Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế Tân Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 120 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM



NGUYỄN VIỆT TƯỜNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TRONG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU
THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TÂN BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60 34 03 01



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM




NGUYỄN VIỆT TƯỜNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TRONG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU
THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TÂN BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60 34 03 01



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS HÀ XUÂN THẠCH



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)




PGS.TS Hà Xuân Thạch
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
16 tháng 01 năm 2014.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ )
TT Họ và tên Chức danh hội đồng
1 PGS.TS Phan Đình Nguyên Chủ tịch
2 PGS.TS Nguyễn Thị Loan Phản biện 1
3 TS. Trương Văn Khánh Phản biện 2
4 TS. Võ Xuân Vinh Ủy viên
5 TS. Phan Mỹ Hạnh Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Tp.HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Việt Tường Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 18/02/1970 Nơi sinh: Sài Gòn
Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1241850055
I- Tên đề tài:

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC
CHỐNG THẤT THU THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TÂN BÌNH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Tác giả tìm hiểu về thực trạng hệ thống KSNB tại các Chi cục thuế trên địa
bàn TPHCM nói chung và CCT.TB nói riêng, thông qua đó đề xuất những giải pháp
nhằm hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB với mục đích quản lý chống thất thu
các khoản thuế của Nhà nước. Cụ thể:
 Nghiên cứu lý luận về hệ thống KSNB trên thế giới.
 Khảo sát thực trạng và đánh giá hệ thống KSNB tại CCT.TB đồng thời
đánh giá nguồn thu thuế tại CCT.TB trong thời gian 05 năm từ năm 2008-2012 để
tìm hiểu về tình hình thu ngân sách.
 Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB tại
Chi cục thuế quận Tân Bình.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hà Xuân Thạch



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)



PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH






















– i –

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Thầy hướng dẫn là PGS.TS Hà Xuân Thạch. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu
phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội
đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2013
Trân trọng




NGUYỄN VIỆT TƯỜNG













– ii –

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin kính gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các Thầy cô trường
Đại Học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức cá nhân đã truyền đạt
kiến thức, cung cấp tài liệu cần thiết cùng với những câu trả lời giúp tôi hoàn thành
bài luận văn này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Hà Xuân Thạch: Giảng viên Khoa
Kế toán - Kiểm toán thuộc Trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Và tôi cũng xin cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ
tôi trong thời gian qua.
Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận

được những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô và các bạn.

Trân trọng



NGUYỄN VIỆT TƯỜNG









– iii –

TÓM TẮT
Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của đề tài là hệ thống KSNB mục đích là
đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác
chống thất thu thuế tại CCT.TB TPHCM. Để đạt được các mục tiêu trong quá trình
nghiên cứu tác giả lần lượt đưa ra các vấn đề và giải quyết như sau:
1. Hệ thống kiểm soát nôi bộ theo Báo cáo COSO năm 1992
 Định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ theo Báo Cáo COSO.
 Các bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB.
2. Kiểm soát nội bộ trong các tổ chức tài chính công theo định nghĩa của
INTOSAI
 Thế nào là KSNB trong các tổ chức tài chính công.
 Vai trò, ý nghĩa của KSNB trong tổ chức công.

 Đánh giá đặc điểm của KSNB trong công tác thu thuế thông qua việc
đánh giá rủi ro trong hoạt động thu thuế.
3. Thực trạng xây dựng hệ thống KSNB trong các tổ chức hành chính sự nghiệp
tại Việt Nam nói chung và tại Chi cục thuế Tân Bình nói riêng:
 Quy định về tổ chức bộ máy quản lý trong tổ chức hành chính tại Việt
Nam.
 Xây dựng bộ máy KSNB theo quy định chung.
 Xây dựng bộ máy KSNB tại Chi cục thuế Tân Bình.
 Khảo sát và thống kê bằng phiếu câu hỏi về tình trạng thực tế về công tác
thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình.
4. Đề xuất giải pháp nhằm áp dụng mô hình kiểm soát nội bộ trong các tổ chức
hành chính công của INTOSAI để xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu
quả hơn trong công tác phòng chống thất thu thuế tại CCT.TB
 Những vấn đề còn bất cập trong việc xây dựng hệ thống KSNB còn tồn
tại.
 Định hướng xây dựng HTKSNB nhằm kết hợp những ưu điểm của
KSNB của tổ chức INTOSAI vào thực tiễn công tác thu thuế tại Việt Nam.
– iv –

ABSTRACT

The object in order to research and survey of the subject is internal control
system. The aim gives solutions and recommendations in order to perfect the system
of internal control in the fight against tax losses at Tan Binh District Tax
Department. To achieve the objectives of researching, authors turn making and
solving the problems as follows :
1. The system of internal control in accordance with COSO Report 1992.
 Defining internal control system according Coso Report.
 The integral part of the internal control system.
2. The internal control in the public financial institutions according to defining

by the INTOSAI.
 What is the internal control in the public financial institutions.
 The role and significance of internal control in the public financial
institutions.
 Evaluating the characteristics of internal control in receiving taxes
through evaluating the risk in activities about receiving taxes.
3. The status about constructing the internal control systems in the administrative
and professional organizations in Vietnam in general and in Tan Binh District Tax
Department in particular :
 Regulations on organization of management in administrative
organizations in Vietnam .
 Constructing the internal control system according to the general
regulations.
 Constructing the internal control system at Tan Binh District Tax
Department.
 Surveying and statistics by questionnaires about the status in receiving
taxes at Tan Binh District Tax Department.
– v –

4. Suggesting the solutions in order to apply to the internal controls model in the
organization of the public administration by the INTOSAI in order to construct a
system of effective internal controls and more effective in the prevention of tax
losses at Tan Binh District Tax Department.
 The problems didn’t solve in constructing the internal control system
which exists .
 Orienting to contruct the internal control system in order to combine the
advantages of internal control by the INTOSAI in receiving taxes in Vietnam.

























– vi –

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC BẢNG BIỂU xi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1. Tính cần thiết của đề tài 1
1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố. 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu 4
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 4
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu 5
1.6. Đóng góp mới của đề tài 5
1.7. Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 7
2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ 7
2.1.1. Định nghĩa và mục tiêu của KSNB 7
– vii –

2.1.2. KSNB tài chính công – INTOSAI (Hoa Kỳ) 8
2.1.3. Ý nghĩa KSNB trong một tổ chức hành chính công 9
2.2. Nội dung cơ bản về kiểm soát nội bộ trong khu vực công 10
2.2.1. Môi trường kiểm soát 10
2.2.2. Đánh giá rủi ro 12
2.2.3. Hoạt động kiểm soát 13
2.2.4. Thông tin và truyền thông 16
2.2.5. Giám sát 16
2.3. Đặc điểm kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu thuế 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Mô hình nghiên cứu 20

3.2. Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 21
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu 22
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CHI CỤC THUẾ TÂN BÌNH 25
4.1. Giới thiệu tổng quát về Chi cục thuế Tân Bình 25
4.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng của Chi cục thuế 25
4.1.2. Cơ cấu tổ chức của CCT.TB 25
4.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các đội thuế tại CCT.TB 26
4.2. Thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ và thu thuế trong ngành thuế Việt
Nam và tại Chi cục thuế quận Tân Bình 28
– viii –

4.2.1. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ và thu thuế trong ngành thuế
Việt Nam 28
4.2.2. Thực trạng về thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình 31
4.3. Đánh giá thực trạng HTKSNB tại Chi cục thuế Tân Bình 34
4.3.1. Môi trường kiểm soát 36
4.3.2. Đánh giá rủi ro 41
4.3.3. Các hoạt động kiểm soát 47
4.3.4. Thông tin và truyền thông 50
4.3.5. Giám sát 53
4.4. Những mặt chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của hệ thống KSNB tại
Chi cục thuế Tân Bình: 57
4.4.1. Môi trường kiểm soát 57
4.4.2. Đánh giá rủi ro 57
4.4.3. Hoạt động kiểm soát 58
4.4.4. Thông tin và truyền thông 59
4.4.5. Giám sát 59

CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ TẠI CHI CỤC
THUẾ QUẬN TÂN BÌNH 61
5.1. Quan điểm hoàn thiện 61
5.1.1. Quan điểm kế thừa 61
5.1.2. Quan điểm ứng dụng phù hợp với trình độ quản lý thế giới 62
5.1.3. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát 63
5.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Chi cục thuế Tân Bình: 64
5.2.1. Về môi trường kiểm soát 64
– ix –

5.2.2. Về đánh giá rủi ro 65
5.2.3. Về hoạt động kiểm soát 66
5.2.4. Về thông tin và truyền thông 66
5.2.5. Về công tác giám sát 67
5.3. Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB 68
5.3.1. Đối với Nhà nước 68
5.3.2. Đối với ngành thuế 68
5.3.3. Đối với Chi cục thuế Tân Bình 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 75



















– x –

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AICPA: Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ
BCTC: Báo cáo tài chính
BHXH: Bảo hiểm xã hội
CCHC: Cải cách hành chính
CCT.TB: Chi cục thuế Tân Bình
CCVC: Công chức viên chức
COSO: Committee of Sponsoring Organization
CoBIT: Control Objectives for Information and Related
Technology.
DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước
ERM: Enterprise risk management
GDP: Gross Domestic Product
GTGT: Giá trị gia tăng
HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB: Kiểm soát nội bộ
KTNB: Kiểm toán nội bộ
NNT: Người nộp thuế

NSNN: Ngân sách Nhà nước
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TNCN: Thu nhập cá nhân
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TN-QLHS: Tiếp nhận - quản lý hồ sơ






– xi –

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Thành phần đối tượng nghiên cứu 23
Bảng 4.1: Bảng số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quận Tân Bình
do Chi cục quản lý qua các năm 2008-2012 31
Bảng 4.2: Bảng số lượng các hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn quận Tân Bình
do Chi cục quản lý qua các năm 2008-2012 31
Bảng 4.3: Bảng kết quả thu ngân sách của CCT.TB giai đoạn 2008-2012 32
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ thuế giai đoạn năm 2009-
2012 tại CCT.TB 33
Bảng 4.5: Thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát 34



















Trang
– xii –

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu - Tự tác giả xây dựng 20
Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Chi cục thuế quận Tân Bình 26
Hình 4.2: Ngân sách 6 tháng đầu năm so với dự toán năm và cùng kì năm trước 30
Hình 4.3: Tỷ lệ các khoản thu NSNN 6 tháng so với dự toán. 30
Hình 4.4: Kết quả thống kê nhân tố Môi trường kiểm soát. 37
Hình 4.5: Kết quả thống kê nhân tố Đánh giá rủi ro. 42
Hình 4.6: Kết quả thống kê nhân tố Hoạt động kiểm soát. 48
Hình 4.7: Kết quả thống kê nhân tố Thông tin truyền thông. 51
Hình 4.8: Kết quả thống kê nhân tố Giám sát. 54




















Trang
– 1 –

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cần thiết của đề tài
Thuế đã tồn tại từ lâu trong lịch sử loài người và được nhiều nước trên thế
giới
bắt
buộc dân cư, các ngành nghề đóng góp, để chi cho các hoạt động của bộ
máy
Nhà nước,
văn hóa, xã hội, an ninh
quốc

phòng và các công trình phục vụ
công cộng. Có thể nói cách khác: Thuế là một khoản đóng
góp
mang tính bắt
buộc của các thể nhân và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ
thống

pháp
luật. Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước ta cũng như ở
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và được xem là công cụ tập trung chủ yếu nguồn
thu cho ngân sách Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hoà thu nhập trong
xã hội góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội.
Có thể nói, Bộ máy Nhà nước của một quốc gia không thể tồn tại nếu không
có ngành thuế và thuế là nguồn thu lớn nhất cho Ngân sách Nhà nước. Các luật thuế
cũng luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội của đất nước. Thuế luôn là vấn đề được Nhà nước, các nhà kinh doanh, nhà đầu
tư và người dân quan tâm. Việc sử dụng công cụ quản lý thuế là chức năng và
nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, trong đó các quy định cải cách hành chính về
thuế và xây dựng quy trình quản lý hữu hiệu được xem là những công cụ tốt nhất.
Luật Quản lý thuế (của Quốc Hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10; số 78/2006/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2006) đã ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong
công cuộc CCHC thuế. Xác định hoàn toàn trách nhiệm cho các đối tượng nộp thuế
phải tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước và tự chịu trách nhiệm
trước Pháp luật. Chính vì vậy đòi hỏi các đối tượng nộp thuế phải có sự hiểu biết
đầy đủ các các quy định về thuế, trên cơ sở đó tự giác tuân thủ các nghĩa vụ thuế.
Để đáp ứng những yêu cầu đó cơ quan thuế đã và đang từng bước nâng cao chất
lượng các dịch vụ về thuế (Tuyên truyền hỗ trợ về thuế, đăng kí thuế, khai thuế,
hoàn thuế, miễn giảm thuế, kiểm tra thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo ) đổi mới tất
– 2 –


cả các quy trình quản lý thuế theo cơ chế “ Tự tính - tự khai - tự nộp thuế”, áp dụng
công nghệ quản lý thuế tiên tiến, khoa học và hiện đại vào tất cả các khâu quản lý,
nâng cao kỹ năng quản lý thuế hiện đại, tính chuyên sâu và chuyên nghiệp cho toàn
bộ đội ngũ cán bộ ngành thuế. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập
trong những quy định về thuế, công chức thuế bắt tay với các doanh nghiệp để giúp
doanh nghiệp trốn thuế cũng như cung cách phục vụ của công chức thuế còn nhũng
nhiễu gây phiền hà cho các doanh nghiệp làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu
thuế của Nhà nước.
Thành phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm kinh tế của cả nước và là
thành phố có số lượng doanh nghiệp cao nhất nước (trên 100 ngàn doanh nghiệp),
chính vì vậy Cục thuế TPHCM cũng là đơn vị có số thu cao nhất chiếm khoảng một
phần ba số thu ngân sách của cả nước. Cùng với xu hướng sự phát triển và hội nhập
với nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng,
năng động và nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Cục thuế TPHCM cũng cần
phải có giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thuế. Khẩu hiệu
1
năm 2010 của Cục
thuế TPHCM: “Chung tay cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng quản
lý thuế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; đổi mới phương pháp làm việc; củng cố nâng
cao chất lượng đội ngũ công chức thuế”, khẩu hiệu năm 2011 “ Tiếp tục cải cách,
hiện đại hóa, nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý thuế”, khẩu hiệu năm 2012
“Tiếp tục cải cách hành chính thuế, nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý thuế”.
Qua đó, cho thấy sự quyết tâm và là nhiệm vụ trọng tâm của các Chi cục thuế
nói riêng và Cục thuế TPHCM nói chung trong việc thực hiện CCHC, chất lượng
quản lý thuế nhằm đạt được nhiệm vụ thu ngân sách. Như vậy, việc thực hiện đề tài:
“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại Chi
cục thuế Tân Bình” góp phần rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng quản lý thuế
qua việc đưa một trong 24 Chi cục thuế thuộc Cục thuế TPHCM làm nơi tiến hành
khảo sát đánh giá HTKSNB và công tác phòng chống thất thu thuế.


1
Bài viết tại
– 3 –

1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã công bố.
 Những nghiên cứu trong nước
Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ còn khá mờ nhạt và chưa được xây
dựng trong một số doanh nghiệp lớn và các tổ chức bắt buộc phải có hệ thống này,
một phần cũng là do hệ thống văn bản hướng dẫn quy trình xây dựng còn khá sơ
sài, ngoài ra cũng là do các Doanh nghiệp tổ chức trong nước chưa ý thức được hết
tầm quan trọng và vai trò của hệ thống KSNB trong việc giúp tổ chức đạt được mục
tiêu hoạt động đề ra. Bên cạnh các chuẩn mực thông tư hướng dẫn cũng đã có một
số công trình nghiên cứu mà tác giả tham khảo được đề cập dưới đây:
1/ Nguyễn Đình Tùng (2006), “Một số vấn đề cần chú ý trong quá trình khảo
sát thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với kiểm toán ngân sách địa
phương”, Tạp chí Kiểm toán, (8), tr. 37 – 38: cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ là một vấn đề quan trọng nhằm xác định phương pháp, phạm
vi, nội dung kiểm toán để nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán.
2/ Theo Tạp chí kiểm toán: “Vai trò của kiểm soát nội bộ”: nêu ra các khía
cạnh cần xem xét của tổ chức KSNB trong doanh nghiệp theo các chuẩn mực quốc
tế về KSNB và vấn đề triển khai ba hợp phần cơ bản trong việc xây dựng một bộ
máy KSNB hiệu quả.
3/ Luận văn thạc sĩ Võ Nam - Khoa Kế toán trường Đại học kinh tế Đà Nẵng
“Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định”(2010):
nghiên cứu việc ứng dụng các cơ sở lý luận KSNB áp dụng vào đơn vị sự nghiệp
công, hoạt động thu tại cơ quan BHXH tỉnh Bình Định trong hệ thống các cơ sở
pháp lý của Nhà nước.
4/ Bùi Thanh Huyền “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc Nhà
nước Quận 10 TPHCM” luận văn thạc sĩ kinh tế: cung cấp mô hình về hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Kho bạc, đánh giá và đưa ra những mặt hạn chế trong kiểm soát

tại hệ thống Kho bạc quận 10 TPHCM.
 Nghiên cứu ngoài nước:
Với tầm quan trọng và vai trò của mình, hệ thống KSNB đã đem đến những
– 4 –

lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp, nhà quản lý cũng như các cơ quan sự
nghiệp Nhà nước. Chính vì thế việc xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu là vấn đề
mà hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới đều quan tâm đến. Trong phạm vi đề tài
này, tác giả tham khảo nghiên cứu COSO năm 1992 của Hội đồng quốc gia Hoa
kỳ về chống gian lận BCTC
2
hay còn gọi là Ủy ban Treadway, và kinh nghiệm
xây dựng hệ thống KSNB trong cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa ở
Estonia
3
, được Lembi Noorvee đúc kết từ việc khảo sát hệ thống KSNB của 03
doanh nghiệp trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế “Đánh giá sự hữu
hiệu của KSNB đối với báo cáo tài chính”.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng hiện nay về hệ thống KSNB trong
công tác chống thất thu thuế tại CCT.TB TPHCM, từ đó đưa ra các giải pháp và
kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế tại
CCT.TB TPHCM.
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này tập trung vào phân tích sự ảnh hưởng của hệ thống
kiểm soát nội bộ đến việc chống thất thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Bình. Cụ
thể hơn trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập t
r
ung làm rõ khả năng ngăn chặn

việc thất thu thông qua việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và dữ liệu được
khai thác chủ yếu trong nội bộ Cơ quan thuế.
1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
 Dữ liệu sơ cấp: Lấy từ các các bảng khảo sát hệ thống theo các yếu tố
KSNB. Thực hiện thông qua lấy ý kiến dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn của 110 mẫu
quan sát là những người đang làm việc tại Chi cục thuế quận Tân Bình và có am
hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ.

2
The National Commission on Fraudulent Financial Reporting
3
Cộng hòa Estonia là một quốc gia ở khu vực ở Bắc Âu, trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết

– 5 –

 Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thuế thu được, khoản thất thu thuế tại Chi cục
thuế Tân Bình từ năm 2008 đến năm 2012 trong Báo cáo tổng kết công tác thuế
hàng năm gửi lên Cục thuế TPHCM.
 Đồng thời thu thập các dữ liệu có liên quan đến các loại thuế, các tài liệu
chính thức khác thông qua các hội nghị, hội thảo, tạp chí thuế, tài chính có liên
quan.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu là các cán bộ công chức
trong nội bộ cơ quan thuế và các doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế tại
Chi cục thuế quận Tân Bình.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Tiến hành khảo sát các thông tin về cơ quan thuế và
tham khảo ý kiến các vị Lãnh đạo trong Chi cục thuế để tìm ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, để tăng cường kiểm soát tình hình thu thuế
trên địa bàn quận.

Nghiên cứu định lượng: Dùng phương pháp thống kê mô tả đánh giá bảng
câu hỏi khảo sát và số liệu thứ cấp để đưa ra các kết luận cần thiết.
1.6. Đóng góp mới của đề tài
 Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế Tân Bình
từ năm 2008 đến 2012.
 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả
hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi cục thuế quận Tân Bình.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Bố cục chính của luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu HT KSNB tại Chi cục
thuế quận Tân Bình.
– 6 –

Chương 5: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong công tác
chống thất thu tại Chi cục thuế quận Tân Bình.

– 7 –

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ
2.1.1. Định nghĩa và mục tiêu của KSNB
Báo cáo COSO 1992 định nghĩa KSNB là một quá trình do người quản lý,
hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung
cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây:
- Hoạt động hữu hiệu và có hiệu quả.

- Báo cáo tài chính đáng tin cậy.
- Các luật lệ và quy định được tuân thủ” [2].
Trong định nghĩa trên, bốn nội dung cơ bản là quá trình, con người, đảm
bảo hợp lý và mục tiêu. Chúng được hiểu như sau:
 KSNB là một quá trình.
KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong
đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. KSNB là một quá trình
không bao giờ chấm dứt, nó sẽ luôn luôn tồn tại và phát triển cùng với tổ chức;
khi tổ chức lớn mạnh, KSNB cũng phải được thay đổi, bổ sung để đáp ứng cho
nhu cầu quản lý.
 KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người.
KSNB không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu,… mà
phải bao gồm cả những con người trong tổ chức như Hội đồng quản trị, ban Giám
đốc, các nhân viên khác… Chính con người định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế
kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. Vì vậy nó sẽ chịu ảnh hưởng của những
vấn đề mang tính chất của con người như trình độ, nhận thức, môi trường hoạt
động…
 KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý.
Vì khi vận hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai
lầm của con người dẫn đến không thực hiện được các mục tiêu. KSNB có thể ngăn
– 8 –

chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao
giờ xảy ra. Hơn nữa, một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý
và chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ
quá trình kiểm soát đó. Do đó người quản lý có thể nhận thức đầy đủ về các rủi
ro, thế nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp
dụng các thủ tục để kiểm soát rủi ro.
 Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ.
- Đối với báo cáo tài chính: KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và

đáng tin cậy, bởi chính vì người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập báo cáo tài
chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kiểm toán hiện hành.
- Đối với tính tuân thủ: KSNB trước hết phải bảo đảm hợp lý việc chấp
hành luật pháp và các quy định. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản
lý đối với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB còn phải
hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội
bộ của đơn vị, qua đó bảo đảm đạt được những mục tiêu của đơn vị.
- Đối với mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: KSNB giúp
đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy
tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Như vậy, các mục tiêu của hệ thống KSNB rất rộng, chúng bao trùm lên
mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với với sự tồn tại và phát triển
của đơn vị.
2.1.2. KSNB tài chính công – INTOSAI ( Hoa Kỳ)
Các nghiên cứu về KSNB sau đó được phát triển mạnh, chuyên sâu vào các
loại tổ chức hoặc các loại hình hoạt động khác nhau. Trong khu vực công, KSNB
cũng rất được quan tâm. Hướng dẫn về KSNB của Tổ chức quốc tế các cơ quan
kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã được ban hành năm 1992 và cập nhật năm 2001,
đưa ra các quan điểm và hướng dẫn về KSNB trong các đơn vị thuộc khu vực công.
Tại Hoa Kỳ, Chuẩn mực về KSNB trong chính quyền liên bang được Cơ quan
Kiểm toán Nhà nước (GAO) ban hành năm 1999. Nhìn chung, các chuẩn mực về

×