Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tổng quan về các đánh giá chi phí hiệu quả của vaccine HPV (human papilloma virus) đã được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 104 trang )







BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







NGUYỄN THỊ ÁNH NGỌC



TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐÁNH GIÁ
CHI PHÍ-HIỆU QUẢ CỦA
VACCINE HPV(Human PapillomaVirus)
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TRÊN CÁC TẠP
CHÍ KHOA HỌC QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ















BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







NGUYỄN THỊ ÁNH NGỌC



TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐÁNH GIÁ
CHI PHÍ-HIỆU QUẢ CỦA
VACCINE HPV(Human PapillomaVirus)
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TRÊN CÁC TẠP
CHÍ KHOA HỌC QUỐC TẾ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn:
Ths.Phạm Nữ Hạnh Vân
Nơi thực hiện:
Bộ môn quản lý và kinh tế Dược
Trường Đại học Dược Hà Nội










HÀ NỘI - 2013



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo
ThS.Phạm Nữ Hạnh Vân giảng viên Bộ môn quản lý và kinh tế Dược trường Đại
học Dược Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Bộ môn
quản lý kinh tế Dược trường Đại học Dược Hà Nội là những người thầy đã chia sẻ
và giải đáp các vướng mắc của tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học
Dược Hà Nội – những người thầy đã dìu dắt tôi suốt 5 năm học vừa qua.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, người thân và bạn
bè, những người đã luôn sát cánh động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những lúc khó
khăn nhất trong học tập và quá trình hoàn thành khóa luận.

Hà nội, ngày 16 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Ánh Ngọc







MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………… 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.……………………………………………… 2
1.1. Human papillomavirus và ung thư cổ tử cung………… 2
1.2. Vaccine HPV…… ….….…………………………………………………… 6
1.3. Chương trình tiêm chủng……………………………………….………………7
1.4. Chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung…………………………………… 7
1.5. Phương pháp phân tích chi phí-hiệu quả……………………………………… 9
1.5.1. Khái niệm ……………………………………………………………… 10
1.5.2. Các nhân tố của phân tích chi phí-hiệu quả………………… 11
1.6. Các loại mô hình toán học dùng trong đánh giá chi phí-hiệu quả…………….13
1.7. Giải thích một số thuật ngữ thường dùng trong đánh giá chi phí-hiệu quả… 14
1.8. Một vài nét về ung thư cổ tử cung ở Việt Nam và các phương pháp phòng

ngừa đang sử dụng …………………………………………………………….17
1.8.1. Dịch tễ ung thư cổ tử cung tại Việt Nam………………………………….17
1.8.2. Chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam…………………18
1.8.3. Chương trình tiêm chủng vaccine HPV tại Việt Nam…………………….18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….20
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………… ………………………….20
2.2.1. Thiết lập câu hỏi nghiên cứu………… ………………………………… 20
2.2.2. Tìm kiếm các nghiên cứu… … 21
2.2.3. Lựa chọn và loại trừ các nghiên cứu………………………………… 24
2.2.4. Tổng hợp và phân tích kết quả…………………………………………….25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ, BÀN LUẬN ………………………………………….27
3.1. Phân loại các nghiên cứu về mặt địa lý 27
3.2. Tóm tắt đặc điểm thiết kế các nghiên cứu………… 27
3.3. Kết quả đánh giá chi phí-hiệu quả của các nghiên cứu 38


3.3.1. Các nghiên cứu đánh giá chi phí-hiệu quả của các chương trình tiêm
chủng cho bé gái dưới 15 tuổi………………………………………… 38
3.3.1.1. Các nghiên cứu xác định giá vaccine để chiến lược tiêm chủng đạt
chi phí-hiệu quả………………………………………………………………… 38
3.3.1.2. Các nghiên cứu đánh giá chi phí-hiệu quả của chương trình tiêm
chủng với giá vaccine tại thời điểm nghiên cứu………………………………47
3.3.2. Các nghiên cứu đánh giá chi phí-hiệu quả của chương trình tiêm chủng
cho phụ nữ trên 15 tuổi………………………………………………………… 69
3.3.3. Các nghiên cứu đánh giá chi phí-hiệu quả của chiến lược bổ sung bé trai
vào đối tượng tiêm chủng……………………………………………………… 71
3.3.4. Các nghiên cứu so sánh chi phí-hiệu quả của 2 loại vaccine Cervarix và
Gardasil………………………………………………………………………… 75
3.4. Bàn luận……………………………………………………………………….78

3.4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu và kết quả đánh giá các nghiên
cứu………………………………………………………………………………….78
3.4.2. Bàn luận về ưu nhược điểm của đề tài…………………………………………80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………… …………………… 83



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích
CEA Cost Effectiveness Analysis
Phương pháp phân tích chi phí-hiệu quả
CIN Cervical Intraepithelial Neoplasia
Tân sản nội biểu mô cổ tử cung
DALYs Disability Adjusted Life Years
Những năm sống được điều chỉnh thương tật
DNA DeoxyriboNucleic Acid
GAVI Global Alliance for Vaccines and Immunisation
Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng
ICER Incremental Cost-Effectiveness Ratio
Tỷ suất chi phí-hiệu quả tăng thêm
LBC Liquid-based cytology
Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phết tế
bào cổ tử cung dùng dung dịch
LYGs Life Years Gained
Số năm sống tăng thêm
NICE National Institute for Health and Clinical Excellence
Viện quốc gia về sức khỏe và lâm sàng tại Anh
Pap smear
Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phết tế

bào cổ tử cung
PATH
Tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, đưa những phương pháp mới với chi
phí thấp nhưng hiệu quả cao từ vaccine đến các thiết bị cứu sinh cho
các chương trình hợp tác cộng đồng để biến đổi sức khỏe trên toàn
cầu
QALYs Quality Adjusted Life Years
Những năm sống đã được điều chỉnh về chất lượng
VIA Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp soi cổ
tử cung với acid acetic
VILI
Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp soi cổ
tử cung với dung dịch Lugol iod.
WHO World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới




DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Ký hiệu Tên bảng Trang

1 Bảng 1.1 Tóm tắt quy trình, đặc điểm và ứng dụng của các
phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung trên thế giới
9
2 Bảng 3.1 Phân loại các nghiên cứu về mặt địa lý 27
3 Bảng 3.2 Tóm tắt đặc điểm thiết kế của các nghiên cứu tiến hành
tại các quốc gia châu Á

28
4 Bảng 3.3 Tóm tắt đặc điểm thiết kế của các nghiên cứu tiến hành
tại các quốc gia châu Âu
29-32
5 Bảng 3.4 Tóm tắt đặc điểm thiết kế của các nghiên cứu tiến hành
tại các quốc gia châu Mỹ
33-35
6 Bảng 3.5 Tóm tắt đặc điểm thiết kế của các nghiên cứu tiến hành
tại các quốc gia châu Phi và châu Úc
36
7 Bảng 3.6 Tóm tắt đặc điểm thiết kế của các nghiên cứu tiến hành
tại các quốc gia thuộc các châu lục khác nhau
37
8 Bảng 3.7 Tóm tắt các quan điểm phân tích của các nghiên cứu 38
9 Bảng 3.8 Tóm tắt các loại mô hình được sử dụng trong các
nghiên cứu
38
10 Bảng 3.9 Tóm tắt về sự lựa chọn tỷ lệ chiết khấu của các nghiên
cứu
38
11 Bảng 3.10

Phân loại các nghiên cứu theo độ tuổi tiêm chủng 38
12 Bảng 3.11

Tóm tắt các nghiên cứu xác định giá vaccine để chiến
lược tiêm chủng cho bé gái dưới 15 tuổi đạt chi phí-
hiệu quả
39
13 Bảng 3.12


Kết quả phân tích các trường hợp cơ bản của nghiên
cứu tại Brazil năm 2012 do Vanni và cộng sự thực hiện
42
14 Bảng 3.13

Kết quả phân tích các trường hợp cơ bản của nghiên
cứu tại Anh năm 2008 do Dasbach và cộng sự thực
hiện
51
15 Bảng 3.14

Kết quả phân tích các trường hợp cơ bản của nghiên
cứu tại Hà Lan năm 2013 do Westra và cộng sự thực
hiện
56





DANH MỤC CÁC BẢNG (tiếp)
STT

Ký hiệu Tên bảng Trang

16 Bảng 3.15

Kết quả phân tích các trường hợp cơ bản của nghiên
cứu tại Canada năm 2009 do Anonychuk và cộng sự

thực hiện
60
17 Bảng 3.16

Kết quả phân tích các trường hợp cơ bản của nghiên
cứu tại Mỹ năm 2011 do Chesson và cộng sự thực hiện
65
18 Bảng 3.17

Kết quả phân tích trường hợp cơ bản của nghiên cứu tại
5 nước châu Mỹ Latinh
66
19 Bảng 3.18

Kết quả phân tích trường hợp cơ bản của nghiên cứu
tại năm nước Canada, Hà Lan, Đài Loan, Anh và Mỹ
68
20 Bảng 3.19

Kết quả phân tích các trường hợp cơ bản của nghiên
cứu tại Mỹ năm 2011 do Chesson và cộng sự thực hiện
74
21 Bảng 3.20

Kết quả phân tích các trường hợp cơ bản của nghiên
cứu tại Canada năm 2012 do Kohli và cộng sự thực
hiện
77
22 Bảng 3.21


Kết quả phân tích các trường hợp cơ bản của nghiên
cứu tại Hà Lan năm 2013 của Westra và cộng sự thực
hiện
77




DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Ký hiệu

Tên hình ảnh Trang

1 Hình 1.1

Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung 2
2 Hình 2.1

Sơ đồ tìm kiếm và chọn lọc các nghiên cứu của
tổng quan 1
22
3 Hình 2.2

Sơ đồ tìm kiếm và chọn lọc các nghiên cứu của
tổng quan 2
23
4 Hình 2.3


Sơ đồ tìm kiếm và chọn lọc các nghiên cứu giai
đoạn 2011─2013
24
5 Hình 2.4

Sơ đồ tổng hợp các nghiên cứu được lựa chọn vào
đề tài
25


1



ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư cổ tử cung là loại bệnh ung thư mà phụ nữ mắc phải nhiều nhất tại
Việt Nam và thứ hai trên thế giới[73]. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là
HPV (Human Papilloma Virus). Cùng với các biện pháp sàng lọc, chương trình
tiêm chủng vaccine HPV có vai trò quan trọng trong chiến lược phòng ngừa ung thư
cổ tử cung trên thế giới. Bắt đầu từ năm 2006 cho đến nay hai loại vaccine Cervarix
của GlaxoSmithKline và Gardasil của Merck đã được cấp phép sử dụng tại nhiều
nước[70]. Năm 2006, tại cuộc họp các ủy ban chuyên môn về tiêu chuẩn hóa sinh
học diễn ra tại Geneva từ ngày 23 đến 27 tháng 10 năm 2006, tổ chức y tế thế giới
WHO đã có hướng dẫn đầu tiên về chất lượng, an toàn, hiệu quả của vaccine
HPV[49]. Tại Việt Nam, theo đánh giá của WHO năm 2002, chương trình sàng lọc
ung thư cổ tử cung không có khả năng thực hiện trên phạm vi rộng. Trong khi đó,
chương trình tiêm chủng vaccine HPV đang được thực hiện theo yêu cầu và tự chi
trả của người dân với chi phí khá cao. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong việc ngăn
ngừa sự lan tràn của ung thư cổ tử cung bộ y tế cần có những chiến lược tiêm chủng

phù hợp với nguồn ngân sách y tế và tình hình kinh tế nước ta. Muốn làm được điều
đó, các nhà quản lý cần có những đánh giá tin cậy về chi phí-hiệu quả của các chiến
lược tiêm chủng trong sự so sánh với các chiến lược khác. Với mục đích giúp nhà
quản lý tập hợp thông tin để đưa ra quyết định về thực hiện chương trình tiêm
chủng, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Tổng quan về các đánh giá chi phí-hiệu quả của vaccine HPV (Human
papillomavirus) đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế ”
Với mục tiêu chính:
Tổng hợp và phân tích tất cả các nghiên cứu đánh giá chi phí-hiệu quả của
vaccine HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung đã được công bố trên các tạp chí khoa
học quốc tế từ năm 2006 đến nay.
2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. HPV (Human papillomavirus) và ung thư cổ tử cung
HPV là một nhóm virus rất phổ biến trên thế giới, hiện có hơn 100 chủng
trong đó có ít nhất 13 chủng là tác nhân gây bệnh ung thư. HPV được xem là
nguyên nhân của nhiều loại bệnh ung thư bao gồm: ung thư tử cung, ung thư hậu
môn, ung thư bộ phận sinh dục ngoài như: âm hộ, âm đạo, dương vật và ung thư
miệng hầu và ung thư đường miệng. Trong đó, HPV 16 và 18 là tác nhân gây ra gần
70 % ca ung thư tử cung, 50% trường hợp loạn sản mức độ 3 (CIN 3) trên thế
giới[59]. HPV 6 và 11 không gây ung thư nhưng là tác nhân gây bệnh mụn cóc sinh
dục và bệnh đa bướu gai hô hấp. Mặc dù những bệnh này hiếm khi gây tử vong
nhưng có thể gây ra sự lan tràn bệnh tật và là gánh nặng lên kinh phí y tế đặc biệt ở
các nước đang phát triển.[70]
Sự phát triển của ung thư cổ tử cung do HPV trải qua các giai đoạn:
nhiễm HPV, nhiễm HPV dai dẳng, tiền ung thư, ung thư xâm chiếm và tiến
triển.[85]Các giai đoạn này được mô tả theo hình 1.1.


Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung[85]

3



Nhiễm HPV
HPV có thể lây truyền trực tiếp qua đường da, đường tình dục cùng giới hoặc
khác giới và vì thế có thể lây trực tiếp từ đường sinh dục tới đường miệng hoặc hậu
môn. Bao cao su làm giảm tỷ lệ nhiễm HPV nhưng không hoàn toàn ngăn chặn
được loại virus này. Khả năng lây nhiễm qua hoạt động tình dục là rất phổ biến, do
quan hệ tình dục có tới 70% phụ nữ bị nhiễm chủ yếu là ở những người trẻ. Các loại
HPV khác nhau có chung đường lây truyền nên nhiều loại HPV có thể xâm nhập
vào cơ thể cùng lúc.[1]
Nhiễm HPV có thể gây ra sự bất thường của các tế bào nhưng không cần thiết
phải điều trị vì đa số các tế bào bất thường sẽ tự khỏi mà không cần sự tác động của
bất kì phương pháp điều trị nào[45]. Hơn nữa hầu hết các chẩn đoán tiền ung thư
hay ung thư cổ tử cung chỉ có dấu hiệu nhẹ hoặc không rõ ràng tình trạng các tế bào
bất thường[36].
Nhiễm HPV dai dẳng
Hầu như các trường hợp nhiễm HPV có hoặc không có sự bất thường về tế
bào sẽ tự khỏi nhờ miễn dịch qua trung gian tế bào trong vòng 1 đến 2 năm bị phơi
nhiễm[60]. Những loại HPV dai dẳng nhất là những loại HPV phổ biến nhất[7]. Với
những chủng HPV dai dẳng hơn thì khả năng cơ thể tự tạo miễn dịch yếu đi đồng
thời nguy cơ gây nên tiền ung thư cao hơn[53].
DNA của HPV tồn tại bên trong các tế bào đáy của da hoặc niêm mạc bị
nhiễm dưới dạng tích hợp hoặc plasmid, khi bị nhiễm HPV thể ẩn hoặc duy trì và
nó sẽ tái nhân lên biệt hóa và giải phóng các hạt virus lây nhiễm. Sự tồn tại của các
type oncogen là yếu tố quan trọng kích hoạt tiền ung thư và ung thư. Đối với những

người bị suy giảm miễn dịch (như người bị nhiễm HIV, sau ghép cơ quan…) các
virus tái hoạt động và gây tổn thương tiếp tục.[1]
Tiền ung thư
Ở một số phụ nữ, việc hàn gắn tổn thương tại vùng chuyển tiếp của cổ tử cung
không diễn ra bình thường, nghĩa là không tạo được một biểu mô vảy thành thục để
thay thế vùng biểu mô đã bị thái hóa do tổn thương mà tạo ra một loại biểu mô bất
4



thường cả về cấu trúc biểu mô cũng như hình thái tế bào với một số đặc điểm của tế
bào ung thư. Các tế bào này chỉ hạn chế ở bề mặt biểu mô và không lan xuống mô
đệm phía dưới biểu mô. Các tổn thương như vậy gọi là loạn sản và được xếp loại
theo mô học từ nhẹ đến nặng hoặc trầm trọng cho tới ung thư biểu mô tại chỗ. Thuật
ngữ hiện nay được sử dụng thay thế cho loạn sản là tân sản nội biểu mô cổ tử cung
(Cervical Intraepithelial Neoplasia: CIN) và được xếp loại theo mức độ tổn thương
theo độ mô học từ 1 đến 3:
 CIN 1: Tương đương loạn sản nhẹ, tổn thương xuất hiện chỉ ở 1/3 dưới bề
dày biểu mô vảy.
 CIN 2: Tương đương loạn sản nặng, tổn thương xuất hiện 2/3 bề dày biểu
mô vảy.
 CIN 3: Tương đương loạn sản nặng, tổn thương toàn bộ bề dày biểu mô vảy
và ung thư biểu mô tại chỗ.
Ngoài ra một hệ thống phân loại khác về loạn sản lại đưa ra thuật ngữ “tổn
thương nội biểu mô vảy” (Squamous Intreapithelial Lesion) và đề nghị xếp tổn
thương CIN 1 và các tổn thương hình thái khác do nhiễm HPV gây ra tổn thương
nội biểu mô vảy độ thấp (LSIL); còn CIN 1, CIN 2, CIN 3 và ung thư biểu mô tại
chỗ được xếp vào tổn thương nội biểu mô vảy độ cao (HSIL) (theo phân loại
Bethesda, 1998). Mặc dù tổn thương CIN 3 có khả năng dẫn đến ung thư xâm nhập
cao hơn CIN 1 và CIN 2, nhưng những tổn thương này đều có thể thoái triển tự phát

và tỷ lệ thoái triển giảm dần theo phân độ CIN. Ung thư biểu mô tại chỗ và CIN 3 là
những tổn thương rất đáng được quan tâm và cần phát hiện sớm vì có tỷ lệ chữa
khỏi rất cao.[3]
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là sự biến đổi ác tính của biểu mô vảy hoặc biểu mô trụ
của cổ tử cung, trong đó 95% ung thư cổ tử cung sinh ra từ biểu mô vảy (biểu mô cổ
ngoài).
Phân loại theo mô học có 3 loại ung thư cổ tử cung: Ung thư biểu mô tại chỗ,
ung thư biểu mô vảy xâm nhập và ung thư biểu mô tuyến.
5



 Loại 1: Ung thư biểu mô tại chỗ.
Ung thư biểu mô tại chỗ là tình trạng tất cả tế bào của biểu mô vảy trong vùng
bị tổn thương, kể từ lớp tế bào đáy đến lớp biểu mô bề mặt đều giống tế bào ung
thư, mất phân lớp hoàn toàn nhưng không xâm nhập qua màng đáy.
Trong ung thư biểu mô tại chỗ, tế bào u mang đầy đủ đặc điểm của tế bào ung
thư thật sự nhưng điểm khác cơ bản với ung thư xâm nhập là màng đáy biểu mô vẫn
còn nguyên vẹn, mô ung thư chỉ phát triển phía trên màng đáy.
Ung thư biểu mô tại chỗ tiến triển rất chậm (từ 5 đến 20 năm). Bằng chứng tế
bào học về sức đề kháng của cơ thể cho thấy trong ung thư biểu mô tại chỗ nhiều
lympho bào và tương bào thâm nhập mạnh mẽ mô đệm ngay dưới vùng tổn thương,
do đó cơ thể có khả năng tự phục hồi.
 Loại 2: Ung thư biểu mô vảy xâm nhập.
Ung thư biểu mô vảy xâm nhập là sự biến đổi ác tính của biểu mô vảy gây nên
sự đảo lộn hoàn toàn cấu trúc, tế bào mất cực tính, mất trật tự xếp lớp, rối loạn sinh
sản. Mô ung thư phá vỡ màng đáy của biểu mô và các tuyến, chui sâu vào lớp đệm
và hủy hoại mọi thành phần mô tiếp cận.
 Loại 3: Ung thư biểu mô tuyến.

Ung thư biểu mô tuyến là sự biến đổi ác tính của biểu mô phủ hoặc biểu mô
tuyến của cổ tử cung. Loại ung thư này ít gặp chỉ chiếm tỷ lệ từ 4.5% đến 6% ung
thư cổ tử cung nói chung.[3]
Tiển triển của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường lan rộng trực tiếp vào vách âm đạo. Trong những
giai đoạn muộn vách âm đạo bao giờ cũng bị xâm lấn rộng. Đường bạch huyết bị
xâm nhập rất sớm nên gây nhiều khó khăn cho việc điều trị. Các hạch của phần phụ,
hạch chậu, hạch hạ vị đều lần lượt bị tổn thương rồi sau đến hạch xương cùng, hạch
thắt lưng hạch bẹn trong một số trường hợp. Ung thư cổ tử cung có thể rất nhỏ
nhưng đã di căn đến hạch. Ung thư có thể lan xa theo đường máu đến phổi, não,
gan, tụy…[3].
6



Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung các quốc gia trên thế giới đã và đang tiến
hành hai chiến lược chính là tiêm chủng vaccine HPV và sàng lọc ung thư cổ tử
cung. Hai chiến lược này được tiến hành theo các phương pháp khác nhau tại các
vùng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội. [3]
1.2. Vaccine HPV
Đặc điểm
Hai loại vaccine đã được cho phép sử dụng ở nhiều nước là Cervarix của
GlaxoSmithKline và vaccine Gardasil của Merck, được sản xuất bằng công nghệ tái
tổ hợp từ các hạt tương tự virus (Virus-Like Particles VLPs). Gardasil được cấp
phép ra thị trường năm 2006 và Cervarix được chính thức lưu hành năm 2007.[50]
Vaccine Cervarix chứa kháng nguyên VLPs cho HPV 16 và 18 từ protein L1
của HPV 16 và 18, có thể bổ sung thêm ASO4 là chất chứa monophosphoryl lipid A
(MPL). Vaccine được cung cấp với mục đích ngăn ngừa sự lây nhiễm và các bệnh
tật liên quan đến hai loại HPV 16 và 18. Chương trình tiêm chủng được thực hiện
tại các thời điểm 0, 1 và 6 tháng.[50]

Vaccine Gardasil chứa VLPs cho HPV 6/11/16/18 từ protein L1 của HPV 6,
11, 16, 18 và được cung cấp để ngăn ngừa sự lây nhiễm và bệnh tật liên quan đến
các loại HPV 6, 11, 16, 18. Chương trình tiêm chủng tại các thời điểm 0, 2 và 6
tháng.[50]
Vì vậy, Cervarix còn gọi vaccine tái tổ hợp 2 giá hay vaccine HPV 16/18,
Gardasil còn gọi vaccine tái tổ hợp 4 giá hay vaccine HPV 6/11/16/18.
Tính an toàn
Tháng 6 năm 2007 ủy ban tư vấn về an toàn vaccine trên toàn cầu của WHO
đã đánh giá cả hai loại vaccine có hồ sơ an toàn tốt và xác định không có vấn đề
đáng lo ngại lớn về tính an toàn.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, người tiêm chủng vaccine đau hoặc có nốt đỏ
hoặc sưng lên nhẹ hơn và trong thời gian ngắn hơn so với những người sử dụng giả
dược. Trong tiêm chủng cũng không xảy ra các các tác dụng bất lợi nghiêm trọng
hoặc hệ thống như những người sử dụng giả dược. Báo cáo về việc choáng hoặc
7



ngất đột ngột sau khi tiêm vaccine đã được ghi nhận ở một số nước, điều này
khuyến cáo các cơ quan y tế sau khi tiêm chủng vaccine cần quan sát người tiêm
chủng trong vòng 15 phút.[70]
Cả hai vaccine đều không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai mặc
dù các thử nghiệm lâm sàng đã bao gồm phụ nữ đã có thai và một số phụ nữ có thai
trong quá trình thử nghiệm. Tỷ lệ và các loại dị tật bẩm sinh quan sát thấy cho thấy
không liên quan đến vaccine. Dữ liệu về tính an toàn cho phụ nữ có thai đang được
đánh giá là một phần của việc giám sát hoạt động Marketing ở Mĩ và châu Âu.[70]
1.3. Chương trình tiêm chủng
Theo hướng dẫn năm 2008 của tổ chức y tế thế giới, HPV là virus lây truyền
qua đường tình dục và thường xuất hiện sau vài năm sau khi quan hệ tình dục lần
đầu. Do vậy, tiêm chủng vaccine HPV đạt hiệu quả nhất khi tiêm chủng cho bé gái

và phụ nữ chưa quan hệ tình dục lần đầu. Vaccine HPV không có tác dụng phòng
ngừa toàn bộ các chủng HPV gây bệnh ung thư nên những người đã tiêm chủng
cũng có thể nhiễm những virus HPV mà vaccine không có hiệu quả phòng bệnh cho
nên người đã tiêm chủng được khuyến cáo sàng lọc ung thư để kịp thời phát hiện và
có những biện pháp điều trị.
Đối tượng tiêm chủng vaccine HPV được chia làm hai nhóm:
 Nhóm mục tiêu sơ cấp là các bé gái trước tuổi quan hệ tình dục 9 đến 13 tuổi
được tiêm chủng định kì.
 Nhóm mục tiêu thứ cấp là các phụ nữ nhóm tuổi từ 14 đến 26 chưa được tiêm
chủng phòng ngừa virus HPV được tiêm chủng tăng cường.[70]
1.4. Chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung
Theo hướng dẫn của WHO năm 2006 sàng lọc ung thư cổ tử cung để phát hiện
ra những bất thường của cổ tử cung trong tổng thể dân số không có triệu chứng
bệnh. Những phụ nữ mục tiêu của chương trình sàng lọc có thể đang hoàn toàn khỏe
mạnh và cảm thấy không có lý do gì để tham gia kiểm tra sàng lọc. Chương trình
sàng lọc có thể tiến hành có tổ chức hoặc khi có cơ hội (ví dụ khi phụ nữ đến trung
tâm y tế với mục đích không phải sàng lọc ung thư) hoặc kết hợp cả hai. Chương
8



trình sàng lọc có tổ chức đạt chi phí hiệu quả cao hơn so với tiến hành sàng lọc cơ
hội, sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có và chắc chắn rằng đảm bảo được số lượng lớn
nhất phụ nữ được hưởng lợi.[71]
Chương trình sàng lọc nên được bắt đầu ở tuổi 30 hoặc muộn hơn, có thể bao
gồm nhóm phụ nữ trẻ hơn ở vùng có nguy cơ cao nhưng phụ nữ trẻ hơn 25 tuổi
không cần thiết phải sàng lọc. Nếu chỉ sàng lọc 1 lần trong đời người thì độ tuổi
thích hợp nhất để sàng lọc là 35 đến 45 tuổi. Nếu điều kiện cho phép thì nên tiến
hành sàng lọc 3 năm 1 lần cho phụ nữ độ tuổi từ 25 đến 49, từ 50 tuổi trở lên sàng
lọc 5 năm 1 lần là thích hợp. Chương trình sàng lọc có thể dừng lại ở nhóm phụ nữ

có độ tuổi từ 65 nếu hai lần sàng lọc Pap smear trước đó cho kết quả âm tính.[71]
Kết quả sàng lọc âm tính nghĩa là cổ tử cung không có bất kì sự thay đổi nào có
thể dấn đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, cần phải sàng lọc định kì để chắc chắn
rằng những thay đổi đó không phát triển theo hướng nguy cơ ung thư. Ngược lại,
kết quả dương tính nghĩa là người được sàng lọc đang ở trạng thái tiền ung thư cổ tử
cung có thể tự khỏi hoặc chỉ cần điều trị ngoại trú. Trong trường hợp này cần tiến
hành thêm một số kiểm tra khác để chắc chắn rằng kết quả là tiền ung thư hay
không phải ung thư. Đôi lúc, kết quả sàng lọc dương tính nghĩa là ung thư và cần
được điều trị tại các cơ sở y tế.[71]
Ba phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung đã và đang được sử dụng trên thế
giới hiện nay:
 Xét nghiệm tế bào học: Pap smear (phết tế bào cổ tử cung), Liquid-based
cytology (LBC) (phết tế bào cổ tử cung dùng dung dịch).
 Xét nghiệm HPV DNA.
 Soi cổ tử cung: với acid acetic (VIA) hoặc với dung dịch Lugol iod(VILI).[71]
Quy trình, đặc điểm và ứng dụng của các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung
được tóm tắt theo bảng 1.1.[71]



9




Bảng 1.1: Tóm tắt quy trình, đặc điểm và ứng dụng của các phương pháp sàng
lọc ung thư cổ tử cung trên thế giới.
Phương pháp Quy trình Đặc điểm và ứng dụng
Pap smear Mẫu của tế bào cổ tử
cung được lấy ra và kiểm

tra trên kính hiển vi trong
phòng thí nghiệm
- Được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới từ năm 1950 và
giảm được 80% ung thư cổ tử cung ở các nước phát triển.
- Vốn đầu tư cho thiết bị không lớn.
- Tính đặc hiệu cao nhưng độ nhạy trung bình.
- Kết quả không có ngay.
LBC Mẫu của tế bào cổ tử
cung được lấy ra bằng
chổi có thấm chất lỏng
đặc biệt và được đưa tới
phòng thí nghiệm để tiến
hành xử lý và kiểm tra.
- Yêu cầu điều kiện trang thiết bị phòng thí nghiệm đắt hơn
so với Pap smear.
-Thời gian quan sát mẫu cần ít hơn và số lượng mẫu không
đạt tiêu chuẩn cần làm lại ít hơn so với Pap smear.
- Kết quả không có ngay.
Xét nghiệm HPV
DNA
Xét nghiệm phân tử của
mẫu tế bào được lấy từ cổ
tử cung hoặc âm đạo
bằng tăm bông hoặc chổi
nhỏ.
- Có tính đặc hiệu cao cho phụ nữ nhóm tuổi 35 trở lên
nhưng kém đặc hiệu so với phụ nữ trẻ.
- Thu thập mẫu đơn giản, thực hiện xét nghiệm tự động hóa,
kết hợp với Pap smear tăng độ nhạy nhưng tăng chi phí.
- Kết quả không có ngay sau xét nghiệm.

Soi cổ tử cung Soi cổ tử cung sau khi
nhuộm bằng acid acetic
(VIA) hoặc nhuộm dung
dịch lugol iod
( VILI)
- Được làm khi có kết quả PAP bất thường hoặc khi có
những tổn thương không ung thư cần điều trị (viêm
nhiễm,lộ tuyến ) hoặc những tổn thương của âm hộ, âm
đạo
- Tương đối đơn giản và không đắt.
- Kết quả có ngay sau kiểm tra.
- Tính đặc hiệu không cao
- Không thích hợp cho phụ nữ sau mãn kinh.

1.5. Phương pháp phân tích chi phí-hiệu quả
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, nguồn lực nói chung và nguồn lực
dành cho y tế luôn khan hiếm trong khi đó sự phát triển của các phương pháp phòng
bệnh, điều trị và chăm sóc sức khỏe không ngừng phát triển. Vấn đề đặt ra cho các
nhà hoạch định chính sách và các cán bộ y tế là phải làm sao để sử dụng nguồn lực
sẵn có một cách hiệu quả nhất. Đánh giá kinh tế y tế là phương pháp xác định, đo
10



lường, định giá và so sánh chi phí và kết quả của nhiều phương án sử dụng các
nguồn lực khác nhau. Đánh giá kinh tế y tế là công cụ đắc lực trong quá trình xây
dựng kế hoạch và hoạch định chính sách y tế, có tác dụng cải thiện và nâng cao tính
công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và tạo ra hiệu quả trong phân
bổ nguồn lực y tế và chăm sóc sức khỏe y tế [2].
Bốn phương pháp đánh giá kinh tế là: phân tích giảm thiểu hóa chi phí (Cost

Minimization Analysis-CMA), phân tích chi phí-hiệu quả (CEA-Cost Effectiveness
Analysis), phân tích chi phí lợi ích ( CBA-Cost Benefit Analysis) và phân tích chi
phí hữu dụng ( CUA-Cost Utility Analysis). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu trên
thế giới cho rằng CUA là một trường hợp đặc biệt của CEA. Vì vậy, trong phần
phương pháp nghiên cứu ngoài những nghiên cứu CEA chúng tôi lựa chọn cả
những nghiên cứu CUA.
1.5.1. Khái niệm
Phân tích chi phí-hiệu quả (CEA) là một dạng đánh giá kinh tế đầy đủ liên
quan đến cả chi phí và hiệu quả của các chương trình nâng cao sức khỏe hoặc điều
trị. CEA được sử dụng nhiều nhất trong việc ra quyết định với một nguồn ngân sách
cho trước [10] và được vận dụng rất phổ biến trong công tác y tế, đặc biệt đối với
các chương trình y tế[2]. Phân tích chi phí-hiệu quả so sánh hai hay nhiều chiến
lược khác nhau bằng cách đánh giá tỷ lệ của sự khác nhau về chi phí và sự khác
nhau về lợi ích. Mục đích tổng thể của phân tích chi phí-hiệu quả là cung cấp một
thước đo duy nhất, tỷ lệ chi phí-hiệu quả gia tăng ICER (incremental cost-
effectiveness ratio), liên quan đến lợi ích nhận được khi lựa chọn các phương pháp
với chi phí khác nhau. Khi so sánh hai chiến lược, ICER được tính theo công thức:
ICER =




Chi phí được xác định bằng đơn vị tiền tệ và được tính toán như nhau trong
phương pháp CUA và CEA. Hiệu quả trong phương pháp CEA được xác định bằng
các số năm sống tăng lên (LYGs), số người được cứu sống, số bệnh phòng tránh
C1: chi phí của chiến lược 1
C2: chi phí của chiến lược 2
E1: hiệu quả thu được từ chiến lược 1
E2: hi


u qu


thu đư

c t


chi
ế
n lư

c
2

11



được, hoặc các kết quả lâm sàng và y tế khác…. Hiệu quả trong CUA được xác
định bằng đơn vị QALYs hoặc DALYs.[4] Các đơn vị này sẽ được giải thích cụ thể
trong phần thuật ngữ (1.7).
1.5.2. Các nhân tố của phân tích chi phí/ hiệu quả
Một phân tích chi phí-hiệu quả đạt chất lượng cao sẽ bao gồm các nhân tố:
đối tượng so sánh, quan điểm phân tích, khoảng thời gian nghiên cứu thích hợp để
theo dõi chi phí và hiệu quả, quần thể nghiên cứu phù hợp, chi phí và hiệu quả của
các chiến lược được phân tích, sự khác nhau về chi phí và hiệu quả tại các thời điểm
khác nhau trong tương lai và tính đến sự không chắc chắn của các giả định bằng
phân tích độ nhạy.[4]
CEA đòi hỏi sự so sánh giữa hai hay nhiều các chiến lược khác nhau. Chi

phí/hiệu quả của các chiến lược phụ thuộc rất lớn vào sự lựa chọn đối tượng so sánh
trong phân tích. Phân tích chi phí-hiệu quả của một chiến lược mới so với một chiến
lược ít được sử dụng hoặc một chiến lược chỉ sử dụng trong những trường hợp
không điển hình sẽ không hữu ích cho người ra quyết định. CEA thích hợp khi đối
tượng so sánh là sự lựa chọn “không tác động”. Ví dụ như CEA của các chiến lược
tiêm chủng thường được so sánh với chiến lược không tiêm chủng.[4]
Sự lựa chọn quan điểm phân tích trong CEA là rất quan trọng, điều này quyết
định những chi phí nào sẽ được đưa vào phân tích. Một phân tích sử dụng quan
điểm của xã hội sẽ xem xét tất cả các loại chi phí trong khi đó phân tích theo quan
điểm của bệnh nhân chỉ xem xét đến những chi phí mà bệnh nhân và người nhà của
họ phải chi trả bao gồm các khoản chi tiêu từ túi tiền của người bệnh và gia đình,
mất/giảm thu nhập do tham gia can thiệp, chi phí đi lại vận chuyển, chi phí chăm
sóc trẻ nhỏ, đau đớn và mất mát về tinh thần… Theo quan điểm của khu vực y tế,
người ta quan tâm đến chi phí của người cung cấp dịch vụ y tế như chi phí của cơ sở
y tế, hoặc cơ quan bảo hiểm y tế. Phân tích chi phí dưới quan điểm của khu vực y tế
có thể cung cấp thông tin hữu ích cho việc lập kế hoạch và lập dự toán ngân
sách.[4]
12



Người phân tích phải quyết định khoảng thời gian nghiên cứu mà chi phí và
hiệu quả của các can thiệp khác nhau sẽ được theo dõi. Điều này thường được xác
định dựa vào các đặc trưng của bệnh tật và phương pháp tác động. Cụ thể, CEA của
các chiến lược tác động lên các bệnh cấp tính có khoảng thời gian nghiên cứu ngắn
nhưng đối với các chiến lược tác động lên các bệnh mạn tính hoặc các bệnh có
khoảng thời gian bệnh sinh kéo dài như ung thư cổ tử cung thì cần khoảng thời gian
nghiên cứu dài thường là cả đời người.[4]
Một phân tích CEA có thể thích hợp với quần thể hoặc chỉ một nhóm dân số
liên quan, người phân tích cần lựa chọn quần thể phù hợp với CEA đang tiến hành.

Sự lựa chọn loại chi phí trong CEA được xác định dựa vào quan điểm. Chi phí
được phân loại theo nhiều phương pháp khác nhau, trong các nghiên cứu đánh giá
chi phí-hiệu quả của vaccine HPV chi phí được phân chia theo hai loại:
 Chi phí trực tiếp
Trong lĩnh vực y tế chi phí trực tiếp là chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế, cho
cộng đồng, cho gia đình người bệnh trong việc giải quyết trực tiếp bệnh tật. Chi phí
trực tiếp của chương trình tiêm chủng gồm giá thực của vaccine và chi phí liên quan
đến quản lý, phân phối, tiêm chủng… Chi phí trực tiếp gồm hai loại:
Chi phí trực tiếp liên quan đến điều trị: là những chi phí liên hệ trực tiếp đến
việc chăm sóc sức khỏe như chi cho phòng bênh, cho điều trị, cho chăm sóc và phục
hồi chức năng…
Chi phí trực tiếp không liên quan đến điều trị: là những chi phí trực tiếp không
liên quan đến khám chữa bệnh nhưng có liên quan đến quá trình khám và điều trị
bệnh như chi phí đi lại ở trọ…
 Chi phí gián tiếp
Là những chi phí thực tế không chi trả. Chi phí này được định nghĩa là mất khả
năng lao động do mắc bệnh do bệnh nhân gia đình, xã hội, ông chủ phải gánh chịu. .
Đây là những chi phí liên quan với tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh.Mặc dù, các chi
phí này không được cho là quan trọng, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đáng kể đến
tổng chi phí điều trị.[2]
13



Người nghiên cứu phải chọn lựa những kết quả đầu ra cho phân tích, khi
CEA bao hàm các đầu ra khác nhau thường cho các kết quả khác nhau. Quan điểm
phân tích có thể ảnh hưởng tới kết quả đầu ra được lựa chọn của phân tích. Ví dụ,
QALYs chắc chắn là sự lựa chọn thích hợp cho các quan điểm rộng như xã hội hoặc
hệ thống y tế nhưng không thích hợp với các quan điểm hẹp hơn như một bệnh viện
cụ thể…[4]

Chi phí và hiệu quả có giá trị khác nhau tại các thời điểm khác nhau được xem
xét trong CEA bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu. Tính toán theo chiết khấu thì chi
phí bỏ ra và hiệu quả thu được trong tương lai có giá trị cao hơn so với hiện tại. Đa
số các nghiên cứu phân tích chi phí-hiệu quả lựa chọn tỷ lệ chiết khấu là 3% cho cả
chi phí và hiệu quả theo hướng dẫn của WHO[48]. Một số nghiên cứu phân tích chi
phí-hiệu quả tại vương quốc Anh sử dụng tỷ lệ chiết khấu 3,5% hoặc nghiên cứu tại
Hà Lan sử dụng tỷ lệ chiết khấu khác nhau cho chi phí và hiệu quả.
Tính toán cho những dữ liệu không chắc chắn người ta tiến hành phân tích độ
nhạy. Phân tích độ nhạy là sự phân tích trong đó các yếu tố then chốt và những ước
tính được thay đổi và xem xét kết quả thay đổi như thế nào. Phân tích độ nhạy cho
thấy giả thiết cơ bản nào có ảnh hưởng ý nghĩa nhất trong kết quả. Phương pháp này
có thể được sử dụng để ước tính các thông số chắc chắn sẽ phải thay đổi bao nhiêu
để thay đổi vị trí các phương án.[4]
1.6. Các loại mô hình toán học dùng trong các đánh giá chi phí-hiệu quả
Hai loại mô hình toán học chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả lâu dài
của chương trình tiêm chủng vaccine HPV là: mô hình tĩnh Markov và mô hình
động Dynamic. Cả hai mô hình đều phân loại các cá nhân vào các trạng thái sức
khỏe khác nhau. Sự di chuyển giữa các trạng thái có thể được mô tả bằng hệ thống
các phương trình toán học.[42]
Mô hình Markov (thường được xem như mô hình thuần tập) sử dụng để mô
phỏng sự kiện cho một quá trình dài hay ngắn. Trong mô hình này, mỗi cá nhân cư
trú tại một trạng thái sức khỏe tại bất cứ thời điểm nào và di chuyển từ trạng thái
này đến trạng thái khác trong một khoảng thời gian xác định tùy thuộc vào đặc điểm
14



của dân số nghiên cứu (tuổi, giới tính, loại HPV). Quá trình này có thể lặp lại cho
đến khi toàn bộ quần thể nghiên cứu tử vong, thời gian sống và chi phí chăm sóc
sức khỏe được tính toán bằng thời gian sử dụng ở mỗi trạng thái trong đời của quần

thể. Đối với HPV, các trạng thái khác nhau thường là chưa nhiễm HPV, nhiễm
HPV, CIN và ung thư xâm lấn. Một số mô hình có thể bao gồm các khoảng thời
gian sàng lọc và điều trị làm thay đổi các trạng thái.[42]
Mô hình động Dynamic có thể bất định hoặc thay đổi (không giống với mô
hình Markov). Thay vì theo một quần thể đơn, mô hình này theo một dân số thay
đổi theo thời gian. Trong mô hình Dynamic, mỗi cá nhân luôn luôn nhập vào mô
hình khi họ sinh ra đến khi mất đi, điều này có nghĩa là, miễn là con người đang
được sinh ra, mô hình không có điểm dừng tự nhiên. Trong mô hình này mỗi cá
nhân ở các tình trạng: nhạy cảm, nhiễm HPV hoặc đã có miễn dịch hoặc đang trong
quá trình tới CIN hoặc ung thư cổ tử cung xâm lấn.[42]
Ưu điểm của mô hình Dynamic so với mô hình Markov: mô hình Dynamic
giải thích cho vấn đề giảm tỷ lệ nhiễm HPV trong quần thể theo thời gian nhờ tiêm
chủng vaccine HPV. Do đó mô hình Dynamic có hiệu quả trong việc tính toán đúng
tác động của miễn dịch cộng đồng (miễn dịch cộng đồng làm giảm tỷ lệ lan truyền
bệnh bệnh theo thời gian vì các cá nhân nhiễm HPV trong cộng đồng có thể lây
nhiễm cho những cá nhân khác). Bao hàm sự đóng góp của miễn dịch cộng đồng
trong phân tích kinh tế dược ít có khả năng dẫn đến hạ thấp chi phí-hiệu quả của
các chương trình được đánh giá.[42]
Nhược điểm của mô hình Dynamic so với mô hình Markov: để có sự phản ánh
quá trình nhiễm bệnh theo tự nhiên thì chắc chắn mô hình Dynamic cần phải có các
dữ liệu phản ánh chính xác sự truyền động của bệnh tật tuy nhiên nguồn dữ liệu này
rất hạn chế do đó việc thực hiện mô hình này không dễ dàng. Mặt khác, mô hình
Dynamic phải sử dụng nhiều thông số hơn dẫn đến tăng mức độ không chắc chắn
của phân tích.[42]
1.7. Giải thích một số thuật ngữ thường dùng trong đánh giá chi phí-hiệu quả
QALYs (Quality Adjusted Life Years)
15




QALYs được hiểu là những năm sống đã được điều chỉnh về chất lượng.
QALY=1 tương đương với một năm khỏi bệnh hoàn toàn khỏi bệnh và QALY=0
tương đương với tử vong. Bằng cách sử dụng QALYs, cả số lượng và chất lượng
của cuộc sống được kết hợp thành một đơn vị đo lường kết quả. Ví dụ 3 năm sống
hoàn toàn khỏe mạnh là 3.0 QALYs. Một người cảm thấy rằng tình trạng sức khỏe
của họ yếu dần đi để rồi họ sẵn sàng giảm đi 25% số năm sống còn lại đổi lấy
những năm khỏe mạnh. Như vậy, mỗi năm sống của người đó chỉ tương đương với
0.75 QALYs. Nếu người đó sống trong tình trạng như vậy trong 4 năm thì tổng số
những năm sống của người đó tương đương 3 QALYs và họ sẽ không cảm thấy có
gì khác nhau giữa 4 năm sống với tình trạng sức khỏe như vậy với 3QALYs.
Cũng như QALYs, những năm sống được điều chỉnh thương tật DALYs
(Disability-Adjusted Life Years) đo lường sự kết hợp cả số lượng và chất lượng
cuộc sống. Tuy nhiên quá trình để biến đổi chất lượng và số lượng những năm sống
thành đơn vị DALYs rất phức tạp nên người ta thường dùng chỉ số QALYs hơn.[2]
LYGs (Life Years Gained)
LYGs được định nghĩa là số năm sống thu được sau sử dụng các liệu pháp
điều trị hoặc thuốc.
International dollar (I$)
Một số nghiên cứu có sử dụng đơn vị tiền tệ là international dollar (I$). Theo
định nghĩa của WHO năm 2005, internation dollar là đơn vị tiền tệ được các tổ chức
quốc tế sử dụng để so sánh giá trị các đồng tiền khác nhau. So sánh giá của đồng
tiền địa phương với I$ để phản ánh tỷ giá, giá cả trung bình của mỗi quốc gia.
Ngưỡng chi phí-hiệu quả
Để đánh giá một chiến lược có đạt chi phí-hiệu quả hay không người ta so
sánh ICER thu được của chiến lược đó với một giá trị cụ thể cho trước gọi là
ngưỡng chi phí-hiệu quả. Ngưỡng chi phí-hiệu quả thường phản ánh khả năng chi
trả của xã hội vào một đơn vị sức khỏe tăng thêm (QALY). Tại Anh sử dụng
ngưỡng chi phí-hiệu quả là 20.000
−30.000
£ theo hướng dẫn của NICE[43]. Nếu

ICER của một chiến lược cụ thể thấp hơn ngưỡng chi phí-hiệu quả thì xã hội hoặc

×