Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn chọn lọc số 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.01 KB, 2 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN – NĂM HỌC 2014 – 2015
Thời gian: 180 phút
Phần Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm)
Anh (chị) đọc các đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
1. Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
2. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Tràng giang – Huy Cận)
3. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Chiều xuân – Anh Thơ)
1. Ba đoạn trích trên thuộc giai đoạn nào trong tiến trình văn học Việt Nam?
2. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính, thể thơ của 3 đoạn trích.
3. Ý nghĩa của câu hỏi tu từ trong đoạn trích 1?
4. Ý nghĩa của dấu hai chấm (:) trong đoạn trích 2?
5. Ý nghĩa của hình ảnh “cô nàng yếm thắm” trong đoạn trích 3?
6. Nội dung chính của các đoạn thơ?
Đọc các đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được
nghe rất nhiều trong các cuộc họp, cảm ơn sự có mặt của quý đại biểu, cảm ơn sự chú ý
của mọi người… Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn
chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là
điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ


như được nhường vào của trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những
chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình
trong cơn hoạn nạn… Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn.
(2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém các xứ sở văn minh là “xin lỗi”. Ở
những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý
khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn
được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng
ai đó lại hỏi đường hay chờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm
phiền đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đều xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được
thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm
với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường.
Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm,
thù hận, đau khổ… Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức
mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn.
(3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỷ thì toa thuốc xin
lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và
xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta.
1. Vấn đề chính được bàn đến trong đoạn trích trên?
2. Câu văn khái quát chủ đề của đoạn trích?
3. Theo người viết, làm thế nào để lời cảm ơn không “khô cứng”, “ít cảm xúc”?
4. Theo người viết, lời xin lỗi được nói trong những trường hợp nào?
5. Vì sao tác giả lại cho rằng: “Sức mạnh của từ xin lỗi còn hơn cảm ơn”?
6. Anh (chị) hãy nêu ít nhất 02 ý nghĩa của việc cảm ơn và xin lỗi theo quan điểm của
riêng mình.
Phần Làm văn
Câu 1 (3,0 điểm):
Hiện nay có nhiều bạn trẻ tự tạo cho mình hình ảnh gây sốc (Scandal) để được nổi
tiếng. Anh/chị có đồng tình với việc làm đó không? Viết một bài văn (không quá 600 từ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng trên?
Câu 2 (4,0 điểm)

Giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)

×