Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán phòng ngừa vào điều kiện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐỨC BẢO


VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỀ KẾ
TOÁN PHÒNG NGỪA VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Văn Dương


TP. Hồ Chí Minh, năm 2013
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục bảng biểu và sơ đồ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA THEO
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ. 9

1.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH BAN HÀNH CMKT QUỐC TẾ VỀ KẾ


TOÁN PHÒNG NGỪA 9

1.2 CÁC THÁCH THỨC LIÊN QUAN ÁP DỤNG KẾ TOÁN PHÒNG
NGỪA 12

1.3 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA THEO CHUẨN
MỰC QUỐC TẾ. 12

1.3.1 Mục tiêu kế toán phòng ngừa 13
1.3.2 Phạm vi kế toán phòng ngừa 14
1.3.3 Một số khái niệm cần làm rõ 14
1.3.4 Điều kiện áp dụng kế toán phòng ngừa 16
1.3.5 Các loại kế toán phòng ngừa 17
1.3.6 Nội dung tài liệu phòng ngừa 24
1.3.7 Dừng áp dụng kế toán phòng ngừa 33
1.3.8 Thuyết minh 33
Kết luận chương 1 ……………………………………………………………….34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA TẠI VIỆT
NAM………………. 36

2.1 QUÁ TRÌNH BAN HÀNH QUI ĐỊNH QUẢN LÝ RỦI RO VÀ KẾ
TOÁN PHÒNG NGỪA 36

2.2 CƠ SỞ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 37
2.2.1 Cơ sở pháp lý 37
2.2.2 Cơ sở dữ liệu thực tế 38
2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA TẠI VIỆT NAM 39
2.3.1 Tài liệu phòng ngừa 39
2.3.2 Điều kiện áp dụng kế toán phòng ngừa và phạm vi 41
2.3.3 Công cụ phòng ngừa 43

2.3.4 Khoản mục được phòng ngừa 45
2.3.5 Đánh giá tính hiệu quả phòng ngừa 46
2.3.6 Kế toán phòng ngừa 46
2.3.7 Dừng kế toán phòng ngừa 49
2.3.8 Thuyết minh 50
2.4 ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA TẠI VIỆT NAM 52
2.4.1 Sư hài hòa giữa qui định kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc
tế…… 52

2.4.2 Sự hài hòa thực tiễn áp dụng 56
2.4.3 Những điểm chưa đạt trong qui định kế toán phòng ngừa 56
2.4.4 Nguyên nhân của sự khác biệt 57
Kết luận chương 2……………………………………………………………….59
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA
TẠI VIỆT NAM 61

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN
PHÒNG NGỪA TẠI VIỆT NAM 61

3.1.1 Quan điểm hoàn thiện 61
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện. 64
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN PHÒNG
NGỪA 64

3.2.1 Mục tiêu kế toán phòng ngừa 64
3.2.2 Phạm vi kế toán phòng ngừa 65
3.2.3 Hoàn thiện qui định về chỉ định công cụ phòng ngừa 65
3.2.4 Hoàn thiện qui định về chỉ định khoản mục được phòng ngừa 66
3.2.5 Hoàn thiện qui định về đánh giá tính hiệu quả phòng ngừa 67
3.2.6 Hoàn thiện qui định kế toán phòng ngừa 68

3.2.7 Thuyết minh 70
3.2.8 Dừng kế toán phòng ngừa 74
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 75
3.3.1 Đối với cơ quan nhà nước 75
3.3.2 Đối với tổ chức nghề nghiệp và đội ngũ kế toán 76
Kết luận chương 3……………………………………………………………….76
KẾT LUẬN………………………………………………………………………78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo tài chính
CMKT Chuẩn mực kế toán
CCTCPS Công cụ tài chính phái sinh
ED (Exposure Draft) Chuẩn mực dự thảo
IAS (International Accounting Standard) Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB (International Accounting Standard
Board)
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS (International Financial Reporting
Standard
)

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IFRIC (International Financial Reporting
Iter
p
retations Committee
)


Ủy ban giải thích báo cáo tài chính
q
uốc
t
ế.
FASB (Financial Accounting standards
Board)
Ủy ban chuẩn mực kế toán Mỹ
GAAP (Generally Accepted Accoungting
Principles)
Nguyên tắc kế toán được chấp nhận
chung
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
OCI (Other comprehensinve Income) Thu nhập tổng hơp khác
VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1 – Minh họa phương pháp bù đắp Đô la…………………………… 32
Bảng 2 – Tổng hợp văn bản hiện hành qui định kế toán phòng ngừa………38
Bảng 3 – Thuyết minh dạng bảng biểu theo từng loại phòng ngừa………….73
Bảng 4 – Thuyết minh ảnh hưởng đến báo cáo lãi lỗ theo từng loại phòng
ngừa………………………………………………………………………… 73
Sơ đồ 1: Hạch toán kế toán phòng ngừa giá trị hợp lý………………………17
Sơ đồ 2: Hạch toán kế toán phòng ngừa dòng tiền………………………….19
Sơ đồ 3: Hạch toán kế toán phòng ngừa khoản đầu tư thuần hoạt động nước
ngoài……………………………………………………………………… 21

Sơ đồ 4: Hoàn thiện kế toán phòng ngừa dòng tiền……………………… 69
Sơ đồ 5: Hoàn thiện hạch toán kế toán phòng ngừa khoản đầu tư hoạt động
nước ngoài………………………………………………………………….69

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế toàn cầu đang phát triển một cách nhanh chóng dẫn đến sự ảnh hường lớn
đến môi trường kế toán.Một trong số những ảnh hưởng là các rào cản về nguyên tắc
kế toán trong mỗi quốc gia khi có sự hội nhập các hoạt động toàn cầu.Điều này là
bởi vì kế toán được xem là một ngôn ngữ kinh doanh (Ph. Diaconu PAUL, 2007).
Rõ ràng nếu các quốc gia khác nhau theo cùng những qui tắc kế toán thì khoảng
cách giữa các hệ thống kế toán của mỗi quốc gia sẽ không xảy ra (Craig Deegan,
2009). Vấn đề này dẫn đến sự nổ lực toàn cầu đối với việc thiết lập một bộ các
chuẩn mực áp dụng cho các nước khác nhau.Những chuẩn mực này sẽ giúp cho các
thông tin khác nhau giữa các công ty khác nhau trở nên liên quan nhiều hơn với
mục đích phân tích so sánh.
Trãi qua nhiều thập kỷ môi trường kinh doanh ngày càng mang tính quốc tế
cao.Điều này tạo ra mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Trong hoạt động kinh doanh
các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro như sự biến động của giá cả sản phẩm, sự
thay đổi lãi suất, tỷ giá… Một trong các phương pháp phòng ngừa rủi ro là sử dụng
các công cụ tài chính phái sinh (các hợp đồng quyền chọn, tương lai, hoán đổi…).
Vì điều này các thông tin quản trị rủi ro của doanh nghiệp nhất thiết phải được phản
ánh trên báo cáo tài chính của họ.Tuy nhiên, Kế toán các công cụ tài chính phái sinh
là vấn đề phức tạp trong nhận thức và thực tiễn áp dụng không chỉ ở Việt Nam mà
còn trên thế giới. Quá trình ban hành các chuẩn mực kế toán công cụ tài chính nói
chung và kế toán phái sinh và hoạt động phòng ngừa nói riêng phải luôn thay đổi
cho phù hợp với thực tiễn. Chẳng hạn, Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển
với nhiều thị trường vận hành theo cơ chế thị trường, là một đất nước tập trung

nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng có nền lập pháp lâu đời tiên tiến, nhưng việc ban
hành chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh và hoạt động phòng ngừa cũng
phải thay đổi liên tục trong một khoảng thời gian dài bằng chứng là từ 1992 FASB
2

Nhìn lại Việt Nam, công cụ tài chính phái sinh thực tiễn đã phát sinh từ nhiều năm
trước. Nhưng mãi đến năm 2006 Ngân hàng nhà nước mới ban hành quyết định
29/2006/QĐ-NHNN qui định hạch toán kế toán cho các công cụ tài chính phái sinh
tiền tệ đối với các tổ chức tín dụng. Tiếp theo đó Quyết định số 16/2007/QĐ-
NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Chế độ báo cáo tài chính đối với
các TCTD. Năm 2009, đứng trước sự cam kết với ngân hàng châu Á (ADB) Bộ tài
chính ban hành thông tư 210/2009/TT-BTC Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán
quốc tế về trình bày báo cáo tài chính (IAS 32) và thuyết minh thông tin (IFRS7)
đối với công cụ tài chính. Tuy nhiên thông tư này vẫn chưa hướng dẫn về đo lường
và ghi nhận công cụ tài chính phái sinh gây lúng túng trong việc áp dụng cho các
3

doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Việt nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế thới (WTO).Việc trở thành thành viên chính thức của WTO
mang lại cho Việt Nam những cơ hội và những thách thức trong quá trình phát triển
kinh tế. Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cần rà soát hệ thống pháp luật và
các chính sách ban hành mới bổ sung cho phù hợp với hệ thống pháp lý của WTO
và thông lệ quốc tế, trong đó chính sách kế toán là mảng quan trọng.
Chính những thực tiễn nêu trên, tác giả tiến hành nghiền cứu với đề tài: “Vận dụng
chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán phòng ngừa vào điều kiện Việt Nam”
mong muốn làm rõ hệ thống lý luận, cũng như thực tiễn kế toán phòng ngừa về
quan điểm, nhận thức trong môi trường của Việt Nam nhằm đề xuất những giải
pháp vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế kế toán phòng ngừa vào Việt Nam.
2. Tổng quan về nghiên cứu trước đây
Từ thời điểm khởi đầu vào năm 1998, IAS 39, “Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo

lường", đã bị chỉ trích gay gắt. Điều này cũng tương tư như đối với GAAP của Mỹ,
SFAS 133”Kế toán cụ phái sinh và các hoạt động phòng ngừa”. Một trong những
điểm trọng tâm của cuộc tranh luận là tập hợp các quy tắc kế toán phòng ngừa được
ban hành bằng chuẩn mực
1
Kế toán, kiểm toán viên và các học giả đã lên án ban
hành các quy tắc quá phức tạp, hạn chế và quá nặng nề (Osterland, 2000; AFP,
2002; Pollock, 2005).
Theo nhận định của tập đoàn BASF: “Công cụ tài chính phái sinh trong tập đoàn
BASF nhìn chung được sử dụng cho mục đích phòng ngừa. Phần lớn các hợp đồng
này không được hạch toán cho việc sử dụng kế toán phòng ngừa theo IFRS. Tuy
nhiên các công cụ tài chính phái sinh này hiệu quả phòng ngừa trong bối cảnh chiến
lược tập đoàn.”(BASF AG, Financial Report 2005, p. 101).


1
kế toán phòng ngừa và đo lường giá trị hợp lý, không phải là độc lập với nhau. Nhu cầu về kế toán phòng
ngừa phát sinh một phần là do các mô hình đo lường hỗn hợp làm nền tảng chuẩn mực báo cáo tài chính của
IAS 39 và GAAP của Mỹ.
4

Theo nhận định của (Jon Symonds,2006, p.9) “Chúng tôi quyết định phòng ngừa rủi
ro của chúng tôi là không cần thiết về kinh tế và chúng tôi dừng lại không thực hiện.
Chúng tôi không muốn thực hiện theo IAS39”.
Nghiên cứu trước đó về kế toán phòng ngừa được xem xét như: “Nguyên tắc cơ bản
của kế toán phòng ngừa” của (Cristina Aurora BuneaBontas, 2009). Tác giả viết về
sự phát triển của thị trường vốn và sử dụng kỷ thuật mới để quản trị rủi ro, đánh giá
tính hiệu quả của sự ngăn ngừa. Tác giả cũng xác định rủi ro liên quan đến dòng
tiền và ảnh hưởng giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả hoặc giá trị dòng tiền liên
quan đến các giao dịch trong tương lai của đơn vị. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh

rủi ro tài chính trong kinh doanh quốc tế như rủi ro giá cả, rủi ro tín dụng, rủi ro
thanh khoản có thể được phòng ngừa bằng cách sử dụng công cụ tài chính đặc biệt
là công cụ tài chính phái sinh.
Cũng có ý kiến tương tự như tác giả này, nhóm tác giả bao gồm (Denis và william
mann, Bridget Gandy, Roger Merritt, Mark Oline, Joseph St. Denis và William
Mann, 2005) viết “Kế toán phòng ngừa và công cụ tài chính phái sinh đối với việc
công bố” (tạp chí kế toán công cụ tài chính phái sinh Vol. 2, No. 2 (2005). Trong
bài báo này họ đã nghiên cứu kế toán công cụ tài chính phái sinh và công bố, họ
cũng phát hiện ra rằng công cụ tài chính phái sinh là một phần của quản trị rủi ro
đối với các đơn vị lớn.Ngoài ra, (James. Bodurtha, JR, 2005) viết về “Sự khác nhau
giữa FAS 133 và IAS39 tính hiệu quả phòng ngừa rui ro lãi suất: Vấn đề và biện
pháp khắc phục” đề cập đến ảnh hưởng của lãi suất hoán đổi đối với tài sản và nợ
phải trả. Nó dựa vào nguyên tắc kế toán của SFAS133 và IAS39 và phương pháp
đánh giá tính hiệu quả của phòng ngừa rủi ro lãi suất.(Haiwen Zhang, 2009) viết về
“Ảnh hưởng nguyên tắc kế toán công cụ tài chính phái sinh dựa trên hành vi quản
trị rủi ro của đơn vị ” chỉ ra ảnh hưởng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái
sinh (SFAS133) được áp dụng đối với quản trị rủi ro của đơn vị. Tác giả phân tích
hành vi của nhà quản trị khi áp dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm ngăn chặng
rủi ro tài chính và phát hiện ra biến động dòng tiền và tổn thất rủi ro liên quan đến
lãi suất, tỷ giá, và giảm giá cả hàng hóa.
5

Đề tài “Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán công cụ tài chính phái
sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của (Vũ Thị Khánh Minh, 2012). Tác
giả đề cập về kế toán công cụ tài chính phái sinh, nhưng chỉ dừng lại ở góc độ ghi
nhận, đo lường, trình bày và thuyết minh. Tác giả có đề câp đến vấn đề kế toán
phòng ngừa nhưng chỉ dừng lại ở một số định nghĩa nhất định chưa đi sâu vào vấn
đề công cụ tài chính phái sinh cho hoạt động phòng ngừa
.
Ngoài ra, một số nghiên cứu về sự vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt

Nam như nghiên cứu của Duc Phan, Bruno Mascitelli and Meropy Barut viết về
“Nhận thức của cácchuyên gia kế toánđối vớiChuẩn mực Báo cáotài chính quốc
tế(IFRS)cácnước đang phát triển: Bằng chứng từ Việt Nam”. Nghiên cứu vềnhận
thứccủa các nhómkhác nhaucác chuyên giakế toánđối vớiIFRSlàkịp thờivàquan
trọng đối vớingành công nghiệp, chính phủ và ngành nghềkế toánViệt Nam cũng
nhưcộng đồng khoa họckế toántại Việt Nam.Bằng cách thu hẹpsự khác biệt
giữachuẩn mực kế toánViệt Nam (VAS) và IFRS, các doanh nghiệp Việt Nam có
thểtrình bàyVASbắt buộc tuân thủ báo cáo tài chínhvớicác nhà đầu tưtiềm
năngđược áp dụng giốngnhưđối thủ cạnh tranhnước ngoài.Nghiên cứu này cũngsẽ
đánh giácáclý do đưa rađể hỗ trợvàphản đốiviệc chuyển đổi từVAS sangIFRSbằng
cách xem xétquan điểm củabanhómkế toánkhác nhau tại Việt Nam.Các kết quảcủa
dự án đượcdự kiến sẽcung cấp thông tinhữu ích vàkịp thờicho Ban chuẩn mực kế
toán Việt Nammới được thành lậpvàtrong việc hỗ trợhọ trong việc đưa ra các quyết
định ảnh hưởng đến thực hành kế toán.
Theo (Phạm, Tower&Scully, 2011) mức độ tổng thểhội tụcủachế độ kế toán(de-
jure) giữa VASvà các tiêu chuẩnIASBlàkhoảng 66% trong đóhội tụvề đo lường ở
mứccao hơn(75,8%)vàhội tụcông bố thông tinvới tốc độthấp hơn (61,9%). Những
phát hiện nàyphù hợp vớibáo cáo củaTổng cục ThuếcủaViệt Namtại Hội nghịlần
thứ 41SGATAR(Malaysia, tháng 11/ 2011) làVAScó 70% dựatrênIFRS. Hơn
nữa,(Phạm& et al.,2011) đã giải thích lý do của việchội tụthấpgiữa VASvà các
chuẩnmực IASBlàkhoảng thời gian. Tất cả26 VASban hànhtronggiai đoạn 2001đến
năm 2005 vànói chung dựa trênIAStương đươngban hành trướcnăm 2003.Vì vậy,
6

Có sự khác biệtđáng kể giữa cácchuẩn mực kế toánViệt Nam hiện hành(VAS)và
các tiêu chuẩnquốc tế doIASB(PWC,2008).Các tiêu chuẩnquốc tếbao gồm
cácchuẩn mực kế toánquốc tế (IAS) và chuẩn mực báo cáotài chính quốc tế(IFRS).
Nói chung,Chuẩn mực kế toánhiện tại đã đượcdựa trênIASđã được ban hànhtrước
năm 2003(Phan,2010) và các năm sau đó khi mà chuẩn mực kế toán quốc tế thay
đổi khá nhiều nhưng chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có sự điều chỉnh.

3. Mục tiêu nghiên cứu
 Làm rõ lý luận kế toán hoạt động phòng ngừa.
 Phân tích thực trạng qui đinh kế toán phòng ngừa tại Việt Nam.
 Nêu một số sự khác biệt kế toán phòng ngừa giữa IAS và VAS.
 Chỉ ra một số nguyên nhân của sự khác biệt.
 Đề xuất kế toán đối với kế toán Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
 Chuẩn mực kế toán quốc tế qui định về kế toán phòng ngừa như thế nào?
 Qui định tại Việt Nam qui định về kế toán phòng ngừa như thế nào?
 Đâu là sự khác biệt giữa IAS và VAS?
 Những vấn đề cần đề suất cho kế toán Việt Nam về kế toán phòng ngừa?
7

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh và
hoạt động phòng ngừa.
 Phạm vi nghiên cứu: Tác giả chỉ tập trung qui định kế toán về hoạt động
phòng ngừa, trong phạm vi đề tài tác giả không trình bày các qui định về đo
lường ghi nhận trình bày công cụ tài chính phái sinh, mà tác giả chỉ tập trung
trình bày các qui đinh về kế toán phòng ngừa.
6. Phương pháp nghiên cứu
 Cách tiếp cận của đề tài: Đề tài này chọn cách tiếp cận thiên về lý thuyết
trong đó nhấn mạnh đến việc hoàn thiện các qui định kế toán. Do vậy, việc
xem xét các qui định về kế toán phòng ngừa của chuẩn mực quốc tế và chuẩn
mực và các qui định liên quan của Việt Nam là rất quan trọng.
 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm hiểu và hệ thống
hóa những nghiên cứu trên thế giới về vấn đề hội tụ trong kế toán, cũng như
quá trình thay đổi trong kế toán của Việt Nam về kế toán phòng ngừa.
- Phương pháp thống kê mô tả để phân tích tổng quát về kế toán phòng ngừa.

- Tài liệu nghiên cứu chính: Sách, chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực và
qui định của Việt Nam, bài báo, bài nghiên cứu, các báo cáo tài chính của
một số ngân hàng và các doanh nghiệp thuộc VN30
2
.
7. Ý nghĩa của đề tài
 Về lý luận: Đề tài này giúp hệ thống hóa lý luận liên quan đến việc vận dụng
kế toán phòng ngừa rủi ro.


2
30 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoản Việt Nam có vốn hóa thị trường lớn.
8

 Về thực tiễn: Đề tài này kiểm chứng sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán
quốc tế và Việt Nam về kế toán hoạt động phòng ngừa rủi ro trong thời gian
qua. Từ đó đề tài đưa ra các giải pháp nhằm hài hòa kế toán công cụ tài chính
phái sinh cho hoạt động phòng ngừa ở Việt Nam.
8. Nội dung đề tài
Bố cục của luận văn được tác giả trình bày như sau: Phần mở đầu, phần nội dung và
phần kết luận. Trong phần nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về kế toán phòng ngừa theo chuẩn mực kế toán quốc tế
Chương II: Thực trạng kế toán phòng ngừa tại Việt Nam
Chương III: Giải pháp đề xuất kế toán ở Việt Nam









9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA
THEO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ.
1.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH BAN HÀNH CMKT QUỐC TẾ VỀ KẾ
TOÁN PHÒNG NGỪA
9 Khái quát về IAS 39 – kế toán phòng ngừa
Dựa vào những ý kiến nhận được và một loạt những thảo luận được tổ chức vào
tháng 3 năm 2003, IASB đưa ra các thảo luận chuyên sâu với các bên, bao gồm đại
diện của ngân hàng để tìm ra cách trong nguyên tắc của IAS 39 nhằm phù hợp với
việc sử dụng kế toán giá trị hơp lý đối với phòng ngừa danh mục rủi ro lãi suất. Dự
án này đã hoàn thành. Kế toán giá trị hợp lý đối với phòng ngừa danh mục rủi ro lãi
suất (sửa đổi đối với IAS 39) được ban hành vào ngày 31/03/2004. Tiến độ thực
hiện như sau:
Ngày Phát triển Bình luận
21/08/2003 Ban hành bản dự thảo Thời hạn 14/11/2003
31/03/2004 Kế toán giá trị hợp lý về
kế toán phòng ngừa danh
mục rủi ro lãi suất.
Hiệu lực sau ngày
01/01/2005

9 Dự án thay thế IAS39
Dự thảo này là một sự kiện quan trọng trên chặng đường cải tiến mô hình kế toán
công cụ tài chính đã được G20
3
kêu gọi. Sự thay đổi này đề xuất kế toán phòng
ngừa chung đáp ứng với lời chỉ trích về tính phức tạp và gánh nặng của kế toán

phòng ngừa. Sự thay đổi này cũng giải quyết tính không phù hợp giữa chiến lược
phòng ngừa và quản trị rủi ro theo yêu cầu của IAS 39. Ngoài ra, chúng ta chú ý dự
thảo này có những đề xuất khác với các đề xuất theo GAAP Mỹ trong bản dự thảo


3
Nhóm G20 là diễn đàn hàng đầu cho hợp tác quốc tế về các vấn đề quan trọng nhất của chương trình nghị sự
kinh tế và tài chính toàn cầu.
10

về kế toán công cụ tài chính tổng quát của FASB vào tháng 5 năm 2010. Những đề
xuất trong dự thảo này có một số thay đổi ngưỡng định lượng và những đánh giá
quá khứ đối với kiểm tra tính hiệu quả phòng ngừa.
Dự án kế toán phòng ngừa hình thành từ dự án tổng thể của IASB về công cụ tài
chính. Các yêu cầu trong IAS39 công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường được xem
xét bởi người sử dụng và người lập báo cáo tài chính nhận thấy quá phức tạp và
không phản ánh hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp và cũng không đáp ứng
mục tiêu quản trị rủi ro của họ. Nhiều yêu cầu cũng trong IAS39 dựa trên cơ sở qui
định. Dự án này liên quan đến sự chỉnh sửa tổng thể yêu cầu kế toán phòng ngừa, để
thiết lập phương pháp tiếp cận theo mục tiêu đối với kế toán phòng ngừa và phù
hợp hơn với chiến lược quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Dự án này được chia thành
hai giai đoạn: kế toán phòng ngừa tổng quan và kế toán phòng ngừa danh mục đầu
tư. Tình trạng hiện tại của dự án như sau:
Một bản dự thảo kế toán phòng ngừa của IFRS9 – công cụ tài chính được ban hành
vào ngày 07 tháng 09 năm 2012, liên quan đến đến kế toán phòng ngừa tổng quan
(general hedge accounting). Các yêu cầu hoàn chỉnh thay thế cho IAS39 được dự
kiến trong quí 3 hoặc quí 4 năm 2013. Tiến độ thực hiện như sau:
Ngày Phát triển Ý kiến
09/09/2010 Ban hành bản dự thảo ED/2010/13- kế Thời hạn 09/03/2011
07/09/2012 Chỉnh sửa bản dự thảo Kế toán giá trị

hợp lý về kế toán phòng ngừa danh mục
rủi ro lãi suất.
Những yêu cầu cuối
cùng dự kiến banh hành
vào quí 4 năm 2012
Một số thảo luận liên quan đến quá trình ban hành như sau:
− Giai đoạn 1- Kế toán phòng ngừa chung: IASB thảo luận từng nội dung
trong dự thảo kế toán phòng ngừa thông qua một số sự kiện (phụ lục 6)
− Giai đoạn 2: Kế toán phòng ngừa danh mục đầu tư
11

Giai đoạn này của dự án xem xét quản trị rủi ro đánh giá các tổn thất trên cơ sở liên
tục và mức độ của danh mục đầu tư. Phòng ngừa một danh mục mở rất phức tạp đối
với kế toán phòng ngừa.Sự thay đổi được chỉ ra bằng việc xử lý chúng bằng một
danh mục đóng với thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, điều này làm phát sinh liên quan
đến theo dõi và phân bổ khoản điều chỉnh phòng ngừa và phân loại lại khoản lãi
hoặc lỗ được hoãn lại trong thu nhập tổng hợp khác (OCI). Ngoài ra, có thể điều
này không thực tế để phù hợp với việc xử lý kế toán với cách mà các tổn thất nhìn
từ góc độ quản trị rủi ro.
IASB chú ý rằng đây là một chủ đề phức tạp mà đảm bảo thông qua nghiên cứu và
các đóng góp từ các thành viên.Theo đó, Ủy ban này quyết định tách kế toán phòng
ngừa danh mục là một phần của hội nghị với mục tiêu ban hành bài báo thảo luận là
qui trình đầu tiên của giai đoạn này. Bằng việc tách giai đoạn này của dự án từ giai
đoạn kế toán phòng ngừa chung. IASB mong muốn hoàn thành phần kế toán phòng
ngừa chung của IFRS một cách nhanh chóng. IASB cũng có ý định giữ lại các yêu
cầu kế toán phòng ngừa danh mục trước khi dự án IFRS hoàn thành.
IASB tiếp tục tiếp tục cân nhắc ban hành xung quanh kế toán phòng ngừa danh mục
và dự kiến ban hành báo thảo luận vào quí 3 hoặc quí 4 năm 2013 (Phụ lục 7).
9 Liên quan đến việc ban hành của FASB
Vào tháng 1 năm 1992, Uỷ ban chuẩn mục kế toán tài chính (FASB) đã bắt đầu cân

nhắc các vấn đề liên quan đế công cụ tài chính phái sinh và các hoạt động phòng
ngừa. Sau nhiều năm tranh cãi, FASB ban hành tuyên bố 133 (Statement 133) về
công cụ tài chính phái sinh và hoạt động phòng ngừa vào tháng 6 năm 1998. Vào
tháng 4 năm 2003, FASB ban hành tuyên bố 149 có một số sửa đổi tuyên bố 133.
Nó cũng hịêu quả đối với hợp đồng tham gia hoặc được sửa đổi sau ngày
30/06/2003 và mối quan hệ phòng ngừa được chỉ định sau ngày 30/06/2003.
Vào tháng 3 năm 2008, FASB ban hành tuyên bố 161 (công bố về công cụ tài
chính phái sinh và phòng ngừa) trong việc phản hồi lại đối với một số người sử
dụng báo cáo tài chính liên quan về việc thiếu tính minh bạch về công cụ tài chính
12

phái sinh của doanh nghiệpvà hoạt động phòng ngừa. Tuyên bố 161 có hiệu lực đối
với báo cáo tài chính được phát hành cho năm tài chính và báo cáo giữa niên độ bắt
đầu sau ngày 15/11/2008 (nghĩa là quí đầu tiên năm 2009 của các công ty). Tuyên
bố 161(được mã hoá trong phần của ASC 815-10-50) yêu cầu các doanh
nghiệpcung cấp nhiều thông tin hơn về (a) như thế nào và tại sao một doanh
nghiệpsử dụng công cụ tài chính phái sinh,(b) công cụ tài chính phái sinh và khoản
mục được phòng ngừa được hạch toán như thế nào theo ASC 815 và (c) công cụ tài
chính phái sinh ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính, kết quả hoạt động và
dòng tiền của doanh nghiệp. Sau khi thông qua tuyên bố 161, việc công bố này về
mức độ rủi ro tín dụng trong ASC 815-10 ( trước đây trong tuyên bố 107) không
áp dụng đối với công cụ tài chính phái sinh hạch toán theo ASC 815 như ASC 815-
10-50 - yêu cầu công bố tương tự về rủi ro tín dụng liên quan đến công cụ tài chính
phái sinh thay thế ASC 815 -10.
1.2 CÁC THÁCH THỨC LIÊN QUAN ÁP DỤNG KẾ TOÁN PHÒNG
NGỪA
Đối với nhiều doanh nghiệp, sự phức tạp của kế toán công cụ tài chính phái sinh và
hoạt động phòng ngừa tạo ra một thách thức đáng kể.Ngày nay, nhiều năm sau khi
áp dụng các hướng dẫn công cụ tài chính phái sinh và hoạt động phòng ngừa, các
doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với những thách thức cùng với sự ứng dụng tiếp tục

của hướng dẫn đó. Một vài thách thức được nêu ra như sau (PWC, 2010):
9 Đảm bảo sự phù hợp giữa nền tảng kiến thức và kinh nghiệm làm thực tế.
9 Lập các tài liệu phòng ngừa.
9 Phối hợp giữa các phòng ban.
1.3 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN KẾ TOÁN PHÒNG NGỪA THEO CHUẨN
MỰC QUỐC TẾ.
Vấn đề cơ bản của kế toán phòng ngừa là mối quan hệ giữa khoản mục được phòng
ngừa và công cụ phòng ngừa.Với phòng ngừa, sự thay đổi trong giá trị hoặc dòng
13

tiền của khoản mục được phòng ngừa được bù đắp bằng sự thay đổi công cụ phòng
ngừa. Theo qui tắc kế toán ghi nhận và đo lường thông thường phần lãi hoặc lỗ bù
trừ thường được ghi nhận trong các kỳ khác nhau. Ngoài ra, công cụ phòng ngừa
thường là một công cụ tài chính phái sinh và phải được ghi nhận theo giá trị hợp lý
thông qua lãi hoặc lỗ. Khoản mục được phòng ngừa hạch toán khác biệt, nó có thể
được đo lường theo giá gốc hoặc giá trị hợp lý thông qua thu nhập tổng hợp khác
(OCI), hoặc có thể không được ghi nhận tất cả nếu công ty này phòng ngừa rủi ro
đối với giao dịch dự kiến. Điều này dẫn đến sự “sai lệch kế toán” về biến động thu
nhập không được điều chỉnh kinh tế.
Theo các qui tắc kế toán thông thường thì khoản mục được phòng ngừa và
công cụ tài chính phái sinh được hạch toán khác biệt nhau để lãi hoặc lỗ của hai
thành phần này không được ghi nhận trong cùng kỳ.Kế toán phòng ngừa là sự ngoại
lệ được chỉ định để đảm bảo cho lãi hoặc lỗ của khoản mục được phòng ngừa và
công cụ phòng ngừa được ghi nhận cùng kỳ kế toán. Do đó ngăn chặn lợi nhuận
biến động không có tính kinh tế hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo các nhà quản trị
không không lạm dụng từ sự ngoại lệ về nguyên tắc đo lường và ghi nhận thông
thường cho mục đích quản trị lợi nhuận, cho nên IAS 39 và SFAS 133 định nghĩa
các qui tắc theo kế toán phòng ngừa được áp dụng.
Bộ qui tắc kế toán phòng ngừa này đã tạo ra tính phức tạp kế toán phòng ngừa
và sự nặng nề cho nhiều công ty.

1.3.1 Mục tiêu kế toán phòng ngừa
Mục tiêu của kế toán phòng ngừa là trình bày trên báo cáo tài chính ảnh hưởng của
hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp khi sử dụng công cụ tài chính để quản trị
các tổn thất phát sinh từ một rủi ro cụ thể có ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ. Kế toán
phòng ngừa cung cấp một ngoại lệ đối với yêu cầu về ghi nhận và đo lường thông
thường trong IFRS vì thông tin này không xác định tính hữu ích và đầy đủ khi
không áp dụng kế toán phòng ngừa [ED/2010/13 1, 2, BC12].
14

1.3.2 Phạm vi kế toán phòng ngừa
Theo đoạn 80 IAS 39 như sau:
− Kế toán phòng ngừa rủi ro được áp dụng cho các giao dịch giữa doanh
nghiệp và các tổ chức bên ngoài trên báo cáo tài chính riêng của doanh
nghiệp báo cáo. Trường hợp các doanh nghiệp độc lập trong tập đoàn tham
gia vào các giao dịch phòng ngừa rủi ro với nhau thì giao dịch phòng ngừa
rủi ro đó phải được loại trừ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
− Trường hợp khoản mục tiền tệ nội bộ (ví dụ như khoản phải thu hoặc phải
trả giữa các công ty con) không được loại trừ hoàn toàn trên các báo cáo tài
chính hợp nhất theo Chuẩn mực kế toán số IAS 21 - Ảnh hưởng của việc
thay đổi tỷ giá hối đoái, do các khoản này được giao dịch giữa hai doanh
nghiệp có đồng tiền ghi sổ kế toán khác nhau thì doanh nghiệp được áp
dụng kế toán phòng ngừa rủi ro đối với rủi ro tỷ giá của các khoản mục tiền
tệ nội bộ này trên các báo cáo tài chính hợp nhất nếu phát sinh chênh lệch tỷ
giá.
1.3.3 Một số khái niệm cần làm rõ
− Phòng ngừa là quá trình bù trừ tổn thất đối với rủi ro kinh doanh (Glaum
and Klocker, 2011). Theo quan điểm kế toán, phòng ngừa tài chính là chỉ
định công cụ tài chính như là sự bù trừ sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng
tiền của các khoản mục được phòng ngừa với cùng đặc điểm (Alfredson
et.al, 2009)

− Kế toán phòng ngừa: Ghi nhận sự bù trừ lãi hoặc lỗ trong sự thay đổi giá trị
hợp lý của công cụ phòng ngừa và khoản mục được phòng ngừa[IAS 39.85]
− Giá trị hợp lý: Giá trị hợp lý là giá mà nhận được để bán một tài sản hoặc
thanh toán khoản nợ phải trả trong một giao dịch sòng phẳng giữa các bên
trên thị trường vào ngày đo lường.[IFRS 13]
15

− Nguyên giá phân bổ của tài sản hoặc nợ phải trả tài chính là số tiền mà tài
sản hoặc nợ phải trả tài chính này được đo lường vào lúc ghi nhận ban đầu
trừ đi vốn gốc trả lại cộng hoặc trừ giá trị phân bổ lũy kế sử dụng phương
pháp lãi suất hiệu quả của khoảng chênh lệch giữa giá trị ban đầu và giá trị
tới hạn và trừ đi bất kỳ khoản giảm (trực tiếp hoặc thông qua sử dụng tài
khoản phụ cấp) đối với sự suy giảm hoặc không có khả năng thu
hồi.[IAS39.09]
− Cam kết chắn chắn: Một cam kết chắc chắn là một thỏa thuận cho việc trao
đổi số lượng nguồn lực cụ thể với một mức giá cụ thể vào một ngày cụ thể
trong tương lai.
− Các giao dịch dự kiến: là một giao dịch không cam kết nhưng có dự đoán
giao dịch trong tương lai.
− Quyền chọn thuần (written options): Một khoản lỗ tiềm năng của một quyền
chọn mà doanh nghiệpmua có thể cao hơn đáng kể khoản lãi tiền năng trong
giá trị của khoản mục được phòng ngừa có liên quan [IAS39. AG94].
− Công cụ phòng ngừa là công cụ tài chính phái sinh được chỉ định (chỉ đối
với phòng ngừa rủi ro sự thay đổi tỷ giá) hoặc một tài sản tài chính hoặc nợ
phải trả phi phái sinh được chỉ định mà giá trị hợp lý hoặc dòng tiền được
dự kiến bù trừ sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của khoản mục được
phòng ngừa được chỉ định [IAS 39.72,77 và IAS 39.AG.94-97].
− Khoản mục được phòng ngừa: là một tài sản, nợ phải trả, một cam kết chắc
chắn, một giao dịch dự kiến có khả năng cao hoặc một khoản đầu tư thuần
nước ngoài mà (a) chỉ ra rủi ro sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền

trong tương lai và (b) được chỉ định là khoản mục được phòng ngừa
[IAS39.78,84 và IAS39.AG.98 -101].
16

− Tính hiệu quả phòng ngừa: là mức độ mà sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc
dòng tiền của khoản mục được phòng ngừa được bù đắp bởi sự thay đổi giá
trị hợp lý hoặc dòng tiền của công cụ phòng ngừa [IAS39.AG105–113]
− Tỷ lệ phòng ngừa (hedge ratio): Mối quan hệ giữa số lượng công cụ phòng
ngừa và số lượng khoản mục được phòng ngừa theo trọng số.
− Công cụ tài chính phái sinh:
Một công cụ tài chính hoặc một hợp đồng khác trong phạm vi của IFRS có ba đặc
điểm sau đây:
(a) Giá trị của nó thay đổi cùng với sự thay đổi với lãi suất cụ thể, giá công cụ tài
chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá hoặc tỷ lệ, tỷ lệ tín dung hoặc chỉ số tín
dụng hoặc những biến khác, được cung cấp trong trường hợpcủa một biến phi tài
chính mà các biến này
(b) Không yêu cầu khoản đầu tư thuần ban đầu hoặc có nhưng nhỏ hơn so với yêu cầu
của hợp đồng khác mà được dự kiến có sự phản ứng tương tự đối với sự thay đổi
trong các yếu tố thị trường.
(c) Được thanh toán bù trừ vào ngày trong tương lai.
1.3.4 Điều kiện áp dụng kế toán phòng ngừa
Một mối liên hệ phòng ngừa đáp ứng kế toán phòng ngừa khi tất cả các điều kiện
sau đây được đáp ứng:
− Vào thời điểm bắt đầu phòng ngừa có sự chỉ định chính thức và có các tài
liêu về mối quan hệ phòng ngừa về mục tiêu và chiến lược quản trị rủi ro
của doanh nghiêp trong việc thực hiện phòng ngừa. Những tài liệu đó bao
gồm việc xác định công cụ phòng ngừa, khoản mục được phòng ngừa hoặc
các giao dịch, tính chất của rủi ro được phòng ngừa và cách thức doanh
nghiệp đánh giá tính hiệu quả công cụ phòng ngừa trong việc bù trừ tổn thất
của sự thay đổi giá trị hợp lý khoản mục phòng ngừa hoặc dòng tiền đối với

rủi ro được phòng ngừa [IAS39.88]
− Phòng ngừa được dự kiến có hiệu quả cao (IAS39.AG105-113) trong việc
đạt được sự bù trừ sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền đối với rủi ro
17

được phòng ngừa, nhất quán với chiến lược quản trị rủi ro được tài liệu đối
với mối liên hệ phòng ngừa cụ thể.
− Đối với phòng ngừa dòng tiền, một giao dịch dự kiến phải có khả năng cao
và phải trình bày tổn thất đối với sự thay đổi dòng tiền mà cuối cùng ảnh
hưởng đến lãi hoặc lỗ.
− Tính hiệu quả của phòng ngừa có thể được đo lường đáng tin cậy, nghĩa là
giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của khoản mục được phòng ngừa và giá trị hợp
lý của công cụ phòng ngừa có thể đo lường đáng tin cậy.
− Phòng ngừa được đánh giá trên cơ sở liên tục và được xác định có hiệu quả
cao thông qua kỳ báo cáo tài chính đối với phòng ngừa được chỉ định.
1.3.5 Các loại kế toán phòng ngừa
1.3.5.1 Kế toán phòng ngừa giá trị hợp lý
9 Khái niệm: Phòng ngừa giá trị hợp lý (IAS39.86(a)): Là phòng ngừa tổn thất
đối với sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản hoặc nợ phải trả được ghi nhận hoặc
một cam kết chắc chắn không được ghi nhận, hoặc là một phần của tài sản, nợ
phải trả hoặc của cam kết chắc chắn được tính cho rủi ro cụ thể và có ảnh hưởng
tới lãi hoặc lỗ.
9 Nguyên tắc kế toán

Sơ đồ 1: Hạch toán kế toán phòng ngừa giá trị hợp lý
18

Phòng ngừa giá trị hợp lý đáp ứng điều kiện trong suốt kỳ sẽ được hạch toán như
sau:
− Khoản lãi hoặc lỗ từ tái đo lường công cụ phòng ngừa

theo giá trị hợp lý
(đối với công cụ phòng ngừa phái sinh) hoặc các thanh phần ngoại tệ theo
giá trị ghi sổ của nó được đo lường theo IAS 21 (đối với công cụ phòng
ngừa phi phái sinh) sẽ được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ
. [IAS39.89a]
− Khoản lãi hoặc lỗ khoản mục được phòng ngừa
sẽ điều chỉnh giá trị ghi sổ
của khoản mục được phòng ngừa và được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ. Việc áp
dụng này nếu khoản mục được phòng ngừa không đo lường theo giá
gốc.[IAS39.89b]
Đối với phòng ngừa giá trị hợp lý của tổn thất lãi suất của một phần danh mục tài
sản hoặc nợ phải trả tài chính (và chỉ trong trường hợp này), thì yêu cầu trong đoạn
89(b) có thể đáp ứng bằng cách trình bày lãi hoặc lỗ đối với khoản mục được phòng
ngừa theo một trong hai cách sau[IAS39.89A]:
− (a) Trong dòng riêng biệt duy nhất trong các tài sản, đối với các kỳ định giá
lại mà những khoản mục được phòng ngừa là một tài sản.
− (b) Trong một dòng riêng biệt của các khoản nợ phải trả, đối với các kỳ định
giá lại mà những khoản mục được phòng ngừa là nợ phải trả.
Các khoản mục nếu trong điểm (a) và (b) ở trên sẽ được trình bày tiếp theo nợ phải
trả hoặc tài sản tài chính. Số tiền được cộng vào những khoản mục dòng này sẽ bị
loại trừ trong báo cáo tình trạng tài chính khi những tài sản và nợ phải trả này liên
quan đến việc dừng ghi nhận.
9 Ví dụ minh họa (xem phụ lục 8)
1.3.5.2 Kế toán phòng ngừa dòng tiền
9 Khái niệm: Phòng ngừa dòng tiền (IAS39.86(b)):Là phòng ngừa tổn thất đối
với sự thay đổi của dòng tiền mà (i) được tính đối với rủi ro cụ thể cùng với một
19

tài sản hoặc nợ phải trả được ghi nhận (chẳng hạn toàn bộ hoặc một số khoản
thanh toán lãi suất trong tương lai trên khoản nợ có lãi suất thay đổi) hoặc một

giao dịch được dự kiến có khả năng cao và (ii) có ảnh hưởng tới lãi hoặc lỗ.
9 Nguyên tắc kế toán

Sơ đồ 2: Hạch toán kế toán phòng ngừa dòng tiền
*Số tiền chuyển từ vốn chủ (OCI) dựa vào cùng thời gian khoản mục được phòng ngừa tác động
vào thu nhập (thu nhập, chi phí lãi )
Phòng ngừa dòng tiền đáp ứng điều kiện của IAS 39 trong suốt kỳ sẽ được hạch
toán như sau:
9 Phần lãi hoặc lỗ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả
phát sinh từ công cụ phòng
ngừa rủi ro được ghi nhận vào thu nhập tổng hợp khác
[IAS39.95]. Và được
điều chỉnh giá trị thấp hơn hai khoản sau [IAS39.96]:
− Khoản lỗ hoặc lãi lũy kế xuất phát từ công cụ phòng ngừa rủi ro tính từ ngày
đầu tiên thực hiện phòng ngừa rủi ro; và
− Thay đổi lũy kế trong giá trị hợp lý (hiện giá) của dòng tiền ước tính trong
tương lai của đối tượng được phòng ngừa rủi ro từ ngày đầu tiên thực hiện
phòng ngừa rủi ro.

×