Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.53 KB, 110 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN SAU ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH




TRẦN THỊ TRANG




ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG
H
Ệ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
CHO DNNVV Ở VIỆT NAM HÒA HỢP
V
ỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC
T
Ế DÀNH CHO DNNVV



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013



2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN SAU ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH


TRẦN THỊ TRANG



ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG
H
Ệ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
CHO DNNVV
Ở VIỆT NAM HÒA HỢP
V
ỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC
TẾ DÀNH CHO DNNVV

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH


TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
phân tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn



TRẦN THỊ TRANG















4

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
CHLB Cộng hòa liên bang
BTC Bộ Tài Chính
QĐ Quyết định
BCTC Báo cáo tài chính
KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh
HTX Hợp tác xã

IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa
IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
IASCF Tổ chức Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế
EC Ủy ban châu Âu
EU Liên minh châu Âu
FASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IFRS for SME Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa
WTO Tổ chức thương mại thế giới
VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
OECD tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
GAAP Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
WB Ngân hàng thế giới
IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế

5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Những IFRS cho DNNVV – VAS tương đương về nội dung
Bảng 2: So sánh sự khác biệt giữa IFRS cho DNNVV với các VAS áp dụng đầy
đủ cho DNNVV
Bảng 3:
So sánh sự khác biệt giữa IFRS cho DNNVV với các VAS áp dụng
không đầy đủ cho DNNVV
Bảng 4:
Kết quả thống kê mô tả về nội hàm chế độ kế toán cho DNNVV
Bảng 5:
Kết quả thống kê mô tả về khả năng áp dụng chế độ kế toán cho
DNNVV vào thực tiễn
Bảng 6:
Kết quả thống kê mô tả về nghiên cứu hành vi của các đối tượng sử dụng
chế độ kế toán cho DNNVV
Bảng 7:
Các đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với chuẩn mực kế toán hiện hành
Bảng 8: Các chuẩn mực được đề xuất ban hành mới
Bảng 9:
Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV được đề xuất ban
hành mới dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV











6

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
PHẦN MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
ÁP DỤNG CHO DNNVV (IFRS FOR SME) VÀ QUÁ TRÌNH HÒA HỢP
CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Tổng quan về DNNVV trên thế giới 16
1.1.1. Định nghĩa về DNNVV trên thế giới 16
1.1.2. Tiêu chí phân loại DNNVV trên thế giới 19
1.1.3. Vai trò của DNNVV đối với các quốc gia trên thế giới 20
1.2. Giới thiệu chung về Chuẩn mực kế toán Quốc tế áp dụng cho DNNVV 22
1.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 22
1.2.2. Các cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV 23
1.2.3. Nội dung Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế áp dụng cho DNNVV 24
1.2.3.1. Khuôn mẫu lý thuyết về việc lập và trình bày BCTC 24
1.2.3.2. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế áp dụng cho DNNVV 25
1.3. Xu hướng vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV của
các quốc gia trên thế giới 28
1.3.1. Sự lựa chọn phương thức hòa hợp của các quốc gia trên thế giới 28
1.3.2. Những thành quả đạt được 30

1.3.3. Những khó khăn, thách thức 30
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về việc vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng
cho DNNVV – Bài học kinh nghiệm của Việt Nam 33
7

1.4.1. Kinh nghiệm của quốc tế 33
1.4.2. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO
DNNVV Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Tổng quan DNNVV ở Việt Nam 40
2.1.1. Định nghĩa DNNVV 40
2.1.2. Tiêu chí phân loại DNNVV 41
2.1.3. Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế 42
2.1.3.1. Vai trò kinh tế 43
2.1.3.2. Vai trò xã hội 44
2.2. Thực trạng Hệ thống Chuẩn mực kế toán đối với các DNNVV Việt Nam 44
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán DNNVV 44
2.2.2. Chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam 46
2.3. So sánh Chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam với Chuẩn
mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV 49
2.4. Khảo sát tình hình áp dụng Chuẩn mực kế toán cho Doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam 63
2.4.1. Mô tả quá trình khảo sát 63
2.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 64
2.4.3. Kết quả khảo sát 64
2.5. Đánh giá Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam 73
2.5.1. Ưu điểm 73

2.5.2. Nhược điểm, hạn chế 74
2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm, hạn chế trên 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77

8

CHƯƠNG 3 – ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN VIỆT NAM ÁP DỤNG CHO DNNVV HÒA HỢP VỚI HỆ THỐNG
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ DÀNH CHO DNNVV

3.1. Quan điểm 78
3.2. Định hướng về cách thức hòa hợp Chuẩn mực kế toán dành cho DNNVV
của Việt Nam 82
3.2.1. Các định hướng trước mắt 83
3.2.2. Các định hướng về lâu dài 86
3.3. Một số kiến nghị để thực hiện các định hướng trên 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 93
PHẦN KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 100












9

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xu hướng toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của thị trường vốn quốc tế đòi hỏi
phải có thông tin kế toán chất lượng cao và một hệ thống chuẩn mực kế toán thống
nhất để có thể ghi nhận và so sánh thông tin tài chính giữa các quốc gia trên toàn thế
giới. Toàn cầu hóa cũng trở thành xu hướng phát triển tất yếu của thế giới hiện nay
và cả trong tương lai. Các hoạt động kinh doanh, thương mại của các công ty, tổ
chức, các nhà đầu tư không chỉ diễn ra trong phạm vi từng quốc gia mà đã phát triển
mở rộng theo hướng hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và cả trên thế giới. Họ
luôn tìm kiếm cơ hội để thâm nhập và đầu tư vào các quốc gia khác, từ đó đã làm
phát sinh vấn đề quốc tế hóa thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường tiêu
thụ,… Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ
vị trí địa lý nào trên thế giới, đều không thể không đề cập đến yếu tố quốc tế. Tuy
nhiên, do đặc điểm luật pháp, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giữa các quốc gia
khác nhau nên việc soạn thảo, ban hành chuẩn mực kế toán của từng quốc gia cũng
có sự khác nhau, phù hợp với điều kiện riêng của mình. Do đó, những thông tin tài
chính được lập dựa vào những chuẩn mực này sẽ có những khác biệt rất lớn. Để có
thể hiểu, so sánh, ghi nhận, đo lường và cung cấp thông tin tài chính một cách trung
thực – hợp lý nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư
nói riêng đạt được kết quả tốt, bất kể sự khác nhau cả về không gian lẫn thời gian là
một thách thức rất lớn đối với kế toán. Đây cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy các
nhà thiết lập chuẩn mực kế toán – các hiệp hội, tổ chức kế toán trên thế giới mà tiêu
biểu là FASB và IASB – đã liên tục thực hiện các dự án hòa hợp kế toán để thống
nhất các nguyên tắc kế toán trong việc lập báo cáo tài chính, ban hành, sửa đổi và bổ
sung các chuẩn mực kế toán quốc tế làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chuẩn mực kế toán quốc gia, hạn chế tối đa những sự khác biệt giữa các quốc

gia trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay, có rất nhiều quốc gia áp dụng Hệ thống
Chuẩn mực theo thông lệ quốc tế và có nhiều ý kiến cho rằng việc áp dụng Hệ thống
10

chuẩn mực kế toán quốc tế vào hệ thống kế toán của quốc gia đã mang lại nhiều lợi
ích, chẳng hạn như: tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực; có thể so sánh được
thông tin tài chính dễ dàng nên làm giảm chi phí và rủi ro khi sử dụng thông tin; tăng
tính minh bạch, rõ ràng của thông tin tài chính; là con đường phát triển kinh tế đất
nước nhanh nhất; hòa hợp được với kế toán khu vực và quốc tế; …
Tại Việt Nam, để hòa vào xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và quốc tế, Việt
Nam cũng đã và đang từng bước xây dựng hành lang pháp lý về kế toán theo thông
lệ của quốc tế nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính, trong đó có một
bộ phận quan trọng là Chế độ kế toán áp dụng cho các DNNVV. Trong giai đoạn
2001 - 2006, Việt Nam đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán dựa vào chuẩn mực kế
toán quốc tế phù hợp với điều kiện pháp lý và môi trường của mình. Đây là một bước
ngoặc quan trọng để Việt Nam có thể hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Năm 2006,
theo lộ trình gia nhập vào nền kinh tế thế giới WTO, môi trường kinh doanh của Việt
Nam ngày càng thông thoáng và mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp phát triển, đặc biệt những DNNVV ngày càng có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc gia hiện nay. Hội nhập với kinh tế thế giới, tận dụng tối đa cơ hội quá
trình toàn cầu hóa mang lại sẽ là cách tốt nhất và nhanh nhất để giúp Việt Nam rút
ngắn con đường phát triển, từng bước đuổi kịp các nước tiên tiến về kinh tế và thu
hẹp dần khoảng cách hòa hợp về chuẩn mực kế toán. Do đó, Việt Nam luôn cố gắng
nỗ lực để xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia, thu hút thật nhiều vốn đầu tư
từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhằm đạt được mục tiêu này, Việt Nam phải hoàn
thiện hệ thống chuẩn mực kế toán cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, cung cấp
được những thông tin tài chính trung thực – hợp lý và đáng tin cậy giúp cho các nhà
đầu tư đưa ra những quyết định phù hợp và đúng đắn. Đồng thời, Việt Nam cũng
phải hòa mình vào xu hướng hòa hợp với kế toán thế giới nói chung và chuẩn mực kế
toán áp dụng cho DNNVV nói riêng để góp phần nâng cao kế toán quốc gia và để

phù hợp với xu hướng chung của quốc tế. Vì nhu cầu thông tin của các đối tượng
trong DNNVV mang tính đặc thù nên việc áp dụng Chuẩn mực kế toán có chọn lọc
từ Hệ thống Chuẩn mực kế toán chung có thể cung cấp thông tin không phù hợp. Do
đó, Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng
11

riêng cho các DNNVV dựa trên cơ sở của chuẩn mực quốc tế dành cho DNNVV, có
xem xét chuẩn mực kế toán của các quốc gia khác nhưng phải phù hợp với điều kiện,
đặc điểm kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý cũng như định hướng phát triển của quốc
gia mình.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng như nhu cầu thông tin tài chính
của các đối tượng sử dụng thông tin đòi hỏi hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay cần
phải có những hướng đi phù hợp. Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài:
“Định hướng xây dựng Hệ thống Chuẩn mực kế toán cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Việt Nam hòa hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho Doanh nghiệp nhỏ và
vừa” với hi vọng có thể đưa ra những định hướng phù hợp giúp cho khoảng cách hòa
hợp giữa Việt Nam và Quốc tế ngày càng được rút ngắn và có thể tiến đến hội tụ
trong tương lai gần.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Ở Việt Nam, hiện nay đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết, bài báo
nghiên cứu về vấn đề DNNVV. Trong đó, có bài viết của Tiến sĩ Chúc Anh Tú (Tạp
chí Kiểm toán, 2010) về “Chuẩn mực kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa”. Trong bài này, tác giả đề cập đến mục đích của hệ thống chuẩn mực BCTC
quốc tế đối với DNNVV; tóm tắt sơ lược về những vấn đề đã được đơn giản hóa
hoặc không được ban hành trong chuẩn mực dành cho các DNNVV. Qua đó, tác giả
đưa ra bốn giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán nói chung cũng
như hệ thống Chuẩn mực kế toán cho DNNVV nói riêng, đó là: soát xét và đánh giá
lại những Chuẩn mực kế toán đã ban hành; tăng cường công tác bồi dưỡng và đào tạo
nguồn nhân lực giảng viên của các cơ sở đào tạo; xác định nhiệm vụ và vai trò của
các cơ quan chức năng, tổ chức liên quan; nghiên cứu và ban hành quy trình chuẩn

mực trong quá trình ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán.
Bài viết của Tiến sĩ Mai Ngọc Anh, Học viện Tài chính (Tạp chí Kiểm toán, số 2,
2011) về “Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thông
lệ quốc tế và định hướng vận dụng ở Việt Nam”. Trong bài viết này, tác giả đề cập
đến những vấn đề cơ bản của DNNVV ở Việt Nam như định nghĩa, tiêu chí xác định,
một số đặc điểm của các DNNVV chi phối tới việc ban hành các quy định về kế
12

toán; các quan điểm còn tồn tại khi nghiên cứu thông lệ kế toán quốc tế hiện nay về
phương thức ban hành chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV; tác giả cũng đề
cập đến Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV ở Việt Nam và phân tích
những mặt được và những mặt còn tồn tại khi các DNNVV áp dụng có chọn lọc Hệ
thống chuẩn mực kế toán chung. Từ đó, tác giả cho rằng việc ban hành chuẩn mực kế
toán riêng áp dụng cho các DNNVV là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn
của Việt Nam hiện nay và đề xuất một số định hướng cho vấn đề này.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Trần Phương Thủy (Đại học Đà Nẵng, 2012) về
“Công tác lập Báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Khảo sát trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam”. Trong bài này, tác giả nghiên cứu về thực trạng công tác lập
BCTC của DNNVV, những mục tiêu DNNVV hướng đến khi lập BCTC và các nhân
tố ảnh hưởng đến việc lập BCTC của DNNVV ở Việt Nam nói chung và ở Quảng
Nam nói riêng. Từ đó, tác giả đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng công bố thông tin BCTC của các DNNVV.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị của Đỗ Thị Ngân (Trung tâm đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên lý luận chính trị; 2012) về “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Thị xã Sơn Tây”. Trong bài viết này, tác giả làm rõ vai trò và thực trạng hoạt động
của các DNNVV trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thị xã Sơn Tây. Từ đó,
tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và
phát triển của các DNNVV trên địa bàn này trong thời gian tới.
Bài viết của Tiến sĩ Chu Thị Thủy (Tạp chí Công Thương – Bộ Công Thương,
2013) về “Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi hội nhập”.

Trong bài này, tác giả đã phân tích vai trò và phương hướng phát triển của các
DNNVV ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm làm
tăng khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh cho các DNNVV ở Việt
Nam hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác về DNNVV ở Việt Nam.
Nhưng nhìn chung, các công trình đó đều nghiên cứu về DNNVV ở khía cạnh như:
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về DNNVV như định nghĩa, các tiêu chí xác
định, đặc điểm và vai trò…
13

- Thực trạng của các DNNVV ở Việt Nam về vốn, quy mô, công nghệ, trình độ
quản lý, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới về quá trình
phát triển DNNVV.
- Những thuận lợi và khó khăn của các DNNVV ở Việt Nam trong xu thế hội
nhập kinh tế toàn cầu.
- Đề cập đến những vấn đề trong chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV
và những định hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho
DNNVV ở Việt Nam,…
Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về DNNVV với nhiều khía cạnh và
góc độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó sẽ là những cơ sở quan trọng để tác
giả luận văn có thể tiếp thu có chọn lọc cho công trình nghiên cứu của mình. Tuy
nhiên, trong những công trình nghiên cứu khoa học đó, vẫn chưa có công trình
nghiên cứu nào đưa ra định hướng xây dựng chế độ kế toán Việt Nam áp dụng cho
DNNVV hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV. Do vậy, đề tài
luận văn này sẽ là một công trình khoa học độc lập với những công trình nghiên cứu
khoa học khác.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Tìm hiểu, phân tích quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống Chuẩn mực

kế toán quốc tế áp dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Kinh nghiệm của quốc tế về vận dụng Hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế áp
dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển của Hệ thống Chuẩn mực kế toán áp
dụng cho DNNVV ở Việt Nam, đồng thời tìm hiểu thực tiễn ứng dụng của các
DNNVV ở Việt Nam.
- Đề xuất những định hướng, kiến nghị nhằm xây dựng Hệ thống Chuẩn mực kế
toán Việt Nam áp dụng cho DNNVV hòa hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
14

Vì Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam được sử dụng cho tất cả các loại hình
doanh nghiệp nên đối tượng nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở phần áp dụng
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những đối tượng sau:
- Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV.
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho DNNVV theo Chế độ kế
toán ban hành cho DNNVV của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn sẽ nghiên cứu trong phạm vi sau:
- Lý luận: nghiên cứu các DNNVV tại Việt Nam.
- Thực tiễn: tiến hành khảo sát các DNNVV trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như:
- Về mặt lý luận: luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân
tích để xem xét bản chất của Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế
toán Việt Nam dành cho các DNNVV, tìm hiểu xu hướng và kinh nghiệm hòa hợp
của các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu để thấy được sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán quốc tế với các

chuẩn mực Việt Nam dành cho DNNVV.
- Về mặt thực tiễn: tiến hành khảo sát, áp dụng phương pháp phân tích định
lượng, thống kê mô tả để biết được thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán theo chế
độ kế toán dành cho DNNVV của các DNNVV ở Việt Nam hiện nay.
6. Những đóng góp của luận văn:
Những đóng góp chính của luận văn bao gồm:
- Đánh giá thực trạng vận dụng chế độ kế toán áp dụng cho DNNVV của các
DNNVV tại Việt Nam.
- Định hướng các giải pháp xây dựng chuẩn mực kế toán áp dụng riêng cho
DNNVV ở Việt Nam và đưa ra kiến nghị để thực hiện các định hướng này.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 88 trang, có kết cấu như sau:
15

- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về Hệ thống chuẩn mực kế toán Quốc tế áp dụng cho
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SME) và quá trình hòa hợp của các quốc gia
trên thế giới
- Chương 2: Thực trạng Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho Doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay
- Chương 3: Định hướng xây dựng Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam áp
dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa hòa hợp với quốc tế
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục




















16

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
QUỐC TẾ ÁP DỤNG CHO DNNVV (IFRS FOR SME) VÀ
QUÁ TRÌNH HÒA HỢP CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

1.1 . Tổng quan về DNNVV trên thế giới
1.1.1 . Định nghĩa về DNNVV trên thế giới
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là khu vực giữ vai trò quan trọng trong nền
kinh tế của một quốc gia. Nó cung cấp và tạo ra các cơ hội việc làm, đặc biệt trong
thời kỳ suy thoái, đây là một nguồn lực chính để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
DNNVV không ngừng nỗ lực, sáng tạo, cạnh tranh và đóng vai trò rất quan trọng cho
sự phát triển về kinh tế trong tương lai. Trong ngắn hạn, các DNNVV thúc đẩy nền
kinh tế thị trường trở nên năng động, phát triển mạnh mẽ và tạo sự vững chắc đối với
bất cứ một quốc gia nào.

Các DNNVV rất đa dạng và phong phú nên có nhiều cách khác nhau để xác định
các DNNVV, chủ yếu về một số khía cạnh như số lượng nhân viên, doanh thu hàng
năm, tổng giá trị tài sản, Một số định nghĩa chung của các DNNVV:
- Ngày 06 tháng 05 năm 2003, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Khuyến nghị
2003/361/EC về định nghĩa mới của DNNVV có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2005 (EC, 2003). EC (2003, p.6) cho rằng: “Điều quan trọng là các biện pháp có lợi
cho các DNNVV được dựa trên một định nghĩa chung để cải thiện tính nhất quán và
tính hiệu quả, và để hạn chế sự méo mó của cạnh tranh”. EC định nghĩa DNNVV là
doanh nghiệp trong đó sử dụng ít hơn 250 nhân viên với doanh thu hàng năm nhỏ
hơn hoặc bằng 50 triệu Euro và tổng giá trị trên bảng cân đối hàng năm nhỏ hơn hoặc
bằng 43 triệu Euro. Số lượng nhân viên là bắt buộc, tuy nhiên không bắt buộc phải
đáp ứng đồng thời cả hai chỉ tiêu doanh thu và tổng giá trị trên bảng cân đối (EC,
2003). Điều này đảm bảo rằng DNNVV tham gia vào các loại hình kinh tế khác nhau
đều được đối xử công bằng.
- Ngân hàng Thế giới chỉ xác định mức tối đa để xác định DNNVV, không
phân biệt doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Theo quy định của Ngân hàng Thế
17

giới, quy định số lượng nhân viên tối đa là 300 người, với doanh thu tối đa và giá trị
tài sản là 15 triệu đô la Mỹ mỗi năm (Gibson và Vaart, 2008).
- Trong Tập đoàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) cũng không có
định nghĩa chung cho DNNVV. Ví dụ tại Úc, Cục Thống kê Úc (ABS) định nghĩa
một doanh nghiệp nhỏ với mục đích thống kê là một doanh nghiệp có ít hơn 4 nhân
viên. Một doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa là một doanh nghiệp chủ động giao
dịch có ít hơn 19 nhân viên, và một doanh nghiệp vừa là một doanh nghiệp có từ 20-
199 nhân viên (Department of Innovation Industry, Science, and Research (DIISR),
2011).
- Tại Canada, Công trình công cộng và các dịch vụ Chính phủ của Canada
(PWGSC) định nghĩa DNNVV là doanh nghiệp có số nhân viên ít hơn 500 người.
Ngưỡng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa sản xuất là ít hơn 100 nhân viên

và cho các doanh nghiệp dịch vụ là ít hơn 50 nhân viên (PWGSC, 2011).
- Tại Hàn Quốc, Tổng công ty doanh nghiệp nhỏ (SBC) của Hàn Quốc định
nghĩa doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 300 nhân viên với nguồn vốn là 8
triệu đô hoặc ít hơn cho các doanh nghiệp sản xuất, và ít hơn 50 nhân viên với doanh
số trị giá 5 triệu đô hoặc ít hơn cho các doanh nghiệp khác. Họ phân loại các doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và siêu nhỏ với số lượng lao động tương ứng từ 10 đến 50 người
(SBC, 2009).
- Singapore đã thông qua một định nghĩa mới cho DNNVV có hiệu lực từ 01
tháng 04 năm 2011, đó là một công ty có doanh thu bán hàng hàng năm không quá
100 triệu đô hoặc sử dụng ít hơn 200 công nhân (Spring, 2011).
- Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) định nghĩa
DNNVV là một doanh nghiệp mà số lượng nhân viên không quá 300 người và có
quy mô vốn không quá 300 triệu Yên (Economist Intelligent Unit (EIU), 2010).
- Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) không đưa ra một định nghĩa chính thức
cho DNNVV mà ADB dựa vào định nghĩa của các quốc gia cụ thể.
- Các nước Nam Á không có định nghĩa chung cho DNNVV, thay vào đó, các
quốc gia khác nhau thông qua các định nghĩa DNNVV khác nhau được quyết định
bởi các chỉ tiêu riêng.
18

- Tại Hoa Kỳ (Mỹ) có một cách tiếp cận khác để xác định DNNVV. Cục Quản
lý Doanh nghiệp nhỏ (SBA) đã xây dựng tiêu chí riêng cho doanh nghiệp nhỏ (SBA,
2012). Đó là quy định về số lượng nhân viên hoặc doanh thu trung bình hàng năm,
và được thiết lập cho mỗi ngành công nghiệp được mã hóa của Hệ thống phân loại
Công nghiệp Bắc Mỹ (NAICS). Dựa trên các tiêu chí này, SBA đã thiết lập một tiêu
chuẩn về số lượng nhân viên là 500 người cho hầu hết các ngành công nghiệp khai
thác mỏ và sản xuất, với doanh thu trung bình hàng năm là 7 triệu đô cho hầu hết các
ngành công nghiệp phi sản xuất (SBA, 2012).
- IASB đã thông qua một định nghĩa cho DNNVV khi IFRS cho DNNVV có
hiệu lực vào tháng 07 năm 2009. Theo tiêu chuẩn, các DNNVV là các thực thể:

 không có trách nhiệm đại chúng, và
 công bố mục đích chung của báo cáo tài chính cho người sử dụng ở
bên ngoài. Những người sử dụng bên ngoài bao gồm chủ sở hữu (không phải là
người có liên quan trong việc quản lý kinh doanh), các chủ nợ hiện tại và tiềm năng,
và các cơ quan xếp hạng tín dụng (IASB, 2009a, p.10).
Định nghĩa DNNVV của IASB lỏng lẻo hơn so với các định nghĩa DNNVV được
thông qua từ các khu vực pháp lý khác. Tổ chức RSM quốc tế cho rằng: “Định nghĩa
này tránh được việc kiểm tra định lượng và tiêu chí, thay vào đó, thông qua một
nguyên tắc trách nhiệm đại chúng. IFRS cho DNNVV đã được thiết kế sử dụng cho
một đơn vị điển hình là 50 nhân viên, không phải là một cách kiểm tra định lượng và
tiêu chí để xác định DNNVV mà là để hỗ trợ cho Hội đồng quản trị đưa ra các tiêu
chí trong việc xác định các loại giao dịch” (RSM International, 2009, p . 5).
Từ các định nghĩa DNNVV khác nhau cho thấy rằng không có sự thống nhất
trong các định nghĩa của các DNNVV trên toàn cầu. Đặc biệt, định nghĩa của một
DNNVV trong bối cảnh IFRS cho DNNVV là khác nhau đáng kể với hầu hết các
nước. Các nhà chức trách có thẩm quyền được phép quyết định những gì tạo nên một
đơn vị hội đủ điều kiện được áp dụng IFRS cho DNNVV (IASB, 2009a). Tuy nhiên,
sự không thống nhất giữa các định nghĩa chung của DNNVV với định nghĩa của
IASB sẽ có vấn đề trong việc thực hiện IFRS cho DNNVV.
19

Như vậy trên thế giới, định nghĩa về DNNVV được hiểu và quy định khác nhau
tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực và chưa có sự thống nhất cả về không gian lẫn
thời gian.
1.1.2 . Tiêu chí phân loại DNNVV trên thế giới
Các tiêu chí để phân loại DNNVV có hai nhóm: định tính và định lượng.
- Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp
như chuyên môn hoá thấp, quản lý ở mức độ ít phức tạp Các tiêu chí này có ưu thế
là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do
đó, chúng thường được dùng làm cơ sở để tham khảo trong kiểm chứng mà ít được

sử dụng để phân loại trong thực tế.
- Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị
tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó:
 Số lao động: số lao động trung bình trong danh sách, lao động thường
xuyên, lao động thực tế;
 Tài sản hay vốn: tổng giá trị tài sản (vốn), tài sản (vốn) cố định, giá trị tài
sản còn lại;
 Doanh thu: tổng doanh thu hằng năm, tổng giá trị gia tăng hằng năm (hiện
nay có xu hướng sử dụng chỉ số này).
Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động. Còn
một số tiêu chí khác thì tuỳ thuộc vào điều kiện từng nước.
Tuy nhiên, sự phân loại DNNVV theo quy mô lại thường chỉ mang tính tương
đối, thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Trình độ phát triển kinh tế của một nước: trình độ phát triển càng cao thì trị số
các tiêu chí càng tăng lên. Ví dụ như một doanh nghiệp có 400 lao động ở Việt Nam
không được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng lại được tính là DNNVV ở CHLB
Đức. Ở một số nước có trình độ phát triển kinh tế thấp, các chỉ số về lao động, vốn
để phân loại DNNVV sẽ thấp hơn so với các nước phát triển.


Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành, có ngành sử dụng nhiều
lao động như dệt, may, có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như hoá chất,
điện, Do đó cần tính đến tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong phân loại
20

các DNNVV giữa các ngành với nhau. Trong thực tế, ở nhiều nước, người ta thường
phân chia thành hai đến ba nhóm ngành với các tiêu chí phân loại khác nhau. Ngoài
ra, có thể dùng khái niệm hệ số ngành để so sánh đối chứng giữa các ngành khác
nhau.


 Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển khác nhau nên số lượng và quy mô
doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó cần tính đến cả hệ số vùng để đảm bảo tính
tương thích trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng khác nhau.
Tiêu chí phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực (Phụ lục 1).
1.1.3 . Vai trò của DNNVV đối với các quốc gia trên thế giới
DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội ở các
nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển. DNNVV là những nhà cung cấp công ăn
việc làm lớn nhất ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tạo việc làm mới cho người lao động.
Hơn nữa, đóng góp của DNNVV về sản lượng, công nghệ và sự đổi mới cũng đã
được xác định một cách rộng rãi (Reddy, 2007; Chen, 2006; OECD, 2005).
Trong nhiều nền kinh tế APEC, các DNNVV chiếm một phần lớn các doanh
nghiệp trong nền kinh tế, cung cấp việc làm và đóng góp đáng kể vào sản lượng kinh
tế (APEC, 2009). Ví dụ ở Úc, các DNNVV chiếm 99,7% hoạt động thương mại của
các doanh nghiệp vào tháng 6 năm 2009 (DIISR, 2011). Quan trọng hơn, phần lớn
các DNNVV của Úc hoạt động như các nhà cung cấp nguồn lực cho các công ty sản
xuất lớn. Các DNNVV chiếm 70,5% tổng số lao động ngành công nghiệp trong
những năm 2009 – 2010 (DIISR, 2011).
Ở các nước khác, những đóng góp của các DNNVV cũng được coi là đáng kể. Ví
dụ, các DNNVV tại Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
tỷ lệ đóng góp GDP chiếm 60% trong năm 2009. DNNVV Trung Quốc tạo ra
khoảng 80% cơ hội việc làm đô thị trong năm 2009 (Zhu et al., 2011). Quan trọng
hơn, vai trò của các DNNVV trong lĩnh vực đổi mới công nghệ được coi là đáng chú
ý. Kể từ khi cải cách kinh tế, hơn 65% các bằng phát minh sáng chế, 75% công nghệ
được đổi mới, và 80% sản phẩm mới phát triển đã được ghi nhận bởi các DNNVV ở
Trung Quốc (APEC, 2008).
21

Ở Nhật Bản, gần 99% các doanh nghiệp được coi là DNNVV, đại diện cho phần
lớn các doanh nghiệp và chiếm một tỷ lệ đáng kể về sản lượng kinh tế (EIU, 2010).

Đóng góp kinh tế và xã hội của DNNVV của các nước đang phát triển cũng ngày
càng gia tăng. DNNVV ở Sri Lanka đã đóng góp GDP ngày càng gia tăng trong nền
kinh tế (52% trong năm 2011), đặc biệt trong nông nghiệp, trồng rừng, xây dựng, sản
xuất và các lĩnh vực thương mại (Department of Development Finance, 2011).
Tổ chức DNNVV của Ấn Độ (2012) báo cáo rằng khoảng 45% sản lượng công
nghiệp, 40% xuất khẩu và 42 triệu việc làm được đóng góp bởi các DNNVV. Ở Nam
Phi, các DNNVV, trong đó chiếm khoảng 91% các đơn vị kinh doanh chính thức, đã
đóng góp GDP khoảng 57% tương ứng với 60% việc làm vào cuối năm 2009
(Kongolo, 2010).
Tại châu Âu, các DNNVV chiếm tỷ lệ 67% tổng số việc làm trong năm 2010
(EIM Business & Policy Research, 2011). Trong giai đoạn 2002-2010, các DNNVV
tạo ra 85% việc làm mới ở Liên minh châu Âu, trong đó có các công ty nhỏ (theo
định nghĩa có ít hơn 10 nhân viên) chiếm tỷ lệ cao nhất là 58% (EIM Business &
Policy Research, 2011). Con số này cũng cho thấy một sự tăng trưởng đáng kể của
các doanh nghiệp nhỏ trong Liên minh châu Âu trong suốt những năm qua.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) (2010) báo cáo rằng các DNNVV trong
lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã gia nhập vào xuất khẩu trực tiếp, ngược lại với các
công ty đa quốc gia lớn, thương mại chủ yếu là thông qua các chi nhánh nước ngoài.
Trong giai đoạn 2005-2009, 73% doanh thu nước ngoài đã được ủy thác bởi các
DNNVV đang xuất khẩu thông qua xuất khẩu trực tiếp. Quan trọng hơn, việc xuất
khẩu trực tiếp đó đã dẫn đến việc tạo ra gần 2 triệu việc làm (USTR, 2010).
Các sự kiện trên xác nhận rằng DNNVV là khu vực quan trọng nhất và là nền
tảng của nhiều nền kinh tế phát triển và đang phát triển trên thế giới. Do đó, thông tin
kế toán được trình bày bởi các doanh nghiệp cũng quan trọng không kém. Dự kiến là
sự hòa hợp toàn cầu của việc thực hành báo cáo tài chính của DNNVV có thể sẽ mở
ra sự hội nhập vào tài chính quốc tế thông qua thông tin tài chính chất lượng cao và
có thể so sánh được (IASB, 2009a).

22


1.2 . Giới thiệu chung về Chuẩn mực kế toán Quốc tế áp dụng cho DNNVV
1.2.1 . Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Các DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của bất kỳ một quốc
gia, và sự tăng trưởng của nó mang lại những tác động tích cực đối với nền kinh tế
tổng thể. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu, DNNVV chiếm 99% trong tổng các
doanh nghiệp đang hoạt động, và góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã
hội ở châu Âu. Do đó, các DNNVV cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong quá trình toàn
cầu hóa và thúc đẩy nền kinh tế trên toàn thế giới nên các thông tin kế toán của các
doanh nghiệp này cũng rất quan trọng (Ủy ban Châu Âu, 2010, p. 2).
Vào đầu năm 2001, Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã chính thức bắt
đầu phát triển các chuẩn mực kế toán riêng cho phù hợp với loại hình doanh nghiệp
này. Bài tham luận “Những điều khoản sơ bộ về Chuẩn mực kế toán áp dụng cho
DNNVV” đã trình bày vào tháng 06/2004 và nhận được 116 ý kiến từ khắp nơi trên
thế giới. Những đề nghị nhấn mạnh được chuyển trực tiếp tới các yếu tố cốt lõi của
chuẩn mực kế toán như ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin tài chính
trong báo cáo tài chính. Ngày 11/04/2005, câu hỏi của nhân viên về việc công nhận
các DNNVV và việc đo lường về các vấn đề bình luận được công bố. Ngày 13-
14/10/2005, các cuộc họp bàn tròn công bố có thể đơn giản hóa việc ghi nhận và đo
lường. Dự thảo tiếp xúc đầu tiên của IFRS cho DNNVV được đưa ra bởi IASB vào
ngày 15/02/2007, với mục đích cung cấp các nguyên tắc kế toán đơn giản và dễ hiểu
cho các công ty chưa niêm yết dựa trên IFRS đầy đủ. Dựa trên dự thảo này, thử
nghiệm đã được tiến hành bởi IASB trên một mẫu gồm 116 DNNVV từ 20 quốc gia
khác nhau. Trên cơ sở ý kiến và đánh giá của dự thảo tiếp xúc, và từ kết quả của
những bài kiểm tra lĩnh vực, công việc cho IASB đã được nới lỏng hơn nữa trong
việc tăng cường và đơn giản hóa các chuẩn mực kế toán cho DNNVV. Cuối cùng,
bản chính thức của hệ thống Chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV đã được Ủy
ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành vào tháng 07/2009 gồm 230 trang,
xây dựng dựa trên nền tảng của IFRS đầy đủ và có hiệu lực ngay lập tức (IASB,
2009, p.6-12).
23


Chuẩn mực này ra đời nhằm cung cấp các nguyên tắc chung trong việc đưa ra các
thông tin phù hợp, đáng tin cậy và có ích, qua đó, đưa ra các chuẩn mực kế toán chất
lượng cao, dễ hiểu cho các DNNVV. Hệ thống Chuẩn mực này được công bố với
quy trình rất chặt

chẽ để đảm bảo đạt được các chuẩn mực chất lượng và có tính thực
hành cao nhằm phục vụ lợi ích của công chúng, tăng cường tính minh bạch, thông tin
có thể so sánh được trong báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến tài chính, kế
toán khác, giúp những người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế,
xúc tiến việc sử dụng và ứng dụng nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán, đem đến
những giải pháp có chất lượng cao cho sự hoà hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán
quốc gia và các chuẩn mực kế toán quốc tế.

So với IFRS đầy đủ, trong IFRS cho
DNNVV, các vấn đề không phát sinh đối với DNNVV đều bị loại bỏ, ví dụ như thu
nhập trên cổ phiếu, BCTC giữa niên độ và báo cáo bộ phận. IFRS đầy đủ cho phép
được lựa chọn các chính sách kế toán còn IFRS cho DNNVV được lựa chọn đơn
giản hơn. Nhiều nguyên tắc kế toán trong việc đo lường và ghi nhận tài sản, nợ phải
trả, thu nhập và chi phí trong IFRS cho DNNVV được đơn giản hóa, ví dụ, khấu hao
lợi thế thương mại, chi phí đi vay và vốn hóa chi phí đi vay, kế toán các khoản đầu tư
liên kết và liên doanh, công cụ tài chính không sẵn sàng để bán hoặc nắm giữ đến
ngày đáo hạn, chuẩn mực được viết rõ ràng, đơn giản hóa hơn

Để giảm thêm áp lực
về việc lập báo cáo cho các DNNVV, bộ chuẩn mực này sẽ được xem xét lại ba năm
một lần.
Từ khi mới ban hành đã có nhiều nước trên thế giới sử dụng IFRS cho DNNVV
như: Argentina, Brazil, Hong Kong, Singapore, Hoa Kỳ, … Bên cạnh đó vẫn còn
nhiều nước chưa áp dụng, chẳng hạn như: Albania, Indonesia, Nhật Bản, Kosovo,

Úc, Canada, Đan Mạch, Đức, Mexico, Đài Loan,…
Hiện nay đã có hơn 80 nước áp dụng chuẩn mực này và được dịch ra nhiều thứ
tiếng như:

Albania, Ả Rập Armenia, Bosnia, Trung Quốc, Croatia, Séc, Anh,
Estonia, Pháp, Đức, Do Thái, Ý, Nhật Bản, Kazakhstan, Khmer, Lithuania,
Macedonia, Mông Cổ, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Nga, Serbia, Tây Ban Nha,
Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina,…

1.2.2 . Các cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV
24

Bên cạnh việc ban hành hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs),
Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) cũng ban hành hệ thống chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế đối với các DNNVV (IFRSs for SME).
IASB là một tổ chức độc lập thuộc khu vực tư nhân bắt đầu hoạt động vào ngày
01/04/2001 dưới sự giám sát của IASCF, có mười sáu (16) thành viên đến từ các
quốc gia và một số chuyên gia khác có trách nhiệm thiết lập các chuẩn mực kế toán.
Các thành viên của IASB được lựa chọn theo tiêu chuẩn trình độ chuyên môn chứ
không phải theo khu vực bầu cử hay quyền lợi khu vực. Các thành viên của IASB có
nguồn gốc là các kiểm toán viên thực hành, người lập các báo cáo tài chính, người sử
dụng các báo cáo tài chính, và từ hàn lâm, trong đó có mười ba (13) thành viên
chuyên trách làm việc toàn thời gian. Bảy (7) trong mười sáu (16) thành viên có trách
nhiệm trực tiếp liên hệ với một hay nhiều hơn các nhà thiết lập chuẩn mực quốc gia.
Việc công bố một chuẩn mực, dự thảo, hay hướng dẫn cần được sự tán thành của tám
(8) trên mười sáu (16) thành viên. IASB vẫn kế thừa các chuẩn mực kế toán quốc tế
do IASC ban hành trước đây và tiếp tục xây dựng, ban hành và phát triển các chuẩn
mực kế toán mới với tên gọi là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS.
Mục tiêu
hoạt động chính của IASB là:

 Phát triển các chuẩn mực kế toán có chất lượng cao, thống nhất, dễ hiểu và có
tính khả thi cao cho toàn thế giới trên quan điểm phục vụ lợi ích của công chúng;
 Tăng cường tính minh bạch, có thể so sánh được của thông tin trong báo cáo
tài chính và các báo cáo liên quan đến tài chính, kế toán khác, giúp những thành viên
tham gia thị trường vốn thế giới và những người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các
quyết định kinh tế;
 Xúc tiến việc sử dụng và ứng dụng nghiêm ngặt các IFRS;
 Đem đến những giải pháp có chất lượng cao cho sự hòa hợp giữa hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc gia và các chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.2.3 . Nội dung Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế áp dụng cho DNNVV
1.2.3.1 . Khuôn mẫu lý thuyết về việc lập và trình bày BCTC
25

Khuôn mẫu là những quy ước chung về các khái niệm kế toán căn bản, về các đặc
điểm định tính của báo cáo tài chính, về các yếu tố cần có, và về các phương pháp
đánh giá các yếu tố của báo cáo tài chính.
Khuôn mẫu lý thuyết do Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) xét duyệt vào
tháng 04/1989, công bố vào tháng 07/1989 và sau đó được sửa đổi vào năm 2010 bởi
IASB. Đến tháng 04/2001, IASB áp dụng và thực hiện khuôn mẫu, trong đó nêu ra
các khái niệm cơ bản chủ yếu tập trung trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính
cho các đối tượng sử dụng bên ngoài.
Khuôn mẫu không phải là chuẩn mực kế toán, không điều nào trong khuôn mẫu
được phép vượt quá các chuẩn mực. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa khuôn
mẫu và chuẩn mực, thì chuẩn mực sẽ được tôn trọng hơn. Tuy nhiên, IASB sẽ căn cứ
vào khuôn mẫu làm cơ sở cho việc xây dựng các chuẩn mực trong tương lai cũng
như thực hiện soát xét các chuẩn mực hiện tại. Và khuôn mẫu chính là cơ sở :
- Giúp cho IASC trong việc duyệt xét các chuẩn mực hiện hữu và phát triển các
chuẩn mực trong tương tai.
- Giúp đỡ cho IASC trong việc cải tiến và hài hòa các nguyên tắc, chuẩn mực
kế toán và các thủ tục liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính bằng cách

cung cấp các cơ sở để giảm bớt việc lựa chọn các phương pháp hạch toán được IASC
cho phép.
1.2.3.2 . Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế áp dụng cho DNNVV
Chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành lần đầu tiên vào năm 1975 bởi IASC.
Trong thời gian từ năm 1973 - 2000, IASC đã ban hành các chuẩn mực kế toán quốc
tế được đánh số từ 1 đến 41 (một số chuẩn mực kế toán quốc tế bị thay thế hay loại
bỏ nhưng IASC không đánh số lại).
Những thông tin kế toán rõ ràng, minh bạch dẫn đến việc quản lý một doanh
nghiệp thành công, không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ đã được chấp nhận một
cách rộng rãi (EC, 2012). Nói chung, các DNNVV được miễn yêu cầu kiểm toán
theo luật định và đưa ra những chuẩn mực kế toán đơn giản (International Finance
Corporation (IFC), 2011). Các IFRS đầy đủ được áp dụng cho các đơn vị có trách
nhiệm đại chúngkhai, có một vài vấn đề phức tạp trong việc áp dụng IFRS đầy đủ

×