Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Những giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
_____________________


LÊ THANH TUẤN



NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã Số Ngành: 6034 0102






Tp. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
_____________________


LÊ THANH TUẤN





NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã Số Ngành: 6034 0102


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN NGỌC TRUNG






Tp. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013

i




Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM




Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHAN NGỌC TRUNG





Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.
HCM, ngày 4 tháng 01 năm 2013

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc s
ĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

1. Ts. Trương Quang Dũng - Chủ tịch
2. Ts. Tần Xuân Bảo - Phản biện
3. Ts. Ngô Quang Huân - Phản biện
4. Ts. Hà Văn Ánh - Ủy viên
5. Ts. Phạm Thị Hà - Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sử
a chữa (nếu có).

ii





TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 12 năm 2012
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: LÊ THANH TUẤN Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 25/3/1974 Nơi sinh: Đồng Tháp
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1084012102

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Những giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Đánh giá tổng quan thực trạng và triển vọng xuất khẩu lúa gạo Việt Nam và thế
giới.
- Thấy được tình hình xuấ
t khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề ra những giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30/05/2012 theo Quyết định số 849/QĐ-DKC

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/12/2012

V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS.PHAN NGỌC TRUNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH




TS. PHAN NGỌC TRUNG

iii




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


Lê Thanh Tuấn

iv




LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kỹ thuật
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kỹ
thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạ
y
bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Phan Ngọc Trung đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Lương thực Thực
phẩm An Giang đã tạo điều kiện thời gian cho tôi trong suốt khóa học, cùng các anh
chị em Trung tâm Nông nghiệ
p và Phát triển nông thôn, các anh chị em công tác
các Công ty thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam tạo điều kiện thu thập, điều
tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp quí báu của quí thầ
y cô và các bạn.

Lê Thanh Tuấn








v





TÓM TẮT

Gạo đóng vai trò chủ yếu trong an ninh lương thực và ổn định kinh tế xã
hội. Vụ mùa chính đất nước đáp ứng tiêu dùng cho gần 89 triệu và là nguồn thu
nhập hơn 60 triệu người dân vùng nông thôn nông nghiệp. Từ những năm 1990, sản
lượng gạo xuất khẩu tăng lên rất ấn tượng, giúp Việt Nam trở thành quốc gia xuất
khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Mục đích của nghiên cứu này là dựa trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề
lý luận cơ bản về nguồn gốc và lợi ích của xuất khẩu trong tiến trình phát triển kinh
tế quốc gia; phân tích tổng quan tình hình sản xuất lúa gạo thế giới; phác họa những
điểm chủ yếu về thị trường gạo thế giới, trên cơ sở đó làm rõ lợi th
ế và hạn chế của
Việt Nam trong xuất khẩu gạo.
Nghiên cứu này cũng đánh giá đầy đủ và toàn diện thực thực trạng hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua; chỉ ra những thử thách;
Chỉ rõ những vấn đề đặt ra cho hoạt động xuất khẩu gạo trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, đưa ra giả
i pháp khắc phục những khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới hiệu quả hơn.
Tiến trình nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu
gạo của Việt Nam trước tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng
hoạt động xuất khẩu gạo.
Sau đó, đề xuất những giải giải pháp ch
ủ yếu nhằm nâng cao hoạt động
xuất khẩu gạo của Việt Nam

vi





ABSTRACT

Rice plays a crucial role in Viet Nam’s food security and overall political,
economic, and social stability. It is the country’s main crop, consumed by nearly 89
million of the total population and an important source of income for more than 60
million people living in agricultural and rural areas. Since the 1990s, the volume of
rice exports has risen dramatically, which makes Viet Nam the second largest rice
exporter in the world.
The purpose of this study is to base on the systemization of some basic
arguments of orginal and advantageous export in the process of country
development; overallanalysis of the global rice producing situation; showing some
main points of the world rice market to pinpoint disadvantages and advantages of
Vietnam rice export;
This study also offers a complete and comprehensive assessment of the real
situation of Vietnam rice export recently; it specifies the challenges facing rice
exportation in the process of international economic integration, hence to propose
solutions to overcome these challenges for more effective rice exportation in the
future.
The research analyzes and assesses the internal and external factors
effecting on the real rice exportation of Viet Nam.
Finally, To propose main solutions to enhance Vietnam rice exportation
efficiently.

vii





MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU 4
1.1. Các học thuyết trong thương mại quố tế 4
1.1.1. Học thuyết trọng thương 4
1.1.2. Học thuyết trọng nông 4
1.1.3. Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 5
1.1.4. Lý thuyết lợi thế so sánh củ
a Ricardo 5
1.1.5. Lý thuyết Heckches - Ohlin 5
1.2. Tổng quan về xuất khẩu 6
1.2.1. Khái niệm xuất khẩu 6
1.2.2. Các loại hình xuất khẩu 6
1.2.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo 7
1.2.3.1 Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình Công nghiệp
hoá- Hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước 7
1.2.3.2. Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ
cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát
triển 8
1.2.3.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân 9
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 10
1.2.4.1. Nhân tố thị trường 10
1.2.4.2. Nhân tố về phía doanh nghiệp 11
1.2.4.3. Nhân tố về chính sách nhà nước 11
1.3. Tình hình thị tr

ường lúa gạo thế giới 12
1.3.1. Cung lúa gạo thế giới 12
1.3.1.1. Sản lượng lúa gạo thế giới 12
viii




1.3.1.2. Dự trữ gạo thế giới 13
1.3.1.3. Nhập khẩu gạo thế giới 14
1.3.2. Cầu lúa gạo thế giới 16
1.3.2.1. Tiêu thụ gạo thế giới 17
1.3.2.2. Xuất khẩu gạo thế giới 18
1.3.3. Triển vọng thị trường gạo thế giới 20
Tóm tắt Chương 1 22

Chương 2
THỰ
C TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 23
2.1. Thành tựu của hoạt động xuất khẩu gạo Việt nam 23
2.2. Tình hình thị trường lúa gạo Việt Nam 24
2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam 24
2.2.2. Sản lượng gạo Việt Nam 25
2.2.3. Tiêu dùng gạo Việt Nam 25
2.2.4. Xuất khẩu gạo Việt Nam 25
2.2.4.1. Khối lượng và kim ngạch xuấ
t khẩu gạo 25
2.2.4.2. Giá gạo xuất khẩu 26
2.2.4.3. Chủng loại gạo xuất khẩu 27
2.2.4.4. Thị trường xuất khẩu gạo 28

2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam 28
2.1.1. Sản phẩm 28
2.3.1.1. Sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu 28
2.3.1.2. Chất lượng gạo xuất khẩu 30

2.3.1.3. Chủng loại gạo xuất khẩu 32
2.3.2. Giá cả 34
2.3.2.1. Giá gạo trên thị trường thế giới 34
2.3.2.2. Chi phí sản xuất 36
2.3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam 36
ix




2.3.3. Phân phối 39
2.3.3.1. Khâu mua 39
2.3.3.2. Các kênh phân phối 40
2.3.4. Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 41
2.3.4.1. Các biện pháp xúc tiến thương mại 41
2.3.4.2. Hỗ trợ kinh doanh 44
2.3.5. Khảo sát hoạt động xuất khẩu 45
2.3.5.1. Kết quả khảo sát hoạt động xuất khẩu 45
2.3.5.2. Đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố bên ngoài, bên trong 47
Tóm tắt chương 2 52

Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
GẠO VIỆT NAM
3.1. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu gạo 53

3.1.1. Định hướng 53
3.1.2. Mục tiêu 55
3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo 55
3.3.1. Nhóm giải pháp mở rộng thịt trường 55
3.3.1.1. Nghiên cứu và xây dựng th
ị trường 56
3.3.1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu 57
3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng 59
3.3.2.1. Quy hoạch và đầu tư cho vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu 59
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng lúa trong khâu canh tác và bảo quản sau thu hoạch 59
3.3.2.3. Chính sách hỗ trợ nhà nước đối với người sản xuất 60
3.3.3. Nhóm giải pháp về hoạt động Marketing 60
3.3.3.1. Các giải pháp giá xuất khẩu 60
3.3.3.2. Các giải pháp mở rộng kênh phân phối s
ảm phẩm 61
3.3.3.3. Các giải pháp hoạt động xúc tiến thương mại 62
x




3.3.4. Nhóm giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu 63
3.3.5. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực 65
3.3.6. Nhóm giải về cơ chế chính sách 66
3.3.6.1. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức xuất khẩu 66
3.3.6.2. Các giải pháp về đầu tư đồng bộ khoa học – kỹ thuật 67
Tóm tắt Chương 3 70

KẾT LUẬN 71


TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC



xi




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- GASO : Tổng cục Thống kê
- AGRODATA : Cơ sở dữ liệu của Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp
- AGROINFO : Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp
- VFA : Hiệp hội Lương thực Việt Nam
- NN & PTNN : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- FAO : Tổ chức Lương thực thế giới
- USDA : Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
- EU : Liên minh Châu Âu
- ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- FAPRI : Việ
n Nghiên cứu chính sách Nông nghiệp và Lương thực Mỹ
- IRRI : Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế
- USD : Đô la Mỹ
- VNĐ : Việt Nam đồng



xii




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Dự trữ gạo cuối kỳ một số nước trên thế giới, 2010-2012 13
Bảng 1.2: Nhập khẩu gạo một số nước trên thế giới, 2010-2012 16
Bảng 1.3: Tiêu dùng gạo một số nước trên thế giới, 2010-2012 17
Bảng 1.4: Dự báo cung cầu gạo thế giới, 2003-2016 20
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của xu
ất khẩu gạo Việt Nam
qua các năm 24
Bảng 2.2: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, 2010-6/2012 26
Bảng 2.3: Các nhóm gạo xuất khẩu thế giới 32
Bảng 2.4: Đánh giá về thông tin xuất khẩu gạo 45
Bảng 2.5: Đánh giá về các loại gạo xuất khẩu gạo Việt Nam 45
Bảng 2.6: Đánh giá về nguyên nhân không nhận hàng 45
Bảng 2.7: Đánh giá về thị trường xu
ất khẩu gạo của Việt Nam 46
Bảng 2.8: Đánh giá về các chỉ tiêu gạo xuất khẩu Việt Nam 46
Bảng 2.9: Đánh giá về cách thức quảng bá tiếp thị của doanh nghiệp 47
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài 48
Bảng 2.11: Đánh giá về khả năng thích ứng doanh nghiệp với các yếu tố bên ngoài
48
Bảng 2.12: Bảng tổng hợ
p ma trận EFE các yếu tố bên ngoài 49
Bảng 2.13: Đánh giá về mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong 49
Bảng 2.14: Đánh giá về khả năng thích ứng doanh nghiệp với các yếu tố bên trong

50
Bảng 2.15: Bảng tổng hợp ma trận IFE các yếu tố bên trong 50


xiii




DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu 1.1: Diện tích, năng suất lúa thế giới, 2003-2012 12
Biểu 1.2: Sản lượng gạo thế giới, 2003-2012 13
Biểu 1.3: Cung cầu gạo thế giới, 2009-2012 17
Biểu 1.4: Xuất khẩu gạo thế giới, 2007-2012 18
Biểu 1.5: Các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, 2010-2012 19
Biểu 2.1: Diện tích, sản lượng lúa Việt Nam, 2003-2012 24
Bi
ểu 2.2: Sản lượng gạo Việt Nam, 2003-2012 25
Biểu 2.3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam theo tháng, 01/2010-6/2012 27
Biểu 2.4: Xuất khẩu Việt Nam theo chủng loại 6 tháng đầu năm 2012 27
Biểu 2.5: Xuất khẩu Việt Nam theo thị trường 6 tháng đầu năm 2012 28
Biểu 2.6: Xuất khẩu Việt Nam theo chủng loại năm 2011 33
Biểu 2.7: So sánh giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan theo tháng,
01/2010-6/2012 35



xiv





DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Các kênh phân phối gạo xuất khẩu Việt Nam 40
Hình 3.1: Kênh phân phối gạo xuất khẩu đề xuất 62

1




LỜI MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Dân tộc Việt Nam trải qua gần 4.000 năm dựng nước, giữ nước và phát
triển đi lên, chủ yếu vào nền Nông nghiệp. Ngày nay, khi đất nước bước vào thế kỷ
XXI, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu rất khả quan, trước hết phải
kể đến thắng lợi đối với ngành nông nghiệp nói chung và thắ
ng lợi lớn nhất là bước
ngoặc phát triển sản xuất và xuất khẩu lúa gạo nói riêng. Gần 3 thập niên qua từ khi
Việt Nam có mặt trên bản đồ lúa gạo thế giới và định vị được vai trò không thể
thiếu trong nền kinh tế lúa gạo và lương thực thế giới. Là vựa gạo vừa nuôi sống
hơn 87 triệu dân trong nước vừa đảm bảo một phần an ninh lương thực trong khu
vự
c và thế giới. Thành tựu đó chứng minh đường lối đổi mới nông nghiệp của Đảng
nói chung, định hướng chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo nói riêng là đúng đắn.

2. Tính cấp thiết của đề tài

Những thành tựu xuất khẩu gạo đạt được trong những năm qua là kết quả
thật đáng tự hào của ngành nông nghiệp nước ta, thể hiện sự quyế
t tâm của nhân
dân và đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vị thế của Việt Nam đã
được nâng lên, sánh vai cùng các nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên, chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong điều kiện tình hình
kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, cuộc chạy đua và cạnh tranh
kinh tế toàn cầu diễn ra hết sức gay g
ắt, thì vấn đề sản xuất và xuất khẩu một sản
phẩm nào đó đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển khôn ngoan, có sự tính toán
kĩ càng, cẩn trọng trong một tổng thể chiến lược phát triển chung mới dành được
thuận lợi và kết quả tối ưu.
Bên cạnh đó, do những yếu tố chủ quan, khách quan và thực tiễn tại Việt
Nam trong thời gian qua, hoạt
động xuất khẩu gạo vẫn đang gặp phải một số khó
khăn nhất định về thị trường, chất lượng sản phẩm, giá cả… Kết quả là, tuy khối
2




lượng và kim ngạch xuất khẩu có tăng theo hàng năm nhưng nhìn chung tiềm năng
vẫn chưa được khai thác một cách tối ưu, mang lại hiệu quả cao nhất.…
Trước thực trạng đó, đưa ra “Những giải pháp nâng cao hoạt động xuất
khẩu gạo Việt Nam” là một đòi hỏi cấp thiết và đáng quan tâm nhằm đẩy mạnh
hơn nữa sản lượng và giá trị xu
ất khẩu cho hạt gạo Việt Nam.

3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tổng quan thực trạng và triển vọng xuất khẩu lúa gạo Việt Nam

và thế giới.
- Thấy được tình hình xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề ra những giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

4. Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo c
ủa Việt Nam và một số nước trên
thế giới.

5. Phạm vi nghiên cứu:
- Tình hình xuất nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới.
- Các doanh nghiệp tại các vùng sản xuất lúa gạo lớn tại Việt Nam. Với lý
do này, tôi chọn mẫu điều tra là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại
Thành phố Hồ Chí Minh và một số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

6. Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề s
ử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
đồng thời cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, chuyên gia và
mô hình kinh tế lượng, đánh giá và so sánh để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
Nguồn tư liệu, thông tin sử dụng trong chuyên đề được lấy từ Trung tâm
thông tin Nông nghiệp và Phát riển nông thôn (Bộ NN & PTNT), Tổng cục thống
3




kê Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các nguồn thông tin chính thức
khác từ Internet


7. Nội dung nghiên cứu
Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài được xây dựng, ngoài Phần mở đầu và
Phần kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu qu
ả hoạt động xuất khẩu gạo
Việt Nam.
Trong khuôn khổ của nội dung nghiên cứu đề tài nhằm:
- Khẳng định lại vai trò của xuất khẩu gạo đối với sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam;
- Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam;
- Nêu ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu gạo c
ủa Việt Nam trong thời gian tới.
Vì thời gian và trình độ của học viên nghiên cứu còn hạn chế nên không thể
tránh được những thiếu sót nhất định, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và
các bạn để luận văn được hoàn chỉnh.
4




Chương 1
TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU

1.1. Các học thuyết trong thương mại quốc tế

1.1.1. Học thuyết trọng thương
Thuyết trọng thương ra đời ở châu Âu vào khoảng cuối thế kỷ XV. Theo

thuyết trọng thương: sự giàu có của quốc gia được thể hiện qua số lượng quý kim
(vàng, bạc ) mà quốc gia đó nắm giữ, được xem là tài sản quốc gia; Con đường
duy nhất
để tăng tài sản quốc gia là phải phát triển ngoại thương và nhấn mạnh rằng
xuất siêu là biện pháp hữu hiệu nhất trong hoạt động ngoại thương; Hoạt động
ngoại thương được hiểu theo Luật trò chơi bằng không (Zero – sum game) nghĩa là
lợi ích kinh tế mà một quốc gia thu được là từ nguồn lợi của quốc gia khác; Thương
mại quốc tế không chỉ dựa vào tiềm năng củ
a một quốc gia mà Chính phủ đóng một
vai trò quan trọng thông qua các chính sách bảo hộ mậu dịch, độc quyền ngoại
thương để chi phối toàn bộ thị trường nhằm đạt được mục tiêu xuất siêu mang lại
nhiều vàng bạc cho quốc gia.

1.1.2. Học thuyết trọng nông
Ra đời vào thế kỷ XVII, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát
triển thay thế cho thương nghiệp. Theo thuyết trọng nông, nông nghiệ
p là nguồn
gốc duy nhất đem lại thu nhập và của cải cho mỗi nước. "Đất", một yếu tố hiệu quả
duy nhất của sản xuất, nông nghiệp dựa vào đất đai nên nông nghiệp là ngành duy
nhất tạo ra sản phẩm rũng (sản phẩm thuần túy); Nông nghiệp là ngành sản xuất các
ngành khác là phi sản xuất. Chi phí nông nghiệp là chi phí sản xuất (chi phí đất đai-
địa tô), chi phí ban đầu (nông cụ, gia súc kéo, hạt giống, công ban
đầu), chi phí
hàng năm (tiền khấu hao nông cụ, tiền công, tiền nuôi gia súc trong năm). Về
thương mại quốc tế, lối suy nghĩ và chính sách theo thuyết trọng thương: Thương
mại hỗ trợ cho sự phát triển nền kinh tế năng động - nghĩa là buôn bán lúa gạo sẽ
5





tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng nông nghiệp; Chính phủ chỉ cần đứng
ngoài ngành mậu dịch và để nó tự hoạt động - nghĩa là để cho tư nhân tự do kinh
doanh.

1.1.3. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723 – 1790) là nhà kinh tế học cổ điển người Anh, người
được suy tôn là cha đẻ của “kinh tế học”. Ông cho rằng sự giàu có của quốc gia
ph
ản ánh qua năng lực sản xuất chứ không phải qua số quý kim nắm giữ và “Nếu
mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình
có lợi thế tuyệt đối (tức chi phí lao động thấp hơn so với các nước khác) và nhập
khẩu những mặt hàng mà mình không có lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đều
có lợi”. Lợi thế tuyệt đối có được là do sự khác biệ
t về nguồn tài nguyên thiên
nhiên, vị trí địa lý mà có. Thương mại quốc tế không phải là quy luật Trò chơi
bằng không mà là Trò chơi tích cực (positive sum game) và các quốc gia đều có lợi
hơn thông qua thương mại quốc tế.

1.1.4. Lý thuyết lợi thế tương đối của Ricardo
David Riacrdo (1772-1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Theo
ông nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm
mà mình có lợi thế so sánh và nhậ
p khẩu những sản phẩm mà mình không có lợi thế
so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Tuy nhiên lợi thế so sánh ở đây là dựa vào
trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia. Lợi thế so sánh thay đổi
tùy thuộc vào thời gian và trình độ phát triển của mỗi quốc gia/địa phương.

1.1.5. Lý thuyết Heckches - Ohlin.
Lý thuyết Heckches - Ohlin đã bổ sung rất nhiều và hạn chế những thiếu sót

của lý thuyết lợi thế tương đối như lợi thế so sánh do đâu mà có, vì sao các nước
khác lại có lợi thế so sánh khác nhau …?
6




Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một
nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hoá các ngành sản xuất
mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với các nước đó là thuận lợi nhất.
Nói cách khác, theo lý thuyết Lý thuyết Heckches - Ohlin một số nước này có lợi
thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một s
ố sản phẩm hàng hoá của mình là do việc
sản xuất những hàng hoá đó đã sử dụng nhiều yếu tố sản xuất, mà một nước có
được ưu đãi hơn một số nước khác về lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất đã
khiến một số nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản xuất các sả
n phẩm
hàng hoá khác) khi sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó.

1.2. Tổng quan về xuất khẩu

1.2.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật. Cơ sở của xuất khẩu là hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hoá. Mục đích c
ủa hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng
vùng, từng quốc gia trong phân phối lao động quốc tế.

1.2.2. Các loại hình xuất khẩu

- Xuất khẩu trực tiếp: các nhà sản xuất giao hàng trực tiếp cho người tiêu
dùng nước ngoài. Phần lớn hàng hoá ở thị trường thế giới qua xuất khẩu trực tiếp
(trên 2/3 kim ngạch).
- Xuất khẩu gián tiếp là xuất khẩu qua khâu trung gian.
- Tạm xuấ
t, tái nhập như hàng đưa đi triển lãm, đưa đi sữa chữa (máy bay,
tàu thuỷ) rồi lại mang về.
- Chuyển khẩu: mua hàng của nước này bán cho nước khác, không làm thủ
tục xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ xuất khẩu.
7




Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối
ngoại và là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để
tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở
cho phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất củ
a chính sách thương mại.
Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo
hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết
công ăn việc làm, tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
Đối với Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu
được đặt ra cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng
trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa,
đông dân, lao động dồi dào, đất đai màu mỡ Bởi vậy, nếu Việt Nam tận dụng tốt
các lợi thế này để sản xuất hàng xuất khẩu là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy
luật thương mại quốc tế.


1.2.3. Vai trò của ho
ạt động xuất khẩu gạo
Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối
ngoại và là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu để
tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở
cho phát triển hạ tầng là mộ
t mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại.
Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo
hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết
công ăn việc làm, tăng thu nhập, ngoại tệ cho đất nước.
1.2.3.1. Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình Công
nghiệp hoá- Hiện đại hoá (CNH-HĐH) đấ
t nước
Quá trình CNH-HĐH đất nước được xác định tiến hành lâu dài và theo những
bước đi thích hợp. Để tiến hành thành công quá trình này, cần huy động tối đa mọi
nguồn lực của quốc gia, trong đó vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Có vốn mới
có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, đầu
tư vào đào tạo nguồ
n nhân lực Vốn thường được huy động từ nhiều nguồn khác
8




nhau: đầu tư nước ngoài; Vay nợ, viện trợ; Thu từ hoạt động du lịch; Xuất khẩu
trong đó vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu có tác động lớn đến hoạt động nhập
khẩu, qua đó đẩy mạnh tiến trình CNH-HĐH đất nước.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây, kim ngạch
từ xuất kh

ẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một mặt hàng chủ
lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo từ
lâu đã mang lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước ta. Theo VFA, trong suốt 21
năm từ 1989 đến 2010 Việt Nam đã xuất 76,6 triệu tấn gạo, với kim ngạch mà xuất
khẩu gạ
o mang lại đạt 21,5 tỷ USD, chưa kể đến xuất khẩu tiểu ngạch sang các
nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Như vậy, gạo đã chiếm tới
khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, một tỷ lệ không nhỏ đối với
riêng một mặt hàng trong rất nhiều mặt hàng xuất khẩu khác.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của gạo đối vớ
i quá trình CNH-HĐH đất nước,
Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng hơn tới tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến
vào sản xuất, đặc biệt chú ý tới những giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao,
đồng thời đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gạo nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ
công cuộc đổi mới đất nước.
Hiện nay, các nướ
c xuất khẩu gạo với khối lượng lớn chủ yếu là các nước
đang phát triển: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar… Chính vì thế
nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu gạo đối các nước này là rất quan trọng.
1.2.3.2. Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản
xuất phát triển
Khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo đồng nghĩa v
ới việc tăng cường sản
xuất theo quy mô vùng. Hiện nay, ở nước ta đã và đang từng bước hình thành
những vùng lúa tập trung chuyên sản xuất gạo xuất khẩu bao gồm cả hai khu vực
chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi vùng phù hợp
với những loại giống lúa khác nhau. Như vậy, cơ cấu nông nghiệp sẽ thay đổi phát
huy theo lợi thế của từ
ng vùng.
9





Khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ cấu ngành nghề cũng sẽ thay đổi. Hàng
loạt các nghề phụ liên quan đến sản xuất và chế biến gạo như xay xát, bảo quản,
đánh bóng cũng phát triển theo. Đây là điều kiện thuận lợi đối với nền kinh tế dồi
dào lao động như nước ta, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp trong nông thôn và góp
phầ
n cải thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao. Xuất khẩu
gạo tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng, tồn kho. Khi khâu tiêu
thụ được giải quyết sẽ tạo tâm lý an tâm, khuyến khích nông dân tăng cường, đẩy
mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Như vậy, xuất khẩu đã tác
động ngược
trở lại đối với sản xuất, là một tiền đề cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện mở rộng
khả năng cung cấp và khả năng tiêu dùng của một quốc gia như Việt Nam.
Khi tham gia xuất khẩu gạo, Việt Nam có điều kiện cạnh tranh, cọ xát với
các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Đây vừ
a là thuận lợi, vừa là khó
khăn đối với mặt hàng gạo của Việt Nam vì chất lượng của ta còn kém hơn so với
các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tồn tại
trên thị trường, Việt Nam buộc phải tổ chức, xem xét lại khâu sản xuất, hình thành
một cơ cấu sản xuất thích hợp, hạ giá thành sản phẩm đồng thời nâng cao chất
lượng. Các kênh phân phối cũng phải tổ chức lại một cách hợp lý, giảm thiểu chi
phí nhằm mang lại lợi nhuận tối đa.
1.2.3.3. Xuất khẩu gạo tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn
việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân
Như trên đã phân tích, khi xuất khẩu gạo được đẩy mạnh sẽ kéo theo những
ngành nghề khác hỗ trợ cho sả

n xuất như các hoạt động thương mại, dịch vụ bao
gồm các công đoạn tổ chức thu mua thóc từ nông dân, tạo đầu vào cho xuất khẩu.
Các hoạt động này nếu được được tiến hành tốt, có sự chỉ đạo đúng đắn sẽ tạo ra sự
khai thông đầu ra cho sản phẩm thóc của nhân dân ở thời vụ thu hoạch, kích thích
nông dân canh tác, nâng cao năng suất. Từ đó tác động trở lại
đối với sản xuất và
xuất khẩu. Như vậy, không chỉ sản xuất gạo xuất khẩu có thể giải quyết việc làm,

×