Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá thực trạng xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả ở vùng ven biển huyện tiên lãng thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.92 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***




LÊ MINH THU




ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂM NHẬP MẶN VÀ ðỀ XUẤT
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ðẤT HIỆU QUẢ Ở VÙNG VEN BIỂN
HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***





LÊ MINH THU




ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂM NHẬP MẶN VÀ ðỀ XUẤT
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ðẤT HIỆU QUẢ Ở VÙNG VEN BIỂN
HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG




CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ðOÀN VĂN ðIẾM





HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Học viên


Lê Minh Thu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ tận tình của thầy cô, gia
ñình, bạn bè và rất nhiều người khác. Cùng với khóa luận này, tôi xin ñược
gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, các thầy cô Khoa Tài nguyên & Môi trường ñã hết
lòng giúp ñỡ, dìu dắt tôi trong quá trình học tập tại trường.
ðặc biệt xin gửi sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. ðoàn Văn ðiếm –
Khoa Tài Nguyên & Môi trường - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. ðó
là người thầy ñã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn thầy về lòng nhiệt tình cũng như
những nhận xét, chỉ bảo quý báu của thầy ñã giúp em hoàn thành ñược luận

văn tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn NCS. Nguyễn Bá Long ñã giúp ñỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi tới cha mẹ tôi sự biết ơn chân thành nhất vì ñã
nuôi dưỡng tôi, dành cho tôi tình thương yêu vô hạn, là chỗ dựa tinh thần, là
nguồn ñộng viên thân thiết và cũng là ñộng lực mạnh mẽ ñể tôi học tập, phấn
ñấu và trưởng thành ñược như ngày hôm nay.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Học viên


Lê Minh Thu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ðẦU 1
Tính cấp thiết của ñề tài 1
Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về tài nguyên ñất bị ñất nhiễm mặn 3
1.1.1. Các khái niệm về ñất nhiễm mặn 3
1.1.2. Nguyên nhân gây mặn 3
1.1.3. ðiều kiện và quá trình ñất bị nhiễm mặn 4
1.1.4. Vấn ñề sử dụng ñất bị nhiễm mặn 6
1.2. Tài nguyên ñất nông nghiệp bị nhiễm mặn trên thế giới 8
1.3. Tài nguyên ñất nông nghiệp bị nhiễm mặn ở Việt Nam 11
1.3.1. Diện tích ñất nông nghiệp bị nhiễm mặn 11
1.3.2. Các loại ñất mặn ở Việt Nam 19
1.3.3. Những giải pháp thích ứng với tình trạng nhiễm mặn 21
CHƯƠNG 2. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 26
NGHIÊN CỨU 26
2.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 27
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 27
2.3.3. Phương pháp khảo sát mô hình: 27
2.3.4. Phương pháp thống kê và ñánh giá hiệu quả 28
2.3.5. Các phương pháp khác 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng 30
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên 30
3.1.2. Các nguồn tài nguyên 34
3.1.3. Thực trạng môi trường 36

3.1.4. Nhận xét chung về ñiều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường 37
3.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 38
3.2. Các nhóm ñất bị nhiễm mặn ở huyện Tiên Lãng 45
3.3. Thực trạng xâm nhập mặn ở vùng ven biển huyện Tiên Lãng 56
3.3.1. ðộ mặn xâm nhập theo khoảng cách ñến cửa sông Văn Úc 56
3.3.2. ðặc ñiểm hóa học ñất mặn ở huyện Tiên Lãng 57
3.4. Tình hình sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp ở huyện Tiên Lãng 58
3.4.1. Biến ñộng sử dụng ñất từ năm 2000 ñến 2012 58
3.4.2. Phân bố ñất mặn tại các xã của huyện Tiên Lãng 59
3.5. Hiệu quả sử dụng ñất bị nhiễm mặn 59
3.5.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng ñất bị nhiễm mặn 59
3.5.2. Hiệu quả xã hội sử dụng ñất bị nhiễm mặn 61
3.5.3. Hiệu quả môi trường sử dụng ñất bị nhiễm mặn 62
3.6. Hiệu quả của một số mô hình sử dụng ñất 67
3.6.1. Mô tả các mô hình cải tiến 67
3.6.2. ðánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng ñất cải tiến 68
3.6.3. ðánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình sử dụng ñất cải tiến 69
3.7. ðề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sử dụng bền vững diện
tích ñất bị nhiễm mặn tại ñịa phương.
69
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

3.7.1. Giải pháp về sử dụng ñất: 69
3.7.2. Giải pháp về giống 70
3.7.3. Giải pháp về kỹ thuật canh tác 71
3.7.4. Giải pháp về quản lý 71
3.7.5. Giải pháp về lao ñộng 71

3.7.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách 72
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 73
KẾT LUẬN 73
ðỀ NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


Bảng 1.1. Tài nguyên ñất mặn trên thế giới (triệu ha) 9
Bảng 1.2. Diện tích ñất rừng ngập mặn qua các năm 12
Bảng 1.3. Ranh giới xâm nhập mặn phụ thuộc vào lưu lượng[29] 14
Bảng 1.4. Ranh giới xâm nhập mặn trong thời kỳ 1998 – 1999[29] 15
Bảng 1.5. Diễn biến ñộ mặn lớn nhất một số năm tại Tân An[29] 16
Bảng 1.6. Phân cấp ñộ mặn theo ñộ dẫn ñiện EC 20
Bảng 3.1. Các loại ñất thuộc huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng 34
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng huyện Tiên Lãng 40
Bảng 3.3. Các loại ñất bị nhiễm mặn của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng 47
Bảng 3.4. ðộ mặn xâm nhập theo khoảng cách ñến cửa sông 57
Bảng 3.5. Hóa tính ñất mặn của xã Vinh Quang 57
Bảng 3.6. Biến ñộng sử dụng ñất từ năm 2000 ñến 2012 ở Tiên Lãng 58

Bảng 3.7. Phân bố ñất mặn tại các xã của huyện Tiên Lãng 59
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng của huyện Tiên Lãng 60
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng ñất 61
Bảng 3.10. Mức ñộ sử dụng phân bón cho cây trồng 62
Bảng 3.11. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV ñối với các loại cây trồng 65

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BðKH Biến ñổi khí hậu
BVTV Bảo vệ thực vật
NBD Nước biển dâng
ðBSCL ðồng bằng sông Cửu Long
GTSX Giá trị sản xuất
CPTG Chi phí trung gian
GTGT Giá trị gia tăng



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

MỞ ðẦU
Tính cấp thiết của ñề tài

Nông nghiệp là một hoạt ñộng có từ xa xưa của loài người và ngày nay
hầu hết các nước trên thế giới, dù ñã phát triển, ñang hay kém phát triển ñều
quan tâm ñến sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, sản xuất nông nghiệp là cơ sở
ban ñầu ñể ñáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, làm bàn ñạp ñể phát triển
của các ngành sản xuất khác và ổn ñịnh xã hội. Ngày nay trước sự bùng nổ về
dân số và thiên tai, dịch bệnh…, ñể ñảm bảo an ninh lương thực nông nghiệp
ñã phải sử dụng hóa chất BVTV, phân hóa học, chất kích thích sinh trưởng…
gây ra ô nhiêm môi trường.
Mặt khác hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp hiện nay
còn gặp rất nhiều khó khăn do
biến ñổi khí hậu (BðKH) như sự
xâm mặn của
nước biển là hậu quả của
nước biển dâng (NBD), ñất ñai suy thoái do bão, lụt,
hạn hán gia tăng… ñã làm suy giảm năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Vì vậy phát triển nông nghiệp bền vững ñã trở thành một vấn ñề toàn cầu.
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan
trọng nhất sản xuất ra gần 1/4 GDP, với 70% dân số tham gia. Trong những
năm qua nông nghiệp Việt Nam ñã có những bước phát triển ñáng kể, sản
xuất lương thực, ñặc biệt là lúa tăng lên liên tục cả về diện tích và năng suất,
ñã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng ñầu thế giới. Cũng
như các nước khác, do tốc ñộ gia tăng dân số cao cùng với quá trình công
nghiệp hóa – ñô thị hóa mở rộng, diện tích ñất nông nghiệp bị thu hẹp dần. ðể
phát triển, sản xuất nông nghiệp ñã phải thâm canh tăng vụ, lạm dụng hóa
chất BVTV, phân hóa học, chất kích thích sinh trưởng
Ngoài ra, hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp các vùng ven biển nước ta hiện nay
còn gặp khó khăn do biến
ñổi khí hậu (BðKH) và nước biển dâng (NBD). Hiện
tượng nhiễm mặn ñất sản xuất nông nghiệp mở rộng làm suy giảm năng suất
cây trồng, vật nuôi.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

Tiên Lãng, Hải Phòng là một huyện ven biển, sản xuất nông nghiệp chủ
yếu trồng lúa nước, rau, một số loại cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản,
cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố Hải Phòng. ðứng trước những
khó khăn chung nói trên, ñể nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, việc
tìm ra những giải pháp canh tác thích ứng với Biến ñổi khí hậu và hướng tới
mục tiêu bền vững là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ vấn ñề nêu trên ñược sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS.
ðoàn Văn ðiếm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:

ðánh giá thực
trạng xâm nhập mặn và ñề xuất giải pháp sử dụng ñất hiệu quả ở
vùng ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”
Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu
Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá thực trạng xâm nhập mặn, tài nguyên ñất bị nhiễm mặn
(Land resources salinity) và ảnh hưởng của chúng ñối với sản xuất nông
nghiệp ở vùng ven biển huyện Tiên Lãng.
- ðề xuất các giải pháp sử dụng ñất có hiệu quả cho vùng ven biển
huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá ñược ñiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và tình hình sản
xuất nông nghiệp ở vùng ven biển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
- ðánh giá ñược hiệu quả của các loại hình sử dụng ñất hiện nay (trên
phương diện kinh tế, xã hội và môi trường) ở ñịa phương.
- ðánh giá ñược thực trạng tài nguyên ñất bị nhiễm mặn và ảnh hưởng

của chúng ñối với sản xuất nông nghiệp.
- ðề xuất một số giải pháp sử dụng ñất hiệu quả và hợp lý, thích ứng
với tình trạng nhiễm mặn hiện nay ở vùng ven biển huyện Tiên Lãng, thành
phố Hải Phòng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về tài nguyên ñất bị ñất nhiễm mặn
1.1.1. Các khái niệm về ñất nhiễm mặn
Xâm nhập mặn là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở các vùng ñất, cửa
sông, mạch nước ngầm tiếp giáp với biển. Xâm nhập mặn xảy ra khi có sự
khác biệt về năng lượng dòng chảy (cả thế năng và ñộng năng) cũng như khối
lượng riêng giữa dòng nước ngọt và nước mặn. Xâm nhập mặn, do tỷ trọng
nước biển “lớn” hơn nước sông nên khi năng lượng dòng triều (nước mặn)
không ñủ lớn ñể dồn ép hoàn toàn nước ngọt về phía thượng lưu thì lúc ñó
nước mặn sẽ chảy về phía thượng lưu, còn nước ngọt sẽ chảy về phía hạ lưu
(tức là xuất hiện dòng chảy 2 chiều). ðất mặn là loại ñất có chứa nhiều muối
tan (>1%). Những loại muối tan thường gặp: NaCl, Na
2
SO
4
, CaCl
2
, MgCl
2
,

NaHCO
3
Những loại muối này có nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ
các thành phần khoáng của núi lửa.
1.1.2. Nguyên nhân gây mặn
Khi dòng chảy trên sông yếu hơn dòng chảy từ biển do thuỷ triều tác
ñộng cộng thêm các yếu tố vật lý ảnh hưởng thì xâm nhập mặn xảy ra. ðây là
nguyên nhân chính tạo nên sự nhập mặn.
Sự hình thành ñất mặn là kết quả tác ñộng của nhiều yếu tố : ñá mẹ, ñịa
hình trũng, mực nước ngầm mặn ở nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa
muối.
Sự phong hoá các khoáng là nguyên nhân gián tiếp gây ra ñộ mặn cho
ñất. Tuy vậy, trong một số ít trường hợp lượng muối tích tụ ngay tại ñó, ở một
số nơi tồn tại những mỏ muối là nguyên nhân chính gây ra ñộ mặn. Hầu hết
ñất bị mặn do muối từ nơi khác di chuyển ñến và nước là thể mang chính. ðại
dương là nguồn gốc nói trên tạo ra ñất mặn, trong ñó vật liệu sơ khai là do
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

trầm tích biển lắng tụ ñược hình thành từ rất sớm, do quá trình nâng lên của
vỏ trái ñất. Loại ñá phiến tại Colorado, Wyoming và Utah là các thí dụ ñiển
hình về những nơi ñất mặn ñược hình thành do trầm tích biển. ðại dương còn
là nguồn muối chính ở những vùng ñất thấp dọc theo duyên hải.
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân phụ khác gây ra sự xâm nhập mặn, ví
dụ các hộ nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển bơm nước biển vào ruộng ñể
nuôi trồng.
1.1.3. ðiều kiện và quá trình ñất bị nhiễm mặn
- ðiều kiện hình thành:

ðất bị nhiễm mặn ñược hình thành ở gần các cửa sông, nơi có ñịa hình
thấp chủ yếu ≤ 1m (nơi cao nhất cũng chỉ có khoảng 2m so với mực nước
biển), trên nền mẫu chất kết hợp giữa phù sa sông và phù sa biển, phù sa biển
trầm tích ở bên dưới còn phù sa sông ñược phủ lên trên. Phù sa biển thường
thô hơn, phù sa sông nhỏ và mịn hơn, chủ yếu là sét vật lý. Các hạt phù sa
dạng huyền phù do ñược vận chuyển ra cửa sông sau ñó gặp ñiều kiện hoá lý
thay ñổi của môi trường biển sẽ lắng ñọng lại tạo thành lớp bùn mịn, có khi
dày tới vài mét.
Thực vật ở ñây gồm những cây ưa nước và chịu ñược mặn như sú
(Acgicera magas) gặp nhiều ở miền Bắc, vẹt (Bruguiera ggymnorhiza), ñước (
Rhizophora apiculata) và một số cây khác như cây cói, dừa nước, bần… phổ
biến ở vùng ven biển Nam Bộ.
- Quá trình ñất bị nhiễm mặn:
ðất mặn là nhóm ñất phù sa ven biển ñược hình thành do trầm tích
sông và biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn sông và biển theo thuỷ
triều tràn vào hoặc gián tiếp do nước mạch mặn từ biển ngấm vào. Như vậy,
sự hình thành nhóm ñât mặn ở Việt Nam chủ yếu là do quá trình hoá mặn ở
các vùng ñất ven biển do tác ñộng của nước biển. Theo phân loại của FAO –
UNESCO loại ñất này ñược gọi là phù sa mặn, quan ñiểm này cũng giống như
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

phân loại ñất phèn (Thionic Fluvisols) vì do ñặc tính của phèn và mặn ở nước
ta chưa ñạt chỉ tiêu chủa nhóm (major soil grouping) mà ñạt chỉ tiêu của loại
hay ñơn vị ñất. ðất mặn ở Việt Nam ñược xác ñịnh là có ñặc tính mặn (Salic
properties) nhưng không có tầng Sufuric từ bề mặt ñất xuống ñộ sâu 125 cm.
Dựa vào nguồn gốc, ñặc ñiểm tích lũy muối, người ta phân chia các quá
trình mặn hóa thành 3 loại [21]:

+ Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển
Quá trình này xảy ra ở nhiều vùng nhiệt ñới do ảnh hưởng của thủy
triều lên cao, qua các trận mưa bão làm vỡ ñê biển hoặc vào mùa khô khi
nước ngọt ở các con sông chảy ra biển có lưu lượng thấp, lượng nước ngọt
không ñủ ñể ñẩy nước mặn. Nước mặn cũng theo các mao quản, ñường nứt
trong ñất, ñi qua các con ñê biển thấm sâu vào nội ñồng. Có nơi cách xa biển
tới 40 km vẫn chịu ảnh hưởng của quá trình này.
+ Quá trình mặn hóa lục ñịa
Ở các vùng khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn lại trong ñất, chỉ
những muối dễ tan như NaCl, MgCl
2
… mới bị hòa tan, rửa trôi nhưng cũng
không vận chuyển ñược ñi xa mà tích ñọng ở những ñịa hình trũng không
thoát nước dưới dạng nước ngầm. Ở ñây do hanh khô và mực nước ngầm ở
nông, muối không di chuyển ñược và tập trung thành lớp mặn do quá trình
bốc hơi và thoát hơi nước. Có nơi muối tập trung lên mặt ñất thành lớp vỏ
muối trắng xóa dày 1 – 2 cm.
Các nguyên nhân gây mặn hóa lục ñịa:
• Dâng cao nước mao quản từ nước ngầm.
• Do gió chuyển muối cùng các hạt bụi từ biển vào các hồ nước mặn.
• Do mưa rửa muối từ những vùng cao xuống chỗ thấp.
• Do sự khoáng hóa xác thực vật ưa mặn trong chúng chứa
nhiều muối, ñôi khi ñến 5% khối lượng chất khô.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

• Do tưới tiêu không hợp lý.
+ Quá trình mặn hóa thứ sinh

Những vùng khô hạn lượng mưa rất thấp (20 – 500 mm), do ñó nền
nông nghiệp nước tưới và ñất cần tưới bị nhiễm mặn nên tầng ñất bị nhiễm
mặn. Như vậy do tác ñộng nhân sinh ñã làm mặn hóa tầng ñất mặt. Quá trình
này phổ biến rộng ở các vùng Trung ðông, Tây Á, ñiển hình như trong cuộc
cách mạng xanh ở Ấn ðộ những năm 1950 – 1960 ñã làm mặn hoá phần lớn
diện tích ñất sử dụng trong cuộc cách mạng xanh, khoảng nửa triệu km
2
gây
khó khăn ñối với sản xuất nông nghiệp của nước này[21].
1.1.4. Vấn ñề sử dụng ñất bị nhiễm mặn
Thật sự, sự xâm nhập mặn không hoàn toàn gây hại, nó mang cái hại
kèm cái lợi riêng như:
Nước mặn là môi trường nuôi và phát triển nguồn lợi tôm, cua,
cá…nước mặn và nước lợ.
Nước mặn giúp sự duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn ñộc ñáo và ña
dạng hơn.
Nước mặn có thể giúp sự khống chế ñất phèn tiềm tang xuất hiện.
Thuỷ triều mang nước mặn lại là một nguồn năng lượng tự nhiên, rất rẻ
tiền, hoàn toàn sạch v.v…
Mặt trái của sự xâm nhập mặn sẽ là:
Hạn chế cây lúa, cây màu, cây rau, cây ăn trái (trừ các loại cây có khả
năng chịu mặn như cây dừa hay ở các giống mới chịu mặn) phát triển.
Giảm nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nước mặn gây ảnh hưởng xấu cho các công trình, nhà cửa, cầu cống,
các thiết bị ñược làm từ kim loại và á kim loại…
Những vùng giáp giữa nước ngọt và nước mặn thường xuyên có dịch
bệnh, ñặc biệt là các nguồn bệnh từ muỗi…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



7

Có rất nhiều bài báo khoa học về lĩnh vực này từ 1930 – 2000 cùng các
dự án nghiên cứu lớn về xâm nhập mặn trên thế giới, từng loại cây trồng mẫn
cảm, kháng mặn.
Nói chung ngưỡng cây trồng chịu mặn tối ña khi ñộ dẫn ñiện (EC:
Electritical conductivity) trong ñất ñạt ở mức EC= 4 mS/cm (có thể chuyển
sang g/lít NaCl với k= 0,64). ðó cũng là ngưỡng mặn ảnh hưởng ñến năng
suất lúa (theo FAO). Một số dữ liệu về thuỷ văn và thuỷ sản thường dùng các
thiết bị ño nồng ñộ mặn tính tương ñương g/lít muối NaCl rất ít ñược dùng
trong các ñơn vị tính của ngành Khoa học ñất.
Một vài loại cây trồng có khả năng chống chịu (tolerance) mặn cao hơn
ngưỡng (EC = 4mS/cm) như xa-bô (6 mS/cm), dừa (8 mS/cm) gốc Bình Bát
(tháp Mẳng Cầu Xiêm)… nếu ñất bị nhiễm mặn cao hơn (từ nguồn nước mặt
và nước ngầm) sẽ ảnh hưởng ñến năng suất và phẩm chất nông sản (ví dụ:
dừa bị giảm số trái, cơm mõng, ít dầu…).
Kinh nghiệm qua ñiều tra dân ñịa phương cho thấy chỉ cần nước nhiễm
mặn 1,5 mS/cm ( 1g/l muối NaCl) là nước không thể pha trà ñược và ở 2
mS/cm là người dân ñã không nấu cơm ñược. Khi ñó, nếu dùng nước tưới cho
rau cải ăn lá (nhóm mẫn cảm) là ñã làm xáo hay cháy lá (do ngộ ñộc ion Na
+

và Cl
-
tuỳ loại cây).
Nông dân vùng mặn có kinh nghiệm dẫn thuỷ khi có nước ròng, hoặc
lấy nước ở gần ñáy sông (khi nước lớn) ñể ít bị nhiễm mặn hơn. Các vùng
nước thiếu nước ngầm (như Bến Tre) phải trữ nước sinh hoạt và nước tưới
cho hoa màu (qua ao, hồ, ñìa, lu, mái ñầm…) ñể có nước ngọt sử dụng.
ðBSCL vừa có mưa (rất chậm so với quan trắc nhiều năm là vào khoảng 15-

25/4 dl nên giá nước sinh sinh hoạt của vùng mặn trong các tuần qua rất cao.
Ở một số nước, người ta chuyển nước ngọt cho các cư dân ñảo bằng tàu
kéo các túi nước ngọt (PE) lớn (hằng trăm mét khối). Vì nước ngọt nhẹ hơn
nước mặn nên các túi này dễ nổi, giảm chi phí vận chuyển.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8

Ở các vùng nước lợ là những vùng giáp ranh giữa nước mặn và nước
ngọt. Giữa 2 vùng này, nếu khảo sát kỹ về thuỷ văn thì sẽ có một ñường (ñúng
hơn là một dải), gọi là ñường nêm mặn, nước mặn phía biển nặng hơn sẽ chảy
về phía dưới và nước ngọt từ thượng lưu nhẹ hơn sẽ chảy bên trên. Nơi này sẽ
xuất hiện dòng chảy 2 chiều. Phía trên mặt ñường nêm mặn, có một “lưỡi
hẹp” gọi là lưỡi mặn, lưỡi mặn hình thành do tác dụng của gió trên sông khi
triều dâng và do các tác nhân vật lý khác gây nên một sự xáo trộn mạnh (well
mixing) trên mặt. Phần lõm vào phía nước ngọt là vận tốc dòng chảy nơi ñây
lớn nhất trên thuỷ trực sông. Nếu người dân lấy nước trên mặt, sẽ gặp nước
mặn. Còn giữa hoặc dưới một chút thì có thể có nước ngọt. Ở một số nơi,
sông bên mặn bên ngọt là do ñịa hình long sông uốn khúc tạo nên sự khác biệt
về phân bố lưu tốc nên có hiện tượng này nhưng cũng không rõ rệt lắm.
1.2. Tài nguyên ñất nông nghiệp bị nhiễm mặn trên thế giới
Quá trình nhiễm mặn là một xu hướng suy thoái ñất nông nghiệp khá
phổ biến hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, ñặc biệt là ở những vùng ñất
trồng màu có tưới. Thâm canh cao trong nông nghiệp thường gắn liền với việc
tăng cường nước tưới, mà trong nước tưới bao giờ cũng có muối. Theo
Glassmi (1995) giả sử nước tưới có chứa 500 mg muối/l thì cứ 1000 m
3
nước
tưới ñể lại cho ñất 0,5 tấn muối. Trong khi ñó nước tưới cho nông nghiệp

trong 1 năm là 5000 ñến 10.000 m
3
/ha. Như vậy trong một nặm nước tưới
mang vào ñất lượng muối là 5 tấn/ha. Oldeman và các cộng sự cho biết 76
triệu ha ñất nông nghiệp trên thế giới ñã bị mặn hóa, trong ñó châu Á là 2,7
triệu ha (69%), châu Phi là 14,8 triệu ha (19%) và châu Âu là 3,8 triệu ha
(5%).
Theo số liệu của FAO, hơn 80 triệu ha ñất ñược tưới bị ảnh hưởng mặn
ở những mức ñộ khác nhau, hơn 30 triệu ha ñất ñược tưới bị mặn ñe dọa
nghiêm trọng, hàng năm có thêm khoảng 1,5 triệu ha ñất ñược tưới bị hủy
hoại vì úng và nhiễm mặn. Một số nước có tỉ lệ ñất ñược tưới bị nhiễm mặn
cao như Mỹ (28%), Trung Quốc (23%), Pakistan (21%).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

Bảng 1.1. Tài nguyên ñất mặn trên thế giới (triệu ha)
Khu vực Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng

Tổng số
Châu Phi 4,7 7,7 2,4 - 14,8
Châu Á 26,8 8,5 17,0 0,4 52,7
Nam Mỹ 1,8 0,3 - - 2,1
Bắc và Trung Mỹ 0,3 1,5 0,5 - 2,3
Châu Âu 1,0 2,3 0,5 - 3,8
Châu Úc - 0,5 - 0,4 0,9
Tổng số 34,6 20,8 0,4 0,8 76,6
(Nguồn: Oldeman và các cộng sự, 1991)
Thực tế ñó luôn nhắc nhở các quốc gia chẳng những cần vận hành và

bảo dưỡng tốt các hệ thống tưới, mà còn không ñược coi nhẹ một chút nào
việc tiêu nước hợp lý cho ñất ñược tưới. Nước ngọt chỉ chiếm 1% lượng nước
trên ñịa cầu và phần lớn ñược dùng ñể uống. Trên khắp thế giới, năng suất
nông nghiệp tại nhiều khu vực ñang giảm dần do lượng muối trong nước và
ñất trồng liên tục tăng. (Theo: Nguyễn ðức Toản - nước tưới cho nông nghiệp
thế lỷ XXI - Viện khoa học thủy lợi, bộ NN&PTNT).
“Nhiễm mặn là quá trình không thể ñảo ngược. Chẳng sớm thì muộn
loài người sẽ phải chấp nhận một thực tế rằng lượng muối trên hành tinh ñang
tăng dần”, giáo sư Jelte Rozema thuộc khoa Sinh thái, ðại học Amsterdam
(Hà Lan), phát biểu.
Giới khoa học khẳng ñịnh chúng sẽ phải tận dụng các vùng ñất, vùng
nước nhiễm mặn ñể trồng cây lương thực trong tương lai. ðộ mặn của ñất
nông nghiệp chạy theo ñà tăng của mực nước biển, song những loại cây sống
ñược trong môi trường mặn cũng là nguồn cung cấp lương thực ñáng kể.
Trong các thập kỷ 80 - 90 vừa qua, người ta cũng nói ñến một nền nông
nghiệp mặn (Saline Agrculture), gieo trồng trên ñất mặn ven biển, tưới bằng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10
nước biển pha loãng và cả trực tiếp bằng nước biển. Theo một tài liệu công bố
của Mỹ (1990):
 Perl millet hoặc Bajra (một loại kê - Pennysetum Typhoides), là một
loại hạt thức ăn phổ biến ở Châu Phi và Ấn ðộ, trồng ở ñất ñụn cát ven biển,
gần Bhavnagar, tưới bằng nước biển (ñộ mặn NaCl = 16,0 - 22,5‰). Gieo hạt
nẩy mầm bằng nước ngọt và bón phân, sau ñó tưới vài lần bằng nước biển,
cho năng suất hạt 1,0 - 1,6 tấn/ha và 3,3 - 6,5 tấn/ha thức ăn gia súc.
 Barley (lúa ñại mạch - Hordeum vulgare) là một loại cốc chịu mặn
khá nhất.
 Ở trường ñại học tổng hợp Arizona, người ta ñã tạo thêm một loại ñại

mạch cho năng suất khoảng 4 tấn/ha khi tưới bằng nước ngầm có ñộ mặn
bằng một nửa ñộ mặn của nước biển.
Trong tương lai, nông dân có thể trồng cây ở những vùng nước lợ hoặc
gần các cửa sông - nơi nước mặn và nước ngọt gặp nhau. Chi phí ñể ñưa nước
ngọt vào các ñồng ruộng ngày càng tăng và tình trạng ấy có thể buộc nông
dân lựa chọn nước mặn vào một ngày nào ñó.
Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng cách tốt nhất là thuần hóa các
cây hoang dại chịu mặn rồi lai giống ñể chúng có năng suất cao hơn. “Khả
năng chịu mặn của thực vật hoang dại không hề suy giảm trong quá trình
thuần hóa”, giáo sư Rozema cho biết.
Một số loại cây như cải biển xoăn, cỏ saphire (mọc dọc bờ biển ở nhiều
quốc gia) ñược con người sử dụng làm thức ăn trong hàng nghìn năm qua.
Nhưng mãi tới gần ñây các nhà khoa học mới coi chúng là nguồn thay thế cho
những loại rau truyền thống.
Tại Hà Lan, nhiều trang trại ñang trồng cải biển xoăn với quy mô lớn
và hàng triệu người ñã mua chúng ñể làm rau xanh trong bữa ăn. Các chuyên
gia lai giống cũng cần chú ý tới những thực vật truyền thống nhưng có khả
năng chịu mặn như cải ñường. Hơn 30 năm qua, giới khoa học cũng ñã tiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11
hành nhiều thử nghiệm ñể tăng khả năng chịu mặn của các loại cây ngũ cốc
như lúa, ngô, ñậu.
Tình trạng thiếu nước trầm trọng do gia tăng dân số, ñô thị hóa và chất
lượng cuộc sống trên thế giới ngày càng cao hơn ñã khiến nhiều quốc gia
(nhất là các vùng khô hạn và bán khô hạn) phải chấp nhận các công nghệ khử
mặn, trước hết là ñáp ứng các nhu cầu sinh hoạt. Ngành công nghiệp khử mặn
ñã trở thành một nghành thương mại từ năm 1950 và 1960. Do giảm ñược
nhiều về giá thành và tăng hiệu quả, ñặc biệt là trong những năm 1970, công

việc khử mặn ñã trở thành một chiến lược và là một nguồn cung cấp nước
ñáng tin cậy ñể ñáp ứng những nhu cầu sinh hoạt.
Do sự khan hiếm của nước ngọt của một số khu vực trên thế giới, nên
nước mặn cũng ñược sử dụng bằng cách khử muối ñối với nó. Ví dụ, tại
Colorado, nước có ñộ muối lên tới 2.500 ppm (2,25 ppt hay 0.25%) cũng
ñược sử dụng ñể tưới cho cây trồng. Một dạng nước mặn khác, ñược biết ñến
như là nước ñẳng trương, ñược sử dụng trong y tế dưới dạng dung dịch vô
trùng.
Thông thường, các dạng nước mặn vừa phải và nước mặn nhiều ít ñược
sử dụng cho con người. Con người không thể uống các dạng nước mặn này
một cách trực tiếp mà nó cũng không thích hợp ñể tưới cho cây trồng.
Một số nghành công nghiệp có sử dụng nước mặn, chẳng hạn như
ngành khai thác mỏ hay các nhà máy nhiệt ñiện.
1.3. Tài nguyên ñất nông nghiệp bị nhiễm mặn ở Việt Nam
1.3.1. Diện tích ñất nông nghiệp bị nhiễm mặn
ðất bị nhiễm mặn phân bố phổ biến ở ñồng bằng ven biển, ñặc biệt ở
ñồng bằng sông Cửu Long. Quá trình này là kết quả của tác ñộng của nhiều
yếu tố tự nhiên và hoạt ñộng của dân sinh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12
Từ khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự phân chia
một cách bừa bãi và rất nhanh các vùng ñầm lầy và rừng ngập mặn cho việc
làm ñầm nuôi tôm ñã xảy ra ở toàn bộ vùng bờ biển châu thổ sông Hồng ñe
doạ ñến các hệ sinh thái, rừng ngập mặn liên tục bị suy giảm mặc dù hàng
năm diện tích rừng trồng cũng ñược tăng thêm.
Bảng 1.2. Diện tích ñất rừng ngập mặn qua các năm
Năm Diện tích (%) diện tích rừng
1943 408.500 100

1962 290.000 72,5
1982 252.000 63,0
2000 15.000 38,8
Nguồn: Bộ NN&PTNT
Do chặt phá rừng ngập mặn, hiện tượng phèn hoá và mặn hoá xảy ra
mạnh mẽ tại nhiều vùng. Nước biển thâm nhập nhiều hơn vào nội ñồng và
những vùng rừng ngập mặn có các sản phẩm pyrite ñã bị oxi hoá vào mùa khô
tạo ra nhiều axit sunfuric làm pH giảm ñột ngột từ 5,5 xuống 3,0 hoặc xuống
2,5 và hàm lượng Al
3+
tăng lên ñột ngột ñạt tới 30-40, thậm chí 70 mg/100 g
ñất làm cho nhiều ha ñất bị bỏ hoá, trợ bụi giống như hoang mạc, diện tích ñất
mặn và ñất phèn cũng tăng theo.
Diện tích ñất mặn, ñất phèn ở Việt Nam chiếm khoảng 3 triệu ha, tập
trung chủ yếu ở ñồng bằng sông Cửu Long (ðBSCL)và ñồng bằng sông Hồng
(ðBSH). ðặc biệt ở các vùng ñất ngập nước, quá trình xâm ngập nước, quá
trình xâm nhập mặn là một nguy cơ có tác ñộng xấu ñến môi trường sản xuất.
Theo Tổng cục khí tượng thuỷ văn thì ở Việt Nam trung bình nước biển dâng
cao 2 mm/năm, ñó là nguy cơ xúc tiến xâm nhập mặn. Ở nhiều tỉnh thuộc
ðBSCL, từ 1999 ñến nay cũng ñã bị xâm nhập mặn nặng. Các tỉnh Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh có tới 80.000 ha ñất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13
ðà Nẵng, ñầu năm 2001 do dòng chảy kém làm cho nước xâm nhập mặn sâu
vào trong ñất liền, gây mặn hoá nguồn nước sinh hoạt.
Hiện tượng ñất bị mặn hoá xảy ra ở phần lớn các vùng có ñiều kiện thời
tiết khô hạn và bán khô hạn. Trong ñiều kiện ẩm muối có thể hiện diện ngay từ
ñầu. Trong vật liệu thổ nhưỡng và vật liệu ñược tạo ra bởi sự phong hoá

khoáng chất thường ñược mang xuống nước ngầm và cuối cùng ñược chuyển
tải qua các con sông, suối ñến ñại dương. Vì vậy, ñất mặn về thực tế không
hiện hữu ở vùng ñất ẩm ướt trừ khi ñất ñã là ñối tượng của nước biển trong tam
giác châu thổ sông và các vùng khô, sự di chuyển của các muối có thể hoà tan
ra biển không trọn vẹn như tại vùng ẩm ướt, các muối hoà tan không bị di
chuyển ñi xa, tạo nên thế tập trung muối trong ñất và nước mặt. Sự tiêu nước
gặp khó khăn là một yếu tố góp vào sự mặn hoá ñất có thể liên quan ñến sự
hiện diện của nước ngầm cao hay ñộ ẩm trong ñất thấp. Việc tiêu nước có muối
trong ñất cao trong lưu vực có thể nâng cao mực nước ngầm lên khỏi mặt ñất.
Trong ñiều kiện như trên sự di chuyển lên trên tạo hiện tượng mặn hoá.
Mặn ñược sử dụng với ñất có ñộ dẫn ñiện cao hơn 4 mho/cm ở 25
0
C và
số phần trăm Na có thể trao ñổi nhỏ hơn 15. Thường pH nhỏ hơn 8,5. ðất
mặn thường ñược công nhận vì sự hiện diện của lớp muối trắng trên bề mặt.
ðộ mặn trong ñất có thể xảy ra trong các loại ñất có tính chất không phân sai
như ñất phù sa. Các hoá tính của ñất ñược phân loại như mặn chủ yếu ñược
xác ñịnh bời loại và lượng muối hiện diện. Lượng muối hoà tan hiện diện ñiều
khiển áp lực thẩm thấu của dung dịch ñất. Lượng Natri ñối với Canxi, Magiê
hiện diện trong dung dịch ñất và trên phức hợp trao ñổi có thể thay ñổi rất lớn.
ðBSCL rộng gần 4 triệu ha, là vùng ñất thấp của nước ta. Mặn và thuỷ
triều có mối quan hệ khăng khít. Tuỳ thuộc vào từng khu vực nhật triều hay
bán nhật triều mặn cũng thể hiện rõ ở những khu vực sau:
- Thuỷ triều trong sông ở ðBSCL là do từ biển vào.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14
- Tính từ biển ðông, thuỷ triều vào hạ lưu châu thổ qua các con sông lớn
như sông Tiền, sông Hậu hoặc các con sông nhỏ như: Gành Hào, Bồ ðề… với

ñộ lớn của thuỷ triều trung bình khoảng 3-5 m trong kỳ nước cường và ñộ lớn
của thuỷ triều cực ñại trong chu kỳ 19 năm theo tính toán thực ño khoảng
4,1±0,1 m, mang ñặc tính bán nhật triều không ñều thì mặn ở ñây cũng có nét
tương tự.
Từ vịnh Thái Lan thuỷ triều ñi vào ðBSCL qua các con sông: Cái Lớn,
Bảy Háp, ðông Cung… với ñộ thuỷ triều ít khi vượt quá 1m và mang lại ñặc
tính không ñều là chủ yếu nên xâm nhập mặn của biển Tây ít hơn biển ðông.
- Theo kết quả tính toán của uỷ ban sông Mekong thì ranh giới xâm nhập
mặn phụ thuộc vào lưu lượng thượng nguồn thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3. Ranh giới xâm nhập mặn phụ thuộc vào lưu lượng[29]
Q thượng nguồn 2000
m
3
/s
Q thượng nguồn 6000
m
3
/s
Khoảng cách
(km) cửa sông
4% 1% 4% 1%
Cửa Tiểu 50 65 30 40
Hàm Luông 40 55 25 30
Cổ Chiên 35-45 50-55 25 30
Bát Sắt 45-55 55-65 20 40
(Nguồn: Nguyễn Quang Cầu, 2000. Sự truyền triều và xâm nhập mặn
ñồng bằng sông Cửu Long và xu thế xâm nhập sâu của chúng)
- Vùng ðồng Tháp Mười chịu ảnh chủ yếu là triều biển ðông. Do lòng
sông hẹp và nông hơn nhiều so với biển, kết hợp với ảnh hưởng của nước
thượng nguồn chảy về xuôi, cùng với ảnh hưởng khác. Nên khi thuyền vào,

song biển bị biến dạng, chính lượng nước thượng nguồn ñã làm giảm sự ảnh
hưởng của mặn sâu vào ñất liền. Mùa khô lượng nước thượng nguồn về ít,
song triều lấn át truyền sâu vào nội ñồng, do ñó mặn ảnh hưởng vào nội ñồng
là lớn nhất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15
Bảng 1.4. Ranh giới xâm nhập mặn trong thời kỳ 1998 – 1999[29]
(ðơn vị: Km cách cửa sông)
Tháng/sông I II III IV V
Sông Hậu 20 24 26 31 24
Cổ Chiên 20 26 31 37 24
Hàm Luông 16 24 28 34 30
Cửa ðại 16 24 26 30 25
Cửa Tiểu 27 39 48 52 50
(Nguồn: Nguyễn Quang Cầu.2000. Sự truyền triều và xâm nhập mặn
ñồng bằng sông Cửu Long và xu thế xâm nhập sâu của chúng)
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là một trong
những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trên toàn cầu khi mực nước biển
dâng cao do tác ñộng của biến ñổi khí hậu. Trên 12% bờ biển của Việt Nam sẽ
bị ngập sâu dưới mực nước biển 1 mét. ðồng bằng sông Cửu Long và ñồng
bằng sông Hồng là những vùng trũng nên bị ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra
ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết xấu. Theo dự ñoán của
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác ñộng trên sẽ gây
thiệt hại khoảng 17 tỉ ñồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có
nhà. Còn Văn phòng quản lý ñiều tra tài nguyên biển và môi trường (thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường) dự báo: mực nước biển Việt Nam sẽ dâng cao từ 3
- 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 - 90 cm vào năm 2070. Các vùng ảnh
hưởng là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam ðịnh,

Thái Bình.
Trước ñây, ñồng bằng sông Cửu Long ít bị bão. Thế nhưng năm 1997
cơn bão Linda ñã ñi qua khu vực này năm 2006, ñuôi bão Durion quét qua,
gây thiệt hại nặng nề về người và của. Mức ñộ tàn phá của những cơn bão
kiểu như bão Durion gây ra ở ñồng bằng sông Cửu Long sẽ còn lớn và khốc
liệt hơn nhiều nếu như mực nước biển dâng cao lên hơn so với hiện nay. Tiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


16
sĩ Nguyễn Hữu Chiêm, cán bộ khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên,
trường ðại Học Cần Thơ, nhấn mạnh: “ðồng bằng Sông Cửu Long ñang chịu
nhiều ảnh hưởng do biến ñổi khí hậu toàn cầu. ðất ñai bị bạc màu, ña dạng
sinh học bị giảm mạnh. Diện tích ñất bị xâm nhập mặn, ñất bị khô hạn, nhiềm
phèn ngày càng tăng. Hiện nay, có khoảng 2,1 triệu ha ñất bị nhiễm mặn và
1,6 triệu ha ñất nhiễm phèn, khô hạn. Nhiệt ñộ không khí tăng cao và hạn hán
bất thường, lũ lụt không theo quy luật, nhiều dịch bệnh mới hình thành ”.
Ngành Khí tượng thủy văn các tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long còn cho
biết: trong các ñợt triều cường từ cuối năm 2008 ñến ñầu năm 2009 ñã làm
cho vùng ngoài ñê bao 8 tỉnh thành, thành vùng lũ gồm: An Giang, Kiên
Giang, Hậu Giang, ðồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ bị
ngập. Ngoài ra triều cường làm nước sông dâng cao ñã làm khoảng 70.000 ha
vườn cây ăn trái, hàng trăm km ñường nông thôn bị ngập sâu từ 10 - 30 cm.
Quốc lộ 53 thuộc ñịa phận thị trấn huyện Long Hồ cũng bị ngập trên chiều dài
200 mét, sâu 15 cm. Hàng trăm nhà dân chưa kịp tôn nền cũng bị ngập. Trước
ñó, ñợt triều cường kết hợp mưa nhiều thời ñiểm giữa tháng 12-2008 làm
100.000 ha nằm ngoài các ñê bao tại ñồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 10
- 40 cm, chủ yếu là vườn cây ăn trái. Nước ngập xảy ra ngay trong mùa khô
gây trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt của người dân sống ngoài vùng ñê bao
Bảng 1.5. Diễn biến ñộ mặn lớn nhất một số năm tại Tân An[29]

ðơn vị g/l
Năm II III IV V VI Ghi chú
1978
1979
1987
1988
1990
1998/99
8,1
2,3


5,6
11,4
11,7
4,0
4,0
9,1
14,2
15,1
9,2
9,5
3,0
12,3
12,2
7,0
6,8
13,0
5,1
5,1

2,7
2,7
5,4
Trước khi cải tạo
kênh

Diện tích tưới còn ít

Diện tích tưới lớn
(Nguồn: Nguyễn Quang Cầu.2000. Sự truyền triều và xâm nhập mặn
ñồng bằng sông Cửu Long và xu thế xâm nhập sâu của chúng)

×