Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn chọn lọc số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.97 KB, 12 trang )

SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI
TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12.
( Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI:
ĐỀ A.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
“Người anh hùng văn võ toàn tài trong chiến đấu, còn đâu một "anh Văn" giản
dị giữa đời thường. Người lính cảnh vệ đưa tay lau nhanh hai hàng nước mắt, người đàn
ông mếu máo đặt bông hoa cúc vàng trước hàng rào, có những cụ già đường xa mắt
đẫm lệ nhòa. Cả đoàn người lặng đi trong tiếng nấc… Đại tướng đã sống trong lòng dân
và trở thành hồn thiêng của dân tộc, vị Tổng chỉ huy huyền thoại của Điện Biên Phủ
năm xưa đã đi về một nơi xa lắm, cuộc đời sự nghiệp nhân cách của đại tướng đã được
khắc họa trọn vẹn trong câu đối nổi tiếng của một nhà giáo cao niên viết tặng Người lúc
sinh thời:
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn."
(Theo Đài tiếng nói Việt Nam - tháng 10/2013)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? (0.5 điểm)
2. Vị đại tướng được nói trong đoạn văn đó là ai? ( 0.5 điểm)
3. Giải thích ý nghĩa đôi câu đối:
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn."
(1.0 điểm)
4. Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của mình về Vị Đại tướng
huyền thoại ấy. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Từ sự cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ qua nhân vật Tnú ( tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ), em có
suy nghĩ gì về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay?
Hết


Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Lớp: ……………………………
Số báo danh: ; Phòng thi:
SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI
TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12.
( Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI: ĐỀ A.
Lựa chọn chủ đề: “ Rừng xà nu” ( Nguyễn Trung Thành)
A. Chuẩn kiến thức – kỹ năng và năng lực.
- Hiểu được chất sử thi, giá trị nhân đạo sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật
và nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của tác giả.
- Biết cách đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng những tri thức và kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận. Từ đó,
HS có thể hình thành năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn VN hiện đại theo đặc trưng thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật.
B. Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề truyện ngắn “Rừng xà nu” theo
định hướng năng lực.
Nhận biết Thông hiêu
Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu hoàn sáng
tác của tác phẩm.
- Xác định nhân
vật trung tâm của
truyện.

- Nêu tình huống
của truyện.
- Liệt kê các chi
tiết nghệ thuật có
ý nghĩa trong
truyện.
- Giải thích tác
động của hoàn
cảnh sáng tác đến
việc xây dựng cốt
truyện, kết thúc
truyện và thể hiện
cái nhìn về người
anh hùng trong tác
phẩm.
- Phân tích tình
huống truyện.
- Cảm nhận về
một chi tiết nghệ
thuât đặc sắc trong
truyện: bàn tay
Tnú.
- Lý giải MQH
giữa nhân vật với
cộng đồng, dân
tộc.
- Phân tích tâm
trạng, hành động
- Ấn tượng sâu
đậm nhất về nhân

vật Tnú.
- Phân tích tính sử
thi trong tác phẩm
của NTT
- Làm rõ sự khác biệt
trong cách thể hiện hình
tượng người anh hùng
trong truyện "Rừng xà
nu" của NTT với một số
sáng tác cùng đề tài như
“ Những đứa con trong
gia đình” của Nguyễn
Thi…
- Làm rõ chất sử thi của
TP: ngợi ca nhân dân
anh hùng trong kháng
chiến chống Mỹ cứu
nước.
của Tnú.
- Lý giải chất sử
thi của truyện.
C. Câu hỏi, bài tập văn bản: “ Rừng xà nu” ( Nguyễn Trung Thành)
Câu hỏi
Câu hỏi mở:
- Câu hỏi đòi hỏi trả lời ngắn.
- Câu hỏi đòi hỏi trả lời dài.
Bài tập
- Bài nghị luận xã hội.
- Bài cảm nhận về nhân vật văn học.
D. Ma trận đề, câu hỏi, bài tập.

* Ma trận đề.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
số
Thấp Cao
I. Đọc – hiểu - Trình bày
thông tin về
đoạn văn
( phong
cách ngôn
ngữ)
- Chỉ ra được
đối tượng
được nói tới
trong đoạn
văn.
- Hiểu được
ý nghĩa của
đôi câu đối.
- Vận dụng
kiến thức
đọc hiểu và
kỹ năng viết
đoạn văn để
viết đoạn văn
nghị luận xã
hội về một
con người
cao đẹp –

tấm gương
sáng trong
cuộc sống.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0,5
5%
1
0,5
5%
1
1,0
10%
1
1,0
10%
4
3,0
30%
II. Làm văn Dạng đề
nghị luận
văn học kết
hợp với vấn
đề nghị
luận xã hội.
Xác định vấn
đề nghị luận.
Hiểu đề, lập

dàn ý và vận
dụng các
thao tác
nghị luận
văn học kết
hợp với vấn
đề nghị luận
xã hội.
Vận dụng
kiến thức
đọc hiểu và
kỹ năng tạo
lập văn bản
để viết bài
nghị luận về
một nhân vật
văn học
(Tnú) kết
hợp với vấn
đề nghị luận
xã hội.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
1,5
15%
1
1,5
15%

1
2,0
20%
1
2,0
20%
1
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ
2
2,0
20%
2
2,0
20%
2
3,0
30%
2
3,0
30%
2
10,0
100%
CÂU HỎI.
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
“Người anh hùng văn võ toàn tài trong chiến đấu, còn đâu một "anh Văn" giản dị

giữa đời thường. Người lính cảnh vệ đưa tay lau nhanh hai hàng nước mắt, người đàn
ông mếu máo đặt bông hoa cúc vàng trước hàng rào, có những cụ già đường xa mắt
đẫm lệ nhòa. Cả đoàn người lặng đi trong tiếng nấc… Đại tướng đã sống trong lòng dân
và trở thành hồn thiêng của dân tộc, vị Tổng chỉ huy huyền thoại của Điện Biên Phủ
năm xưa đã đi về một nơi xa lắm, cuộc đời sự nghiệp nhân cách của đại tướng đã được
khắc họa trọn vẹn trong câu đối nổi tiếng của một nhà giáo cao niên viết tặng Người lúc
sinh thời:
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn."
(Theo Đài tiếng nói Việt Nam - tháng 10/2013)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? (0.5 điểm)
2. Vị đại tướng được nói trong đoạn văn đó là ai? ( 0.5 điểm)
3. Giải thích ý nghĩa đôi câu đối:
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn."
(1.0 điểm)
4. Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của mình về Vị Đại tướng
huyền thoại ấy. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Từ sự cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến
chống Mĩ qua nhân vật Tnú ( tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành - Sách
Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008), em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của
tuổi trẻ hiện nay?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU.
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí, dạng bản tin. (0.5 điểm).
2. Đoạn văn viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
3. Giải thích ý nghĩa 2 câu đối: (1.0 điểm)
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn.

+ Câu đối vận dụng cách thức chơi chữ (mượn tên Văn, họ là Võ) đã khái quát toàn bộ
về cuộc đời tài năng, đức độ nhân cách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
+ Chất Văn ở ông là văn hóa, là cách sống, cách hành xử nhân hậu, nhân văn cho đến
cuối cuộc đời
+ Ông đã lấy võ nghiệp để thực hành triết lý nhân văn, ông trở thành nhà quân sự tài
ba lỗi lạc, là vị tướng trong lòng dân.
4. Đoạn văn yêu cầu phải nêu được những ý chính sau: (1.0 điểm)
- Mở đoạn: + Giới thiệu khái quát về Đại tướng.
- Thân đoạn:
+ Những đóng góp lớn trong cuộc đời binh nghiệp.
+ Vẻ đẹp nhân cách: sống khiêm nhường, bao dung độ lượng, sống chan hòa, gần gũi
nhân dân, trọng nhân nghĩa, liêm khiết mẫu mực
+ Niềm tiếc thương của nhân dân khi Đại tướng qua đời.
- Kết đoạn: Đại tướng đã sống cuộc đời tận tụy vì nước vì dân, nay Người đã về với
thiên thu, tên tuổi của Người sáng mãi cùng lịch sử trong sự ngưỡng mộ kính yêu vô
hạn của người dân Việt Nam
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết vận dụng tri thức đọc – hiểu với kỹ năng tạo lập văn bản
để viết bài nghị luận về một nhân vật văn học kết hợp với vấn đề xã hội.
- Biết cách vận dụng các kĩ năng nghị luận để viết một bài văn hoàn chỉnh
- Bố cục bài văn mạch lạc, rõ ràng lô gích, hành văn trong sáng, ít mắc lỗi chính tả
b. Yêu cầu về kiến thức:
( HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau:
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, là
người gắn bó, am hiểu sâu sắc con người và văn hóa Tây Nguyên. “Rừng xà nu” được
viết năm 1965 khi đế quốc Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nước ta, là tác phẩm kết tinh
cho phong cách của nhà văn.
2. Giới thiệu chung: Vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mỹ.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, trong đó, nổi bật

là mảng văn xuôi chống Mỹ. Các nhà văn đã từ những nguyên mẫu đẹp của hiện thực
cuộc sống xây dựng thành công vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến. Đó
là: lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, quan tâm mọi người, sẵn sàng chiến đấu và hi
sinh cho độc lập tự do của dân tộc, giàu tình cảm đối với gia đình, quê hương, trung
thành với cách mạng…
a. Vẻ đẹp của con người Việt Nam thời chống Mỹ qua nhân vật Tnú.
- Ngay từ nhỏ: gan góc, dũng cảm (học chữ thua Mai, lấy đá đập vào đầu), mưu trí (đi
liên lạc không theo đường mòn mà “xé rừng mà đi”, bị giặc bắt nuốt ngay thư vào
bụng), giác ngộ cách mạng sớm (cùng Mai nuôi giấu anh Quyết ở trong rừng)…
- Trưởng thành: trở thành một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, trung thành với
cách mạng (bị đốt mười đầu ngón tay nhưng nhất quyết không thèm kêu van, về thăm
làng một đêm theo đúng giấy phép của cấp trên), có lòng căm thù giặc cao độ, giàu
lòng yêu thương (tình yêu tha thiết với gia đình, với buôn làng)
- Cuộc đời Tnú đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát (vợ con bị kẻ thù giết hại, bản
thân bị tra tấn dã man).
 Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa điển
hình tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên
(Tnú quật khởi, dân làng Xô man đồng khởi).
b - Nghệ thuật: Nhân vật hiện lên trong cách trần thuật đậm chất sử thi, những tình
huống thử thách, vừa có nét cá tính vừa khái quát tiêu biểu; sử dụng bút pháp biểu
tượng, ngôn ngữ giàu chất tạo hình và chất thơ, mang sắc thái Tây Nguyên…
3. Đánh giá chung:
Truyện ngắn mang tính sử thi đậm nét, tiêu biểu cho đặc điểm của văn học Việt Nam
giai đoạn 1945 – 1975.
- Tinh thần quả cảm, kiên cường của Tnú cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt
Nam, là biểu hiện cao đẹp của vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống
Mỹ.
- Liên hệ, nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay.
THANG ĐIỂM.
- Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có nét riêng trong cách hành văn, sáng tạo

nhưng hợp lí, liên hệ thực tế tốt, chữ đẹp, không mắc lỗi chính tả
- Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
- Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi về diễn
đạt, chính tả.
- Điểm 2-3: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều
lỗi các loại.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển
khai vấn đề.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
( Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản .Tuỳ vào mức độ hiểu và cảm nhận sáng tạo của
HS để GV cho điểm một cách khoa học và hợp lí ) .


Kí duyệt của TTCM Giáo viên ra đề và làm đáp án:

SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3 NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12.
( Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI:
ĐỀ B.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
“Người anh hùng văn võ toàn tài trong chiến đấu, còn đâu một "anh Văn" giản
dị giữa đời thường. Người lính cảnh vệ đưa tay lau nhanh hai hàng nước mắt, người đàn
ông mếu máo đặt bông hoa cúc vàng trước hàng rào, có những cụ già đường xa mắt
đẫm lệ nhòa. Cả đoàn người lặng đi trong tiếng nấc… Đại tướng đã sống trong lòng dân
và trở thành hồn thiêng của dân tộc, vị Tổng chỉ huy huyền thoại của Điện Biên Phủ
năm xưa đã đi về một nơi xa lắm, cuộc đời sự nghiệp nhân cách của đại tướng đã được
khắc họa trọn vẹn trong câu đối nổi tiếng của một nhà giáo cao niên viết tặng Người lúc
sinh thời:

“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn."
(Theo Đài tiếng nói Việt Nam - tháng 10/2013)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? (0.5 điểm)
2. Vị đại tướng được nói trong đoạn văn đó là ai? ( 0.5 điểm)
3. Giải thích ý nghĩa đôi câu đối:
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn."
(1.0 điểm)
4. Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của mình về Vị Đại tướng
huyền thoại ấy. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Từ sự cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ qua nhân vật Việt ( tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn
Thi), em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Lớp: ……………………………
Số báo danh: ; Phòng thi:
SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ
TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12.
( Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI: ĐỀ B.
Lựa chọn chủ đề: “Những đứa con trong gia đình” ( Nguyễn Thi)
A. Chuẩn kiến thức – kỹ năng và năng lực.
- Hiểu đượcchất sử thi, giá trị nhân đạo sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật và
nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của tác giả.
- Biết cách đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng những tri thức và kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận. Từ đó,

HS có thể hình thành năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn VN hiện đại theo đặc trưng thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật.
B. Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề truyện ngắn “Những đứa con
trong gia đình” theo định hướng năng lực.
Nhận biết Thông hiêu
Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu hoàn cảnh
sáng tác của tác
phẩm.
- Xác định nhân
vật trung tâm của
truyện.
- Nêu tình huống
của truyện.
- Liệt kê các chi
tiết nghệ thuật có
ý nghĩa trong
truyện.
- Giải thích tác
động của hoàn
cảnh sáng tác đến
việc xây dựng cốt
truyện, kết thúc
truyện và thể hiện
cái nhìn về người

anh hùng trong tác
phẩm.
- Phân tích tình
huống truyện.
- Cảm nhận về
một chi tiết nghệ
thuât đặc sắc trong
truyện: Hai chị em
Việt giành nhau
ghi tên đi bộ đội
- Lý giải MQH
giữa nhân vật với
gia đình, cộng
đồng, dân tộc.
- Phân tích tâm
- Ấn tượng sâu
đậm nhất về nhân
vật Việt.
- Phân tích tính sử
thi trong tác phẩm
của NT.
- Làm rõ sự khác biệt
trong cách thể hiện hình
tượng người anh hùng
trong truyện " Những
đứa con trong gia đình "
của NT với một số sáng
tác cùng đề tài như
“Rừng xà nu” của
NTT…

- Làm rõ chất sử thi của
TP: ngợi ca nhân dân
anh hùng trong kháng
chiến chống Mỹ cứu
nước.
trạng, hành động
của Việt.
- Lý giải chất sử
thi của truyện.
C. Câu hỏi, bài tập văn bản: “Những đứa con trong gia đình” ( Nguyễn Thi)
Câu hỏi
Câu hỏi mở:
- Câu hỏi đòi hỏi trả lời ngắn.
- Câu hỏi đòi hỏi trả lời dài.
Bài tập
- Bài nghị luận xã hội.
- Bài cảm nhận về nhân vật văn học.
D. Ma trận đề, câu hỏi, bài tập.
* Ma trận đề.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
số
Thấp Cao
I. Đọc – hiểu - Trình bày
thông tin về
đoạn văn
( phong
cách ngôn
ngữ)

- Chỉ ra được
đối tượng
được nói tới
trong đoạn
văn.
- Hiểu được
ý nghĩa của
đôi câu đối.
- Vận dụng
kiến thức
đọc hiểu và
kỹ năng viết
đoạn văn để
viết đoạn văn
nghị luận về
một con
người cao
đẹp – tấm
gương sáng
trong cuộc
đời.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0,5
5%
1
0,5
5%

1
1,0
10%
1
1,0
10%
4
3,0
10%
II. Làm văn Dạng đề
nghị luận
văn học kết
hợp với vấn
đề nghị
luận xã hội.
Xác định vấn
đề nghị luận.
Hiểu đề, lập
dàn ý và vận
dụng các
thao tác
nghị luận
văn học kết
hợp với vấn
đề nghị luận
xã hội.
Vận dụng
kiến thức
đọc hiểu và
kỹ năng tạo

lập văn bản
để viết bài
nghị luận về
một nhân vật
văn học
( Việt) kết
hợp với vấn
đề nghị luận
xã hội.
Số câu
Số điểm
1 1 1 1 1
Tỷ lệ
1,5
15%
1,5
15%
2,0
20%
2,0
20%
7,0
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ
2
2,0
20%
2

2,0
20%
2
3,0
30%
2
3,0
30%
2
10,0
100%
CÂU HỎI.
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
“Người anh hùng văn võ toàn tài trong chiến đấu, còn đâu một "anh Văn" giản dị
giữa đời thường. Người lính cảnh vệ đưa tay lau nhanh hai hàng nước mắt, người đàn
ông mếu máo đặt bông hoa cúc vàng trước hàng rào, có những cụ già đường xa mắt
đẫm lệ nhòa. Cả đoàn người lặng đi trong tiếng nấc… Đại tướng đã sống trong lòng dân
và trở thành hồn thiêng của dân tộc, vị Tổng chỉ huy huyền thoại của Điện Biên Phủ
năm xưa đã đi về một nơi xa lắm, cuộc đời sự nghiệp nhân cách của đại tướng đã được
khắc họa trọn vẹn trong câu đối nổi tiếng của một nhà giáo cao niên viết tặng Người lúc
sinh thời:
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn."
(Theo Đài tiếng nói Việt Nam - tháng 10/2013)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? (0.5 điểm)
2. Vị đại tướng được nói trong đoạn văn đó là ai? ( 0.5 điểm)
3. Giải thích ý nghĩa đôi câu đối:
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn."
(1.0 điểm)

4. Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của mình về Vị Đại tướng
huyền thoại ấy. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Từ sự cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ qua nhân vật Việt ( tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn
Thi), em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay?
ĐÁP ÁN
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU.
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí, dạng bản tin. (0.5 điểm).
2. Đoạn văn viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
3. Giải thích ý nghĩa 2 câu đối: (1.0 điểm)
“Văn lo vận nước, Văn thành Võ
Võ thấu lòng dân Võ hóa Văn.
+ Câu đối vận dụng cách thức chơi chữ (mượn tên Văn, họ là Võ) đã khái quát toàn bộ
về cuộc đời tài năng, đức độ nhân cách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
+ Chất Văn ở ông là văn hóa, là cách sống, cách hành xử nhân hậu, nhân văn cho đến
cuối cuộc đời
+ Ông đã lấy võ nghiệp để thực hành triết lý nhân văn, ông trở thành nhà quân sự tài ba
lỗi lạc, là vị tướng trong lòng dân.
4. Đoạn văn yêu cầu phải nêu được những ý chính sau: (1.0 điểm)
- Mở đoạn: + Giới thiệu khái quát về Đại tướng.
- Thân đoạn:
+ Những đóng góp lớn trong cuộc đời binh nghiệp.
+ Vẻ đẹp nhân cách: sống khiêm nhường, bao dung độ lượng, sống chan hòa, gần gũi
nhân dân, trọng nhân nghĩa, liêm khiết mẫu mực
+ Niềm tiếc thương của nhân dân khi Đại tướng qua đời.
- Kết đoạn: Đại tướng đã sống cuộc đời tận tụy vì nước vì dân, nay Người đã về với
thiên thu, tên tuổi của Người sáng mãi cùng lịch sử trong sự ngưỡng mộ kính yêu vô
hạn của người dân Việt Nam
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

a. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết vận dụng tri thức đọc – hiểu với kỹ năng tạo lập văn bản
để viết bài nghị luận về một nhân vật văn học kết hợp với vấn đề xã hội.
- Biết cách vận dụng các kĩ năng nghị luận để viết một bài văn hoàn chỉnh
- Bố cục bài văn mạch lạc, rõ ràng lô gíc, hành văn trong sáng, ít mắc lỗi chính tả
b. Yêu cầu về kiến thức:
( HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau:
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nguyễn Thi là một trong những cây bút hàng đầu của văn học Việt Nam thời kì
chống Mỹ, là người gắn bó sâu sắc với cuộc sống, văn hóa của người dân Nam Bộ.
“Những đứa con trong gia đình” là một trong những sáng tác xuất sắc của Nguyễn Thi,
được viết trong những ngày đầu chiến đấu ác liệt chống Mỹ.
2. Giới thiệu chung: Vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mỹ
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, trong đó, nổi bật
là mảng văn xuôi chống Mỹ. Các nhà văn đã từ những nguyên mẫu đẹp của hiện thực
cuộc sống xây dựng thành công vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến. Đó
là: lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, quan tâm đến mọi người, sẵn sàng chiến đấu và
hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc, giàu tình cảm đối với gia đình, quê hương, trung
thành với cách mạng…
a. Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kì chống Mỹ qua nhân vật Việt
- Ngay từ nhỏ: là cậu bé hồn nhiên, trong sáng (thích bắt ếch, bắn chim; thích giành
phần hơn với chị), vô tư, trẻ con (giao hết việc nhà cho chị, vào chiến trường không sợ
chết nhưng lại sợ ma); dũng cảm, có lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Trưởng thành: là một chiến sĩ dũng cảm, gan dạ (lập được nhiều chiến công, dù bị
thương nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu) khao khát được chiến đấu giết
giặc để trả thù cho gia đình, quê hương (xin đi tòng quân dù chưa đủ tuổi); giàu tình
yêu thương (sống gắn bó với gia đình, đồng đội, quê hương), tiếp nối truyền thống của
gia đình, quê hương.
- Là người con trong một gia đình chịu nhiều đau thương, mất mát (ông nội và cha bị
giặc giết hại, mẹ chết vì bom Mỹ) có tính chất tiêu biểu cho những mất mát đau thương
của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ

 Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Việt vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa điển
hình, tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của nhân dân
miền Nam nói riêng và cả Tổ quốc nói chung đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh
sinh ra từ nỗi thương đau.
b. Nghệ thuật: Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn ( qua dòng hồi tưởng ), miêu tả tâm lí
sắc sảo, khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
3. Đánh giá chung:
- Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” mang tính sử thi đậm nét, tiêu biểu cho
đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
- Tinh thần dũng cảm, kiên cường của Việt cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt
Nam, là biểu hiện cao đẹp của vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống
Mỹ.
- Liên hệ, nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay.
THANG ĐIỂM.
- Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có nét riêng trong cách hành văn, sáng tạo
nhưng hợp lí, liên hệ thực tế tốt, chữ đẹp, không mắc lỗi chính tả
- Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
- Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi về diễn
đạt, chính tả.
- Điểm 2-3: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều
lỗi các loại.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển
khai vấn đề.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
( Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản .Tuỳ vào mức độ hiểu và cảm nhận sáng tạo của
HS để GV cho điểm một cách khoa học và hợp lí ) .

Kí duyệt của TTCM Giáo viên ra đề và làm đáp án:


×