Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TÁM ĐỘNG TÁC GIẢN ĐƠN GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ CHO CƠ THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.52 KB, 3 trang )

I)TÁM ĐỘNG TÁC GIẢN ĐƠN GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHOẺ CHO CƠ THỂ
Các bạn thân mếm! Hiện nay trong cuộc sống của chúng ta có rất nhịều bận rộn và lo lắng, sự lo lắng ấy
phần nào ảnh hưởng hưởng đến sức khoẻ của các bạn, các bạn ạ “ Hãy quẵng gánh lo đi” mà nên suy nghĩ
nhiều hơn là lo lắng.Tập thể dục là cách tốt nhất giúp chúng ta điều chỉnh lại mình, giúp ta khai tâm , khai
trí, khai nhìnTôi xin gởi đến các bạn một vài động tác xoa bóp mà tôi đã sưư tầm được và biên soạn lại,
nhưng động tác này giản đơn nhưng hiệu quả, mong rằng nó nó đem lại niềm vui vô tận cho các bạn, giúp
các bạn thêm yêu cuộc sống này hơn. Còn bây giờ chúng ta bắt đầu với các động tác nhé !
1)VAI : Đầu tiên ngồi xếp bằng ( các bạn hãy chọn cho mình một tư thế ngồi thoải mái là được), các cơ bắp
thả lỏng, hai tay đặt lên đùi, lòng bàn tay ngửa, tay phải tư đưa ra sau đầu ( phía sau ót )lòng bàn tay hướng
vào gáy (ót) và kéo tay sang trái nhẹ nhàng tuỳ theo sức của mình ( không dùng sức, khôngcố kéo), sau đó
xoay bàn tay lại ( lưng bàn tay hướng vào gáycổ) kéo từ từ trái sang lại bên phải, cứ thế làm liên tục từ 5- 7
lần, sau đó đổi tay( cũng thực hiện giống như tay phải )Tiếp theo dùng hai tay xoa bóp 2 bả vai
* Động tác này rất tốt cho gân cốt chống lại sự mỏi mệt ở vai cổ gáy
2) ĐẦU :Đầu tiên dùng đầu ngón tay giữa vừa ấn vừa day chính giữa đỉnh đầu 36 lần ( Huyệt Bách hội )
Rồi nắm hai bàn tay lại nhẹ nhàng ( Không được bóp chặt ),cổ tay mềm. Sau đó đưa 2 tay lên đầu, dần nhẹ
nhàng và nhanh, từ trước ra sau, từ trên xuống dưới khoảng 36 nhịp đếm. Rồi dùng 10 ngón tay chải tóc,
khoảng 10- 15 lần chải nhẹ nhàng, 10 đầu ngón tay chạm chân tóc, da đầu ( Bạn xem 10 ngón tay của mình
là chiếc lược được làm từ thảo dược )
* Động tác này làm cho cho đầu óc được thoải mái. Sau những giờ làm việc căng thẳng, tăng cường
trí nhớ và làm cho đầu được tươi vui thì khuôn mặt lúc nào cũng ngời sáng,tươi tĩnh
3) KHỦYU TAY :Lấy ngón tay cái ấn vào chính giữa khủuy tay ( Huyệt Xích trạnh ) nhiều lần ( Vừa ấn
vừa day 36 cái )(Lưu ý móng tay cái cắt ngắn ) vào chỗ gân mà bạn cảm thấy dưới làn da. Sau đó đổi tay,
cũng thực hiện giống như tay bên kia.
* Động tác này làm tăng sinh lực cho cơ thể và giúp bộ phận tiêu hoá tốt hơn.
4) ĐẦU GỐI :Lấy 2 đầu ngón tay ( của ngón tay giữa ) vừa ấn vừa day vào chính giữa chỗ gấp của 2 đầu
gối ( khoảng 1 phút ) ( Huyệt Uỷ trung )Sau đó xoa bóp 2 đầu gối khoảng 1 phút, tiếp theo đặt 2 lòng bàn
tay lên 2 đầu gối xoay tròn từ trái sang phải 36 lần , rồi từ phải sang trái 36 lần.
* Động tác này giúp hai chân được điều hoà và các tế bào trong cơ thể được hoạt động tốt.
5) BÀN TAY : Vừa chà sát, vừa xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng, sau đó hai tay bóp các ngón tay
qua lại với nhau, rồi bẻ các ngón tay ra sau tới trước xuống dưới, thực hiện khoảng 36 nhịp đến. Tiếp tục
dùng đầu ngón tay cái ấn day vào giữa lòng bàn tay khoảng 72cái ( Thực hiện với cả 2 bàn tay )


* Động tác này giúp sẽ làm tăng nhiệt năng và sinh lực cho toàn cơ thể .
6) ĐAN ĐIỀN : Dùng 2 bàn tay ấn vài giây dưới các xương sườn cụt ( các chót xương khu hay còn nói các
đốt xương cuối cùng sau lưng ) và làm động tác thoa bóp bằng 2 tay vào bụng ( Vùng trên rốn còn gọi vùng
bụng trên )xoa vòng tròn từ trái sang phải 100 lần, rồi từ phải sang trái 100lần, tiếp tục duy chuyển xuống
vùng dưới rốn ( bụng dưới ) cũng thực hiện giống như trên.
* Động tác này phục hồi sinh lực cho Đan điền ( Vùng dưới rốn ) và các cơ bắp .
7)CHÂN : Xoa bóp chính giữa lòng bàn chân ( Huyệt Dũng tuyền ) nhiều lần ( Thực hiên cả hai chân), vừa
xoa vừa ấn vừa day khoảng 72 nhịp đếm cho mỗi lòng bàn chân.
* Động tác này giúp các động mạch trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng, tăng cường nhiệt năng cho
2 bàn chân và các bộ phận khác trong đan điền ( phần dưới rốn )
8) MẮT : Trước tiên xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho nóng rồi úp lên má, làm như vậy 5 lần. Sau đó dùng 2
đầu ngón tay trỏ vừa ấn vừa day hai bên hóc mũi ( Chỗ Huyệt nghinh hương )khoảng từ 1 – 21 phút. Sau đó
vuốt lên bằng 2 ngón tay trỏ, ấn nhẹ dọc theo sống mũi và kéo dài lên tới mang tai( 2 bên màm tan) và và
làm trỡ lại 2 bên sống mũi
* Động tác này điều hoà 2 mắt, tinh thần cũng như sinh lực cho da mắt được tươi trẽ, chống nhăn
và tiêu mỡ.
@ Kết thúc bài tập ngồi xếp bằng hít thở điều hoà khí huyết. Hít một hơi thật sâu vào sau đó thỏ mạnh ra
bằng miệng. Các động này các bạn có thể tập riêng lẻ, trong lúc nghĩ giải lao, hay máy tính mệt mỏi bạn có
thê bỏ ra vài phút để tập.
Ví dụ : Bạn mỏi mắt khi ngồi máy tính, bạn tập 1 động tác số 8. Hay bạn đau đầu vì công việc, bạn tập động
tác số 2.
Bạn mỏi cổ, mỏi gáy vì ngồi máy tính, bạn tập động tác số 1
Mỗi ngày để giành từ 15 – 20 phút tập thể dục các bạn nhé. Các bạn sẽ thấy sự yêu thương, sự lãng mãn, sự
hài hước, sự hướng phấn trong từng động tác
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG VÀ THÊM YÊU CUỘC SỐNG NÀY
Người chế tác : Phạm Năng Hiền : Thư quán 103
B
Lê Hồng Phong – TP Phan Thiết – Bình Thuận .
II) BÍ QUYẾT PHỤC LỰC - GIỮ GÌN SỨC KHỎE- TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG
PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG

1)Nghiến răng nuốt nước miếng : Ngủ dậy dùng nước sạch hoặc nước trà hoặc nước muối sinh lý súc miệng
3lần. Sau đó ngồi xếp bằng ( Ngối ở tư thế thoải mái là được ) hoặc đứng thẳng, trầm ngâm tỉnh tâm, tỉnh
khí mặt quay về hướng Đông, mắt nhắm lại rồi nghiến răng đủ 36 lần, sau đó dùng lưỡi đè lên trên lớp da
trên miệng, môt lúc nước bọt ra đầy rôì nuốt vào nhiều lần.( Trong lúc đi tiểu nên ngậm kín hai hàm răng để
cho tinh thần sáng khoái, sau khi tiểu xong nhón gót 3 lần cùng lúc hít hậu môn vào 3 cái tinh thần sẽ được
tráng kiện sống khỏe ). Thường nghiến răng mạnh thì gân cốt được hoạt động, tinh thần sảng khoái, tuổi già
không bị suy nhược, răng không rụng .
2)Rửa mặt đánh trống :Hai bàn tay chà vào nhau cho thật nóng, rồi đem xoa lên mắt 36 lần, mũi 3lần, xoa
lên mặt khắp cổ đến tận chân tóc, giống như ta rữa mặt cho đến lúc da thịt nóng ấm lên thì thôi. Sau đó lấy
hai bàn tay úp vào tai, lấy các ngón tay búng vào xương hâụ não ( sau ót) còn gọi là xương chẫm 36 lần.
* Tác dụng : làm cho tiếng nói trong, thanh tao, khí huyết lưu thông, sắc diện tươi đẹp sáng sủa, tinh thần
sảng khoái.
3) Nhún hai vai lên :Trước hết ta nhún hai vai lên 7 lần, hai bàn tay nắm chặt lại giơ thẳng lên cao, đồng
thời nhón 2 mũi bàn lên rồi trỡ về lại vị trí cũ. Cùng lúc hít hơi vào (LÚC ĐƯA 2 TAY LÊN CAO ).
Tưởng tượng khí lên sau ót, sau đó thả hai tay từ từ xuống đầu gối ( thở ra ) và mắt liếc qua hai vai trái,
phải. Thực hiện 5 lần.
* Tác dụng : Tiêu trừ những bệnh lặt vặt, lập lại tư thế quân bình cho cơ thể- trừ tiêu tam hoả
4)Dương cung bắn tả hữu : Đứng thẳng lưng hai chân dang rộng bằng vai sau đó chùm hai đầu gối xuống (
Đứng trung bình tấn ) Vận khí xuống Đan điền ( dưới rốn khoảng 5 – 7 cm ) tuỳ theo sức của cơ thể, đừng
gồng, đừng cố quá. Tay trái duỗi thẳng nắm lại đưa ngang qua trái thẳng với vai, tay mặt vòng ra trước ngực
nắm lại, hai mắt ngó ngang vào ngón tay cái của bàn tay trí, tưởng tượng như đang dương 1cây cung. Sau
đó đổi tay chuyễn sang bên mặt, cũng y như trên, thực hiện 3 lần mỗi bên
*Tác dụng : dẫn khí xuống đan điền tránh được môt số bệnh đau. Gân thịt được cứng cáp, khí huyết lưu
thông, khí xuông Đan điền tiêu trừ được hỏa tam tiêu. Làm cho óc trong, mắt sáng, con người trỡ nên mẫn
tuệ.
5)Xoa huyệt Đan điền : Lấy tay trái chụp vào hạ bộ, tay mặt ( tay phải ) xoa vào huyệt Đan điền ( Tính từ
rốn xuống khoảng 5 – 7cm ) 36 lần. Rồi đổi tay trái xoa vào Đan điền 36 lần còn tay phải chụp vào hạ bộ.
* Tác dụng :làm cho khí huyết được điều hoà, bảo toàn hạ bộ được ấm áp, đề phòng bệnh về đường ruột, trợ
lực cho sự tiêu hoá điều hoà sức khỏe.
6)Xoa nơi thận :Hai bàn tay chà xát vào nhau cho thật nóng lên rồi đem úp vào hai sau lưng đối diện với rốn

( Huyệt Mạng môn ) và hai quả thận ( sau lưng , phần gần mông ). Thực hiện như trên mổi nơi 36 lần.
* Tác dụng : Tăng khí lực cho Đan điền, tuy nhiên chớ lạm dụng.Nếu tập không nghiêm túc và không đúng
thì tinh thần thiếu minh mẫn, người trỡ nên vàng vọt, mạch huyết kém cõi. Cần thật chú ý đoạn luyện này.
7) Xoa huyệt xương sống ( còn gọi là Vỹ cung hoặc xương cụt hoặc chót xương khu tức là đốt xương cuối
cùng ): Lấy ngón tay xoa và huyệt chót xương khu cho thật nóng để cho xương cụt được bồi bổ.
* Tác dụng : Khí huyết lưu thông, điều hoà tinh khí vào các mạch máu. Làm cho các mạch máu lưu thông,
sức khoẻ dồi dào.
8) Lọc suối rữa chân : Lấy tay trái ôm lấy chân trái, lấy tay phải thoa xát vào huyệt Dũng tuyền ( ở chính
giữa lòng bàn chân ) 36 lần. Sau đó đổi lại tay trái xát chân phải 36 lần. Rồi đứng 1 chân trái đưa chân phải
lên chà xát 7 lần, sau đó làm ngược lại cũng 7 lần (Đổi qua chà xát chân trái )
* Tác dụng : Thông khí huyết lên thận, trừ được khí lạnh dưới chân về mùa đông. Đứng lên chà xát thì khí
huyết được ấm áp điều hòa .
“ TẬP CHO KHÍ HUYẾT LƯU THÔNG,
CHÂN TAY CỨNG CÁP TRONG LÒNG THẢNH THƠI” ( HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG )
*NHỮNG LỜI KHUYÊN KHI LUYỆN TẬP :
Ngày tập 2 lần : Sáng thức dậy : 5 giờ hoặc 6 giờ tập. Tối trước khi đi ngủ : 21giờ hoặc 22 giờ tập. Tập điều
đặn hàng ngày, ngày nào cũng tập, tập thường xuyên liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu nghiệm. Tập đều
đặn thường xuyên liên tục vào một giờ nhất định sẽ giúp ta đề phòng được một sô bệnh vặc, tăng sức khỏe
và sức đề kháng cho cơ thể. Già trẻ người ốm đau luôn , bệnh tật đều tập được. Tập liên tục 6 tháng sẽ hết
một số bệnh và bước đi nhẹ nhàng, khoan thai. Tập chuyên cần không gián đoạn thì mới công hiệu. Tập nơi
thoáng mát tránh gió lùa. Trong lúc tập tuyệt đừng suy nghĩ gì cả, tinh thần chú tập trung theo hơi thở và
tuyệt đối tin tưởng bài tập, không nghi ngờ ( bán tính bán nghi ) vì nghi ngờ khi tập rất dễ bị lạc khí huyết.
Nếu nghi ngờ bài tập này thì không nên tập. Nếu nghi ngờ và luyện tập ở trạng thái nửa tin nửa ngờ hay tập
thử thì sẽ không có lợi cho sức khoẻ ( Tốt hơn hết là không nên tập ). Ta hãy đặt niềm tin vào luyện. Niền
tin, đức tin sẽ giúp chúng ta chiến thắng bệnh tật. Khi tập hãy tin và hãy nghĩ rằng mình sẽ làm được, sẽ đạt
được sức khỏe tốt. Tư tưởng và sự tập trung tinh thần và niền tin ở thành công sẽ giúp bạn đạt được kết quả
mỹ mãn. Chúc bạn thành công .
III)LUYỆN THỞ THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
Ngồi xếp bằng ( Ngồi ở tư nào mà ta cảm thấy dễ chịu và thoải mái là được ). Mắt từ từ từ nhắm lại, co
( cong) lưõi chạm vào nướu trên ( Hàm răng trên). Hai tay để lên đùi, lòng bàn tay ngữa, hai trỏ của hai tay

co lại chạm vào gốc của ngón tay đeo nhẫn ( ngón áp út ). Từ từ từ hít ( khí )hơi vào cùng lúc cũng từ từ từ
co các ngón tay ( trỏ, giữa, áp út và út ) của hai bàn tay lại, đồng thời đưa khí ( hơi) xuống bụng dưới ( dưới
rốn )và phình bụng ra ( không nên quá sức, tùy theo hơi hơi sức của từng người ) . Sau đó thót bụng lại từ từ
từ thở ra, đồng thời (Cùng lúc ) duỗi thẳng các ngón tay ra rồi nín thở khoảng vài giây 9 tuỳ theo sức của
từng người mà nín thở, không cố sức ).Cứ như vậy lập đi lập lại 30 lần Lúc đầu tập chưa quen, có thể đừng
nín thở, cứ hít thở bình thường, sau khi quen rồi thì nín thở. Lưu ý trong lúc tập luôn nhắm mắt và đừng suy
nghĩ gì cả. Tinh thần tập trung theo hơi thở., theo bài tập. Cứ như thế tập 30 lần. Mỗi ngày có thể tập 5 – 7
lần. Tập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu ( Nói chung lúc nào rảnh tập cũng được )Chẳng đang ngồi trên xe,
ngồi trên máy bay, tàu lửa, hay giờ giải lao, hay đang ngồi quán uống cà phê, hay đang ngồi máy tính ….
đều tập được .
LỜI KHUYÊN :
* “ Sau khi ăn xong không nên nằm liền, mà đi vài vòng quanh nhà dùng tay xoa nhẹ nhàng vào vùng bao
tử, xoa vòng tròn từ trái sang phải 100lần, rồi xoa ngược lại từ phải sang trái cũng 100 lần”
* “Giấc ngủ trưa rất có lợi cho sức khỏe, theo nghiên cứu của các nhà khoa học 30 phút ngủ trưa bằng 3giờ
ngủ đêm”. Mỗi ngày nên ngủ trưa 30 phút
Phạm Năng Hiền( Sưu tầm và biên soạn ) - ĐTDĐ : 0944388850

×