QUYỀN GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA
CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM
Phạm Quang Linh
*
Thế kỷ 21 đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật.
Điều này khiến việc tiếp cận, giao lưu giữa con người với nhau trở nên dễ dàng.
Đây là tiền đề cho sự tiếp xúc, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia, vùng, miền, dân
tộc khác nhau trên khắp thế giới. Sự giao lưu này đem lại nhiều cơ hội phát triển
nhưng cũng mang lại không ít thách thức. Một trong những thách thức lớn đang
được đặt ra, đó là việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong xu thế phát triển
hiện nay.
Với 54 dân tộc anh em, có thể nói nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa
rất đa dạng. Ngoại trừ dân tộc Kinh chiếm số lượng áp đảo 73.594.740 người
(85,77% dân số toàn quốc), 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm 12.252.257 người (14,23%
tổng dân số). Trong đó nhiều nhất là dân tộc Tày với 1.626.392 người, chiếm 1,89%
tổng dân số. Ít nhất là dân tộc Ơđu với 376 người, chỉ chiếm 0,0004 % dân số
1
. Sự
bé nhỏ về mặt dân số, sự ảnh hưởng từ các nền văn hóa ngoại lai (văn hóa của
người Kinh, văn hóa của khách du lịch nước ngoài...), cũng như sự thay đổi về
phạm trù suy nghĩa do tác động của nền kinh tế phát triển đã khiến bản sắc văn hóa
của các dân tộc thiểu số ngày càng trở nên mai một.
Trong bối cảnh trên, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam đang ngày càng trở nên cấp thiết và được Đảng, Nhà nước vô cùng
quan tâm, chú ý. Nhiều bộ luật, điều luật đã được Nhà nước đưa ra để làm rõ các
quyền con người (gồm cả người dân các dân tộc ít người). Đây là cơ sở pháp lý cho
việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Nhà
nước cũng không ngừng đưa ra các chính sách, chương trình hỗ trợ nhằm tạo điều
kiện cho người dân các dân tộc thiểu số nâng cao đời sống cả về văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần.
1. Các khái niệm chung
*
Thạc sỹ, Viện Dân tộc học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
1
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009,
idmid=5&ItemID=10798
1.1. Quyền con người
Mỗi con người từ khi sinh ra tới khi chết đi đều thực hiện rất nhiều hoạt
động. Có hoạt động nhận được ủng hộ nhưng cũng không ít hoạt động bị cản trở,
thậm chí bị gò bó, chèn ép, ngăn cấm. Vậy, liệu có cơ sở nào để xác định mỗi con
người được phép làm gì hay không được phép làm gì? Làm thế nào để mỗi con
người từ khi sinh ra đã nhận được sự đối xử công bằng như nhau?
Quyền con người được sinh ra từ khát vọng bảo vệ nhân phẩm của con
người. Quyền con người dựa trên hệ thống giá trị toàn cầu phổ biến nhằm cống hiến
cho sự linh thiêng của cuộc sống và tạo ra một khuôn khổ để xây dựng hệ thống
quyền con người, được các quy phạm và quy chuẩn quốc tế bảo vệ
2
. Tuyên ngôn
quốc tế về quyền con người đã được Liên hợp quốc thông qua vào năm 1948 là đỉnh
cao cúa quá trình phát triển và hoàn thiện về ý thức hệ tư tưởng nhằm đảm bảo cho
mỗi con người sống trên trái đất này đều được đảm bảo quyền được sống, được tự
do, được mưu cầu hành phúc. Từ đó đến nay, đã có thêm 24 Công ước về quyền
con người nhằm pháp điển hóa cho Tuyên ngôn Quyền con người. Những công ước
này đều đã được nhiều nước trên thế giới thông qua
3
.
Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người gồm 30 điều, nêu rõ các quyền cơ
bản về con người được cả thế giới công nhận và đảm bảo như quyền sống, quyền
bình đẳng, quyền ngôn luận, quyền được học tập, quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo ... Đây là văn bản có giá trị cao nhất, là cơ sở để mỗi con người trên thế giới có
thể khẳng định quyền cá nhân của bản thân. Tuy nhiên, tất cả những quyền này
không được phép đi quá giới hạn hoặc đối lập với hệ thống pháp luật - nơi quy định
những giá trị chuẩn mực của xã hội mà người đó đang sống.
1.2. Văn hóa, bản sắc văn hóa
Theo định nghĩa năm 2002 của Tổ chức giáo dục, xã hội, văn hóa Liên hợp
quốc (UNESCO) thì “Văn hóa nên được đề cập đến như một tập hợp của những đặc
trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người
trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương
thức chung, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
2
Wolfgang Benedek, Tìm hiểu về quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008, tr.12
3
Vương Xuân Tình, Nguyễn Văn Minh, Nghiên cứu nhân quyền ở Việt Nam: Một tiếp cận Dân tộc học; Bài
viết trong cuốn Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, tr.329
Theo định nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cũng như biểu hiện của nó mà loài người tạo ra nhằm mục đích thích ứng với nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn”.
Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát, văn hóa là tất cả những giá trị vật
chất và giá trị tinh thần mà con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình lịch sử.
Vậy còn bản sắc văn hóa? Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "bản sắc" dùng
để chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là
nói tới sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó. Thuật ngữ bản sắc thường
được sử dụng gắn với văn hóa và dân tộc. Nói đến dân tộc là nói đến văn hoá, bản
sắc văn hoá và nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, bản sắc dân tộc. Có thể hiểu bản
sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất của một nền văn hoá được xác
lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và bản sắc văn hóa thể hiện tinh thần, linh hồn,
cốt cách, bản lĩnh của một dân tộc. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất”
giữa dân tộc này với dân tộc khác
4
.
1.3. Dân tộc thiểu số
Cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một định nghĩa nào về “dân tộc thiểu
số” (minorities) được chính thức xác nhận trong bất cứ văn kiện quốc tế nào của
Liên Hợp Quốc. Theo tòa án Công lý quốc tế thường trực (Permanent Court of
International Justice - PCIJ, cơ quan tài phán của Hội Quốc Liên), cộng đồng thiểu
số là một nhóm người sống trên một quốc gia hoặc một địa phương nhất định, cơ
những đặc điểm đồng nhất về chủng tộc, tín ngưỡng, ngôn ngữ và truyền thống, có
sự giúp đỡ lẫn nhau và có quan điểm thống nhất trong việc bảo lưu những yếu tố
truyền thống, duy trì tôn giáo, tín ngưỡng và hướng dẫn, giáo dục trẻ em trong cộng
đồng theo tinh thần và truyền thống của chủng tộc họ. Một định nghĩa khác do
Francesco Capotorti - báo cáo viên đặc biệt của Tiểu ban về chống phân biệt đối xử
và bảo vệ người thiểu số của Liên Hợp Quốc đưa ra, người thiểu số là một nhóm
người, xét về mặt số lượng, ít hơn so với phần dân cư còn lại của quốc gia, có vị thế
yếu trong xã hội, những thành viên của nhóm - mà đang là công dân của một nước -
4
Hoàng Thị Hương, Một số vấn đề lý luận về bản sắc văn hóa dân tộc, />van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/2634-mot-so-van-de-ly-luan-ve-ban-sac-van-hoa-dan-toc.html
có những đặc trưng về chủng tộc, tín ngưỡng hoặc ngôn ngữ khác nhau so với phần
dân cư còn lại và chứng tỏ rất rõ ràng là có một ý thức thống nhất trong việc bảo tồn
nền văn hóa, truyền thống, tôn giáo và ngôn ngữ của họ.
Ở Việt Nam, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng dân tộc thì khái niệm “dân tộc thiểu số”
không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc mà chỉ
mang ý nghĩa đơn thuần về mặt số lượng. Khái niệm “dân tộc thiểu số”, có lúc, có
nơi, nhất là trong những năm trước đây còn được gọi là “dân tộc ít người”. Mặc dù
hiện nay đã có quy định thống nhất gọi là “dân tộc thiểu số”, nhưng cách gọi “dân
tộc ít người” vẫn không bị hiểu khác đi về nội dung
5
. Như vậy, có thể hiểu, dân tộc
thiểu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh
về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc.
1.4. Các quyền về văn hóa của người dân tộc thiểu số trong luật quốc tế
Mặc dù khái niệm dân tộc thiểu số (minorities) vẫn chưa được xác nhân
trong bất cứ văn bản nào của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, vẫn có những quyền cho
các dân tộc thiểu số (minorities) được thể hiện qua nhiều công ước và tuyên bố.
Chẳng hạn như Điều 27 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(ICCPR) nêu rõ “ở các quốc gia có các nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo, và ngôn
ngữ, những thành viên của các nhóm thiểu số đó, cùng với các thành viên khác của
cộng đồng mình, không bị khước từ quyền có đời sống văn hóa riêng, quyền được
theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của
họ”
6
. Hay như Điều 1 trong Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm
thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, 1992 đã tuyên bố rằng “các
quốc gia sẽ bảo vệ sự tồn tại và bản sắc dân tộc hay sắc tộc, văn hóa, tôn giáo và
ngôn ngữ của người thiểu số trong phạm vi lãnh thổ thuộc sự quản lý của họ, và
khuyến khích những điều kiện để thúc đẩy bản sắc đó; các quốc gia sẽ thông qua
những biên pháp lập pháp và những biện pháp thích hợp khác để đạt được những
mục tiêu này”
7
...
Không có một Công ước hay Tuyên bố nào đề cập riêng về việc phải giữ gìn
bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, quyền này được lồng ghép một
5
Lô Quốc Toản, Quan niệm về “dân tộc thiểu số” và “cán bộ dân tộc thiểu số” hiện nay,
/>6
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, tr.14
7
Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, tr.444
cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều Điều của Tuyên ngôn quốc tế về Quyền
con người và trong nhiều Công ước quốc tế về quyền con người đã được các nước
trên thế giới và Việt Nam công nhận như: Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa, 1966; Công ước quốc tế về xóa bỏ hình thức phân biệt chủng tộc,
1965; Tuyên bố về quyền của những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc,
chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ, 1992 ...
2. Quyền giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
2.1. Quyền con người ở Việt Nam
Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là
trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
là nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách
của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằn, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người.
Xuất phát từ chủ trương không ngừng phát triển con người, Nhà nước Việt
Nam đã và đang xây dựngvà hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm các quyền con
người được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ nhất. Ngày 18/08/2005, lần đầu
tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam ra mắt Sách trắng về quyền con người ở Việt Nam với
tựa đề “Thành tựu Bảo vệ và Phát triển Quyền con Người ở Việt Nam”. Tính từ năm
1986 (tức sau Đổi mới) đến khi Sách trắng được công bố, Việt Nam đã ban hành
13.000 văn bản pháp luật các loại để thể hiện đầy đủ tất cả các quyền cơ bản, phổ
biến của con người được nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948.
Tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người là chủ trương thường
xuyên và nhất quán của Việt Nam, thể hiện cam kết cũng như quyết tâm của Việt
Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con
người. Kể từ khi gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1977, Việt Nam đã trở thành
thành viên của hầu hết các công ước quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc về quyền
con người như Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về quyền Kinh tế,
Văn hóa, Xã hội; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
8
...
2.2. Quyền giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
8
Sách trắng về Nhân quyền ở Việt Nam, tr.4