SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 04 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2014-2015
Môn thi: SINH HỌC - Lớp 12
Ngày thi: 09/4/2015
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã đề thi 256
Họ, tên thí sinh: Số báo danh:
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước, thì điều nào
dưới đây là cần làm hơn cả?
A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn.
B. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.
C. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.
D. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt.
Câu 2: Chuồn chuồn, ve sầu có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa
đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây?
A. Theo chu kỳ tháng B. Theo chu kỳ mùa
C. Không theo chu kỳ D. Theo chu kỳ ngày đêm
Câu 3: Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau.
B. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng khác nhau.
C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng khác nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng giống nhau.
Câu 4: Kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ là
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. hình thành các kiểu gen thích nghi.
C. hình thành các đặc điểm thích nghi. D. hình thành loài mới.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch?
A. Than đá có vết lá dương xỉ B. Mũi tên đồng, trống đồng Đông sơn
C. Dấu chân khủng long trên than bùn D. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm
Câu 6: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có xu hướng là
A. càng giảm B. lúc đầu tăng sau đó giảm
C. càng tăng D. không thay đổi
Câu 7: Cho các kiểu phân bố các cá thể trong quần thể gồm: Các cây thông trong rừng thông – Đàn bò rừng -
Các loài cây gỗ sống trong rừng. Các kiểu phân bố nói trên theo thứ tự là:
A. Đồng đều, ngẫu nhiên, theo nhóm B. Đồng đều, theo nhóm, ngẫu nhiên
C. Theo nhóm, đồng đều, ngẫu nhiên D. Ngẫu nhiên, theo nhóm, đồng đều
Câu 8: Nếu theo quan niệm của Đacuyn, thì loài hươu cao cổ có chân cao, cổ dài là vì
A. Đây là đột biến ngẫu nhiên được quá trình chọn lọc tự nhiên củng cố.
B. Biến dị cá thể này tình cờ có lợi, được chọn lọc tự nhiên tăng cường.
C. Đây là đột biến trung tính được ngẫu nhiên duy trì.
D. Do nhiều đời rướn chân, vươn cổ để ăn lá trên cao nên cổ ngày càng cao.
Câu 9: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ
ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là
A. diễn thế phân huỷ. B. biến đổi tiếp theo.
C. diễn thế nguyên sinh. D. diễn thế thứ sinh.
Câu 10: Diễn thế sinh thái là
A. quá trình biến đổi của quần thể, tương ứng với sự biến đổi đột ngột của môi trường.
B. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. quá trình biến đổi của quần thể tương ứng với sự thay đổi của môi trường.
D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 11: Phương thức hình thành loài khác khu thể hiện ở con đường hình thành loài nào?
Trang 1/4 - Mã đề thi 256
A. Con đường cách li tập tính. B. Con đường sinh thái.
C. Con đường lai xa và đa bội hoá. D. Con đường địa lí.
Câu 12: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì
nguyên nhân chính là?
A. Gen trội có hại biểu hiện. B. Sức sinh sản giảm.
C. Mất hiệu quả nhóm. D. Không kiếm đủ thức ăn.
Câu 13: Khi đánh bắt cá, càng được nhiều con non thì nên
A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
Câu 14: Giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì
A. nó làm thay đổi tần số kiểu gen quần thể. B. nó thay đổi định hướng vốn gen quần thể.
C. nó không làm thay đổi vốn gen quần thể. D. nó làm quần thể thay đổi tần số alen.
Câu 15: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất là
A. rừng ôn đới. B. rừng mưa nhiệt đới. C. savan. D. rừng thông phương Bắc.
Câu 16: Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung
bình năng lượng bị thất thoát tới 90%. Phần lớn năng lượng thất thoát đó bị tiêu hao
A. do hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
B. qua các chất thải (ở động vật qua phân và nước tiểu).
C. do các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
D. qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể, ).
Câu 17: Trong các quan hệ sau, quan hệ nào là quan hệ cạnh tranh?
A. Chim sáo vá trâu rừng. B. Phong lan và cây mục.
C. Lúa và cỏ dại. D. Hải quỳ và cua.
Câu 18: Chọn lọc tự nhiên tác động như thế nào vào sinh vật?
A. Tác động trực tiếp vào các alen B. Tác động nhanh với gen lặn và chậm với gen trội
C. Tác động trực tiếp vào kiểu gen D. Tác động trực tiếp vào kiểu hình
Câu 19: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát
triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. sinh cảnh. B. ổ sinh thái. C. giới hạn sinh thái. D. môi trường.
Câu 20: Cho chuỗi thức ăn:
1 2 3
(1500000) (180000)
(16000000) (18000)
N
P C C C→ → →
(Đơn vị tính kcal). Hiệu suất sinh thái
của bậc dinh dưỡng cấp 3 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 là
A. 9,375%. B. 10 %. C. 1, 2%. D. 1,125%.
Câu 21: Cách li trước hợp tử (hoặc cách li trước giao phối) là
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.
C. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. D. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
Câu 22: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. tôm và tép. B. chim sâu và sâu xanh.
C. cá rô phi và cá chép. D. ếch đồng và chim sẻ.
Câu 23: Đại tân sinh gồm các kỉ là
A. Đệ tam → Đệ tứ. B. Pecmơ → Cacbon → Đêvôn → Silua → Cambri.
C. Đệ nhất → Đệ nhị. D. Tam điệp → Giura → Phấn trắng.
Câu 24: Chuỗi thức ăn sẽ tạo ra tháp sinh thái có đáy tháp nhỏ là
A. 1200 calo sâu 110 calo cóc 5 calo rắn B. 100 cây cỏ 10 con sâu 1 con sóc
C. 1 cây gạo 100 con sâu 10000 vi khuẩn. D. 15000g cỏ 500g sâu 10g chim sâu.
Câu 25: Loài tổ tiên trực tiếp phát sinh ra người hiện đại chúng ta là
A. Homo neanderthalensis (người Nêanđectan). B. Homo habilis (người khéo léo).
C. Homo erectus (người đứng thẳng). D. Homo sapiens (người thông minh).
Câu 26: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO
2
trong khí quyển là
A. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái.
B. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ.
C. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai.
Trang 2/4 - Mã đề thi 256
D. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất.
Câu 27: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen
đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội. D. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội.
Câu 28: Lựa chọn nào sau đây là đúng về mối tương quan giữa sự kiện xảy ra trong lịch sử sự sống và thời kì
địa chất?
A. Cây có mạch và động vật lên cạn - Đại Cổ sinh.
B. Cá xương xuất hiện - Đại Nguyên sinh.
C. Con người xuất hiện - Đại Trung sinh.
D. Động vật có vú đầu tiên - Đại Thái Cổ, Đại Nguyên sinh.
Câu 29: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở:
A. cộng sinh, hội sinh, kí sinh. B. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm.
C. cộng sinh, hội sinh, hợp tác. D. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm.
Câu 30: Ngày nay sự sống không được hình thành từ các chất vô cơ nữa vì
A. điều kiện trên Trái Đất hiện nay không thích hợp.
B. Trái Đất đã thay đổi quỹ đạo so với trước đây.
C. tuổi của Trái Đất đã quá già.
D. Trái Đất đã cách mặt trời quá xa so với trước đây.
Câu 31: Tiến hóa hóa học là giai đoạn
A. hình thành sinh giới ngày nay. B. hình thành tế bào sống đầu tiên.
C. hình thành các sinh vật từ tế bào đầu tiên. D. hình thành chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Câu 32: Khi nào thì ta có thể kết luận chính xác hai quần thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?
A. Hai quần thể đó có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau.
B. Hai quần thể đó sống trong cùng một sinh cảnh.
C. Hai quần thể đó không giao phối với nhau.
D. Hai quần thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hóa khác nhau.
II. PHẦN RIÊNG (Tự chọn): Thí sinh chỉ chọn một trong hai phần A hoặc B
A. Theo chương trình Chuẩn – GDTX (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F
1
vì:
A. kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ. B. các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp.
C. biểu hiện các tính trạng tốt của bố. D. biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ.
Câu 34. Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá, rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta thường
sử dụng phương pháp gây đột biến
A. đa bội. B. mất đoạn. C. chuyển đoạn. D. lệch bội.
Câu 35: Khâu đầu tiên trong quy trình chuyển gen là việc tạo ra
A. vectơ chuyển gen. B. biến dị tổ hợp. C. gen đột biến. D. ADN tái tổ hợp.
Câu 36: Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là:
A. XXY. B. XYY. C. XXX. D. XO.
Câu 37: Trong kĩ thuật chọc dò dịch ối để chẩn đoán trước khi sinh ở người, đối tượng được kiểm tra là
A. tính chất của nước ối. B. các tế bào thai nhi bong ra trong nước ối.
C. các tế bào tử cung của mẹ. D. tế bào bạch cầu và tế bào ung thư.
Câu 38: Một quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ có tỉ lệ dị hợp tử chiếm 5%. Tỉ lệ đồng hợp tử ở thế
hệ ban đầu theo lý thuyết là
A. 95%. B. 5%. C. 60%. D. 40%.
Câu 39: Đàn bò có thành phần kiểu gen đạt cân bằng, với tần số tương đối của alen A qui định lông đen là
0,6, tần số tương đối của alen a qui định lông vàng là 0,4. Tỷ lệ kiểu hình của đàn bò này như thế nào ?
A. 84% bò lông đen, 16% bò lông vàng. B. 16% bò lông đen, 84% bò lông vàng.
C. 75% bò lông đen, 25% bò lông vàng. D. 99% bò lông đen, 1% bò lông vàng.
Câu 40: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :
Trang 3/4 - Mã đề thi 256
1 2 3 4
1 2 3 4
1 2
I
II
III
Nam bình thường
Nam bị bệnh M
Nữ bình thường
Nữ bị bệnh M
Phát biểu nào sau đây là đúng về gen gây ra bệnh trên là?
A. gen trội, nằm trên NST thường. B. gen trội, nằm trên NST giới tính X.
C. gen lặn, nằm trên NST thường. D. gen lặn, nằm trên NST giới tính X.
B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41. Trong một quần thể, giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0,0; Aa = 1,0; aa = 0,0 phản ánh quần thể
đang diễn ra:
A. chọn lọc vận động. B. chọn lọc ổn định.
C. chọn lọc phân hóa. D. không có chọn lọc nào.
Câu 42. Khi nghiên cứu về chim cánh cụt, người ta phát hiện thấy: Loài chim cánh cụt có kích thước lớn
nhất dài 1,2 m; nặng 34 kg (loài 1), loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chỉ dài 50cm; nặng 4-5 kg
(loài 2). Hãy dự đoán nơi sống của 2 loài chim này?
A. Loài 2 ở vùng xích đạo, loài 1 ở Nam cực B. Cả 2 loài này đều ở vùng xích đạo
C. Loài 1 ở vùng xích đạo, loài 2 ở Nam cực D. Cả 2 loài này đều ở nam cực
Câu 43: Ý nghĩa của tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là
A. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể.
B. giải thích tại sao các cá thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các cá thể đồng hợp.
C. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi.
D. giải thích vai trò của tự phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
Câu 44. Ở ruồi giấm, thời gian phát triển từ trứng đến ruồi trưởng thành ở nhiệt độ 25
o
C là 10 ngày đêm, ở
nhiệt độ 18
oC
là 17 ngày đêm. Ngưỡng nhiệt phát triển của ruồi giấm là
A. 8
o
C B. 17
o
C C. 25
o
C D. 10
o
C
Câu 45: Những cư dân ven biển Bắc bộ có câu “tháng 9 đôi mươi tháng 10 mồng 5”. Câu này đang nói đến
loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật.
A. loài cá Cơm - Biến động theo chu kỳ mùa
B. loài Dã tràng - Biến động theo chu kì tuần trăng
C. loài Rươi - Biến động theo chu kì tuần trăng
D. loài rùa biển - Biến động theo chu kì nhiều năm
Câu 46: Trong một hệ sinh thái đồng cỏ xét 5 loài với năng lượng của các loài như sau: Loài A có 10
5
kcal,
loài B có 10
6
kcal, loài C có 2.10
6
kcal, loài D có 3.10
7
kcal, loài E có 10
4
kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây
không thể xảy ra?
A. D BA. B. D C A E. C. B A E. D. B C E.
Câu 47. Ở một khu rừng, người ta đặt bẫy lưới lần thứ nhất bắt được 57 con nai, đánh dấu rồi thả. Lần thứ
hai bắt lại được 18 con, trong đó có 2 con đã đánh dấu. Kích thước quần thể nai tính theo biểu thức Seber là
A. 315 B. 366 C. 663 D. 513
Câu 48: Dạng vượn người hóa thạch cổ có liên quan đến nguồn gốc loài người là
A. Ôxtrlopitec. B. Homo habilis. C. Homo erectus. D. Đriôpitec.
HẾT
Trang 4/4 - Mã đề thi 256