Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

một vài phương diện về kỹ thuật tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.33 KB, 46 trang )

Lời cảm ơn!

Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Lý Hoài Thu, người đã
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em viết bản Báo cáo Khoa học này!
Em cũng xin chân thành cám ơn các Thầy Cô giáo Khoa Văn học, Trường
Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã dạy dỗ, động viên và khích lệ
em tham gia hoạt động khoa học!
Chân thành cám ơn bạn bè đã giúp đỡ và góp ý cho Báo cáo!
Hà Nội, 24/03/2005
Tác giả
Đinh Việt Hà
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Văn học Việt Nam từ 1986 trở đi đã có nhiều thành tựu to lớn. Một trong
những thành tựu đó phải kể đến là sự chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa về
phương thức sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ.
Trong số các thể loại của văn học đương đại, “tiểu thuyết được coi là cỗ máy
cái”, “là sử thi về đời tư” (Bê-lin-xki); là nơi mà cuộc đời được phơi trên trang giấy
một cách chân thực nhất, sâu sắc nhất; là “giá trị không thể thay thế được”. Một
tiểu thuyết hay không phụ thuộc độ dài, ngắn, số lượng trang, mà ở chỗ nó khám
phá và lý giải ra sao về một lĩnh vực nào đó của đời sống, “đặt ra những câu hỏi”
nhân sinh và tìm cách “trả lời những câu hỏi đó” như thế nào.
Tiểu thuyết đương đại thể hiện một bước đột phá mạnh mẽ về “kỹ thuật tự
sự”, tiết tấu trần thuật nhanh hơn; kết cấu phức tạp, biến hoá, đan xen nhiều tầng
bậc; phương thức xây dựng nhân vật cũng hoàn toàn khác trước.
Văn học đương đại nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng không quan
tâm quá mức đến việc nhà văn viết về đề tài gì: thành thị, nông thôn, “hướng ra
công trường, hướng về ruộng đồng” nữa mà chủ yếu là xem nhà văn đó viết như
thế nào về cùng một đề tài với những người khác; xem “kỹ thuật” của anh ta có
những nét gì mới và khác lạ. Trong cùng công việc là “cày xới mảnh đất hiện
thực”, ai “trồng được cây” tốt hơn có nghĩa là người đó phải có một kỹ thuật riêng,


ở đó phát huy đầy đủ và hiệu quả nhất toàn bộ bí quyết, “kỹ năng, kỹ xảo” và sở
trường của anh ta.
Từ 1986 trở đi, ta đã thấy có rất nhiều đổi mới trong phương thức sáng tạo ở
các tác phẩm tự sự của các nhà văn: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,
Dương Hướng, Bảo Ninh... Trong các gương mặt tiểu thuyết trẻ hiện nay, chúng
tôi quan tâm đến Tạ Duy Anh và các tác phẩm của ông. Tuy nhiên chúng tôi mới
chỉ thấy một số bài báo viết giới thiệu về tác giả này và bình luận về những tác
phẩm mới đây của ông; chưa thấy có ai nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật tiểu
thuyết của nhà văn trẻ này. Nhận thấy tiểu thuyết của Tạ Duy Anh có nhiều nét
mới mẻ về nghệ thuật, chúng tôi quyết định lựa chọn “một vài phương diện về kỹ
thuật tự sự” trong tiểu thuyết Lão Khổ của ông làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
Chọn đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi muốn nắm bắt những đặc điểm nghệ
thuật tiểu thuyết của Tạ Duy Anh thông qua kỹ thuật tự sự của ông, từ đó phát
hiện những nét sáng tạo mà ông đóng góp cho thể loại này, cũng như tạo nên diện
mạo mới mẻ cho văn đàn đương đại
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Nhằm phát hiện những nét sáng tạo và cống hiến của Tạ Duy Anh trong
tiểu thuyết Lão Khổ, chúng tôi đã chọn một vài khía cạnh về kỹ thuật tự sự làm
đối tượng và phạm vi nghiên cứu cho đề tài của mình, đó là cách thức tổ chức
điểm nhìn trần thuật, các phương thức kết cấu tác phẩm, nghệ thuật phân tích tâm
lý v.v. Thời gian có hạn, cũng như mục đích mà đề tài hướng tới đã không cho
phép chúng tôi khảo sát tất cả mọi phương diện về kỹ thuật tự sự của Tạ Duy Anh
trong Lão Khổ. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu những khía cạnh được coi là tiêu
biểu trong cách thức tự sự của ông, chúng tôi mong rằng, sẽ chỉ ra được những
điểm cơ bản làm nên sức hấp dẫn của ngòi bút tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm tiếp cận kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lão Khổ của Tạ Duy Anh từ
góc độ tự sự học (thi pháp học cấu trúc), chúng tôi đã lựa chọn các phương pháp
và thao tác khoa học như phân loại, thống kê, mô tả, phân tích; tuy còn chưa được

đúng mức, nhưng phương pháp đối chiếu - so sánh cũng được chúng tôi sử dụng
để xem xét đối tượng trên bình diện lịch sử.
5. Bố cục Báo cáo:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Báo cáo chia Nội dung chính làm ba
phần, tương ứng với ba phương diện về kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lão Khổ
của Tạ Duy Anh:
I. Điểm nhìn trần thuật
II. Kết cấu tác phẩm
III. Mô tả, phân tích tâm lý nhân vật
6. Quy cách trình bày:
1. Tên các loại tác phẩm: in nghiêng, không đậm.
2. Thông tin trong ngoặc vuông thứ tự là: tài liệu dẫn, ở trang thứ...
3. Viết tắt: Nxb = Nhà xuất bản; tr. = trang v.v.
NỘI DUNG CHÍNH
I. TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
Chúng tôi xin bắt đầu công việc khảo sát kỹ thuật tự sự của Tạ Duy Anh
trong tiểu thuyết Lão Khổ từ nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn
trần thuật là một yếu tố không thể thiếu được trong nghệ thuật tiểu thuyết. “Trần
thuật bao gồm kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian, mô tả
chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất..., bàn luận, lời nói
bán trực tiếp của các nhân vật. Do vậy, trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu
tạo tác phẩm tự sự. Tính chất của trần thuật tùy thuộc vào điểm nhìn mà từ đó nó
được dẫn dắt, tùy thuộc vào tương quan giữa tác giả và người trần thuật hoặc
người kể chuyện, tùy thuộc vào sự đánh giá của tác giả đối với sự kiện được miêu
tả...” [7, 324].
Một đặc điểm nổi bật về tổ chức điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Lão
Khổ là sự biến đổi linh hoạt chủ thể kể và sự dịch chuyển tinh tế điểm nhìn trần
thuật. Chủ thể kể chuyện và điểm nhìn trần thuật thực chất là đồng nhất với nhau.
Ở tác phẩm này, có thể khái quát những nét độc đáo của ngòi bút Tạ Duy Anh về
tổ chức điểm nhìn trần thuật như sau:

- Từ hiện tại nhìn về quá khứ và hướng đến tương lai;
- Dịch chuyển tinh tế, linh hoạt giữa các ngôi kể, chẳng hạn:
+ Kể chuyện ở ngôi thứ nhất,
+ Kể chuyện ở ngôi thứ ba,
+ Chủ thể kể vô hình.
1. Từ hiện tại tới quá khứ và tương lai:
Đọc Lão Khổ, chúng ta thấy, nhân vật không chỉ được nhìn từ bình diện
hiện tại, tức là ở những khoảnh khắc hiện thời, cái đang xảy ra, mà còn được soi
chiếu từ quá khứ, chẳng hạn: về lai lịch, tên tuổi, thân phận và các thời điểm khác
nhau của cuộc đời; đồng thời còn được nhìn dưới con mắt phán đoán, suy xét
tương lai qua điểm nhìn của chính nhân vật, của chủ thể kể vô hình (như một nhân
vật đứng đằng sau, biết hết mọi chuyện chỉ có điều nó đóng vai trò kể lại mọi
chuyện đã xảy ra), của chủ thể nhân vật xưng “Tôi” cũng như các nhân vật khác
trong truyện. Vì thế có thể thấy mạch trần thuật trong tác phẩm là mạch trần thuật
có chiều sâu, trong đó dòng sự kiện hồi cố, hoài niệm lấn át cả dòng sự kiện diễn
tiến của cốt truyện; bên cạnh đó là mạch suy tưởng, triết lý khá mạnh và thường
xuyên. Điểm nhìn trần thuật đảo lộn từ hiện tại về quá khứ rồi ngược về hiện tại -
là một hệ quả tất yếu của cách tạo dựng lối dẫn truyện (trần thuật) bằng đường dây
tâm lý. Trong một tác phẩm có cốt truyện tâm lý thì điểm mốc tự sự của tác phẩm
cũng phải là sự kiện tâm lý trong điểm nhìn của chính nhân vật có tâm lý được kể
lại. Ngay đầu tiểu thuyết là đoạn kể về tâm lý nhân vật Lão Khổ và liền sau đó
là tình tiết lá đơn mà Lão Khổ viết. Trong tiểu thuyết này, ngoài Lão Khổ là nhân
vật trung tâm xuất hiện từ đầu đến cuối và được mô tả về tâm lý sâu sắc nhất, còn
có những nhân vật khác cũng được nhà văn khắc họa tâm lý như: Tư Vọc, ông
Năm, Hai Duy... “Để tạo dựng một truyện tâm lý đa tuyến, tác giả phải dùng đến
thủ pháp để nhân lên những điểm nhìn khác nhau từ một điểm nhìn cơ sở chi phối
các sự kiện”. [9, 164]
2. Dịch chuyển tinh tế điểm nhìn trần thuật:
Lão Khổ là một truyện đa tuyến không phải bởi hệ thống nhân vật phong
phú được nêu ra trong tác phẩm (về điều này thì phải kể đến một tiểu thuyết khác

là Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường), mà trước hết bởi
một loạt các giọng kể, các điểm nhìn độc lập nhau: giọng kể của nhiều nhân vật
kể chuyện khác nhau, từ nhiều vị trí và quan điểm khác nhau. Về điều này ta nhận
thấy, Tạ Duy Anh đã khá sắc sảo khi tạo ra những tình huống hợp lý để các nhân
vật bị cuốn hút vào, xoay quanh nó, từ đó cùng lúc xuất hiện nhiều giọng kể,
nhiều điểm nhìn của các nhân vật khác nhau mà vẫn không có sự trùng lặp hoặc
loại trừ nhau. Ngược lại, các điểm nhìn có thể còn soi rọi cho nhau như một sự lý
giải. Đó là tình huống Lão Khổ viết lá đơn kiện dày mười bảy trang, rùm beng cả
trên báo chí lẫn dư luận, là tình huống ông Tư giết em trai… và ngay cả những
tình huống đã xảy ra trong quá khứ .Chuyển dịch xen kẽ các điểm nhìn từ người
kể chuyện này sang người kể chuyện khác sẽ khiến cho các sự kiện được kể từ
nhiều góc độ, nhiều mặt khác nhau, trở nên chân thực, đa dạng, sống động lên rất
nhiều. Bằng cách ấy, tác giả đã tạo cho tác phẩm một hiệu quả thẩm mỹ đáng kể.
2.1. Tổ chức các ngôi trần thuật:
Ngôi thứ nhất - nhân vật xưng “Tôi” là người tìm hiểu câu chuyện nhân
đọc bài báo của cô bạn về việc Lão Khổ vác đơn kiện. Nhân vật này có thể coi là
nhân chứng của sự việc mới xảy ra. Trong khi đó những suy nghĩ, trạng thái tình
cảm, cảm xúc, lại chủ yếu thuộc về nhân vật trung tâm của mọi sự kiện là Lão
Khổ - do chính nhân vật này kể hoặc do chủ thể kể vô hình thuật lại. Sự “kể lại”
này về thực chất, phần lớn là những dòng hồi tưởng quá khứ hoặc độc thoại nội
tâm nhân vật.
Đi sâu vào kết cấu nội tại tác phẩm, ta thấy câu chuyện không chỉ được
trần thuật từ điểm nhìn của người kể chuyện “toàn thông” tức người kể chuyện
“biết hết”; mà một cách rất tự nhiên, điểm nhìn trần thuật đã được dịch chuyển
vào nhân vật, đặc biệt là thế giới nội tâm với một quá trình vận động tâm lý tinh
tế. Đây không chỉ là một truyện kể về Lão Khổ do một người ở ngôi thứ ba kể lại,
mà còn là truyện do chính Lão Khổ tự kể, tự giãi bày về mình. Đó là các đoạn đối
thoại, các đoạn có ngôn ngữ nửa trực tiếp. Hiệu quả nghệ thuật mà nó tạo ra là: “ý
nghĩa trực tiếp và đầy sức nặng của tiếng nói nhân vật đã phá vỡ cái mặt bằng độc
thoại của tiểu thuyết và khêu gợi sự trả lời trực tiếp, y như nhân vật không phải là

khách thể của tác giả, mà là chủ thể có đầy đủ giá trị và quyền hạn của lời nói của
chính nó” [3, 260]. Chẳng hạn: “...Lão lục lọi, lôi ra hơn chục kiểu chết: uống
rượu cho đứt mạch máu? Lão gạt phăng. Thiên hạ sẽ bảo lão cuồng rượu mà chết,
tiếng xấu để đời. Nhảy tùm xuống giếng cho hồn mát mẻ? Thế thì hại quá bởi vì
sẽ mất toi cái giếng. Lão không muốn hành động cuối cùng cũng lại có kết quả
ngược với ý định. Treo ngược xà nhà? Xem ra có vẻ “gợi” đấy, bọn người sống
sẽ phải day dứt... Nhưng lão lắc đầu: Không được! Không được tí nào. Chết như
thế sẽ rất nguy hiểm cho bà Khổ, người đang phải tránh những xúc động mạnh vì
bệnh huyết áp cao. Lão mường tượng vợ lão bỗng ngước mắt lên thấy xác chồng
bung bênh, mặt to như cái mâm. Vợ lão sẽ ngã vật xuống đất... Không, bà ấy
chưa đáng phải chết!”. Hay là đoạn văn thuật lại cuộc nói chuyện - đụng độ của
lão với ông Bông - kẻ thù mấy mươi năm trước của lão giờ đã trở về... Chủ thể kể
vô hình nhiều lúc hòa nhập làm một với nhân vật, rất khó tách rời bởi những bình
luận miêu tả... xuất phát từ giọng đang nói mang tính chất của độc thoại nội tâm.
Những miêu tả qua điểm nhìn chủ quan của nhân vật như thế không chỉ xuất hiện
một lần trong tác phẩm. Những câu đầy tính triết lý như: “Cũng bây giờ mới biết
kiếp người còn có thêm một nỗi khổ nữa, nỗi khổ của sự nhận ra mình là người”,
“đời lão xét đến cùng, là hiện thân cho sự đổ vỡ thảm hại”, “lần đầu tiên trong
đời, lão Khổ cảm thấy rất rõ lão thất bại ê chề”, “khủng khiếp nhất là sự vô nghĩa.
Nó không cho người ta cơ hội tái sinh vào những kiếp sống tương lai. Liệu lão có
chịu nổi là người cuối cùng nằm xuống sau khi lần lượt đưa những người lớp tuổi
lão về lòng đất? Lão sẽ chịu đựng toàn bộ gánh nặng như một sự trừng phạt. Vậy
thì cuộc tranh đua của lão cuối cùng để làm gì? Để lão còn lại lang thang, lạc
lõng, cô độc ngay giữa đồng loại. Ngày ấy chắc phải tối tăm, lạnh lùng lắm”. Chỉ
có nhân vật ngôi thứ ba tiềm ẩn, có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, gọi tên và biết
rõ mọi ngóc ngách trong tâm hồn Lão Khổ. Nếu như trong tự sự truyền thống,
chủ thể kể vô hình thường giấu kín mình, ẩn vào rất sâu trong truyện thì rõ ràng
tiểu thuyết hiện đại có nét khác hẳn, đó là việc chủ thể kể vô hình ẩn hiện trong
tác phẩm, lúc ẩn rất kín - không để lộ ra các việc đã “biết hết” của mình, lúc lại
trực tiếp bộc lộ quan điểm qua việc gửi gắm vào lời tả, kể các nhân vật. Điều này

có tác dụng rất lớn trong việc rút ngắn khoảng cách giữa chủ thể kể với câu
chuyện được kể. Có lúc chủ thể kể vô hình không tham gia vào việc phát triển
câu chuyện mà trao việc dẫn dắt mạch tự sự cho nhân vật. Bộc lộ rõ nhất điểm
này là dòng hồi tưởng của các nhân vật, trong đó có nhân vật trung tâm. Chẳng
hạn như việc nhớ lại quá khứ hồi trẻ, rồi việc lấy bà Khổ như thế nào, việc lão
làm Bí thư xã Hoàng ra sao, rồi ngay trong phần X: Những bà con của Xa Tăng
và phần XI: Sa lưới đàn bà là cả những trang dài kế tiếp nhau, mạch tự sự gắn
liền với dòng ký ức. Tất nhiên chủ thể kể vô hình vẫn bám sát các sự kiện của cốt
truyện tâm lý, thỉnh thoảng xuất hiện để miêu tả nhân vật trong thời khắc hiện tại.
2.2. Thủ pháp “Tấm gương”:
Tạ Duy Anh đã rất tinh tế và đảm bảo tính khách quan của việc khắc họa
nhân vật khi ông trao điểm nhìn lúc cho nhân vật này, lúc lại nhân vật kia với
mục đích nhìn nhận, đánh giá, suy nghĩ về nhân vật. Suy cho cùng thì nhân vật
trung tâm được soi chiếu dưới nhiều điểm nhìn khác nhau nhất. Điểm nhìn không
chỉ dịch chuyển từ người này sang người khác, mà còn có cái đặc sắc là di động
từ lúc này sang lúc khác, từ xa đến gần một cách khá linh hoạt. Trong suốt câu
chuyện, ta thấy chân dung tính cách và cuộc đời Lão Khổ hiện lên qua điểm nhìn,
lời phát ngôn hay độc thoại của các nhân vật khác ở các thời điểm khác nhau,
chẳng hạn qua lời kể của “gã xe bò” một cách khái quát: “Đời ông Khổ là một
bằng chứng cho sự long đong của kiếp người. Mười sáu tuổi đi ở chăn trâu cho
địa chủ, đói rét đòn roi nhục quá kiếp chó. Lúc đi theo cách mạng thì đúng vào
thời kỳ đen tối. Ăn hầm, ngủ hố, chỉ cứ trốn mấy thằng con cháu chánh tổng cũng
đủ nhược vảy. Vừa mới có quyền trong tay thì cải cách ruộng đất, thành ngay
thằng Quốc dân đảng. Sau tám tháng cùm chuồng trâu lại thành chiến sĩ cách
mạng. Ngót mười năm lặn lội thân cò, hiến cho sự nghiệp đến cả giọt nước đái....
để bị quy là ‘chui vào tổ chức với dụng ý phá hoại ngầm’. Về nghỉ chúng nó cũng
không cho yên...”. Điểm nhìn này vừa khái quát toàn bộ quãng đời đầy thăng
trầm của Lão Khổ, lại vừa bộc lộ được quan điểm về nhân vật này. Vậy là ý tứ
của nhà văn đã được ký thác. Tuy nhiên, mọi cái nhìn của các nhân vật về lão
Khổ là cả một sự phức tạp, không ai giống ai: bênh vực có mà thù hằn, khinh bỉ

cũng có. Điều này phụ thuộc vào các tuyến nhân vật trong tác phẩm.
Sự dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật “Tôi” đến chủ thể kể vô hình rồi lại
chuyển sang nhân vật, vừa góp phần tạo nên giọng đối thoại nhiều chiều, tính
chất đa thanh, phức điệu cho trần thuật, vừa tăng cường tính chủ thể cho nhân vật.
Theo đó, nhân vật là sản phẩm tinh thần và tài năng nhà văn, nhưng mặt khác nó
có đời sống riêng, cách vận động riêng của nó. Nhân vật dường như có lập trường
độc lập riêng của mình, bằng chứng là cách nghĩ, cách nói, cách hành động của
Lão Khổ hoàn toàn là đứng trên mọi dư luận, đối lập với dư luận. Xu hướng của
tiểu thuyết nói riêng và văn học đương đại nói chung, không phải là việc bắt buộc
phải xây dựng bằng được nhân vật điển hình, mà ở chỗ nhà văn có tạo được sắc
thái riêng cho ngòi bút của mình hay không. Về điểm này thì ta thấy, Tạ Duy Anh
khá thành công trong việc tôn trọng tính khách quan, lại vừa tạo được tính chủ
quan rất cao cho ngòi bút của mình. Văn học có sự chuyển dần từ hành vi mang
tính xã hội sang hành vi có tính cá nhân. Cái “Tôi” của nhà văn hiện nay đã ý
thức rất rõ việc tự chịu trách nhiệm về quyền tự do, dân chủ trong sáng tác của
mình. Ta nhận thấy hướng chung của tự sự hiện nay là chuyển giao quyền
trần thuật ở ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất để tăng cường tính chủ thể. Hãy
đưa ra câu hỏi: tại sao Tạ Duy Anh không đặt nhân vật trung tâm trùng khớp với
ngôi thứ nhất, mà nhân vật xưng “Tôi” lại chỉ là người dẫn dắt, làm chứng cho
câu chuyện, chứ không phải là chính nhân vật ấy? Từ việc phân tích để chỉ ra tác
dụng của sự di chuyển điểm nhìn qua nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Lão Khổ,
ta thấy, nếu đặt ở ngôi thứ nhất, chắc hẳn cái nhìn về Lão Khổ sẽ không được
khách quan như những gì tác giả đã viết. Bởi vì khác với các truyện khác, Lão
Khổ kể về cuộc đời, tính cách, số phận một nhân vật tương ứng với những thời kỳ
lịch sử nhất định và ngay cả bản thân nhân vật cũng có nhiều thăng trầm, mâu
thuẫn mà nếu như để nhân vật tự xưng “Tôi” tự kể về mình thì rõ ràng sẽ mất tính
khách quan và đầy đủ về cuộc đời nhân vật. Và như Todorov nói: “Bản thân biến
cố thì không thể tự kể về mình”. Do vậy nhân vật xưng “Tôi” trong tiểu thuyết
này chỉ cần đóng vai trò người dẫn dắt truyện là hợp lý. Sự vận dụng trần thuật từ
ngôi thứ ba và từ chủ thể kể vô hình đã tạo ra sự dịch chuyển linh hoạt điểm nhìn

từ người này sang người khác, từ lúc này sang lúc khác một cách dễ dàng. Cách
lựa chọn chủ thể kể và điểm nhìn của Tạ Duy Anh trong Lão Khổ có điểm khác
hẳn với tiểu thuyết mới nhất của ông là Thiên thần sám hối. Ở đó, do câu chuyện
kể về những mặt tiêu cực, phi nhân tính của hiện thực, của nhiều lớp người mà
tác giả quan sát được, cho nên điểm nhìn trần thuật và phát ngôn được nhà văn
trao cho nhân vật “Tôi” cũng là đứa trẻ - hài nhi còn chưa ra đời trong bụng mẹ
nhận thức về thế giới... Còn ở Lão Khổ, nhân vật được soi sáng bằng thủ pháp
“tấm gương” qua ý thức các nhân vật khác.
Điểm nữa cần chú ý trong việc tổ chức điểm nhìn trần thuật của nhà văn
là, việc nhân vật này được “khúc xạ” qua một loạt điểm nhìn của nhiều “người kể
chuyện” nối tiếp nhau là một chủ ý của tác giả. Cách thức tự sự này đã làm nổi
bật nét độc đáo, mới mẻ của nhân vật Lão Khổ so với các nhân vật nông dân cùng
thời hoặc khác thời. Đây là một nhân vật nông dân đầy cá tính, có tính cách mạnh
mẽ nổi bật.
3. Tiểu kết:
Có thể thấy rằng, tác giả đã tổ chức điểm nhìn trần thuật một cách đa dạng,
biến hoá trong toàn bộ tác phẩm, có mặt của cả chủ thể kể ngôi thứ nhất lẫn ngôi
thứ ba và cả chủ thể kể vô hình, khiến cho tự sự vừa đảm bảo tính khách quan,
đồng thời lại in đậm dấu ấn chủ quan của tác giả. Các hình thức xuất hiện của chủ
thể kể trong tác phẩm tuy biến hóa linh hoạt nhưng đã rất thống nhất với nhau
trong tổ chức điểm nhìn trần thuật. Dù ở chủ thể kể nào thì tác giả vẫn tạo điểm
nhìn sâu vào tận ngõ ngách, để nhân vật tự bộc lộ tính cách, nội tâm, nhưng đồng
thời vẫn tạo ra sức hấp dẫn, bởi người đọc cứ cảm thấy như là mình chưa hiểu
hết, chưa nhìn thấu và nắm bắt được hết thế giới tâm linh, những trạng thái tâm lý
nhân vật cũng như bí mật cuộc đời họ. Như thế có nghĩa là vẫn chưa “vén” được
toàn bộ “màn sương khói” vây quanh nhân vật. Và cái nhìn còn bí ẩn tức là còn
kêu gọi sự tò mò, khám phá. Hiệu quả nghệ thuật mà nó tạo ra là, nhân vật được
khúc xạ, soi chiếu từ nhiều chiều, tính chủ thể được tăng cường trong tương quan
với hiện thực và với hệ thống các nhân vật trong tác phẩm. Khi tiếp cận Lão Khổ,
người đọc có cảm giác như nhà văn còn dành hẳn “một điểm nhìn” riêng cho

mình. Có lúc tác giả kể về nhân vật như một người thứ ba nào đó, có lúc lại để
cho các nhân vật bình giá hành động của nhau, phải nghĩ về nhau. Lời và suy
nghĩ của người kể chuyện, lời và suy nghĩ của nhân vật, cũng như của người khác
nghĩ về họ cứ đan cài, xen lẫn vào nhau tạo ra các cách đánh giá khác nhau, lôi
cuốn người đọc nhận xét về nhân vật trung tâm; đồng thời còn tạo nên tính chất
đa âm, đa giọng điệu cho tác phẩm. Không độc tôn, không áp đặt một kiểu tư
duy, một giọng điệu nào dù là của người kể, dù là của nhân vật - đó chính là một
trong những biểu hiện của tính dân chủ trong tiểu thuyết hiện nay.
*
* *

II. TỔ CHỨC KẾT CẤU TÁC PHẨM
Xu hướng chung của tiểu thuyết đương đại là có dung lượng vừa phải hoặc
ngắn. Nhưng điều đó không có nghĩa là tác phẩm đó không hoàn chỉnh về mặt kết
cấu. Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có kết cấu nhất định, kết cấu “là phương
tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật” [11, 131] Kết cấu có vai trò tạo ra
tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mỹ, đồng thời nó còn góp
phần bộc lộ tài năng và phong cách nhà văn.
Văn học truyền thống thường có kết thúc trong quá khứ một cách trọn vẹn.
Các nhân vật, hoặc là “họ chết”, “họ lấy nhau”, hoặc “người đời sau kể rằng” v.v.
Nói chung là câu chuyện có đầu có cuối. Như vậy, nhân vật trong văn học truyền
thống trải qua trọn vẹn một quãng đời, một số phận với các sự kiện, cái ác bị
trừng phạt, người có đức được phù hộ, có công được ban thưởng, oan ức được
đền bù; không còn băn khoăn, thắc mắc, trăn trở, không còn điều gì cần phải tháo
gỡ. Nét nổi bật của thể loại tiểu thuyết là viết về thì hiện tại chưa hoàn thành, còn
đang vận động, đang diễn ra với bao phức tạp, bề bộn của nó. Với tiểu thuyết
đương đại thì cuộc sống ấy là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn khai phá thể hiện
những bước đột phá nghệ thuật của riêng mình. Các tác phẩm đương đại đã bộc lộ
sự “phá cách” qua việc tạo dựng những kết cấu mới, đa dạng, phức tạp.
1. Kết cấu theo thời gian:

Đọc Lão Khổ, ta nhận thấy nhà văn đã khá thành công khi tổ chức một kết
cấu linh hoạt, mới mẻ, phá vỡ mô thức tự sự truyền thống. Có sự đảo lộn hoàn toàn
kết cấu theo trình tự không gian - thời gian thông thường, theo diễn biến trật tự
trước - sau của các sự kiện; thay vào đó là một kết cấu đặc biệt phức tạp, trong
đó quá khứ, hiện tại và tương lai đan xen lẫn nhau, khó có thể phân ra được
trật tự của nó. Loại kết cấu này xuất hiện trong truyện ngắn Nam Cao, Thạch Lam
v.v, song tổ chức của nó còn đơn giản, rõ ràng. Trong Lão Khổ, nhân vật chính -
Lão Khổ, từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ, từ hiện tại tưởng tượng, suy đoán về
tương lai; đặc biệt hơn, sự đan xen ấy lại được tổ chức một cách thường xuyên,
liên tục. Nhân vật dường như bị cuốn vào dòng chảy ký ức, vừa sống với quá khứ,
vừa sống với hiện tại.
1.1. Bố cục:
Lão Khổ có bố cục hai phần rõ ràng, được chính tác giả đặt tên cho mỗi
phần như sau:
Phần một: Chuyện chính yếu hay là thay cho lời mở đầu
Phần hai: Những chuyện ngoài rìa
Một điều nghịch lý xuất hiện: phần một Chuyện chính yếu hay là thay cho
lời mở đầu lại chỉ vẻn vẹn có gần chín trang truyện, trong khi đó dung lượng của
tiểu thuyết lại dành gần như trọn vẹn cho Những chuyện ngoài rìa. Trong phần
hai, câu chuyện được chia thành hai mươi phần nhỏ, tuy tác giả không gọi hẳn là
“chương”, nhưng đặt tên cho từng phần - ngắn nhưng rất gợi.
Kết cấu tác phẩm ngoài bố cục chính ra còn đan xen bởi những dòng đề từ,
trữ tình ngoại đề như những yếu tố nghệ thuật đắc lực. Chẳng hạn, ngay lời mở
đầu là lời cầu nguyện - kinh Upantsade:
Hãy dẫn tôi đi từ cái không thực đến cái có thực!
Hãy dẫn tôi đi từ tối tăm đến ánh sáng!
Hãy dẫn tôi đi từ cái chết đến cái bất tử!.
Mở đầu phần hai lại cũng với dụng ý nghệ thuật ấy:
Con người: Thưa chúa vì sao ngài đuổi chúng con ra khỏi thiên đường?
Thượng đế: Hỡi loài vật được sáng tạo bởi cơn ngẫu hứng của ta, chính các

ngươi rời bỏ thiên đương đấy chứ!
Cách mở đầu bằng câu nói mang tính triết luận siêu thực, huyễn tưởng ấy
vừa tạo nên chiều sâu độ dày cho tư tưởng của tác phẩm, vừa có khả năng thu hút
người đọc đi vào câu chuyện.
Tuy nhiên, trong Báo cáo này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu kết cấu
của tiểu thuyết Lão Khổ ở phương diện đảo lộn trình tự thời gian - không gian
của nó và lối kết cấu tâm lý, kết cấu nhân quả, thể hiện không chỉ ở bề mặt mà
còn ở bề chìm của tác phẩm.
1.2. Thời gian nghệ thuật:
Đây quả thực là một tiểu thuyết đã phá bỏ mô thức cũ khi mà nó vừa là một
tiểu thuyết mô tả tâm lý, lại vừa là một dạng của tự sự lịch sử. Vì thế rất khó có
thể chia tách rõ ràng các yếu tố của kết cấu, rất khó gọi tên thời gian tự sự trong
tác phẩm thuộc kiểu gì. Trong tác phẩm này, Tạ Duy Anh đã kết hợp, đan xen rất
nhiều cách tổ chức thời gian, không gian tự sự.
Khác với thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược,
quay trở lại quá khứ, hoặc có thể tới tương lai, có thể dồn nén một khoảng thời
gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Nó gắn liền
với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Nó xuất hiện như một hệ quy
chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm. Đọc Lão
Khổ và thử làm một phép thống kê, chúng tôi thấy, không dưới mười lăm lần hiện
tại, quá khứ bị đảo lộn, đan xen lẫn nhau. Đang ở thời hiện tại, nhân vật bỗng
dưng trở về, lật giở từng trang quá khứ. Sự đảo lộn kết cấu này được Tạ Duy Anh
sử dụng nhuần nhuyễn tới mức, quá khứ và hiện tại có khả năng đồng hiện như
nhau. Thủ pháp về thời gian tự sự của tác phẩm này không đơn thuần là “thời
gian tương hợp 1/1 đẳng tuyến với thời gian lịch sử” mà cũng không chỉ đơn giản
là sự hồi tưởng đảo ngược từ hiện tại về quá khứ hay đan xen: trong hiện tại liên
tưởng về quá khứ rồi lại tiếp tục nhập vào hiện tại... Đó là quá khứ từ điểm nhìn
của người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng “Tôi”), nhưng lại là hiện tại từ điểm
nhìn của nhân vật người kể chuyện vô hình, và nó lại là hiện tại của nhân vật ngôi
thứ ba – Lão Khổ.

Có thể lấy dẫn chứng ngay đầu tác phẩm: “Một hôm, nhân lúc uống rượu,
Lão Khổ bỗng phát hiện ra rằng, đa phần những việc lão làm đều có kết quả trái
với ý định của lão. Lão muốn thế này thì nó lại ra thế kia, như trò đùa ác của Con
Tạo. Lão xọc tay lên mớ tóc, dứt mạnh mấy cái giơ ra trước đèn, thổi phù đi: Thế
là đời mình chỉ toàn bỏ đi - lão nghĩ - Mẹ kiếp! Đã thế ông đếch thèm sống nữa”;
hay là đoạn “lão thấy phải hành động gấp gáp. Trước hết lão sửa lại ngọn đèn, rửa
bút bằng nước sôi để nguội, bơm thật đầy mực, quẹt thử ngòi mất cả trang giấy
trắng. Cảm thấy điều kiện đã chín muồi, lão co chân lên ghế cực kỳ nghiêm trọng.
Chữ đầu tiên lão viết thiếu dấu thành chữ “kinh”. Chẳng hề gì! Thần hứng có rồi
lão lia bút loạt soạt đến nỗi lão không kiểm soát nổi lão viết những gì...”; và ở
ngôi thứ nhất: “Đến đây chúng tôi thấy cần phải dừng lại để ngó sang những
chuyện khác cũng rất quan trọng liên quan mật thiết với Lão Khổ. Chẳng hạn như
cái tên Khổ vì đâu mà có? Nó từng chìm nổi ra sao, rất đáng liệt vào phần chính
truyện”. Cái mà là hiện tại với nhân vật thì lại là quá khứ của người kể chuyện
ngôi thứ nhất, vì thế ta thấy có “hiện tại trong quá khứ” và cả “quá khứ trong quá
khứ” - quá khứ đa tầng bậc. Chúng tôi nhận thấy mật độ dày đặc không dưới hai
mươi lần các từ, cụm từ chỉ thời gian trong các trang truyện: “Năm ấy, ngày ấy,
đêm ấy, bấy giờ, lúc ấy, thế rồi bẵng đi hơn mười năm, hai mươi tuổi...” Và ngay
cả thời gian xác định cũng được tác giả sắp xếp khá dày: “Ngày mồng 4 tháng
bảy năm Đinh Mão; năm 1942; năm 1945; năm 1948; năm 1952...” Tuy nhiên,
yếu tố thời gian trong câu chuyện lại luôn mang tính ước lệ vì nó dần bị “nhạt
hóa” theo dụng ý tác giả. Ngay cả năm tháng rõ ràng cũng chỉ là hoàn cảnh để
dẫn dắt người đọc theo các sự kiện chính xoay quanh cuộc đời nhân vật. Không
gian luôn có sự thay đổi, vận động một cách dễ dàng, dường như không vấp phải
sự cản trở nào, mặc dù nhân vật không có sự di chuyển bằng hoạt động nào. Tâm
lý nhân vật có thể chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, thậm chí từ thế giới hiện
tại sang thế giới ảo tưởng, giấc mơ. Cả phần truyện có tên Hình phạt khủng khiếp
nói về giấc mơ của Lão Khổ như một tương lai tưởng tượng.
2. Kết cấu tâm lý:
2.1. Kết cấu dòng ý thức:

Nếu kết cấu chương hồi chỉ chú ý khắc họa tính cách nhân vật qua hành
động, thì những tác phẩm có kết cấu tâm lý thường lấy quá trình vận động bên
trong của nhân vật, những phản ứng tâm lý của nhân vật đối với sự kiện và những
diễn biến của nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác làm cơ sở để tổ
chức tác phẩm. Thời gian lịch sử trong Lão Khổ là thời gian lịch sử đa tuyến vì
các sự kiện xoay quanh tâm lý nhân vật khác nhau, tất nhiên trục chính là nhân
vật trung tâm. Cách xây dựng thời gian tâm lý đã tạo khả năng xâm nhập có hiệu
quả vào thế giới bên trong con người mà nếu theo “kết cấu biên niên - sự kiện”
[9, 98] thì sẽ khó làm được. Để thời gian tuân theo dòng chảy tâm trạng thì tất
yếu phải có sự đảo lộn các yếu tố thời gian. Song, ở Lão Khổ, thời gian sự kiện
và thời gian tâm lý lại có sự xâm nhập lẫn nhau trong kết cấu tác phẩm và không
phải lúc nào cũng có sự phân biệt rõ ràng. Chính điều này đã tạo ra tính chất ảo,
tính chất phi thời gian của tác phẩm, thời gian như trên đã nói - có sự “nhạt hóa”
theo dụng ý tác giả. Đây là một trong những “thủ thuật” của nghệ thuật cấu trúc
tác phẩm của các nhà văn đương đại. Thời gian trong cấu trúc tự sự tác phẩm là
thời gian bị “nhòe”, cố tình trộn lẫn quá khứ và hiện tại bằng các “dòng tâm tư”
để tạo nên tính chất hư ảo và kích thước thời gian huyền thoại. Với những truyện
ngắn có cốt truyện tâm lý, sự bộc lộ tính chất ước lệ của thời gian là khá rõ. Loại
truyện ngắn này có đặc sắc là thủ pháp đồng hiện thời gian bằng huyền thoại, giấc
mơ, suy tưởng, đặc biệt là bằng “kết cấu lắp ghép”. Kết cấu phi thời gian là một
tiềm năng tất yếu của dòng ý thức, mạch vận động của tác phẩm là mạch vận

×