BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
****************
ĐINH MINH TUẤN
LẦN ĐẦU CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẬP
ĐOÀN TÂN TẠO TỪ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT
NAM (VAS) SANG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
****************
ĐINH MINH TUẤN
LẦN ĐẦU CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẬP
ĐOÀN TÂN TẠO TỪ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT
NAM (VAS) SANG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10 NĂM 2013
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 60340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
phân tích số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
Tác giả
ĐINH MINH TUẤN
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC BCTC QUỐC TẾ VÀ NỘI
DUNG CƠ BẢN CỦA IFRS 1 “LẦN ĐẦU ÁP DỤNG CHUẨN MỰC TRÌNH
BÀY BCTC QUỐC TẾ” 7
1.1 Chuẩn mực BCTC quốc tế 7
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế 7
1.1.1.1 Giai đoạn hình thành 8
1.1.1.2 Giai đoạn điều chỉnh 8
1.1.1.3 Giai đoạn phát triển 9
1.1.2 Thực trạng áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế 10
1.1.3 Đặc điểm cơ bản của Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS 11
1.2 Nội dung cơ bản của IFRS 1 13
1.2.1 Mục đích, phạm vi và nguyên tắc chung 13
1.2.2 Trường hợp ngoại lệ và miễn trừ từ nguyên tắc chung 15
1.2.2.1 Trường hợp ngoại lệ bắt buộc áp dụng hồi tố 15
1.2.2.2 Trường hợp miễn trừ (tùy chọn) 15
1.2.3 Trình bày và yêu cầu công bố thông tin 17
1.2.3.1 Tuân thủ các yêu cầu trình bày và công bố khác 17
1.2.3.2 Giải thích việc chuyển đổi sang IFRS 17
1.2.4 Báo cáo tài chính giữa niên độ 18
1.2.5 Thông tin so sánh 18
1.3 Kinh nghiệm áp dụng IFRS 1 để chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS ở
Việt Nam 19
1.3.1 Kinh nghiệm lần đầu áp dụng chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế ở
một số doanh nghiệp ở Việt Nam 19
1.3.1.1 Tập đoàn Bảo Việt 19
1.3.1.2 Tập đoàn Vincom (“Vincom”) 20
1.3.2 Những bài học rút ra cho những doanh nghiệp lần đầu chuyển đổi
BCTC theo IFRS 22
1.3.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ kế toán viên 22
1.3.2.2 Sự trợ giúp của kiểm toán viên 22
1.3.2.3 Thông tin và công cụ phục vụ tính toán 23
1.3.2.4 Trình bày các thông tin trên BCTC 23
Tóm tắt chương 1 24
Chương 2: TỔ CHỨC LẬP BCTC CỦA TẬP ĐOÀN TÂN TẠO VÀ ĐỊNH
HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI BCTC THEO IFRS 25
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Ðầu tư và Công nghiệp Tân Tạo - Tập
đoàn Tân Tạo 25
2.2 Tổ chức lập và trình bày BCTC riêng và hợp nhất ở tập đoàn Tân Tạo 26
2.2.1 Những điểm khác biệt giữa việc trình bày BCTC của tập đoàn Tân
Tạo theo chuẩn mực VAS so với chuẩn mực quốc tế 27
2.2.1.1 So sánh giữa VAS và IAS trong các khoản mục của bảng cân
đối kế toán của Tập đoàn Tân Tạo 27
2.2.1.2 So sánh giữa VAS và IAS trong các khoản mục của báo cáo
kết quả kinh doanh của Tập đoàn Tân Tạo 31
2.2.1.3 So sánh giữa VAS và IAS trong các thuyết trình BCTC của
Tập đoàn Tân Tạo 35
2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi chuyển đổi BCTC từ VAS theo IFRS
tại Tập đoàn Tân Tạo 36
2.3.1Thuận lợi 36
2.3.2 Khó khăn 37
Tóm tắt chương 2 38
Chương 3: NỘI DUNG LẦN ĐẦU CHUYỂN ĐỔI BCTC THEO IFRS CỦA
TẬP ĐOÀN TÂN TẠO VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 39
3.1 Một số công việc chuẩn bị cho tiến trình chuyển đổi sang IFRS và niêm yết
trên thị trường chứng khoán nước ngoài 39
3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị 39
3.1.2 Giai đoạn thực hiện 42
3.2 Nội dung chuyển đổi sang BCTC theo IFRS 45
3.3 Một số kiến nghị đối với Tập đoàn Tân Tạo 61
3.3.1 Nâng cấp và cải thiện quản trị công ty 61
3.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lập BCTC 62
3.3.3 Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên kế toán 62
3.4 Một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính 63
Tóm tắt chương 3 65
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
CMKT: Chuẩn mực kế toán
EU: European Union
Liên minh Châu ÂU
GAAP: Generally accepted accounting principles
Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến
IAS: International Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB: International Accounting Standard Board
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC: International Accounting Standard Committee
Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS: International Financial Reporting Standards
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IFRIC: International Financial Reporting Interpretations Committee
Ủy ban diễn giải chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
ITA: Tập đoàn Tân Tạo
SEC: Securities and Exchange Commission
Ủy ban chứng khoán Mỹ
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNCN: Thu nhập cá nhân
VAS: Vietnamese Accounting Standards
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VCSH: Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng điều giải lợi nhuận chưa phân phối tại ngày chuyển sang IFRS 50
Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán sau khi điều chỉnh theo IFRS 52
Bảng 3.3: Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu Tập đoàn Tân Tạo theo IFRS 55
Bảng 3.4: Lãi cơ bản trên cổ phiếu sau khi điều chỉnh 57
Bảng 3.5: Báo cáo kết quả lãi lỗ của Tập đoàn Tân Tạo theo IFRS 58
Bảng 3.6: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Tập đoàn Tân Tạo theo IFRS 60
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Minh họa thời điểm chuyển đổi sang IFRS 14
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, là thành viên
chính thức của WTO, Việt Nam sẽ thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư và cơ
hội vươn ra thế giới. Do vậy, tham gia sân chơi chung, Việt Nam cũng phải tuân thủ
những quy luật, quy định chung của thế giới và việc Việt Nam tuân thủ Chuẩn mực
BCTC quốc tế (IFRS) là một tất yếu.
Thực tế hiện nay, đang có nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn niêm yết cổ phiếu
tại thị trường chứng khoán nước ngoài và các BCTC của các doanh nghiệp này thường
bắt buộc yêu cầu phải lập theo IFRS. Tương tự các doanh nghiệp muốn phát hành trái
phiếu ra nước ngoài cũng yêu cầu phải có BCTC được lập theo IFRS. Tuy nhiên, hệ
thống chuẩn mực kế toán chưa đầy đủ và cập nhật, cho nên việc có sự khác biệt đáng
kể giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực BCTC quốc tế, đặc biệt là vấn đề
khai báo thông tin. Điều này gây ra sự lo ngại là BCTC được lập theo Chuẩn mực kế
toán Việt Nam (VAS) có thể không đáp ứng được nhu cầu thông tin ở mức độ hợp lý
để có thể ra quyết định của các đối tượng liên quan.
Hiện nay các công ty Việt Nam vẫn áp dụng VAS để trình bày BCTC, tuy nhiên
IFRS là một trong những ngôn ngữ chính được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới,
chính vì vậy việc hiểu biết IFRS giúp doanh nghiệp có những thông tin hữu ích về các
doanh nghiệp khác trong cùng ngành, giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tốt hơn về giá
trị doanh nghiệp của mình đặt biệt là trong các trường hợp mua bán, sáp nhập, có thêm
cổ đông mới.
Các doanh nghiệp ở Việt Nam nếu muốn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị
trường tài chính quốc tế thì phải cải thiện BCTC, tuy nhiên hiện nay đối với các nghiệp
vụ phức tạp thì Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các qui định có liên quan chưa có
cách áp dụng hợp lý. Trong khi đó, lực lượng lao động trong ngành kế toán lại chưa
thực sự có được nhiều hiểu biết sâu về IFRS.
2
Việc lập BCTC theo IFRS là một điều còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Việc lập hai
hệ thống BCTC theo VAS – bắt buộc và theo IFRS – không bắt buộc đối với các
doanh nghiệp hiện vẫn chưa nhiều ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp Việt Nam thường
chỉ thực hiện lập BCTC theo IFRS xuất phát từ yêu cầu của công ty mẹ, ý định tham
gia vào thị trường tài chính quốc tế hoặc do yêu cầu của các nhà đầu tư chiến lược
hoặc đơn giản là mong muốn xây dựng các BCTC có tính minh bạch cao nhằm nâng
cao hiệu quả của việc ra quyết định, nhất là trong điều kiện kinh doanh nhiều biến
động như hiện nay.
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm cách gia tăng xuất
khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngoài, do đó, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ
hơn và yêu cầu phải lập BCTC theo IFRS. Ngoài ra một số tập đoàn lớn ở Việt Nam đã
và đang có kế hoạch niêm yết trên các thị trường thế giới như Sigapore, Mỹ, Hồng
Kong, Luân Đôn…Trong đó Tập đoàn Tân Tạo là một ví dụ điển hình đang có kế
hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore.
Tác giả nhận thấy tầm quan trọng của việc chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực kế
toán quốc tế IFRS đặc biệt là lần đầu, vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài “Lần đầu
chuyển đổi BCTC Tập đoàn Tân Tạo từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
sang Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)”, hy vọng thông qua đề tài tác giả sẽ cung
cấp một cái nhìn cụ thể hơn về cách thức chuyển đổi cũng như lợi ích mang lại khi các
doanh nghiệp Việt Nam áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế IFRS.
3
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Vấn đề về chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang
chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt
Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế đã được nhiều tác giả ở Việt Nam nghiên cứu.
Cụ thể theo Trần Xuân Nam (2010) đã đưa ra vấn đề nghiên cứu là: một số công
ty đa quốc gia bên cạnh việc tuân thủ và lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam, thì theo yêu cầu của công ty mẹ, theo yêu của của các nhà đầu tư, của người
cho vay vốn nước ngoài, hay do yêu cầu của thị trường chứng khoán nơi công ty niêm
yết đòi hỏi phải sử dụng cả hệ thống kế toán và chuẩn mực quốc tế về kế toán
(IAS/IFRS). Làm thế nào để người làm công tác kế toán có thể tự chuyển đổi các báo
cáo tài chính theo VAS sang các báo cáo tài chính theo IAS/IFRS khi có nhu cầu. Kết
quả nghiên cứu đã thể hiện tương đối đầy đủ, rõ ràng và cập nhật các quy định và
hướng dẫn về kế toán theo VAS và IFRS. Bên cạnh các nội dung mang tính nguyên
tắc và chế độ, nghiên cứu cũng đã đưa ra ví dụ thực tế sinh động có hiệu quả cao để
giải thích về bản chất của những quy định về cách ghi chép, báo cáo như trong VAS và
IFRS. Bênh cạnh đó nghiên cứu cũng đi sâu nghiên cứu sự khác biệt giữa VAS và
IFRS cũng như cách thức chuyển một báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS. Tuy nhiên,
qua nghiên cứu, tác giả chưa đi sâu vào việc giải thích việc lần đầu chuyển đổi sang
IFRS phải tuân thủ những quy định gì và kỹ thuật chuyển đổi đối với một doanh
nghiệp lần đầu áp dụng IFRS. Bênh cạnh đó nghiên cứu này được thực hiện từ năm
2010 do đó một số quy định mới được ban hành bởi Bộ Tài Chính đã khắc phục được
một số sự khác biệt giữa VAS và IFRS.
Theo nghiên cứu của Phạm Hoài Hương (2010), được tiến hành nhằm xác định
mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Kết quả của một nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ hòa hợp của VAS với IAS/IFRS liên
quan đến 10 chuẩn mực được chọn nghiên cứu ở mức bình quân là 68%. Theo đó, các
chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức độ hòa hợp cao hơn các chuẩn mực về tài
sản. Mức độ hòa hợp về đo lường (81.2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài hòa về
4
khai báo thông tin (57%). Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy sự có một sự khác biệt
đáng kể giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực BCTC quốc tế. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ so sánh sự khác biệt giữa VAS và IFRS chứ
không đi sâu nghiên cứu cách thức chuyển đổi sang IFRS.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) đã phân tích được ảnh
hưởng của sự khác biệt giữa VAS và IFRS đến quyết định của nhà đầu tư, nghiên cứu
cũng chỉ ra được sự khác biệt trong phương pháp đánh giá cụ thể là các khoản mục:
Hàng tồn kho, tài sản hữu hình, các khoản đầu tư và bất động sản đầu tư. Việc nghiên
cứu sự khác biệt giữa cách đánh giá tài sản theo VAS và IFRS giúp ích rất lớn trong
việc nghiên cứu chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS.
Điểm mới trong nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu chuẩn mực kế toán
quốc tế số 1 “Lần đầu áp dụng chuẩn mực chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế”, thông
qua những nội dung của chuẩn mực sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ và áp dụng những
quy tắc vào số dư đầu kỳ của bảng cân đối kế toán, số liệu so sánh và kỳ báo cáo đầu
tiên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
a) Nghiên cứu này tìm hiểu và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về chuẩn mực
kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Quốc tế và đặc biệt là lần đầu chuyển đổi sang
BCTC theo IFRS
b) Đánh giá thực trạng về công tác tổ chức lập BCTC riêng và hợp nhất cũng
như định hướng chuyển đổi sang BCTC theo IFRS tại Tập đoàn Tân Tạo
- Tìm hiểu chung về Tập đoàn Tân Tạo và công tác tổ chức lập và trình bày
BCTC riêng và hợp nhất
- Tìm hiểu về kế hoạch tổ chức định hướng chuyển đổi sang BCTC theo
IFRS
c) Minh họa quy trình chuyển đổi sang BCTC từ VAS sang IFRS bằng số liệu
cụ thể của Tập Đoàn Tân Tạo và đề xuất các kiến nghị điều chỉnh các chuẩn mực kế
5
toán Việt Nam để có thể chuyển đổi một cách dễ dàng hơn các báo cáo được lập theo
VAS sang IFRS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu ở mức độ lý thuyết kế toán, không đề cập đến các lĩnh
vực kế toán cụ thể như kế toán tài chính, kế toán quản trị…cũng không đi sâu vào
khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp cụ thể. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
phương pháp chuyển đổi BCTC sang BCTC quốc tế IFRS, các kinh nghiệm chuyển
đổi BCTC sang IFRS trên thế giới và Việt Nam để minh họa cho Tập đoàn Tân Tạo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính,
tổng hợp, so sánh đối chiếu và phương pháp chuyên gia.
Dữ liệu sử dụng:
Nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tạp chí, báo cáo
khoa học, các văn bản pháp quy có liên quan, các trang web của chính phủ và
các trang web học thuật www.sciencedirect.com, www.oecd-ilibrary.org và
www.emeraldinsight.com.
Các dữ liệu thứ cấp đã được thu thập thông qua tìm hiểu và nghiên cứu kinh
nghiệm chuyển đổi BCTC ở một số quốc gia trên thế giới.
6. Đóng góp của đề tài
Dựa trên tình hình nghiên cứu đã đề cập, luận văn đã có những đóng góp như sau:
- Hệ thống hóa các quy định và nội dung của chuẩn mực Lần đầu áp dụng
chuẩn mực chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế, thông qua những nội dung
của chuẩn mực sẽ giúp cho các doanh nghiệp lần đầu chuyển đổi sang IFRS
có một cơ sở lý thuyết cho việc chuyển đổi và áp dụng đúng theo quy tắc và
nội dung của IFRS1.
6
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho người đọc, các nhà nghiên cứu
cũng như các doanh nghiệp lần đầu chuyển đổi sang IFRS có thể tự chuyển
đổi một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, một số bài học kinh nghiệm được
đưa ra giúp cho các doanh nghiệm có thể chuẩn bị tốt hơn khi chuyển đổi
sang IFRS.
- Đóp góp cuối cùng của luận văn, đó là thông qua việc nghiên cứu sự khác
biệt giữa VAS và IFRS, một số vấn đề trong VAS chưa quy định hoặc quy
định chưa thật sự rõ ràng, đã được phân tích và bình luận trong sự so sánh
với IFRS cho từng khoản mục xuyên suốt luận văn.
7. Kết cấu luận văn
Nội dung luận văn ngoài mở đầu, kết luận và phụ lục, được xây dựng thành 3 chương
bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về chuẩn mực BCTC quốc tế và nội dung cơ bản của IFRS 1
“Lần đầu áp dụng chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế”
Chương 2: Tổ chức lập trình bày BCTC và định hướng chuyển đổi BCTC theo IFRS
của Tập đoàn Tân Tạo
Chương 3: Nội dung chuyển đổi BCTC Tập đoàn Tân Tạo từ VAS sang IFRS
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC BCTC QUỐC TẾ VÀ NỘI DUNG CƠ
BẢN CỦA IFRS 1 “LẦN ĐẦU ÁP DỤNG CHUẨN MỰC TRÌNH BÀY
BCTC QUỐC TẾ”
Trong chương này, tác giả sẽ tập trung hệ thống hóa quá trình hình thành phát triển hệ
thống kế toán quốc tế từ giai đoạn hình thành đến giai đoạn phát triển, các đặc điểm cơ
bản của chuẩn mực BCTC quốc tế. Bên cạnh đó một nội dung quan trọng cũng được
đề cập đến trong chương này đó là các lý thuyết nền tảng liên quan đến chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế số 1 và các lưu ý khi lần đầu chuyển đổi sang BCTC quốc tế
IFRS.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế số 1
“Lần đầu áp dụng chuẩn mực chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế” và từ các nghiên
cứu đã được thực hiện trước đây để định hướng cho việc nghiên cứu tổng quan về
chuyển đổi BCTC theo IFRS.
1.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế
1.1.1 Quá trình hình hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực đề cập đến những vấn đề
mang tính nền tảng, khuôn mẫu, những nguyên tắc, phương pháp có tính chất cơ bản
được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
Theo nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi nhóm tác giả (Vũ Hữu Đức, Trần Thị
Giang Tân & Nguyễn Thế Lộc, 2010), chuẩn mực kế toán quốc tế hình thành và phát
triển qua 3 giai đoạn khác nhau bao gồm:
1.1.1.1 Giai đoạn hình thành
Chuẩn mực kế toán quốc tế của các quốc gia không chỉ đa dạng về hình thức hoặc tổ
chức ban hành mà còn có những khác biệt đáng kể trong các thức xử lý các nghiệp vụ,
giao dịch cũng như trình bày BCTC.
Năm 1972, dự án về việc thành lập một tổ chức soạn thảo và hành các chuẩn mực kế
toán quốc tế đã được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Kế toán Quốc tế tại Sydney. Do đó,
8
đến ngày 29 tháng 6 năm 1973, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International
Accounting Standard Committee – IASC) chính thức được thành lập, bao gồm 9 thành
viên là tổ chức nghề nghiệp của các nước Australia, Canada, Pháp, Đức, Nhật,
Mexico, Hà lan, Anh & Ireland và Hoa Kỳ. Trụ sở chính của IASC đặt tại Anh.
Mục tiêu của IASC được xác định là:
- Xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán phục vụ cho việc trình bày
BCTC và thúc đẩy sự thừa nhận trên thế giới.
- Phấn đấu vì sự cải tiến và hòa hợp các quy định, chuẩn mực và quy trình kế
toán liên quan đến việc trình bày BCTC.
Trong hơn 15 năm sau đó, IASC tập trung xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực
kế toán quốc tế (International Accounting Standard – IAS). Tuy nhiên, do có những
khác biệt lớn giữa các chuẩn mực kế toán quốc gia, trong giai đoạn này, để dung hòa,
các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành đã cho phép nhiều sự lựa chọn khác
nhau đối với cùng một vấn đề kế toán. Điều này giúp dẫn đến sự chấp nhận rộng rãi
của nhiều quốc gia, công ty đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.1.1.2 Giai đoạn điều chỉnh
Vào những năm cuối của thế kỷ 20, sự phát triển của các công ty đa quốc gia, quá trình
toàn cầu hóa hoạt động thương mại và đặc biệt là hoạt động đầu tư vốn xuyên quốc gia
đã làm bộc lộ những khó khăn lớn do giữa các quốc gia còn quá nhiều sự khác biệt về
chuẩn mực kế toán. Bởi lẽ khi mà các BCTC được lập và trình bày theo những phương
pháp kế toán khác nhau sẽ không thể cung cấp thông tin có thể so sánh cho các nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán. Sự khác biệt trên dẫn đến các thị trường chứng
khoán đòi hỏi các công ty nước ngoài muốn được niêm yết phải chuyển đổi BCTC
sang chuẩn mực kế toán của nước mình, gây tốn kém rất nhiều chi phí. Các nhà đầu tư
quốc tế cũng gặp khó khăn khi muốn so sánh về tình hình tài chính và khả năng sinh
lợi của các công ty niêm yết ở các thị trường chứng khoán khác nhau.
Trong khi đó các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành lại chấp nhận nhiều
cách lưa chọn khác nhau nên khó được chấp nhận bởi các thị trường chứng khoán. Để
có thể giải quyết vấn đề này, IASC đã phải có những điều chỉnh trong các chuẩn mực
9
kế toán quốc tế theo hướng thu hẹp các lựa chọn để đi đến một hệ thống chuẩn mực
giúp bảo đảm khả năng so sánh được. Quá trình điều chỉnh được bắt đầu tiến hành từ
năm 1987 với Dự Án cải cách và khả năng so sánh (Comparability and Improvements
Project) với kết quả là đã điều chỉnh được 10 IAS trong tổng số 31 IAS theo hướng
tăng cường khả năng so sánh của BCTC vào năm 1993.
Với tất cả những nỗ lực trên, đến cuối thế kỷ 20, IASC đã ban hành được 40 IAS được
đánh giá cao và chấp nhận bởi nhiều quốc gia và thị trường chứng khoán trên thế giới.
Tuy nhiên, do vẫn còn những khoảng cách nhất định nên các chuẩn mực kế toán quốc
tế vẫn chưa được thừa nhận ở một số thị trường chứng khoán quan trọng tại Hoa Kỳ,
châu Âu, Nhật…
1.1.1.3 Giai đoạn phát triển
Với vị trí và vai trò ngày càng tăng lên, việc tái cấu trúc IASC trở thành một yêu cầu
bức thiết nhằm phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế, Mặt khác, IASC cần phải
tiếp tục nỗ lực của mình để được công nhận ở những thị trường chứng khoán lớn trên
thế giới. Nên vào năm 2001, IASC đã được tái cấu trúc để nâng cao tính độc lập cũng
như hiệu quả hoạt động cho phù hợp với tình hình phát triển của bản than tổ chức và
yêu cầu của nền kinh tế thế giới.
Tổ chức quốc tế được thành lập để thay thế cho IASC (minh họa trong phụ lục 7) là
Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standard Board). Một
trong những vấn đề thách thức lớn nhất của IASB là đưa các báo cáo tài chính lập theo
IFRS vào thị trường tài chính Mỹ. Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Hội đồng chuẩn
mực kế toán Mỹ (FASB) là hai đối tác chủ yếu với IASB trên con đường đi tìm một bộ
chuẩn mực kế toán chất lượng cao toàn cầu. Theo đó vào năm 2002, IASB và FASB
đã cùng ký thỏa thuận Norwalk và kết quả quan trọng là trong khoảng thời gian từ
tháng 12 năm 2003 đến tháng 3 năm 2004 bên cạnh các IAS hiện hữu IASB đã sửa đổi
đa số các chuẩn mực được lập ra bởi IASC trước đây và công bố thêm một số chuẩn
mực mới. Tính đến ngày 25 tháng 6 năm 2012 đã có 41 IAS (trong đó có 12 IAS đã bị
thay thế) và 12 IFRS được ban hành theo phụ lục 6.
10
1.1.2 Thực trạng áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế
Chuẩn mực BCTC quốc tế đang dần được áp dụng chung trên hơn 173 quốc gia
trên thế giới và tại các quốc gia chưa áp dụng chuẩn mực kế toán cũng đang trong quá
trình hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán của quốc gia đó với chuẩn mực kế toán
quốc tế.
Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã khẳng định rằng chuẩn mực kế toán quốc tế là
một chuẩn mực chuẩn của các quốc gia cần sử dụng để tham chiếu và thực hiện.
Nghiên cứu của Mary E.Barth của Stanford Graduate School of Business, Wayne
R.Landsman của University of North Carolina at Chapel Hill (2009), đã tiến hành
nghiên cứu trên 21 quốc gia trên thế giới và nhận thấy khi sử dụng chuẩn mực BCTC
quốc tế, chất lượng kế toán đã cải thiện đáng kể và đưa ra khẳng định chuẩn mực
BCTC quốc tế là một chuẩn mực kế toán gắn liền với chất lượng kế toán cao. Chính vì
vậy IFRS đã ngày càng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới (Vũ Hữu Đức, 2010) bao
gồm:
- Sự thừa nhận và ủng hộ của các tổ chức quốc tế như Tổ chức quốc tế các Ủy
ban Chứng khoán (IOSCO), Ủy ban các ngân hàng trung ương Basel, Ngân hàng thế
giới (World Bank).
- Một số quốc gia sử dụng gần như toàn văn chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS để
làm chuẩn mực kế toán quốc gia, như Austrailia, New Zealand, Nam Phi, Singapore,
HongKong, Philippines… Nhiều quốc gia nhỏ ngưng việc phát triển chuẩn mực riêng
của mình và soạn thảo căn cứ vào các IAS như Bahrain, Croatia, Cộng hòa Síp… Một
số quốc gia khác, như Trung Quốc, Nga… tuy phát triển chuẩn mực quốc gia độc lập
nhưng có tham khảo IFRS có liên quan.
- Đối với các công ty niêm yết, rất nhiều quốc gia đã bắt buộc sử dụng chuẩn
mực kế toán quốc tế để lập và công bố BCTC. Theo điều tra được thực hiện bởi công
ty kiểm toán Deloitte (2010) với 173 quốc gia, kết quả cho thấy 123 quốc gia bắt buộc
và yêu cầu áp dụng IFRS. Trong đó, tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đều
đã bắt đầu áp dụng quy định này từ năm 2006.
11
- Gần đây, vào tháng 7/2007 Ủy ban Chứng Khoán Hoa Kỳ (SEC) đã cho phép
BCTC của các công ty nước ngoài niêm yết tại thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ
lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ được chấp nhận mà không cần điều chỉnh hay
thuyết minh bổ sung.
1.1.3 Đặc điểm cơ bản của Chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS
Chuẩn mực lập BCTC quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ
chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công
tác lập BCTC. Việc áp dụng IFRS nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán và do
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính trên thế
giới.
Hầu hết các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến (GAAP) của các quốc
gia đã bị giảm tầm quan trọng hoặc đang dần dần được thay thế bởi IFRS. Cụ thể,
Canada thông báo GAAP (mà tương tự như GAAP của Mỹ) sẽ thay thế bằng IFRS vào
năm 2011. Ngoại trừ GAAP của Mỹ được coi như là sức ép cạnh tranh trong chuẩn
mực kế toán và trong tương lai cần thiết có sự hợp nhất giữa GAAP của Mỹ và IFRS.
IFRS do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích
lập BCTC quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập
BCTC. Phương thức lập BCTC được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Cơ quan
nhà nước vẫn sử dụng BCTC như là hoạt động kinh tế, tuy nhiên BCTC này được lập
cho mục đích của nhà đầu tư.
IFRS được áp dụng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể,
BCTC cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư có nhiều
thông tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế.
BCTC được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong chuẩn
mực kế toán, các thông tin trên BCTC có tính so sánh qua đó sẽ giúp cho các nhà đầu
tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin kế toán, giảm sự khác biệt khác biệt quốc tế
trong chuẩn mực kế toán. Ngoài ra, chất lượng thông tin cao hơn, tính minh bạch rõ
ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.
12
Đặc điểm cơ bản của IFRS là các chuẩn mực được xây dựng dựa theo phương
hướng là chỉ ra các nguyên tắc (principles based approach) hơn là đi sâu vào các quy
định cụ thể. Với phương hướng này, các chuẩn mực tập trung vào việc hình thành các
nguyên tắc chung dựa trên khuôn mẫu lý thuyết nhằm xử lý việc ghi nhận, đánh giá và
trình bày các vấn đề trên BCTC. Ngoài ra, các chuẩn mực quốc tế đòi hỏi các xét đoán
về mặt bản chất hơn là dựa vào các quy định mang tính định lượng cụ thể. Thông qua
các chuẩn mực đó là nguyên tắc giá trị hợp lý được đề cập nhiều hơn. Đáng chú ý đó
là việc áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực IAS 16, 36, 38, 39, 40, IFRS 2,
IFRS 3. Danh sách các chuẩn mực sử dụng giá trị hợp lý sẽ nhiều thêm qua thời gian.
Có thể nói rằng việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách
thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. IFRS được
chấp nhận như chuẩn mực lập BCTC cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị
trường chứng khoán thế giới. Việc áp dụng IFRS sẽ tăng khả năng so sánh của các
thông tin tài chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự
bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu
chi phí vốn. BCTC được lập theo IFRS dễ hiểu và có thể so sánh sẽ cải thiện và tạo lập
mối quan hệ với người sử dụng BCTC.
1.2 Nội dung cơ bản của IFRS 1
1.2.1 Mục đích, phạm vi và nguyên tắc chung
Chuẩn mực lập BCTC quốc tế là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ
chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công
tác lập BCTC. Việc áp dụng IFRS nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán cũng
như những thông tin hữu ích về các doanh nghiệp khác trong cùng nghành.
Giữa những năm 1973 và năm 2000, chuẩn mực quốc tế phát hành. Trong thời
kỳ này các nguyên tắc kế toán được biểu hiện là chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ năm
2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế mô tả các nguyên tắc kế toán với tên gọi
mới là Chuẩn mực lập BCTC quốc tế, mặc dù các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn tiếp
tục được thừa nhận.
13
Năm 2003, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã ban hành IFRS1 “Lần đầu
áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế”. Mục đích của IFRS 1 là thiết lập các quy tắc
để áp dụng cho việc lập BCTC lần đầu ở một công ty sao cho phù hợp với các chuẩn
mực kế toán quốc tế, đặc biệt liên quan đến việc chuyển đổi từ các nguyên tắc kế toán
trước đây được áp dụng bởi các công ty (ví dụ trước đây công ty áp dụng US GAAP).
Trước khi IFRS 1 được ban hành, các công ty áp dụng lần đầu trong hầu hết các
trường hợp đều áp dụng điều chỉnh hồi tố tất cả các yêu cầu của IFRS liên quan đến
việc trình bày BCTC. Nhận thức được rằng điều này thường dẫn đến chi phí vượt quá
những lợi ích của thông tin tài chính được tạo ra, IASB đã sửa đổi phương pháp tiếp
cận bao gồm hạn chế miễn trừ từ nguyên tắc áp dụng hồi tố. Kết quả là, IFRS 1 giúp
giảm bớt gánh nặng cho các công ty chuyển đổi từ GAAP sang IFRS.
Nguyên tắc chung cơ bản theo IFRS 1 là các Công ty lần đầu tiên áp dụng
chuẩn mực lập BCTC quốc tế nên áp dụng các tiêu chuẩn có hiệu lực của IFRS vào
ngày lập báo cáo đầu tiên theo IFRS cho số dư đầu kỳ của bảng cân đối kế toán, số
liệu so sánh và kỳ báo cáo đầu tiên.
Ngày chuyển đổi sang IFRS được định nghĩa là "thời điểm bắt đầu của giai
đoạn tài chính mà một công ty trình bày đầy đủ các thông tin so sánh theo IFRS". Các
công ty được yêu cầu áp dụng các chính sách kế toán nhất quán từ khi bắt đầu áp dụng
IFRS cho việc lập BCTC và trong các kỳ tiếp theo.
Trên thực tế, điều này có nghĩa rằng nếu một công ty áp dụng IFRS cho năm tài
chính kết thúc 31 tháng 12 năm 2009, nó phải áp dụng tất cả các IFRS có hiệu lực cho
năm 2009 và 2008, và bắt đầu trình bày BCTC vào ngày 1 tháng 1 năm 2008 theo
IFRS (giả sử chỉ thông tin của một năm được cung cấp).
14
Ví dụ minh họa:
Hình 1.1: Minh họa thời điểm chuyển đổi sang IFRS
Nguồn: Deloitte, First-time adoption of IFRS 2009 [13]
Như minh họa trên, một công ty có báo cáo tài chính lần đầu tiên được lập theo
IFRS tại ngày 31 tháng 12 năm 2009 được chuẩn bị ít nhất hai năm sau khi ngày
chuyển đổi sang IFRS ngày 1 tháng 1 năm 2008. Các BCTC được lập tại ngày chuyển
đổi sang IFRS, nhưng bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn có hiệu lực vào ngày lập báo
cáo đầu tiên theo IFRS.
Do đó, nguyên tắc chung này sẽ được áp dụng hồi tố đầy đủ theo IFRS, nếu như
đã được áp dụng kể từ khi thành lập. Tuy nhiên, IFRS 1 điều chỉnh lại nguyên tắc
chung này khi áp dụng hồi tố bằng cách thêm một số trường hợp 'ngoại lệ' quan trọng.
Có bốn trường hợp ngoại lệ bắt buộc áp dụng IFRS tại thời điểm chuyển đổi, và 16
miễn trừ tùy chọn. Những trường hợp ngoại lệ và miễn trừ là rất cụ thể, và có thể
không được áp dụng tương tự với các chỉ tiêu khác.
Trường hợp ngoại lệ áp dụng hồi tố đầy đủ (bắt buộc) bao gồm ước tính kế
toán, giảm trừ tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính, kế toán phòng ngừa rủi ro
(hedge accounting) và lợi ích cổ đông thiểu số.
Trường hợp ngoại lệ áp dụng hồi tố đầy đủ (tùy chọn) bao gồm: hợp nhất kinh
doanh, thanh toán bằng cổ phiếu, hợp đồng bảo hiểm, lợi ích nhân viên, thuê tài sản,
chênh lệch tỷ giá chuyển đổi, chi phí ấn định (deem cost), đầu tư vào công ty con, các
công ty đồng kiểm soát và liên kết, tài sản và nợ của các công ty con, liên kết và liên
Ngày chuyển
đổi sang IFRS
Báo cáo lập
theo USGAAP
Ngày lập báo
cáo theo IFRS
Áp dụng hồi tố
tại ngày lập báo
cáo đầu tiên
01.01.2008
31.12.2008
31.12.2009
15
doanh, công cụ tài chính, chỉ định các công cụ tài chính được ghi nhận trước đây, ghi
nhận ban đầu của các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính, trách nhiệm khôi
phục bao gồm trong chi phí, tài sản của nhà máy và thiết bị, các tài sản tài chính hoặc
tài sản vô hình được hạch toán theo đúng IFRIC 12, chi phí đi vay và chuyển giao tài
sản từ khách hàng.
1.2.2 Trường hợp ngoại lệ và miễn trừ từ nguyên tắc chung
1.2.2.1 Trường hợp ngoại lệ bắt buộc áp dụng hồi tố
Trong quá trình phát triển IFRS 1, IASB xác định bốn tình huống mà họ tin
rằng không thể được thực hiện hồi tố theo hướng dẫn của IFRS với đủ độ tin cậy. Hội
đồng quản trị chủ yếu lo ngại về khả năng lạm dụng nếu ứng dụng sẽ phải yêu cầu
đánh giá bởi ban quản lý về các điều kiện trong quá khứ khi mà kết quả của một giao
dịch cụ thể đã được biết. Kết quả là, trong bốn tình huống (được liệt kê dưới đây),
IFRS 1 cấm áp dụng hồi tố đầy đủ theo IFRS.
ước tính kế toán
Chấm dứt ghi nhận tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính
kế toán ngăn ngừa rủi ro và lãi suất (hedge)
lợi ích cổ đông thiểu số
1.2.2.2 Trường hợp miễn trừ (tùy chọn)
Ứng dụng trước của IFRS có thể đòi hỏi nguồn lực đáng kể và có thể, trong một
số trường hợp không thể thực hiện được. IASB cho rằng chi phí của việc bỏ ra để thu
nhập dữ liệu áp dụng hồi tố theo IFRS có thể vượt quá những lợi ích trong một số
trường hợp nào đó. Do đó IFRS 1 cung cấp 16 miễn trừ tùy chọn từ nguyên tắc chung
áp dụng hồi tố đầy đủ, như được liệt kê dưới đây.
Hợp nhất Kinh doanh
Thanh toán bằng cổ phiếu
Hợp đồng bảo hiểm
Chi phí ấn định (deem cost)
Thuê tài sản
Lợi ích của nhân viên
16
Chênh lệch đánh giá lại
Đầu tư vào công ty con, các công ty đồng kiểm soát và liên kết
Tài sản và nợ phải trả của công ty con, liên kết và liên doanh
Công cụ tài chính lưỡng tính
Chỉ định các công cụ tài chính được ghi nhận trước đây
Giá trị hợp lý của các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính tại thời
điểm ghi nhận ban đầu
Chi phí nợ bù đắp bao gồm trong chi phí tài sản của nhà cửa, máy móc và
thiết bị
Các tài sản tài chính hoặc tài sản vô hình theo IFRIC 12
Chi phí đi vay
Chuyển tài sản của khách hàng
Bởi vì những miễn trừ này là tùy chọn, cho nên các công ty có thể chọn không
tận dụng lợi thế của họ và thay vào đó là áp dụng các chính sách kế toán theo IFRS
trong các khoản mục được hồi tố, với điều kiện là những ảnh hưởng của áp dụng hồi tố
có thể xác định được một cách chắc chắn. Khi nhiều hơn một miễn trừ tùy chọn ảnh
hưởng đến một số dư tài khoản, thì các miễn trừ nhiều hơn một có thể được áp dụng.
Miễn là mỗi tùy chọn là áp dụng độc lập. Trong việc xác định miễn trừ tùy chọn để áp
dụng, ta cần phải xem xét những lợi thế và nhược điểm của mỗi điều khoản. Không có
yêu cầu sử dụng miễn trừ cụ thể tùy chọn như là một kết quả của việc lựa chọn.Ví dụ,
một công ty có thể không xác định lại hợp nhất kinh doanh trước ngày chuyển đổi, để
các chi phí được coi là tài sản của nhà máy, và thiết bị là số tiền ghi nhận theo GAAP
sau khi hợp nhất kinh doanh.
1.2.3 Trình bày và yêu cầu công bố thông tin
1.2.3.1 Tuân thủ các yêu cầu trình bày và công bố khác
Đầu tiên khi một công ty lập BCTC theo IFRS điều đầu tiên là phải thực hiện
theo các yêu cầu của IAS 1 trình bày và công bố thông tin, và các tiêu chuẩn khác theo
IFRS. IFRS 1 không cung cấp bất kỳ sự trợ giúp từ các phần trình bày và yêu cầu công
bố thông tin của các tiêu chuẩn. BCTC năm đầu tiên theo IFRS của một công ty được
yêu cầu phải bao gồm ba báo cáo tình hình tài chính, hai báo cáo kết quả lãi lỗ, hai báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, hai báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, và các thuyết minh liên
17
quan, bao gồm thông tin so sánh. Công ty được yêu cầu phải ghi rõ giá trị các khoản
tính toán không được phù hợp với IFRS, và trình bày bản chất của những điều chỉnh
để đưa chúng vào thuyết minh BCTC.
Một số tiêu chuẩn có thể có một tác động đáng kể về trình bày của một công ty
và các yêu cầu công bố thông tin bao gồm IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu,
IFRS 3 Hợp nhất Kinh doanh, IFRS 5 Tài sản dài hạn giữ để bán và ngừng hoạt động,
IFRS 7: Trình bày công cụ tài chính, IFRS 8 Các bộ phận hoạt động, IAS 19 Phúc lợi
cho nhân viên, IAS 33 Lãi trên cổ phiếu, IAS36 Giảm giá trị tài sản và IAS 38 Tài sản
vô hình. Trong thực tế, đáp ứng các yêu cầu công bố thông tin này rất phiền toái, mất
rất nhiều thời gian để thu thập thông tin.
1.2.3.2 Giải thích việc chuyển đổi sang IFRS
Công ty lần đầu áp dụng IFRS được yêu cầu phải giải thích rõ ràng như thế nào
quá trình chuyển đổi từ nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung trước đây
(“GAAP”) thành IFRS và ảnh hưởng đến báo cáo trước đây về tình hình tài
chính, hiệu quả tài chính và dòng tiền. Để thực hiện theo yêu cầu này IFRS 1
đòi hỏi sự trình bày của các yêu cầu được liệt kê dưới đây:
Đối chiếu vốn chủ sở hữu báo cáo theo GAAP và vốn chủ sở hữu theo IFRS
tại ngày chuyển đổi sang IFRS và kỳ mới nhất mà các báo cáo được trình
bày theo GAAP
Đối chiếu tổng thu nhập toàn diện theo IFRS cho giai đoạn mới nhất của
BCTC hàng năm.
Giải trình bổ sung cần thiết cho sự việc chuyển đổi sang IFRS trong BCTC đầu
tiên áp dụng IFRS cũng được yêu cầu. Giải trình chênh lệch giữa việc lập báo cáo theo
IFRS và báo cáo trước đây đươc lập theo GAAP, phải đảm bảo đủ để cho phép người
sử dụng hiểu đúng những điều chỉnh trọng lên báo cáo kết quả tình hình tài chính, báo
cáo lãi lỗ và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ngoài ra, đối chiếu cần phải phân biệt rõ ràng
giữa các lỗi được thực hiện theo GAAP (nếu có) và điều chỉnh phát sinh do sự thay đổi
trong chính sách kế toán.