1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1. 1. Giới thiệu đề tài
1.1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, áp lực suy
thoái và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các doanh nghiệp đòi hỏi để
ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm
đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình thiết lập thì Doanh nghiệp ngày
càng quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) nhằm giúp tổ
chức hạn chế tối đa những sự cố, mất mát, thiệt hại, gian lận đảm bảo số liệu kế
toán, báo cáo tài chính được chính xác và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Sử
dụng tối ưu các nguồn lực nhằm đạt được mực tiêu đề ra vì vậy việc thiết lập cho
Doanh nghiệp một hệ thống KSNB thích hợp với quy mô, đặc điểm của đơn vị và
phù hợp đảm bảo có hiệu quả và điểm quan trọng là hệ thống KSNB phải hữu hiệu
góp phần duy trì công tác quản trị của đơn vị đạt hiệu quả .
Tuy nhiên, khi đề cập đến hệ thống KSNB, mỗi tổ chức lại hiểu khác nhau;
việc triển khai hệ thống KSNB trong các tổ chức cũng theo những cách thức khác
nhau và thường theo kinh nghiệm tích lũy được.
Do đó việc thiết lập hệ thống KSNB là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó
quản lý không bằng lòng tin, kinh nghiệm mà bằng những quy định rõ ràng, nhất
là hiện nay kinh tế nước ta đang dần hội nhập với thế giới thì đòi hỏi phải xây
dựng hệ thống KSNB theo chuẩn quốc tế là vô cùng bức bách và tối quan trọng
cho mọi tổ chức. Tuy nhiên, hệ thống KSNB bao gồm những thành phần gì,
phương pháp xây dựng ra sao, phương pháp nào để đánh giá tính khả thi của
hệ thống KSNB, phương pháp nào để cải tiến hệ thống KSNB, v.v… vẫn còn
là thắc mắc của rất nhiều tổ chức.
Một số tổ chức còn mơ hồ về hệ thống kiểm soát nội bộ. Một số khác
nhầm lẫn về mặt chức năng giữa KSNB và kiểm toán nội bộ. Nhiều tổ chức
mơ hồ về phương pháp tiến hành xây dựng hệ thống KSNB. Nhiều tổ chức không
hiểu rõ sự tương quan của hệ thống KSNB và hệ thống phòng ban chức năng
2
và quy trình hoạt động của tổ chức. Nhiều tổ chức gọi tên và nhiệm vụ của KSNB
bằng những tên gọi khác và mang những ý nghĩa khác… Tất cả các vấn đề trên
cần phải được giải quyết thông qua việc hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về hệ thống
KSNB, các thành phần, phương pháp xây dựng, phương pháp đánh giá và hoàn
thiện ,… một cách bài bản và hệ thống.
Hệ thống KSNB là nhu cầu tất yếu nhằm tăng khả năng cạnh tranh
và là công cụ không thể thiếu của mọi tổ chức là phương tiện sống còn của Doanh
nghiệp. Do đó Năm 1992, tại Hoa Kỳ, Ủy ban Treadway về việc chống gian lận trên
Báo cáo tài chính (COSO) đã cho ra đời báo cáo đầu tiên về hệ thống KSNB, tạo
nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức. Đồng thời
Chính phủ Hoa Kỳ cũng ban hành Đạo luật Sarbox (Sarbanes – Oxley) năm 2002
là Đạo luật căn bản của nghề Kế toán Kiểm toán, quy định triển khai hệ thống
KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, làm mở
màn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này và lan truyền trên
thế giới. COSO 1992 đã trở thành chuẩn mực được công nhận và áp dụng rộng rãi
trên toàn thế giới.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài
BHXH là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an
sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định
chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Trong Nghị quyết của Đại hội Đảng
các nhiệm kỳ, nhất là Đại hội Đảng XI vừa qua đã nêu rất rõ phát triển kinh tế, đi
đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Từ
khi ra đời đến nay bảo hiểm xã hội luôn phát huy tác dụng tích cực của mình, thể
hiện bản chất nhân văn sâu sắc, và từng bước khẳng định đây là biện pháp hỗ trợ
cho người lao động một cách tốt nhất nhằm ổn định cuộc sống khi có những rủi ro
xảy đến khi mất đi nguồn thu nhập, khi ốm đau, khi về già …
Vì vậy, từ sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đối tượng tham gia
BHXH ngày càng được mở rộng không ngừng, do đó nguồn thu BHXH ngày càng
lớn, đòi hỏi BHXH cần có cơ chế quản lý quỹ, cơ chế quản lý tài chính ngày càng
phải đổi mới hoàn thiện hơn, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của
3
ngành BHXH để đáp ứng việc quản lý nguồn quỹ vô cùng lớn và phù hợp với xu
thế quốc tế, theo kịp sự phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Theo số liệu báo cáo của ngành BHXH: Công tác thực hiện thu BHXH,
BHYT năm 2012 đạt khoản 125.120 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả lương hưu và
trợ cấp BHXH là 98.941 tỷ đồng. Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT
cho 121.145.823 lượt người, tăng 6.953678 lượt người (6,1%) so với cùng kỳ
năm 2011. Tổng số tiền thanh toán khám chữa bệnh BHYT là 28.940 tỷ đồng[3]
Do vậy, với nhiệm vụ quản lý một nguồn quỹ to lớn, ảnh hưởng đến an sinh
xã hội của đại bộ phận người lao động trên cả nước. Với những lý do trên, đòi hỏi
cơ quan BHXH phải có một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu, do đó
việc dựa trên những lý thuyết hiện đại về kiểm soát nội bộ để nâng cao năng lực
quản lý, phòng tránh rủi ro tại BHXH là một yêu cầu cấp thiết.
Trong tất cả BHXH của 64 Tỉnh Thành phố trong cả nước, thì Bảo Hiểm xã
hội Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị có mức đóng góp cao nhất (chiếm 30% )
là một địa bàn có diện tích rộng lớn, có nhiều thành phần kinh tế tập chung, số lao
động lớn, với nhiều khu công nghiệp, Công ty nước ngoài, Công ty liên doanh,
Cty TNHH, Khối cơ quan nhà nước, Văn phòng đại diện ….Do vậy khối lượng
công tác thực hiện BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh rất lớn và phức tạp nhất là
trong việc thu BHXH và Chi các chế độ BHXH. Tuy vậy BHXH TP.HCM luôn là
cánh chim đầu đàn của Ngành BHXH; Đơn vị luôn đi đầu trong công tác cải cách
các thủ tục thực hiện trong nghiệp vụ chuyên môn BHXH, ứng dụng công nghệ
thông tin tiến tiến vào các khâu nghiệp vụ quản lý chuyên môn của ngành. Vì thế
đỏi hỏi cần xây dựng hoàn thiện kiểm soát nội bộ là một trong những yêu cầu
quan trọng nhất nhằm giúp ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm
thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đã đề ra
.
Do vậy sau khi nghiên cứu và tìm hiểu tôi chọn đề tài “Hệ thống kiểm
soát nội bộ Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp ”
Với yêu cầu nghiêu cứu việc ứng dụng hệ thống KSNB trong đơn vị hành
chính sự nghiệp có thu, đồng thời là hoạt động trong lĩnh vực thực hiện an sinh
4
xã hội theo hệ thống các chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu của đề tài hy vọng sẽ phát hiện những phương pháp hữu hiệu trong
quá trình thực hiện KSNB và những tồn tại cần khắc phục nhằm đóng góp một
phần trong việc hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện KSNB
trong khu vực công.
1.2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu.
- Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của quốc tế
COSO 1992 và những hướng dẫn chuẩn mực KSNB trong khu vực công do
INTOSAI thực hiện năm 1992 và được cập nhật bổ sung thêm các chuẩn mực
KSNB năm 2001 vào nghiên cứu thực trạng vận hành hệ thống KSNB tại đơn vị
hành chính sự nghiệp có thu, mà điền hình là tại Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ
Chí Minh để đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại đơn vị này để đảm
bảo BCTC tại đơn vị đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật, các hoạt động thu chi
BHXH hữu hiệu và hiệu quả. Cụ thể, đề tài thực hiện:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Hệ Thống KSNB theo hướng dẫn của
COSO 1992 và hướng dẫn INTOSAI 1992 có bổ sung năm 2001.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống tổ chức và hoạt
động kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh
thông qua việc trao đổi, phỏng vần , khảo sát thực tế với Ban Lãnh đạo Bảo hiểm
xã hội TP.HCM và tại các Phòng nghiệp vụ tại trụ sở BHXH TP.HCM và 24
BHXH Quận, huyện trên địa bàn TP HCM, đặc biệt trong công tác quản lý thu
BHXH và chi chế độ chính sách BHXH tại đơn vị .
- Qua việc khảo sát và nghiên cứu, đề ra những ưu khuyết điểm trong công
tác tổ chức hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị ảnh hưởng đến: Báo
cáo tài chính tin cậy, các luật lệ và quy định được tuân thủ, hoạt động của đơn vị
hữu hiệu và hiệu quả .
5
- Từ các kết quả nghiên cứu trên sẽ đưa ra kết luận, giải pháp, kiến nghị, đề
xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ trong
thời gian tới cho Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh .
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
1.2.2.1. Phương pháp luận
- Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo của COSO 1992, cũng
như hệ thống KSNB trong khu vực công theo tổ chức INTOSAI ban hành. Từ cơ
sở lý thuyết, tác giả lập bản câu hỏi để khảo sát thực trạng hệ thống KSNB của
BHXH TP.HCM cho các nội dung:
• Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH
• Hệ thống các chế độ chính sách BHXH và nguồn hình thành quỹ
BHXH.
• Cơ cấu chức năng phân cấp quản lý và giám sát của từng phòng chuyên
môn và BHXH quận huyện trong BHXH TP.HCM.
- Từ đó, gợi ý mục tiêu KSNB và những yếu tố cơ bản trong hoạt động
KSNB tại BHXH TP.HCM cần thiết trong thời gian tới. Đồng thời đề xuất giải
pháp bổ sung nhằm hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB tại cơ quan BHXH
TP.HCM một cách hữu hiệu, hiệu quả hơn.
1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích tổng hợp, nội suy và với
công cụ là phương pháp chuyên gia để khảo sát liệu xem chính sách và thủ tục thu
chi BHXH hiện hành có đầy đủ, nhất quán trong việc quản lý và kiểm soát hay
không, nhằm đưa ra gợi ý chính sách mới.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng : Với công cụ là phương pháp thống
kê mô tả, với kỹ thuật tìm số trung bình (Mean), tính phương sai và độ lệch chuẩn,
tổng hợp dữ liệu từ bảng câu hỏi cho ‘110’ đối tượng để nghiên cứu thực nghiệm
về những quan điểm, nhận thức của nhóm đối tượng: Cán bộ công chức viên chức
nhà nước của Cơ quan BHXH có liên quan với các quy trình thủ tục BHXH Việt
Nam đã ban hành trong thời gian qua.
6
1.2.2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hệ thống KSNB tại Bảo Hiểm Xã Hội
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu :
- Thời gian nghiên cứu: đề tài và số liệu sơ cấp thu thập từ : 01/2011 đến
12/2012.
- Không gian nghiên cứu: Khảo sát thực trạng xây dựng hệ thống KSNB
tại Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh( bao gồm 11 Phòng
nghiệp vụ và 24 BHXH Quận Huyện trên địa bàn TP HCM ).
- Giới hạn của đề tài:
• Đối tưởng khảo sát: Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh.
• Tiếp cận hệ thống KSNB theo 5 bộ phận cấu thành chứ không theo
từng chu trình nghiệp vụ nên hệ thống KSNB được thể hiện dưới
góc nhìn chung nhất.
• Tiếp cần khảo sát theo hướng “Có” hoặc “Không có ” , chỉ xây
dựng một số yếu tố trong các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB,
chưa định lượng được chất lượng của toàn bộ hệ thống KSNB.
1.3. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.3.1. Giới thiệu tổng quan về Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát luôn là một khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, do đó
các nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểm
soát để đạt được mục tiêu của tổ chức, do đó kiểm soát nội bộ là những phương
pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận và giảm thiểu sai sót,
khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và
quy trình được thiết lập .
7
1.3.1.1. Định nghĩa kiểm soát nội bộ
Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu KSNB đã dẫn đến
sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau :
- KSNB theo quan điểm của AICPA: Kiểm soát nội bộ “… là các biện pháp
và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền
và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách
”[6].
- KSNB theo quan điểm của IFAC: “ KSNB là một hệ thống gồm các chính
sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin,
đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động
”[7]
- KSNB theo COSO đưa ra 1992: “ KSNB là một quá trình do người quản
lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để
cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây :
• Báo cáo tài chính đáng tin cậy .
• Các luật lệ và quy định được tuân thủ.
• Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”[1]
-Theo Tổ chức INTOSAI: “ KSNB là cơ cấu của một tổ chức bao gồm
nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo
đảm sự hợp lý để đạt được các mực tiêu của tổ chức”[8]
Như vậy trong định nghĩa trên của COSO và INTOSAI, có 4 nội dung cơ
bản là : quá trình, con ngưởi, đảm bảo hợp lý và mục tiêu . Chúng được hiểu như
sau :
Kiểm soát nội bộ là một quá trình.
Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người.
Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý.
Các mục tiêu của KSNB.
8
1.3.1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
Theo quan điểm phổ biến hiện nay do COSO đưa ra 1992 được thừa nhận
bởi nhiều tổ chức nghề nghiệp trên thế giới như : IFAC , AICPA… thì KSNB bao
gồm các bộ phận sau :
- Môi trường kiểm soát.
- Đánh giá rủi ro.
- Hoạt động kiểm soát.
- Thông tin và truyền thông.
- Giám sát .
1.3.2. Giới thiệu tổng quan về cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
1.3.2.1. Vị trí chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực
hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm
xã hội theo quy định của pháp luật.
Với chức năng “ Bảo hiểm xả hội là sự đảm bảo đời sống vật chất cho
người lao động và gia đình họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm
hoặc mất khả năng lao động thông qua sử dụng nguồn quỹ huy động từ người
tham gia và sự tài trợ của nhà nước ”[9]. Định nghĩa này chỉ rõ mục đích của
BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động
khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính
do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo
pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ,
đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
1.3.2.2. Chế độ chính sách của BHXH
Chế độ BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế và xã
hội của Nhà nước, là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc BHXH để giải
quyết các vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến một tầng lớp đông đảo người lao
9
động và có ảnh hưởng quan trọng đến các vấn đề kích thích phát triển kinh tế và
ổn định chính trị của đất nước. Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau,
chính sách BHXH được Nhà nước đề ra và thực hiện phù hợp với mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn.
Các chế độ mà BHXH đang thực hiện :
- Chế độ Hưu trí – BHXH 1 lần.
- Chế độ Tử tuất.
- Chế độ Ốm đau
- Chế độ Thai sản.
- Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
- Chế độ BHYT
- Chế độ Bảo hiểm thất nghiệp .
1.3.2.3. Hệ thống tổ chức BHXH
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị trực thuộc Chính phủ, được quản lý
bởi Hội đồng quản lý và được Phân cấp tổ chức, quản lý theo hệ thống dọc, tập
trung thống nhất từ Trung ương đến Địa phương, gồm có :
1. Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành
phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh là Bảo hiểm xã hội
Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh, Thành phố .
10
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hệ thống tổ chức cơ quan BHXH
11
1.3.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.3.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo Ủy ban Treadway về chống gian lận trên báo cáo tài chính (COSO)
là
một ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính,
nghiên cứu về KSNB với mục đích tố chức lại hệ thống KSNB với các bộ phận
cấu thành để đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả. Đến năm 1992 mô hình lý thuyết
về hệ thống KSNB được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ thường được gọi là COSO
1992. Đây là “ khuôn mẫu tích hợp về KSNB được thiết kế cho tất cả các doanh
nghiệp quan tâm đến việc cải tiến cách thức nhằm đạt được mục tiêu bằng cách sử
dụng KSNB” [1]
Đến năm 1995, Viện Kế toán Canada ( COCO) cũng đã xây dựng một mô
hình KSNB, đưa ra định nghĩa về kiểm soát và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của
kiểm soát nội bộ. Các tiêu chí của Coco đã phản ánh một cách rộng hơn về cách
tiếp cận kiểm soát và quản lý rủi ro, trực tiếp liên quan đến việc đạt được mục tiêu
của doanh nghiệp tuy nhiên các tiêu chí của Coco cũng không có sự khác biệt lớn
với báo cáo của COSO 1992.
Mô hình COSO và COCO là khuôn mẫu về hệ thống KSNB hữu hiệu và
hiệu quả, luôn là chủ đề của nhiều nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các
nghiên cứu đều đưa ra kết luận COSO và COCO bổ sung cho nhau và là chuẩn
mực của khuôn mẫu KSNB.
Trong khu vực công, một số quốc gia như Mỹ đã có những công bố chính
thức về áp dụng KSNB cho khu vực công: Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng Kế
toán Nhà nước Hoa Kỳ (GAO) năm 1999 đưa ra KSNB đặc thù trong tố chức lĩnh
vực công. GAO cũng đưa ra năm yếu tố về KSNB gồm: Môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
Trên bình diện quốc tế,với vai trò tiên phong trong kiểm toán khu vực công
Hệ thống kiểm toán Nhà nước do Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao
(INTOSAI) cũng ban hành hướng dẫn quốc tế về hệ thống KSNB trong khu vực
công tương tự cũng như báo cáo của COSO tuy nhiên khía cạnh giá trị đạo đức
được nhấn mạnh nhằm ngăn chặn sự gian dối và tham nhũng trong khu vực công.
12
Sơ đồ 1.2 : Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ.
1.3.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội
thành phố Hồ Chí Minh ” năm 2005 của Thạc sĩ Nguyễn Thanh Huyền , đề tài
cũng đã nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại BHXH TP.HCM và
đưa ra giải pháp hoàn thiện, tuy nhiên do thời kỳ này vẫn chưa ban hành Luật
BHXH (2006) , Luật BHYT(2008), và nghị định 116/2011/NĐ-CP ngày
14/12/2011 quy định cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam nên đến thời điểm hiện nay
nhiều điểm không còn phù hợp .
- Đề tài “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng
kiểm soát nội bộ tại BHXH Tỉnh Kiêng Giang ” năm 2010 của Thạc sĩ Nguyễn
Công Chánh , đề tài đưa ra những giải pháp quản lý bằng công nghệ thông tin
trong hoạt động kiển soát nội bộ BHXH tại địa bản tỉnh Kiên Giang, mặc dù cũng
đưa ra một số giải pháp nhưng Tỉnh Kiên Giang là địa phương có quy mô hoạt
động BHXH không lớn lắm , do đó cũng chưa thể áp dụng bao quát cho toàn bộ hệ
thống KSNB BHXH Việt Nam.
- Đề tài “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ
BHXH ở Việt Nam” năm 2010 do TS.Nguyễn Thị Chính thực hiện tuy nhiên, đề
tài chỉ quan tâm chú trọng trong nghiệp vụ chi trả chế độ BHXH về công tác tổ
chức thực hiện , chưa nêu lên được hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc kiểm soát
tính hữu hiệu trong việc chi trả BHXH.
Các bộ
phận hợp
thành
KSNB
Đánh giá
rủi ro
Hoạt động
kiểm soát
Thông tin
và truyền
thông
Môi
trường
kiểm soát
Giám sát
13
- Đề tài “Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới ” năm 2005 do Thạc sĩ Đỗ Quang Khánh . Đề tài khái quát thực trạng hệ
thống tổ chức BHXH VN trong giai đoạn trước đây với những thành tụ và hạn chế
đồng thời đưa ra các biện pháp hoàn thiện chính sách BHXH trong thời gian tới.
Đề tài chỉ phân tích hệ thống BHXH theo hướng kinh tế học một cách khái quát ,
cũng chưa đi sâu vào hệ thống kiểm soát nội bộ của BHXH .
- Đề tài “ Hoàn thiện quản lý Quỹ BHXH ở Việt Nam ” năm 2004 của
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sinh . Luận án đã tập trung phân tích tình hình tài chính quỹ
BHXH qua các thời kỳ và đưa ra các giải pháp liên quan đến quản lý và cân đối
quỹ BHXH.
1.3.3.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài trên, nhận thấy các đề tài trên đã
đáp ứng được một số nội dung trong công tác hoạt động của BHXH. Tuy nhiên do
thời kỳ này vẫn chưa ban hành Luật BHXH (2006) , Luật BHYT(2008), và nghị
định 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 quy định cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam
nên đến thời điểm hiện nay nhiều điểm không còn phù hợp. Chưa nêu lên được hệ
thống kiểm soát nội bộ trong việc kiểm soát tính hữu hiệu trong việc thu chi
BHXH, cũng chưa đi sâu vào hệ thống kiểm soát nội bộ của BHXH TP.HCM.
Tóm lại, để bổ sung những khiếm khuyết nêu trên, nội dung luận văn cần
tiếp tục nghiên cứu là:
- Hệ thống hóa hệ thống kiểm soát nội bộ của COSO và những hướng dẫn
chuẩn mực KSNB trong khu vực công do INTOSAI thực hiện vào nghiên cứu
thực trạng tại Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh, đề xuất giải pháp hoàn
thiện hệ thống KSNB tại đơn vị này.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống tổ chức và hoạt
động kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh
trong công tác quản lý thu BHXH và chi chế độ chính sách BHXH tại đơn vị, đề
ra những ưu khuyết điểm trong công tác tổ chức hoạt động hệ thống kiểm soát
14
nội bộ tại đơn vị để đảm bảo BCTC tại đơn vị đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật, các
hoạt động thu chi BHXH hữu hiệu và hiệu quả.
- Từ các kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra giải pháp, kiến nghị, hoàn thiện tổ
chức hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ trong thời gian tới cho Bảo Hiểm Xã
Hội Thành Phố Hồ Chí Minh và ngành BHXH Việt Nam nói chung.
Kết luận chương 1
Chương 1 đặt vấn đề nghiên cứu về kiểm soát nội bộ từ đó làm rõ tính cấp
thiết của đề tài nghiên cứu về KSNB. Thông qua tổng quan các vấn đề nghiên cứu
về KSNB của các đề tài trước đây là căn cứ xác định mục tiêu, phương pháp
nghiên cứu làm cơ sở xây dựng nội dung tiếp cận thực trạng hệ thống KSNB tại
BHXH TP.HCM từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị. Đây là vấn đề đặt ra trong
nghiên cứu cho các nội dung các chương tiếp theo.
15
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1.1. Lịch sử hình thành của Hệ thống kiểm soát nội bộ
Để thực hiện chức năng kiểm soát, nhà quản lý sử dụng công cụ chủ yếu là
kiểm soát nội bộ của đơn vị. Khái niệm kiểm soát nội bộ từ khi được vận dụng đã
có những bước phát triển vượt bậc, từ chỗ chỉ được xem là công cụ giúp cho kiểm
toán viên độc lập xác định phương pháp hiêụ quả trong việc lập kế hoạch kiểm
toán, đến chỗ được coi là bộ phận chủ yếu của hệ thống quản lý hữu hiệu.
Hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền và bắt đầu bằng cuộc cách
mạng công nghiệp. Thuật ngữ Kiểm soát nội bộ bắt đầu từ giai đoạn này .
Năm 1929, Thuật ngữ Kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong một
công bố của Cục Dự trữ Liên ban Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin), và được
định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy
nâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử
nghiệm của kiểm toán viên.
Năm 1936, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ ( AICPA-American
Institute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa kiểm soát nội bộ “… là
các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức
để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép
của sổ sách ”.
Tuy nhiên trên thực tế, vào năm 1949, AICPA đã công bố công trình
nghiên cứu đầu tiên về KSNB với nhan đề “ Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu
thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán
viên độc lập ”. Sau đó AICPA đã ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán đề cập đến
những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB.
16
- Năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán ( CAP-Committee on Auditing
Procedure ) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán SAP
29( SAP-Statement on Auditing Procedure ) về “ Phạm vi xem xét KSNB của
kiểm toán viên viên độc lập ” trong đó lần đầu tiên phân biệt kiểm soát nội bộ về
quản lý và KSNB về kế toán. Năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33 và SAP
54 năm 1972 đã làm rõ hơn khái niệm kiểm soát nội bộ về quản lý và KSNB về kế
toán .
Sau đó, AICPA ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS-Statement on
Auditing Standard) để thay thế các thủ tục kiểm toán (SAP), trong đó :
-SAS 1(1973), duyệt xét lại SAP 54 và đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về
kiểm soát về quản lý và kiểm soát về kế toán[10].
Như vậy trong suốt thời kỳ trên, khái niệm KSNB đã không ngừng mở rộng
ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Tuy nhiên trước
khi báo cáo COSO(1992) ra đời, KSNB vẫn mới dùng lại là phương tiện phục vụ
cho kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính .
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1992 trở về trước (giai đoạn tiền COSO)
Vào những thập niên 1970-1980, nền kinh tế của Hoa kỳ và nhiều quốc gia
khác đã phát triển mạnh mẽ, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì các vụ
gian lận cũng ngày càng gia tăng gây tổn thất lớn cho nền kinh tế. Nhất là vụ tai
tiếng chính trị Watergate, quốc hội Hoa kỳ đã phát hiện rất nhiều hoạt động rửa
tiền liên quan đến nước ngoài. Do vậy vào năm 1977, Luật về chống hối lộ nước
ngoài (Foreign Corrupt practices) ra đời, đồng thời Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ
(SEC) cũng đưa ra bắt buộc các công ty phải báo cáo về hệ thống KSNB của đơn
vị mình. Việc yêu cầu về báo cáo hệ thống KSNB của công ty cho công chúng đã
gây ra nhiều tranh cãi và chống đối do thiếu các tiêu chuẩn để đánh giá tính hữu
hiệu của KSNB.
Để đáp ứng tính cấp thiết trên nhằm thống nhất định nghĩa về KSNB, Ủy
ban COSO đã được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức nghề
nghiệp là :
17
- Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA)
- Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA)
- Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI)
- Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA)
- Hiệp hội kế toán viên quản trị (IIA).
Trước tiên , COSO đã chính thức sử dụng từ kiểm soát nội bộ thay vì kiểm
soát nội bộ về kế toán; AICPA cũng quyết định không sử dụng thuật ngữ kiểm
soát kế toán và kiểm soát quản lý. Đến năm 1988, chuẩn mực SAS 55(4/1988)
cũng đưa ra 3 bộ phận của kiểm soát nội bộ là: môi trường kiểm soát, hệ thống kế
toán và các thủ tục kiểm soát .
Năm 1992, COSO đã phát hành báo cáo đầu tiên trên thế giới đưa ra khuôn
mẫu kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ nhất và có hệ thống. Báo cáo COSO đã đưa
ra 5 bộ phận của kiểm soát: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động
kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát. Báo cáo COSO 1992 đã cung
cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị trong đó KSNB không chỉ còn là một
vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho cả các phương
diện hoạt động và tuân thủ. Kiểm soát nội bộ được quan tâm đặc biệt trong các
lĩnh vực thiết kế hệ thống và kiểm toán, chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ
thống KSNB và vận dụng trong các cuộc kiểm toán.
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1992 trở về sau
Báo cáo COSO 1992 đã tạo lập được cơ sở lý thuyết cơ bản vể KSNB. Sau
đó hàng loạt các nghiên cứu khác về KSNB theo nhiều lĩnh vực khác nhau đã ra
đời:
• Phát triển cho Doanh nghiệp nhỏ:
Năm 2006, COSO đã ban hành “ Kiểm soát nội bộ với báo cáo tài chính –
Hướng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ” [10] (COSO Guidance 2006).
Hướng dẫn này vẫn dựa trên nền tảng của COSO 1992 và giải thích thêm cách
18
thức áp dụng kiểm soát nội bộ cho phù hợp với điều kiện trong các công ty quy
mô nhỏ.
• Phát triển về phía quản trị:
Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh
nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management Framework) trên cơ sở báo cáo
COSO 1992 [10] và chính thức ban hành năm 2004 ( ERM 2004) đồng thời bổ
sung thêm 3 yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ : Thiết lập mục tiêu, Nhận
diện sự kiện, đối phó rủi ro [10] .
• Phát triển theo hướng công nghệ thông tin:
Năm 1996, Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin
( ISACA- Information System Audit and Control Association) ban hành bản tiêu
chuẩn có tên “ các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vực
liên quan”(Cobit) nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học [10].
• Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập:
Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng báo cáo
COSO 1992 làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gồm :
- SAS 78(1995): xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC.
- SAS 94(2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét
kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA-International Standard on
Auditing) cũng đã sử dụng báo cáo của COSO 1992 khi xem xét hệ thống kiểm
soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính, cụ thể là:
- ISA 315 “ Hiểu biết về tình hình kinh doanh , môi trường hoạt động đơn
vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu” yêu cầu kiểm toán viên cần có
hiểu biết đầy đủ về KSNB. [10]
- ISA 265 “ Thông báo về những khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ” yêu
cầu kiểm toán viên độc lập thông báo về các khiếm khuyết của KSNB do
19
kiểm toán viên phát hiện được cho những người có trách nhiệm trong
đơn vị. [10]
• Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ:
Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) cũng đã đưa ra định nghĩa về KSNB,
tuy nhiên vì IIA là thành viên của COSO nên về nguyên tắc không có sự khác biệt
giữa định nghĩa của IIA và COSO.
• Phát triển theo hướng chuyên sâu vào các ngành nghề cụ thể:
Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa ra
công bố về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng. Nội dung cơ bản là đã vận dụng
các lý luận cơ bản của COSO vào lĩnh vực ngân hàng.
2.2. Sự phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công
Trong lĩnh vực công, KSNB rất được coi trọng và là đối tượng được quan
tâm đặc biệt của kiểm toàn viên nhà nước. Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có
những công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan đơn vị khu vực
công. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO)1999
đề cập đến KSNB trong đơn vị khu vực công. GAO đưa ra 5 yếu tố về KSNB bao
gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin
truyền thông, giám sát.
Bên cạnh đó năm 1992, INTOSAI đã ra bản hướng dẫn về chuẩn mực
KSNB đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB nhằm hỗ trợ cho việc thực
hiện và đánh giá KSNB. Tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về KSNB của
báo cáo COSO. Bên cạnh việc cải thiện định nghĩa về KSNB, tài liệu của
INTOSAI trình bày những vấn đề đặc thù về khu vực công .
2.2.1. Khái niệm KSNB theo INTOSAI 1992 & INTOSAI 2001
2.2.1.1. Theo hướng dẫn của INTOSAI 1992
Theo tài liệu hướng dẫn của INTOSAI 1992, khái niệm kiểm soát bộ được
định nghĩa như sau: “KSNB là cơ cấu của một tổ chức bao gồm nhận thức,
20
phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự
hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức” [8] . Với mục tiêu của tổ chức là:
- Thúc đẩy các hoạt động của đơn vị diễn ra có trình tự, đạt được tính hữu
hiệu và hiệu quả nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhiệm vụ
của đơn vị;
- Bảo vệ và quản lý nguồn lực tránh thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô
và sử dụng sai mục đích;
- Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định chính sách của nhà nước và
nội quy, quy chế nội bộ đơn vị;
- Xây dựng và duy trì các dữ liệu thông tin quản lý và thông tin tài chính
đáng tin cậy và đảm bảo tính kịp thời.
2.2.1.2. Theo hướng dẫn của INTOSAI được cập nhật năm 2001
Theo tài liệu hướng dẫn của INTOSAI 2001, khái niệm kiểm soát nội bộ
được định nghĩa như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý toàn bộ được
thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được
thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được
nhiệm vụ của tổ chức.” [8] với mục tiêu:
-Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh
tế, hiệu quả và thích hợp ;
-Thực hiện đúng trách nhiệm, chức trách;
-Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nguyên tắc quy định;
-Bảo vệ các nguồn tài sản, nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục
đích và gây tổn thất.
So với báo cáo của COSO 1992 và hướng dân INTOSAI 1992 thì khía
cạnh giá trị đạo đức trong hoạt động được thêm vào. Mục tiêu của KSNB được
nhấn mạnh hơn, đó chính là tầm quan trong trong hành vi đạo đức nhằm ngăn
chặn và phát hiện sự gian dối và tham nhũng trong khu vực hành chính công. Do
trong khu vực hành chính công thì hầu như các đơn vị đều hoạt động dựa trên
21
ngân sách nhà nước, do vậy cần phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ nhằm đảm
bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản quản lý không bị thất
thoát hay lãng phí.
Đồng thời INTOSAI 2001 cũng cho rằng đạo đức của các công chức, viên
chức là khi họ thực thi nhiệm vụ một cách công tâm, đúng pháp luật đồng thời
trong việc phòng chống, phát hiện các gian lận, tham nhũng trong khu vực công
nhằm củng cố lòng tin của công chúng. Chính vì vậy mà lãnh đạo của các Chính
phủ quan tâm đến tài liệu này và xem tài liệu này là nền tảng để thực hiện và giám
sát KSNB trong các tổ chức khu vực công.
2.2.2. Sự phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công
Dựa trên nền tảng báo cáo COSO, hướng dẫn về KSNB của INTOSAI cũng
đưa ra các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB gồm 5 yếu tố:
22
2.2.2.1. Môi trường kiểm soát
Sơ đồ 2.1 : Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB theo INTOSAI
Giám sát Thường xuyên
Giám sát Thường xuyên
Giám sát Định kỳ
Giám sát Định kỳ
23
Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, văn hóa của tổ chức tác động đến
ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức. Môi trường kiểm soát là
nền tảng của bốn bộ phận còn lại.
- Tính chính trực và giá trị đạo đức của Lãnh đạo và đội ngũ nhân viên
Sự chính trực và giá trị đạo đức của Lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác
định thái độ cư xử chuẩn mực trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao thể
hiện qua việc mỗi cá nhân trong đơn vị phải luôn tuân thủ các điều lệ, quy định,
nội quy và đạo đức trong cách ứng xử của mình trong việc thực hiện chức trách
đang đảm nhiệm và phải được cụ thể hóa bằng các văn bảng quy định chính thức.
- Triết lý quản lý và phong cách điều hành
Triết lý quản lý và phong cách điều hành thể hiện qua thái độ, cá tính, tư
cách của nhà lãnh đạo khi điều hành hoạt động đơn vị nó có thể ảnh hưởng lớn
đến môi trường kiểm soát.
- Năng lực đội ngũ nhân viên
Thể hiện ở trình độ hiểu biết, chuyên môn nghiệp vụ và những kỹ năng
trong làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy, khi tuyển dụng nhà
quản lý cần xem xét về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm …đồng thời đơn vị
cũng cần thường xuyên có sự giám sát, huấn luyện, bồi dưỡng thêm kỹ năng
nghiệp vụ, ứng xử …Muốn vậy nhà Lãnh đạo cần xác định rõ yêu cầu về năng lực
cho mỗi vị trí làm việc, cụ thể hóa bằng bảng mô tả vị trí công việc, kiến thức kỹ
năng cần thiết để thực hiện công việc và không thể thiếu là phẩm chất của nhân
viên.
- Cơ cấu tổ chức
Là sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận, một cơ cấu tổ
chức hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thông suốt trong việc phân chia quyền hạn và
trách nhiệm giữa các bộ phận trong đơn vị. Cơ cấu tổ chức được thiết kế nhằm
có thể ngăn ngừa hành vi vi phạm các quy chế KSNB và loại được những hoạt
động không phù hợp có thể làm cho các thủ tục kiểm soát mất tác dụng, dẫn đến
hành vi vi phạm và che dấu sai phạm và gian lận.
24
Qua mô tả cơ cấu tổ chức đơn vị sẽ tạo cho mỗi thành viên trong đơn vị
hiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của mình; qua đó giúp cho họ đề ra kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành mục tiêu đề ra. Do đó đơn vị cần
có bảng mô tả công việc cụ thể hoặc quy định chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
và phải cụ thể hóa bằng văn bản quy định.
- Chính sách nhân sự
Chính sánh nhân sự gồm: Tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, bổ nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật …có ảnh hưởng vô cùng lớn với môi trường kiểm soát để có
thể hạn chế rủi ro của KSNB. Nhà quản lý cần phải lập các kế hoạch chương trình
thi đua, khen thưởng, khuyến khích nhân viên bằng các hình thức khen thưởng cụ
thể, đồng thời nhà quản lý cũng cần có những biện pháp nghiêm khắc đối với hành
vi vi phạm.
2.2.2.2. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là bộ phận thứ hai của hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro là
những nguy cơ làm cho mục tiêu của tổ chức không đạt được. Bất cứ đơn vị loại
hình, quy mô nào, cấu trúc ra sao đều có những rủi ro tiềm ẩn, nó phát sinh từ các
nhân tố bên trong lẫn bên ngoài. Do vậy để đạt được mục tiêu của đơn vị, tổ chức
việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng để phân tích đánh giá rủi ro nhằm giảm thiểu
thu hẹp rủi ro.
- Nhận diện rủi ro: Rủi ro bao gồm nhiều yếu tố, rủi ro phát sinh từ chính
bên trong đơn vị và từ những tác động bên ngoài đơn vị, nó phát sinh suốt quá
trình hoạt động của đơn vị khi thực hiện các quá trình hoạt động của mình. Do vậy
cần thiết phải quản trị rủi ro nhất là trong khu vực công, nhằm phòng tránh các
nguy cơ xấu tác động đến các mục tiêu kế hoạch được giao phó của đơn vị.
- Đánh giá rủi ro: Tuy nhiên khi nhận diện rủi ro, vấn đề cần thiết là đánh
giá nó như thế nào. Ước tính được thiệt hại khi rủi ro xảy ra và khả năng xảy ra.
Tuy nhiên việc đánh giá rủi ro phải được thực hiện thường xuyên và điều
chỉnh kịp thời theo từng thời kỳ do môi trường thay đổi thường xuyên như các
điều kiện kinh tế, chế độ chính sách của nhà nước, công nghệ , luật …
25
- Đối phó rủi ro: Để đối phó rủi ro có các biện pháp như Phân tán rủi ro,
chấp nhận rủi ro, tránh né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro. Trong các đơn vị khi hoạt
động phải thường xuyên duy trì hệ thống KSNB để có thể có những biện pháp
thích hợp, do các đơn vị khu vực công luôn thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ,
Nhà Nước giao. Các biện pháp xử lý hạn chế rủi ro sẽ ở mức độ hợp lý vì mối liên
hệ giữa lợi ích và chí phí, nhưng nếu nhận dạng được và đánh giá đúng thì có thể
có sự chuẩn bị đối phó rủi ro tốt hơn.
2.2.2.3. Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những thủ tục chính sách nhằm bảo đảm cho các
chỉ thị của nhà quản lý đối phó rủi ro và đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ
của đơn vị. Các chính sách này cần phải thực hiện nhất quán, phù hợp với từng
thời kỳ, dễ hiểu, tin cậy và đạt hiệu quả đồng thời phải gắn liền với mục tiêu của
đơn vị. Hoạt động kiểm soát bao gồm các việc: phê chuẩn, ủy quyền, kiểm tra,
xem xét việc thực hiện các hoạt động, bảo vệ tài sản và phân công phân nhiệm.
Xét về mục đích hoạt động kiểm soát bao gồm: Kiểm soát phòng ngừa,
kiểm soát phát hiện và kiểm soát sửa sai .
2.2.2.4. Thông tin và truyền thông
- Thông tin: Là điều kiện không thể thiếu của hệ thống KSNB, là điều kiện
đầu tiên đảm bảo để duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua
việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động tài chính và tuân
thủ. Do đó đòi hỏi tất cả các nghiệp vụ phải lập đầy đủ các chứng từ, sổ sách ghi
chép. Thông tin cần thiết cho mọi cấp độ vì nó cung cấp cho việc đạt mục tiêu
kiểm soát khác nhau. Thông tin được cung cấp một khi được truyền đi phải đảm
bảm thích hợp, kịp thời, chính xác.
- Truyền thông: Đây là một thuộc tính của thông tin, truyền thông là sự
trao đổi thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại, cả từ bên trong đơn vị
và bên ngoài đơn vị. Do vậy các cá nhân trong đơn vị cần được các Lãnh đạo
trong đơn vị thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm…của mình, hiểu
được vai trò của mình trong hệ thống KSNB của đơn vị. Ngoài ra cũng cần có sự
truyền thông hiệu quả từ bên ngoài đơn vị .