Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tối ưu dòng chảy công suất và xác định phí trên lưới điện truyền tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM







ĐẶNG QUANG VINH



NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
CẠNH TRANH, TỐI ƯU DÒNG CHẢY CÔNG
SUẤT VÀ XÁC ĐỊNH PHÍ TRÊN LƯỚI ĐIỆN
TRUYỀN TẢI





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN
Mã số ngành: 60520202











TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM







ĐẶNG QUANG VINH



NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
CẠNH TRANH, TỐI ƯU DÒNG CHẢY CÔNG
SUẤT VÀ XÁC ĐỊNH PHÍ TRÊN LƯỚI ĐIỆN
TRUYỀN TẢI




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN
Mã số ngành: 60520202




HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ CAO CƯỜNG





TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
iii





CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGÔ CAO CƯỜNG






Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày ….
tháng …… năm ……….


Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận vă
n Thạc sĩ)


TT Họ và Tên Chức danh Hội đồng
1 TS. Võ Ngọc Điều Chủ tịch
2 TS. Nguyễn Hùng Phản biện 1
3 TS. Huỳnh Quang Minh Phản biện 2
4 PGS.TS. Lê Kim Hùng Ủy viên
5 TS. Trương Việt Anh Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
iv

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày …. tháng … năm……
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: ĐẶNG QUANG VINH Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 26/07/1977 Nơi sinh: Ninh Thuận
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện MSHV: 1241830041
I- TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tối ưu dòng

chảy công suất và xác định phí trên lưới điện truyền tải
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Chương 0: Mở đầu.
Chương 1: Tổng quan về thị trường điện, chủ tr
ương quy định về thị trường hóa thị
trường điện bán buôn ở Việt Nam.
Chương 2: Những vấn đề về truyền tải điện và các lựa chọn cho thị trường điện
cạnh tranh.
Chương 3: Nghiên cứu các phương pháp tối ưu dòng chảy công suất, đề xuất
phương pháp ứng dụng cho thị trường điện Việt Nam.
Chương 4: Nghiên cứ
u các phương pháp xác định phí truyền tải, đề xuất phương
pháp tính phí truyền tải cho thị trường điện Việt Nam.
Chương 5: Mô phỏng bài toán tối ưu dòng chảy công suất dựa trên ràng buộc thị
trường và tắt nghẽn, tính phí tương ứng cho hệ thống.
Kết luận và kiến nghị

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 12/06/2013
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/12/2013
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Ngô Cao Cường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)



TS. NGÔ CAO CƯỜNG


v


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn




ĐẶNG QUANG VINH


























vi

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn đối với thầy cô giáo Trường Đại học Công
nghệ Tp Hồ Chí Minh, đã truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt quá trình
học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Ngô Cao Cường - Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh,
người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận vă
n
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô khoa Cơ - Điện - Điện Tử, Phòng Quản
lý Khoa học và Đào tạo sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
bạn học cùng lớp và đồng nghiệp, những người luôn bên tôi, động viên tôi trong
suốt quá trình hoàn thành khoá họ
c và luận văn này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm ……
Tác giả





ĐẶNG QUANG VINH
















vii

TÓM TẮT

Điện là một nguồn năng lượng không thể thiếu trong sự phát triển nền kinh tế của
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với những quốc gia đang phát triển
như Việt Nam. Nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự hội nhập
trong khu vực, ngành điện Việt Nam đã và đang có những sự
chuyển biến đáng kể
trong những năm qua, cụ thể là đang tiến hành thị trường hóa ngành điện. Hiện nay
ngành điện Việt Nam đang ở cấp độ thị trường phát điện cạnh tranh (2005 - 2014),

đây là cấp độ đầu tiên trong ba cấp độ của một quá trình thị trường hóa toàn phần
ngành điện. Hai cấp độ tiếp theo đó là cấp độ thị trường bán buôn điện cạnh tranh
(2015-2022) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (sau 2022), cả hai cấp độ này sẽ có
nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết, đặc biệt là cấp độ thị trường bán buôn
điện cạnh tranh sắp tới. Trong cấp độ này, những vấn đề như là lựa chọn mô hình
thị trường, nghiên cứu các phương pháp xác định phí, v.v, cũng như ứng dụng
những thu
ật toán để tối ưu hoạt động của hệ thống. Đó là lý do để chọn đề tài
“Nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tối ưu dòng chảy công suất và
xác định phí trên lưới điện truyền tải”, việc giải quyết vấn đề trong luận văn sẽ
hướng đến một khía cạnh vấn đề cần giải quyết trong cấp độ thị
trường bán buôn
điện cạnh tranh ở Việt Nam sắp tới.
Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh; trong
đó tập trung vào việc lựa chọn mô hình thị trường, cấu trúc lưới truyền tải điện. Sau
đó nghiên cứu các phương pháp tối ưu dòng chảy công suất (OPF) như phương
pháp Gradient, Newton, ACO, PSO, v.v… trình bày ưu và nhược điểm của mỗi
phương pháp, các ứng d
ụng OPF trong thị trường điện và chọn phương pháp ứng
dụng cho thị trường điện Việt Nam. Tiếp theo nghiên cứu các phương pháp xác
định phí truyền tải như phương pháp “tem thư”, MW-km, v.v… đề xuất phương
pháp tính phí truyền tải ứng dụng cho thị trường điện Việt Nam. Sau cùng là sự mô
phỏng trên phần mềm PowerWorld Simulator thể hiện bài toán tối ưu và xác định
phí tương ứng, thêm vào đó là sự phân tích các thành phầ
n của giá biên nút (LMP)
trong bài toán tối ưu của hệ thống điện.



viii


ABSTRACT

Electricity is an energy source which is indispensable in economic development of any
country in the world, especially in regard to developing countries like Vietnam. In
order to meet the growth of the country’s economy as well as in regional integration,
Vietnam’s power sector has had a remarkable transformation in recent years, namely
marketization of power sector is in progress. Currently, Vietnam’s power sector is at
the level of competitive electricity market (2005-2014) which is the first of the three
levels of a fully marketizing process of electricity sector. The next two levels are those
competitive wholesale electricity market (2015-2022) and competitive retail electricity
market (after 2022), both of these levels will bring many issues that need to be solved,
especially the level of coming competitive wholesale electricity market. In this level,
issues such as market model selection, research of cost determining methods, etc… as
well as the application of algorithms to optimize the operation of the system. That is the
reason to choose the topic “Researching on competitive wholesale electricity market,
optimal power flow and cost determination of electricity transmission grids”, the
solution of issues mentioned in the thesis will address to an issue aspect that needs to
be solved in the level of competitive wholesale electricity market in Vietnam in future.
The thesis focuses on researching competitive wholesale electricity market; in which
focusing on the selection of the market model, structure of transmission grid. Then,
researching on the methods of Optimal Power Flow (OPF) such as Gradient, Newton,
ACO, PSO, etc…, presenting the advantages and disadvantages of each method,
applications of OPF in electricity markets and selecting application method for
Vietnam’s power market. Next, researching on methods of transmission cost
determination such as “postage-stamp”, MW-km, etc…, proposing method of applied
transmission cost calculation for Vietnam’s power market. The final one is the
simulation shown by PowerWorld Simulator software which presents an optimal
problem and corresponding cost determination, in addition to the analysis on the
compositions of Location Marginal Price (LMP) in the optimal problem of power

system.



ix

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG xv
DANH MỤC CÁC HÌNH xvi

CHƯƠNG 0. MỞ ĐẦU 1

0.1 Đặt vấn đề 1
0.2 Tính cấp thiết của đề tài 2
0.3 Mục tiêu của đề tài 3
0.4 Nội dung nghiên cứu 3
0.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
0.5.1 Phương pháp luận 4
0.5.2 Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN, CHỦ TRƯƠNG QUY
ĐỊNH VỀ THỊ TRƯỜNG HÓA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN Ở VIỆT NAM
6

1.1 Tổng quan về TTĐ 6
1.1.1 Giới thiệu chung 6
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ngành điện Việt Nam 7
1.1.3 Một số khái niệm chung 9

1.1.3.1 Độc quyền và độc quyền tự nhiên 9
1.1.3.2 Khái niệm TTĐ và TTĐ hoàn hảo 11
1.1.4 Tổng quan hoạt động HTĐ theo cơ chế kín và mở 12
1.1.4.1 Hệ thống điện kín 12
1.1.4.2 Hệ thống điện mở 13
1.1.5 Các lý do dẫn đến TTĐ 14
1.1.6 Các thành phần cơ bản của TTĐ bán buôn 15
1.1.6.1 Thị trường điện bán buôn 15
1.1.6.2 TTĐ mở rộng đến bán lẻ 17
1.2 Chủ trương quy định về thị trường hóa TTĐ bán buôn ở Việt Nam 18
1.2.1 Lộ trình triển khai TTĐ cạnh tranh ở Việt Nam 18
1.2.1.1 Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005 - 2014) 18
1.2.1.2 Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015 - 2022) 19
1.2.1.3 Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2022) 20
1.2.2 Chủ trương trong TTĐ bán buôn 21
1.2.2.1 Chủ trương của Chính phủ 21
1.2.2.2 Chủ trương của Bộ Công thương 22
1.2.2.3 Chủ trương trong Luật điện lực 23
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN TẢI ĐIỆN VÀ CÁC LỰA CHỌN
CHO THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH 24

2.1 Những vấn đề về truyền tải điện trong TTĐ 24
2.1.1 Vận hành HTĐ 24
2.1.2 Lưới điện trong TTĐ 25
x

2.1.2.1 Nhiệm vụ của lưới truyền tải điện 26

2.1.2.2 Các dịch vụ cấp cho khách hàng 27
2.1.2.3 Các nhiệm vụ của SO 28

2.1.3 Các giới hạn truyền tải vật lý 29
2.1.4 Tắt nghẽn truyền tải 31
2.1.5 SO và giảm tắt nghẽn 32
2.1.6 Giá truyền tải 33
2.2 Các lựa chọn cho TTĐ cạnh tranh ở Việt Nam 34
2.2.1 Hiện trạng ngành điện Việt Nam 34
2.2.1.1 Nguồn điện 34
2.2.1.2 Lưới điện truyền tải 38
2.2.1.3 Mô hình tổ chức của EVN 40
2.2.2 Mô hình quản lý kinh doanh lưới điện truyền tải Việt Nam 41
2.2.2.1 Nguyên nhân độc quyền tự nhiên của lưới điện truyền tải 41
2.2.2.2 Thực trạng mô hình tổ chức quản lý lưới điện truyền tải 42
2.2.2.3 Vị trí của NPT trong TTĐ cạnh tranh 43
2.2.3 Lựa chọn cấu trúc TTĐ 45
2.2.4 Lựa chọn cấu trúc lưới truyền tải điện 45
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU DÒNG CHẢY
CÔNG SUẤT VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG CHO THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN VIỆT NAM 48

3.1 Giới thiệu 48
3.1.1 Lịch sử tối ưu dòng chảy công suất 48
3.1.2 Khái niệm dòng chảy công suất 48
3.1.3 Khái niệm kiểm soát dòng chảy công suất 49
3.2 Mục đích và công thức chung 49
3.2.1 Mục đích 49
3.2.2 Công thức tổng quát 50
3.3 Các phương pháp giải quyết tối ưu dòng chảy công suất 51
3.3.1 Các phương pháp tối ưu xác định 54
3.3.1.1 Phương pháp Gradient 54
3.3.1.2 Phương pháp Newton 55

3.3.1.3 Phương pháp đơn hình 57
3.3.1.4 Phương pháp lập trình tuyến tính liên tục 59
3.3.1.5 Phương pháp lập trình bậc hai liên tục 60
3.3.1.6 Phương pháp điểm nội suy 62
3.3.1.7 Các phương pháp bổ sung 63
3.3.1.8 Tóm tắt các phương pháp tối ưu xác định 63
3.3.2 Các phương pháp tối ưu không xác định 66
3.3.2.1 Phương pháp tối ưu đàn kiến 66
3.3.2.2 Phương pháp mạng nơtron nhân tạo 68
3.3.2.3 Phương pháp giải thuật vi khuẩn tìm kiếm thức ăn 69
3.3.2.4 Phương pháp giải thuật tối ưu hỗn độn 70
3.3.2.5 Phương pháp giải thuật tiến hóa 71
xi

3.3.2.6 Phương pháp tối ưu bầy đàn 72

3.3.2.7 Phương pháp mô phỏng luyện kim 73
3.3.2.8 Phương pháp tìm kiếm Tabu 75
3.3.2.9 Tóm tắt các phương pháp tối ưu không xác định 76
3.3.3 Các phương pháp lai 80
3.3.3.1 Các phương pháp xác định kết hợp 80
3.3.3.2 Các phương pháp xác định và không xác định kết hợp 80
3.3.3.3 Các phương pháp không xác định kết hợp 81
3.3.3.4 Logic mờ kết hợp với OPF 81
3.4 Các ứng dụng thông thường của OPF 82
3.4.1 OPF trong EMS 82
3.4.2 OPF đối với quy hoạch hệ thống 83
3.5 Các ứng dụng của OPF trong TTĐ 84
3.5.1 Thị trường giao dịch ngay minh bạch và giá cả 85
3.5.2 Giá truyền tải 85

3.5.3 Quản lý tắt nghẽn 85
3.5.4 Đánh giá khả năng truyền tải khả dụng 86
3.5.5 Mua sắm dịch vụ phụ trợ 86
3.5.6 Phân bổ quyền truyền tải tối ưu 87
3.6 Đề xuất phương pháp “tối ưu dòng chảy công suất sử dụng giải thuật
tối ưu bầy đàn” ứng dụng cho TTĐ Việt Nam 87

3.6.1 Tổng quan 87
3.6.2 Giải thuật PSO 88
3.6.3 Kết quả giải thuật PSO 91
3.6.3.1 Trường hợp 1: Giảm thiểu chi phí nhiên liệu 91
3.6.3.2 Trường hợp 2: Cải thiện hồ sơ điện áp hệ thống 93
3.6.3.3 Trường hợp 3: Tăng sự ổn định điện áp 93
3.6.4 Kết luận 94
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHÍ TRUYỀN
TẢI, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TÍNH PHÍ TRUYỀN TẢI CHO THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN VIỆT NAM 95

4.1 Những vấn đề cơ bản khi tính phí truyền tải 95
4.1.1 Mục đích và yêu cầu đối với phí truyền tải 95
4.1.1.1 Mục đích 95
4.1.1.2 Yêu cầu 95
4.1.2 Các thành phần của phí truyền tải 95
4.1.3 Sơ đồ tính phí truyền tải 97
4.1.4 Doanh thu yêu cầu về sử dụng lưới truyền tải 98
4.2 Các phương pháp tính phí truyền tải 100
4.2.1 Phương pháp “tem thư” 100
4.2.1.1 Phương pháp “tem thư” công suất đỉnh (MW) 101
4.2.1.2 Phương pháp “tem thư” công suất đỉnh kết hợp điện năng 102
4.2.1.3 Phương pháp “tem thư” công suất đỉnh tháng trước 103

4.2.2 Phương pháp MW-km 104
xii

4.2.2.1 Phương pháp MW-km cơ bản 105

4.2.2.2 Phương pháp MW-km theo module 105
4.2.2.3 Phương pháp MW-km với chi phí bằng không cho dòng chảy công
suất ngược chiều 106

4.2.2.4 Phương pháp MW-km với dòng chảy công suất vượt trội 106
4.2.3 Phương pháp tính thành phần công suất do khách hàng u gây ra trên
đường dây k 107

4.2.3.1 Phương pháp tham gia trung bình 107
4.2.3.2 Phương pháp tham gia biên 109
4.3 Ví dụ tính phí sử dụng lưới truyền tải bằng một số phương pháp 111
4.3.1 Tính phí sử dụng lưới truyền tải bằng phương pháp MW-km 111
4.3.2 Tính phí sử dụng lưới truyền tải bằng phương pháp tham gia biên 117
4.4 So sánh các phương pháp tính phí truyền tải 120
4.5 Giá biên nút trong quản lý tắt nghẽn truyền tải 122
4.5.1 Tắt nghẽn truyền tải 122
4.5.1.1 Khái niệm tắt nghẽn 122
4.5.1.2 Nguyên nhân gây ra tắt nghẽn 122
4.5.2 Giá biên nút 123
4.5.2.1 Khái niệm giá biên nút 123
4.5.2.2 Xác định giá biên nút trong quản lý tắt nghẽn truyền tải 124
4.6 Đề xuất phương pháp tính phí truyền tải cho TTĐ Việt Nam 127
CHƯƠNG 5. MÔ PHỎNG BÀI TOÁN TỐI ƯU DÒNG CHẢY CÔNG SUẤT
DỰA TRÊN RÀNG BUỘC THỊ TRƯỜNG VÀ TẮT NGHẼN, TÍNH PHÍ TƯƠNG
ỨNG CHO HỆ THỐNG 129


5.1 Giới thiệu phần mềm mô phỏng và bài toán OPF 129
5.1.1 Giới thiệu PowerWorld Simulator 129
5.1.2 Giới thiệu Primal LP của OPF trong Powerworld Simulator. 129
5.2 Mô phỏng bài toán trên PowerWorld Simulator 130
5.2.1 Bài toán OPF với giải thuật Primal LP không có ràng buộc và có ràng
buộc 130

5.2.1.1 Bài toán OPF với giải thuật Primal LP không có ràng buộc 131
5.2.1.2 Bài toán OPF với giải thuật Primal LP có ràng buộc 132
5.2.2 Bài toán dùng giải thuật tối ưu Primal LP OPF và xác định phí tương
ứng 135

5.2.2.1 Bài toán với phương pháp phân bổ kinh tế (ED) thông thường 136
5.2.2.2 Bài toán với phương pháp Primal LP OPF 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
Kết luận: 141
Kiến nghị: 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO 143



xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AC Alternating Current: Dòng điện xoay chiều
ACO Ant Colony Optimization: Tôi ưu đàn kiến
AGC Automatic Generation Control: Kiểm soát nguồn phát tự động
AIS Artificial Immune System: Hệ thống miễn nhiễm nhân tạo

ANN Artificial Neural Network: Mạng nơtron nhân tạo
AP Average Participation: Tham gia trung bình
ATC Available Transmission Capability: Khả năng truyền tải khả dụng
BFA Bacterial Foraging Algorithm: Giải thuật vi khuẩn tìm kiếm thức ăn
CG Conjugate Gradient: Gradient liên hợp
COA Chaos Optimization Algorithms: Giải thuật tối ưu hỗn độn
DC Direct Current: Dòng điện một chiều
DE Differential Evolution: Tiến hóa vi phân
DISCO Distribution Company: Công ty phân phố
i điện
EA Evoluation Algorithms: Giải thuật tiến hóa
ED Economic Dispatch: Phân bổ kinh tế
EMS Energy Management System: Hệ thống quản lý năng lượng
EP Evolutionary Programming: Lập trình tiến hóa
EVN Vietnam Electricity: Tập đoàn Điện lực Việt Nam
FACTS Flexible AC Transmission System: Hệ thống truyền tải xoay chiều
linh hoạt
FTR Firm Transmission Right: Quyền truyền tải chắc chắn
GA Genetic Algorithm: Giải thuật Gen
GENCO Generation Company: Công ty phát điện
GRG Generalized Reduced Gradient: Gradient suy giảm tổng quát
HTĐ Hệ thống điện
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers: Viện các k
ỹ sư điện
và điện tử
IPM Interior Point Method: Phương pháp điểm nội suy
IPP Independent Power Producer: Nhà máy phát điện độc lập
ISO Independent System Operator: Đơn vị vận hành hệ thống điện độc
lập
LDC Local Distribution Company: Công ty phân phối địa phương

LMP Locational Marginal Price: Giá biên nút
LP Linear Programming: Lập trình tuyến tính
MO Market Operator: Đơn vị điều hành thị trường điện.
MP Marginal Participation: Tham gia biên
NLP Nonlinear Programming: Lập trình phi tuyến tính
xiv

NPT National Power Transmission Corporation: Tổng Công ty Truyền tải
điện Quốc gia
OPF Optimal Power Flow: Tối ưu dòng chảy công suất
PSO Particle Swarm Optimization: Tối ưu bầy đàn
RESCO Retail Sale Company: Công ty bán lẻ
RG Reduced Gradient: Gradient suy giảm
SA Simulated Annealing: Rèn luyện bắt chước
SLP Sequential Linear Programming: Lập trình tuyến tính liên tục
SO System Operator: Đơn vị vận hạnh hệ thống điện
SQP Sequential Quadratic Programming: Lập trình bậc hai liên tục
TRANSCO Transmission Company: Công ty truyền tải điện
TRIPMs Trust Region Interior Point Methods: Các phương pháp điểm nội
suy vùng tin cậy.
TS Tabu Search: Tìm kiế
m Tabu
TTC Total Transfer Capability: Khả năng tải tổng
TTĐ Thị trường điện



























xv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nguồn phát điện toàn quốc năm 2012 35
Bảng 2.2: Phụ tải điện toàn quốc năm 2012 36
Bảng 2.3: Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng theo từng giai đoạn 40
Bảng 3.1: So sánh các kỹ thuật tối ưu xác định 64
Bảng 3.2. So sánh các kỹ thuật không xác định 78
Bảng 3.3: Các ứng dụng của OPF trong TTĐ 84
Bảng 3.4. Thiết lập tối ưu của các biến kiểm soát của PSO 92

Bảng 3.5: Các hệ số chi phí nguồn phát 93
Bảng 4.1 Dữ liệu hệ thống kiểm tra 5 nút 112
Bảng 4.2 Các kết quả dòng chảy công suất tương ứng cho từng phương án 115
Bảng 4.3 Phí cơ bản và phí bổ sung 115
Bảng 4.4 Phí R
1
(1) nhà máy điện G1 phải trả 116
Bảng 4.5 Phí R
1
(4) nhà máy điện G4 phải trả 116
Bảng 4.6 Phí R
2
(1) nhà máy điện G1 phải trả 116
Bảng 4.7 Phí R
2
(4) nhà máy điện G4 phải trả 117
Bảng 4.8 Công suất tại các nút tải và phát 117
Bảng 4.9 Dòng công suất các đường dây chế độ cơ sở và tăng thêm 1MW 119
Bảng 4.10 Tính hệ số tham gia (u
il
) của nút i trên đường dây l 119
Bảng 4.11 Tính hệ số tham gia biên (K
il
) của nút i và đường dây l 119
Bảng 4.12 Tỷ lệ trả phí của mỗi nút i cho từng đường dây l 120
Bảng 4.13 So sánh các phương pháp tính phí truyền tải trong TTĐ 121
Bảng 5.1: Thông số nguồn phát hệ thống 3 nút 131
Bảng 5.2: Thông số đường dây hệ thống 3 nút 131
Bảng 5.3: Thông số nguồn phát hệ thống điện 7 nút 135
Bảng 5.4: Thông số đường dây hệ thống điện 7 nút 135

Bảng 5.5: Giá biên nút theo phương pháp ED 137
Bảng 5.6: Giá biên nút theo phương pháp Primal LP OPF không ràng buộc tải
đường dây 139

Bảng 5.7: Giá biên nút theo phương pháp Primal LP OPF có ràng buộc tải đường
dây 140
xvi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Lợi ích xã hội ròng trong điều kiện thị trường cạnh tranh 11
Hình 1.2: Mô hình HTĐ kín 12
Hình 1.3: Mô hình HTĐ mở (TTĐ cạnh tranh)
13
Hình 1.4: TTĐ bán buôn có 1 TRANSCO. 16
Hình 1.5: TTĐ bán buôn có nhiều TRANSCO 17
Hình 1.6: TTĐ bán buôn + bán lẻ 18
Hình 2.1: Các nhiệm vụ của SO 28
Hình 2.2: Nguồn phát điện toàn quốc năm 2012 35
Hình 2.3: Phụ tải điện toàn quốc 5 năm gần đây 36
Hình 3.1: Các phương pháp OPF 53
Hình 3.2: Quan hệ giữa OPF và các ứng dụng EMS chủ yếu khác 83
Hình 4.1: Sơ đồ tính phí truyền tải 98
Hình 4.2: Mô tả tỷ lệ công suất vào/ra tại một nút 108
Hình 4.3: Ví dụ tính theo phương pháp AP 109
Hình 4.4: Phương pháp tham gia biên 111
Hình 4.5 Hệ thống điện đơn giản 5 nút 112
Hình 4.6 Phương án cơ bản 113
Hình 4.7 Phương án chỉ có nhà máy G1 phát 114
Hình 4.8 Phương án chỉ có nhà máy G4 phát 114
Hình 4.9 Hệ thống điện 5 nút với công suất tại các nút 118

Hình 4.10 Hệ thống điện 5 nút với dòng công suất trên các đường dây trong chế độ
cơ sở. 118

Hình 5.1: Sơ đồ mô phỏng hệ thống điện 3 nút 131
Hình 5.2: Kết quả mô phỏng hệ thống điện 3 nút khi không có ràng buộc tải đường
dây 132

Hình 5.3: Kết quả mô phỏng hệ thống điện 3 nút khi có ràng buộc tải đường dây133
Hình 5.4: Kết quả mô phỏng hệ thống điện 3 nút có ràng buộc với tải tăng thêm.134
Hình 5.5: Sơ đồ hệ thống điện 7 nút 136
Hình 5.6: Sơ đồ hệ thống điện 7 nút phân bổ kinh tế (ED) 137
Hình 5.7: Sơ đồ hệ thống điện 7 nút Primal LP OPF không có ràng buộc tải đường
dây. 138

Hình 5.8: Sơ đồ hệ thống điện 7 nút Primal LP OPF có ràng buộc tải đường dây.139
1

CHƯƠNG 0
MỞ ĐẦU
0.1 Đặt vấn đề
Hiện đã có một xu hướng trên toàn thế giới đối với việc tái cơ cấu và bãi bỏ quy
định của ngành công nghiệp điện năng trong thập kỷ qua. Sự cạnh tranh trong thị
trường sản xuất, bán buôn và thị trường bán lẻ cùng với việc tiếp cận với mạng
truyền tải có thể mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cuối cùng, chẳng hạn
như giá điện thấp hơn và dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này cũng mang
lại nhiều vấn đề kỹ thuật mới và thách thức đối với hoạt động của HTĐ, được coi là
"độc quyền tự nhiên" do các đặc tính đặc biệt của điện như một thứ hàng hóa. Mặt
khác, điều này có nghĩa là cơ hội và thách thức thực sự đố
i với các kỹ sư điện và
các nhà nghiên cứu.

Ở các nước này, mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả đầu tư của các
công ty Điện lực Quốc gia (hầu hết là sở hữu Nhà nước), tăng cường tính cạnh tranh
ở cả 3 khâu của thị trường bằng cách thiết lập TTĐ và tư nhân hóa một hay nhiều
bộ phận của Công ty Điện lực Quố
c gia. Kết quả cho thấy đây là một tiến bộ
của khoa học quản lý trong ngành năng lượng. Bởi vì, thị trường điện tạo
ra môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và là giải
pháp hữu hiệu huy động vốn trong việc đầu tư xây dựng nguồn cũng như hệ thống
truyền tải điện.
Mặc dù quá trình cải tổ cơ cấu tổ chứ
c và thiết lập cạnh tranh trong ngành
công nghiệp điện ở một số nước trên thế giới đã thực hiện được nhiều năm và
còn nhiều nước khác đang và sẽ tiếp tục triển khai, nhưng cho đến nay chưa
có một mô hình thống nhất cho TTĐ ở tất cả các Quốc gia.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trong những

m gần đây và đang hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì
việc hình thành TTĐ là một tất yếu. Khi đó, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của ngành điện nói chung và của Công ty Truyền tải điện nói riêng sẽ phải có
những thay đổi cơ bản để đáp ứng phù hợp với các quy định mới trong hoạt động
điện lực, cũng như các quy luật của cơ chế thị trường.
2

Ở Việt Nam, lộ trình cho việc áp dụng TTĐ đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt gồm 3 cấp độ: 1/ 2005 – 2014: Thị trường phát điện cạnh tranh, 2/ 2015 –
2022: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh, 3/ Từ sau 2022: Thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh. Hiện nay, ở nước ta đã và đang áp dụng những bước thí điểm về cấp độ
thị trường phát đ
iện cạnh tranh nhưng số lượng và công suất còn nhỏ so với tổng
cống suất cả nước, riêng phần thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường

bán lẻ điện cạnh tranh chưa được thực hiện. Để tiến tới xây dựng một TTĐ cạnh
tranh hoàn toàn, cần có những nghiên cứu về TTĐ nói chung và nh
ững nghiên cứu
về “thị trường bán buôn điện cạnh tranh” nói riêng, cũng như thị trường bán lẻ
điện cạnh tranh thích hợp cho từng giai đoạn để thị trường hóa toàn phần ngành
điện Việt Nam.
Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh thì hệ thống lưới điện truyền tải đóng
vai trò trung tâm, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần lựu chọn mô hình qu
ản lý vận
hành phù hợp; tối ưu dòng chảy công suất, tắt nghẽn truyền tải, cơ chế tính phí sử
dụng, v.v… trên lưới điện truyền tải phải được tiến hành khẩn trương để bắt kịp xu
hướng phát triển của ngành điện, đồng thời thực hiện Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ thực hiện thị trường bán buôn đ
iện cạnh tranh ở cấp độ 2 (2015-2020),
cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và mang lại nhiều lợi ích cho
người tiêu dùng cuối cùng.
0.2 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình xây dựng mô hình, tối ưu dòng công suất hay tính phí truyền tải trên
đường dây truyền tải còn là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau vì liên quan đến nhiều
loại chi phí của các bên bán điện (nguồn phát) và bên phân phối. Mặc dù phí truyền
tải chỉ chiếm m
ột phần nhỏ trong tổng chi phí của ngành điện, nhưng mạng lưới
truyền tải vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các TTĐ cạnh tranh. Do
đó, việc định phí truyền tải là một chỉ số kinh tế quan trọng để có thể quyết định
việc phân bổ nguồn lực, phát triển và củng cố hệ thống.
Tuy nhiên, việc có được một hệ thống định phí truy
ền tải hiệu quả, phù hợp với tất
cả các cơ cấu thị trường ở những nơi khác nhau là rất khó khăn. Những nghiên cứu
về định phí truyền tải đang được tiến hành chỉ ra rằng không có một sự thống nhất
chung nào về phương pháp định phí. Trên thực tế, mỗi Quốc gia hoặc mỗi mô hình

3

cấu trúc lại có một phương pháp riêng dựa trên những đặc điểm riêng của mạng lưới
đó.
Với lý do trình bày ở trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thị trường
bán buôn điện cạnh tranh, tối ưu dòng chảy công suất và xác định phí trên lưới
điện truyền tải” là một yêu cầu mang tính cấp thiết trên cả hai phương diện lý luận
và thực tiễn trong việc phát triển TTĐ
cạnh tranh cấp độ 2 (2015 – 2022) ở Việt
Nam hiện nay.
0.3 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là:
- Tổng quan về TTĐ cạnh tranh nói chung và phân tích những vấn đề về
truyền tải điện trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
- Nghiên cứu các phương pháp tối ưu dòng chảy công suất (OPF), trình
bày ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp cũng như
các ứng dụng của
OPF trong TTĐ. Đề xuất lựa chọn phương pháp tối ưu ứng dụng cho
TTĐ Việt Nam.
- Nghiên cứu các phương pháp xác định phí truyền tải và đề xuất phương
pháp khả dụng cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh ở Việt Nam.
- Sau cùng là sự mô phỏng thể hiện bài toán tối ưu và xác định phí tương
ứng, cũng như phân tích các thành phần của giá biên nút (LMP) trong bài
toán t
ối ưu.
0.4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra của đề tài, quá trình nghiên cứu cần giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Thực trạng TTĐ cạnh tranh trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Việc
phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh ở Việt Nam.

- Các vấn đề liên quan đến thị trường bán buôn điện c
ạnh tranh như cấu
trúc thị trường bán buôn, lưới điện truyền tải, v.v…
- Quản lý lưới truyền tải như nghiên cứu các phương pháp tối ưu dòng
chảy công suất cũng như việc tính phí trên lưới điện truyền tải và khả
năng áp dụng.
4

Để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên, các nội dung nghiên cứu mà đề tài cần
thực hiện bao gồm:
 Nghiên cứu tổng quan thực trạng về TTĐ trên thế giới và ở Việt Nam, tập
trung sâu vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
 Phân tích những vấn đề về truyền tải điện trong thị trường bán buôn điện
cạnh tranh và lựa chọn cấu trúc lưới truyền t
ải điện cho thị trường bán
buôn điện cạnh tranh phù hợp với HTĐ Việt Nam.
 Nghiên cứu các phương pháp OPF, ứng dụng OPF trong thị trường điện
và đề xuất phương pháp ứng dụng cho thị trường bán buôn điện cạnh
tranh ở Việt Nam.
 Nghiên cứu các phương pháp xác định phí truyền tải trong thị trường bán
buôn điện cạnh tranh và đề xuất phương pháp tính phí truyề
n tải cho thị
trường bán buôn điện cạnh tranh ở Việt Nam.
 Mô phỏng HTĐ thể hiện dòng chảy công suất tối ưu và xác định phí tương
ứng cũng như phân tích các thành phần của giá biên nút (LMP) trong bài
toán tối ưu.
0.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
0.5.1 Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học
nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ

sở của sự chứng minh khoa học. Điều
này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và
phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
Việc nghiên cứu thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tối ưu dòng chảy công suất và
xác định phí trên lưới điện truyền tải là nghiên cứu các phương pháp mà đã được
các nhà khoa họ
c trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng.
0.5.2 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập các tài liệu tổng quan về TTĐ cạnh trạnh ở Việt Nam và trên thế
giới. Tài liệu qua mạng Internet, nghị định, thông tư, văn bản Chính phủ,
Bộ Công thương, Cực Điều tiết Điện lực và EVN.
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu báo cáo khoa học, các sách báo, tạp chí
chuyên ngành, các luận án, luận văn trong và ngoài nước.
5

 Phương pháp phân tích
- Từ các tài liệu có được, phân tích các mô hình TTĐ, mô hình TTĐ bán
buôn, truyền tải, các phương pháp tối ưu dòng chảy công suất, các
phương pháp xác định phí, v.v
 Phương pháp so sánh
- So sánh các TTĐ trên thế giới, các mô hình đã và đang áp dụng ở các
nước tiên tiến, so sánh các phương pháp để rút ra phương pháp khả dụng
cho thị trường Việt Nam từ những kết quả của các bài báo đã công bố.
 Phương pháp th
ống kê và xử lý số liệu
- Sau khi thu thập các tài liệu, tiến hành thống kê dữ liệu. So sánh và đưa
ra phương án tối ưu cũng như tính khả dụng áp dụng cho TTĐ Việt Nam.
 Phương pháp chuyên gia
- Tham vấn từ giáo viên hướng dẫn, thầy dạy học, các chuyên gia trong

ngành cũng như các công nhân viên ngành điện để đưa ra định hướng,
phương án giải quyết mục tiêu của đề tài.














6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN, CHỦ TRƯƠNG QUY ĐỊNH
VỀ THỊ TRƯỜNG HÓA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN Ở
VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về TTĐ
1.1.1 Giới thiệu chung [1]
Ngành điện trên thế giới đang phải đương đầu với cơ cấu lại, tiến tới tư nhân hóa và
mở đầu những cuộc cạnh tranh trong thị trường năng lượng điện. Những cải cách
ngành công nghiệp điện trên toàn thế giới được xem như là một điều kiện cần thi
ết
để tăng tính hiệu quả sản xuất năng lượng điện, truyền tải, phân phối và cung cấp
một mức giá hợp lý hơn, chất lượng cao hơn và sản phẩm an toàn hơn cho khách

hàng
Lịch sử quá trình hình thành và phát triển TTĐ của một số nước trên thế giới bắt
đầu từ cuối những năm 1970. Mỹ, Chi lê là những nước đầu tiên cho phép xây dựng
các IPP và bán điện cho các công ty Đ
iện lực độc quyền. Làn sóng cải cách bắt đầu
diễn ra mạnh từ những năm 1990, xuất phát từ Anh sau đó lan rộng ra nhiều quốc
gia khác như: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Australia, Canada, NewZealand v.v…
Cuối những năm 1990, cải cách ngành điện bắt đầu làn sang các nước Châu Á như:
Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo, Thái Lan.
Công nghiệp điện giờ đây đã phát triển thành ngành công nghiệp cung cấp và c
ạnh
tranh. Thị trường đóng vai trò quyết định giá cả, giảm chi phí cơ bản để tăng tính
cạnh tranh. Việc tái thiết thực sự trở nên cần thiết để phân tách ba thành phần quan
trọng của công nghiệp điện bao gồm: sản xuất, truyền tải và phân phối. Do đó, việc
tách rời truyền tải được coi là ứng dụng phù hợp nhất đáp ứng được biểu giá quy
định và huy độ
ng tối đá các nguồn lực cho phát triển lưới điện.
Thời gian gần đây, nhiều hệ thống truyền tải điện liên quốc gia hoặc liên khu vực đã
được xây dựng tạo nền tảng cho việc hình thành các TTĐ liên quốc gia như TTĐ
Châu Âu hoặc TTĐ Bắc Mỹ v.v Ở những TTĐ liên khu vực này, các công ty điện
lực có cơ hội để cạnh tranh bán điệ
n sang các quốc gia lân cận. Điện năng được
xuất khẩu hoặc nhập khẩu sang các quốc gia khác như các loại hàng hóa thông dụng
khác.
7

Hiện nay, HTĐ Việt Nam cũng đã kết nối với một số nước trong khu vực như
Trung Quốc, Lào, Campuchia để mua bán, trao đổi điện và tương lai gần sẽ hình
thành hệ thống truyển tải điện trong các nước ASEAN. Các công ty điện nước ngoài
đang và sẽ vào Việt Nam hoạt động kinh doanh, cạnh tranh với các công ty điện lực

của Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp kinh doanh điện củ
a Việt Nam, mà
trước tiên là EVN cũng có cơ hội để tham gia kinh doanh ở các quốc gia trong khu
vực như tham gia mua bán điện trên TTĐ khu vực, xây dựng các nhà máy điện
v.v…
Quá trình cải tổ cơ cấu ngành điện Việt Nam và xây dựng TTĐ sẽ mở ra môi trường
cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh điện trên TTĐ Việt Nam.
Các doanh nghiệp sẽ phải đổi mới một cách cơ bản về tổ ch
ức, chiến lược kinh
doanh, đầu tư v.v… để phù hợp với môi trường kinh doanh mới.
Vì TTĐ là một vấn đề rất mới đối với Việt Nam, cho nên cần thiết phải có những
nghiên cứu về TTĐ, từ đó áp dụng một cách linh hoạt, hợp lý để xây dựng TTĐ
Việt Nam thích hợp cho từng cấp độ.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ngành điện Việt Nam [2]
 Ngày 21/12/1954, hơn hai tháng sau ngày tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã đến
thăm Nhà máy điện Yên Phụ và Nhà máy đèn Bờ Hồ. Từ đó, ngày 21/12
hằng năm được coi là ngày Truyền thống của ngành Điện lực Việt Nam.
 Ngày 21/7/1955, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định số 169-
BCT/ND/KB (Thứ trưởng Đặng Viết Châu ký) thành lập Cục Điện lực trực
thuộc Bộ Công Thương
 Tháng 1/1958, tuyến đường dây 35 kV đầu tiên (Hà Nội – Phố Nối) được
khởi công xây dựng và trong quý III cùng năm đã khánh thành.
 Ngày 19/5/1961, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí với công suất 48 MW được
khởi công xây dựng. Sau đó, Nhà máy được nâng công suất lên 153 MW.
Tháng 5/2002, dự án Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng công suất 300
MW (1 tổ máy).
 Quý III/1962, tuyến đường dây 110 kV đầu tiên của miền Bắc (Đông Anh-
Việt Trì, Uông Bí-Hải Phòng) được khởi công xây dựng và đến quý IV/1963
hoàn thành đóng điện. Thời gian tiếp theo, nhiều nhà máy điện, tuyến đường
8


dây và TBA 110 kV, 35 kV đã ra đời. 9 trong số 12 nhà máy điện đã được
nối liền bằng đường dây 110 kV, tạo thành một HTĐ hoàn chỉnh của miền
Bắc.
 Ngày 19/8/1964, khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên Bái)
công suất 108 MW, vận hành ngày 5/10/1971 công suất lớn nhất miền Bắc.
 Ngày 7/10/1975, Công ty Điện lực miền Trung (nay là Công ty Điện lực 3)
được thành lập, địa bàn hoạt động tại 13 tỉnh, thành phố miền Trung, Tây
Nguyên.
 Ngày 7/8/1976, Bộ trưởng Bộ Điện và Than ra Quyết định số 1592/QĐ-
TCCB.3 về việc đổi tên Tổng cục Điện lực (thành lập ngay sau ngày miền
Nam hoàn toàn giải phóng) thành Công ty Điện lực miền Nam (Công ty Điện
lực 2).
 Tháng 3/1979, tuyến đường dây 220 kV Hà Đông – Hòa Bình được khởi
công xây dựng và đến tháng 5/1981 đưa vào vận hành
 Ngày 6/11/1979 khởi công công trình Thủy điện Hòa Bình. Thời điểm đó,
đây là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam có tổng công suất 1.920 MW.
Ngày 20/12/1994, công trình Thủy điện Hòa Bình đã được khánh thành.
 Ngày 5/4/1992, đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc-Nam (mạch 1) dài 1.487
km được khởi công xây dựng và ngày 27/5/1994 đã khánh thành, đóng điện
vận hành. Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành mang tính đột phá của
Điện lực Việt Nam.
 Ngày 11/4/1994, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thái Phụng Nê ký Quyết định số
180/NL/TCCB-LĐ về việc thành lập Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia (Ao)
-Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp
lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban
hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ.
 Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam.Ngày

25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 975/QĐ-TTg về
việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty TNHH
một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
9

 Ngày 4/7/2008, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) được thành lập
với mô hình công ty TNHH MTV, do EVN sở hữu 100% vốn, gồm 4 công ty
truyền tải 1, 2, 3, 4 và 3 Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc,
Trung, Nam.
 Ngày 25/11/2009, nhà máy ĐHN đầu tiên của Việt Nam đã được Quốc hội
khóa XII kỳ họp thứ 6 thông qua. Theo đó, dự án ĐHN Ninh Thuận bao gồm
2 nhà máy có tổng công suất 4000 MW
Tháng 4/2010, 5 Tổng công ty Điện lực đã ra mắt và chính thức đi vào hoạt động.
Đó là: Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC); Tổng công ty Điện lực miền
Nam (EVN SPC); Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC); Tổng công ty
Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI); Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ
Chí Minh (EVN HCMC)
Ngày 25/06/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 975/QĐ-TTg v

việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tên gọi sau khi chuyển đổi là: Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN). Tại thời điểm chuyển đổi vốn điều lệ của EVN là 110
nghìn tỷ đồng. Đây là một bước chuyển đổi quan trọng theo đúng lộ trình cam kết
của Việt Nam vớ
i tổ chức WTO
1.1.3 Một số khái niệm chung
1.1.3.1 Độc quyền và độc quyền tự nhiên [1]
Quá trình sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp điện ở bất cư quốc gia nào
bao giờ cũng gồm 3 khâu thống nhất với nhau: Sản xuất, truyền tải và phân phối
điện năng. Không giống như các loại hàng hóa khác, điện năng là một loại hàng hóa

đặc biệt, không thể dự
trữ được sau khi đã sản xuất ra. Vì vậy, việc cân bằng giữa
sản xuất và tiêu thụ tại mọi thời điểm là quy luật cơ bản của chu trình sản xuất và
kinh doanh điện năng.
Từ trước đến nay, theo cấu trúc truyền thống, các chức năng nêu trên thường được
tập trung trong một công ty: Công ty Điện lực Quốc gia. Tài sản của công ty điện
lực hầ
u hết thuộc sở hữu Nhà nước hoặc một chử sở hữu nhất định. Dưới dạng
ngành dọc toàn phần như vậy, một công ty sở hữu và vận hành toàn bộ các nhà máy
cùng với lưới truyền tải và phân phối, đồng thời đảm nhận việc bán lẻ điện năng tới

×