1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Đến với văn học Mỹ La tinh, điều khiến người đọc chúng ta không khỏi ngạc
nhiên đó chính là một nền văn học phong phú với nhiều thể loại và gắn liền với mỗi
một thể loại là một tên tuổi lớn, những con người đầy tài năng, góp phần không nhỏ
cho nền văn học chung của nhân loại.
Từ khi ra đời đến nay, văn học Mỹ La Tinh cũng như nhiều nền văn học của
các nước trên thế giới cũng đã trải qua những thăng trầm, biến cố và rồi chính
những trở ngại đó đã trở thành một tiền đề để tạo dựng nên một nền văn học có giá
trị và tầm ảnh hưởng lớn như ngày hôm nay.
Gabriel Garcia Márquez là một trong những nhà văn lớn của văn học Mỹ
Latinh hiện đại và sáng tác của ông tiêu biểu cho tiểu thuyết hiện thực huyền ảo
châu Mỹ Latinh từ sau đại chiến thế giới II. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của
mình nhà văn đều xoay quanh trục chủ đề chính: Cái cô đơn, cái cô đơn được hiểu
là mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người với con người. Đó là
tình trạng, lạc hậu, cổ hủ, trì trệ đến mục ruỗng của xã hội. Ở tác phẩm của Gabriel
Garcia Márquez còn có một tầng nghĩ ẩn sâu mà mới đọc qua một lần không thể
thấy được, đó là tiếng gọi đoàn kết yêu thương giữa con người, đó là đòi hỏi một
loại người mới đối lập với loại người mới chưa thành người. Với chủ đề này nhà
văn đã miêu tả sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hình thái kinh tế xã hội mới. Nói
cách khác nhà văn đã thể hiện mặc cảm khải huyền trước thực tại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên con người xã hội của châu Mỹ Latinh một cách độc đáo. Một trong
những thành công giúp nhà văn thể hiện chủ đề này phải nói đến nghệ thuật kể
truyện đặc sắc, tinh tế của tác giả đã đưa đến cho ông những thành công rực rỡ, dù ở
thể loại nào đi chăng nữa truyện ngắn hay tiểu thuyết thì Gabriel Garcia Márquez
đều có cách kể rất độc đáo thu hút được người đọc. Chính sự hấp dẫn của các tiểu
thuyết của Mackex, tôi quyết định chọn đề tài “ văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác
phẩm trăm năm cô đơn”. Qua việc nghiên cứu này tôi muốn tìm hiểu hơn về tác giả
2
và tác phẩm trăm năm cô đơn và giá trị văn hóa mà tác phẩm này để lại cho chúng
ta.
2. Lịch sử vấn đề.
Như trên đã giới thiệu tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một hiện tượng văn
học trên thế giới. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Con số độc
giả đón đọc cuốn tiểu thuyết này lên đến hàng tỉ người và có “nguy cơ” chưa dừng
lại (theo tác giả). Không những thế tác phẩm này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu
và phê bình văn học đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực quan tâm đến. Giới
nghiên cứu phê bình văn học Anh, Mỹ và châu Âu đánh giá tác cuốn tiểu thuyết này:
“có thể là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latin và văn học thế giới và
chắc chắn là một tác phẩm được nhiều người biết đến nhất” [10, tr.139].
Một nhà nghiên cứu văn học Nga và là một trong hai người dịch tác phẩm
này sang tiếng Nga, V. Stolbov đánh giá: “Ông (Marquez) đã sáng tạo ra một tác
phẩm không những duy nhất trong văn học Mỹ Latin mà cả văn học thế giới hiện
đại: một cuốn tiểu thuyết sử thi độc đáo với một sự bao quát hùng vĩ các sự kiện,
với những tính cách anh hùng đồ sộ, một cuốn tiểu thuyết chứa đựng trong môt
dòng duy nhất cả sự thật lẫn tưởng tượng, vừa cái bi vừa cái hài, tính kịch với chất
thơ, nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống” [10, tr.139]. Pablo Neruda - một
nhà thơ vĩ đại của Chile, người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1971, đánh giá:
“tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong nền văn học Mỹ Latin hiện
đại” [10, tr.139].
Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm này được biết đến qua bản dịch của một
số dịch giả. Về việc nhiên cứu về tác giả và tác phẩm này vẫn chưa có nhiều những
nghiên cứu sâu. Tuy nhiên cũng phải kể đến: Nguyễn Trung Đức trong bản dịch tác
phẩm Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, HN, 2000. Tác giả đã đưa ra những kiến
giải về các vấn đề như cốt truyện và đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật
và thông điệp… Tuy nhiên, bài giới thiệu này chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi
sâu vào nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
3
Trong cuốn Văn học Mỹ Latin do Lại Văn Toàn (chủ biên), Nxb Thông tin
Khoa học xã hội - chuyên đề, HN, 1999 đã tổng tập một số bài dịch của Nguyễn Thị
Khánh, Lê Sơn, Thi Nguyên, Đinh Công Bắc, Đinh Quang Trung … từ các bài viết
của các tác gia nước ngoài. Cuốn sách đã giới thiệu cho ta một cách rõ nét về tình
hình phát triển của nền văn học Mỹ Latinh, trong đó cũng giới thiệu một cách khái
quát về tác giả G. Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata
và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử,
Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), Nxb ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã
khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
Tuy nhiên bài viết vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về cuốn tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn.
Đỗ Xuân Hà trong bài viết tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn
của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb
ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểu
nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez, nêu lên một số thành
tựu của G.Maquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và
chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là Chủ nghĩa huyền ảo kết hợp
với Chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường. Bên cạnh những cái có
thực trong đời sống xã hội của Mỹ Latin thời bấy giờ, tác giả cũng đã phân tích
những yếu tố kì ảo trong tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu
như: sự kết hợp nhiều loại thời gian trong quá trình kể chuyện của tác giả, nghệ
thuật cá tính hóa nhân vật làm cho người đọc không bị nhầm lẫn giữa các nhân vật
trùng tên nhau, thông qua đó ông chỉ những thành công của Maquez trong việc thể
hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Và phải kể đến cuốn chuyên luận về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và
Gabrile Garcia Marquez của Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009. Tác giả
đã tóm lượt được nội dung của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn một cách cụ thể và
4
khái quát nhất qua từng chương để người đọc có thể hình dung được, Ngoài ra còn
đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở một số mặt nội dung cũng như nghệ thuật để cho
người đọc có thể hình dung và hiểu một cách sâu sắc nhất nhất.
Nhìn chung những công trình trên đã phần nào khái quát lên được những đặc
điểm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật và giá trị của tiểu thuyết Trăm
năm cô đơn và đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu. Trên cơ
sở đó cộng với sự kết hợp một số nguồn tư liệu khác, chúng tôi mạnh dạn đi vào
việc nghiên cứu đề tài : “văn hóa của Mỹ La Tinh qua tác phẩm trăm năm cô đơn
của Gabriel Garcia Márquez ”.
3. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích tìm hiểu về tác giả Gabriel Garcia
Márquez về con người cũng như những sáng tác của ông. Đặc biệt là để tìm hiểu về
giá trị văn hóa của Mỹ La Tinh được tác giả phản ánh qua từng câu chuyện trong
tác phẩm này, để từ đó hiểu thêm về nền văn hóa của vùng đất còn nhiều bí ẩn này.
Đây chính là mục đích mà tôi chọn đề tài này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa của Mỹ La Tinh thông qua tác phẩm
trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Márquez nên tôi chỉ tập trung đi vào nghiên
cứu giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại. Từ đó khái quát một vài nét văn hóa của
Mỹ La Tinh nhằm hiểu hơn về châu lục này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm: Chúng tôi căn cứ trên những nét chính
về cuộc đời, phong cách sáng tác của tác giả để rút ra những yếu tố ảnh hưởng đến
không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời dựa vào văn
bản tác phẩm để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề đang trình bày.
- Phương pháp thống kê: Chúng tôi thống kê lại những tình tiết sự kiện quan trọng
trong tác phẩm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu theo những nhóm khác nhau
5
cùng phục vụ cho một ý lớn trong nội dung của đề tài để làm sáng tỏ vấn đề một
cách toàn diện khái quát.
- Phương pháp phân tích: Sau khi đã thống kê những chi tiết, sự kiện quan trọng
trong tác phẩm chúng tôi tiến hành đi sâu phân tích chúng để chứng minh, giải thích
cho những đề mục chính và nội dung của toàn bộ đề tài.
Ngoài ra để hoàn chỉnh bài viết của mình hơn chúng tôi còn vận dụng một
số phương pháp khác để bài viết của mình trọn vẹn và đầy đủ hơn.
6.Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết bài thì bài tiểu luận của chúng tôi tập trung vào làm
nổi bật một số vấn đề của các chương chính sau:
Chương 1: Các vấn đề chung.
Chương 2: Gabriel Garciel Garcia Marquaez – cuộc đời và sự nghiệp sáng tác.
Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh.
6
Chương 1: Các vấn đề chung
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn
hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía canh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư
tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v...
Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học
Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa
khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập
đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi
của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu) dân gian học, địa văn
hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa
về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác
nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một
trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu
sau đây
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus"
mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng
đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm
hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động
giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".
Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao
hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917)
đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong
dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu
nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội
7
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống
dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là
của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn
hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong
một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan
điểm được bảo tồn theo truyền thống
Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng
hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là
các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản
ứng cư xử,...)
Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi
trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một
trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910),
viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự
của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống
của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm
bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng
kế thừa.
Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví
dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa
suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội;
b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành
viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví
dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học
người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với
nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi
hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và
tác động đến lối ứng xử của nhau.
8
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,
ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá
trị, truyền thống và đức tin.
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát
triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa
được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con
người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện
trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như
trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.2. Khái niệm tiểu thuyết
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự
cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời
gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh
phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều
tính cách đa dạng”.
9
Chương 2: Gabriel Garciel Garcia Marquaez – cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác
2.1. G.Marquez – bóng dáng một thiên tài.
G. Marquez sinh ngày 6 - 4 - 1928 tại một làng trồng chuối ở Aracataca của
đất nước Côlômbia. Xuất thân trong một gia đình tri thức nghèo, bố mẹ ông phải vật
lộn kiếm sống nên ông được ông bà ngoại đón về nuôi dạy từ thơ ấu. Thời điểm ông
sinh ra cũng là khi nghành chuối bắt đầu phát triển và cũng là khi Hoa Kỳ khai thác
Nam Mỹ qua các đồn điền chuối. Tên gọi thân mật của “Gabriel bé bỏng” là Gabito.
Cậu là một đứa bé trầm lặng và nhút nhát. Ngay từ thơ ấu, Gabio được tắm mình
trong những câu chuyện hoang đường do ông bà kể. Ngoại trừ ông bà ngoại là một
cựu đại tá và cậu, ngôi nhà toàn là phụ nữ. Đặc biệt họ rất hay kể chuyện ma. Chú
bé Gabio nghe chuyện, sợ đến múc không dám rời khỏi ghế. Những câu chuyện đó
đã ươm trong cậu hạt giống của trái cây văn học khổng lồ, để chờ ngày vươn dậy
trên đất nước Côlômbia đầy đau thương. Chuyện về cuộc nội chiến, về vụ đình
công của công nhân chuối, chuyện lấy nhau của bố mẹ… cứ được kể đi kể lại từ các
gì, các bà và các cô con gái ngoài giá thú của ông ngoại đã khảm sâu vào trong kí ức
Marquez. Ông ngoại mất khi Marquez lên tám và vì bà ngoại bị mù lòa, Marquez
chuyển về sống với cha mẹ ở Sucre, nơi bố ông làm dược sĩ. Tại đó ông được gởi
đến trường nội trú ở Barranquilla, một thành phố cảng nằm ở sông Magdalena. Đến
trường, ông vẫn giữ tính rụt rè nhưng nổi tiếng với những vần thơ trào phúng và
tranh biếm họa. Sự nghiêm túc và ít say mê thể thao đã khiến các bạn đặt cho ông
biệt danh ông cụ.
Năm 1940, tại trường trung học cơ sở, ông nhận phần thưởng đầu tiên trong
đời. Phần thưởng của các giáo sĩ Dòng Tên (thuộc Giáo hội Thiên Chúa giáo La
Mã) trao cho các học sinh tài năng. Ngôi trường ông theo học có tên là Liceo
Nacional, nằm ở Zipaquira, thành phố cách Bogota khoảng 60 cây số về phía bắc.
Hành trình đi học phải mất cả tuần lễ và vào ngay lúc đó ông đã cảm thấy không
thích thành phố thủ đô Bogota theo ông là ảm đạm và khắc nghiệt. Ông quyết tâm
thành nghệ sĩ lãng du. Ở trường, ông gắn bó với bạn bè. Buổi tối ông thường đọc
10
sách cho các bạn kí túc cùng nghe. Là người có khiếu hài đặc biệt, tuy chưa viết
được tác phẩm nào to tác nhưng tình yêu văn học, tranh biếm họa đã mang lại cho
ông biệt hiệu nhà văn. Có lẽ danh tiếng này đã góp phần định hướng cho văn nghiệp
đồ sộ sau này của ông. Như vậy, cuộc phưu lưu văn chương của Marquez bắt đầu
khá sớm, ông viết truyện ngắn và viết báo chí khi còn là sinh viên.
Năm 1946, chàng trai 18 tuổi, theo ước nguyện của bố mẹ đã vào nghành luật tại
Đại học Quốc gia Bogota. Trong thời gian này, Ông gặp và yêu Mercedes Barcha
Pardo khi cô 13 tuổi, ông tuyên bố cô là người thú vị nhất mà mình từng gặp và đã
cầu hôn cô một cách nồng nàn. Nhưng mãi đến mười bốn năm sau họ mới làm lễ
cưới. Năm 1959, khi cách mạng Cuba thành công – một sự kiện làm chấn động Mỹ
Latinh và toàn bộ Châu Âu đã tác động không nhỏ đến G.Marquez. Ông nhiệt liệt
chào mừng sự kiện đó và nhận làm phóng viên cho hãng thông tấn thường trú Cuba
và Mỹ. Từ năm 1961 đến 1967, ông sống ở Mêhicô và tiếp tục sáng tác. Năm 1967
tiểu thuyết Trăm năm cô đơn ra đời đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả
và được dư luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao.
Năm 1969 Q.Marquaz nhận giải thưởng Rômugô Gazêrô của Vênêzuêla.
Năm 1971, trường Đại học Côlômbia (Mĩ) tặng ông bằng tiến sĩ danh dự văn học và
giải Nôxtat dành cho người nước ngoài.
Năm 1981, G.Marquez bị chính phủ Côlômbia trục xuất vì bị nghi là có liên
hệ với phong trào du kích ở miền núi nước này và phải sống lưu vong ở Mêhicô.
Cũng trong năm này ông được chính phủ Pháp tặng huân chương bắc đẩu bội tinh.
Năm 1982, ông nhận giải thưởng Nôbel về văn học, ghi nhận sự đóng góp của ông
không chỉ với văn học Mỹ Latinh mà còn với cả nền văn học nhân loại.
Năm 2002, mặc dù sức khỏe yếu, G.Marquez đã hoàn thành cuốn hồi ký đầu
tiên Vivir para contarla (Sống để kể lại) về 30 năm đầu của đời mình, trước khi tới
châu Âu lần thứ nhất. Tháng 10 năm 2004, G.Marquez xuất bản cuốn Memoria de
mis putas tristes (Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi).
2.2. G.Marquez – quá trình lao động miệt mài không mệt mỏi
11
Trong suốt 60 năm sáng tác và cống hiến chi niềm đam mê của mình,
Q.Marquez đã sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ và là một nhà văn, nhà báo
xuất sắc của nền văn học Mĩ Latinh. Ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường đại học,
ông bắt đầu viết truyện ngắn đầu tay. Tuy chưa tạo được dư âm lớn, nhưng nó vẫn
có sức lộ cuốn và tạo được sự chú ý của dư luận. Những truyện ngắn thời kì này
được tập hợp và xuất bản trong tập Đôi mắt chó xanh (1955).
Ở thể loại tiểu thuyết, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm đỉnh cao như: Lá
rụng (1955), Giờ xấu (1962), Trăm năm cô đơn (1967), Mùa thu của ngài tộc
trưởng (1976), Tình yêu thời thổ tả (1985), Vị tướng trong mê cung (1989), Tình
yêu và những quái vật khác, Kí sự về một cái chết đã được báo trước. Ở thể loại
truyện ngắn, ông cho xuất bản nhiều truyện ngắn tiêu biểu như: Bão lá (1954), Ngài
đại tá chờ thư (1961), Đám tang bà mẹ vĩ đại (1962), Chuyện buồn không thể tin
được của Ê-rênh-đi-na ngây thơ và người đàn bà bất lương (1979), Mười hai
truyện phiêu dạt, Cụ già với đôi cánh khổng lổ, Hồi ức về những cô gái điếm buồn
của tôi (2004)…
Ở thể loại kí sự, phóng sự với những tác phẩm tiêu biểu như: Nhật kí chìm
tàu (1970), Chilê – cuộc đảo chính và bàn tay bọn Mĩ, Tin tức về một vụ bắt cóc
(1996), Sống để kể lại (2002),…Hiện nay dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn tiếp tục
viết những câu chuyện dữ dội với sức hấp dẫn lớn và chinh phục được trái tim độc
giả khắp mọi nơi. Với G.Marquaz “những điều dối trá trong văn chương là nguy
hiểm hơn so với những điều dối trá trong cuộc đời”. Trong sự nghiệp sáng tác của
mình ông đã cống hiến cho nền văn học Mỹ Latinh nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu
thuyết, phóng sự, kí sự. Sáng tác của ông tập trung ở hai cách viết: Viết theo bút
pháp hiện thực nghiêm ngặt, bằng ngôn ngữ khúc chiết, mộc mạc trong sáng gần
gũi với đời thường và bút pháp hiện thực huyền ảo. Mà chủ yếu ở bút pháp hiện
thực huyền ảo.
Trong sáng tác của Marquez, ta bắt gặp những câu chuyện ông đưa vào
những hiện tượng thuộc đời sống ý thức ở trình độ trực quan và cả những hiện
tượng thần giao cách cảm mà theo ông đó là những điều có thực ở Mỹ Latinh. Ông
12
luôn vận dụng vào trong tác phẩm của mình kiểu kiến trúc nhiều tầng, phương thức
kỹ thuật tự sự nhiều người kể chuyện trên cơ sở thời gian đa chiều, sử dụng phép
loại hình hóa nhân vật và nghệ thuật dân gian. Đó chính là những đặc trưng của chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo. G.Marquez đã khẳng định mình bằng việc cách tân trong
sáng tác viết tiểu thuyết và được độc giả hoan nghênh rất nhiều.
13
Chương 3: Trăn năm cô đơn và những nét văn hóa Mỹ la tinh.
3.1. Khái quát đặc điểm văn hóa Mỹ la tinh.
3.1.1.Nhìn lại chính mình
Người Châu Mỹ La tinh tôn sùng dĩ vãng một cách không ngưng nghỉ đến độ
họ có thể làm cho các chủ trương đổi mới gần như bất khả thi. Thay vì theo đuổi
một văn hóa cải thiện xã hội, họ luôn luôn cổ vũ một thứ văn hóa gìn giữ nguyên
trạng (the status quo). Một sự đổi mới liên tục và kiên trì — loại đổi mới phù hợp
với ổn định dân chủ — sẽ không làm thỏa mãn được con người ở đây; vùng này
chấp nhận những gì đã có sẵn, mặc dù thỉnh thoảng cũng mơ tưởng những cuộc
cách mạng sôi nổi, những cuộc cách mạng hứa hẹn mang lại cảnh dân giàu nước
mạnh chỉ sau một cuộc nổi dậy mà thôi.
Một thái độ hoài cổ như vậy có thể là dễ thông cảm hơn đối với Canada hay
Norway, những nước đã đạt được những trình độ phát triển con người đáng thèm
muốn. Nhưng Guatemala hay Nicaragua đã đạt được thành tích nào đáng trân quí
như thế trong dĩ vãng? Trong những trường hợp như thế này, chắc chắn khuynh
hướng bảo thủ không chỉ phát xuất từ một ý muốn duy trì nguyên trạng nhưng, thậm
chí đúng hơn, từ một ước muốn bảo vệ những đặc quyền cố hữu và từ một nỗi sợ
hãi mông lung về những điều chưa biết. Người dân Châu Mỹ La-tinh thậm chí còn
bám víu lấy cả sự đau thương, thà sống với một hiện tại chắc nịch hơn là theo đuổi
một tương lai bấp bênh. Điều này có phần chỉ là tự nhiên, hoàn toàn là bản tính con
người. Nhưng đối với chúng tôi, sự sợ hãi có thể làm tê liệt thần trí; nó tạo ra không
những bồn chồn lo lắng mà còn làm tê liệt.
Tồi tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo chính trị của vùng này ít khi có đủ kiên trì
hay khôn khéo để cẩn thận hướng dẫn người dân của mình đi qua những tiến trình
cải tổ. Trong một chế độ dân chủ, nhà lãnh đạo phải là giáo viên chủ nhiệm (the
head teacher), một người sốt sắng trả lời những hoài nghi, thắc mắc và giải thích sự
cần thiết và lợi ích của một đường lối mới. Nhưng cứ lẽ thường tại Châu Mỹ La-
tinh, các nhà lãnh đạo chỉ việc tự biện minh bằng một câu đơn giản “bởi vì tôi nói
vậy”.
14
Điều này phù hợp sít sao với tham vọng bảo vệ những đặc quyền cố hữu —
một hiện tượng rõ nét không những trong giới giàu sang và quyền lực mà còn đều
khắp xã hội. Các công đoàn nhà giáo tự ý định đoạt giáo viên phải dạy bao nhiêu
giờ một tuần và phải dạy những gì. Một sự kiện tương tự cũng diễn ra với các chủ
công ty và các nhà thầu trong khu vực tư, một khu vực qua hằng chục năm nay vẫn
chỉ cung cấp các dịch vụ kém phẩm chất vì họ không sợ bị cạnh tranh, nhờ vào việc
“ngồi chỗ mát ăn bát vàng” và các thương vụ phi pháp. Và công nhân viên nhà nước
cũng ù lì không kém: các cơ quan hành chánh dân sự trả lương cho công chức để họ
chỉ biết tới ngồi bàn giấy và nói không với dân.
Thái độ này có nhiều hậu quả xấu, nhất là đối với doanh nghiệp. Tại Châu
Mỹ La-tinh, số nhân viên kiểm soát doanh nghiệp thường đông đảo hơn số doanh
nhân khá xa. Toàn khu vực thường tỏ ra hoài nghi đối với các sáng kiến và thiếu
những cơ chế hữu hiệu để hỗ trợ các dự án canh tân. Người nào muốn mở một
doanh nghiệp cũng phải lội qua nhiều ghềnh thác của bộ máy quan liêu và phải đáp
ứng nhiều điều kiện độc đoán vô lý. Doanh nhân gần như không nhận được sự ca
ngợi hoặc khích lệ văn hóa, ít khi được luật pháp che chở, và hiếm khi được giới
khoa bảng yểm trợ.
Trong khi đó, các đại học trong khu vực không đào tạo được các loại chuyên
gia mà công cuộc phát triển đòi hỏi. Tính trung bình, Châu Mỹ La-tinh đào tạo sáu
chuyên viên khoa học xã hội cho mỗi hai kỹ sư và mỗi một chuyên viên trong các
ngành khoa học chính xác. Một chuyến viếng thăm một khu đại học tại Châu Mỹ La
Tinh sẽ cho ta cái cảm giác đang trở về quá khứ, trở về một thời đại trong đó Bức
tường Bá Linh chưa sụp đổ và Liên bang Nga cũng như Trung Quốc chưa theo chủ
nghĩa tư bản. Thay vì trang bị cho sinh viên những công cụ thực tiển – như các kỹ
năng công nghệ và sinh ngữ — để giúp họ thành công trong một thế giới toàn cầu
hóa, nhiều đại học chỉ chuyên dạy các tác giả không còn ai muốn đọc và lặp lại các
học thuyết không còn ai muốn tin.
Muốn thực hiện công cuộc phát triển, tình trạng này phải thay đổi. Các nước
Châu Mỹ La-tinh phải bắt đầu tưởng thưởng những con người có óc cải tiến và sáng