Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

thpt quang trung đề thi học kì 1 sử 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.41 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TT QUANG TRUNG Môn : Lịch Sử - Lớp 10
Năm học 2009-2010
Thời gian 45 phút ( không tính thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ sản xuất bằng kim khí?
A. Con người có thể khai phá đất đai B. Sự phân hóa giai cấp
C. Làm ra sản phẩm dư thừa D. Biết đúc công cụ bằng sắt
Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện đầu tiên ở đâu?
A. Ven bờ biển B. Lưu vực các con sông
C. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 3: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau
trong tổ chức công xã?
A. Trồng lúa nước B. Trị thủy
C. Chăn nuôi D. Làm nghề thủ công nghiệp
Câu 4: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai?
A. Vua chuyên chế B. Đông đảo quý tộc quan lại
C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ D. Tất cả các tầng lớp đó
Câu 5: Vua Ai Cập được gọi là gì?
A. Thiên tử B. En-xi
C. Pha ra on D. Thần thánh dưới trần gian
Câu 6: Những người nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông xuất thân từ đâu?
A. Tù binh của chiến tranh B. Nông dân nghèo không trả được nợ
C. Buôn bán từ các nước khác đến D. Câu A và B đúng
Câu 7: Điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng:
“……… là nghành khoa học ra đời sớm nhất , gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp”
A. Chữ viết B. Toán học
C. Thiên văn học và lịch D. Chữ viết và lịch
Câu 8: Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ
bằng sắt?


A. Khoảng thiên niên kỉ thứ I TCN B. Khoảng thiên niên kỉ thứ II TCN
C. Khoảng thiên niên kỉ thứ III TCN D. Khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN
Câu 9: Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô Ma có hai giai cấp cơ bản nào?
A. Địa chủ và nông dân B. Quý tộc và nông dân
C. Chủ nô và nô lệ D. Chủ nô và nông dân công xã
Câu 10: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành phần
nào?
A. Quý tộc phong kiến B. Vua chuyên chế
C. Chủ nô, chủ nô, chủ xưởng D. Bô lão của thị tộc
Câu 11: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển cao vào thời nào?
A. Thời Hán B. Thời Tần
C. Thời Đường D. Thời Tống
Câu 12: Ai là người cướp ngôi nhà Tùy lập ra nhà Đường?
A. Trần Thắng B. Ngô Quảng
C. Lý Uyên D. Chu Nguyên Chương
II. TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 1: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích
vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội này? (4điểm)
Câu 2: Hãy cho biết vị trí của vương triều Hồi giáo Đê li và vương triều Mô-gôn
trong lịch sử Ấn Độ? (3điểm)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
A B B A C D D A C C C C
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (4điểm)
* Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hóa sâu sắc thành tầng lớp thống trị và trị:
- tầng lớp thống trị: (3đ)
+ Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành
+ Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn

giáo. Tầng lớp này sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân
- Tầng lớp bị trị:
+ Nông dân công xã sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng họ vẫn duy trì và gắn
bó với công xã. Họ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Họ tựtự tiến hành sản xuất
trên phần đất được giao và hợp tác với nhau trong viẹc bảo đảm thủy lợi và thu hoạch.
Họ tự nuôi sống bản thân gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế.
Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng,
đi lính…
+ Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh và thành viên công xã bị
mắc nợ không trả được nở hoặc phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó hầu
hạ quý tộc
* Vì sao: (1đ)
- Do nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
- Xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở của một nền kinh tế nông nghiệp
Câu 2: (3điểm)
* Vương triều hồi giáo Đê-li. (2đ)
- Trong 300 năm tồn tại và phát triển, Vương trièu hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt
hồi giáo vào những cư dân theo đạo phật và Hin đu giao
- Một yếu tố văn hóa mới – văn hóa Hồi giáo – cũng được du nhập vào Ấn Độ, vốn đã
có nền văn hóa phong phú và đa dạng.
- ở Ấn Độ có sự giao lưu giữa hai nền văn hóa truyền thống Ấn Độ hin đu và Hồi giáo
Ả rập. Từ đó có sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
- Vương triều Hồi giáo Đê li cũng là thời mà đạo Hồi được truyền bá đến một số nước
trong khu vực Đông Nam Á.
* Vương triều Mô gôn. (2đ)
- Vương triều Mô gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ nhưng không
phải suy yếu và tan rã
- Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn
Độ tiến lên một bước phát triển mới, nhất là dưới thời A cơ ba
- Những chính sách của A cơ ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn

hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TT QUANG TRUNG Môn : Lịch Sử - Lớp 10
Năm học 2009-2010
Thời gian 45 phút ( không tính thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì?
A. Chế độ công điền B. Chế độ lộc điền
C. Chế độ quân điền D. Chế độ lĩnh canh
Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc?
A. Những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.
B. Những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
C. Những người sống chung trong hang động, mái đá.
D. Những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.
Câu 3: Trong quá trình phát triển chung của lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng
công cụ bằng đồng thau sớm nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam B. Tây Á, Ai Cập
C. In-đô-nê-xi-a, Đông Phi D. Tây Á và Nam Châu Âu
Câu 4: Khoảng 3.000 năm trước đây, cư dân nước nào là những người đầu tiên biết đúc
và dùng đồ sắt?
A. Trung Quốc B. Tây Á và Nam Châu Âu
C. In-đô-nê-xi-a D. Việt Nam
Câu 5: Khi sản phẩm trong xã hội dư thừa, ai là người chiếm đoạt của dư thừa đó?
A. Tất cả mọi người trong xã hội B. Những người có chức phận khác nhau
C. Những người trực tiếp làm ra sản phẩm D. Những người đứng đầu mỗi gia đình
Câu 6: Khi chế độ tư hữu xuất hiện đã kéo theo sự xuất hiện gia đình như thế
nào?
A. Gia đình mẫu hệ xuất hiện B. Gia đình ba thế hệ xuất hiện
C. Gia đình phụ hệ xuất hiện D. Gia đình hai thế hệ xuất hiện

Câu 7: Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A. Sắt B. Đồng thau C. Đồng đỏ D. Thiếc
Câu 8: Đến thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có những phát minh quan trọng, đó là gì?
A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại B. Đóng tàu, chế tạo súng
C. Thuốc nhuộm, thuốc in, làm giấy D. La bàn, thuốc súng, nghề in, làm giấy
Câu 9: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới triều nào Trung Quốc?
A. Thời Hán B. Thời Tần
C. Thời Đường D. Thời Tống
Câu 10: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu
Á?
A. Nhà Tần B. Nhà Đường C. Nhà Minh D. Nhà Thanh
Câu 11: Đế quốc Rô-ma hùng mạnh một thời bị bộ tộc Giéc man xâm chiếm vào năm nào?
A. Năm 475 B. Năm 476 C. Năm 477 D. Năm 746
Câu 12: Cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?
A. Đường bộ B. Đường sông C. Đường biển D. Đường hàng không
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Cư dân cổ đại phương Đông có những đóng góp gì về mặt văn hoá
cho nhân loại? (4đ)
Câu 2: Thế nào là lãnh địa là gì? Đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa đó như
thế nào ? (3đ)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
C A B B B C C D C B B C
II. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: (4đ)Những đóng góp…mỗi ý đúng được 1đ
- Về lịch và thiên văn học: Cư dân phương Đông đã biết đến sự vận động của mặt trời,
mặt trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về văn học. Cư dân phương Đông đã tính được
một năm có 365 ngày, được chia thành 12 tháng. Đây là những cống hiến rất lớn cho
việc theo dõi về thiên văn học và tính lịch sau này. (1đ)

- Chữ viết : Cư dân phương Đông là những người đầu tiên phát minh ra chữ viết lúc đầu
là chữ tượng hình sau này là chữ tượng ý. (1đ)
- Về toán học: Cư dân phương Đông cũng đã có những cống hiến rất lớn cho nhân loại
về toán học. Họ đã biết viết từ chữ số 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Họ
tính được số pi bằng 3,16, tính được diện tích các hình tròn, hình tam giác…(1đ)
- Về kiến trúc: Nhiều di tích kiến trúc của cư dân phương Đông cách đây hàng nghìn
năm lịch sử vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn lí trường thành ở Trung
Quốc, những khu đền ở Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà…(1đ)
Câu 2: (3đ)
* Thế nào là lãnh địa phong kiến: (1.5đ)
- Lãnh địa phong kiến bao gồm một khu đất rộng, có cả đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú,
bãi hoang. Trong lãnh địa có lâu đài của quý tộc, nhà thờ, nhà cửa của nông nô.
- Mỗi lãnh địa thuộc quyền cai quản của một lãnh chúa: Mỗi lãnh chúa có thể có nhiều
lãnh địa. Lãnh địa có quyền thừa kế. Sau khi lãnh chúa mất thì con trai có quyền được
thừa hưởng lãnh địa và có nghĩa vụ đối với những người đã phân phong lãnh địa đó.
* Đời sống kinh tế, Chính trị trong lãnh địa (1,5đ)
- Kinh tế trong lãnh địa là kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp mọi thứ trong lãnh địa từ
lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép… đều do nông nô sản xuất. Người ta
chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm được; ngoài ra không có sự giao lưu
buôn bán với bên ngoài.
- Trên cơ sở kinh tế tự nhiên, đóng kín nên mỗi lãnh địa cũng là một đơn vị chính trị độc
lập. Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa
án, pháp luật riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TT QUANG TRUNG Môn : Lịch Sử - Lớp 10
Năm học 2009-2010
Thời gian 45 phút ( không tính thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Khoảng 6 triệu năm trước đây xuất hiện loài người như thế nào?

A. Loài vượn người B. Người tinh khôn
C. Loài vượn cổ D. Người tối cổ
Câu 2: Việc giữ lửa trong tự nhiên và chế tạo ra lửa là công lao của:
A. Người vượn cổ B. Người tối cổ
C. Người tinh khôn D. Người hiện đại
Câu 3: Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Tần tồn tại trong khoảng thời gian
nào?
A. Năm 212 TCN – 206 TCN B. Năm 221 TCN – 206 TCN
C. Năm 221 TCN – 206 D. Năm 206 TCN – 207 TCN
Câu 4: Khi người tinh khôn xuất hiện thì đồng thời xuất hiện những màu da nào là chủ
yếu?
A. Da trắng, da đen B. Da vàng.
C. Da đen, da vàng D. Da vàng, trắng, đen.
Câu 5: Nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh thành lập vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XVI B. Thế Kỉ XVII
C. Đầu thế kỉ XVIII D. Cuối thế kỉ XVIII
Câu 6: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học ?
A. Phải đo lai ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp
B.Phải đo lai ruộng đất và chia đất cho nông dân
C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua
D. Phải tính toán các công trình kiến trúc
Câu 7: “ Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua ; trong phạm vi
lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua”. Câu nói đó được thể hiện trong
quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?
A. Ai Cập B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Việt Nam
Câu 8: Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời nhà Tần là gì?
A. Trấn, Phủ B. Quận, Huyện C. Quận, Xã D. Huyện, Phủ
Câu 9: Mầm mống quan hệ sản xuất kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong thời kì nào của
Trung Quốc?
A. Nhà Đường B. Nhà Tống C. Nhà Minh D. Nhà Thanh

Câu 10: Đến thời nhà Minh bỏ các chưc thừa tướng và thái úy và thay vào đó bằng chức gì?
A. Các quan thượng thư phụ trách các bộ B. Tiết độ sứ
C. Thừa Tướng, Thái Thú D. Thừa Tướng, Thái Úy
Câu 11: Sau khi nhà Tống bị xâm lược, Trung Quốc bước vào triều đại nào?
A. Nhà Minh B. Nhà Nguyên
C. Nhà Bắc Tống D. Nhà Thanh
Câu 12: Nhà Minh Tồn tại ở Trung Quốc vào khoảng thời gian nào?
A. 1271- 1279 B. 1271 – 1368
C. 1368 – 1544 D. 1368 – 1644
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Văn hoá Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu
biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học? (4đ)
Câu 2: Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được
biểu hiện như thế nào? (3đ)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
A B B D B A B B C A B D
II. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: (4đ)
* Biểu hiện của sự phát triển ?(3đ)
- Lịch và chữ viết
+ Lịch: Người Rô-ma tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên họ định một tháng có
30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
+ Chữ viết: Hệ thống chữ cái A, B, C của người Hy Lạp và Rô ma, ban đầu gồm 20 chữ,
sau thêm 6 chữ, hoàn thành hệ thống chữ cái như ngày nay.
- Khoa học kĩ thuật: có 4 lĩnh vực
+ Toán: Ta lét, Pi ta go, Ô clít…
+ Lý: A-si-mét
+ Sử: Hê-rô-đốt, Ta xít…

+ Địa lý: Xtu bôn
- Văn học:
+ Ở Hy Lạp, đã xuất hiện nhiều nhà văn tên tuổi như Ê-sin, Ơ-ri-pít
+ Ở Rô ma, cũng đã xuất hiện những nhà văn lớn, nhà thơ nổi tiếng như Lúc re xơ, Viêc
gin
- Nghệ thuật
+ Ở Hy Lạp, có tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, người lực sĩ ném đĩa, thần vệ
nữ mi lô nhiều công trình kiến trúc đạt tới trình độ tuyệt mĩ, tiêu biểu là đền pác- tơ-
nông.
+ Ở Rô ma, có nhiều công trình kiến trúc, như đền đài, trường đấu Cô li dê.
* Tại sao các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học (1đ)
- Những thành tựu về văn hóa của Hy Lạp và Rô ma được áp dụng mãi cho đến ngày
nay mà vẫn chưa thay đổi. Ví dụ như cách tính lịch hay hệ thống chữ cái
- Đến nền văn hóa của Hy Lạp và Rô ma con người đã hiểu biết chính xác hơn về khoa
học và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học vào cuộc sống.
Câu 2: (3đ)
Thế kỉ XIII , Mông cổ xam lược các nước Đông Nam Á, một bộ phận người Thái đã di
cư ồ ạt xuống phái nam, họ lập ra quốc gia nhỏ. Đến đầu thế kỉ XIV mới thống nhất lại
lập vương quốc người Thái. Sau đó , một nhóm người nói tiếng Thai di cư xuống vùng
trung lưu sông Mê Công, gọi là Lào Lùm, lập nên vương quốc Lan Xang
- Sau khi chiến thắng quân Mông Cổ, một số quốc gia đã trải qua thời kì tích lũy trước,
bước vào thời kì phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỉ XVIII.
- Những biểu hiện của sự phát triển
+ Về kinh tế hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối
lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.
+ Về văn hóa: Được hình thành gắn liền với qua trình xác lập các “các quốc gia dân
tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng
góp vào kho tàng văn hóa vủa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TT QUANG TRUNG Môn : Lịch Sử - Lớp 10

Năm học 2009-2010
Thời gian 45 phút ( không tính thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Đến thời nhà Minh, vua Minh Thái Tổ quyết định bỏ chức gì ở triều đình?
A. Các quan thượng thư phụ trách các bộ B. Tiết độ sứ
C. Thừa Tướng, Thái Thú D. Thừa Tướng, Thái Úy
Câu 2: “ Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua ; trong phạm vi
lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua”. Câu nói đó được thể hiện trong
quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?
A. Ai Cập B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Việt Nam
Câu 3: Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời nhà Tần là gì?
A. Trấn, Phủ B. Quận, Huyện C. Quận, Xã D. Huyện, Phủ
Câu 4: Mầm mống quan hệ sản xuất kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong thời kì nào của
Trung Quốc?
A. Nhà Đường B. Nhà Tống C. Nhà Minh D. Nhà Thanh
Câu 5: Vào thời gian nào các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái?
A. Nửa sau thế kỉ XVI B. Nửa sau thế kỉ XVII
C. Nửa đầu thế kỉ XVIII D. Nửa sau thế kỉ XVIII
Câu 6: Sau khi nhà Tống bị xâm lược, Trung Quốc bước vào triều đại nào?
A. Nhà Minh B. Nhà Nguyên
C. Nhà Bắc Tống D. Nhà Thanh
Câu 7: Nhà Minh Tồn tại ở Trung Quốc vào khoảng thời gian nào?
A. 1271- 1279 B. 1271 – 1368
C. 1368 – 1644 D. 1368 – 1544
Câu 8: Văn hóa của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa nước nào?
A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Triều Tiên D. Nhật Bản
Câu 9: Từ năm 1644 – 1911 , đó là thời gian tồn tại của chế độ phong kiến nào ở Trung Quốc?
A. Nhà Tống B. Nhà Đường C. Nhà Minh D. Nhà Thanh
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành bùng nổ vào thời điểm lịch sử nào?

A. Cuối thời Tống B. Đầu thời Minh
C. Cuối thời Minh D. Đầu thời Thanh
Câu 11: Triều đại phong kiến nào ở Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược
của nhà Minh ở Trung Quốc?
A. Nhà Lý B. Nhà Trần C. Nhà Lê Sơ D. Nhà Nguyễn
Câu 12: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra?
A. Lý Tự Thành B. Chu Nguyên Chương C. Hốt Tất Liệt D. Lý Uyên
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: Hãy nêu những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc dưới thời phong
kiến? (4điểm)
Câu 14: Nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? (3điểm)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
D B B C D B C A D C C B
II. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: (4đ)Thành tựu… Mỗi ý đúng được 1đ
* Tư tưởng
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo
vệ chế độ phong kiến, về sau nho giao càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát
triển của xã hội.
- Phật giáo cũng thịnh hành dưới thời Đường
* Sử học : từ thời Tây Hán đã trở thành một lĩnh vực độc lập mà người đặt nền móng là
Tư Mã Thiên với bộ Sử kí đồ sộ
* Văn học
- Thơ phát triển mạng nhất dưới thời Đường. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ,
Bạch Cư Dị
- Tiểu thuyết phát triển mạnh nhất dưới thời Minh – Thanh với các tác phẩm nổi tiếng
như: Thủy Hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí…
* Khoa học kĩ thuật : Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm

giấy, gốm, dệt, luyện sắt và kĩ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong
kiến
Câu 2: (3đ) Nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
* Nguyên nhân
- Vào TK XV, kinh tế hàng hóa ở Châu Âu phát triển, nhu cầu của sản xuất xã hội, nhu
cầu tiêu dùng của quý tộc phong kiến ngày càng tăng, đòi hỏi nhiều hơn về hàng hóa,
nguyên liệu, vàng bạc, thị trường từ các nước phương Đông.
- Con đường giao lưu thương mại từ Tây Á qua Địa Trung Hải bị ngưòi Ả Rập chiếm
đóng. Do vậy, đã nảy sinh ra nhu cầu tìm kiếm con đường mới.
* Những điều kiện
- Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng, tiêu biểu về địa lí, sử dụng la bàn
- Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn…
* Hệ quả
- Phát kiến địa lí được xem như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao
thông và tri thức:
+ Giúp con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình
thái trái đất. Nó giúp con người hiểu biết về con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
+ Phát kiến địa lí đã mở ra những đường giao thông buôn bán mới, tạo ra thị trường
mới.
+ Nó chấm dứt thời kì cách biệt Đông – Tây, mở ra giai đoạn mới, trong giao lưu quốc
tế giữa các quốc gia và các nền văn minh, văn hóa khác nhau
- Phát kiến địa lí đã thúc đẩy công thương nghiệp Châu Âu phát triển.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TT QUANG TRUNG Môn : Lịch Sử - Lớp 10
Năm học 2009-2010
Thời gian 45 phút ( không tính thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Biểu hiện của mầm mống quan hệ sản xuất kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc là?
A. Đã xuất hiện hình thức bao mua trong nông nghiệp

B. Quan hệ giữa chủ và thợ trong công nghiệp
C. Câu A và B đúng
D. Đã có lao động làm thuê trong nông nghiệp
Câu 2: Lưu Bị, Quang Vũ và Trương Phi là ba nhân vật chính trong tác phẩm nào ở Trung
Quốc?
A. Thủy hử B. Tam quốc diễn nghĩa C. Hồng lâu mộng D. Tây du kí
Câu 3: Vua đầu tiên của nước Ma ga đa là ai?
A. Bim bi sa ra B. A so ka C. A cơ ba D. không có ai
Câu 4: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học ?
A.Phải đo lai ruộng đất và chia đất cho nông dân
B. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua
C. Phải đo lai ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp
D. Phải tính toán các công trình kiến trúc
Câu 5: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra?
A. Lý Tự Thành B. Chu Nguyên Chương C. Hốt Tất Liệt D. Lý Uyên
Câu 6: Đông Nam Á hiện nay có thêm nước nào?
A. Mi-an-ma B. Mã Lai C. Đông Ti mo D. Ma-lai-xi-a
Câu 7: Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên đó là:
A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa B. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
C. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu hàn đới
Câu 8: Vào thời gian nào các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái?
A. Nửa sau thế kỉ XVI B. Nửa sau thế kỉ XVII
C. Nửa đầu thế kỉ XVIII D. Nửa sau thế kỉ XVIII
Câu 9: Văn hóa của các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa nước nào?
A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Triều Tiên D. Nhật Bản
Câu 10: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu
Á?
A. Nhà Tần B. Nhà Đường C. Nhà Minh D. Nhà Thanh
Câu 11: Nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh thành lập vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XVI B. Thế Kỉ XVII

C. Đầu thế kỉ XVIII D. Cuối thế kỉ XVIII
Câu 12: Cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?
A. Đường bộ B. Đường sông C. Đường biển D. Đường hàng không
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại
Địa Trung Hải theo yêu cầu sau: Điều kiện tự nhiên, nền tảng kinh tế, thời gian hình
thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị, thành tựu văn hoá? (4đ)
Câu 2: Sự phát triển của Cam pu chia thời Ăng co được biểu hiện như thế nào? (3đ)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B B A A B C A D A B B C
II. TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: (4đ)
Nội dung so
sánh
Phương Đông Địa Trung Hải
Điều kiện tự
nhiên
Có đất đai canh tác, lượng
mưa đều đặn theo mùa, khí
hậu nóng ẩm, được các dòng
sông mang phù sa bồi đắp, đất
đai màu mỡ
Đất đai ít, không màu
mỡ, đất ven đồi khô
cằn
Nền tảng kinh
tế
Kinh tế nông nghiệp Kinh tế thủ công

nghiệp và thương
nghiệp
Thời gian hình
thành nhà nước
Khoảng thiên niên kỉ thứ IV-
III TCN
Khoảng thiên niên kỉ
thứ I TCN
Cơ cấu xã hội Vua chuyên chế cổ đại, quý
tộc, quan lại, chủ ruộng đất,
tăng lữ, nông dân công xã, nô
lệ
Chủ nô, bình dân, nô
lệ
Thể chế chính
trị
Quân chủ chuyên chế Dân chủ chủ nô
Thành tựu văn
hóa
Chữ viết, lịch, thiên văn học,
toán học, văn học, sử học, các
công trình kiến trúc đặt nền
móng cho nền văn minh nhân
loại
Chữ viết, lịch, thiên
văn học, toán học, văn
học, sử học, công trình
kiến trúc phát triển rực
rỡ thực sự là khoa học
Câu 2: (3đ)

* Ở Cam pu chia tộc người chủ yếu là người Khơ me. Địa bàn sinh sống của họ chủ yếu
trên cao nguyên Cò Rạt. Đến TK VI, vương quốc của người Khơ me hình thành, họ tự
gọi là Cam pu chia.
* Thời kì phát triển của vương quốc Cam pu chia kéo dài từ TK IX đến TK XV, còn gọi
là thời kì Ăng co.
* Những biểu hiện của sự phát triển
+ Kinh tế
- Nông nghiệp: người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, người ta đào nhiều hồ, kênh
máng để trữ và điều phối nước tưới.
- Ngư nghiệp: đánh bắt cá
- Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là làm đồ trang sức và chạm khắc
trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.
+ Xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng co vát, Ăng co thom…
+ Các vua Cam pu chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài, trong các TK X –
XII, Cam pu chia trở thành một trong những nước mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.ĐÀ NẴNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT TT QUANG TRUNG Môn : Lịch Sử - Lớp 10
Năm học 2009-2010
Thời gian 45 phút ( không tính thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 6
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Vào thời gian nào các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái?
A. Nửa sau thế kỉ XVI B. Nửa sau thế kỉ XVII
C. Nửa đầu thế kỉ XVIII D. Nửa sau thế kỉ XVIII
Câu 2: Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A. Sắt B. Đồng thau C. Đồng đỏ D. Thiếc
Câu 3: Ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cụ sản xuất bằng kim khí?
A. Con người có thể khai phá đất đai B. Sự phân hóa giai cấp
C. Làm ra sản phẩm dư thừa D. Biết đúc công cụ bằng sắt
Câu 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện đầu tiên ở đâu?

A. Ven bờ biển B. Lưu vực các con sông
C. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 5: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau
trong tổ chức công xã?
A. Trồng lúa nước B. Trị thủy
C. Chăn nuôi D. Làm nghề thủ công nghiệp
Câu 6: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai?
A. Vua chuyên chế B. Đông đảo quý tộc quan lại
C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ D. Tất cả các tầng lớp đó
Câu 7: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển cao vào thời nào?
A. Thời Hán B. Thời Tần
C. Thời Đường D. Thời Tống
Câu 8: Ai là người cướp ngôi nhà Tùy lập ra nhà Đường?
A. Trần Thắng B. Ngô Quảng
C. Lý Uyên D. Chu Nguyên Chương
Câu 9: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì?
A. Chế độ công điền B. Chế độ lộc điền
C. Chế độ quân điền D. Chế độ lĩnh canh
Câu 10: Đến thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có những phát minh quan trọng, đó là gì?
A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại B. Đóng tàu, chế tạo súng
C. Thuốc nhuộm, thuốc in , làm giấy D. La bàn, thuốc súng, nghề in, làm giấy
Câu 11: Đông Nam Á hiện nay có thêm nước nào?
A. Mi-an-ma B. Mã Lai C. Đông Ti mo D. Ma-lai-xi-a
Câu 12: Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên đó là:
A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa B. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
C. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu hàn đới
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Chế độ quân điền là gì? Nội dung của chế độ quân điền dưới thời nhà Đường
ở Trung Quốc như thế nào? Tác dụng của nó? (4đ)
Câu 2: Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại Châu Âu (3đ)

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
D C A B B A C C C D C A
II. TỰ LUẬN
Câu 1: (4đ)
- Chế độ quân điền là Nhà Đường lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia
cho nông dân (0,5đ)
- Nội dung của chế độ quân điền (2đ)
+ Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy.
+ Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.
+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng
dâu được cha truyền con nối
- Tác dụng: (1.5đ)
+ Nông dân yên tâm sản xuất
+ Thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước
+ Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân
Câu 2: (3đ)
* Nguồn gốc (1,5đ)
Từ TK IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó lực lượng sản xuất trong xã
hội Tây Âu có nhiều biến đổi
- Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy
mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, sản phẩm xã hội dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi
buôn bán
- Trong thủ công nghiệp xuất hiện tình trạng chuyên môn hóa
- Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện như
những ngã ba đường, các bến sông để sản xuất, mua bán. Tại những nơi này, dẫn đến
xuất hiện thành thị
* Vai trò (1,5đ)
- Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị

trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia
- Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập
quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Nó mang lại không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề hình
thành các trường đại học lớn

×