Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.49 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


NGUYỄN THỊ THANH THỦY


HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG
LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 06 34 30 01


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


NGUYỄN THỊ THANH THỦY


HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG
LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60 34 30 10

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HÀ XUẤN THẠCH

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH





Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 16 tháng 01 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận v
ăn Thạc sĩ)


TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS.TS. Phan Đình Nguyên Chủ tịch

2 PGS.TS. Nguyễn Thị Loan Phản biện 1
3 TS. Phan Mỹ Hạnh Phản biện 2
4 TS. Trương Văn Khánh Ủy viên
5 TS. Võ Xuân Vinh Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 26 tháng 12 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên :Nguyễn Thị Thanh Thủy Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 25/04/1967 Nơi sinh: Hà Nội
Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1241850047

I- Tên đề tài:
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận HT KSNB trong lĩnh vực giáo dục
Thứ hai, đánh giá thực trạng hệ

thống KSNB tại các trường Cao đẳng ngoài công
lập trên địa bàn TP HCM bằng thực tế hoạt động KSNB tại các trường và kết hợp các số
liệu khảo sát được qua sử lý phần mềm SPSS 16.0
Thứ ba, dựa trên các ưu nhược điểm đưa ra từ thực trạng tại các trường, tác giả đề
xuất các giải pháp từ định hướng đến cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống ki
ểm soát nội bộ
tại các trường Cao đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP HCM.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 24/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS-TS Hà Xuân Thạch
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)



PGS-TS Hà Xuân Thạch
i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận vă
n



Nguyễn Thị Thanh Thủy











ii
LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà Xuân Thạch người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này, cũng
như đã giúp đỡ tôi hoàn thiện kiến thức chuyên môn của bản thân.
Tôi xin trân trọng cám ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học – Đào
tạo sau đại học, Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Phòng Tổ chức – Hành chính
và toàn thể các Quý Thầy, Cô tham gia giả
ng dạy của trường Đại học Công nghệ Tp.
HCM đã quản lý, truyền đạt những kiến thức quý báu trong thời gian tôi tham gia khóa
học và đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát số liệu thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Quý Thầy, Cô các trường Cao Đẳng ngoài công lập
trên địa bàn TP HCM, trường Đại học Bách Khoa, trường Đại học Y dược TP HCM,
trường Tài Chính Maketing và đặc biệt là trường Cao Đẳng Kinh Tế – Công Nghệ TP.
HCM nơi tôi đang công tác đ
ã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi tham
gia chương trình khóa học này, cũng như đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình khảo

sát bảng câu hỏi, thu thập thông tin thực hiện luận văn.


Nguyễn Thị Thanh Thủy











iii
TÓM TẮT
Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý của các
trường ngoài công lập nói chung còn lỏng lẻo, nhất là các trường Cao Đẳng ngoài
công lập. Với cơ chế tự chủ về tài chính, tự lấy thu bù đắp chi và tạo lợi nhuận,
hoạt động theo loại hình doanh nghiệp và việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính
theo phương thức trao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu
nói chung, các trường Cao đẳng ngoài công lập nói riêng còn bộc lộ một số hạn
chế trong quản lý thu, chi cũng như kiểm tra, kiểm soát nội bộ về mặt tài chính,
chất lượng đào tạo…
Chính vì vậy việc hoàn thiện công tác KSNB tại các trường cao đẳng ngoài
công lập trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là điều cần thiết.
Dựa trên nền tảng khuôn mẫu lý thuyết về hệ thống KSNB COSO 1992;
INTOSAI 1992 và các lý thuyết có liên quan trên thế giới và Việt Nam, đồng thời
sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp định tính, khảo sát ý kiến

đánh giá của các cán bộ giảng viên, nhân viên thuộc 8 trường Cao Đẳng ngoài
công lập trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tác giả đã hoàn thiện luận văn thạc sĩ của
mình với các nội dung chính :
Thứ nhất, hệ thống hóa lý luận HT KSNB trong lĩnh vực giáo dục
Thứ hai, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB t
ại các trường Cao Đẳng ngoài
công lập trên địa bàn TP HCM bằng thực tế hoạt động KSNB tại các trường và kết
hợp các số liệu khảo sát được qua sử lý phần mềm SPSS 16.0
Thứ ba, dựa trên các ưu nhược điểm đưa ra từ thực trạng tại các trường, tác
giả đề xuất các giải pháp từ định hướng đến cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm
soát n
ội bộ tại các trường Cao Đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP HCM.





iv
ABSTRACT
Another reality is pretty common now approach the management of non-
public schools have generally been lax, especially the non-public colleges. With
the mechanism of financial autonomy, self- obtained revenue offset costs and
generate profits, operating according to the type of enterprise and innovation
management mechanism in the form of financial autonomy for the single financial
the income- general, the non-public colleges in particular also revealed some
limitations in the management of revenues and expenditures as well as inspection
and internal control of financial, quality training
Therefore, the improvement of internal control work in the non-public
colleges in Ho Chi Minh City area is essential.
Based on the theoretical background pattern of internal control systems

Coso 1992; INTOSAI 1992 and the related theory in the world and Vietnam, and
to use quantitative research methods, combining qualitative, surveyed the opinions
of the faculty members, staff of 8 non-public colleges in the city of Ho Chi Minh,
the author has completed his master's thesis to the main content:
The first, the theoretical systematization of internal control systems in the
field of education
Second, assess the status of the internal control system in the non-public
colleges in HCM City by the actual operation of internal control in the field and
combines survey data were processed through SPSS 16.0 software
Third, based on the advantages and disadvantages of the status given in the
case, the authors propose the solution to the specific orientation in order to perfect
the internal control system in the non-public colleges in the area HCM City.















v
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cần thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Đóng góp mới của đề tài 5
1.7 Cấ
u trúc của luận văn 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 7
2.1. Tổng quan về HT KSNB 7
2.1.1 Định nghĩa hoạt động kiểm soát nội bộ 7
2.1.2. Ý nghĩa và lợi ích của HT KSNB …………………………………………. 9
2.1.3.Hạn chế của HT KSNB………………………………………………………10
2.2. Nội dung cơ bản về HT KSNB 10
2.2.1 Môi trường kiểm soát 10
2.2.2 Đánh giá rủi ro 13
2.2.3 Hoạt động kiểm soát 14
2.2.4 Thông tin và truyền thông 16
2.2.5 Giám sát 17
2.3. Đặc điểm tổ chức HT KSNB trong hệ thống giáo dục 17

vi
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Khung nghiên cứu luận văn 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu 20
3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 26
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH 27
4.1. Tổng quan về các trường cao đẳng ngoài công lập 27
4.1.1 Giới thiệu ………………………………………………………………… 27
4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
……………………………………………………… 29
4.1.3.Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………… .29
4.1.4. Mối quan hệ giữa các bộ phận 30
4.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài công lập
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 32
4.3 Đánh giá tình hình xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng
ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 56
4.3.1 Đánh giá chung 56
4.3.2 Đánh giá từng bộ phận của hệ thống KSNB 56
4.3.2.1 Môi tr
ường kiểm soát 56
4.3.2.2 Đánh giá rủi ro 58
4.2.2.3 Hoạt động kiểm soát 58
4.2.2.4 Thông tin truyền thông 61
4.2.2.5 Giám sát 61
4.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 62
4.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 62

4.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 62
vii
CHƯƠNG 5: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẰNG NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ
MINH 64
5.1 Quan điểm hoàn thiện 64
5.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng ngoài
công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 65
5.2.1 Cải thiện môi trường kiểm soát 65
5.2.2 Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro 67
5.2.3
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát ………………… …………………… 69
5.2.3.1 Hoàn thiện quy trình tiền lương 69
5.2.3.2 Hoàn thiện quy trình thanh toán 72
5.2.4 Giải pháp về thông tin truyền thông ……………………………… …
73
5.2.5 Hoàn thiện công tác giám sát …………………………………… …… 74
5.3 Kiến nghị nhằm hỗ trợ hoàn thiện hệ thống KSNB 75
5.3.1 Với Nhà nước 75
5.3.2 Với ngành thuế 75
5.3.3 Với Nhà trường 76
TÓM TẮT CHƯƠNG V 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC












viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


KSNB Kiểm soát nội bộ
HT KSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
CĐ Cao đẳng
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
RR Rủi ro
HĐ Hoạt động
GS Giám sát
TC-HC Tổ chức hành chính
KT Kế toán
CĐ NCL Cao đẳng ngoài công lập
CBVC Cán bộ viên chức
NLĐ Người lao động
HTTT Hệ thống thông tin
CBGV Cán bộ giảng viên














ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval
Scale) 24

Bảng 3.2. Bảng chú thích cách đọc bảng kết quả khảo sát Desscriptive Statistics 24
Bảng 4.1 Danh sách các trường Cao Đẳng ngoài công lập tại TP HCM 28

Bảng 4.2 Kết quả khảo sát môi trường kiểm soát chung tại các trường CĐ ngoài
công lập trên địa bàn TPHCM (MT: môi trường kiểm soát) 33

Bảng 4.3 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về BGH nhà trường các trường Cao
Đẳng ngoài công lập TP HCM 34

Bảng 4.4 Kết quả ý kiến khảo sát về đội ngũ cán bộ 37
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức 40
Bảng 4.6 Kết quả về khảo sát chính sách nhân sự 41
Bảng 4.7 Kết quả khảo sát ý kiến về rủi ro 43
Bảng 4.8 Kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát 52
Bảng 4.9 Ý kiến khảo sát thông tin truyền thông 53
Bảng 4.10 Kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát 52
Bảng 4.11 Ý kiến khảo sát thông tin truyền thông 53
Bảng 4.12 Kết quả khảo sát về hoạt động giám sát tại các trường 54













x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức 29
Sơ đồ 4.2. Quy trình tiền lương 45

Sơ đồ 4.3. Sơ đồ quy trình mua sắm và sửa chữa tài sản 46
Sơ đồ 4.4. Quy trình thanh toán…………………………………………….…… Error! Boo
k













1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý của các trường
ngoài công lập nói chung còn lỏng lẻo, nhất là các trường Cao Đẳng ngoài công lập,
có một số trường qui mô nhỏ được quản lý theo kiểu gia đình, còn những trường có
qui mộ rộng lớn hơn lại phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra
đầy đủ. Cả hai mô hình này đều d
ựa trên sự tin tưởng cá nhân và thiếu những quy
chế thông tin, kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phòng ngừa gian lận.
Thiết lập một HT KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó
phương pháp quản lý không phải bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng
nhằm:
* Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động (sai sót vô tình
gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, giảm chất lượ
ng đào
tạo ),
* Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, trộm cắp
* Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính,
* Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của đơn vị cũng như các quy
định của luật pháp,
* Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra
* Bảo vệ quy
ền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ.
Các trường Cao đẳng ngoài công lập nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo,
tuy nhiên các trường phải tự chủ về tài chính, tự lấy thu bù đắp chi và tạo lợi nhuận,

hoạt động theo loại hình doanh nghiệp. Việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo
phương thức trao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị
sự nghiệp có thu nói
chung và các trường Cao đẳng ngoài công lập nói riêng đã và đang được thực hiện
theo các văn bản Nhà nước qui định, đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhưng hệ thống
quản lý đang vận dụng trong các trường còn bộc lộ một số hạn chế trong quản lý
thu, chi cũng như kiểm tra, kiểm soát nội bộ về mặt tài chính, chất lượng đào tạo…
Trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh lại có nhiều trường Cao Đẳng hiện đang đào
2
tạo nhiều chuyên ngành với các hình thức đào tạo đa dạng và ngày càng phong phú
nên thu hút được lượng sinh viên, học sinh khá đông. Việc huy động, sử dụng và
quản lý nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập đang đặt ra nhiều
thách thức.Vì vậy, nghiên cứu xây dựng tổ chức HT KSNB áp dụng vào các khối
trường Cao Đẳng nói chung và các trường Cao Đẳng ngoài công lập nói riêng, một
loại hình đơn vị sự nghi
ệp mang tính đặc thù riêng, góp phần nâng cao chất lượng
quản lý tài chính ở các đơn vị này cũng như đáp ứng các yêu cầu về đổi mới giáo
dục và đào tạo là sự cần thiết khách quan.
Trong những năm gần đây, cộng tác kiểm soát nội bộ đã từng bước đi vào nề
nếp, ổn định và chất lượng, tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị
Nhà Nước. có rất nhiều công trình và nhiều tác giả nghiên cứu xây dựng hệ thống
KSNB trong các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các trường Cao Đẳng, Đại Học
công lập, tuy nhiên xây dựng hệ thống KSNB cho các trường ngoài công lập nhất là
các trường Cao Đẳng ngoài công lập thì hầu như chưa có. Với những lý do trên, tác
giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường
Cao Đẳng ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu
nhằm góp phần giải quyết những vẫn đề đặt ra trong thực tiễn giúp cho các trường
kiểm soát được tình hình tài chính, chống thất thoát. Đồng thời cũng tạo tiền đề cho
các nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn khi có điều kiện.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều bài báo, luận văn viết về v
ấn đề kiểm soát
nội bộ tại các trường CĐ – ĐH công lập. Nhìn chung, các tác giả đã tập trung phân
tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm còn thiếu sót trong HT KSNB và đề ra các
giải pháp nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống. Tuy nhiên, các giải
pháp chủ yếu mang tính tổng quát, không thiết kế được các chỉ tiêu, biểu mẫu gây
khó khăn trong việc áp dụng. Cụ th
ể một số tác giả sau:
Nguyễn Thị Hoàng Anh, 2012. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại
học Kinh tế TP.HCM[11]
o Những điểm đạt được
3
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB ở khu vực công và hoạt động của hệ
thống KSNB tại các đơn vị sự nghiệp có thu và ở các đơn vị giáo dục đại học.
 Đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB tại trường đại học Sư phạm kỹ
thuật TP.HCM thông qua bảng câu hỏi khảo sát, quan sát, phỏng vấn.
 Hình thành định hướng và
đưa ra một số giải pháp cụ thể như: xây dựng bộ
quy tắc ứng xử, xây dựng tiêu chí đánh giá, xây dựng quy trình đối phó rủi ro, thành
lập Ban Thanh tra chuyên trách
o Khoảng trống còn lại
 Chưa xây dựng bảng mô tả công việc
 Chưa xây dựng lưu trình mô tả các hoạt động chủ yếu của đơn vị
 Chưa xây dựng được báo cáo cho các bộ phận
 Công tác phân tích, rà soát chưa sâu rộng
- Hồ Thị Thanh Ngọc, 2010. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát
nội bộ tại trường Cao đẳng Xây Dựng số 2. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại
học Kinh tế TP.HCM.[13]

o Những điểm đạt được
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB ở khu vực công và hoạt động của hệ

thống KSNB tại các đơn vị sự nghiệp có thu và ở các đơn vị giáo dục đại học.
 Đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB tại trường đơn vị thông qua bảng
câu hỏi khảo sát, quan sát, phỏng vấn.
 Xây dựng cơ chế vận hành hệ thống KSNB tại trường dựa trên các mục tiêu
ngắn hạn và dài hạn về hệ thống KSNB.
 Phân công công tác quản lý đố
i với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.
o Khoảng trống còn lại
Các giải pháp còn mang tính chất tổng quát, khó khăn trong việc áp dụng.
- Nguyễn Thị Phương Trâm, 2009. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường
Đại học Kinh tế TP.HCM.[14]
o Những điểm đạt được
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB ở khu vực công.
4
 Đánh giá được thực trạng HT KSNB tại đơn vị thông qua quan sát, điều tra.
 Xây dựng lưu đồ chứng từ cho các quá trình thanh toán.
o Khoảng trống còn lại
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thiếu sự khảo sát, đánh giá.
 Các giải pháp còn mang tính tổng quát, một số mẫu biểu như bảng mô tả
công việc nội dung còn sơ sài.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thố
ng hóa lý luận HT KSNB trong lãnh vực giáo dục
- Đánh giá thực trạng HT KSNB tại các trường CĐ NCLtrên địa bàn TP HCM.
- Đưa ra các giải pháp từ định hướng đến cụ thể hoàn HT KSNB tại các trường .
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ tại
các trường Cao Đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP HCM, cụ thể:
- Không gian nghiên cứu: đề tài khảo sát thực trạ
ng và hoàn thiện hệ thống
KSNB tại các trường
Cao Đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Giới hạn của đề tài
+ Đề tài không nghiên cứu tại các trường Cao Đẳng công lập
+ Đề tài chỉ khảo sát và thể hiện hệ thống KSNB theo cách đánh giá chung
không tiếp cận KSNB theo từng chu trình nghiệp vụ.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: dựa trên sự vận dụng nền tảng khuôn mẫu
lý thuyết về hệ thống KSNB COSO 1992; INTOSAI 1992 và các lý thuyết có liên
quan trên th
ế giới và Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu thực trạng:
 Nghiên cứu định tính: Quan sát tổ chức hệ thống KSNB, nghiên cứu
các văn bản KSNB như quy chế chi tiêu nội bộ ở một số trường khảo sát. Mặc khác
thông qua tiếp xúc thực hiện các bảng câu hỏi để khảo sát hệ thống KSNB từ các
trường trong phạm vi nghiên cứu, gồm 2 bảng:
+ Bảng câu hỏi khảo sát trực ti
ếp các giảng viên, cán bộ công nhân viên của
các trường Cao Đẳng ngoài công lập trên địa bàn TP HCM
5
+ Bảng khảo sát chuyên gia: trưởng phòng tài chính, kế toán trưởng, KTV
 Nghiên cứu định lượng: dùng phương pháp thống kê mô tả bảng câu
hỏi khảo sát, so sánh, tổng hợp, phân tích.
+ Tổng hợp lý luận và thực tiễn, suy diễn và thiết kế mới biểu mẫu.
1.6. Đóng góp mới của đề tài
Đánh giá hệ thống KSNB tại tại các trường Cao Đẳng ngoài công lập trên địa

bàn TP HCM.
Đưa ra những giải pháp để hoàn thiện đồ
ng thời xây dựng biểu mẫu, tiêu chí cụ
thể để ứng dụng ngay.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Kết cấu đề tài gồm 5 chương:
- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu hệ thống KSNB tại các trường
Cao Đẳng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Chương 5: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các trường Cao Đẳng ngoài công
lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã đề cập tới sự cần thiết phải xây dựng hệ thống
KSNB tại các trường cao đẳng nói chung và các trường cao đẳng NCL nói riêng.
Nhóm các trường CĐ NCL trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có nhữ
ng đóng
góp to lớn trong sự nghiệp đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy và học trên địa bàn. Tuy
nhiên, tình hình quản lý các trường CĐ NCL vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập. Do
vậy, việc xây dựng, hoàn thiện HT KSNB đối với các trường là cần thiết. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng HT KSNB tại các tổ chức khác nhau,
nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới HT KSNB tại các trườ
ng CĐ
NCL. Do vậy, đề tài nghiên cứu là phù hợp để lựa chọn làm đề tài luận văn tốt
6
nghiệp. Trong chương này, tác giả các đã đề cập rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu phù hợp với cấu trúc luận văn 5 chương.
7

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.1. Tổng quan về HT KSNB
2.1.1. Định nghĩa hoạt động kiểm soát nội bộ
Theo COSO 1992
Kiểm soát nội bộ là một quá trình do con người quản lý, hội đồng quản trị và
các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo
hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu dưới đây:[2]
- Báo cáo tài chính đáng tin cậy
- Các luật lệ và quy định được tuân th

- Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả
Trong đó:
- Kiểm soát nội bộ là một quá trình, bởi: Hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ
là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà
được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong doanh nghiệp.
- Kiểm soát nội bộ được thiết k
ế và vận hàng bởi con người: Vì Kiểm soát nội
bộ không chỉ là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu đơn điệu, độc lập,… mà phải
bao gồm cả yếu tố con người – Hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên của tổ
chức. Chính con người định ra mục tiêu kiểm soát và thiết lập nên cơ chế kiểm soát
và vận hành chúng. Cụ thể: HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chị
u trách nhiệm cho
việc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy trình KSNB hiệu quả, giám
sát tính hiệu quả của hệ thống này một cách liên tục. Tất cả các thành viên của tổ
chức đề tham gia vào quy trình này.
- Không thể yêu cầu tuyệt đối thực hiện được các mục tiêu đối với Kiểm soát
nội bộ mà chỉ có thể yêu cầu cung cấp một sự đảm bảo hợp lí trong việ
c thực hiện
mục tiêu. Nguyên nhân bởi luôn có khả năng tồn tại những yếu kém xuất phát từ sai

lầm của con người khi vận hành hệ thống kiểm soát, dẫn đến việc không thực hiện
được mục tiêu. Việc kiểm soát nội bộ có thể làm là ngăn chặn và phát hiện sai phậm
những không thể đẩm bảo chắc chắn sẽ không xảy ra sai phạm nữa. Bên cạnh đó,
quyết
định của kiểm soát nội bộ còn tùy thuộc vào nguyên tắc cơ bản: sự đánh đổi
8
lợi ích-chi phí, chi phí kiểm soát không được vượt quá lợi ích mong đợi từ quá trình
kiểm soát. Vì vậy, kiểm soát nội bộ chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lí, chứ không
đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ được thực hiện.
Theo INTOSAI 1992
Khái niệm KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là cơ cấu của một tổ
chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh
đạ
o nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức”[6]. Trong đó,
mục tiêu của tổ chức bao gồm:
- Thúc đẩy các hoạt động của đơn vị diễn ra có trình tự, đạt được tính hữu
hiệu và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, tham ô, lãng phí, sử dụng sai mục
đích.
- Tuân thủ quy định của pháp luật và nội quy của đơn vị.
- Thiết lập và báo cáo các thông tin tài chính, thông tin quản lý kịp thời và
đáng tin cậy.
INTOSAI 2004 định nghĩa về KSNB như sau: “KSNB là một quá trình bị chi
phối bởi nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị, nó được thiết lập để đối phó với
các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu chung
của tổ ch
ức”[6]. Theo đó, có 5 đặc điểm quan trọng cần làm rõ, đó là:
- KSNB là một quá trình. KSNB không phải là từng hoạt động riêng rẽ mà là
một chuỗi các hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được
kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Quá trình này là phương tiện giúp đơn vị

đạt được mục tiêu của mình.
- KSNB chịu sự chi phối của con người. KSNB đượ
c thiết kế và vận hành bởi
con người. Vì vậy, muốn hệ thống KSNB thực sự hữu hiệu và hiệu quả, tạo thành
sức mạnh tổng hợp thì từng thành viên trong tổ chức phải hiểu được trách nhiệm,
quyền hạn của mình và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ
chức.
- KSNB được thiết lập để đối phó với rủi ro. Hoạ
t động của tổ chức luôn phải
đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn. KSNB có thể giúp tổ chức nhận diên, chủ động
9
phòng ngừa và đối phó với những rủi ro này, qua đó tối đa hóa khả năng đạt được
mục tiêu.
- KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý. Trong tổ chức luôn có những rủi
ro tiềm tàng và trong bản thân hệ thống KSNB cũng tồn tại những hạn chế tiềm
tàng. Đó là sự phức tạp trong hoạt động của đơn vị, sự thông đồng của các cá nhân
hay lạm quy
ền của nhà quản lý…Do đó, KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị chứ không thể đảm bảo tuyệt đối.
- Các mục tiêu của KSNB. Hoạt động của tổ chức luôn hướng về mục tiêu đề
ra. Ở khu vực công, mục tiêu thường liên quan đến các dịch vụ công cộng và lợi ích
cộng đồng, bao gồm:
+M
ục tiêu hoạt động: nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả trong hoạt
động của đơn vị.
+Mục tiêu về báo cáo: báo cáo cung cấp các thông tin tài chính và phi tài
chính kịp thời, phù hợp cho các đối tượng sử dụng.
+Mục tiêu tuân thủ: tuân thủ công ước quốc tế, pháp luật của quốc gia và các
quy định có liên quan.
+Mục tiêu về quản lý nguồn lực: mục tiêu này là phần chi tiết hóa mục tiêu

về hoạt động của đơn vị, nhưng do đặc thù của khu vực công nên INTOSAI muốn
nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lý nguồn ngân sách, tránh
lạm dụng, lãng phí nguồn lực quốc gia.
2.1.2. Ý nghĩa và lợi ích của HT KSNB KSNB
- Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống quản lý
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ghi vào sổ kế toán phải có chứng từ gốc hợp
lệ chứng minh là có thậ
t, không giả tạo.[2]
- Giảm thiểu, phòng tránh những thất thoát tài sản có thể tránh
Việc sử dụng các tài sản và truy cập hệ thông thông tin phải được quản lý và
cấp quyền cho những người thích hợp. Các nguồn nhân lực và vật lực phải được sử
dụng hợp lý, đúng người, đúng việc.
- Đảm bảo việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước
Điều này xuất phát từ trách nhiệm c
ủa người quản lý đốì với hành vi không
10
tuân thủ. Do đó kiểm soát nội bộ phải hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp
phải tuân thủ các chính sách, qui định trong nội bộ doanh nghiệp và của nhà nước.
2.1.3. Hạn chế của HT KSNB
Trên thực tế, không có hệ thống kiểm soát nội bộ nào đảm bảo không có gian
lận hay sai sót xảy ra bởi một hệ thống kiểm soát nội bộ đưa ra sự đảm bảo hợp lý
chứ không tuyệt đối về vi
ệc bảo vệ tài sản, duy trì mức độ tin cậy của thông tin và
tuân thủ luật lệ, qui định. Xét về bản chất, nó có những hạn chế cố hữu:
Thứ nhất, nó được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn ngừa, phát hiện và sửa
chữa kịp thời các sai phạm trọng yếu nhằm hướng tới mục tiêu nên người ta cũng
phải xây dựng một hệ thống sao cho chi phí xây dựng và vận hành phải nhỏ hơn lợi
ích mang lại;
Thứ hai, đây là quy trình được xây dựng sẵn nên nó chỉ có hiệu quả đối với
các nghiệp vụ thông thường chứ không phải các nghiệp vụ bất thường do trong thực

tế có nhiều dạng sai phạm mà hệ thống không dự kiến được;
Thứ ba, vì hệ thống được xây dựng và vận hành bởi con người (ban lãnh đạo,
nhân viên của tổ chức) nên có những sai sót t
ừ yếu tố con người; và/hoặc có sự
thông đồng giữa các nhân viên đặc biệt là quản lý cấp cao; hay sự lạm dụng quyền
hạn của người quản lý; sự lạc hậu của các thủ tục kiểm soát khi các thủ tục không
kịp thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Ngoài ra, hệ thống kiểm soát nội bộ thường trở nên không phù hợp khi điều kiện
kinh tế thay đổi.[2]
2.2. Nội dung cơ bản về HT KSNB
2.2.1. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh
hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng
cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nền nếp kỷ cương, đạo đức và
cơ cấu tổ chức.
Các nhà quản lý ch
ịu trách nhiệm trong việc “tạo không khí” cho tổ chức.
Nhà quản lý sẽ nâng cao được môi trường kiểm soát khi họ thiết lập và thông tin
bằng văn bản các qui trình, chính sách, các giá trị đạo đức và tiêu chuẩn cư xử.
11
Ngoài ra, họ cũng nâng cao được môi trường kiểm soát khi họ cư xử đúng mực để
nhân viên làm gương và yêu cầu mọi người trong tổ chức đều phải tuân theo các
chuẩn mực đã đưa ra.
Các yếu tố của môi trường kiểm soát gồm
* Sự liêm chính và giá trị đạo đức:
Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân
viên xác định thái độ cư xử chu
ẩn mực trong công việc của họ, thể hiện qua sự tuân
thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách thức ứng xử của cán bộ công chức nhà
nước. Thí dụ như công khai tài sản, các vị trí kiêm nhiệm công việc bên ngoài, quà

tặng và báo cáo các mâu thuẫn về lợi ích.
Đồng thời, phải cho công chúng thấy được tinh thần này trong sứ mạng và tiêu
chuẩn đạo đức của tổ chức công thông qua các văn bả
n chính thức.
* Năng lực nhân viên:
Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần thiết
để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả và hữu hiệu,
cũng như có sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập
hệ thống KSNB
Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ
đủ để hiểu được việc xây
dựng thực hiện, duy trì KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ trong việc
thực hiện sứ mạng chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ một vai trò
trong hệ thống KSNB bởi trách nhiệm của họ.
Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro. Việc
đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm c
ủa họ trong tổ chức.
Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên
trong tổ chức. Một trong những nội dung đào tạo là hướng dẫn về mục tiêu KSNB,
phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc.
* Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo:
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và thái
độ của nhà lãnh đạo khi điều hành. Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho r
ằng KSNB là
quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó

×