Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.86 KB, 17 trang )

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ
PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH
THỜI GIAN TỚI
1. Triển vọng ngành Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong
nhiều năm qua, ngành dệt may đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp
đáng kể vào nền kinh tế đất nước. Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã
đạt mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp
15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Năm 2006, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: phát
triển thị trường nội địa tăng trưởng 15%, doanh số bán lẻ ước đạt 2.05 tỷ USD; xuất
khẩu ước đạt 5.92 tỷ USD (tăng 24%); giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may tăng
trưởng16%.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được đối xử bình đẳng như các thành
viên khác của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Từ năm 2005, ngành dệt may Việt
Nam đã được EU và Canada xoá bỏ chế độ hạn ngạch khi xuất khẩu vào những thị
trường này, nhưng vẫn bị bó buộc bởi cơ chế hạn ngạch khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Khi
chính thức trở thành thành viên của WTO, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tốt
để phát triển. Các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng mà không lo về
hạn ngạch tại bất kỳ thị trường nào. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập
mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián
tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là vào ngành dệt may. Nhờ đó, ngành dệt may có điều kiện
phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm…để nâng
cao tỉ lệ nội địa hoá (theo kế hoạch sẽ đạt đến 50% vào 2010). Việt Nam còn có cơ hội
thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực hạ tầng như đường xá, giao thông, hạ
tầng viễn thông, ngân hàng… tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế cũng như ngành
dệt may phát triển hơn nữa. Nhờ có dòng đầu tư nước ngoài mà nguồn nhân lực cũng sẽ
được cải thiện. Các doanh nghiệp dệt may có điều kiện tiếp cận và đào tạo mạnh hơn
lực lượng chuyên gia về công nghệ, thị trường, tài chính từ nước ngoài.


Cũng như tất cả các thành viên WTO khác, Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng
về pháp lý trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Mọi tranh chấp thương mại đều
được giải quyết thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO.
Khi đã là thành viên WTO, thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các
nước WTO sẽ được tính lại một cách bình đẳng và tạo điều kiện xuất khẩu tốt hơn.
Chẳng hạn tại thị trường Melcosur, mức thuế nhập khẩu trước đây cao hơn các nước
khác trên thế giới nay đã được điều chỉnh ngang bằng với những nước này, tạo đỉều
kiện cho Việt Nam thâm nhập thị trường khối Nam Mỹ đó - với trên 500 triệu dân- tốt
hơn.
Tuy nhiên, trước những thuận lợi lớn khi là thành viên WTO thì ngành dệt may
Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt trong cạnh tranh. Đó là hàng
rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã giảm đến mức tối đa theo cam kết WTO. Từ
11/01/2007, thuế nhập khẩu hàng may mặc giảm xuống từ 50% xuống còn 20%, vải từ
40% xuống còn 12%. Vì vậy, các nhà sản xuất dệt may trong nước sẽ phải cạnh tranh
khốc liệt khi các sản phẩm từ nước ngoài ồ ạt tràn vào Việt Nam, nhất là các nước cạnh
tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ…
Mặc dù, hàng dệt may Việt Nam không còn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ, nhưng dưới áp lực của các nhà sản xuất dệt Hoa Kỳ, Bộ Thương mại
nước này đã đưa ra một rào cản mới, đó là việc xây dựng cơ chế giám sát chống bán
phá giá hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vao Hoa Kỳ. Điều này đã gây tâm lý lo ngại
không chỉ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà cả các nhà nhập khẩu và bán lẻ
Hoa Kỳ.
Ngành dệt may còn phải đối mặt với hiện tượng biến động lao động. Các doanh
nghiệp sẽ phải cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là cạnht ranh với
các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo cam kết song phương với Hoa Kỳ thì các biện pháp hỗ trợ trực
tiếp và gián tiếp cho ngành dệt may đã bị bãi bỏ từ ngày 30/05/2006. Có thể nói hiện
nay, ngành dệt may Việt Nam đang bị Chính phủ đối xử bất bình đẳng hơn so với các
ngành công nghiệp khác trong các chính sách hỗ trợ phát triển.
Trước những cơ hội và thách thức ấy, ngành dệt may Việt Nam cần có phương hướng

để tận dụng những lợi thế có được, đồng thời tìm ra các giải pháp để khắc phục thách
thức, trong đó vai trò của các doanh nghiệp có tính quyết định. Mỗi doanh nghiệp dệt
may Việt Nam cần xây dựng cho mình chiến lược trong bối cảnh mới, đồng thời liên
kết lại để tăng sức mạnh cạnh tranh. Đầu tư mạnh mẽ vào các giải pháp tăng giá trị gia
tăng của sản phẩm và dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng đến khâu thiết kế thời trang
và xây dựng thương hiệu, sẽ là giải pháp xuyên suốt của ngành dệt may Việt Nam trong
giai đoạn sau WTO. Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng sẽ tích cực trong việc xây dựng
hình ảnh một ngành dệt may Việt Nam hướng về thời trang, như là giải pháp chính để
tăng sức cạnh tranh của toàn ngành so với các nước cạnh tranh khổng lồ khác như
Trung Quốc, Ấn Độ… Mục tiêu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt
10 tỷ USD với tỉ lệ nội địa ít nhất 50%.
2. Những thuân lợi và khó khăn của công ty cổ phần dệt may Nam Định
2.1. Thuận lợi
Công ty luôn nhân được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Tập đoàn Dệt may
Việt Nam, Bộ Công nghiệp và các cơ quan hữu quan của Trung ương và địa phương
trong quá trình xây dựng và phát triển.
Công ty có đội ngũ lãnh đạo có tâm huyết, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm
quản lý. Đội ngũ nhân viên Công ty trong những năm qua không ngừng được củng cố,
nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo có đủ trình độ chuyên môn, trình độ
quản lý.
Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định là thương hiêu có uy tín và các khách hàng
truyền thống; hiện nay đã xây dựng và sử dụng hệ thống phần mềm kế toán nối mạng
toàn công ty; hệ thống tin học kết nối trong nước và quốc tế. Tổng công ty cổ phần Dệt
may Nam Định sẽ tiếp tục củng cố vị thế là một trong những Tổng công ty hàng đầu
trong lĩnh vực Dệt may của Việt Nam.
Tới đây, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty sẽ tăng lên do Tổng công ty sẽ tiến hành liên
doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước và đây được coi là cơ hội, bước
đột phá của quá trình chủ động hội nhập quốc tế. Tổng công ty sẽ lựa chọn được những
cổ đông chiến lược mạnh, có kinh nghiêm về các lĩnh vực Tổng công ty hiện hoạt động
và dự tính sẽ mở rộng hoạt động. Tổng công ty sẽ tiếp cận được với các sản phẩm và

công nghệ chuyên ngành mới, các tập đoàn, liên minh Dệt may và thị trường quốc tế.
Hoạt động của hệ thống ngày càng nâng cao tính minh bạch, độc lập. Bên cạnh
đó, công ty đã sớm có mối quan hệ đối ngoại ngay từ đầu thành lập nên có nhiều thuần
lợi trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
2.2. Khó khăn
Cũng giống như các đơn vị Dệt may khác, Tổng công ty vẫn có nhiều khoản nợ
phải trả, vốn chưa tương xứng với tìêm năng phát triển, nằm trong khu vực không có
nhiều lợi thế về thương mại đối với ngành dệt may.
Bộ máy quản lý chưa gọn nhẹ, chưa phù hợp với cơ chế vận hành linh hoạt của
một Tổng công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường.
Trong lĩnh vực dệt may hiện nay, Tổng công ty hiện đang thiếu nguồn nhân lực chất
lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển và thực hiện chiến lược kinh doanh trong
những năm tới.
Hệ thống chính sách cơ chế pháp luât của Việt Nam chưa thật sự hoàn thiện và
đồng bộ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.Những cơ hội và thách thức đối với công ty cổ phần dệt may Nam Định
3.1. Những cơ hội.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới dự báo sẽ
ở mức cao, kéo theo nhu cầu về ăn mặc của hơn 80 triệu người dân Việt Nam, nhu
cầu xuất khẩu được mở rộng hơn khi Việt Nam làm thành viên của tổ chức Thương
mại thế giới (WTO).
Tổng công ty cũng sẽ có đìều kiện tiếp cận nguồn vốn từ thị trường tài chính
trong nước và quốc tế thông qua việc niêm yết trái phiếu, niêm yết cổ phiếu trên các
thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế để thu hút nguồn vốn cho hoạt động
đầu tư phát triển, tạo nguồn lực thực hiện các dự án kinh doanh lớn trong tương lai.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Tổng công ty được hưởng nhứng lợi ích rất
lớn như: việc xuất khẩu không còn bị hạn chế quota; một số thị trường có sự phân
biệt đối xử về thuế sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường, môi trường đầu tư
được cải thiện.
Bộ máy tổ chức quả lý về cơ bản đã nền tảng của một mô hình tổ chức trong

nền kinh tế thị trường sẽ tiếp tục được củng cố và hoàn thiện nhằm nâng cao hơn
nữa cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con
3.2. Những thách thức
Trước đây, Công ty luôn nhận được sự quan tâm của Tập đoàn trong chiến
lược phát triển kinh doanh, đầu tư cũng như nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước
thì sau khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, vì lộ trình mở cửa cam kết Tổng
công ty sẽ khó tận dụng được những thuận lợi này nữa.
Hàng dệt may sắp tơi sẽ có nhiều biến đổi khi vào thị trường Mỹ. Hàng hoá
của Tổng công ty sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và trên trường
quốc tế ngày càng gay gắt, nhất là với hàng dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ,
Malaysia, Singapore khi mà Tổng công ty chưa xây dựng được thương hiệu nổi
tiếng cho riêng mình.
Theo lộ trình cam kết mở cửa của Việt Nam sau khi trở thành thành viên của
WTO, hàng rào bảo vệ thị trường nội đìa bằng thuế nhập khẩu giảm xuống mức tối
đa làm cho môi trường kinh doanh trong nước cạnh tranh trở lên gay gắt đối với
hàng hoá dệt từ nước ngoài.
4.Chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp thời gian tới
4.1. Định hướng chiến lược
4.1.1. Chiến lược chung
Tôn chỉ hoạt động của Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định là:
“Xây dựng Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định trở thành một trong
những doanh nghiệp Dệt – May hàng đầu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, hoạt
động theo các nguyên tắc thương mại trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế
phục vụ các nhu cầu của khách hàng, đồng thời xác định các cơ hội để đạt được lợi
nhuận tối ưu trên vốn đầu tư.”
Sau khi cổ phần hoá, Tổng Công ty cổ phần tiếp tục phát triển kinh doanh, đa
ngành nghề, đa sở hữu trên cơ sở các lĩnh vực sản xuất chủ yếu bao gồm: Sản xuất
kinh doanh các loại sản phẩm Sợi – May mặc; thiết bị, phụ tùng, nguyên phụ liệu
phục vụ nhu cầu sản xuất Sợi – May mặc. Kinh doanh du lịch, vận tải, xây dựng,
đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao

động; phát triển thị trường bán lẻ nội địa và nước ngoài.
Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh;
ứng dụng Công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh, phát triển thương mại điện
tử và tìm kiếm giải pháp phát triển những ngành nghề kinh doanh mới mà pháp luật
không cấm.
Tăng cường hội nhập quốc tế cùng với việc duy trì phát triển thương hiệu và
văn hoá doanh nghiệp.
* Về cơ cấu tổ chức
Tổng Công ty cổ phần định hướng phát triển theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con. Tổng Công ty sẽ xây dựng hệ thống quy chế hoạt động nội bộ về quản trị, tài
chính minh bạch, công khai để phù hợp với mô hình mới. Đồng thời, Tổng Công ty
sẽ sắp xếp lại hệ thống Công ty con theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả cao. Các Công ty
con chuyên môn hoá sẽ dần được hình thành thông qua sáp nhập các Công ty con có
cùng lĩnh vực hoạt động, cùng thị trường, cùng sản phẩm.
* Về phát triển sản phẩm
Tổng Công ty định hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại hoá,
công nghiệp hoá, áp dụng công nghệ cao. Tổng Công ty xác định ngành Dệt May,
sản xuất công nghiệp và phụ liệu may, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh
doanh xuất nhập khẩu là các lĩnh vực then chốt và sẽ đẩy mạnh sản xuất công nghiệp
để tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp. Tổng Công ty tập trung xây dựng một hệ
thống các Công ty con chuyên môn hoá để phục vụ nhu cầu phát triển của Tổng
Công ty và hướng tới những sản phẩm mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà
Tổng Công ty có lợi thế.
Lĩnh vực đầu tư tài chính được Tổng Công ty xác định là lĩnh vực quan trọng và
được tập trung triển khai ngay sau khi Tổng Công ty cổ phần ra đời theo hướng xây
dựng một công ty tài chính để hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn sản xuất kinh
doanh giữa Công ty mẹ với các Công ty con và tham gia vào thị trường tiền tệ.
* Về thị trường

×