Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

RỦI RO trong MUA bán kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.13 KB, 17 trang )

Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
I.HỢP ĐỒNG MUA BÁN 3
II.PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ CÓ TRONG HỢP ĐỒNG 9
3. RỦI RO ĐỐI VỚI ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG 14
KẾT LUẬN 16
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 1
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thương mại quốc tế thường gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh
vực trao đổi hàng hóa vì hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan chặt chẽ đến hợp
đồng vận chuyển và hàng hóa thường dễ bị mất mát hư hỏng trong quá trình
chuyên chở. Rủi ro đó có thể là những sự cố như thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ,
chẳng hạn trong vận chuyển bằng đường biển, tàu vận chuyển có thể gặp nhiều rủi
ro nghiêm trọng liên quan đến tai nạn biển, gặp thời tiết khắc nghiệt; rủi ro do tính
chất của hàng hóa hoặc do lỗi lầm của con người.
Rủi ro là điều mà không ai mong muốn. Vì vậy, việc xác định thời điểm mà
tại đó người bán không còn phải chịu trách nhiệm về rủi ro và người mua bắt đầu
phải chịu rủi ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Từ
thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua, người mua phải chịu mọi hậu quả
của việc hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển do những tình
huống bất thường. Để buộc người bán phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của hàng
hóa hay hàng hóa bị thiếu, người mua phải chứng minh được rằng, hàng hóa bị mất
mát hay hư hỏng trước thời điểm rủi được chuyển sang người mua. Việc phân bổ
rủi ro là một vấn đề mà cả người bán hàng và người mua hàng đều quan tâm bởi lẽ
nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc mua bán và kết quả của giao dịch. Vì vậy, khi
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên cố gắng đưa ra những điều khoản rõ
ràng để tránh những sự hiểu nhầm và việc kiện tụng sau này.


Bài tiểu luận sau đây sẽ tập trung phân tích về rủi ro trong những điều khoản
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cụ thể là hợp đồng mua bán máy giặt
giữa công ty điện máy Trần Anh (nhà nhập khẩu) và công ty TNHH LG
Electronics Malaysia (nhà xuất khẩu).
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 2
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
I. HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
(Số: 1411/HĐKT/TD-ITC/2014)
Số: LGEVN - ML20140211
Ngày: 21/01/2014
Bên Nhập khẩu: Công ty điện máy Trần Anh Việt Nam
110 Trần Phú - Quận Hà Đông - Hà Nội
Bên Xuất khẩu: Công ty TNHH LG Electronics Malaysia
SDN BHD A-08-01, level 8, block A, PJ8, 23, JaLan BALAT, SEKSYEN 8,
46050, PETALING JAYA, SELANGOR DARUL EHSAN, MALAYSIA
Người bán được yêu cầu kí và gửi lại hợp đồng qua mail. Nếu người mua
tìm thấy bất kì sự không thống nhất nào, người bán cần được báo lại ngay lập tức
bằng điện thoại hay mail.
ĐIỀU KHOẢN 1: TÊN HÀNG
1.1.Tên hàng xuất khẩu : Máy giặt LG WF-SP800MF. ASFREML
1.2.Ở đây LG là tên của nhà sản xuất, WF-SP800MF là thông số liên quan
đến máy giặt có thể tìm thấy trên internet.
1.3. Mô tả hàng hóa:
BRAND NEW LG FULLY AUTO WASHING MACHINE
MODEL: WF-SP800MF
* 1 YEAR WARRANTY & 5 YEARS FOR MOTOR
* FUZZY LOGIC
* TURBO DRUM
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 3

Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
* Healthy cleaning (detergent FREE)
* SMART FILTER
ĐIỀU KHOẢN 2: SỐ LƯỢNG
2.1. Đơn vị tính: 160 bộ
2.2. Đơn vị khuyến mãi: 6 bộ
2.3. Phương pháp xác định số lượng là: chính xác.
2.4. Phương pháp xác định khối lượng: + Trọng lượng tịnh: 4960.00 kg
+ Trọng lượng cả bì: 5696.00kg
ĐIỀU KHOẢN 3: ĐIỀU KHOẢN VẬT CHẤT
3.1. Hàng hóa có phẩm chất như mẫu đã thỏa thuận
Trước đó, Công ty LG electronics Việt Nam gửi một mẫu của sản phẩm máy
giặt WF-SP800MF. ASFREML đến phía người mua bên Malaysia với phẩm chất
là:
 1 year warranty & 5 years for motor: Bảo hành 1 năm cho máy giặt và
5 năm cho động cơ máy
 Fuzzy Logic: có ở các loại thiết bị thông minh hiện nay và có tác dụng
làm cho máy giặt tự động hóa được tối ưu hơn.
 Turbo drum: chức năng của nó là tạo ra chiều quay ngược làm cho các
dòng nước chảy đồng đều cả phía trên và dưới lồng giặt, tăng tính hiệu quả cho
giặt và xa
 Smart Filter: hệ thống lọc thông minh.
Phía bên Malaysia xem mẫu hàng và chấp nhận lựa chọn mẫu này làm đối
tượng mua bán.
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 4
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
ĐIỀU KHOẢN 4: BAO BÌ ĐÓNG GÓI
4.1. Vì do tính chất đây là hàng điện tử lớn, được vận chuyển bằng đường
biển.
4.2. Giá cả bao bì đã được tính vào giá cả hàng hóa không được tính riêng.

ĐIỀU KHOẢN 5: GIÁ CẢ
5.1. Đơn vị tính giá : USD
25,646.40000 (tính theo giá CIF Klang, Malaysia)
ĐIỀU KHOẢN 6: GIAO HÀNG
Hàng phải được giao trước ngày 22/3/2014
6.1: Vận chuyển từng phần hay chuyển tải: Cho phép
6.2: Cảng bốc: Klang, Malaysia
6.3: Cảng đích đến: Hải Phòng, Việt Nam
Nơi đến cuối cùng: Công ty điện tử Trần Anh 110 Trần Phú - Quận Hà Đông - Hà
Nội.
ĐIỀU KHOẢN 7: VẬN TẢI
- Trách nhiệm bên bán: Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam là người
thuê tàu chở hàng từ cảng HẢI PHÒNG, VIỆT NAM đến cảng KLANG,
MALAYSIA theo quy định trong hợp đồng được thể hiện bằng B/L số
PLIVN4400218 ngày 29/01/2014. Cước phí vận chuyển trả trước (hay là chi phí
thuê tàu) do người bán chịu.
- Trách nhiệm bên mua: Công ty LG Electronics (M) SDN. BHD. không có
nghĩa vụ phải thuê tàu theo điều kiện CIP, Incoterm 2010.
- Thuê tàu lưu cước: Hàng đóng gói trong 1 container thông thường (số
lượng 1x40 HC). Hàng được bốc lên tàu CONCORD 0288- 538N ngày 29/01/2014
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 5
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
tại cảng Hải Phòng, Việt Nam và đi đến địa điểm nhận hàng là cảng Klang,
Malaysia.
ĐIỀU KHOẢN 8: THANH TOÁN
Phương thức thanh toán bằng Thư tín dụng trả sau 45 ngày kể từ phát hành.
- Ngân hàng phát hành : Ngân hàng Malayan Banking Berhad
Level 14, Menara Maybank, 100 Jalan Tun Perak, 50050 Kuala Lumpur,
Malaysia
Bộ chứng từ thanh toán bên bán cung cấp, bao gồm:

8.1: Một bộ đầy đủ (3/3) vận đơn sạch đã được xếp hàng lên tàu
8.2: 03 bản gốc Hóa đơn thương mại
8.3: Phiếu đóng gói: 2 bản
8.4: 01 bản gốc và 01 bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ
ĐIỀU KHOẢN 9: PHẠT DO GIAO CHẬM
Nếu người bán không đảm bảo giao hàng đúng như ngày qui định thì người
bán phải bồi thường một khoản chi phí cho người mua (theo 2 bên thỏa thuận)
ĐIỀU KHOẢN 10: KHIẾU NẠI
Sau khi bên mua nhận đủ số hàng trong vòng 15 ngày, người mua có quyền
khiếu nại chất lượng, số lượng nếu có sự sai khác theo quy định trong Hợp đồng và
được bồi thường theo thỏa thuận của hai bên.
ĐIỀU KHOẢN 11: TRỌNG TÀI
9.1: Bất kỳ sự tranh chấp hoặc khác biệt nào phát sinh liên quan đến hợp
đồng hiện tại, trong đó có một hoặc bất cứ phần nào liên hệ tới hiệu lực hợp đồng,
sẽ được giải quyết bằng thảo luận song phương.
9.2: Mọi tranh chấp, bất đồng trong phát sinh từ hợp đồng hay liên quan đến
hợp đồng, mà không thể giải quyết một cách hữu nghị, thì trong vòng 60 ngày kể
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 6
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
từ ngày một bên thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc tranh chấp, sẽ được
chuyển đến tòa án trọng tài quốc tế Paris.
9.3: Quyết định trọng tài là phán quyết cuối cùng hai bên phải thực hiện.
9.4: Bên thua kiện sẽ phải chịu mọi chi phí trọng tài.
ĐIỀU KHOẢN 12: BẤT KHẢ KHÁNG.
12.1. Trong bất kỳ trường hợp nào ngoài sự kiểm soát của mỗi bên, làm ảnh
hưởng đến nghĩa vụ thực hiện tất cả hoặc một phần hợp đồng của mỗi bên thì thời
gian quy định thực hiện nghĩa vụ này sẽ được gia hạn dài ra bằng với khoảng thời
gian do hậu quả của trường hợp bất khả kháng gây ra. Những sự kiện mà (sau đây
gọi là “Bất Khả Kháng”) bao gồm nhưng không giới hạn bởi:
12.2. Thiên tai bao gồm: Bão, động đất, lũ lụt hay bất kỳ hình thức nào khác

do thiên nhiên gây ra mà sức mạnh và sự tàn phá của nó không thể lường trước
hoặc chống lại được.
12.3. Chiến tranh (tuyên bố hoặc không tuyên bố), chiến sự, xâm lược, hoạt
động của kẻ thù bên ngoài, đe dọa hoặc chuẩn bị chiến tranh, bạo động, khởi nghĩa,
xáo trộn công cộng, nổi loạn, cách mạng, nội chiến, các đình công, phá hoại của
công nhân.
12.4. Mặc dù đã đề cập ở trên, không bên nào được miễn trách nhiệm thanh
toán các khoản đáo hạn cho nghĩa vụ của mình vì bất cứ lý do Bất khả kháng.
12.5. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên sẽ thông báo cho nhau về các
biến cố của trường hợp này, và cả những hậu quả có thể xảy ra cho việc thực hiện
hợp đồng này trong vòng 20 ngày kể từ khi xảy ra biến cố. Thời gian giao hàng
trong trường hợp này sẽ được kéo dài với sự nhất trí của hai bên.
12.6. Nếu các tình huống do bất khả kháng gây ra kéo dài hơn 6 tháng, các
điều khoản và điều kiện của hợp đồng sẽ được xem xét một cách hợp lý và thống
nhất hòa thuận giữa hai bên.
ĐIỀU KHOẢN 13: LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 7
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Luật điều chỉnh hợp đồng sẽ là luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
ĐIỀU KHOẢN 14: CÁC QUY ĐỊNH KHÁC: (Thực hiện theo Incoterm 2010)
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký, việc sửa đổi và các điều khoản bổ sung tới
những điều kiện này sẽ chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong văn bản có chữ ký
của hai bên.
CHỮ KÝ BÊN MUA CHỮ KÝ BÊN BÁN
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 8
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
II. PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ CÓ TRONG HỢP ĐỒNG
1. RỦI RO ĐỐI VỚI ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN VÀ SỐ LƯỢNG:
1.1. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN:

Phương thức thanh toán bằng: Thư tín dụng (L/C) trả sau 45 ngày kể từ ngày phát
hành.
Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Malayan Banking Berhad
Level 14, Menara Maybank, 100 Jalan Tun Perak, 50050
Kuala Lumpur, Malaysia
Bộ chứng từ thanh toán bên bán cung cấp, bao gồm:
- Một bộ đầy đủ (3/3) vận đơn sạch đã được xếp hàng lên tàu
- 03 bản gốc Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói: 2 bản
- 01 bản gốc và 01 bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ.
1.2.ĐIỀU KHOẢN SỐ LƯỢNG:
- Đơn vị tính: 160 bộ
- Đơn vị khuyến mãi: 6 bộ
- Phương pháp xác định số lượng là: chính xác.
- Phương pháp xác định khối lượng:
+ Trọng lượng tịnh: 4960.00 kg
+ Trọng lượng cả bì: 5696.00kg
Có ba rủi ro có thể xảy ra đối với điều khoản thanh toán này
Một là người bán bị từ chối thanh toán khi xuất trình chứng từ không phù
hợp với yêu cầu của L/C
Phương thức thanh toán của hợp đồng là L/C, số đơn vị tính trong L/C là bộ
( L/C quy định là khi hàng hóa được tính bằng đơn vị là bộ hay chiếc mà lại có
thêm hàng khuyến mãi từ bên bán thì số lượng được ghi trên L/C chỉ là số lượng
đã kí kết hợp đồng không bao gồm thêm số lượng hàng hóa được khuyến mãi).
Trên thực tế trong quá khứ đã có sự việc bên mua kí hợp đồng mua 100 bộ máy
giặt với bên bán, do làm ăn lâu năm nên bên bán đã khuyến mãi thêm cho người
mua 4 bộ máy giặt. Khi lập hóa đơn thương mại, người bán đã liệt kê số hàng hóa
là 104 bộ (100 bộ đặt mua + 4 bộ được khuyến mãi). Đến lúc xuất trình bộ chứng
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 9
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

từ cho ngân hàng để nhận thanh toán thì bên bán đã bị ngân hàng từ chối do hóa
đơn thương mại không khớp với L/C (L/C quy định số lượng là 100 bộ còn hóa
đơn ghi 104 bộ). Ngoài việc bị từ chối thanh toán, bên bán còn phải chịu các chi
phí phát sinh với hàng hóa khi hàng hóa đến cảng đích đến như chi phí lưu kho,
lưu bãi, bảo quản hàng hóa trong quá trình chờ giải quyết.
Do đó khi bên LG Việt Nam giao hàng cho bên mua lập bộ chứng từ để xuất
trình cho ngân hàng phát hành, bên Việt Nam nên chú ý đến việc liệt kê đúng số
lượng hàng hóa trong hóa đơn thương mại (số lượng ghi trong hóa đơn thương
mại cũng là số lượng hàng hóa kí hợp đồng không bao gồm hàng khuyến mãi).
Hai là rủi ro đối với việc phá sản của ngân hàng phát hành L/C khiến cho
người bán không được thanh toán tiền hàng.
Một số trường hợp đặc biệt như khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008
khiến cho hàng loạt ngân hàng lớn mạnh, có uy tín trên thế giới bị phá sản là
nguyên nhân dẫn đến rủi ro đối với thanh toán hàng hóa bằng L/C giữa người mua
và người bán. Bởi khi ngân hàng phá sản, ngân hàng đó sẽ không còn khả năng
thanh toán đối cho người bán khiến cho cả người mua và người bán rơi vào trường
hợp khó xử do đây là trường hợp hi hữu không thể giải quyết được. Qua vụ thực tế
xảy ra năm 2008 có thể thấy cho dù là một ngân hàng lớn hàng đầu lớn trên thế
giới như Washington Mutual (ngân hàng đứng thứ 6 ở nước Mỹ tính đến thời điểm
2008), Lehman Brothers (ngân hàng lớn thứ 4 ở nước Mỹ tính đến năm 2008)
cũng không thể tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được.
Do vậy, đối với cả người bán và người mua, việc thanh toán bằng L/C trả
sau cũng có thể được coi là một rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng. Trong các hợp đồng
mua bán nên sử dụng L/C xác nhận (ngân hàng thanh toán chịu trách nhiệm thanh
toán cho người bán nếu ngân hàng mở L/C không có khả năng thanh toán) để tối
thiểu được nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 10
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Ba là rủi ro với người mua là hàng hóa được giao không đúng về quy cách
phẩm chất, số lượng, trọng lượng, đóng gói, giá trị của hàng hóa không như yêu

cầu.
Đối với hình thức thanh toán bằng L/C ngân hàng phát hành chỉ kiểm tra
tính bề mặt của bộ chứng từ. Tức là ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm xem xét xem
bộ chứng từ có đầy đủ, chân thực, chính xác, hợp lý và phù hợp với yêu cầu của
L/C hay không chứ không kiểm tra thực tế hàng hóa. Theo đó khi mà bên bán xuất
trình bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C thì ngân hàng sẽ thanh toán tiền
cho người bán. Cho nên trong trường hợp bên bán gian lận cố tình giao hàng kém
chất lượng, không đủ về số lượng, trọng lượng cho người mua và làm giả bộ chứng
từ phù hợp với L/C để nhận thanh toán thì bên mua phải chịu mọi tổn thất hàng
hóa đó mà không thể khiếu nại đòi ngân hàng bồi thường bởi vì ngân hàng không
có trách nhiệm trong trường hợp này.
2. RỦI RO ĐỐI VỚI ĐIỀU KHOẢN VẬN TẢI VÀ GIÁ CẢ
- Thuê tàu lưu cước: Hàng đóng gói trong 1 container thông thường (số
lượng 1x40 HC). Hàng được bốc lên tàu CONCORD 0288- 538N ngày 29/01/2014
tại cảng Hải Phòng, Việt Nam và đi đến địa điểm nhận hàng là cảng Klang,
Malaysia.
- Tính theo giá CIF Klang, Malaysia
Rủi ro đối với hai điều khoản này là người bán phải bồi thường tiền hàng
hóa cho người mua khi container bị rút ruột.
Thực tế đã từng xảy ra: Vụ việc “rút ruột” container được giải quyết mới
đây tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) là ví dụ điển hình:
Nhà nhập khẩu Trung Quốc (bên mua) ký hợp đồng mua của nhà xuất khẩu
Việt Nam (bên bán) 42 tấn cao su gồm 260 bành, đóng trong hai container, giao
hàng theo điều kiện CIF Qingdao, Trung Quốc, Incoterms (1) 2010 với trị giá lô
hàng 191.100 đô la Mỹ. Cảng xếp hàng là cảng TPHCM, cảng dỡ hàng là Qingdao,
Trung Quốc. Đơn vị bảo hiểm lô hàng là công ty bảo hiểm X. đã cấp giấy chứng
nhận bảo hiểm theo hình thức “bảo hiểm mọi rủi ro cho hàng hóa từ cảng đến
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 11
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
cảng”. Sau khi hàng đến cảng Qingdao, hải quan sở tại đã cân theo quy định và

phát hiện thiếu trên 17 tấn so với chứng từ giao hàng. Bên mua liên hệ với công ty
bảo hiểm X để đòi bồi thường thì bị từ chối vì hai container này được dỡ xuống
cảng đích (Qingdao) trong điều kiện còn nguyên kẹp chì, việc thiếu hàng không thể
quy cho quá trình vận chuyển đã được bảo hiểm. Bên mua đã gửi đơn kiện tới
VIAC đòi bên bán bồi thường thiệt hại tổng cộng 78.404 đô la Mỹ cùng với các chi
phí phát sinh khác.
Theo bên bán, lô hàng được bán theo điều kiện CIF Incoterms 2010 nên
rủi ro chuyển sang người mua kể từ khi hai container được xếp lên xe tải tại
bãi Tân Cảng để vận chuyển tiếp ra cảng Cát Lái chờ xếp lên tàu. Nếu container
bị thiếu hụt trọng lượng khi xếp lên tàu thì sẽ bị đồng hồ gắn trên cần cẩu phát hiện
và bỏ lại. Vì vậy, bên bán cho rằng có thể việc thiếu hụt hàng hóa xảy ra sau khi
rủi ro đã chuyển sang bên mua và do đó, bên bán từ chối trách nhiệm bồi thường.
Hội đồng Trọng tài lại cho rằng theo Incoterms 2010, bên bán phải chịu mọi
rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng được xếp lên tàu.
Theo vận đơn do hãng tàu cấp, ngày hàng hóa được xếp lên tàu là ngày 9-8-2013
nên không có cơ sở để chấp nhận lập luận cho rằng bên bán chỉ chịu rủi ro về hàng
hóa đến 14 giờ 12 phút ngày 4-8-2013, tức là thời điểm đóng hàng và giao cho đại
lý hãng tàu tại bãi Tân Cảng. Do đó, Hội đồng Trọng tài chấp nhận việc đòi bồi
thường 78.404 đô la Mỹ.
Đây chính là một ví dụ điển hình cho việc rủi ro khi vận chuyển bằng
container theo điều kiện CIF. Bởi theo điều kiện này rủi ro được chuyển cho
người mua kể từ khi container được xếp lên xe tải vận chuyển tiếp ra cảng để chờ
xếp lên tàu. Trong khi thực tế những vụ việc lỗi không phải do người bán mà là lỗi
do người chuyên chở nhưng người bán phải chịu bồi thường không phải là hiếm
khi xảy ra. Vận chuyển bằng container theo điều kiện CIF khiến cho việc “cam
làm quýt chịu” xảy ra khá nhiều. Nguyên nhân một phần là do cách quản lý lỏng
lẻo của doanh nghiệp vận tải. Nhiều đơn vị chỉ thuê lái xe theo hình thức khoán
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 12
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
từng chuyến hàng. Do đó, một số đối tượng đã làm hồ sơ giả khi xin làm lái xe cho

đơn vị vận tải. Khi đưa hàng đi, lái xe đã hẹn các đối tượng khác tại một địa điểm
thuận lợi để cạy phá container rồi chở đi tiêu thụ. Có trường hợp, sau khi “rút
ruột” container, kẻ gian đã cho gạch, đá, cát vào để tránh bị phát hiện bằng hình
thức cân tải trọng xe.
Do vậy bài học rút ra đối với những vụ việc đã từng xảy ra trong thực tế khi
vận chuyển hàng hóa bằng container là người bán nên chọn vận chuyển hàng
theo điều kiện CIP ( Chịu rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được giao cho người
vận tải đầu tiên), người mua thì nên siết chặt quy trình quản lý tại cảng, đặt thiết
bị định vị vệ tinh xe tải đến thuê giám định độc lập để giám định số lượng, khối
lượng hàng hóa trong container cả hai đầu xếp dỡ để giảm thiểu rủi ro cho chính
mình.
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 13
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3. RỦI RO ĐỐI VỚI ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG
Hàng phải được giao trước ngày 22/3/2014
6.1: Vận chuyển từng phần hay chuyển tải: Cho phép
6.2: Cảng bốc: Klang, Malaysia
6.3: Cảng đích đến: Hải Phòng, Việt Nam
Nơi đến cuối cùng : Công ty điện tử Trần Anh 110 Trần Phú - Quận Hà
Đông - Hà Nội.
Cho phép giao hàng từng phần cũng là một trong những rủi ro đối với
người bán. Bởi khi mà người bán không thể hoàn thành đúng thời hạn của một
chuyến hàng bất kỳ trong số chuyến đã ký kết thì cho dù người bán có thực hiện
đúng những chuyến hàng khác thì vẫn bị coi là không hoàn thành theo hợp đồng
và sẽ không được thanh toán.
Trên thực tế đã có trường hợp như thế xảy ra, người bán và người mua thỏa
thuận cho phép điều khoản giao hàng từng phần thành như sau:
Công ty A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Iran. L/C cho phép giao hàng từng
phần và quy định như sau:
- Chuyến 1 giao 10.000MT gạo vụ mùa 2011, ngày giao hàng muộn nhất là

ngày 01/10/2011
- Chuyến 2 giao 10.000MT gạo vụ mùa 2011, ngày giao hàng muộn nhất
01/11/2011
- Chuyến 3 giao 15.000MT gạo vụ mùa 2011, ngày giao hàng muộn nhất
01/12/2011
Vì một số lí do khách quan mà Công ty A không kịp thực hiện chuyến giao
hàng đầu tiên. Sau đó, Công ty A thực hiện hoàn chỉnh chuyến giao hàng thứ hai,
thứ ba. Khi nhà xuất khẩu A xuất trình bộ chứng từ để nhận thanh toán thì bị
ngân hàng phát hành từ chối. Theo điều 30 UCP 600 công ty A đã không giao
hàng đúng thời hạn của chuyến hàng thứ nhất cho nên L/C không có giá trị với cả
3 chuyến hàng. Nhà xuất khẩu A chịu tổn thất rất lớn khi không nhận được tiền
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 14
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
hàng mặc dù đã giao hàng cho bên nhập khẩu, người bán cũng không thể khiếu
nại đòi người mua trả hàng bởi vì lỗi do bên bán.
Do vậy, từ những tình huống đã xảy ra trong thực tế trên, chỉ khi người bán
chắc chắn về khả năng giao hàng nhiều lần và giao đúng hạn như hợp đồng hai bên
quy định thì mới nên cho phép điều khoản giao hàng từng phần trong. Còn nếu
không chắc chắn về khả năng giao hàng nhiều lần thì người bán không nên thỏa
thuận giao hàng từng phần vì điều đó sẽ gây ra nhiều rủi ro cho người bán.
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 15
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
KẾT LUẬN
Những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá là
những hình thức pháp lí thể hiện quan hệ kinh tế giữa các bên tham gia quan hệ
mua bán hàng hoá trên thị trường. Nó có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho nhà
nhập khẩu và nhà xuất khẩu xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình, đồng thời
nó là một mắt xích không thể thiếu được để khép kín chu trình đầu tư. Bởi vậy
nghiên cứu phân tích những rủi ro trong điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh
tế mua bán hàng hoá không chỉ có ý nghĩa về lí luận mà còn có ý nghĩa rất lớn cho

việc áp dụng các điều khoản đó như thế nào để không trái với pháp luật trong thực
tiễn.
Trong một phạm vi có thể bài tiểu luận có thể xây dựng một cách tổng hợp
nhất với nội dung đầy đủ cơ bản những điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế dưới góc độ của một loại hợp đồng kinh tế đã xảy ra, cụ thể là hợp
đồng mua bán máy giặt giữa công ty điện máy Trần Anh và công ty TNHH LG
Electronics Malaysia …. Qua đây, tuy không đưa ra được sự đánh giá toàn diện
triệt để xong cũng thấy được những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế
mua bán hàng hoá có những thiếu sót, có thể dẫn đến các rủi ro.
Cuối cùng để những điều khoản hợp đồng mua bán hàng hoá hoàn thiện phù
hợp với các mối quan hệ kinh tế phức tạp trong nền kinh tế thị trường, bài tiểu luận
đã đưa ra một số những kiến nghị tham khảo nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
mua bán hàng hoá. Từ đó rút ra được những kết luận nhận xét đúng đắn nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của điều khoản hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá
cả về lí luận lẫn thực tiễn… Do điều kiện tìm hiểu có hạn và trình độ kiến thức còn
hạn chế nên bài liểu luận này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm
chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của cô để hoàn thiện hơn
nữa bài tập nhóm của môn học này.
Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 16
Phân tích rủi ro trong các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình thanh toán quốc tế - GS. Đinh Xuân Trình và PGS.TS Đặng Thị
Nhàn - Trường đại học Ngoại Thương
 Giáo trình pháp luật kinh doanh quốc tế TS Nguyễn Minh Hằng (Chủ biên)
 moj.gov.vn
 luattamtri.com
 voer.edu.vn

 Bộ tập quán quốc tế về L/C - ICC phòng thương mại quốc tế - nhà xuất bản
thông tin và truyền thông 2010

Tiểu luận môn Pháp Luật kinh doanh quốc tế Page 17

×