: Email : Tel : 0918.775.368


17
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

chật chội, môi trường ô nhiễm, ăn uống thiếu chất làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Dân số tăng nhanh nhưng mức độ đầu tư cho y tế thấp sẽ làm cho hệ thống y tế không
phát triển tương ứng với số cầu, gây quá tải, xuống cấp chất lượng chữa trị, chăm sóc
sức khỏe của hệ thống y tế.
Cơ cấu dân số là cơ sở để xác định cơ cấu của hệ thống y tế. Mỗi nhóm tuổi khác nhau

có tỷ lệ mắc bệnh khác nhau và thường mắc các loại bệnh đặc trưng khác nhau (trẻ em
do sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh hơn các nhóm khác và thường mắc bệnh đường
hơ hấp, tiêu hóa; người trưởng thành ít mắc bệnh, các bệnh thường gặp là bệnh nghề
nghiệp, nhất là những người lao động trong môi trường độc hại và nguy hiểm; người già
có tỷ lệ mắc bệnh cao và thường là bệnh về tim mạch; phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới
và các bệnh đặc trưng là bệnh phụ khoa ... Như vậy, việc dự báo số lượng và chủng loại
nhu cầu của từng nhóm tuồi và giới tính của dân số một quốc gia là cơ sở để hình thành
và phát triển quy mơ, cơ cấu của hệ thống y tế nước đó.
Ở các khu vực địa lý khác nhau như đồng bằng, miền núi, thành thị, nơng thơn ... do có
sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế - xã hội nên sẽ có cơ cấu bệnh tật
khác nhau. Do đó, số lượng cán bộ và bác sĩ chuyên khoa cũng như các phương tiện y tế
cần phải phù hợp với nhu cầu và cơ cấu bệnh tật.
Mật độ dân cư quá thấp hoặc quá cao đều gây trở ngại cho cơng tác dự phịng của y tế. Ở
nơi mật độ dân cư quá thấp, thường là nơi có trình độ văn hóa, y tế thấp nên rất khó
khăn trong việc vận động dân chúng ăn ở hợp vệ sinh, chữa bệnh theo khoa học. Còn ở
nơi mật độ dân cư quá cao, thường là các thành phố lớn, có mức độ ơ nhiễm mơi trường
cao địi hỏi những chi phí lớn mới có thể hạn chế được tác động xấu của môi trường đến
sức khỏe con người.
1.3.2.4 An ninh tật tự xã hội và các yếu tố xã hội khác
Dân số tăng cao trong khi giáo dục chưa theo kịp sẽ khiến các tệ nạn xã hội (nghiện hút,
ma túy, cờ bạc, lừa đảo ...) tăng lên, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên nhận thức còn kém,
dẫn đến việc đảm bảo trật tự an ninh xã hội ko đáp ứng đủ (thiếu người thực thi pháp
luật, tăng chi phí an ninh). Mất an ninh trật tự xã hội còn do thành phần nhập cư đa dạng
mang theo những đặc trưng văn hóa – xã hội nơi đi của mình, mâu thuẫn xã hội nảy
sinh.

Website: Email : Tel : 0918.775.368


18

Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Tỷ lệ sinh tăng ở các gia đình sẽ làm gia tăng gánh nặng kinh tế gia đình, con cái đơng
nên thiếu sự quan tâm đầy đủ từ gia đình, làm tăng tỉ lệ trẻ em lang thang cơ nhỡ.
Biến động tự nhiên có thể khiến nguy cơ chênh lệch giới tính (nam – nữ) lớn lên, mất
cân bằng giới tính sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi vấn đề xã hội (Trung Quốc là một ví dụ
điển hình cho sự mất cân bằng giới tính do tâm lý trọng nam khinh nữ).
Biến động cơ học sẽ tăng cường giao lưu văn hóa xã hội, nếu biết chọn lọc yếu tố tích
cực, tạo nền văn hóa đa dạng, phong phú.
Một vấn đề quan trọng đó là việc đồn kết nhân dân trong vùng nghiên cứu sẽ khó khăn
hơn đối với chính quyền khi tình trạng nhập cư tăng. Nhất là những nơi có nhiều dân tộc
sinh sống, việc hòa hợp dân tộc cho mục đích phát triển chung là vấn đề cấp bách.
1.3.3 Ảnh hưởng đối với môi trường:
Dân số là một trong nhiều yếu tố có tác động đến mơi trường nhưng lại là yếu tố có tầm
quan trọng đặc biệt.
Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tăng dân số sẽ dẫn đến tăng số người tiêu thụ, đòi hỏi khai thác tài nguyên nhiều hơn,
sản xuất nhiều hơn, và do vậy cũng làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hơn.
Tất cả mọi thành phần của môi trường tự nhiên đều bị tác động, biến đổi tiêu cực do sự
phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp tập trung và đơ thị lớn, tình trạng sử dụng ngày
càng nhiều hóa chất và phân hóa học trong nơng nghiệp, tình trạng phá rừng nhiệt đới
lấy gỗ, củi, làm bãi chăn thả và nương rẫy, tình trạng khai thác quy mơ lớn khống sản
trên mặt đất và dưới lịng đại dương gây biến đổi cảnh quan. Nguồn nước mặt và nước
ngầm bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng hóa chất trong nơng
nghiệp, khai thác dầu khí ở đại dương. Khơng khí bị ơ nhiễm bởi tiếng ồn, bụi, khí độc
hại từ khí thải cơng nghiệp, phương tiện giao thông, đốt rừng làm nương rẫy, làm tăng
nhiệt độ trái đất, làm mỏng và thủng tầng ozone (do hiệu ứng nhà kính và các khí CFC clorofluo carbon) gây nên những biến đổi bất thường của khí hậu. Đất đai bị ô nhiễm bởi
rác thải công nghiệp, sinh hoạt, hóa chất trong cơng nghiệp, bị xâm thực, xói mịn mất
độ phì tự nhiên và thối hóa, hoang mạc hóa do mất rừng và canh tác quá mức.
Sinh vật, cả động và thực vật bị ô nhiễm do việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc trừ sâu,

thuốc kích thích. Các chất này tích lũy trong cơ thể động thực vật gây ảnh hưởng xấu

Website: Email : Tel : 0918.775.368


19
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

cho quá trình phát triển của chúng và có hại cho sức khỏe con người khi dùng chúng làm
thực phẩm.
Ngược lại, hủy hoại mơi trường lại có tác động xấu đến sản xuất, đáp ứng kém hiệu quả
hơn đến chất lượng của cuộc sống con người.
Với nhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, bằng tiến bộ của khoa học công
nghệ, con người khai thác ngày càng nhiều cả số lượng và chủng loại các nguồn tài
nguyên, mở rộng quy mô, tăng nhanh cường độ tác động vào môi trường tự nhiên. Hậu
quả là: Nguồn tài nguyên không tái tạo được có nguy cơ cạn kiệt (dầu mỏ, thanh đá,
quặng kim loại…); Nguồn tài nguyên có thể tái tạo được do bị khai thác quá mức, đã
mất khả năng tự phục hồi như: đất canh tác bị thối hóa, hoang mạc hóa, một số lớn sinh
vật biển, chim thú bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, rừng bị tàn phá nhanh
gấp 10 lần tốc độ trồng mới và tự phục hồi; Nguồn tài nguyên vô tận bị sử dụng lãng phí
và bị ơ nhiễm nặng do chất thải (công nghiệp, sinh hoạt) đã trở nên khan hiếm hoặc
không sử dụng được (tình trạng thiếu nước sạch ở nơng thơn, khơng khí bị ơ nhiễm bụi
và khí độc ở các thành thị...).

Kết luận chương I
Chương này trình bày chủ yếu về mặt lý thuyết giúp người đọc nắm được các khái niệm
về dân số, biến động dân số, phát triển bền vững và các yếu tố ảnh hưởng tới biến động
dân số. Bên cạnh đó một phần quan trọng là ảnh hưởng của biến động dân số tác động
tới kinh tế, xã hội, môi trường như thế nào?
Chương I sẽ là cơ sở để chương II có những đánh giá khoa học, rõ ràng trong từng lĩnh

vực, bởi dân số ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội, các mặt ảnh hưởng có thể đan xen
nhau rất khó phân biệt cụ thể.
Chúng ta sẽ có cái nhìn tổng qt hơn về tầm quan trọng của biến động dân số tác động
tới phát triển kinh tế - xã hội.

Website: Email : Tel : 0918.775.368


20
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

Chương II : Thực trạng dân số tỉnh Lào Cai
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Lào Cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km
theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đơng giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp
tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.
Vào cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các
di tích đồ đá cũ có niên đại xấp xỉ 3 vạn năm. Ngiên cứu các hiện vật văn hóa đơng sơn
cho thấy thành phố Lào Cai khi xưa thực sự là 1 trung tâm 1 bộ tộc lớn. Nhiều nhà khoa
học cho rằng Lào Cai chính là trung tâm của bộ tộc Tây Âu do An Dương Vương Thục
Phán đứng đẩu. Trong thời kỳ phong kiến, Lào Cai với vị trí chiến lược của mình đã
nhiều lần lập kỳ tích chống giặc ngoại xâm góp phần bảo vệ vùng biên cuơng Tổ quốc.

Website: Email : Tel : 0918.775.368


21
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai


30/3/1886, quân Pháp đánh chiếm Lào Cai. Nhận thấy lợi ích từ thu thuế quá cảnh qua
cửa khẩu, thực dân Pháp đã củng cố hệ thống thuế quan, mở rộng giao lưu buôn bán.
22/2/1902, khu phố trung tâm địa lý Lào Cai được nâng cấp thành trung tâm đô thị, khai
sinh ra thị xã Lào Cai ( nay là thành phố Lào Cai ). Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được
thành lập.
Với khí thế cách mạng sục sôi sau cách mạng tháng Tám lịch sử, nhân dân các dân tộc
thị xã Lào Cai đã phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực đánh đuổi bọn Việt Nam Quốc
dân đảng, giải phóng Lào Cai lần thứ nhất ( 11 – 1946 ). Sau đó khơng lâu thì tỉnh Lào
Cai bị tái chiếm, chính quyền non trẻ của tỉnh vẫn quyết tâm bảo vệ thành quả cách
mạng. Tháng 11/1950, tỉnh Lào Cai được giải phóng hồn tồn. Trải qua nhiều khó
khăn, gian khổ nhân dân tỉnh Lào Cai đã đập tan âm mưu phỉ hóa của đế quốc Pháp –
Mỹ, sau đó là xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa.
Năm 1976, ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ sát nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Thị
xã Lào Cai là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh mới này cho đến tháng 6/1978 (thị xã Yên Bái trở
thành thị xã tỉnh lỵ) .
Tháng 10/1991, Tỉnh Lào Cai được tái lập và tháng 9 năm 1992 thị xã Lào Cai cũng
được tái lập, được hoạch định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Lào Cai
với quy mơ gồm 8 phường, xã. Hiện nay, tỉnh Lào Cai gồm thành phố Lào Cai và 8
huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn
Bàn. Diện tích tự nhiên 6.383,88 km2.
2.2 Tình hình biến động dân số Lào Cai từ 1991 đến nay
Năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập (tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn), với dân số
508.301 người, tỉnh gồm có 2 thị xã và 8 huyện. Ta có thể thấy rõ hơn sự biến động dân
số Lào Cai từ 1991 đến nay qua bảng 2.1.
Bảng 2.1 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nơng thơn
(Đơn vị tính : người)
Phân theo giới tính

Phân theo khu vực


Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

422.991

210.007

212.984

53.440

369.551

476.104

237.279

238.825

86.935

389.169

Năm


Tổng số dân

1991
1995

Website: Email : Tel : 0918.775.368


22
Ảnh hưởng của biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

2000

526.824

262.983

263.841

94.234

432.590

2005

576.850

287.190

289.660


118.950

457.900

2006

585.620

292.164

293.456

122.080

463.540

2007

594.600

297.316

297.284

125.100

469.500

2008


604.338

303.200

301.138

128.062

476.276

2009
614.820
309.180
305.640
131.000
483.820
(nguồn : Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009 trên địa bàn tỉnh Lào Cai).
Có thể nhận ra sự khác biệt số liệu của năm 1991 trong báo cáo của bảng 1.1 so với số
liệu bên trên về tổng số dân tỉnh Lào Cai. Nguyên nhân là do năm 2003, huyện Than
Uyên của tỉnh Lào Cai được tách ra và chuyển sang tỉnh Lai Châu, gây ra sự giảm sút
dân số của tỉnh. Báo cáo trên được tính sau khi bỏ đi dân số của huyện Than Uyên từ
năm 1991 đến 2003 để phù hợp với số liệu các năm sau này.
Qua báo cáo cho thấy dân số tỉnh Lào Cai tăng nhanh trong vòng 19 năm qua (tăng 1,47
lần, từ 422.991 đến 614.820 người), với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 2,5%
( tương đương khoảng 10630 người/năm). Nếu chia theo 2 cuộc tổng điều tra 1989 –
1999 và 1999 – 2009 thì tốc độ tăng trung bình lần lượt là 2,7% và 1,8% ; Trong khi đó
tốc độ tăng dân số trung bình của cả nước lần lượt là 1,7% và 1,2%.
Đến năm 2009, dân số Lào Cai đứng thứ 10 của vùng Trung du và miền núi phía bắc

(Vùng có số dân đứng thứ 5/6 vùng cả nước). Như vậy dân số Lào Cai vẫn còn rất thấp
so với cả nước (Trong khi diện tích đứng thứ 19/63 tỉnh thành cả nước).
Dân số Lào Cai được phân bố trên 9 huyện, thành phố. Với đặc thù là tỉnh miền núi cao,
dân cư phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo điều kiện địa lý và kinh tế.
Dân số tập trung phần lớn ở các vùng núi thấp, có điều kiện canh tác và phát triển kinh
doanh ngành nghề thuận lợi (chiếm khoảng 76,94% dân số tỉnh). Vùng núi cao điều kiện
đi lại khó khăn, tiềm năng phát triển kinh tế hạn chế và là nơi các dân tộc thiểu số sinh
sống chủ yếu (chiếm khoảng 23,06%).
Nếu xét theo từng huyện cụ thể thì thấy tỷ trọng dân số của thành phố Lào Cai và các
huyện : Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương và Si Ma Cai tăng cao. Huyện có tỷ trọng dân
số giảm lớn nhất là Bảo Thắng (từ 19,3% năm 1999 xuống còn 16,34% năm 2009). Bảo

Website: Email : Tel : 0918.775.368


×