Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM






NGUYỄN NGỌC KHƯƠNG




CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ðẾN
NĂM 2020




LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM





NGUYỄN NGỌC KHƯƠNG


CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN ðẾN
NĂM 2020




LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành:

60340102


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRƯƠNG QUANG DŨNG









TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2013



CÔNG TRÌNH ðƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ðẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Trương Quang Dũng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Ngọc Dương
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Lê Quang Hùng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)


Luận văn Thạc sĩ ñược bảo vệ tại Trư
ờng ðại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 05 tháng 01 năm 2013

Thành phần Hội ñồng ñánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội ñồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

1. PGS. TS Nguyễn Phú Tụ - Chủ tịch Hội ñồng
2. TS. Nguyễn Ngọc Dương - Phản biện 1

3. TS. Lê Quang Hùng - Phản biện 2
4. TS. ðinh Bá Hùng Anh - Ủy viên
5. TS. Mai Thanh Loan - Ủy viên, Thư ký


Xác nhận của Chủ tịch Hội ñồng ñánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi Luận văn ñã ñược sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội ñồng ñánh giá LV Khoa quản lý chuyên ngành





ii

TRƯỜNG ðH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

PHÒNG QLKH - ðTSðH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày tháng 12 năm 2012
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên : Nguyễn Ngọc Khương Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 15/08/1982 Nơi sinh: Thanh Hóa
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh MSHV:
1184011090


I. TÊN ðỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
ðẾN NĂM 2020
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ của ñề tài là nghiên cứu ñề xuất những chiến lược và chính sách phát
triển du lịch tỉnh Bình Thuận ñến năm 2020 một cách tổng quát, sâu, rộng ñể ñáp ứng
mục tiêu và chiến lược phát triển chung của tỉnh. ðể thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
này, các câu hỏi nghiên cứu ñược ñặt ra là:
- Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nào sẽ là lý luận soi ñường cho việc hoạch
ñịnh chiến lược và những chính sách phát triển du lịch của Tỉnh?
- Thực trạng du lịch của tỉnh Bình Thuận hiện nay như thế nào? Ngành du lịch
của tỉnh có những mạnh và ñiểm yếu gì?
- Môi bên ngoài ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
như thế nào? ðâu là những cơ hội và ñâu là những nguy cơ, thách thức mà môi trường
ñem lại?
- Chiến lược nào mà Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận nên lựa chọn ñể ñáp ứng
mục tiêu phát triển?
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/9/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/12/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TIẾN SĨ TRƯƠNG QUANG DŨNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

i



LỜI CAM ðOAN



Tôi là Nguyễn Ngọc Khương. Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa ñược ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.


TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2013
TÁC GIẢ





NGUYỄN NGỌC KHƯƠNG












ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi ñã nhận ñược nhiều sự giúp ñỡ, ñộng

viên của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và các cá nhân.
Xin trân trọng cảm ơn TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG – Người hướng dẫn
khoa học ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ về mọi mặt và ñã ñộng viên tôi thực hiện
hoàn thành Luận văn thạc sĩ kinh tế này.
Xin trân trọng cảm ơn Phòng Quản lý khoa học và ðào tạo sau ñại học và Khoa
Quản trị kinh doanh Trường ðại học Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
(HUTECH) ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn ðảng ủy, Hội ñồng Trường, Ban Giám hiệu Trường ðại
học Dầu khí Việt Nam và các ñồng nghiệp ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi và giúp ñỡ
tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập ở bậc Cao học và thực hiện Luận văn thạc
sĩ kinh tế tại Trường.
Xin trân trọng cảm ơn ðảng Ủy, Ban Giám ñốc, Phòng Nghiệp vụ du lịch, Văn
phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận và các công ty hoạt ñộng
trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Bình Thuận ñã giúp ñỡ tôi trong việc cung cấp số liệu,
thông tin phục vụ cho quá trình thực hiện Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể lớp 11SQT13 HUTECH ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi
trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

NGUYỄN NGỌC KHƯƠNG












iii

ABSTRACT

The thesis of Master of Business Administration "Strategy development of
tourism in Binh Thuan province to the period of 2020" consists of 125 pages and three
chapters:
Chapter 1: Rationale for tourism and the role of tourism in economic
development
Chapter 2: Status of tourism activity in Binh Thuan province in recent years
Chapter 3: Some solutions for tourism development in Binh Thuan province to
2020
In chapter 1: The thesis focuses on studying the basic arguments on tourism,
on strategy; the tools to form strategy and to assess the overview of the development
of tourism in the world and the experience of tourism development of some countries
- The concept of tourism, tourists: The authors have used the definition of the
World Tourism Organization (WTO), tourism Ordinance;
- The concept of sustainable tourism: The author uses the concept of the World
Council for sightseeing and tourism (WTTC) and the Earth Council (CT) and the
World Tourism Organization (WTO);
- Theory of strategies: The author uses the perspective of Alfred Chandler
(1962) and William J. Glueck; especially, the concept of strategy, process strategy,
of M. Porter.
In chapter 2: The thesis focuses on the status of tourism activity in Binh Thuan
province in recent years, in particular:
- Assessing Vietnam's tourism generally
- Assessing the overview of natural and economic-social conditions in Binh
Thuan province;
- Analysing the environment of tourism activity in Binh Thuan province in the

past;
- Identifing the strengths, weaknesses, opportunities and challenges for the
tourism of Binh Thuan Province;
+ The strengths of Binh Thuan’s tourism;
+ The weaknesses of Binh Thuan’s tourism;
iv

+ The opportunities for development of tourism in Binh Thuan;
+ The challenges of tourism in Binh Thuan
The analysis of strengths, weaknesses, opportunities and challenges of tourism
in Binh Thuan province is the basis to build the province's tourism development
strategy to 2020.
In chapter 3: The thesis evaluates trends in tourism, objectives of tourism
development of our country as well as Binh Thuan, orientation of tourism
development in Binh Thuan to 2020 (tourism development in sector and in the
territory)
- Planning strategies to develop tourism in Binh Thuan 2020: By analysing the
strengths, weaknesses, opportunities and challenges of tourism in Binh Thuan
province, the author has used the SWOT matrix to formulate strategies development
for the sector;
- The author selected development strategy of tourism in Binh Thuan province
to 2020:
+ The strategy of entering the market by attracting domestic and foreign
tourists;
+ The growth strategy focused on product development;
+ The strategy of joint ventures for developing tourism;
+ The strategy to keep upgrading and developing tourism resources.
After building the strategy, the author proposed some solutions:
- Solutions of investment, tourism planning; capital, diversifying tourism
products, improving competitiveness; marketing, promoting tourism development;

policies; training and development of human resources; awaring of the levels, sectors
and people; strengthening and enhancing the effectiveness and efficiency of state
management and controling investment activities, business travel, tourism services;
problems of natural environment and society in order to attract investment and ensure
sustainable tourism development; organizations, state management apparatus tourism;
human resources to manage tourism activities, local tourism development; stabling
social order and safety, the safety of tourists and sustainable tourism development;
- Recommendations to the Central Government, Local.

v

MỤC LỤC

1. Lý do chọn ñề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 2
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu của ñề tài 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 4
1.1. Các khái niệm 4
1.2. Lý luận về chiến lược 10
1.3. Công cụ ñể hình thành chiến lược 17
1.4. Tổng quan về phát triển du lịch trên thế giới và kinh nghiệm phát triển du lịch của
một số nước 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ðỘNG DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
THỜI GIAN QUA 26
2.1. Vài nét về ngành du lịch Việt Nam thời gian qua 26
2.2. Tổng quan về ñiều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận 28
2.2.1. Tổng quan về ñiều kiện tự nhiên 28

2.2.2. Tổng quan về ñiều kiện kinh tế - xã hội 30
2.3. Phân tích môi trường hoạt ñộng du lịch của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua 37
2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài 38
2.3.2. Phân tích môi trường bên trong 44
2.4. Nhận ñịnh ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức ñối với ngành du lịch tỉnh
Bình Thuận 64
2.4.1. Những ñiểm mạnh của du lịch tỉnh Bình Thuận (S) 64
2.4.2. Những ñiểm yếu của du lịch tỉnh Bình Thuận (W) 65
2.4.3. Những cơ hội ñể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận (O) 66
2.4.4. Những thách thức của du lịch tỉnh Bình Thuận (T) 67
2.5. Kết luận chương 2 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH
BÌNH THUẬN ðẾN NĂM 2020 70
3.1. Những xu hướng du lịch hiện nay 70
3.2. Mục tiêu phát triển du lịch 72
vi

3.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch của cả nước 72
3.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận ñến năm 2020 73
3.2.3. ðịnh hướng phát triển du lịch Bình Thuận ñến năm 2020 74
3.2.3.1. ðịnh hướng phát triển du lịch theo ngành 74
3.2.3.2. ðịnh hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ 75
3.3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Bình Thuận 75
3.4. Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận ñến năm 2020 77
3.4.1. Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước 77
3.4.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm 78
3.4.3. Chiến lược liên doanh, liên kết phát triển du lịch 80
3.4.4. Chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 80
3.5. Một số giải pháp ñể thực hiện chiến lược 81

3.5.1. Giải pháp ñầu tư, quy hoạch du lịch 81
3.5.2. Giải pháp vốn 83
3.5.3. Giải pháp ña dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh 84
3.5.4. Giải pháp thị trường, xúc tiến phát triển du lịch 85
3.5.5. Giải pháp ñào tạo, phát triển nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý phục
vụ phát triển du lịch 87
3.5.6. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt ñộng
ñầu tư, kinh doanh, dịch vụ du lịch; giải quyết tốt các vấn ñề về môi trường tự nhiên,
xã hội 88
3.5.7. Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch; phát triển các dịch vụ, ngành nghề sản
xuất, cung ứng nguyên liệu sạch, chất lượng cao, phục vụ cho du lịch 90
3.5.8. Giải pháp ổn ñịnh trật tự an toàn xã hội, an toàn cho khách 90
3.6. Kiến nghị 92
3.6.1. Kiến nghị ñối với Trung ương 92
3.6.2. Kiến nghị ñối với ðịa phương 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á (The Association of
Southeast Asian Nations).
- GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product).
- MICE: Hội họp, khen thưởng, hội nghị và tổ chức sự kiện (Meeting,
Incentive, Conference, Event).
- WTO: Tổ chức du lịch thế giới (World Travel Organization).
- UBND: Ủy ban nhân dân.
- FAMTRIP: Là hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị. ðây là một
chương trình du lịch miễn phí dành cho các hãng lữ hành, các nhà báo tới một hay

nhiều ñiểm du lịch của một quốc gia ñể làm quen với các sản phẩm du lịch tại các
ñiểm du lịch của quốc gia hay ñịa phương ñó ñể các hãng lữ hành khảo sát, lựa chọn,
xây dựng chương trình du lịch có hiệu quả thiết thực ñể chào bán cho khách.
- GIS: Hệ thống thông tin ñịa lý (Geographic Information System).
- VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- VSMT: Vệ sinh môi trường.
- ANTT: An ninh trật tự.
- TEAMBUILDING: Là một hình thức xây dựng nhóm, kết hợp nhóm tạo thành
sức mạnh ñồng ñội, sức mạnh của tập thể, tạo nên niềm tin trong tập thể, làm nên một
tập thể luôn hòa ñồng, gắn bó, ñoàn kết và hiểu nhau.
- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations).
- INBOUND: Là khái niệm dùng ñể chỉ khách nước ngoài ñến.
- KDL: Khu du lịch.
- NXB: Nhà xuất bản.
- EFE: Ma trận ñánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation).
- IFE: Ma trận ñánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation).
- SWOT: Ma trận kết hợp ñiểm mạnh và ñiểm yếu với cơ hội và mối ñe dọa
(Strengths and Weaknesses - Opportunities and Threats).
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Chương 1:
Bảng 1.1: Tăng trưởng khách du lịch của các nước ASEAN năm 2009-2010
Chương 2:
Bảng 2.1: Thống kê khách quốc tế ñến Việt Nam giai ñoạn 2007-2012
Bảng 2.2: Các ngành của kinh tế Bình Thuận giai ñoạn 2006-2010
Bảng 2.3: Tốc ñộ tăng trưởng GDP giai ñoạn 2009-2015
Bảng 2.4: Thống kê lao ñộng trong các ngành giai ñoạn 2007-2011
Bảng 2.5: So sánh các chỉ tiêu cạnh tranh du lịch của một số tỉnh

Bảng 2.6: Thống kê khách du lịch giai ñoạn 2005-2010
Bảng 2.7: Số lượng lượt khách quốc tế theo nước có tỷ lệ trên 2% (năm 2009) so với
tổng số lượt khách quốc tế xếp từ cao xuống thấp
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn tham khảo ñể quyết ñịnh ñi du lịch của khách trong nước
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn tham khảo ñể quyết ñịnh ñi du lịch của du khách quốc tế
Bảng 2.10: Cơ cấu số lần du khách trong nước ñến Bình Thuận giai ñoạn 2006-2009
Bảng 2.11: Cơ cấu số lần khách quốc tế du lịch ñến Bình Thuận giai ñoạn 2006-2009
Bảng 2.12: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách nội ñịa tại Bình Thuận giai ñoạn
2006-2009
Bảng 2.13: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế tại Bình Thuận giai
ñoạn 2006-2009
Bảng 2.14: Doanh thu từ du lịch của tỉnh Bình Thuận giai ñoạn 2005-2010


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
Chương 1:
Biểu ñồ 1.1: Thị phần khách quốc tế ñến khu vực Asean – năm 2010
Biểu ñồ 1.2: Khách quốc tế ñến ASEAN giai ñoạn 1991-2010
Biểu ñồ 1.3: Khách quốc tế và trong ASEAN ñến ASEAN giai ñoạn 2000-2010
Biểu ñồ 1.4: Khách quốc tế ñến và khách từ các nước trong khu vực Asean ñến Asean
giai ñoạn 2005-2010
Biểu ñồ 1.5: Khách quốc tế ñến Việt Nam so với toàn khu vực ðông Nam Á và ðông
Á-Thái Bình Dương giai ñoạn 2005-2009
Chương 2:
Biểu ñồ 2.1: Số lượng khách quốc tế ñến Việt Nam giai ñoạn 2007-2012
Biểu ñồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận giai ñoạn 2006-2010
Biểu ñồ 2.3: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai ñoạn 2006-2010
Biểu ñồ 2.4: Tỷ lệ khách du lịch ñến với tỉnh Bình Thuận năm 2010

Biểu ñồ 2.5: Tỷ lệ các dự án ñầu tư vào Bình Thuận năm 2010

DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1:
Hình 1.1 : Mối quan hệ giữa 3 cấp chiến lược
Hình 1.2: Các chiến lược cạnh tranh tổng quát của M. Porter
Hình 1.3: Ba giai ñoạn của quá trình quản trị chiến lược
Hình 1.4: Quy trình xây dựng chiến lược
Hình 1.5. Ma trận SWOT
Chương 2:
Hình 2.6: Bản ñồ ñơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận
Hình 2.7 : Mô hình 5 lực cạnh tranh của M. Porter
Hình 2.8: Bản ñồ tuyến ñiểm du lịch tỉnh Bình Thuận
1


I. MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với sự phát triển
của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch có những bước phát triển ñáng kể và ngày
càng khẳng ñịnh vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu nền kinh tế. Du lịch ñã và
ñang ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu ñược trong ñời sống xã hội. Du
lịch không chỉ ñem ñến cho con người những cảm xúc tuyệt vời thông qua các loại
hình nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan, vui chơi giải trí, hành hương tìm về cội nguồn,
thiên nhiên mà du lịch còn là thước ño chất lượng cuộc sống, một “ngành công
nghiệp không khói” ñem lại hiệu quả xã hội vô cùng to lớn ở nhiều nước trên thế giới
và khu vực. Trong mối quan hệ phát triển tổng hòa của nền kinh tế, du lịch phát triển
sẽ là ñộng lực thúc ñẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Du lịch còn là cơ hội,
là chiếc cầu nối quan trọng nhằm phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ giao lưu văn
hóa, hữu nghị, phát triển khoa học kỹ thuật, hợp tác và ngoại giao giữa các vùng miền,

các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới. Do vậy, việc mở rộng, ñẩy mạnh hoạt
ñộng kinh doanh du lịch là một xu hướng phát triển tất yếu của tất các các nước trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Những năm gần ñây du lịch Bình Thuận ngày càng phát triển và trở thành ngành
kinh tế quan trọng của tỉnh, thu hút nhiều nhà ñầu tư, du khách trong và ngoài nước.
Từ một vùng ñất ven biển còn hoang sơ cách ñây không lâu, ñến nay Bình Thuận ñang
ñược biết ñến như một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng trong cả nước, ñược
mệnh danh là “thủ ñô của các khu nghỉ dưỡng”, có sức hút mạnh mẽ du khách trong
nước và quốc tế.
Mặc dù Bình Thuận ñã ñạt ñược những kết quả khả quan trong việc thu hút ñầu
tư phát triển du lịch, số lượng khách ñến, thời gian lưu trú của khách…thể hiện qua số
lượng vốn ñầu tư tăng nhanh, các kênh huy ñộng vốn ña dạng, thu hút nhiều thành
phần kinh tế tham gia ñầu tư, khách ñến với Bình Thuận ngày càng nhiều, thời gian
lưu trú lâu hơn Tuy nhiên, du lịch của tỉnh phát triển còn chậm, chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế hiện có. Nhiều chỉ tiêu ñề ra chưa ñạt ñược, sản phẩm du lịch nhìn
chung vẫn còn ñơn ñiệu, chất lượng chưa cao, nhất là các loại sản phẩm hỗ trợ còn rất
ít; những yếu kém về môi trường, hạ tầng ở một số nơi vẫn chưa ñược khắc phục căn
2

bản; ý thức cộng ñồng về du lịch chưa ñồng ñều; ñặc biệt, chất lượng nguồn nhân lực
vẫn còn là khâu yếu kém kéo dài; còn nhiều dự án ñã ñược chấp thuận ñầu tư vẫn chưa
triển khai; công tác quản lý nhà nước về du lịch còn bất cập
Xuất phát từ cơ sở lý luận nêu trên và từ thực tiễn phát triển du lịch của Việt
Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, tôi chọn ñề tài “Chiến lược phát triển du
lịch tỉnh Bình Thuận ñến năm 2020” làm ñề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài này là ñề xuất chiến lược và những chính sách
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận ñến năm 2020 một cách tổng quát, sâu, rộng ñể ñáp
ứng mục tiêu và chiến lược phát triển chung của tỉnh. ðể thực hiện mục tiêu nghiên
cứu này, các câu hỏi nghiên cứu ñược ñặt ra là:

1) Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nào sẽ là lý luận soi ñường cho việc
hoạch ñịnh chiến lược và những chính sách phát triển du lịch của tỉnh?
2) Thực trạng du lịch của tỉnh Bình Thuận hiện nay như thế nào? Ngành du
lịch của tỉnh có những mạnh và ñiểm yếu gì?
3) Môi bên ngoài ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận
như thế nào? ðâu là những cơ hội và ñâu là những nguy cơ, thách thức mà môi trường
ñem lại?
4) Chiến lược nào mà Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận nên lựa chọn ñể ñáp ứng
mục tiêu phát triển?
Từ mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu trên ñây, luận văn phải thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau ñây:
Thứ nhất: Hệ thống cơ sở lý luận về chiến lược.
Thứ hai: ðánh giá thực trạng (môi trường bên trong) của Ngành du lịch tỉnh
Bình Thuận. Từ ñó rút ra ñược những ñiểm mạnh Ngành cần phát huy và những ñiểm
yếu cần cải thiện.
Thứ ba: ðánh giá môi bên ngoài ảnh hưởng ñến Ngành du lịch. Từ ñó nhận
dạng những cơ hội mà Ngành du lịch cần tận dụng và những nguy cơ, thách thức cần
né tránh.
Thứ tư: Hoạch ñịnh chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển nguồn nhân
lực (mục tiêu, kế hoạch, chính sách) ñể ñáp ứng mục tiêu phát triển cũng như chiến
lược phát triển của Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận.
3

3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là công tác phát triển du lịch của tỉnh Bình
Thuận.
Phạm vi nghiên cứu của ñề tài ñược giới hạn về không gian là trong ngành du
lịch của tỉnh Bình Thuận. Các chính sách và kế hoạch ñề ra ñược giới hạn về thời gian
là ñến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh tính làm chủ ñạo, kết hợp với
phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng. Dữ liệu sử dụng ñể phân tích trong phương pháp
nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, trong ñó dữ liệu sơ cấp là chủ yếu.
Nguồn dữ liệu thứ cấp ñược thu thập từ tài liệu của các nhà nghiên cứu trước ñây, các
tài liệu, báo cáo của tỉnh Bình Thuận, Tổng cục du lịch, Tổng Cục thống kê và của
Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận Dữ liệu sơ cấp ñược thu thập chủ yếu qua quan sát
thực tế.
5. Kết cấu của ñề tài
Ngoài phần mở ñầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu
chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và vai trò của du lịch trong phát triển
kinh tế
Chương 2: Thực trạng hoạt ñộng du lịch của tỉnh Bình Thuận thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận ñến năm
2020
4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Các khái niệm: du lịch, du lịch bền vững; khách du lịch; sản phẩm du lịch;
ngành du lịch; các loại hình du lịch và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã
hội.
1.1.1. Du lịch, du lịch bền vững
Thuật ngữ “Du lịch” ngày càng trở nên thông dụng ñối với mọi người. Du lịch
là từ ñược bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là ñi vòng quanh, là cuộc dạo chơi;
còn từ “Touriste” là người ñi dạo chơi. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí
nhằm hồi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao ñộng của con người, nhưng trước
hết nó có liên quan mật thiết với sự di chuyển chỗ ở của họ.
Năm 1991, Tổ chức du lịch Thế giới (WTO) ñã thống nhất ñược ñịnh nghĩa về
du lịch như sau: “Du lịch bao gồm những hoạt ñộng của con người, di chuyển ñến và ở

lại những nơi ngoài môi trường quen thuộc của họ ít hơn 1 năm liên tục ñể giải trí,
công vụ và những mục ñích khác” (Theo Charles R. Goeldner & những người khác,
Tourism: Princiles, Practices, Philosophies, tái bản lần thứ 8, NXB Johnwiley & Sons,
New York 2000, Ch.1,tr.6).
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam thì: Du lịch là hoạt ñộng của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí trong một thời gian nhất ñịnh.
Do những thay ñổi theo hướng tiêu cức của môi trường, năm 1999, Hội ñồng
thế giới về tham quan và du lịch (WTTC), Hội ñồng trái ñất (CT) và WTO ñã ñưa ra
ñịnh nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là loại hình du lịch ñáp
ứng ñược những nhu cầu hiện tại của du khách và những vùng ñón tiếp mà vẫn ñảm
bảo và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức
quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà
vẫn giữ gìn ñược sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”.

1.1.2. Khách du lịch
Tháng 9/1968, Hội nghị của WTO họp tại Roma ñã chính thức xác ñịnh phạm
trù khách du lịch và khách du lịch quốc tế như sau:
5

Khách du lịch là những người lưu lại ít nhất một ñêm tại một nơi mà không
phải là nhà mình và mục dích của sự di duyển này không phải là ñể kiếm tiền.
Khách du lịch quốc tế là những người ñi ra nước ngoài với mục ñích viếng
thăm người thân, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham gia vào các hội nghị, hội thảo quốc tế,
ngoại giao, thể thao, thực hiện công vụ (ký kết hợp ñồng mua bán, thăm dò thị
trường ) và có lưu trú qua ñêm tại ñó.
1.1.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tổng hợp các yếu tố khác nhau nhằm cung cấp cho du
khách một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
Sản phẩm du lịch thường ñược cấu thành từ 7 yếu tố sau:

- Di sản thiên nhiên: ðồi, núi, sông, biển, thác, suối, rừng, ñảo…
- Di sản do con người tạo ra: Chùa chiền, ñền thờ, bảo tàng, các công trình kiến
trúc, tượng ñài, công viên…
- Các yếu tố mang tính chất xã hội: Thái ñộ của người dân tại khu vực, quốc gia
tiếp nhận khách, của nhân viên phục vụ khi tiếp xúc với khách…
- Các yếu tố hành chính: Thủ tục xuất nhập cảnh, xuất khẩu hàng hóa…
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch: Hệ thống nhà hàng, khách
sạn, khu vui chơi giải trí…
- Tình hình kinh tế, tài chính, chính trị của quốc gia…
- Các dịch vụ công cộng: Hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển, thông
tin liên lạc…
Do ñược cấu thành từ những yếu tố như trên nên sản phẩm du lịch thường có
những ñặc ñiểm như sau:
- Sản phẩm du lịch ñược bán trước khi khách hàng thấy hoặc tiêu thụ chúng.
- Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, vô hình nhưng dễ bắt chước.
- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp mà các nguồn kinh doanh khác
phải tiêu phí thời gian và tiền bạc trước khi sử dụng nó.
- Khách mua sản phẩm du lịch phải ñược thông tin ñầy ñủ về chuyến ñi.
- Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng cư trú. Do ñó cần phải có
hệ thống phân phối thông qua việc sử dụng các ñơn vị trung gian như các ñại lý du
lịch, các cơ quan du lịch… tức là các ñơn vị có khả năng ảnh hưởng ñến nguồn du
khách tiềm năng.
6

- Sản phẩm du lịch có chu kỳ sống ngắn, dễ bị thay ñổi vì sự biến ñộng của tỷ
giá tiền tệ; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội… và nó cũng không thể tăng theo ý
muốn của khách du lịch một cách nhanh chóng.
- Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành hoặc không trung thành
với ñiểm du lịch, tạo nên sự bất ổn về nguồn khách.
- Nhu cầu của khách hàng ñối với sản phẩm du lịch, ngoại trừ việc ñi du lịch

công vụ, phần lớn hết sức uyển chuyển và mang tính cạnh tranh cao.
1.1.4. Ngành du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan ñến nhiều khu vực ngành khác
nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Theo Victor T.C. Middleton trong tác phẩm Marketing in Travel and Tourism
(tái bản lần thứ hai, NXB Bulterworth Heinemann, Oxford 1994, tr.4) thì năm khu vực
chính trong ngành du lịch bao gồm:
- Khu vực vận chuyển: Bao gồm các hãng hàng không, hãng tàu biển, phà,
thuyền, tàu hỏa, nhà ñiều hành xe bus, xe khách, công ty cho thuê xe…
- Khu vực lưu trú: Bao gồm các khách sạn, lữ quán, nhà hàng, khu nghỉ mát,
trung tâm hội nghị, trung tâm triển lãm, căn hộ, biệt thự, nông trại…
- Khu vực tổ chức lữ hành: Nhà ñiều hành du lịch, nhà bán sỉ, môi giới du lịch,
ñại lý du lịch bán lẻ, nhà tổ chức hội nghị, ñại lý ñặt chỗ…
- Khu vực ñiểm du lịch: Bao gồm công viên giải trí, viện bảo tàng và trưng bày
nghệ thuật, công viên quốc gia, công viên hoang dã, di tích lịch sử và các trung tâm
thể thao, thương mại…
- Khu vực tổ chức ñiểm ñến: Bao gồm cơ quan du lịch quốc gia (NTO), cơ quan
du lịch vùng, cơ quan du lịch ñịa phương và các Hiệp hội du lịch…
1.1.5. Các loại hình du lịch
Du lịch ngày càng trở nên ña dạng, phong phú và phổ biến. ðể phân loại, chúng
ta thường phải căn cứ vào một số tiêu thức như:
1.1.5.1. Căn cứ vào nhu cầu của khách: Có thể có những loại hình sau
- Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: ðáp ứng nhu cầu ñiều trị bệnh, phục hồi sức
khỏe của khách. Ngày nay, một số nước có ñiều kiện thiên nhiên ưu ñãi ñã biết kết hợp
có hiệu quả việc khai thác sử dụng các nguồn nước khoáng, suối nước nóng, bùn
thuốc, khí hậu biển trong lành… với kinh doanh dịch vụ phục vụ ñối tượng khách du
7

lịch này. Nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe của khách du lịch ñôi khi chỉ ñơn giản
là muốn ñược gần gũi với thiên nhiên hay thay ñổi môi trường sống hàng ngày. Vì

vậy, loại hình du lịch này ñòi hỏi phải có ñiều kiện thiên nhiên tốt như bờ biển, sông
suối, hồ nước, cao nguyên… những nơi có khí hậu trong lành.
- Du lịch tham quan: Là những chuyến ñi qua nhiều ñịa danh du lịch, ñặc biệt là
các khu di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc…, nó gắn liền với nhu cầu
làm tăng thêm sự hiểu biết của khách về kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của người
dân ñịa phương nơi mà họ ñến thăm. Khách du lịch thường rất quan tâm ñến phương
tiện di chuyển và các thông tin về ñiểm tham quan.
- Du lịch thể thao: Nhu cầu, sở thích của khách gắn liền với một môn thể thao
nào ñó. Có thể chia loại hình du lịch này thành 2 loại Chủ ñộng và Thụ ñộng.
+ Chủ ñộng: Khách du lịch chính là các vận ñộng viên ñi ñến những vùng có
tiềm năng về thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, bơi lội, lướt ván… hoặc ñến
những khu vực có tổ chức các giải thi ñấu ñể trực tiếp thi ñấu hoặc tham gia vào các
hoạt ñộng thể thao ñó như là một nhu cầu rèn luyện thân thể hoặc giải trí.
+ Thụ ñộng: Khách du lịch ñi ñến những nơi này ñể xem các trận thi ñấu.
- Du lịch có tính chuyên nghiệp: Nó gắn liền với yêu cầu nghề nghiệp. Khách
du lịch ñi ñến một ñịa danh nào ñó với những mục ñích rõ ràng và họ có sự chuẩn bị
cho những nội dung cần giải quyết tại nơi ñến. Khách du lịch của loại hình này thường
là các nhà khoa học, kỹ thuật viên hay các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc, tôn giáo,
những nhà khoa học về tự nhiên, môi trường hoặc văn hóa nghệ thuật, và bao gồm cả
những người ñi dự hội nghị, hội thảo khoa học, hội diễn tài năng… Khách ñề ra mục
ñích rõ ràng và yêu cầu tìm hiểu về những nơi họ tham quan thường rất cao, rất cụ thể,
ñồng thời họ cũng có nhu cầu cao về trang thiết bị, tiện nghi và người giúp việc phục
vụ cho các nội dung liên quan ñến lĩnh vực nghiên cứu.
- Du lịch công vụ hay còn gọi là du lịch kết hợp với công tác: ðối tượng khách
chủ yếu là những người ñi dự hội nghị, hội chợ, lễ kỷ niệm, ñi thảo luận trao ñổi ký kết
văn bản hợp tác, trao ñổi về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… Loại
khách này có nhu cầu cao về phòng ngủ, nhà hàng, phòng họp và hệ thống tiện nghi
phục vụ ñi kèm như dịch thuật, máy chiếu phim, ñiện thoại… các chương trình tham
quan du lịch, vui chơi giải trí phụ trợ.
8


- Du lịch có tính chất xã hội: Khách ñi du lịch kết hợp với thăm viếng người
thân, quê hương… loại khách này chủ yếu phát triển ở những nước có nhiều kiều dân
nước ngoài như Việt Nam, Ý, Anh, Nam Tư, Tây Ban Nha; các vùng có tôn giáo lớn
như Ấn ðộ, Trung ðông…
- Du lịch sinh thái, du lịch xanh…: Là những loại hình du lịch ñang có xu
hướng phát triển rất mạnh. Chúng ta ñang sống trong một môi trường công nghiệp,
tiếp xúc với máy móc, tiếng ồn, không khí nóng bức bụi bặm, tác phong làm việc khẩn
trương theo khuôn phép và luôn căng thẳng… Do ñó mới phát sinh nhu cầu ñược trở
về với thiên nhiên, ñược thư giãn trong không khí trong lành của môi trường nguyên
sinh; tìm hiểu về con người, cuộc sống và những ñiều huyền bí, kỳ diệu của tự nhiên,
ñồng thời góp tay giữ gìn, bảo tồn tài nguyên và môi trường ñó bằng cách tạo cơ hội
về việc làm và tăng thu nhập cho cộng ñồng ñịa phương, lợi ích kinh tế cho ñịa
phương, các tổ chức và chủ thể quản lý.
1.1.5.2. Căn cứ theo quốc tịch của khách: có thể chia thành 2 loại
- Du lịch nội ñịa – Domestic Tourism: Là loại hình mà công dân của một nước
ñi du lịch dưới bất cứ hình thức nào trong phạm vi quốc gia của nước mình.
- Du lịch quốc tế – International Tourism: Là loại hình du lịch mà công dân của
một nước ñi du lịch ở các nước khác. Quan hệ kinh tế, văn hóa giữa các nước trên cơ
sở hai bên cùng có lợi tác ñộng tích cực ñến sự phát triển du lịch quốc tế.
1.1.5.3. Căn cứ theo phương tiện giao thông mà khách sử dụng ñể ñi du lịch: Có
thể có các loại hình như du lịch bằng xe ñạp, xe máy, ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, máy
bay… Thời gian gần ñây ñã có xuất hiện loại hình du lịch bằng tàu vũ trụ ñể bay vào
không gian, tuy còn khá mới và chi phí khá cao nhưng loại hình này hứa hẹn sự phát
triển mạnh mẽ trong tương lai.
1.1.5.4. Căn cứ theo ñặc ñiểm cơ sở lưu trú: Có thể chia thành các loại hình du
lịch như du lịch trong khách sạn – hotel, du lịch trong nhà nghỉ dọc ñường – motel, du
lịch trong nhà trọ, hoặc du lịch cắm trại…
1.1.5.5. Căn cứ vào thời gian lưu trú: Có 2 loại hình chính là du lịch ngắn ngày
(thời gian ñi du lịch là những ngày nghỉ cuối tuần hoặc kéo dài không quá 2 tuần) và

du lịch dài ngày (thời gian ñi du lịch kéo dài hơn 2 tuần nhưng không quá 1 năm).
9

1.1.7. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội
Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế – xã hội là mối quan hệ
hai chiều. Khi nền kinh tế của một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu ñi du lịch của
người dân càng tăng lên, do ñó ngành du lịch có ñiều kiện ñể phát triển. Ngành du lịch
phát triển sẽ là ñầu tàu kéo theo sự phát triển của các ngành khác có liên quan, tạo ra
nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cải thiện ñiều kiện sống của một bộ phận dân cư…
và như vậy, sự phát triển của ngành du lịch góp phần thúc ñẩy nền kinh tế phát triển
hơn nữa.
- Phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu ngoại tệ cho ñịa
phương và cho ñất nước. Nhiều nhà kinh tế ñã khẳng ñịnh: Du lịch là một ngành xuất
khẩu vô hình hoặc du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả kinh tế cao. Khi
khách du lịch ñến tham quan và nghỉ dưỡng, họ sẽ tiêu thụ một khối lượng lớn nông
sản, thực phẩm dưới dạng các món ăn, ñồ uống và mua hàng hóa, sản phẩm của các
ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… Như vậy ñịa
phương sẽ thu ñược một khoản ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao.
- Ngành du lịch phát triển là ñộng lực thúc ñẩy quá trình sản xuất kinh doanh
của các ngành khác trong nền kinh tế. ðặc biệt là ngành nông nghiệp, thủ công mỹ
nghệ và hàng tiêu dùng. Ngành du lịch ñã mở ra thị trường tiêu thụ ngay tại ñất nước
mình thông qua việc cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm của những ngành này
cho du khách. Từ ñó thúc ñẩy các ngành cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh
doanh… ñể tạo ra nhiều loại sản phẩm mới. Ngoài ra nó còn gián tiếp kéo theo sự phát
triển của một số ngành có liên quan như xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng, bưu
chính viễn thông…
- Ngành du lịch góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ ñối
ngoại và giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới thông qua việc mở rộng các
phương tiện giao thông vận chuyển khách du lịch, trao ñổi hàng hóa… và quan trọng
hơn hết là làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước khác nhau trên

thế giới.
- Phát triển du lịch sẽ ñem lại sự thay ñổi sắc thái của vùng, ñịa phương thông
qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, việc phát triển các
ngành nghề ñể cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch và việc giao lưu giữa người dân
ñịa phương và khách du lịch.
10

- Phát triển du lịch nội ñịa không những góp phần sử dụng triệt ñể công suất của
cơ sở vật chất kỹ thuật, ñảm bảo cho người dân ñịa phương ñược sử dụng các dịch vụ
của cơ sở kinh doanh du lịch, huy ñộng ñồng tiền nhàn rỗi trong nhân dân… mà nó
còn là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao ñộng của con người, là phương
tiện quan trọng giúp giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống ñấu tranh của dân tộc,
lòng yêu nước và niềm tin giữa con người với con người.
1.2. Lý luận về chiến lược
1.2.1. Khái niệm về chiến lược
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa ñể chỉ ra các
kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì ñối phương có thể làm ñược,
cái gì ñối phương không thể làm ñược. Từ ñó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra ñời,
theo quan ñiểm truyền thống chiến lược là việc xác ñịnh những mục tiêu cơ bản dài
hạn của một tổ chức ñể từ ñó ñưa ra các chương trình hành ñộng cụ thể cùng với việc
sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý ñể ñạt ñược các mục tiêu ñã ñề ra.
Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản
dài hạn của một tổ chức, ñồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành ñộng,
phân bổ nguồn lực thiết yếu ñể thực hiện các mục tiêu ñó”. Theo William J. Glueck:
“Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp,
ñược thiết kế ñảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ ñược thực hiện”.
Tác giả ủng hộ quan ñiểm của Michael E. Porter (1996) khi cho rằng “Chiến
lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc ñể phòng thủ”. Theo
cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện
cái chưa ñược làm (what not to do), bản chất của chiến lược là xây dựng ñược lợi thế

cạnh tranh (competitive advantages).
Như vậy có thể kết luận lại, chiến lược là những ñịnh hướng một cách bài bản
cho những bước ñi của công ty từ hiện tại hướng tới tương lai, ở ñó tổ chức phải
giành ñược lợi thế cạnh tranh thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi
trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và ñáp ứng
mong muốn của các tác nhân có liên quan ñến tổ chức. Các ñịnh hướng này giúp công
ty ñịnh hình ñược con ñường ñi của mình, từng bước tích lũy các nguồn lực và sử
dụng một cách tập trung các nguồn lực ñó một cách tối ưu.
11

1.2.2. Các loại chiến lược
Trong một tổ chức, quản trị chiến lược có thể tiến hành ở 3 cấp cơ bản: Cấp
công ty, cấp ñơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng. Tiến trình quản trị chiến
lược ở mỗi cấp có hình thức giống nhau gồm các giai ñoạn cơ bản: phân tích môi
trường, xác ñịnh nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích và lựa chọn chiến lược, tổ chức thực
hiện và kiểm tra chiến lược. Ba cấp chiến lược cơ bản này không ñộc lập mà có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, chiến lược cấp trên là tiền ñề cho chiến lược cấp dưới,
ñồng thời chiến lược cấp dưới phải thích nghi với chiến lược cấp trên thì tiến trình
thực hiện chiến lược mới có khả năng thành công và ñạt hiệu quả
Hình 1.1 : Mối quan hệ giữa 3 cấp chiến lược







1.2.2.1. Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty xác ñịnh những ñịnh hướng của tổ chức trong dài hạn
nhằm hoàn thành nhiệm vụ, ñạt ñược các mục tiêu tăng trưởng. Trong doanh nghiệp,

nó thường trả lời câu hỏi doanh nghiệp hoạt ñộng trong những lĩnh vực kinh doanh
nào? Doanh nghiệp sẽ phân bổ nguồn lực của mình cho những lĩnh kinh doanh ñó như
thế nào? Theo ñó trong tương lai doanh nghiệp có thể phát triển dựa trên các hoạt
ñộng kinh doanh hiện tại, hoặc mở rộng thêm hoạt ñộng kinh doanh mới, hoặc có thể
phải thu hẹp lại. Do vậy chiến lược cấp công ty có các loại sau:
- Chiến lược tăng trưởng tập trung: Là chiến lược chủ ñạo ñặt trọng tâm vào
việc cải tiến sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không thay ñổi bất kỳ yếu tố nào.
Khi theo ñuổi chiến lược này thì doanh nghiệp hết sức cố gắng ñể khai thác mọi cơ
hội có ñược về các sản phẩm hiện ñang sản xuất hoặc thị trường hiện ñang tiêu thụ
bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ ñang tiến hành. Bao gồm các chiến
lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm.
- Chiến lược tăng trưởng bằng con ñường hội nhập: Chiến lược tìm sự tăng
trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát ñối với nguồn cung ứng
Chiến lược Công ty
(Corporate Strategy)
Chiến lược kinh doanh
(Business Strategy)
Chiến lược chức năng
(strategic function)
12

hoặc các kênh phân phối. Chiến lược này thích hợp với các doanh nghiệp ñang kinh
doanh các ngành kinh tế mạnh nhưng còn ñang do dự hoặc không có khả năng triển
khai một trong các chiến lược tăng trưởng tập trung. Bao gồm các chiến lược liên kết
phía trước, phía sau.
- Chiến lược tăng trưởng ña dạng hoá: Tìm cách tăng trưởng bằng cách sản
xuất các sản phẩm mới, chiến lược này thích hợp với các doanh nghiệp không thể ñạt
ñược mục tiêu tăng trưởng với các sản phẩm và dịch vụ ñang kinh doanh. Bao gồm ña
dạng hóa ñồng tâm, hàng ngang, hỗn hợp.
- Chiến lược suy giảm: Khi doanh nghiệp cần sắp xếp lại ñể tăng cường hiệu

quả sau một thời gian tăng trưởng nhanh, khi trong ngành không còn cơ hội tăng
trưởng dài hạn. Bao gồm chiến lược cắt giảm chi phí, thu lại vốn ñầu tư, thu hoạch,
giải thể.
- Chiến lược hỗn hợp (tiến hành ñồng thời nhiều chiến lược), chiến lược hướng
ngoại (sáp nhập, mua lại, liên doanh).
1.2.2.2. Chiến lược cấp kinh doanh
Chiến lược cấp kinh doanh trong một công ty có thể là một ngành kinh doanh
hay một chủng loại sản phẩm Chiến lược này nhằm ñịnh hướng phát triển từng
ngành hay từng chủng loại sản phẩm góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty. ðể
thực hiện chiến lược này, doanh nghiệp phải xác ñịnh rõ lợi thế của từng ngành so với
ñối thủ cạnh tranh ñể ñưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp công ty.
Hình 1.2: Các chiến lược cạnh tranh tổng quát của M. Porter

Lợi thế cạnh tranh
Sản phẩm, dịch vụ
riêng có, ñộc ñáo
Chi phí thấp
Phạm vi cạnh
tranh
Rộng
1.Khác biệt hóa

2.Chi phí thấp nhất

Hẹp
3a.Tập trung
dựa vào khác biệt hoá

3b.Tập trung
dựa vào chi phí thấp


Theo M. Porter có 3 loại chiến lược cạnh tranh tổng quát là chiến lược dẫn ñầu
nhờ phí thấp (cost leadership), chiến lược khác biệt hóa (
differentiation) và chiến lược
tập trung (focus) (Hình 1.2). Các chiến lược này ñược hình thành dựa trên lợi thế cạnh

×