Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho tổng công ty cổ phần may Việt Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.82 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM





NGÔ VÕ ĐĂNG KHOA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CHO TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
VIỆT TIẾN



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành : 60340102




TP. Hồ Chí Minh, 03/2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM







NGÔ VÕ ĐĂNG KHOA

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CHO TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
VIỆT TIẾN



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành : 60340102









HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.LƯU THANH TÂM


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LƯU THANH TÂM.
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 01 tháng 02 năm 2013.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học v
ị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

1. PGS. TS. PHƯỚC MINH HIỆP - Chủ tịch hội đồng.
2. TS. ĐINH CÔNG TIẾN - Phản biện 1.
3. TS. NGUYỄN QUYẾT CHIẾN - Phản biện 2.
4. TS. TRẦN ANH DŨNG - Uỷ viên.
5. TS. HỒ THUỶ TIÊN - Uỷ viên, thư ký.

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đượ
c
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV



TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày……tháng…… năm……

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGÔ VÕ ĐĂNG KHOA. Giới tính: Nam.
Ngày, tháng, năm sinh: 22/10/1987. Nơi sinh: Long An.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh. MSHV: 1184011086
I- TÊN ĐỀ TÀI:
“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến”
II- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
1. Nghiên cứu lý thuyết và phương pháp cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2. Khảo sát, thu thập thông tin sơ bộ để viết đề cương. Đồng thời lập bảng câu hỏi, phỏng
vấn chuyên gia để phân tích thự
c trạng.
3. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công Ty Cổ
Phần May Việt Tiến.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LƯU THANH TÂM.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i


LỜI CAM ĐOAN.

Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng
Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến” là công trình nghiên cứu của tôi. Các thông tin,
số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. Kết quả nghiên cứu trình
bày trong luận văn này không sao chép của bất lỳ luận văn nào và chưa được trình
bày hay công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Học viên thực hiện Luận văn






NGÔ VÕ ĐĂNG KHOA














ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giảng viên trường Đại Học Kỹ Thuật
Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báo làm
nền tảng cho tôi trong việc thực hiện luận văn này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn Tiến sĩ Lưu Thanh Tâm đã tận tình hướng dẫn
để tôi hoàn tất luận văn cao học này.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệ
p và các khách hàng
Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong khi thực hiện
luận văn.


















iii

TÓM TẮT

Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công Ty Cổ
Phần May Việt Tiến” được thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận
về cạnh tranh, cạnh tranh và hợp tác trong kinh doanh, một số bài học kinh nghiệm
rút ra từ thực tiễn và kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty

cùng ngành ở trong và ngoài nước, thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Tiến tại
thị trườ
ng Việt Nam. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ bảng
câu hỏi khảo sát khách hàng dựa trên 23 nguyên lý để nâng cao năng lực cạnh tranh
tại các tổ chức (doanh nghiệp) của TS.Lưu Thanh Tâm. Sau đó tác giả đánh giá
năng lực cạnh tranh của Việt Tiến và các đối thủ thông qua việc tính điểm từng lợi
thế. Chỉ số này sẽ thể hiện năng lực cạnh tranh của Việt Tiến so với các đối thủ.
Đồng thời, thông qua quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh và kết
quả khảo sát sẽ xác định được năng lực cạnh tranh nào nên được củng cố, năng lực
cạnh tranh nào cần được phát huy, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho Việt Tiến.
Trong phạm vi nghiên cứu này, mô hình Mạng giá trị của Lý Thuyết Trò Chơi
Trong Kinh Doanh sẽ
được vận dụng để xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh thông qua sự tương tác giữa Việt Tiến, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ
cạnh tranh và người bổ trợ. Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, cạnh tranh và hợp tác, các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh và các
hình thức cạnh tranh. Đồng thời ch
ương 1 cũng nêu lên một số kinh nghiệm nâng
cao năng lực cạnh tranh của các công ty cùng ngành ở trong và ngoài nước, từ đó rút
ra bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra chương này cũng giới thiệu
các chỉ tiêu, phương pháp và quy trình đánh giá năng lực cạnh tranh.
Chương 2 giới thiệu chung về Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến, phân
tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
iv

công ty. Chương này cũng chỉ rõ phương pháp và kết quả đánh giá năng lực cạnh
tranh của Việt Tiến so với các đối thủ tiêu biểu trong ngành.
Chương 3 trình bày cơ sở xây dựng giải pháp và các giải pháp chủ yếu nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công Ty Cổ Phần may Việt Tiến.




















v

ABSTRACT

The essay “The competition improvement solution for Viet Tien Garment Join
Stock Corporation” is carried out on the research of the theoretic competition,
competition and cooperation in business, some business lessons are experienced
from reality and the corporations that are the same kind of domestic and
international corporations so that improve the competition of those ones. The using

data in this research are assembled from questionnaires that bases on 23-theory-
competition improvement of the organizations (enterprises/firms/businesses) of Dr.
Luu Thanh Tam. Then, the author evaluated Viet Tien’s competitions and their
rivals by means of counting the advantages of each company. This figures would be
express the competition competence of Viet Tien with the competitors. From the
research of the business situation and the survey results would be specified
simultaneously that: the competition would be reinforced and the ones would be
much more promoted. After that, the solution will be brought out to improve the
Viet Tien’s competition competence.
In this research, the value network of Game Theory in Business would be
applied to build the solutions to strengthen the competition competence with the
Viet Tien’s interaction between the clients, suppliers, rivals and sponsors.
The essay will conclude 3 chapters:
Chapter one will represent the base of theoretic competition, the competition
competence of enterprises, competition and cooperation, the factors that influences
over the competition competence and the competition ways. This chapter would be
specifying simultaneously some experiences so that improve the competition
competence of the same domestic and international organizations; thence to infer
the lessons for the competition competence improvement. Moreover, this chapter
will recommend the figures, methods and processes to access the competition
competence.
vi

The second chapter would generally introduce about Viet Tien Garment Join
Stock Corporation, and analyze the internal and external factors that affect on the
competition competence of Viet Tien. It is much more specific to be introduced
about the methods and the results that access the competition competence of Viet
Tien with the typical rivals in this chapter.
The third chapter would be representing the basic and primary solutions so that
strengthen the competition competence of Viet Tien Garment Join Stock

Corporation.





















vii

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn. ii
Tóm tắt luận văn iii
A PHẦN MỞ

ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục tiêu của đề tài. 2
3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. 2
3.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài. 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của đề tài. 2
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. 2
3.2.2. Đối tượng khảo sát của đề tài. 2
3.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài. 2
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
4.1. Cách tiếp cận 3
4.2. Cách giải quyết vấn đề 3
4.3. Ph
ương pháp luận 3
5. Kết cấu đề tài. 3
6. Giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài. 3
6.1. Giá trị khoa học. 3
6.2. Giá trị thực tiễn 4
B PHẦN NỘI DUNG. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 5
1.1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 5
1.1.1. Thị trường. 5
1.1.2. Cạnh tranh. 5
1.1.3. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 6
1.2. Năng lực cạnh tranh và năng lực lõi của doanh nghiệp. 6
viii

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh và năng lực lõi. 6
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh. 7

1.2.3. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 8
1.2.4. Cạnh tranh và hợp tác. 8
1.2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh. 8
1.2.5.1. Nhân tố bên trong. 9
1.2.5.2. Nhân tố bên ngoài. 12
1.2.6. Các hình thức cạnh tranh. 17
1.2.6.1. Cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ. 17
1.2.6.2. Cạnh tranh về giá. 17
1.2.6.3. Cạnh tranh về phân phối s
ản phẩm dịch vụ. 17
1.2.6.4. Cạnh tranh về xúc tiến bán hàng. 17
1.2.6.5. Hình thức cạnh tranh khác. 17
1.2.7. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty thời
trang và bài học rút ra. 17
1.2.7.1. Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty thời
trang. 17
1.2.7.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh. 21
1.2.8. Đánh giá năng lực cạnh tranh. 22
1.2.8.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. 23
1.2.8.2. Phương pháp định tính. 27
1.2.8.3. Phương pháp định lượng. 27
1.2.8.4. Quy trình đánh giá. 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG
TY CP MAY VIỆT TIẾN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 29
2.1. Giới thiệu chung về Tổng Công Ty CP may Việt Tiến. 29
2.2. Phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của Tổng Công Ty CP May Việt Tiến tại thị trường Việt Nam. 31
2.2.1. Nhân tố bên trong. 31
ix


2.2.1.1 Nguồn nhân lực. 31
2.2.1.2. Nguồn lực về

tài chính. 31
2.2.1.3. Hoạt động kinh doanh. 34
2.2.1.4. Nguồn lực về

vật chất kỹ

thuật. 37
2.2.1.5. Trình độ

t


chức quản lý. 38
2.2.1.6. Hoạt động Marketing. 39
2.2.2. Nhân tố bên ngoài. 49
2.2.2.1. Khách hàng. 49
2.2.2.2. Nhà cung cấp. 49
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh. 50
2.2.2.4. Người bổ trợ. 52
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty CP May Việt Tiến tại thị
trường Việt Nam. 53
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. 53
2.3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ. 53
2.3.1.2. Nghiên cứu chính thức. 54
2.3.2. Kết quả nghiên cứu. 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆ

T TIẾN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2013-2020. 61
3.1. Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam. 61
3.1.1. Quan điểm phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020. 61
3.1.2. Mục tiêu phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020. 61
3.2. Mục tiêu phát triển của Tổng Công Ty CP May Việt Tiến đến năm 2020. 62
3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công Ty
CP May Việt Tiến tại thị tr
ường Việt Nam giai đoạn 2013-2020. 63
3.3.1. Nhóm giải pháp hợp tác và phát triển cùng khách hàng. 63
3.3.2. Giải pháp cạnh tranh và hợp tác cùng nhà cung cấp. 68
3.3.3. Giải pháp hợp tác và phát triển cùng doanh nghiệp bổ trợ. 69
x

3.3.4. Nhóm giải pháp hợp tác và cạnh tranh cùng các đối thủ cạnh tranh. . 69
3.3.5. Một số giải pháp khác. 75
3.4. Kiến nghị. 77
3.4.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty. 77
3.4.2 Kiến nghị đối với Nhà nước. 78
KẾT LUẬN CHUNG 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
C PHỤ LỤC.















xi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP : Cổ phần.
NBC : Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè.
VTEC : Tổng Công Ty Cổ Phần May Việt Tiến.
VINATEX : Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.
TC/DN : Tổ chức/Doanh nghiệp.
SP/DV : Sản phẩm/Dịch vụ.
CBCNV : Cán bộ công nhân viên.
EU : Liên minh Châu Âu.
ASIA : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
BCKT : Báo cáo kiểm toán.
BCTC : Báo cáo tài chính.





xii



DANH
MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 27
Bảng 2.1 Dư nợ vay. 32
Bảng 2.2 Các khoản nợ vay ngân hàng 32
Bảng 2.3 Các khoản phải phải thu. 33
Bảng 2.4 Các khoản phải trả. 33
Bảng 2.5 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. 34
Bảng 2.6 Chi phí hoạt động kinh doanh. 35
Bảng 2.7 Doanh thu sản phẩm dịch vụ qua các năm. 36
Bảng 2.8 Lợi nhuận qua các năm. 36
Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh trong ba năm gần nhất 37
Bảng 2.10 Tỷ trọng doanh thu kênh phân phối. 44
Bảng 2.11 Số lượng đại lý theo khu vực. 45
Bảng 2.12 Doanh số được giảm của các đại lý. 47
Bảng 2.13 Thiết kế nghiên cứu. 53
Bảng 2.14 Quy ước tính điểm năng lực cạnh tranh. 54
Bảng 2.15 Tổng điểm năng lực cạnh tranh của An Phước, Nhà Bè, May 10, Việt
Tiến. 58
Bảng 2.16 Xếp hạng năng lực cạnh tranh qua 23 tiêu chí đánh giá. 57
Bảng 2.17 Tổ
ng hợp xếp hạng năng lực cạnh tranh của An Phước, Nhà Bè, May 10,
Việt Tiến. 59






xiii



DANH
MỤC CÁC HÌNH
VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Mô hình viên kim cương của M.Porter. 7
Hình 1.2 Mạng giá trị 9
Hình 1.3 Marketing Mix 12
Hình 1.4 Quy trình nghiên cứu 27
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công Ty CP May Việt Tiến 38
Sơ đồ 2.2 Cấu trúc kênh phân phối 44











1
A PHẦN MỞ
ĐẦU.



1. Tính cấp thiết của đề tài.
Với hơn 86 triệu dân hiện nay, Việt Nam là thị trường tiêu thụ rất lớn cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đối với ngành dệt may, đây là những thuận lợi
cũng như thách thức vô cùng to lớn. Để có thể đứng vững và phát triển trên thị
trường, các doanh nghiệp phải cải tiến liên tục để phát huy năng lực, khả năng cạnh
tranh để khẳ
ng định vị thế của mình. Do đó vấn đề cạnh tranh luôn là một vấn đề cốt
lõi quyết định sự thành công hay thất bại đối với các doanh nghiệp ngành dệt may.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh gay gắt
của các thương hiệu thời trang quốc tế gia nhập vào thị trường trong nước…Nâng
cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận
thức đầy đủ, phân tích thực trạng, sự chủ động khi đưa ra giải pháp hợp lý và kịp
thời.
Có thể nói thị trường nội địa là một cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp dệt may
trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó
khăn nhưng doanh thu từ thị trường nội địa c
ủa các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng
trưởng khá. “Theo báo cáo của Bộ Công thương, kết thúc năm 2011, doanh thu từ
thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17,200 tỷ đồng, tăng
trưởng 15%”. Tuy nhiên thị trường nội địa đang bị chiếm lĩnh bởi các sản phẩm từ
Trung Quốc với giá rẻ, đa dạng về màu sắc và chủng loại.
Với thế m
ạnh là thương hiệu dẫn đầu ngành may mặc Việt Nam, tuy nhiên
trong giai đoạn hiện nay số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu tại thị trường nội
địa của Tổng Công ty CP May Việt Tiến không được như mong đợi. Chính vì vậy
mà đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty CP May Việt
Tiến” tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2013-2020 có ý nghĩa rất thiết thực cả về lý
luận và thự
c tiễn, đáp ứng được yêu cầu hiện nay của Tổng công ty.






2
2. Mục tiêu của đề tài.
Trên cơ sở hệ thống hoá lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, phân tích những vấn
đề thực tiễn về năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
Tổng Công ty CP May Việt Tiến để từ đó nêu lên các định hướng và các giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty CP May Việt Tiến
tại thị tr
ường Việt Nam giai đoạn 2013-2020.
3. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
3.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài.
Để đạt được các mục tiêu trên cần giải quyết các nội dung sau:
+ Nội dung 1: Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
+ Nội dung 2: Năng lực cạnh tranh và năng lực lõi của doanh nghiệp.
+ Nội dung 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty CP May
Việt Tiến.
+Nội dung 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty CP
May Việt Tiến tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2013-2020.
3.2. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của đề tài.
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu sự tác động của môi trường đến năng lực cạnh tranh của Tổng
Công ty CP May Việt Tiến tại thị trường Việt Nam.
Nghiên cứu tình hình hoạt độ
ng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
gian qua và hướng phát triển trong thời gian tới.
3.2.2. Đối tượng khảo sát của đề tài.
Phỏng vấn, gửi phiếu thăm dò đến người tiêu dùng, nhân viên phòng kinh

doanh nội địa, các đại lý chính thức, nhân viên bán hàng và cửa hàng trưởng thuộc
Tổng Công ty CP May Việt Tiến.
3.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
Công ty CP May Việt Tiến tạ
i thị trường Việt Nam, từ đó xây dựng giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2013-2020.



3
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Cách tiếp cận.
Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn, vận dụng cơ sở lý luận và
thực tiễn về cạnh tranh để xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Tổng Công Ty CP May Việt Tiến.
4.2. Giải quyết vấn đề.
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh, cạnh tranh và hợp tác, kinh
nghiệm và bài học nâng cao năng lực cạnh tranh củ
a các công ty cùng ngành ở trong
và ngoài nước, thực trạng năng lực cạnh tranh và kết quả đánh giá năng lực cạnh
tranh của Tổng Công Ty CP May Việt Tiến tại thị trường Việt Nam so với các đối
thủ tiêu biểu trong cùng ngành để xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
4.3 Phương pháp luận.
Sử dụng hai phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp định tính.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
b) Phương pháp định l
ượng.
- Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu trên Excel.

5. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và hợp tác.
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty CP May Việt
Tiến tại thị trường Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công Ty CP
May Việt Tiến tại thị
trường Việt Nam giai đoạn 2013-2020.
6. Giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài.
6.1. Giá trị khoa học.
Vận dụng cơ sở lý luận về cạnh tranh, cạnh tranh và hợp tác, bài học kinh
nghiệm từ các doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước, kết quả khảo sát và
đánh giá năng lực cạnh tranh, kết hợp mô hình Mạng Giá Trị của Lý Thuyết Trò



4
Chơi trong kinh doanh để xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Tổng Công Ty CP May Việt Tiến.
6.2. Giá trị thực tiễn.
Với đề tài này, người viết mong muốn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ
phát triển mạnh hơn nữa. Và với Tổng Công ty CP May Việt Tiến, người viết hy
vọng với một số giải pháp được đề ra có thể giúp cho Tổng Công ty hoạt động kinh
doanh hiệu quả hơn, ngày càng củng c
ố được uy tín và nâng cao năng lực cạnh tranh
tại thị trường Việt Nam.
5




B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1.1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1. Thị trường.
Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi và mua bán hàng hóa. Hay thị
trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình trao
đổi như mối quan hệ giữa người mua và người bán, giữa những người bán với
nhau hay giữa những người mua với nhau.
Thị trường là một nhóm khách hàng tiềm năng với nhu cầu giống nhau, sẵn
sàng trao đổi cái gì đ
ó có giá trị về hàng hóa hoặc/ và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu của họ [1].
Khái niệm thị trường được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau nhưng cuối
cùng thị trường cũng chính là mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu về một
loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Hay nói cách khác, thị trường là tập hợp những
khách hàng hiện có và tiềm năng. Vì vậy, để tồn tại và phát triể
n, các doanh
nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu của thị trường, sản xuất ra sản
phẩm thỏa mãn nhu cầu này và có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2. Cạnh tranh.
Thế nào là cạnh tranh?
Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh
tranh. Theo Michael Porter nhà kinh tế học Mỹ tại Đại học Harvard thì cạnh tranh
kinh tế là sự giành lấy thị phần. Bản chất của c
ạnh tranh là tối đa hoá lợi nhuận [2].
Theo cách hiểu thông thường, cạnh tranh là quá trình mà các chủ thể tìm
mọi biện pháp để vượt lên so với các đối thủ về một lĩnh vực nhất định. Trong
nhiều trường hợp, quá trình này là sự thi đua hay sự ganh đua… Cạnh tranh

cũng có thể được hiểu là quá trình tạo ra sự nổi trội của chủ thể so với đối thủ.
Đây là một quá trình sáng tạo và đổ
i mới có tính chất toàn diện [3].
6



Cạnh tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà
phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/ và mới lạ hơn
để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình
[5].
Cạnh tranh có thể mang lại lợi ích cho người này nhưng cũng có thể gây
thiệt hại cho người khác. Nhưng suy cho cùng cạnh tranh luôn có tác động tích
cực, là nguồn gốc tạo ra độ
ng lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.1.3. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
thúc đẩy quá trình sản xuất và phát triển. Thông qua cạnh tranh, sản phẩm được
làm ra sẽ tốt hơn, giá cả sẽ hợp lý hơn, dịch vụ tốt hơn. Từ đó, thị trường sẽ

loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém. Có thể nói, ở đâu có thị trường thì ở đó có
cạnh tranh.
Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực. Đó là sự
cạnh tranh không bình đẳng, tình trạng cá lớn nuốt cá bé, thiệt hại cho người tiêu
dùng và cho cả doanh nghiệp. Vì vậy, chấp nhận cạnh tranh như là sự tất yếu của
nền kinh tế thị trường, các doanh nghi
ệp phải tìm mọi cách khai thác lợi thế riêng
của mình, từ đó phát triển năng lực cạnh tranh để cùng tồn tại và phát triển.
1.2. Năng lực cạnh tranh và năng lực lõi của doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh và năng lực lõi .

a/ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được đề cập nhiều trên các ấn
phẩm kinh tế, song hiện vẫn còn chưa có sự thống nh
ất cao, đó là lẽ đương nhiên,
bởi: Nói đến năng lực cạnh tranh là cần xem xét điều kiện, bối cảnh phát triển đất
nước trong từng thời kỳ cụ thể, đồng thời năng lực cạnh tranh phải thể hiện khả
năng “đua tranh”, “tranh giành” giữa các doanh nghiệp và phải thể hiện bằng
phương thức hay cách thức cạnh tranh phù hợp. Tuy vậy, cách hiểu chung về nă
ng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, nâng cao lợi thế cạnh tranh
trong việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, thu hút, sử dụng có
hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt tới lợi ích kinh tế cao và bền vững. Cạnh
7



tranh diễn ra cả ở trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực trao đổi và trên thị
trường. Theo mô hình “Kim cương” về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp do
GS Michael Porter - Đại học Harvard Mỹ đề xuất, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp phụ thuộc vào 4 nhóm yếu tố: (1) Các điều kiện về cầu; (2) Các điều kiện về
yếu tố sản xuất; (3) Chiến l
ược của doanh nghiệp, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh; (4)
Các ngành liên quan và hỗ trợ. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không đơn
thuần chỉ là con số cộng các năng lực đó, mà còn là sự phù hợp của năng lực bên
trong với nhu cầu thị trường và với điều kiện bên ngoài. Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố
và chịu sự tác động bởi: Yếu tố
bên ngoài doanh nghiệp và yếu tố bên trong doanh nghiệp. [2].

Hình 1.1 Mô hình viên kim cương của M.Porter.
“Nguồn: M.Porter, lợi thế cạnh tranh 1985”

b/ Năng lực lõi là tất cả các kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm cơ
bản cho hoạt động của doanh nghiệp và mang đến cho doanh nghiệp tính đặc thù
riêng biệt [5].
Năng lực lõi phải thoả mãn 3 tiêu chí: Mang lại lợi ích cho khách hàng, đối thủ
cạnh tranh rất khó bắt chước, có thể vận dụng để mở rộng cho nhiều sản phẩ
m và thị
trường khác.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được thể hiện bằng khả năng bù
đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng sản phẩm và dịch vụ của doanh
8



nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp phải nổ lực tăng cường năng lực cạnh
tranh của chính mình bằng việc thúc đẩy công tác nghiên cứu và triển khai công
nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tăng hiệu quả hoạt động tài chính, đa
dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm,… tạo điều kiện hạ giá thành và giá bán
ra của hàng hóa [3].
Doanh nghiệp nào hiểu biết đối thủ, biết thoả mãn tốt hơ
n các nhu cầu và thị
hiếu
khách

hàng
so với đối thủ cạnh tranh, biết giành thế chủ động với người
cung cấp các nguồn hàng và tận dụng được lợi thế thì doanh nghiệp đó sẽ tồn
tại, ngược lại doanh nghiệp không có năng lực cạnh tranh hoặc không “nuôi
dưỡng” năng lực cạnh tranh tất yếu sẽ thất bại.
1.2.3. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các yếu t
ố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể làm hai
nhóm: Nhóm các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Các nhân tố bên trong bao
gồm: Nguồn nhân lực, nguồn lực về tài chính, hoạt động kinh doanh, nguồn lực về
vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý, hoạt động marketing. Các nhân tố bên
ngoài bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, người bổ trợ.
1.2.4. Cạnh tranh và hợp tác.
Trong kinh doanh, thành công của doanh nghiệp này không nhất thiế
t đòi hỏi
phải có những doanh nghiệp khác thua cuộc. Lắng nghe khách hàng, hợp tác với
các nhà cung cấp, lập ra các nhóm mua hàng và xây dựng những quan hệ đối tác
chiến lược là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp c
h
ỉ thành công khi những doanh
nghiệp khác thành công. Đó là sự thành công cho cả đôi bên nhiều hơn là sự cạnh
tranh để làm hại lẫn nhau. Vì vậy có thể xem xét khả năng hợp tác khi cần tạo ra thị
trường nhưng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc phân chia thị trường [12].
1.2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh.
Đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh, chiến
lược cạnh tranh….Tuy nhiên vấn đề h
ợp tác để cùng tạo thị phần và phát triển thị
phần thì vẫn chưa được đề cập phổ biến. Bản thân từ đối thủ không có từ trái nghĩa.

×