Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của công ty Tam Tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.06 KB, 35 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công
nghệ thì hàng hóa được sản xuất ngày càng nhiều với quy mô lớn, chủng loại
hàng hóa cũng phong phú và đa dạng hơn, khác hẳn với nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung hàng hóa khan hiếm, chỉ có cạnh tranh mua chứ không có cạnh
tranh bán thì hiện nay với nền kinh tế thị trường với sự tự do cạnh tranh thì
hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng sôi động, người bán phải cạnh
tranh nhau để bán được hàng, còn khách hàng thì được coi là thượng đế.
Ra đời từ sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội, các
doanh nghiệp thương mại trở thành bộ phận trung gian độc lập giữa sản xuất
và tiêu dùng, hoạt động kinh doanh tuân theo các quy luật của thị trường: quy
luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Các doanh nghiệp thương
mại muốn tồn tại và phát triển phải tìm mọi cách để tạo ra lợi nhuận cho riêng
mình.
Ra đời trong môi trường như vậy, Công ty TNHH Tam Tinh là công ty
tuy còn non trẻ nhưng nhờ có tập thể ban lãnh đạo công ty đã tìm cho mình
con đường đi đúng và dần dang chiếm lĩnh thị trường ở Việt Nam. Tuy Công
ty Tam Tinh chỉ thành lập từ năm 2003 nhưng Công ty Tam Tinh đã có tốc độ
phát triển không ngừng về doanh số và cán bộ công nhân viên.
Công ty Tam Tinh luôn luôn đổi mới hoạt động đi vào những hướng
mũi nhọn của công nghệ thông tin và đặc biệt quan tâm đến uy tín, chất
lượng, tạo ấn tượng về sự tồn tại của mình trong xã hội.
Công ty Tam Tinh đã gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên hiện
nay Tam Tinh đang đứng trước sự cạnh tranh rất gay go và ác liệt đối với các
hãng máy tính Đông Nam á đang tràn ngập trên thị trường nội địa. Đây là
điều mà ban lãnh đạo của Công ty Tam Tinh đang trăn trở nhất hiện nay, làm
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sao để tìm ra hướng đi mới để giành lấy ưu thế về công ty. Đây là vấn đề
nóng bỏng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Qua quá trình


thực tập ở Phòng Kinh doanh của công ty, tôi đã tập trung đi sâu vào nghiên
cứu một số vấn đề về khả năng cạnh tranh máy tính và các thiết bị văn phòng
của công ty Tam Tinh. Và mong muốn được góp sức mình trong việc tìm ra
các biện pháp tốt nhất để nâng cao sức cạnh tranh cho các loại máy tính và
thiết bị văn phòng của công ty để công ty có thể kinh doanh thành công mặt
hàng này trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài là: “Giải pháp nâng cao khả năng
cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của công ty
Tam Tinh“.
Mục đích nghiên cứu là để nhằm nghiên cứu khả năng cạnh tranh các
mặt hàng máy tính và thiết bị văn phòng của công ty trên thị trường từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm này
của công ty Tam Tinh.
Chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
thương mại.
Chương II: Thực trạng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh
trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng của công ty TNHH Tam
Tinh hiện nay.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
các thiết bị văn phòng và máy tính của công ty Tam Tinh trong thời gian tới.

SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. CẠNH TRANH VÀ TÍNH TẤT YẾU PHẢI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
I.1. khái niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.

I.1.1. khái niệm về cạnh tranh.
Khái niệm cạnh tranh đã được trình bày bởi rất nhiều tác giả. Tùy theo
từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế mà cạnh tranh được hiểu
theo các khía cạnh khác nhau. Dưới thời kì Chủ nghĩa Tư bản phát triển Mác
đã quan niệm rằng: “ Cạnh tranh Chủ nghĩa Tư bản là sự ganh đua, sự đấu
tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Cơ sở của cạnh
tranh là chế độ tư hữu, chế độ tư hữu đẻ ra cạnh tranh, chèn ép lẫn nhau, “ cá
lớn nuốt cá bé “. Dưới Chủ nghĩa Tư bản do có chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất cho nên tất yếu có cạnh tranh. Chủ nghĩa Tư bản
phát triển đến đỉnh điểm sang chủ ngĩa đế quốc rồi suy vong và cho đến ngày
nay kinh tế thế giới đã đi dần vào quỹ đạo của sự ổn định với xu hướng chủ
đạo là hội nhập giữ các nền kinh tế, cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có
sự quản lý, điều tiết của Nhà nước thì khái niệm cạnh tranh đã mất hẳn tính
giai cấp và tính chính trị nhưng về bản chất thì nó không thay đổi: “ Cạnh
tranh là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong kinh doanh để đạt được mục
tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là
một điều kiện, là yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường và động lực tăng
năng xuất lao động… Nghiên cứu vấn đề này Mác đã phát hiện ra quy luật
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cạnh tranh cơ bản: Quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các
ngành. Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều
người để ý và tham gia, ngược lại những ngành nào , lĩnh vực nào mà có tỷ
suất lợi nhuận thấp thì có sự thu hẹp về quy mô hoặc sự rút lui của các nhà
đầu tư. Tuy nhiên sự tham gia hay rút lui của các nhà đầu tư không dễ dàng
một sớm một chiều là có thể thực hiện được mà đó là cả một quá trình lâu dài
đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng
hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh

càng gay gắt. Kết quả của sự cạnh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp làm
ăn kém hiệu quả và giữ lại những doanh nghiệp làm ăn tốt.
I.1.2. Khả năng cạnh tranh.
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trên thị trường là nhờ nó
có khả năng cạnh tranh cao. Khả năng cạnh tranh được hiểu theo một số quan
điểm sau của các nhà nghiên cứu kinh tế:
Quan điểm 1: Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng
của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình
( AVC ) thấp hơn giá của nó trên thị trường.
Quan điểm 2: Khả năng cạnh tranh là khả năng cung cấp sản phẩm của
chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố
trí sản xuất của doanh nghiệp đó.
Quan điểm 3: Khả năng cạnh tranh là khả năng giành giật và duy trì thị
phần trên thị trường vơi lợi nhuận nhất định.
Như vậy có thể đúc kết rằng: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách
lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỉ lệ lợi
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ các mục tiêu của doanh nghiệp
đồng thời thực hiện những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Trên thị trường một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn các
đối thủ của nó thì nó sẽ vượt lên. Quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh
nghiệp là quá trình lâu dài, liên tục. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là
cơ sở để đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức cạnh tranh đó của doanh
nghiệp. Nói đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là phải nói đến ưu thế
cạnh tranh của nó, đó là các đặc tính các thông số mà doanh nghiệp có được
sự vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Ưu thế thế về cạnh tranh của doanh
nghiệp có thể tập hợp làm hai nhóm cơ bản là: ưu thế về chi phí và ưu thế về
sự khác biệt hóa sản phẩm.

Ưu thế về chi phí có nghĩa là doanh nghiệp đó làm chủ chi phí sản xuất,
chi phí quản lý. Sự làm chủ này đem lại giá trị cho người sản xuất bằng cách
tạo ra sản phẩm có giá thành thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
trên thị trường đó. Ưu thế này có được là nhờ doanh nghiệp có được lợi ích từ
việc tăng quy mô, tăng năng suất lao động.
Ưu thế khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp đó là khi tính ưu việt
của nó dựa vào chất lượng khác biệt của sản phẩm. Ưu thế này được coi là ưu
thế cạnh tranh bên ngoài, đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên xem xét lại
năng lực Marketing của mình, khả năng phát hiện và thỏa mãn tốt hơn những
mong muốn của người mua mà sản phẩm hiện tại còn chưa đáp ứng được.
I.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
• Đối với nền kinh tế quốc dân:
Cạnh tranh làm cho nền kinh tế trở lên lành mạnh và ngày càng phát triển
điều chỉnh các nguồn lực của đất nước, là điều kiện quan trọng để phát triển
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản
xuất xã hội.
Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của
mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh xóa bỏ độc
quyền, sự bất bình đẳng trong kinh doanh.
• Đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh tạo ra một sức mạnh vươn lên mạnh mẽ của các nhà kinh
doanh, tìm kiếm những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh,
tối thiểu hóa chi phí, kích thích sức mua, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu đa dạng
của khách hàng, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, thu được lợi nhuận cao.
Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tác động
đến hiệu quả kinh doanh thông qua kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của
doanh nghiệp.
Cạnh tranh quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thông qua

khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp so với đối thủ. Kết quả của
sự cạnh tranh là yếu tố quyết định uy tín của doanh nghiệp trên thương
trường.
Cạnh tranh là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo các nhà kinh doanh giỏi.
• Đối với người tiêu dùng
Cạnh tranh đem đến cho người tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ đa dạng
chất lượng cao, giá cả hợp lý hơn thỏa mãn ngày càng tốt hơn hoàn thiện hơn
nhu cầu đa dạng của khách hàng.
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I.3. Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh ở các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước các doanh nghiệp được tự chủ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình và không trái pháp luật. Các doanh
nghiệp đều phải hoạt động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường
đó là: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Quy luật cạnh
tranh thể hiện bề nổi của nền kinh tế thị trường vì thế cạnh tranh là đặc trưng
cơ bản của nền kinh tế thị trường, có kinh tế thị trường tất yếu có cạnh tranh.
Cơ sở của cạnh tranh là chế độ khác nhau về tư liệu sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiệp hoạt động trong đó sẽ bị
xoáy vào vòng xoáy của thị trường. Do đó muốn đứng vững và không bị lệch
khỏi quỹ đạo đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình. Bởi lẽ để tồn tại và phát triển doanh nghiệp không những phải cạnh
tranh với các đối thủ mà còn phải mở rộng thêm ảnh hưởng chiếm lĩnh thị
trường, tăng thị phần. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay giữa một bên là tác
động của tiến bộ khoa học công nghệ nên hàng hóa sản xuất ra ngày càng
nhiều và nhu cầu đòi hỏi thỏa mãn của người tiêu dùng ngày càng một tăng.
Chính vì vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là một
việc hết sức cần thiết và tất yếu.
II. PHÂN LOẠI CẠNH TRANH.

II.1. Căn cứ vào phạm vi nền kinh tế.
II.1.1.Cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh giữa các ngành chính là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp kinh doanh những hàng hoá dịch vụ khác ngành với nhau nhằm thu lợi
nhuận và có tỉ xuất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra. Sự cạnh tranh này
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dẫn đến doanh nghiệp đang kinh doanh từ ngành có tỉ suất lợi nhuận cao hơn
hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
II.1.2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Cạnh tranh trọng nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cùng kinh doanh một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó nhằm giành lấy các
điều kiện có lợi nhất trong việc tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đó. Mục đích là đạt
được lợi nhuận siêu ngạch
II.2. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh.
II.2.1. Cạnh tranh giữa người bán với nhau.
Là cuộc cạnh tranh trên vũ đài thị trường, đó là sự giành khách hàng
hay giành giật các lợi thế trong tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhằm thu được lợi
nhuận lớn nhất. Khi hàng hóa ngày càng tăng về số lượng và chất lượng do
công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại và sự gia tăng của các doanh nghiệp
mới. Điều này đã làm cho thị trường cung sẽ lớn hơn cầu dẫn đến quá trình
tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp ngày càng trở lên khó khăn hơn, sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng quyết liệt. Trong quá
trình ấy, quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt ra khỏi thị trường những chủ
doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh thích hợp, Mặt khác nó mở
đường cho những doanh nghiệp nắm chắc được “vũ khí” phát triển.
II.2.2. Cạnh tranh giữa người mua với nhau.
Là sự cạnh tranh trên cơ sở của quy luật cung cầu. Khi một loại hàng
hóa dịch vụ nào đó trở lên khan hiếm tức là mức cung nhỏ hơn nhu cầu thì
cuộc cạnh tranh càng trở lên quyết liệt. Theo quy luật cạnh tranh này thì giá

hàng hoá dịch vụ sẽ tăng lên rất cao. Kết quả cuối cùng của cuộc cạnh tranh
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
này chính là người bán thu được lợi nhuận cao, còn người mua sẽ mất thêm
một khoản tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà người mua tự làm hại mình.
II.2.3. Cạnh tranh giữa người mua và người bán.
Cạnh tranh giữa người mua với người bán là cuộc cạnh tranh diễn ra theo
“Luật” mua rẻ - bán đắt. Người mua luôn muốn mua được những hàng hóa có
chất lượng cao và giá rẻ, ngược lại người bán luôn có tham vọng bán đắt. Sự
cạnh tranh này được thể hiện trong quá trình “mặc cả” và cuối cùng giá cả
được hình thành khi hai bên đã thỏa thuận được với nhau và hành động mua
bán được thực hiện.
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
III.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
III.1.1. Các yếu tố về chính trị, pháp luật.
Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Một thể chế chính trị ổn định, hệ thống luật pháp hoàn thiện
đồng bộ sẽ tạo điều kiện bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.
Các quy luật về chống độc quyền, pháp lệnh về cạnh tranh, luật thuế… tạo ra
một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Pháp luật và sự can thiệp của nhà nước thông qua các chính sách thuế
được ban hành có ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp luôn mong muốn ở Nhà nước có các chính sách phù
hợp, đúng hướng, hỗ trợ về tài chính, nguồn lực... để tạo cho doanh nghiệp có
điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận, có lợi thế trong
cạnh tranh.
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
III.1.2. Các yếu tố về kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp theo hai hướng sau:
Thứ nhất, kinh tế tăng trưởng nhanh làm cho khả năng thanh toán nhanh
dẫn tới sức mua tăng, cung nhỏ hơn cầu hàng hóa khan hiếm hơn và làm tăng
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm.
Thứ hai, kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp tăng, môi trường kinh doanh trở lên hấp dẫn hơn dẫn đến làm tăng tính
cạnh tranh trên thị trường, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Lãi suất cho vay của các ngân hàng: Lãi suất cao làm cho chi phí kinh
doanh cao từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời
lãi suất của ngân hàng quá cao cũng đồng nghĩa với việc chính phủ hạn chế
cho vay vốn vì doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ. Như vậy doanh
nghiệp đã mất di những cơ hội kinh doanh chỉ vì không có vốn kịp thời.
Tỷ giá hối đoái và giá trị đồng nội tệ: Đồng nội tệ mạnh sẽ có lợi cho nhập
khẩu và ngược lại đồng nội tệ yếu so với đồng ngoại tệ sẽ có lợi cho xuất
khẩu. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì việc đồng nội tệ giảm giá làm cho
giá vốn hàng bán của doanh nghiệp cao, dẫn đến giá bán của doanh nghiệp
cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
III.1.3. Các yếu tố văn hóa xã hội.
Các yếu tố văn hóa xã hội tuy biến đổi chậm nhưng cũng ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phong tục tập quán, lối sống gia
đình tác động đến quá trình mua hàng từ đó nó ảnh hưởng đến sự cạnh tranh
của doanh nghiệp.
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
III.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành.
Mô hình 1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter
III.2.1. Mức độ cạnh tranh (Degree of Rivalry).
Cường độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các đặc điểm ngành sau đây:

* Số lượng công ty lớn: Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh,
vì có nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi.
Tính cạnh tranh sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương
nhau, dẫn đến phải “chiến đấu” để giành vị trí chi phối thị trường.
* Thị trường tăng trưởng chậm: Đặc điểm này khiến các hãng phải
cạnh tranh tích cực hơn để chiếm giữ thị phần. Trong một thị trường tăng
trưởng cao, các hãng có khả năng tăng doanh thu có thể chỉ do thị trường mở
rộng.
* Các chi phí cố định cao: Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một
ngành có tính kinh tế theo quy mô, có nghĩa là chi phí giảm khi quy mô kinh
doanh tăng. Khi tổng chi phí chỉ lớn hơn không đáng kể so với các chi phí cố
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
định, thì các hãng phải kinh doanh gần với tổng công suất để đạt được mức
chi phí thấp nhất cho từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, các hãng sẽ phải bán
một số lượng rất lớn sản phẩm trên thị trường, và vì thế phải tranh giành thị
phần, dẫn đến cường độ cạnh tranh tăng lên.
* Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng: Đặc điểm này khiến
nhà kinh doanh muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm
đó, các nhà kinh doanh khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh
tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội.
* Chi phí chuyển đổi hàng hóa thấp: Khi một khách hàng dễ dàng
chuyển từ sử dụng sản phẩm này sang sản phẩm khác, thì mức độ cạnh tranh
sẽ cao hơn do các nhà kinh doanh phải cố gắng để giữ chân khách hàng.
* Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp: Đặc điểm này luôn dẫn đến
mức độ cạnh tranh cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có
đặc điểm hàng hóa khác nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh.
* Khả năng thay đổi chiến lược cao: Khả năng thay đổi chiến lược cao
xảy ra khi một hãng đang mất dần vị thế thị trường của mình, hoặc có tiềm
năng giành được nhiều lợi nhuận hơn. Tình huống này cũng làm tăng tính

cạnh tranh trong ngành.
* Các rào cản “thoát ra” cao: Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải
chịu một chi phí cao, nếu muốn từ bỏ không kinh doanh sản phẩm nữa. Vì thế
hãng buộc phải cạnh tranh. Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải
ở lại trong ngành, ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm.
* Tính đa dạng của các đối thủ với các đặc điểm văn hóa, lịch sử và
triết lý khác nhau làm cho ngành kinh doanh trở nên không ổn định. Có
những công ty tăng trưởng không tuân theo quy luật làm cho các công ty khác
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
không đánh giá được chính xác tình hình thị trường, vì thế, tính cạnh tranh
cũng không ổn định và có chiều hướng tăng lên.
* Sự sàng lọc trong ngành: Thị trường tăng trưởng và có cơ hội thu
được lợi nhuận cao khuyến khích các hãng mới gia nhập thị trường và các
hãng cũ tăng sản lượng. Do vậy trong ngành sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh
hơn. Đến một lúc nào đó, mức độ tăng trưởng chậm lại và thị trường trở nên
bão hòa, tạo nên tình huống cung vượt quá cầu. Khi đó cuộc sàng lọc diễn ra,
cạnh tranh dữ dội dẫn đến chiến tranh giá cả và một số công ty phá sản.
Dù quy luật về thị trường ổn định đúng đến mức nào, thì rõ ràng là tính
ổn định của thị trường và những thay đổi trong cung và cầu đều ảnh hưởng
đến tính cạnh tranh. Tính chu kỳ của cầu đối với sản phẩm gây ra mức độ
cạnh tranh dữ dội. Điều này có thể thấy được qua một số thị trường có chu kỳ
kinh doanh khá dễ dự đoán như thị trường thiếp chúc mừng, thị trường tã giấy
trẻ em với lượng cầu dao động theo tỷ lệ sinh.
III.2.2. Nguy cơ Thay thế (Threat of Substitutes).
Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến
sản phẩm thuộc các ngành kinh doanh khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ
thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi
giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản
phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế. Càng có nhiều

hàng hóa thay thế thì đồ thị thể hiện nhu cầu sản phẩm càng có độ co giãn cao
(có nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản phẩm cũng dẫn đến sự thay
đổi lớn trong lượng cầu sản phẩm), vì lúc này người mua có nhiều sự lựa
chọn hơn. Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng
tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định.
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế này thường đến từ các sản
phẩm bên ngoài ngành. Giá của các lon đựng nước bằng nhôm bị cạnh tranh
bởi giá của các loại bao bì khác như chai thủy tinh, hộp thép và hộp nhựa.
Ngày nay, giá của các lốp xe mới không đắt đến mức người ta phải vá lại lốp
xe cũ để dùng. Nhưng trong ngành vận tải, lốp mới rất đắt trong khi lốp bị
hỏng rất nhanh, vì vậy ngành vá lốp xe tải vẫn còn phát triển được.
Mặc dù nguy cơ về hàng thay thế thường ảnh hưởng đến ngành, thông
qua sự cạnh tranh giá cả, nhưng người ta còn quan tâm đến các khía cạnh
khác khi đánh giá về mối nguy cơ này. Hãy xem xét khả năng thay thế của
các loại truyền hình: trạm truyền hình địa phương truyền đến TV từng nhà
nhờ tín hiệu vô tuyến, nhưng dịch vụ này có thể bị thay thế bởi dịch vụ truyền
hình cáp, vệ tinh hay truyền hình bằng đường điện thoại. Các công nghệ mới
và cơ cấu thay đổi của các phương tiện giải trí cũng góp phần tạo nên sự cạnh
tranh giữa các phương tiện giải trí có khả năng thay thế lẫn nhau này, trừ
những vùng xa xôi, nơi truyền hình cáp khó có thể cạnh tranh chống lại
truyền hình miễn phí qua ăng-ten với rất ít chương trình giải trí để phục vụ
khách hàng.
III.2.3.Sức mạnh của khách hàng (Buyer Power).
Sức mạnh Khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành
kinh doanh nào đó. Nhìn chung, khi sức mạnh khách hàng lớn, thì mối quan
hệ giữa khách hàng với ngành kinh doanh sẽ gần với cái mà các nhà kinh tế
gọi là độc quyền mua – tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có
một người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng

áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống,
khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. Có rất ít hiện tượng độc quyền mua trên
thực tế, nhưng vẫn thường tồn tại mối quan hệ không cân bằng giữa một
SVTH: Bùi Như Hưng Lớp TM46a Trang 14

×