Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đông y dưỡng sinh giúp bảo dưỡng sức khỏe thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.81 KB, 7 trang )

Đông Y Dưỡng Sinh giúp bảo dưỡng
sức khỏe Thông Minh
Tăng cường thể chất, phòng bệnh và diên niên ích thọ.
Sinh có nghĩa là sự sống, sinh tồn, sinh trưởng; dưỡng có nghĩa là bảo dưỡng,
điều dưỡng và bổ dưỡng. Nói tóm lại, dưỡng sinh có nghĩa là bảo dưỡng sự
sống. Trong “Hoàng Đế Nội Kinh” sách y thời cổ Trung Hoa đã có sự trình
bày về nội dung “dưỡng sinh”. Về sau người ta đã tổng kết một số nguyên tắc
cơ bản cần phải nắm được và tuân theo trong dưỡng sinh trên cơ sở đó.
Những nguyên tắc đó bao gồm: Điều âm dương, hòa phụ tạng, thông kinh
lạc, giữ âm tinh, trọng dưỡng thần, thuận thiên thời và điều khí cơ.
“Trước hết phải thuận theo biến đổi của thiên nhiên trong bốn mùa, bởi vì
con người chúng ta sinh sống trong thiên nhiên, đương nhiên chịu sự ảnh
hưởng của môi trường và khí hậu thiên nhiên, vì thế con người đã có khả
năng thích ứng với thiên nhiên, cho nên dưỡng sinh cũng phải xuất phát từ
điểm này”.
Trên thực tế, “thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa Trung Hoa đã được Trung
Y trình bày toàn diện nhất và sâu sắc nhất. Theo quan niệm Trung Y, dưỡng
sinh hết sức coi trọng điều hòa âm dương trong bốn mùa, đó là xuân sinh, hạ
trưởng, thu thu, đông tàng, đây là quy luật của giới thiên nhiên. Là vũ trụ
nhỏ, con người cần phải thuận theo quy luật thiên nhiên của vũ trụ lớn, ví dụ
như mùa xuân là mùa sinh phát, cần phải làm thư giãn tinh thần và cơ thể,
ngủ muộn thức sớm. Nhưng bước sang mùa đông cần phải kiềm chế, bởi vì
muôn vật đều ở trạng thái thầm lặng dự trữ. Trung Y chủ trương dưỡng sinh
cần phải căn cứ điều kiện cụ thể của thời tiết, khu vực và từng người, chính
đây là điều sôi động không câu nệ, linh hoạt nhưng rất chặt chẽ. Theo quan
niệm của Trung Y, dưỡng sinh bao gồm rất nhiều nội dung độc đáo, phong
phú đa dạng nảy sinh trên cơ sở nguyên tắc kể trên, đại thể gồm các mặt
dưỡng sinh cả cơ thể lẫn tinh thần, điều tiết âm dương, thuận theo thiên
nhiên, điều dưỡng ẩm thực, lối sống nề nếp, điều hòa phủ tạng, kinh lạc thông
suốt, tình dục vừa phải, duy tinh giữ sức, ích khí điều chỉnh hơi thở, động
tĩnh thích hợp, trong đó điều tiết cân bằng là điều cốt lõi. Khi chúng ta giữ


cân bằng giữa cơ thể và tinh thần, thì chúng ta sẽ cảm thấy mạnh khỏe nhất
và thoải mái nhất.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta nên làm như thế nào mới có thể tăng
cường sức khỏe, di dưỡng thiên niên. Ăn uống hợp lý là điều hết sức quan
trọng, tục ngữ nói rằng “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích,
ngũ thái vi sung”. Kết cấu thực phẫm này rất phù hợp với y học và dinh
dưỡng học hiện đại. Ăn cháo là phương pháp dưỡng sinh của Lục Du, nhà
thơ đời Nam Tống Trung Quốc. Lục Du trong bài thơ có viết: “Thế nhân cá
cá học trường niên, Bất ngộ trường niên tại mục tiền; Ngã đắc uyển khưu
bình dị pháp, Chí tương thực chúc chí thần tiên”.
Là vũ trụ nhỏ, con người cần phải thuận theo quy luật thiên nhiên của vũ trụ
lớn.
Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm có 4 mục
đích:
-Bồi dưỡng sức khỏe.
-Phòng bệnh.
-Từng bước chữa bệnh mạn tính.
-Tiến tới sống lâu và sống có ích.
Bốn mục đích này quan hệ hữu cơ với nhau.
Sức khỏe được tăng lên thì phòng bệnh tốt hơn.
Ít bị thêm bệnh nữa, mà sức lại tăng lên, đồng thời có phối hợp với thuốc khi
cần thiết thì bệnh mạn tính từng bước sẽ được đẩy lùi;
Từ đó có nhiều khả năng sống lâu, sống có ích hơn.
Thời thượng cổ có những bậc chân nhân, sống hợp với đạo, biết lẽ âm dương,
điều khiển tạo hoá, thở hít tinh khí, tinh thần vững ở trong, da dẻ già mà
không thay đổi, sống lâu muôn tuổi. Thời trung cổ có những bậc chí nhân,
đạo đức cao thâm, hiểu lẽ dưỡng sinh, sinh hoạt theo sự biến hoá của âm
dương, khí hậu 4 mùa, thoát ly sự bất thường của thế tục, tích tinh tồn thần,
thông minh nhìn xa , hiểu rộng, thân thể khoẻ mạnh, tuổi thọ dài lâu.
Phương pháp cụ thể:

1. Ba tháng mùa xuân, dương khí thăng lên vạn vật thay cũ đổi mới, sinh
khí phát động mọi vật nảy nở tốt tươi.
Mùa Xuân Dưỡng Can
– Tối ngủ muộn một chút.
– Sáng dạy sớm một chút, nới lỏng quần áo, xoã tóc.
– Đi bách bộ nhẹ nhàng trong sân.
– Không tiêu hao sức khoẻ, chỉ nên bồi dưỡng.
– Nên vừa lòng vui mắt mọi điều, không nên cáu giận.
Nếu trái lẽ này sang mùa hạ sẽ bị chứng hàn tích không thích nghi được với
khí trưởng thịnh mùa hạ.
2. Ba tháng mùa hạ muôn vật tươi tốt phồn vinh, khí trời giáng xuống,
khí đất bốc lên, thực vật khai hoa kết quả.
Trường Hạ Dưỡng Tỳ
– Nên ngủ muộn dậy sớm
– Trong lòng nên khoan khoái
– Nên vui cười, thở sâu, mạnh cho dưỡng khí khai tiết ,nếu trái lẽ ấy mùa thu
sẽ sinh bệnh sốt rét.
3. Ba tháng mùa thu vạn vật thành thục, gió mạnh, trời mát.
Mùa Thu Dưỡng Phổi
– Khí đất lặng im, muôn vật biến sắc.
– Nên ngủ lúc gà lên chuồng, dậy lúc gà xuống chuồng.
– Ý chí nên an nhàn, tĩnh tại, hoà hoãn.
– Thu liễm thần khí, tránh nghĩ vẩn vơ cho phế khí thanh tĩnh. Trái lẽ ấy sang
mùa đông sẽ bị sống phân, mất khả năng chịu đựng hàn khí của mùa đông.
4. Ba tháng mùa đông mọi vật ẩn náu, chui rúc, nước đóng băng ,đất nứt
nẻ.
Mùa Đông Dưỡng Thận
– Tránh nhiễu động dương khí.
– Ngủ sớm dậy muộn.
– Ý chí nên kín đáo, thầm lặng.

– Giữ ấm tránh rét.
Trái lẽ sẽ tổn thương thận khí, sang xuân mất khả năng thích ứng mà sinh
bệnh nuy quyết ,chân tay liệt mà lạnh lẽo.
5. Thuận theo lẽ âm dương thì tồn tại, trái lẽ âm dương thì tử vong,
thánh nhân biết phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Ta biết bốn mùa sinh trưởng hoá thu tàng, mùa xuân hạ bảo dưỡng dương
khí, mùa thu đông bảo dưỡng âm khí, thể theo qui luật vạn vật sinh, trưởng,
suy, lão, tử. Bậc thánh nhân nhận biết tuân theo, kẻ ngu đần thì coi thường.
Khí trời và khí con người có mối liên hệ nhau, khi trời trong trẻo yên lặng thì
khí của người cũng được tĩnh tại. Thuận theo ý trời mà điều chính khí của
người, giữ cho dương khí được vững mạnh thì tà khí gió độc không thể làm
hại con người được.
Bậc thánh nhân giác ngộ tinh thần ấy, thích ứng với khí trời mà thông đạt
thần minh. Ngược lại chín khiếu không thông cơ nhục ủng tắc, vệ khí không
bảo vệ được bên ngoài, ngoại tà xâm lấn, nguyên khí suy nhược.
6. Khi ngoài trời rét mướt, mọi hoạt động của con người nên ở chỗ kín gió,
tránh tiết dương khí ra ngoài. Còn khi ngoài trời nóng nực, tránh sao mồ hôi
ra quá nhiều mà phiền khát, suyễn thở.
7. Dương khí trong người nếu gặp sự phiền muộn hay mệt nhọc quá độ sẽ trở
nên cang thịnh khẩn trương. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, tới mùa
hạ nóng bức thiêu đốt, tinh âm hao kiệt khiến cho ta bị phát bệnh tiễn quyết.
8. Phong là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu, tuy nhiên nếu ý chí tĩnh tại,
dương khí kín đáo, bì phu cơ nhục săn chắc, có sức đề kháng thì gió độc cũng
không xâm nhập được. Vậy cốt nhất là thuận theo 4 mùa mà thích nghi , thích
ứng.
9. Từ sáng tới trưa dương khí thịnh vượng dần đến bảo vệ bên ngoài về chiều
dương khí ít dần đi, lỗ chân lông đóng dần lại, khi mặt trời lặn lỗ chân lông
đóng kín, không nên nhiều động gân xương nữa. Làm trái với quy luật ở 3
khoảng thời gian trên, tà khí sẽ xâm hại cơ thể khốn quần.
Âm tinh không hao tuyệt ở trong, dương sẽ không việt phù ra ngoài, âm đầy

đủ, dương kín đáo tinh thần ung dung tự tại. Âm dương cách biệt không giao
hợp nhau, tinh thần theo đó mà li tán. nên có câu “Âm bình dương bĩ tinh
thần nãi trị, âm dương ly quyết tinh thần nãi tuyệt”.
Hiện nay cơ sở Đông Y chúng tôi có liệu trình chăm sóc sức khỏe theo liệu
pháp dưỡng sinh đông y, cải thiện vấn đề sức khoẻ con người thận, gan, tì vị,
tim, bờ vai, phụ khoa… Thông qua liệu pháp massge ấn huyệt, đặc biệt đẩy
những đường kinh lạc giúp lưu thông sau đó đắp thuốc ( thảo dược quý
hiếm ) và được chẩn đoán sức khỏe bằng bộ giác hơi hiện đại.
Quý khách có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tổng quát khi đến với cơ sở Đông Y
chúng tôi lần đầu tiên sẽ được miễn phí tư vấn và kiểm tra toàn bộ sức khỏe.
Chi tiết liên hệ: 0905 366 816 (Mr The)
Vì chúng tôi có cơ sở đông y cả nước nên quý khách ở tỉnh nào thì liên hệ số
điện thoại trên để biết địa chỉ cụ thể nên không ghi hết 500 cơ sở ở đây. Xin
cảm ơn.

×