Tải bản đầy đủ (.ppt) (75 trang)

TỔNG QUAN VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ, THS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH, ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.1 MB, 75 trang )

TỔNG QUAN VỀ CUNG CẤP
DỊCH VỤ Y TẾ
ThS. Nguyễn Đức Thành
Mục tiêu bài học
Sau khi kết thúc bài học, sinh viên có khả
năng:
Trình bày được khái niệm về các dịch vụ
y tế
Giải thích được các nguyên tắc của cung
cấp tốt các dịch vụ y tế
Trình bày được quyền và nghĩa vụ của tổ
chức và người nhận dịch vụ y tế
Khái niệm dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế (DVYT) bao gồm
các dịch vụ liên quan đến
chẩn đoán và điều trị bệnh
hay dịch vụ khám chữa bệnh,
phòng bệnh, phục hồi chức
năng, bao gồm những dịch
vụ liên quan trực tiếp và gián
tiếp đến con người.
Cung cấp dịch vụ: là cách mà các nguồn
lực đầu vào như tiền, con người, trang
thiết bị và thuốc kết hợp với nhau, cho
phép người cung cấp dịch vụ cung cấp
các can thiệp y tế
Khái niệm dịch vụ y tế
Y tế công cộng
Y tế công cộng: là khoa học và kỹ thuật phòng
bệnh, kéo dài tuổi thọ và nâng cao sức khỏe
thông qua các nỗ lực có tổ chức và các lựa chọn


dựa trên bằng chứng của xã hội, các tổ chức
công và tư, cộng đồng và cá nhân.
Y tế công cộng quan tâm tới các mối đe dọa cho
sức khỏe tổng thể của một cộng đồng dựa trên
phân tích sức khỏe dân cư và thường được chia
ra một số lĩnh vực (dịch tễ học, thống kê học, y
tế môi trường, y tế xã hội, tuyên truyền thay đổi
hành vi,…)
Y tế công cộng
2 đặc trưng của y tế công cộng:
Giải quyết các khía cạnh phòng bệnh hơn
là chữa bệnh.
Giải quyết các vấn đề cấp cộng đồng dân
cư, không phải cấp cá nhân
Y tế dự phòng: là khái niệm liên quan các
biện pháp can thiệp đề phòng bệnh, không
phải để chữa bệnh.
Y tế dự phòng
Y tế dự phòng
Y tế dự phòng cấp 1
Tác động vào thời kì khỏe mạnh nhằm
giảm/tránh sự phát triển của bệnh tật hay giảm
tỷ lệ mới mắc.
Tăng cường các yếu tố bảo vệ, loại bỏ các yếu
tố nguy cơ
Ví dụ: Người dân cần tăng cường sức khỏe
bằng tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt ăn
uống điều độ hợp vệ sinh, không hút thuốc lá,

Y tế dự phòng

Y tế dự phòng cấp 2
Phát hiện bệnh sớm và tăng cơ hội để can
thiệp sớm
Phòng chống bệnh phát triển tiếp tục để giảm
tỷ lệ hiện mắc, giảm tỷ lệ tử vong.
Ví dụ: các bệnh ung thư khi được phát hiện
sớm, điều trị kịp thời sẽ góp phần giảm nguy cơ
tử vong.
Y tế dự phòng
Y tế dự phòng cấp 3
Điều trị bệnh hợp lý, ngăn chặn những diễn
biến xấu hay biến chứng của bệnh, hồi phục sức
khỏe cho người bệnh.
Ví dụ: bệnh truyền nhiễm điều trị triệt để cho
người bệnh  loại bỏ nguồn truyền nhiễm quan
trọng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Y tế dự phòng
Y tế dự phòng cấp 4
Liên quan đến giảm/tránh hậu quả của can
thiệp y tế không cần thiết/thừa trong hệ thống y
tế
Y tế dự phòng

cá nhân
Y tế công cộng

quần thể, nhóm/tổng
thể dân cư.
Y tế công cộng – Y tế dự phòng
Dịch vụ khám chữa bệnh liên quan đến

biện pháp can thiệp để chữa bệnh
Khám bệnh: là hỏi bệnh, khai thác tiền sử
bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết
chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng,
thăm dò chức năng, chẩn đoán và chỉ định
phương pháp điều trị phù hợp.
Chữa bệnh: là sử dụng phương pháp
chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận
và thuốc đã được phép lưu hành để cấp
cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức
năng cho người bệnh
Dịch vụ khám chữa bệnh
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
(CSSKBĐ) là những chăm sóc sức
khỏe thiết yếu, dựa trên những
phương pháp và kỹ thuật thực
hành, đưa đến tận cá nhân và từng
gia đình trong cộng đồng, được mọi
người chấp nhận thông qua sự
tham gia đầy đủ của họ, với giá
thành mà họ có thể chấp nhận
được, nhằm đạt được mức sức
khỏe cao nhất có thể.
So sánh CSSKBĐ trước đây - hiện nay
Trước đây Hiện nay
Mở rộng khả năng tiếp cận
gói can thiệp y tế cơ bản và
thuốc thiết yếu cho người
nghèo ở nông thôn

Chuyển đổi và điều chỉnh hệ
thống y tế hiện có, nhằm bảo
đảm khả năng tiếp cận toàn
dân và an sinh sức khỏe xã hội
Tập trung chăm sóc bà mẹ
và trẻ em
Chăm lo sức khỏe cho tất cả
mọi người trong cộng đồng
Tập trung vào một số bệnh
nhất định, chủ yếu là bệnh
lây nhiễm và cấp tính
Đáp ứng toàn diện mong đợi và
nhu cầu của người dân, mở
rộng sự quan tâm tới tất cả
các nguy cơ và bệnh tật
So sánh CSSKBĐ trước đây - hiện nay
Trước đây Hiện nay
Cải thiện điều kiện vệ sinh,
nước, truyền thông giáo dục
sức khỏe ở cấp làng xã
Thúc đẩy lối sống lành mạnh,
giảm tác hại của các nguy cơ
môi trường và xã hội
Kỹ thuật đơn giản cho nhân
viên y tế cộng đồng, cộng tác
viên không chuyên nghiệp
Hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế
tiếp cận và sử dụng các kỹ
thuật và thuốc thích hợp
Sự tham gia của người dân

thông qua huy động các nguồn
lực địa phương và quản lý cơ
sở y tế thông qua ban chăm
sóc sức khỏe địa phương
Sự tham gia của xã hội dân
sự được thể chế hóa trong
các cơ chế đối thoại và trách
nhiệm giải trình
So sánh CSSKBĐ trước đây - hiện nay
Trước đây Hiện nay
Dịch vụ y tế do Nhà nước cấp
tài chính và cung ứng, có sự
quản trị tập trung
Hệ thống nhiều thành phần
(công lập, ngoài công lập, từ
thiện, v.v.) hoạt động trong
môi trường toàn cầu hóa
Quản lý trong hoàn cảnh khan
hiếm nguồn lực và tinh giản
biến chế
Hướng nguồn lực tăng thêm
cho y tế tới chăm sóc sức
khỏe toàn dân
Viện trợ song phương, hỗ trợ
kỹ thuật
Đoàn kết toàn cầu, cùng đào
tạo và rút kinh nghiệm với
nhau
So sánh CSSKBĐ trước đây - hiện nay
Trước đây Hiện nay

Chăm sóc sức khỏe ban dầu
đối lập với chăm sóc bệnh viện
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
có vai trò điều phối “sự đáp
ứng” toàn diện ở các tuyến
Chăm sóc sức khỏe ban đầu rẻ
tiền, chỉ cần đầu tư khiêm tốn
Chăm sóc sức khỏe không rẻ:
cần đầu tư đáng kể, tuy nhiên
giá trị mang lại từ tiền đầu tư
đó sẽ tốt hơn so với các
phương án đầu tư khác
Các nguyên tắc của cung cấp tốt
dịch vụ y tế
Tính toàn diện/đầy đủ
Sự tiếp cận
Độ bao phủ
Sự chấp nhận được
Tính liên tục
Chất lượng
Công bằng
Hiệu lực
Hiệu quả
An toàn

Các nguyên tắc của cung cấp tốt
dịch vụ y tế
Tính toàn diện/đầy đủ: Hệ thống y tế cần
cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế phù hợp
với nhu cầu của đối tượng đích. Những

dịch vụ này bao gồm: phòng bệnh, chữa
bệnh, phục hồi chức năng, và các hoạt
động cải thiện sức khoẻ. Tính sẵn có là
một khía cạnh của tính toàn diện/đầy đủ
muốn nói tới sự tồn tại của các dịch vụ
thoả mãn tiêu chuẩn tối thiểu.

Các nguyên tắc của cung cấp tốt
dịch vụ y tế
Sự tiếp cận dịch vụ y tế vẫn là một thách
thức chính tại các quốc gia trên thế giới.
Các yếu tố về kinh tế, xã hội, chính trị, hành
chính, địa lý và văn hoá cùng với nhau ảnh
hưởng tới hành vi tìm kiếm và sự tiếp cận
với dịch vụ y tế
- Các chi phí mà người dân không thể trả nổi
cho các dịch vụ y tế cho thấy là rào cản lớn
nhất của người nghèo khi tiếp cận với các
dịch vụ y tế
Các nguyên tắc của cung cấp tốt
dịch vụ y tế
-
Tiếp cận về mặt tài chính đo lường mức độ
người dân có thể chi trả cho dịch vụ y tế cho
dù dịch vụ đó được cung cấp ở cơ sở y tế nhà
nước hay tư nhân
-
Tiếp cận về địa lý đo lường mức độ sẵn có và
khả năng tiếp cận được các dịch vụ y tế
Ví dụ: chi phí liên quan đến việc đi lại, thời

gian chờ đợi và thu nhập bị mất đi do phải
nghỉ làm
Các nguyên tắc của cung cấp tốt
dịch vụ y tế
- Tiếp cận về mặt văn hoá xem xét liệu việc sử
dụng các dịch vụ y tế có bị ngăn cản bởi
những phong tục văn hoá hay không. Ví dụ:
+ Liệu phụ nữ có thể sử dụng các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản không nếu tại
cơ sở y tế tất cả các thầy thuốc đều là nam
giới?
+ Liệu người dân thuộc một dân tộc thiểu số
sẽ sử dụng các dịch vụ y tế được cung cấp
bởi đa số cán bộ y tế người kinh
Các nguyên tắc của cung cấp tốt
dịch vụ y tế
-
Tiếp cận với thông tin người dân trong
cộng đồng có quyền tìm kiếm, nhận và
truyền đạt các thông tin liên quan đến các
vấn đề sức khoẻ nhưng không có quyền
tiết lộ các thông tin sức khoẻ cá nhân ví dụ
như kết quả xét nghiệm HIV
Các nguyên tắc của cung cấp tốt
dịch vụ y tế

Độ bao phủ: Việc cung cấp dịch vụ cần phải
được tổ chức cho mọi người dân trong một
quần thể xác định được tiếp cận
- Độ bao phủ thường được đo lường qua chỉ số tỷ

lệ người dân đủ tiêu chuẩn nhận được một gói
can thiệp hay dịch vụ y tế cụ thể
Ví dụ: trong chương trình tiêm chủng mở rộng
thì độ bao phủ được đo bằng tỷ lệ phần trăm trẻ
em cần được tiêm chủng (tất cả trẻ em ở các độ
tuổi khác nhau) được tiêm chủng đầy đủ.

×