Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

đề ôn tập kiểm tra học kì 1 ngữ văn 11 thpt quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.75 KB, 9 trang )

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 11
NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: ( 3 điểm )
Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì? Ngôn ngữ báo chí được sử dụng những thể loại
tiêu biểu nào?
Câu 2: ( 7 điểm )
Em hãy phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Đáp án câu 1:
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước
và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy
sự tiến bộ của xã hội.(2 điểm)
- Ngôn ngữ báo chí được sử dụng những thể loại tiêu biểu như: bản tin, phóng
sự, tiểu phẩm (1 điểm)
Đáp án câu 2:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý sau:
* Nội dung:
- Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian
truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú
+ Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú: tần tảo, tất bật ngược xuôi “quanh năm buôn bán
ở mom sông ”, “lặn lội thân cò ”, “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
+ Đức tính cao đẹp của bà Tú: giàu đức hy sinh, đảm đang, tháo vát, chu đáo với
chồng con “nuôi đủ năm con với một chồng”, “một duyên hai nợ âu đành phận”,
“Năm nắng mười mưa ”
- Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ.
+Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ: Ở bài thơ Tú Xương không xuất hiện trực tiếp
nhưng vẫn thể hiện trong từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả
một tấm lòng không chỉ thương vợ mà con tri ân vợ.
- Vẻ đẹp nhân cách của tác giả qua lời tự trách.


• Về nghệ thuật: Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh,
ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh thân cò lặn lội sử dụng nhiều thành ngữ),
ngôn ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi).
Biểu điểm
+ Điểm 7: Đáp ứng các yêu cầu trên. Văn viết có cảm xúc, mạch lạc
+ Điểm5 - 6: phân tích đủ ý, có nắm được nội dung đoạn thơ, còn mắc một số lỗi
nhỏ
+ Điểm 3 - 4: trình bày được nửa số ý, biết cách phân tích, chữ viết rõ ràng, tuy diễn
đạt chưa trôi chảy.
+ Điểm 2 - 4: Phân tích sơ sài, hoặc chỉ diễn xuôi đoạn thơ, mắc nhiều lỗi diễn đạt,
chữ ẩu, sai chính tả nhiều.
+ Điểm 0 - 2: Sai lạc hoàn toàn.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3 điểm)
Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì ? Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí ?
Câu 2: ( 7 điểm )
Em hãy phân tích bài thơ “Tự Tình II” của Hồ Xuân Hương
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Đáp án
Câu 1: - Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong
nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc
đẩy sự tiến bộ của xã hội.(2 điểm)
- Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí.(Tính thông tin thời sự; Tính ngắn
gọn; Tính sinh động, hấp dẫn) (1 điểm)
Câu 2
A -Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc.
B -Yêu cầu về kiến thức:
Cần làm rõ những ý chính sau:

+ Tâm trạng vừa buồn tủi, xót xa, vừa phẫn uất trước duyên phận.
+ Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của tác giả: trong buồn tủi vẫn gắng vượt
lên trên duyên phận éo le nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ thể hiện sâu
sắc tư tưởng nhân văn.
+ Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc (trơ,
xiên ngang, đâm toạc ) , xây dựng hình ảnh giàu sức gợi cảm (trăng khuyết chưa
tròn, rêu xiên ngang, đá đâm toạc ), để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của
tâm trạng.
Biểu điểm:
- Điểm 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, hành văn tốt, luận điểm rõ ràng,văn có cảm
xúc, bài làm sáng tạo.
- Điểm 5-6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng , có thể mắc một vài
lỗi diễn đạt nhỏ.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, có thể mắc một số lỗi diễn đạt
nhưng câu văn vẫn rõ ràng.
- Điểm 2: Phân tích chung chung về tác phẩm, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa hiểu đề hoặc viết lan man.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc không viết được gì.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (3 điểm): Nêu khái niệm ngôn ngữ báo chí? Các đặc trưng của ngôn ngữ báo
chí?
Câu 2 (7 điểm):Anh (chị) hãy phân tích tâm trạng đợi tàu của chị em Liên trong
truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (3 điểm): Học sinh trả lời được những ý chính sau đây:
+ Khái niệm ngôn ngữ báo chí: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ được dùng để thông
báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận
quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở
những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm … (1 điểm)
+ Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: Ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng (2 điểm)

- Tính thông tin thời sự: Cập nhật truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày, yêu
cầu ngôn ngữ phải chính xác.
- Tính ngắn gọn: Lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao: Bản tin, tin vắn, tin nhanh.
- Tính sinh động hấp dẫn: Ngôn ngữ báo chí phải sinh động, lôi cuốn sự chú ý tò
mò của người đọc.
Câu 2 (7 điểm): Phân Tích tâm trạng đợi tàu của chị em Liên và An trong Hai đứa
trẻ của Thạch Lam.
Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính:
- Giới thiệu Thạch Lam là nhà văn có biệt tài viết truyện ngắn – truyện của ông
thường không có cốt truyện. Ông luôn khai thác thế giới nội tâm nhân vật.
+ Xuất xứ truyện ngắn “Hai đứa trẻ” in trong tập “nắng trong vườn”
+ Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thẻ hiện sự cảm thông sâu sắc và trân trọng những ước
mơ thay đổi cuộc sống của người dân nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng
Tám của tác giả. (1 điểm)
- Khái quát được hình ảnh những con người tàn tạ nơi phố huyện: mẹ con chị
Tý, bà cụ Thi, bác Xẩm, Bác siêu, Chị em Liên và An
→ Mỗi người một hoàn cảnh nhưng họ đều có chung một sự buồn chán, mỏi mòn,
nghèo khổ. (2 điểm)
- Tâm trạng của chị em Liên trước cảnh thiên nhiên và đời sống nơi phố
huyện
+ Cảnh thiên nhiên từ chiều đến đêm tối dần bao trùm lên phố huyện tối đen. Thiên
nhiên đã khơi gợi lên trong tâm hồn Liên một nỗi buồn man mác, mien man khi
nhìn cảnh phố huyện về đêm.
+ Chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện
- Không phải để bán hàng mà là vì một cớ khác. Vì muốn được nhìn chuyến tàu.
-Hình ảnh đoàn tàu: Các toa đèn sáng trưng, lố nhố những người, đồng và kền lấp
lánh, các cửa kính sáng
→Tàu đến phá tan không khí tĩnh lặng, đem lại cho phố huyện một chút dư âm, dư
vị khác lạ.
+ Đoàn tàu đến trong sự chờ đợi và háo.

+ Đoàn tàu đi qua trong sự tiếc nuối và hồi ức về Hà Nội.
- Ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện: Thạch Lam trân trọng nâng
niu khát vọng vươn ra ánh sáng hướng đến một cuộc sống sáng tươi của hai đứa trẻ
nói riêng và của người dân nghèo nói chung (4 điểm)
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (3 điểm): Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí được thể
hiện ở tin vắn sau:
Trung Quốc xác nhận đã thử nghiệm vũ khí tiêu diệt vệ tinh, nhưng
nhấn mạnh rằng chương trình không gian của mình không đe dọa ai. Trung Quốc
cho biết đã thông báo với nhiều nước khác, trong đó có Mĩ, về vụ thử nghiệm này.
(N.T.ĐA – AFC BBC)
Câu 2 (7 điểm): Anh (chị) hãy phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong
truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (3điểm): Dựa vào 3 đặc trưng của ngôn ngữ báo chí để phân tích tin vắn
đã cho:
+ Tính thời sự: Tin vắn đưa tin nhanh về một sự kiện mới xảy ra: Trung Quốc xác
nhận đã thử nghiệm vũ khí tiêu diệt vệ tinh (1 điểm)
+ Tính ngắn gọn: cảc tin vắn chỉ có ba dòng, không có đầu đề riêng. Phần in đậm ở
đầu tin vắn thay cho đầu đề.(1 điểm)
+ Tính hấp dẫn: Vấn đề đưa ra lớn không những đối với quốc gia mà mang tính
toàn cầu (1 điểm)
Câu 2 (7 điểm): Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ
người tủ tù của Nguyễn Tuân.
- Giới thiệu nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
+ Là nhà văn lớn có một vị trí quan trọng và đóng góp nhiều cho VHVN hiện đại.
Mỗi truyện ngắn của ông đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã , phong lưu của
những nhà nho tài hoa, lỡ vận
+ Truyện ngắn Chữ người tử tù được in trong tập truyện Vang bóng một thời. Tác
phẩm khắc họa vẻ đẹp thiên lương trong sáng của nhân vật Huấn Cao. (1 điểm)

- Vẻ đẹp thiên lương của các hình tượng Nhân Vật Huấn Cao: Được khắc họa
một cách rực rỡ, sáng chói
* Là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp (2 điểm):
+ Viết chữ nhanh và đẹp.
+ Nét chữ vuông, tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người.
“chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”
* Là người có tâm hồn , nhân cách trong sáng(2.5 điểm):
+ Tính khoảnh,không cho chữ vì vàng ngọc hay danh lợi.
+ Chỉ cho chữ những người tri kỷ, biết giữ thiên lương.
+ Cảnh cho chữ trong ngục tù.
* Là một trang anh hung dũng liệt, có khí phách hiên ngang, bất khuất (2.5
điểm):
+ Dám chống lại triều đình PKtàn bạo mà ông khinh ghét.
+ Bị bắt, bị kết án tử tù nhưng vẫn không bị khuất phục trước uy quyền tàn bạo.
( dỗ gông; thách thức quản ngục)
+ Thản nhiên nhận biệt đãi của ngục quan  ung dung, tự tại , “coi cái chết nhẹ
tựa lông hồng”.
Như vậy, qua hình tượng nhân vật HC, NT bộc lộ quan niệm về cái đẹp:
Huấn Cao là một người vừa có tài, vừa có tâm, vừa có khí phách hiên ngang bất
khuất trước cái ác, cái xấu nhưng lại biết trân trọng và sống hết mình vì cái thiện,
cái đẹp. Theo NT cái đẹp phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách
rời.
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: ( 3 điểm )
Bản tin là gì? Cách viết bản tin?
Câu 2: ( 7 điểm )
Em hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Đáp án câu 1:

- Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa kịp thời chính xác những sự kiện thời sự
có ý nghĩa trong đời sống xã hội (1 điểm)
- Cách viết bản tin:
a.Khai thác và lựa chọn tin
+ Chọn những sự kiện có ý nghĩa xã hội (0.5 điểm)
+ Bản tin phải có các thông tin đầy đủ, phải chính xác về thời gian, không gian, chủ
thể của hoạt động hoặc sự kiện diễn biến kết quả (0.5)
b.Viết bản tin
+ Đặt tiêu đề bản tin: Ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến bản tin (0.5
điểm)
+ Bố cục bản tin: Mở đầu, diễn biến, kết thúc (0.5 điểm)
Đáp án câu 2:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý sau:
* Nội dung:
- Huấn Cao có vẻ đẹp tài hoa: tài viết chữ nhanh và đẹp, có được chữ Huấn Cao như
có một báu vật trên đời.
- Huấn Cao với vẻ đẹp của khí phách hiên ngang: không hề run sợ trước cường
quyền, lạnh lùng dỗ gông thản nhiên nhận rượu thịt,…
- Huấn Cao với vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: không bao giờ cho chữ vì vàng
ngọc, hay quyền thế, hiểu được cái tài của mình và tấm lòng say mê cái đẹp của
viên quản ngục.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Nghệ thuật tương phản, đối lập.
- Ngôn từ giàu chất tạo hình…
Biểu điểm:
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn sai sót nhỏ về lỗi diễn đạt từ 4,5 đến 5,0
điểm.
+ Trình bày được nửa số ý trên, mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả từ 3,5 đến 4,0
điểm.

+ Trình bày 1/3 số ý, mắc lỗi diễn đạt, viết ẩu, sai chính tả từ 2,5 đến 3,0 điểm.
+ Phân tích sơ sài, diễn đạt yếu từ 0,5 đến 2,0 điểm.
+ Lạc đề 0 điểm.
ĐỀ SỐ 6:
Câu1 (3đ): Ngôn ngữ chung của xã hội được biểu hiện ở những yếu tố và nguyên
tắc nào ?
Câu 2 (7đ): Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (II)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Học sinh phải đảm bảo được nội dung kiến thức sau dây:
- Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng và
xã hội. Tính chung của NNXH được biểu hiện ở những yếu tố và nguyên tắc
sau:
+ Các âm và các thanh (HS lấy VD)
+ Các tiếng : là sự kết hợp giữa âm và thanh (VD)
+ Các từ (lấy VD)
+ Các ngữ cố định( Thành ngữ, quán ngữ) ( Lấy VD)
- Ngoài ra tính chung của ngôn ngữ xã hôi còn được biểu hiện ở các quy tắc sau:
+ Quy tắc cấu tạo kiểu câu (VD)
+ Phương thức chuyển nghĩa gốc chuyển sang nghĩa phát sinh ) ( Lấy vd)
Câu 2: HS có thể phân tích theo nhiều hướng nhưng cần đảm bảo nội dung kiến
thức sau đây:
A. Mở bài:
“Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương thường có giọng khinh bạc, mỉa mai. Bên
canh giọng thơ khinh bạc ấy, ta lại bắt gặp một trong nhưnngx bài thơ tả cảnh
ngụ tình khá sâu sắc và ý tứ chân thành nhằm giải bày tâm sự của mình. Bài tự
tình II là một trường hựp như vậy.
B. Thân bài:
a/ Trước hết bài thơ là lời giải bày tâm sự về nỗi cô đơn, chán chường của nhà
thơ ( HS phân tích 6 câu đầu )
- Đêm khuya cô đơn (2 câu đề)

- Cảnh ngụ tình ( 4 câu tiếp )
b/ Bài thơ còn giải bày một tâm sự , đó là nỗi káht khao hạnh phúc mà không
được hưởng , từng ước mơ được sống hạnh phúc mà không hề được như ý
nguyện của mình.
- Ngày tháng cứ trôi qua, tuổi trẻ tàn phai dần người phụ nữ vẫn chờ đợi
chuyện tình đến mòn mỏi, ngao ngán.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại “
- Thế rồi lại chua xót bởi một chút tình yêu nhỏ nhoi cũng không được trọn
vẹn: “ Mảnh tình san sẽ tí con con”
C. Kết bái
- Hồ Xuân Hương đã góp vào kh tang thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo
bạomà chân thành mới lạ mà vẫn gần gũi với thân phận người phụ nữ trong
xã hội thời phong kiến bất công ngày ấy.Đó là xã hội đã làm cho biết bao
thân phận “hồng nha” bị lỡ làng mà khổ đau.
- Khát vọng của Hồ Xuân Hương về mưu cầu hạnh phúc lứa đôi cũng chính là
khát vọng của muôn đời người phụ nữ : Một khát khao chính đáng.

×