CƠ SỞ DẠY THÊM & BDVH TÂN TIẾN
THÀNH
11/ 35 HẺM 11 MẬU THÂN - TP. CẦN THƠ
ĐT: 0973 518 581 – 01235 518 581
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LẦN 1
Môn: VẬT LÝ 10
Thời gian: 60 phút
Câu 1. Hệ vật được xem là hệ cô lập nếu
A. các vật trong hệ có sự tương tác lẫn nhau.
B. tổng nội lực tác dụng lên hệ bằng không.
C. tổng nội lực tác dụng lên hệ lớn hơn rất nhiều so với tổng ngoại lực tác dụng lên vật.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 2. Khối lượng súng là 4 kg và của đạn là 50 g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có tốc độ 800 m/s.Tốc độ giật lùi
của súng là
A. 6 m/s. B. 7 m/s. C. 10 m/s. D. 12 m/s.
Câu 3. Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của hòn đá là:
A. p = 360 kgm/s. B. p = 360 N.s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 kg.km/h.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai:
A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
D. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
Câu 5. Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật
trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu ? Cho g = 10 m/s
2
.
A. 10 kg.m/s. B. 5,0 kg.m/s. C. 4,9 kg.m/s. D. 0,5 kg.m/s.
Câu 6. Công cơ học là đại lượng
A. không âm. B. vô hướng. C. luôn dương. D. véc tơ.
Câu 7. Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 15 kg từ giếng sâu 8 m lên trong 20 s. Công và công suất
của người ấy là giá trị nào sau đây. Lấy g = 10 m/s
2
.
A. A = 800 J, P = 400 W. B. A = 1600 J, P = 800 W.
C. A = 1200 J, P = 60 W. D. A = 1000 J, P = 600 W.
Câu 8. Một vật chuyển động với vận tốc
v
dưới tác dụng của lực
F
không đổi. Công suất của lực
F
là:
A. P = Fvt. B. P = Fv. C. P = Ft. D. P = Fv
2
.
Câu 9. Công thức tính công của một lực là:
A. A = F.s.cosα. B. A = mgh. C. A = 0,5mv
2
. D. A = F.s.
Câu 10. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 60
0
.
Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:
A. A = 1275 J. B. A = 750 J. C. A = 1500 J. D. A = 6000 J.
Câu 11. Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ
A. tăng 2 lần. B. không đổi. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 12. Một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quãng đường 180 m trong thời gian 45 giây. Động
năng của vận động viên đó là
A. 875 J. B. 560 J. C. 315 J. D. 140 J.
Câu 13. Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động cong đều. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động với gia tốc không đổi.
Câu 14. Một vật có khối lượng 1 kg có thế năng 1 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s
2
. Khi đó vật có đô cao là:
A. 32 m. B. 1 m. C. 9,8 m. D. 0,102 m.
Câu 15. Thế năng của một vật được tính bằng công thức:
A. W
t
=
.
2
1
mgh
. B. W
t
=
2
)(
2
1
lK
∆
. C. W
t
= mgh. D. W
t
=
2
2
1
mv
.
Câu 16. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì
A. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
B. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
D. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 17. Cơ năng là một đại lượng:
A. luôn luôn dương hoặc bằng không. B. luôn luôn dương.
C. luôn luôn khác không. D. có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 18. Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v
0
= 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không
khí. Cho g = 10 m/s
2
. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng:
A. 15 m. B. 5 m. C. 20 m. D. 10 m.
Câu 19. Trong quá trình rơi tự do của một vật thì:
A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm.
1
C. động năng giảm, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 20. Từ mặt đất,một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v
0
= 10 m/s.Bỏ qua sức cản không khí.cho
g = 10 m/s
2
. Ở độ cao nào thế năng bằng 4 lần động năng:
A. 4 m. B. 2 m. C. 4 cm. D. 2 cm.
Câu 21. Khi nung nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng làm nhiệt độ tăng thêm 10
0
C thì áp suất tăng thêm 1/60 lần
áp suất ban đầu.Nhiệt độ ban đầu của lượng khí đó là:
A. 600
0
K. B. 600
0
C. C. 400
0
K. D. 400
0
C.
Câu 22. Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí?
A. Chuyển động hỗn loạn.
B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
C. Chuyển động không ngừng.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
Câu 23. Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng?
A. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua.
B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
D. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua.
Câu 24. Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 27
0
C và áp suất 10
5
Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 177
0
C thì
áp suất trong bình sẽ là:
A. 1,5.10
5
Pa. B. 2. 10
5
Pa. C. 2,5.10
5
Pa. D. 3.10
5
Pa.
Câu 25. Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình
A. đẳng nhiệt. B. đẳng tích. C. đẳng áp. D. đoạn nhiệt.
Câu 26. Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ-Mariốt?
A.
1221
VpVp =
. B.
=
V
p
hằng số. C.
=pV
hằng số. D.
=
p
V
hằng số.
Câu 27. Một xilanh chứa 100 cm
3
khí ở áp suất 2.10
5
Pa. Pit tông nén đẳng nhiệt khí trong xilanh xuống còn 50 cm
3
.
Áp suất của khí trong xilanh lúc này là:
A. 2.10
5
Pa. B. 3.10
5
Pa. C. 4.10
5
Pa. D. 5.10
5
Pa.
Câu 28. Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ.
A. Qủa bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.
B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.
C. Đun nóng khí trong một xilanh hở.
D. Đun nóng khí trong một xilanh kín.
Câu 29. Một cái bơm chứa 100 cm
3
không khí ở nhiệt độ 27
0
C và áp suất 10
5
Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20
cm
3
và nhiệt độ tăng lên tới 327
0
C thì áp suất của không khí trong bơm là
A.
Pap
5
2
10.7=
. B.
Pap
5
2
10.8=
. C.
Pap
5
2
10.9=
. D.
Pap
5
2
10.10=
Câu 30. Trong một động cơ điezen, khối khí có nhiệt độ ban đầu là 32
0
C được nén để thể tích giảm bằng 1/16 thể
tích ban đầu và áp suất tăng bằng 48,5 lần áp suất ban đầu. Nhiệt độ khối khí sau khi nén sẽ bằng:
A. 652
0
C B. 97
0
C C. 1552
0
C D. 132
0
C
HẾT
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài 1: Chất khí lí tưởng
a) Một chất khí lí tưởng ở trạng thái (1), p
1
= 10
5
Pa, V
1
= 30 lit. Người ta nén đẳng nhiệt thể tích giảm xuống còn 20 lít.
Tính áp suất của chất khí sau khi nén
b) Một chất khí lí tưởng ở trạng thái có áp suất 4.10
5
Pa, thể tích khí là 25 cm
3
. Nếu giảm áp suất của chất khí xuống còn
0,5. 10
5
Pa thì thể tích khí là bao nhiêu.
Bài 2: Một vật có khối lượng là 5kg được thả rơi tự do không vận tốc đầu ở độ cao 30m. Lấy g =10 m/s
2
.
a) Tính cơ năng của vật
b) Tính vận tốc của vật khi chạm đất
c) Tính độ cao của vật tại đó động năng gấp 1,5 lần thế năng
Bài 3: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này có
áp suất là 2 atm, thể tích là 15 lít, nhiệt độ là 27
0
C.
a) Khi giữ cho nhiệt độ khối khí không đổi, nén pittông đến thể tích 6 lít thì áp suất của khối khí là bao nhiêu ?
b) Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 3,5 atm, thể tích giảm còn 12 lít. Hỏi nhiệt độ của khối khí là bao
nhiêu
0
C ?
Bài 4: Một vật được ném từ mặt đất lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là 10 m/s. Bỏ qua mọi lực cản của
môi trường và lấy g = 10 m/s
2
. Khi vật lên đến độ cao bằng 2/3 độ cao cực đại so với nơi ném thì vật có vận tốc bằng
bao nhiêu ?
2