Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETBANK PHÒNG GIAO DỊCH VẠN HẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.22 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
ĐỒ ÁN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG 1
PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETBANK
PHÒNG GIAO DỊCH VẠN HẠNH
Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Hải Nam
Lớp : 11DTDN4
Nhóm sinh viên thực hiện : HỒ THỊ THANH THẢO 1154020904
TRẦN TRANG PHƯƠNG DUNG 1154020199
NGUYỄN TRỌNG THIỆN 1154020943
THÂN ĐỨC BÌNH 1154020102
NGUYỄN HỮU HOÀNG SƠN 1154020839
TP. Hồ Chí Minh, 2014
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do nhóm thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Giảng viên – ThS. Phạm Hải Nam, dựa trên số liệu nội bộ của Ngân
hàng TMCP VietBank – Phòng giao dịch Vạn Hạnh, và không sao chép dưới bất kỳ
hình thức nào.
Nhóm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học của công trình này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
Đại diện Nhóm Sinh viên thực hiện
2
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
LỜI CẢM ƠN


Nhóm em xin chân thành cảm ơn Giảng viên – ThS. Phạm Hải Nam đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Nhóm em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Tài chính –
Ngân hàng, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, những nhà giáo đã truyền
dạy cho nhóm em những kiến thức quý báu trong những học kỳ vừa qua.
Và xin cảm ơn Ngân hàng TMCP VietBank – Phòng giao dịch Vạn Hạnh đã tạo
điều kiện, hỗ trợ cung cấp tài liệu và tận tình giúp đỡ nhóm em trong thời gian kiến tập
vừa qua.
Do những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian và việc sưu tầm tài
liệu nên đồ án không thể tránh được những thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự
đánh giá và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên.
3
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP




















Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
Đơn vị kiến tập
4
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



















Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014

Giảng viên hướng dẫn
5
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Vạn Hạnh 6
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu tiền gửi từ 2011 – 2013 7
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn từ 2011 – 2013 7
Bảng 2.2: Tổng hợp tiền gửi có kỳ hạn từ 2011 – 2013 9
Bảng 2.3: Tình hình tiền gửi không kỳ hạn từ 2011 – 2013 12
Bảng 2.4: Tổng hợp tiền gửi có kỳ hạn từ 2011 – 2013 13
Bảng 2.5: Tổng hợp tiền gửi tiết kiệm từ 2011 – 2013 14
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu nguồn tiền gửi từ 2011 – 2013 17
Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn cá nhân từ 2011 – 2013 18
Bảng 2.8: Tổng huy động vốn cá nhân và tổ chức từ 2011 – 2013 19
Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn cá nhân từ 2011 – 2013 20
6
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ KIẾN TẬP iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG vi
MỤC LỤC vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG
TÍN (VIETBANK) PHÒNG GIAO DỊCH VẠN HẠNH 3
1.1. Những vấn đề chung về tình hình tài chính – ngân hàng trong khu vực Tp.

Hồ Chí Minh từ năm 2011 – 2013 3
1.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Phòng giao dịch Vạn
Hạnh 4
1.2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín 4
1.2.2. Giới thiệu về Phòng giao dịch 5
1.2.2.1. Quá trình thành lập 5
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch 6
1.2.2.3. Giới thiệu về phòng kinh doanh – VietBank Vạn Hạnh 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
VIETBANK PHÒNG GIAO DỊCH VẠN HẠNH 7
2.1. Huy động vốn theo kỳ hạn 7
2.1.1. Tình hình huy động vốn 7
2.1.2. Huy động vốn theo kỳ hạn 8
7
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
2.1.2.1. Ngắn hạn 9
2.1.2.2. Trung và dài hạn 10
2.2. Huy động vốn theo nghiệp vụ 11
2.2.1. Tiền gửi thanh toán ( Tiền gửi không kỳ hạn) 11
2.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn 13
2.2.3. Tiền gửi tiết kiệm 14
2.2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi 17
2.3. Huy động vốn theo đối tượng 18
2.3.1. Cá nhân 18
2.3.2. Tổ chức 19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIETBANK PGD VẠN HẠNH 21
3.1. Định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP VietBank 21
3.2. Một số giải pháp 22

3.2.1. Giải pháp trực tiếp 23
3.2.1.1. Tiếp tục đa dạng hóa huy động vốn, tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh 23
3.2.1.2. Áp dụng lãi suất linh hoạt 24
3.2.2. Giải pháp gián tiếp 25
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng sử dụng vốn 25
3.2.2.2. Mở rộng và cải tiến dịch vụ 25
3.2.2.3. Chất lượng phục vụ và uy tín của Ngân hàng 26
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ LỤC 30
8
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề về vốn đang là một đòi hỏi rất lớn, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay về vốn Ngân sách chỉ chi cho việc đầu tư các cơ sở hạ tầng không có khả
năng thu hồi vốn, còn toàn bộ nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh kể cả đầu tư xây
dựng, vốn cố định và vốn lưu động đều phải đi vay. Như vậy đòi hỏi về vốn không chỉ
ngắn hạn mà còn cả vốn trung, dài hạn. Nếu không có vốn thì không thể thay đổi được
cơ cấu kinh tế, không thể xây dựng được các cơ sở công nghiệp, các trung tâm dịch vụ
lớn.
Trong nền kinh tế thị trường ngân hàng đang đóng một vai trò rất quan trọng đối
với sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Nền kinh tế của một nước chỉ phát
triển với tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn và hệ thống
ngân hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả cao, khả năng thu hút tập trung thu hút các
nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn đó vào các ngành sản xuất. Trong những năm vừa
qua ngân hàng đã thực hiện đổi mới sâu sắc trong tổ chức và hoạt động nhằm tạo
nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, khẳng định được vị thế ngân hàng
trong nền kinh tế thị trường. tuy nhiên để huy động được khối lượng vốn lớn từ các
khoản vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, dân cư thì lại là một thách thức lớn đối

vớn toàn ngành ngân hàng. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Phòng giao dịch
Vạn Hạnh cũng đang chung sức thực hiện huy động vốn.
Trong thực tiễn hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Phòng
giao dịch Vạn Hạnh hoạt động huy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đã đạt
được một số kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số tồn tại do đó
cần phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm
phục vụ công tác công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
Dựa vào cơ sở phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thương Tín Phòng giao dịch Vạn Hạnh để tìm ra nguyên nhân của những
tồn tại từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Phòng giao dịch Vạn Hạnh.
9
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
- Chương 1: Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) Phòng
giao dịch Vạn Hạnh
- Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch
Vạn Hạnh
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh
10
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
THƯƠNG TÍN (VIETBANK) PHÒNG GIAO
DỊCH VẠN HẠNH
1.1. Những vấn đề chung về tình hình tài chính – ngân hàng trong khu vực Tp. Hồ
Chí Minh từ năm 2011 – 2013
Năm 2011

- Chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng trưởng tín dụng 12%
- Chứng kiến lần điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất của NHNN, có thể coi là 1 cú “shock”
trên thị trường ngoại hối. Ngày 11/2, NHNN đã tăng tỷ giá từ 18.932 đồng đổi 1 USD
lên 20.693 đồng, đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% xuống 1%. Chỉ sau
1 đêm giá trị Việt Nam đồng đã hạ 9,3% so với dollar Mỹ.
- Bước ngoặt trong chính sách quản lý thị trường vàng.
- Ông Nguyễn Văn Bình sinh ngày 4/3/1961, chính thức lên nhậm chức thống đốc
NHNN Việt Nam vào ngày 3/8/2011 với 92% phiếu ủng hộ.
- NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% năm 2010 lên 13%), 4 lần tăng lãi suất
tái cấp vốn (từ 9% lên 15%), 5 lần tăng lãi suất OMO (từ 8% lên 15%). Lãi suất cơ bản
đã được giữ nguyên 9% kể từ năm 2010.
- Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng mạnh.
- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng – Hợp nhất 3 ngân hàng TMCP.
- Vỡ nợ tín dụng đen quy mô lớn.
- Ngân hàng hút mạnh vốn từ cổ đông chiến lược nước ngoài, IPO hai ngân hàng Nhà
nước.
- Huy động vốn trái phiếu Chính phủ không đạt kế hoạch.
Năm 2012
- Nổi cộm nợ xấu.
- Cú sốc tại ACB. Khó khăn dồn dập đến với ACB. Tổng tài sản của ngân hàng này đến
cuối quý 3/2012 giảm tới khoảng 67.000 tỷ đồng.
- Mất hút chỉ tiêu tín dụng.
11
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
- Lãi suất dịu sóng. Ngày 21/12/2012, lần thứ 6 trong năm. Ngân hàng Nhà nước giảm
các lãi suất điều hành, hạ các trần lãi suất huy động và cho vay.
- Tỷ giá bình yên.
- Ồn ào chấm dứt huy động vàng.
- Tiến độ tái cơ cấu không như kỳ vọng.

- “Đánh động” sở hữu chéo.
- Thay đổi lớn tại Sacombank.
- Một năm sa sút của các nhà băng.
Năm 2013
- Lãi suất thấp nhất kể từ 2005, CPI thấp nhất 10 năm.
- Tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng vọt.
- Lần đầu tiên có công ty xử lý nợ xấu quốc gia.
- Bình ổn thị trường vàng.
- M&A ngân hàng sôi động.
- Xét xử các vụ án điểm, bắt tiếp nhiều lãnh đạo ngân hàng.
- Khủng hoảng nhân sự ngân hàng.
1.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Phòng giao dịch Vạn
Hạnh
1.2.1 Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VB) chính thức đivào
hoạt động ngày 02 tháng 02 năm 2007, với những cổ đông có tiềm lực mạnh về tài
chính, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB.
- Công ty đầu tư và Phát triển Hoa Lâm.
- Các cổ đông có uy tín khác.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, VB luôn thể hiện mình là một trong những
Ngân hàng thương mại (NHTM) đi đầu ở Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực
Ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng
dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động Ngân hàng.
12
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
Sau 6 năm hoạt động, VB đã phát triển thành một Ngân hàng đa năng. Bên cạnh
vị thế vững chắc trong lĩnh vực Ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền
thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, VB đã mở rộng hoạt động bán lẻ và

phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại và chất
lượng cao.
Cho đến nay, mạng lưới hoạt động trên toàn quốc của NH bao gồm:
- 01 Sở giao dịch.
- 10 Chi nhánh.
- 95 Phòng giao dịch.
Logo của Ngân hàng:
1.2.2 Giới thiệu về Phòng giao dịch
1.2.2.1 Quá trình thành lập
Ngày 09/10/2009 Phòng giao dịch Vạn Hạnh khai trương và bắt đầu đi vào hoạt
động.
- Tên giao dịch: NH TMCP Việt Nam Thương Tín – Phòng giao dịch Vạn Hạnh (VB –
Vạn Hạnh).
- Tên viết tắt: Vietbank Vạn Hạnh.
- Trụ sở chi nhánh: Số 761 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Khách hàng chiến lược: Cá nhân và Doanh nghiệp.
13
Nhóm:
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH
DOANH
KIỂM SOÁT
VIÊN
CÁN BỘ
KINH
DOANH
PHÒNG
GIAO DỊCH
KIỂM SOÁT

VIÊN
NHÂN VIÊN
GIAO DỊCH
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch Vạn Hạnh
1.2.2.3 Giới thiệu về phòng kinh doanh – VietBank Vạn Hạnh
Hiện nay, phòng Kinh doanh gồm có: 1 Kiểm soát viên và 5 cán bộ kinh doanh
phụ trách khách hàng Doanh nghiệp và khách hàng Cá nhân. Là bộ phận tạo ra
DOANH THU và LỢI NHUẬN cho Ngân hàng.
Nhiệm vụ chính là thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng cho khách hàng,
ngoài ra phòng Kinh doanh còn đảm nhận thêm các nhiệm vụ sau:
- Triển khai các sản phẩm phù hợp và các biện pháp Marketing đến khách hàng. Là đầu
mối thiết lập, duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt
động các sản phẩm của Ngân hàng.
- Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục khách hàng.
- Cung cấp thông tin khách hàng cho bộ phận Quản lý nợ để thực hiện báo cáo và tờ
trình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
14
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP VIETBANK PHÒNG GIAO DỊCH
VẠN HẠNH
2.1. Huy động vốn theo kỳ hạn
2.1.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn từ 2011 - 2013
Năm
2011 2012 2013
Số tiền Tỷ

trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Tổng
vốn
huy
động
65,521,649,467 100 90,022,386,28
7
100 120,284,265,794 100
Huy
động
vốn
không
kỳ
hạn
12,603,421,970 19.2 1,346,508,252 1.4 2,783,285,424 2.3
Huy
động
vốn
theo
kỳ
hạn
52,918,227,497 80.8 88,675,878,035 98.6 117,500,980,370 97.7
Nguồn: Số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh

15
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
Nguồn vốn huy động không kỳ hạn vào cuối năm 2011 là 12,603,421,970 đồng
(chiếm 19,2%) nhưng lại giảm đột ngột còn 1,346,508,252 đồng vào cuối năm 2012
(chiếm 1,4%) và tăng nhẹ lên 2,783,285,424 đồng vào cuối năm 2013 (chiếm 2,3%).
Nguồn vốn huy động theo kì hạn có diễn biến tăng qua các năm. Từ năm 2011
đến năm 2013 tổng huy động đã tăng gần 2 lần từ 52,918,227,497 đồng lên đến
117,500,980,370 đồng.
Điều này cũng cho ta thấy khối lượng tiền vốn huy động tăng lên qua các năm
nhưng tỷ trọng tiền huy động vốn không kỳ hạn chuyển sang dạng tiền gửi huy động
vốn theo kỳ hạn là do tình hình kinh tế có diễn biến phức tạp nên người dân và doanh
nghiệp không an tâm về khoản đầu tư của mình khi tham gia loại hình huy động vốn
không kỳ hạn của NH. Nên họ chuyển sang đầu tư vào dạng tiền gửi có kỳ hạn để
hưởng các chính sách ưu đãi về lãi suất cũng như là độ đảm bảo tin cậy của khoản tiền
đầu tư.
2.1.2. Huy động vốn theo kỳ hạn
Trong những năm vừa qua mặc dù Ngân hàng đã rất chú ý đến việc huy động
nguồn vốn trung và dài hạn cho nên cơ cấu nguồn vốn đã có những chuyển biến tích
cực và hợp lý hơn.
16
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
Bảng 2.2: Tổng hợp tiền gửi có kỳ hạn từ 2011 - 2013
Năm 2011 2012 2013
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng

(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Huy
động
vốn
theo
kỳ
hạn
52,918,227,49
7
100 88,675,878,035 100 117,500,980,37
0
100
Huy
động
ngắn
hạn
52,768,227,49
7
99.7 81,346,878,035 91.7 65,161,544,506 55.4
Huy
động
vốn
trung
và dài
hạn
150,000,000 0.3 7,329,000,000 8.3 52,339,435,864 44.6
Nguồn: Số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh

Đối với bảng trên đã bao gồm mức huy động vốn kỳ hạn của tổ chức kinh tế và
dân cư.
2.1.2.1. Ngắn hạn
Tổng huy động vốn ngắn hạn nhìn chung tăng giảm không đều. Năm 2011, tổng
huy động là 52,768,227,497 đồng. Đến năm 2012 tổng huy động tăng mạnh lên
81,346,878,035 đồng. Tuy nhiên, tổng huy động lại giảm xuống còn 65,161,544,506
đồng vào năm 2013.
Mặc dù tổng số tiền huy động vốn ngắn hạn từ năm 2011 đến 2012 tăng mạnh
nhưng tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn trên tổng huy động vốn có kì hạn lại giảm.
Năm 2012 tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn chiếm 91.7% so với 99.7% năm 2011. Qua
đến năm 2013, tỷ trọng này giảm một cách đột ngột còn 55.4%.
17
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
Mức huy động vốn NH cuối năm 2013 có xu hướng giảm nhẹ so với tổng khối
lượng tiền gửi huy động vốn là do một số thông tin trên thị trường tại thời điểm đó
rằng NHNN có thể giảm trần lãi suất. Sở dĩ có điều này là do phù hợp với bối cảnh
kinh tế tại thời điểm trên sẽ làm giả mức huy động vốn ngắn hạn, song lại tăng mức
huy động vốn trung và dài hạn.
2.1.2.2. Trung và dài hạn
Qua số liệu ta cũng thấy rõ huy động vốn trung và dài hạn có chiều hướng gia
tăng từ cuối năm 2011 là 150,000,000 đồng tăng lên 7,329,000,000 đồng vào năm
2012. Tổng huy động tiếp tục tăng mạnh vào năm 2013 đưa đến tổng số tiền là
52,339,435,864 đồng.
Ngoài ra, tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn trên tổng huy động có kì hạn
cũng gia tăng một cách đáng kể. Năm 2011, tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn
chỉ chiếm 0.3%, con số này có thể nói là không đáng kể trong hoạt động huy động
vốn. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 tỷ trọng này đã tăng lên đến 8,3%, ta có thể thấy
chút khởi sắc trong hoạt động huy động vốn trung và dài hạn trong năm này. Tỷ trọng
này đã tăng lên đến 44.6% vào năm 2013. Có thể nói, Ngân hàng đã tạo được niềm tin

nơi khách hàng để có thể huy động lượng vốn trong dài hạn.
Cụ thể là do mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, giảm khoảng 7 -
10%/năm so với thời điểm giữa năm 2011. Hiện nay, lãi suất huy động của các tổ chức
tín dụng phổ biến: không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng ở mức 1 - 1,2%/năm, kỳ hạn
từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5 - 7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở
mức 6,5 - 7,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,5 - 9%/năm. Lãi suất huy
động bình quân khoảng 6,8%/năm, nếu tính cả chi phí dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh
toán, thì lãi suất tiền gửi bình quân khoảng 7,16%/năm, phù hợp với kỳ vọng lạm phát
đến cuối năm 2013.
Điều này cho thấy do lãi suất giảm nên những loại tiền gửi huy động vốn ngắn
hạn của Ngân hàng không còn thu hút được tiền từ người dân. Họ có xu hướng chuyển
sang loại tiền gửi huy động vốn của ngân hàng có kỳ hạn dài hơn để hưởng lãi suất
cao. Cũng một phần là do tình hình lạm phát diễn biến phức tạp trong thời gian gần
18
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
đây nên Gửi tiết kiệm vẫn là cách đầu tư hiệu quả và an toàn nhất đối với đa số người
có khối lượng tiền nhàn rỗi lớn.
2.2. Huy động vốn theo nghiệp vụ
2.2.1. Tiền gửi thanh toán ( Tiền gửi không kỳ hạn)
Tiền gửi không kỳ hạn dùng để thanh toán hay giao dịch là loại tiền khách hàng
thường gửi tiền với mục đích sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để chi trả hay thanh
toán, thực hiện các giao dịch của mình một cách nhanh chóng, an toàn,tiện lợi. và Tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khách hàng gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc gửi có kỳ
hạn nhưng lại rút trước hạn nên hưởng lãi suất không kỳ hạn. tiền gửi mà khách hàng
có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của
ngân hàng. Lãi suất của hình thức tiết kiệm này thường thấp hơn nhiều so với loại có
kỳ hạn.
19
Nhóm:

Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
Tình hình tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng sẽ được thể hiện rõ qua bảng sau
(số liệu 3 năm 2011, 2012, 2013):
Bảng 2.3: Tình hình tiền gửi không kỳ hạn từ 2011 - 2013
Năm
2011 2012 2013
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Tổng
vốn
huy
động
65.521.649.46
7
100 90.022.386.28
7
100 120.284.265.79
4
100
Tiền
gửi
không
kỳ

hạn
12.603.421.97
0
19,23 1.346.508.252 1,49 2.783.285.424 2,3
Nguồn: Số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh
Đối với bảng trên đã bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế và dân
cư. Tiền gửi này biến đổi không đồng đều lúc tăng lúc giảm. Năm 2011 tổng huy động
tiền gửi không kỳ hạn chiếm 19.23% so với tổng nguồn vốn huy động.Đối với năm
2012 giảm mạnh so với năm 2011, tổng tiền gửi không kỳ hạn chiếm 1.49% so với
tổng vốn huy động.Năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2011chiếm có 2.3 % tổng vốn huy
động năm 2011.
Lượng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm mạnh từ cuối năm 2011 đến năm
2012 là do tổng nguồn vốn huy động của NH thừa với nhu cầu sử dụng vốn, nên lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn đã được điều chỉnh giảm nên loại tiền gửi này không còn
thu hút được nguồn tiền từ người dân.
20
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
2.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn
Trong những năm vừa qua mặc dù Ngân hàng đã rất chú ý đến việc huy động
nguồn vốn trung và dài hạn cho nên cơ cấu nguồn vốn đã có những chuyển biến tích
cực và hợp lý hơn.
Bảng 2.4: Tổng hợp tiền gửi có kỳ hạn từ 2011 - 2013
Năm 2011 2012 2013
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)

Số Tiền Tỷ
trọng
(%)
Tổng
vốn
huy
động
6552164946
7
100 9002238628
7
100 12028426579
4
100
Tiền
gửi có
kỳ hạn
5291822749
7
80.77 8867587803
5
98.51 11750098037
0
97.7
Nguồn: Số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh
Đối với bảng trên đã bao gồm tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và dân cư.
Tiền gửi này biến đổi không đồng đều lúc tăng lúc giảm. Năm 2011 tổng huy động tiền
gửi có kỳ hạn chiếm 80.77% so với tổng nguồn vốn huy động. Đối với năm 2012 giảm
mạnh so với năm 2011, tổng tiền gửi có kỳ hạn chiếm 98.51% so với tổng vốn huy
động. Năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2011chiếm có 97.7 % tổng vốn huy động năm

2011.
Tiền gửi có kỳ hạn cuối năm 2013 có xu hướng giảm nhẹ là do một số thông tin
trên thị trường tại thời điểm đó rằng NHNN có thể giảm trần lãi suất. Sở dĩ có điều này
là do phù hợp với bối cảnh kinh tế tại thời điểm trên sẽ làm giảm tiền gửi kỳ hạn ngắn,
song lại tăng tiền gửi kỳ hạn trung và dài hạn.
21
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
2.2.3. Tiền gửi tiết kiệm
Bảng 2.5: Tổng hợp tiền gửi tiết kiệm từ 2011 - 2013
Năm 2011 2012 2013
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
1-3
tháng
52,655,200,19
8
100 80,678,798,979.
64
100 45,407,401,552.
96
100
VND 47,661,540,15

2
90.5 78,872,451,315 97.7 43,529,707,366 95.8
USD 239,757.06 9.5 86,726.89 2.3 90,152.4 4.2
6 tháng
103,027,299 100 668,079,055 100 19,704,142,953 100
VND 85,701,111 83.1 650,398,791 97.3 19,704,142,953 100
USD 831.87 16.9 849 2.7 - -
9 tháng 10,000,000 100 - - 50,000,000 100
VND 10,000,000 100 - - 50,000,000 100
USD - - - - - -
12-36
tháng
150,000,000 100 7,329,000,000 100 52,339,435,864 100
VND 150,000,000 100 7,329,000,000 100 52,339,435,864 100
USD - - - - - -
Tiền gửi
tiết
kiệm
52,918,227,49
7
88,675,878,035 117,500,980,370
Tỷ giá:
20,828
VND/US
D
Tỷ giá:
20,828
VND/US
D
Tỷ giá:

21,036
VND/US
D
Nguồn: Số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh
22
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
Tiền gửi tiết kiệm của NH dược chia theo 4 hạng mục theo thời hạn như bảng số
liệu với 2 chỉ tiêu chính là Nội tệ (VND) và Ngoại tệ (USD).
Tiền gửi tiết kiệm qua các năm nhìn chung là không đồng đều. Năm 2011, tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn số dư đạt 52,918,227,497 đồng, đến năm 2012 đạt
88,675,878,035 đồng, tốc độ tăng là 67.57% so với năm 2011. Năm 2013, tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn số dư đạt 117,500,980,370 đồng, tốc độ tăng là 32.51% so với năm
2012.
Cụ thể là tổng tiền gửi tiết kiệm trong thời gian ngắn (1 - 3 tháng) có khối lượng
lớn nhưng tăng giảm không đồng bộ qua các năm: Năm 2012 so với năm 2011 tổng
khối lượng tiền gồm nội tệ và ngoại tệ tăng mạnh từ 52,655,200,198 đồng đến
80,678,798,979.64 đồng (Tăng 28,023,598,782 đồng ). Nhưng đến năm 2013 thì lại
giảm mạnh so với năm 2012 là 35,271,397,427 đồng.
Mức tiền gửi nội tệ ở hạng mục (1 - 3 tháng) luôn có tỷ trọng trên 90% so với
tổng khói lượng tiền gửi tiết kiệm ở hạng mục. Tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng
lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ ở hạng mục này lại có khối lượng lớn nhât so với các
hạng mục khác. Điều này nói lên lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ thu hút ở dạng tiết
kiệm (1 - 3 tháng) để phục vụ hoạt động kinh doanh XNK, các doanh nghiệp đăng ký
gửi ngoại tệ để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong thời
gian ngắn.
Tổng tiền gửi tiết kiệm trong thời gian 6 tháng có diễn biến tăng qua các năm. Cụ
thể, tổng tiền gửi năm 2012 tăng lên 668,079,055 đồng so với 103,027,299 đồng năm
2011. Tổng tiền gửi năm 2013 là 19,704,142,953 tăng 19,036,063,898 đồng. Ngoài ra,
ta cũng có thể thấy lượng tiền gửi bằng nội tệ luôn trên 80%.

Chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi kì hạn 9 tháng. Năm
2011 tổng tiền gửi đạt 10,000,000 đồng. Sang năm 2012, loại tiết kiệm này không
được khách hàng kỳ vọng đầu tư. Đến năm 2013, tổng số tiền gửi đã tăng lên
50,000,000 đồng.
Tiền gửi kì hạn 12 – 36 tháng tăng mạnh trong ba năm. Từ 150,000,000 đồng
năm 2011 lên đến 7,329,000,000 năm 2012. Sang năm 2013 loại tiền gửi này tiếp tục
tăng mạnh đến 52,339,435,864 đồng. Chứng tỏ người dân đang rất kỳ vọng vào kênh
23
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
đầu tư này. Tuy nhiên, chủ yếu tập trung ở loại tiền gửi là nội tệ, còn loại tiền gửi
ngoại tệ có xu hướng giảm dẫn đến hiện tượng gia tăng tỉ giá làm ảnh hưởng đến nhiều
hoạt động ngoại hối.
Mặc dù chi nhánh nằm trong địa bàn dân cư có mức sống tương đối, nhưng kinh
tế cũng đang ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, với chính sách lãi suất thích hợp và
linh hoạt ngân hàng đã có thể thu hút được một lương vốn khá lớn. Ngoài đòn bẫy lãi
suất, các hình thức huy động vốn phong phú đa dạng với nhiều kỳ hạn như: 1-3 tháng,
6 tháng, 9 tháng, 12-36 tháng, …cũng đã được ngân hàng áp dụng và kỳ hạn mà các
khách hàng lựa chọn nhiều nhất đó là các kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng. Nhưng quan sát
bảng số liệu ta có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2011 – 2012, tiền gửi tiết kiệm kỳ
hạn 1-3 tháng, 12-36 tháng tăng mạnh chứng tỏ người dân đang có kỳ vọng gửi tiền
vào Ngân hàng hơn so với các kênh đầu tư khác chứng tỏ nền kinh tế của chúng ta còn
gặp không ít khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Trong giai đoạn từ năm 2012
-2013 người dân lại có xu hướng chuyển từ gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 1-3 tháng sang
tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12-36 tháng chứng tỏ người dân đang rất kỳ vọng vào kênh
đầu tư này.
Mỗi kỳ hạn có ưu thế riêng phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng,
đảm bảo lợi ích kinh tế cũng như thuận tiện cho khách hàng khi gửi, rút tiền. Nguồn
vốn tăng trưởng ổn định, vững chắc tạo thuận lợi cho ngân hàng lập kế hoạch vốn để
cho vay, đầu tư vốn, mở rộng hoạt động tín dụng làm tăng lợi nhuận.

24
Nhóm:
Đồ án Nghiệp vụ Ngân hàng 1 GVHD: ThS. Phạm Hải Nam
2.2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi
Bảng 2.6: Bảng cơ cấu nguồn tiền gửi từ 2011 - 2013
Chỉ
tiêu
Năm 2011 Tỷ
trọng
(%)
Năm 2012 Tỷ
trọng
(%)
Năm 2013 Tỷ
trọng
(%)
Tiền
gửi
thanh
toán
12,603,421,970 19.24 1,346,508,252 1.5 2,783,285,424 2.32
Tiền
gửi
tiết
kiệm
52,918,227,497 80.76 88,675,878,035 98.5 117,500,980,37
0
97.68
Tổng 65,521,649,467 100 90,022,386,287 100 120,284,265,79
4

100
Nguồn: Số liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP VietBank Phòng giao dịch Vạn Hạnh
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu tiền gửi từ 2011 – 2013
Qua đồ thị trên ta thấy rằng, tỷ trọng tiền gửi thanh toán thấp hơn nhiều so với tỷ
trọng tiền gửi tiết kiệm trong tồng nguồn vốn huy động từ tiền gửi. Trong thời kỳ hiện
nay, các thông tin về dịch vụ ngân hàng, cũng như những lợi ích khi sử dụng tiền gửi tại
ngân hàng vẫn chưa tiếp cận đầy đủ đến người dân. Bên cạnh đó còn do người dân đã
quen với thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu nên nguồn tiền gửi này vẫn chiếm tỷ
trọng rất nhỏ, tuy nhiên hiện nay loại tiền gửi này cũng sẽ có xu hướng tăng trong
tương lai là do hiện nay hình thức thanh toán qua thẻ ATM đang ngày càng được mở
rộng và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đây là nguồn đầu vào có lãi suất thấp,
ngân hàng dùng nguồn này cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cao so với các loại tiền gửi
khác. Mặt khác, điều này còn nói lên tốc độ thanh toán không dùng tiền mặt nhanh,
thuận tiện, giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông.
25
Nhóm:

×