VÀ
KINH TP. CHÍ MINH
CÁC CÔNG TY
Tp. Chí Minh 2013
VÀ
KINH TP. CHÍ MINH
Chuyên ngành: TOÁN
Mã 60340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS -TS.
Tp. Chí Minh 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả
trong đề tài này là trung thực.
TPHCM, ngày 20 tháng 10 2013
Tác
Trang phụ bìa
Lời Cam Đoan
Mục Lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bản
Phần mở đầu
1
1
1.1.1 Thông tin 1
1
1
2
9
9
1.2.2 RRTK 10
KHOÁN 11
TTCK 11
à RRTK 12
18
e Schrand (2010) 18
24
25
Reza Jamei, Babak Jamshidi Navid, Hosna Farshadfar
(2012) 27
29
29
50
50
51
51
51
55
RRTK 55
RRTK 56
RRTK 57
RRTK 57
58
KHO 60
60
61
67
69
70
71
71
72
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
BCTC: Báo cáo tài chính
CBTT: Công bố thông tin
CON: Statement of Financial Accounting Concepts
Khái niệm về BCTC
DN: Doanh nghiệp
ERC: Hệ số phản ứng thu nhập
FASB: Financial Accounting Standards Board
Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính (Mỹ)
KLGD: Khối lượng giao dịch
RRTK: Rủi ro thanh khoản
SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
TTKT: Thông tin kế toán
TTCK: Thị trường chứng khoán
UBCK: Ủy ban chứng khoán
VSD: Trung tâm lưu ký chứng khoán
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng 1.1: Hệ thống các chỉ tiêu chất lượng của thông tin kế toán 5
Bảng 1.2: Hồi quy theo từng cặp biến giữa RRTK và lợi nhuận bền vững 56
Bảng 1.3: Hồi quy theo từng cặp biến giữa RRTK và độ tin cậy của dự đoán lợi
nhuận 56
Bảng 1.4: Hồi quy theo từng cặp biến giữa RRTK và mô hình định giá lợi nhuận . 57
Bảng 1.5: Hồi quy theo từng cặp biến giữa RRTK và độ tin cậy của thông tin báo
cáo 58
Bảng 1.6: Kết quả hồi quy của mô hình tổng phụ lục
Bảng 1.7: Kiểm định tính phù hợp của dữ liệu phụ lục
Bảng 1.8: Kiểm định tính dừng của từng biến phụ lục
Bảng 1.9 : Mẫu Thu thập dữ liệu phụ lục
Bảng 1.10: Dữ liệu biến độ tin cậy của thông tin báo cáo phụ lục
Bảng 1.11: Dữ liệu biến mô hình đánh giá lợi Nhuận phụ lục
Bảng 1.12: Dữ Liệu Biến Rủi Ro Thanh Khoản phụ lục
Bảng 1.13: Dữ liệu biến độ tin cậy của dự đoán lợi nhuận phụ lục
1.14: Bảng dữ liệu biến lợi nhuận bền vững phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. khách quan tài
Môi trường kinh doanh quốc tế ngày nay không những đang chuyển dịch theo
hướng ngày càng toàn cầu hóa mà còn đồng thời phải đối mặt với các cuộc khủng
hoảng kinh tế, tài chính và lạm phát. Để bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh và sự
cạnh tranh khốc liệt như tình hình hiện tại, các công ty niêm yết đang cố gắng thỏa
mãn ở mức tối đa những gì mà những đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài cần,
trong đó các thông tin minh bạch và dễ hiểu hơn là một trong những điều mà đối
tượng sử dụng cần. Thông tin kế toán (TTKT) – những thông tin được trình bày
trong các BCTC của DN – giữ vai trò kết nối một công ty với rất nhiều đối tượng
sử dụng thông tin khác nhau bên ngoài doanh nghiệp (DN), nó đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong việc cung cấp những thông tin hữu ích, có thể giúp cho người
sử dụng thông tin ra quyết định một cách hợp lý, thỏa mãn mục tiêu của họ. Các
thông tin do DN công bố với công chúng thông qua các BCTC của họ thực sự có
ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người sử dụng thông tin, đặc biệt là các
nhà đầu tư. Có thể nói rằng công bố thông tin (CBTT) là một yếu tố quan trọng có
ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã hội và giảm thiểu sự
nhiễu loạn thông tin giữa DN và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài DN.
Chứng khoán là một loại hàng hóa vốn, rất trừu tượng và giá trị của nó không liên
quan gì đến hình thức vật lý mà dựa vào giá trị trong tương lai của nó. Tính hiện
thực của khả năng này càng đòi hỏi nhà đầu tư phải quan tâm nhiều đến đơn vị phát
hành. Họ muốn biết rõ các thông tin về đơn vị đó, như kết quả kinh doanh trước đó,
tình hình chứng khoán…trước khi quyết định mua, bán chứng khoán. Trong một thị
trường hiệu quả, giá các chứng khoán không tách rời giá trị kinh tế mà các nhà đầu
tư tính toán, ước tính cho chứng khoán đó. Giá trị kinh tế của chứng khoán được
xác định thông qua dự đoán của các nhà đầu tư về rủi ro, lợi nhuận và sự không
chắc chắn. Nếu giá của TTCK có độ lệch so với giá trị kinh tế ước tính thì trong
trường hợp này, nhà đầu tư cố gắng đưa hai giá trị này tương thích với nhau. Vì vậy,
khi có thông tin mới được đưa vào thị trường thì thông tin này có thể sẽ ảnh hưởng
đến việc định giá giá trị kinh tế chứng khoán của nhà đầu tư và từ đó đưa ra quyết
định có mua hay bán chứng khoán hay không. Do đó, các thông tin này nếu có độ
tin cậy cao, dễ hiểu và có thể dự đoán được thì có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết
định lựa chọn chứng khoán với kỳ hạn mong muốn của chính nhà đầu tư và một
trong những mong muốn mà luận văn muốn đề cập đến là có thể giảm được RRTK
của thị trường.
Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề giảm RRTK đã được thực hiện, qua đó,
mối quan hệ giữa chất lượng TTKT và RRTK cũng đã được giới thiệu. Cho đến nay
các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào vấn đề ảnh hưởng của
TTKT đến quyết định của nhà đầu tư một cách tổng quát về nhiều mặt của chất
lượng thông tin, còn các nghiên cứu chỉ phân tích ảnh hưởng của chất lượng thông
tin kế toán đến riêng RRTK thì chỉ có trong các công trình nghiên cứu nước ngoài.
Vậy vấn đề này ở một nước mà TTCK còn “quá trẻ” như Việt Nam hiện nay thì
sao? Liệu rằng chất lượng của các thông tin được công bố trên BCTC của các DN
niêm yết có thực sự có ảnh hưởng hay giúp ích gì nhiều cho các nhà đầu tư trong
việc ra quyết định? Đó chính là lý do luận văn nghiên cứu về vấn đề:
n RRTK
TTCK trong luận văn này.
2. tiêu nghiên
Đứng ở góc độ người nghiên cứu về Kế toán - Tài chính, luận văn đặt ra các câu hỏi
nghiên cứu sau:
+ Những nhân tố có được từ TTKT có tác động như thế nào đến RRTK của các
công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam?
+ Việc nâng cao chất lượng TTKT có thể giúp các nhà đầu tư, các nhà phân tích
tài chính, người môi giới chứng khoán và người sử dụng khác có quyết định đầu tư,
giao dịch chứng khoán một cách hợp lý, phù hợp với kỳ hạn mong muốn của mình
hay không?
+ Có thể có những giải pháp nào để giúp nâng cao vai trò của chất lượng TTKT?
Trên cơ sở đó, mục tiêu của luận văn này là làm rõ vai trò của chất lượng TTKT
trong các BCTC có tác động như thế nào đến RRTK của các công ty niêm yết trên
TTCK Việt Nam. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng TTKT để có thể giảm
thiểu RRTK tại TTCK Việt Nam, giúp các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính,
người môi giới chứng khoán và người sử dụng khác có được quyết định hợp lý
trong việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư với kỳ hạn mong muốn.
Các công trình nghiên cứu trước đây với việc sử dụng phương pháp định tính đã
đưa ra được một số kết quả sau:
(1)
Đào Thị Thảo Uyên nghiên cứu “Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế
toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008” vào năm 2009.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu khẳng định được vấn đề TTKT trong BCTC đã
không được các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ Mỹ sử dụng một cách có hiệu
quả để ra các quyết định kinh tế. Bên cạnh đó, những thông tin hiện
tại trình bày
trên BCTC chưa thực sự hữu ích để giúp cho các nhà đầu
tư, chính phủ có cái
nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hoạt động kinh doanh của
DN cũng như dự báo
tương lai. TTKT chưa đủ sức mạnh để
các nhà nghiên cứu kinh tế như Paul
Krugman…thuyết phục chính phủ và công
chúng về những dự báo nền kinh tế.
Từ đó rút ra những bài học và giải pháp cho
Việt Nam trong việc nâng cao vai trò
TTKT đối với các quyết định kinh
doanh của DN, của nhà đầu tư, đặc biệt là đối
với việc quản lý và
kiểm soát vĩ mô nền kinh tế của chính phủ.
(2) Chí Công (2010):
Nguyễn Chí Công nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng của
thông tin kế toán trên TTCK Việt Nam” vào năm 2010.
Kết quả nghiên cứu: Tác giả đưa ra tổng quan về TTCK và TTKT trên TTCK. Sau
đó đánh giá thực trạng của TTKT trên TTCK Việt Nam. Tác giả đưa ra kết luận
rằng thực trạng chất lượng của BCTC của các DN niêm yết trong những năm gần
đây có nhiều vấn đề như: độ tin cậy rất thấp, thường xuyên công khai BCTC trễ
hạn, tính so sánh cũng bị hạn chế,…Từ đó, tác giả đã đưa ra được các giải pháp
nâng cao chất lượng của TTKT trên TTCK Việt Nam, tập trung chủ yếu vào 4 vấn
đề chính sau:
+ Hoàn thiện các quy định về kế toán, kiểm toán của Bộ Tài chính và các quy
định về TTKT trên TTCK của UBCK Nhà nước;
+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng như hệ thống công nghệ thông tin của UBCK Nhà
nước và của DN niêm yết;
+ Nâng cao ý thức và trách nhiệm của chủ thể trên TTCK như ban điều hành
DN, ban kiểm soát, kiểm toán viên và UBCK Nhà nước;
+ Nâng cao trình độ kế toán tài chính của nhà đầu tư và khuyến khích họ sử
dụng TTKT một cách hữu hiệu và hiệu quả.
(3)
Hồ Nguyễn Thủy Tiên nghiên cứu “Giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư trên
TTCKVN” vào năm 2011. Số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2011.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu này tác giả đưa ra được cơ sở lí luận về TTCK và
rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Sau đó tác giả đánh giá thực trạng và phân tích các
rủi ro trong đầu tư trên TTCK Việt Nam. Từ tình hình thực tế và các phân tích đó,
tác giả đã đưa ra một số giải pháp hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán trên
TTCK Việt Nam.
(4)
Văn Hải Ngọc nghiên cứu “Các giải pháp nâng cao tính hữu dụng của thông tin kế
toán công bố đối với nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam” năm 2011.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đưa ra những vấn đề chung về CBTT kế toán và
yêu cầu của nhà đầu tư đối với TTKT công bố đối với nhà đầu tư trên TTCK. Sau
đó đánh giá về thực trạng CBTT kế toán và sử dụng TTKT đối với nhà đầu tư trên
TTCK Việt Nam. Cuối cùng tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao tính hữu dụng
của TTKT công bố đối với nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam
(5)
Trương Nguyễn Mai Thảo nghiên cứu “Các giải pháp hoàn thiện thông tin kế toán
nhằm nâng cao ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định của nhà đầu tư trên
TTCK Việt Nam” vào năm 2013.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đưa ra tổng quan, thực trạng và các giải pháp hoàn
thiện TTKT nhằm nâng cao ảnh hưởng của TTKT đến quyết định của nhà đầu tư
trên TTCK Việt Nam.
: Như vậy, các công trình nghiên cứu trong nước trước đây đã khẳng
định được vai trò của TTKT có tác động mạnh mẽ đến quyết định của nhà đầu tư,
rủi ro trong TTCK Việt Nam và đưa ra được một số giải pháp để nâng cao tính hữu
dụng của TTKT cho các nhà đầu tư ở TTCK Việt Nam. Nhưng hầu như
nghiên cứu riêng về tác động của chất lượng TTKT
đến RRTK của TTCK và đặc biệt, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong hầu
hết các công trình nghiên cứu trước đây
, không đề cập đến phương pháp định lượng. Việc sử dụng phương pháp
định tính dẫn đến một vấn đề là khó có thể nào đo lường được hoặc nếu có thì độ tin
cậy của một số vấn đề nghiên cứu đặc biệt cũng không được đảm bảo, ví dụ như
trong trường hợp nghiên cứu này là nghiên cứu về chất lượng của TTKT. Muốn đo
lường chất lượng TTKT ta để có
thể đảm bảo độ tin cậy của đối tượng, kết quả nghiên cứu. Đây chính là điểm khác
biệt của đề tài mà tác giả muốn hướng đến trong nghiên cứu của mình.
4. m
4
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố của chất lượng TTKT tác động
đến RRTK của các công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam.
4.2 vi nghiên
Tác động đến TTCK gồm rất nhiều yếu tố khác nhau chứ không phải riêng chất
lượng TTKT. Nhưng do giới hạn về thời gian nghiên cứu, nghiên cứu này chỉ tập
trung vào tác động của chất lượng TTKT và chỉ giới hạn ở nghiên cứu chất lượng
thông tin tài chính đến RRTK mà thôi.
TTCK tại Việt Nam, cụ thể là tại SGDCK Hà Nội và TPHCM trong khoảng thời
gian 7 năm 2006 - 2012
4.3
Mục đích của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của chất lượng TTKT đến
RRTK cho nên nghiên cứu này có thể cung cấp cho người sử dụng những hiểu biết
về TTKT góp phần như thế nào trong quyết định đầu tư hay tầm ảnh hưởng đến
RRTK của TTCK Việt Nam. Nghiên cứu này là một nghiên cứu áp dụng với mục
đích là phát triển kiến thức dựa vào các nghiên cứu ứng dụng thực tế. Để thực hiện
nghiên cứu này, luận văn sử dụng phương pháp so sánh. Trong phương pháp này,
luận văn nghiên cứu các nguyên nhân có thể có của biến phụ thuộc. Bởi vì các biến
độc lập và biến phụ thuộc xảy ra trong quá khứ nên nghiên cứu thực nghiệm này
không được biết đến như một quan hệ nhân quả so sánh.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích mô tả để xem xét về mặt trực quan mối
quan hệ giữa chất lượng TTKT và RRTK của các công ty niêm yết trên TTCK Việt
Nam. Sau đó sử dụng phương pháp chạy hồi qui bội để phân tích xem ảnh hưởng
của các nhân tố chất lượng TTKT đến RRTK.
5.
Đánh giá thực trạng về chất lượng TTKT trên các BCTC của các công ty niêm yết và
mối quan hệ với RRTK trên TTCK Việt Nam.
Đưa ra một số giải pháp đề nghị để nâng cao chất lượng TTKT được công bố cho
các chủ thể tham gia trên TTCK Việt Nam:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước – là tổ chức quản lý nhà nước về chứng khoán và
TTCK, với chức năng giám sát và điều hành cần có những chính sách thúc đẩy phát
triển TTCK; là nhân tố quan trọng đảm bảo thị trường hoạt động trật tự, công bằng
và đúng pháp luật.
+ Ủy ban chứng khoán (UBCK) – là tổ chức trực tiếp thanh tra, giám sát hoạt
động và xử lý các vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, là nơi ban hành tính
pháp lý cho việc lập và CBTT kế toán.
+ Nhà phát hành chứng khoán: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua
TTCK, là tổ chức cung cấp các chứng khoán, bao gồm các công ty niêm yết trên
TTCK, các tổ chức tài chính – là tổ chức có chứng khoán niêm yết, đăng ký giao
dịch trên SGDCK, là tổ chức có trách nhiệm công bố các thông tin tài chính.
+ Các DN kiểm toán độc lập – là tổ chức với vai trò quan trọng của dịch vụ kiểm
toán, dịch vụ xác nhận niềm tin trên TTCK thông qua việc kiểm tra các thông tin
công bố có trung thực, hợp lý không. Kết quả kiểm toán của tổ chức này có ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư.
+ Các công ty chứng khoán: là tổ chức với tư cách pháp nhân kinh doanh chứng
khoán, thực hiện một hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát
hành, tư vấn đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận.
+ Nhà đầu tư – là các tổ chức, cá nhân thực hiện huy động vốn thông qua TTCK,
bao gồm: các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư tổ chức. Đây là các đối tượng
trực tiếp sử dụng các thông tin tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư.
6.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng tác động của chất lượng thông tin kế toán đến rủi ro thanh
khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán để giảm thiểu rủi ro
thanh khoản tại thị trường chứng khoán Việt Nam
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
N
1.1
1.1.1 (TTKT)
Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và
sự vận động tài sản (hay toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài
chính) trong DN nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết
định kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong DN.
Theo Jan R Wiliams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner, Joseph V.Carcello (2008,
trang 4 -5), thông tin kế toán (TTKT) là phương tiện mà chúng ta sử dụng để đo
lường và
truyền đạt thông tin về các hoạt động kinh tế. Cho dù chúng ta điều
hành DN, đầu tư vốn hay tính toán số tiền lãi từ đầu tư… chúng ta đều tiếp cận
với
các khái niệm kế toán và TTKT. Hay nói cách khác, TTKT là những thông tin
có được do hệ thống kế toán cung cấp. Sản phẩm cuối
cùng của TTKT là những
quyết định kinh tế hiệu quả từ việc sử dụng
những TTKT đó của các nhóm đối
tượng khác nhau như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ,
chính phủ, liên đoàn lao
động hoặc những đối tượng khác có quyền lợi đối với
DN. Các nhóm đối tượng
sử dụng TTKT với các nhu cầu thông tin khác nhau đã làm nảy sinh tính đa dạng
và phức tạp đối với nhu cầu thông tin cần cung cấp.
1.1.2
1.1.2.1
Nguyễn Bích Liên, (2012, trang 26 -27) cung cấp nhiều quan điểm khác nhau
về chất lượng thông tin có được từ các công trình nghiên cứu trước đây. Chẳng
hạn, chất lượng thông tin có thể định nghĩa là:
+ Thông tin phù hợp cho việc sử dụng của người sử dụng thông tin;
+ Đặc tính của thông tin để giúp đạt được các yêu cầu hay sự mong đợi của
người sử dụng thông tin
+ Sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu được xác định bởi mục tiêu và thông tin
đạt được. Trong một tình huống lý tưởng sẽ không có sự khác biệt giữa thông tin
2
yêu cầu và thông tin đạt được. Việc đo lường chất lượng thông tin có tính cảm tính
và sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được càng nhỏ thì chất càng
cao.
Tuy các định nghĩa và quan điểm của các nhà nghiên cứu về chất lượng thông
tin có sự khác nhau, nhưng chúng đều có một số đặc điểm chung, đó là chất lượng
thông tin hay chất lượng dữ liệu tùy thuộc cảm nhận của người sử dụng thông tin.
Nó có nhiều đặc tính (hay tính chất) khác nhau tùy thuộc vào quan điểm triết lý của
người sử dụng hay nghiên cứu và nó cần được xem xét trong bối cảnh (hay ngữ
cảnh) cụ thể của người sử dụng thông tin. Điều này có thể được lý giải rõ ràng rằng
cùng một thông tin như nhau nhưng với người này cho rằng thế là tốt nhưng với
người khác lại không phù hợp. Hoặc cùng một thông tin như nhau, nếu được lấy từ
nguồn là giấy tờ, báo chí thì người sử dụng có thể cảm thấy tin tưởng hơn là lấy từ
trên mạng vì khó kiểm chứng nguồn gốc dữ liệu. Tác giả cũng đã đưa ra một
nghiên cứu mà nghiên cứu này đã thực hiện một tổng hợp về các nghiên cứu chất
lượng thông tin trong khoảng thời gian 10 năm từ 1989- 1999 thì đưa ra được kết
quả là những nghiên cứu về chất lượng thông tin mà các tác giả trên lựa chọn cần
đảm bảo bốn mục tiêu:
(1) Cung cấp một bộ các tiêu chuẩn chất lượng thông tin ngắn gọn, súc tích
có thể đánh giá được;
(2) Cung cấp một mô tả đầy đủ mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn để giúp việc
phân tích và giải quyết vấn đề chất lượng thông tin;
(3) Cung cấp cơ sở cho việc đo lường và quản lý chất lượng thông tin;
(4) Có thể cung cấp cho giới nghiên cứu một bản đồ có tính logic để cấu trúc
được (hay sắp xếp, giải thích được một cách logic) các cách tiếp cận khác nhau,
những lý thuyết khác nhau và các hiện tượng liên quan tới chất lượng thông tin.
1.1.2.2
Trong nền kinh tế thị trường, các thông tin trình bày trên các BCTC chịu ảnh
hưởng của hai nhóm đối tượng chính là nội bộ DN và những người sử dụng bên
ngoài DN. Các BCTC hiện nay của các quốc gia chủ yếu hướng đến mục tiêu là
3
cung cấp thông tin cho người sử dụng bên ngoài DN. Các BCTC này thường gọi là
các BCTC theo mục đích chung, và không nhằm ý định đáp ứng nhu cầu của những
người sử dụng đòi hỏi nhưng thông tin cụ thể.
Mục đích của những BCTC theo mục đích chung là cung cấp thông tin hữu ích
cho những người sử dụng thông tin
để ra quyết định. Để trở nên hữu ích, TTKT
phải thể hiện được từng tính
chất trong một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ
thống có sự phân định giữa
các tính chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không
tính chất nào được chỉ định
là ưu tiên, hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị
hy sinh để có được những
tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của
thông tin. Toàn bộ các công việc của kế toán từ khâu thu thập, xử lý và tổng hợp
thông tin để đi tới mục tiêu cuối cùng là truyền tải thông tin hữu ích đến các đối
tượng có nhu cầu sử dụng chúng.
Thông qua các thông tin được trình bày trên BCTC, nhà đầu tư có thể khái
quát được tình hình tài sản và nguồn vốn của DN tại một thời điểm, tình hình hoạt
động và kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ trong một kỳ nhất định, từ
đó có thể phân tích, đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp có hiệu quả nhất. Nếu
không có TTKT, các nhà đầu tư sẽ không có căn cứ để xác định giá của cổ phiếu
cũng như tiềm năng phát triển của DN.
Ngoài ra, mức độ quan trọng của TTKT còn phụ thuộc vào tính chất của các
khoản đầu tư. Trên TTCK, nhìn chung có thể chia các khoản đầu tư thành hai loại:
đầu tư và đầu cơ. Hai loại cũng rất khó xác định, chủ yếu là dựa vào độ dài của các
khoản đầu tư để phân biệt chúng. Theo đó, nhà đầu tư được xác định là những
người có ý định lâu dài vào một loại cổ phiếu. Họ là những người chú ý nhiều đến
các phân tích, hạn chế được tâm lý đám đông. Do đó, TTKT rất quan trọng đối với
loại đầu tư này. Thật vậy, các nhà đầu tư vốn vào DN sẽ thu lợi nhuận từ kết quả
hoạt động của DN, hoặc từ chênh lệch mua bán cổ phiếu. Quá trình đầu tư của họ
gắn chặt với sự tồn tại và hoạt động của DN. Họ đặc biệt quan tâm tới những thông
tin tài chính mà qua đó họ có thể đánh giá được mức độ rủi ro, khả năng sinh lời,
tương lai hoạt động của DN cũng như khả năng quản lý của các nhà điều hành DN.
4
Như vậy, mục tiêu và nội dung thông tin trên các BCTC chịu sự chi phối có
tính quyết định của người sử dụng thông tin. Do đó, thông tin tài chính hữu ích là
đối tượng được quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu
thực hành kế toán trên thế giới trong nhiều năm qua, với nhiều giác độ tiếp cận
khác. Để trở nên hữu ích, thông tin tài chính phải thể hiện được từng tính chất trong
một chuẩn mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống không có sự phân định giữa các
tính chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là
ưu tiên hơn; hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những
tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin (CON2, đoạn 31).Theo
các khái niệm
về BCTC (CON),
hệ thống các tính chất TTKT được CON2 trình
bày tại hình sau:
5
1.1
các tiêu l thông tin toán
Wiley J, 2009
Giá trị
phản hồi
Người sử dụng thông
tin kế toán
Áp lực cân đối lợi ích và
chi phí
Người sử dụng các tiêu
chuẩn cụ thể
Các quyết định
Tiêu chuẩn quan trọng
Tiêu chuẩn cụ thể
Ngưỡng nhận thức
Tiêu chuẩn thứ yếu và sự
tương tác chất lượng
Người ra quyết định và các tiêu chuẩn
của họ
lợi ích > chi phí
Có thể hiểu được
Quyết định hữu ích
Thích hợp
Kịp thời
Giá trị dự
báo
Đáng tin cậy
Có thể kiểm
chứng
Trình bày
trung thực
Khách quan
Có thể so sánh ( bao gồm
nhất quán)
trọng yếu
6
Như vậy, để phát huy những tác dụng tích cực đối với các đối tượng sử dụng
thông tin, hệ thống BCTC trong điều kiện kinh tế thị trường phải đảm bảo các yêu
cầu về chất lượng đối với BCTC như sau:
Hữu ích cho việc ra quyết định: Đây là
chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất
của thông tin. TTKT phải hữu ích
cho người sử dụng. Để trở thành hữu ích thì
thông tin phải thích hợp và
đáng tin cậy. Trong hệ thống các tính chất kế toán thì sự
phù hợp và đáng tin cậy là những khái niệm trung tâm của kế toán.
Tính thích hợp: Để phù hợp, TTKT phải có năng lực tạo ra sự khác biệt trong
một quyết định qua việc giúp cho người sử dụng thông tin thực hiện thiết lập các
dự báo về kết quả của các sự kiện trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai, xác nhận
hoặc hiệu chỉnh các kỳ vọng (CON2, đoạn 47). Tính thích hợp của thông tin tài
chính bao gồm hai thành tố là giá trị dự báo và giá trị phản hồi, bởi vì không
nhận thức được quá khứ thì không đủ cơ sở để dự báo, không có lợi ích trong
tương lai thì nhận thức về quá khứ cũng vô dụng (CON2, đoạn 51). Mặc dù mục
tiêu và nội dung thông tin trên BCTC chịu sự chi phối của người sử dụng thông
tin, nhưng không phải các thông tin trên BCTC đều đáp ứng được nhu cầu riêng,
cụ thể cho từng đối tượng sử dụng. Do đó, tính thích hợp được hiểu rằng nó được
sử dụng cho đại đa số các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau. Ví
dụ, thông tin về việc chi trả cổ tức, về việc mua bán cổ phiếu quỹ. Bên cạnh đó,
dù tính kịp
thời thì độc lập với tính thích hợp, tuy nhiên tính kịp thời cũng được
xem là một khía cạnh lệ thuộc của tính phù hợp bởi vì thông tin kịp thời thì mới
thích hợp
,
nếu thông tin không sẵn có khi cần hoặc chỉ có sau khi các sự kiện đã
được báo
cáo rất lâu thì thông tin sẽ thiếu tính thích hợp và ít được sử dụng.
Tính đáng tin cậy: cũng như tính phù hợp rất quan trọng để làm sáng tỏ thực
chất của các yêu cầu để có được số liệu kế toán được mô tả một cách xác thực
(CON2, đoạn 58). Các thông tin có chất lượng đáng tin cậy khi nó phản ánh một
cách trung thực, khách quan các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế phát sinh, tôn trọng
nội dung hơn là hình thức, hoặc thông tin không bị bóp méo theo ý muốn của
người lập. Độ tin cậy của TTKT dựa trên hai đặc trưng quan trọng là trình bày
7
trung thực và có thể kiểm chứng, trung lập, và được trình bày trung
thực.
Tính trung thực: Thông tin không trình bày trung thực khi có
sai sót hoặc
thiên lệch. Trình bày trung thực là sự phù hợp giữa TTKT
(bao gồm sự đánh giá
và diễn đạt) với nghiệp vụ, sự kiện muốn trình bày.
Tính trung lập: Trung lập là các thông tin báo cáo không bị
thiên lệch
nhằm đạt đến một kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của một thái
độ cá biệt.
Thông tin trung lập khi báo cáo về các hoạt động kinh tế trung thực nhất
trong
khả năng có thể, không nhằm tô vẽ các hình ảnh thông tin để tác động đến
hành
vi theo một hướng đặc biệt.
Có thể kiểm chứng: Có thể kiểm chứng là khả năng thông
qua sự đồng
thuận giữa những người đánh giá có đủ năng lực và độc lập để bảo
đảm thông
tin phù hợp với nghiệp vụ, sự kiện muốn trình bày hoặc phương pháp
đánh giá
được chọn không có sai sót hoặc thiên lệch. Mục đích của yêu cầu có thể kiểm
chứng là khẳng định sự trình bày trung
thực của thông tin.
Có thể so sánh: Thông tin kế toán hữu ích khi nó có thể so
sánh được. Tính
có thể so sánh được giúp người sử dụng thông tin có thể so sánh
sự giống nhau
và khác nhau của những DN trong một kỳ nhất định hay
so sánh kết quả của một
DN trong nhiều kỳ khác nhau.
Tính nhất quán: Tính nhất quán cũng là một đặc điểm chất
lượng của thông
tin kế toán. Yêu cầu nhất quán đòi hỏi sự phù hợp giữa các kỳ
thông qua việc
không thay đổi chính sách và thủ tục kế toán. Nhất quán không có nghĩa là không
được áp dụng phương pháp kế toán mới
hoặc tốt hơn. Khi đó, để bảo đảm khả
năng so sánh được cần có những thuyết
minh thích hợp.
Tính trọng yếu: Tính thích hợp của các thông tin còn chịu sự tác động của
bản chất và tính trọng yếu của thông tin đó.
Tính trọng yếu của thông tin tùy thuộc vào tác động của nó đến quyết định
kinh tế của người sử dụng thông tin. Mức độ trọng yếu được hiểu là, nếu bỏ sót
hoặc xác định sai các thông tin này, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định
của các đối tượng sử dụng thông tin.
8
Mọi yếu tố thông tin trọng yếu cần được trình bày một cách riêng rẽ trong
BCTC, với mục đích cung cấp thông tin đầy đủ cho người sử dụng, nhưng nếu bản
thân một khoản mục không mang tính trọng yếu, nó sẽ được tập hợp lại với các
khoản mục khác trong BCTC hoặc trong bảng Thuyết minh BCTC. Tuy nhiên, căn
cứ vào mức độ trọng yếu, thông tin có thể không trình bày riêng rẽ trên BCTC,
nhưng lại được trình bày riêng rẽ trong bảng Thuyết minh BCTC. Tính trọng yếu
còn được xác định ở việc nếu không nêu ra thông tin có thể có tác động lớn đến
các quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC.
Áp lực về cân đối lợi ích - chi phí: Việc cung cấp thông tin
tài chính tiêu
tốn nhiều chi phí để thu thập, xử lý, soạn thảo các BCTC
hoặc cho kiểm toán;
hơn nữa còn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía người
sử dụng như thu
thập, phân tích, hay loại bỏ những thông tin thừa. Trong khi lợi
ích mang lại từ
thông tin chẳng hạn như sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương
mại, hay củng
cố hình ảnh tài chính của DN, tạo niềm tin cho khách hàng
và giới đầu tư (đối với
người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích,
dự báo phù hợp và
đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng
thông tin)… có thể
không tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói khác đi, tính
hữu ích của thông tin
tài chính bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ
việc cung cấp, sử
dụng thông tin. Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp
thông tin tài
chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích mang lại của thông tin từ
phía nhà
nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của DN.
Nguyên tắc thận trọng: Là phản ứng thận trọng đối
với các tình huống chưa
rõ ràng để bảo đảm rằng tình huống chưa rõ ràng và các
rủi ro tiềm tàng được
xem xét một cách đầy đủ. Với thói quen thận trọng của mình, các kiểm toán viên đã
đem tính thận trọng vào kế toán và làm cho có thể dẫn đến những sai lầm cho
người sử dụng thông tin kế
toán nếu kết quả thông tin dẫn đến sự cố ý giấu bớt tài
sản và thu nhập. Sự giấu bớt
này được cam kết để tối thiểu hoá những rủi ro không
chắc chắn cho những người
cho vay bên ngoài. Việc này dẫn đến những sự
thiên lệch trong báo cáo tài chính, xung đột với những tính chất như
trình bày
9
trung thực, có thể kiểm chứng, có thể so sánh và trung lập.
1.2.
1.2.1
Yếu tố về tính thanh khoản của chứng khoán thể hiện khả năng có thể chuyển đổi
sang tiền mặt nhanh chóng với phí tổn thấp. Đây là một yếu tố quan trọng trong các
quyết định đầu tư. Vì hầu hết các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng tính trước
được những nhu cầu tiêu dùng và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu tiêu dùng đó nên
hành động bán chứng khoán xảy ra là tất yếu. Đặc biệt, đối với cổ phiếu, ngoài các
nguyên nhân dẫn đến nhu cầu bán cổ phiếu trên đây, còn có một nguyên nhân cơ
bản là: phần lợi nhuận chủ yếu có được trong hoạt động đầu tư cổ phiếu là lợi nhuận
thu được sau khi bán cổ phiếu (Lê Văn Tư, 2005, trang 146). Từ đó, tính thanh
khoản của một tài sản tài chính được định nghĩa là sự dễ dàng trong quá trình
chuyển chứng khoán đó sang tiền mặt trong tổng một thời gian ngắn và không có sự
rủi ro sụt giảm giá trị tiền tệ của chứng khoán đó.
Có hai điều kiện đảm bảo tính thanh khoản của mỗi chứng khoán:
Một là, việc chuyển đổi phải nhanh chóng và phí tổn chuyển đổi phải thấp.
Như vậy, chứng khoán nào đòi hỏi nhiều thời gian và phí tổn để chuyển đổi thành
tiền tệ, chứng khoán đó mang tính thanh khoản thấp. Nói nôm na, tính thanh khoản
là khi cần tiền có thể đổi ngay ra được, nó tùy thuộc vào 2 yếu tố:
Thời gian từ lúc muốn bán chứng khoán để lấy lại tiền mặt lâu hay mau.
Tùy theo chi phí giao dịch gồm tiền phí tổn trả cho các trung gian và sai biệt
giá mua vào và bán ra, trong đó:
Khoản sai biệt (spread) = giá mua vào (bid price) – giá bán ra (offer price).
Khoản sai biệt này càng lớn, chi phí giao dịch càng lớn đối với người đầu tư,
vì:
Chi phí giao dịch (transaction cost) = hoa hồng trung gian (boker
commission) + khoản sai biệt (spread).
Khoản sai biệt càng lớn thì thị trường càng mất ổn định. Khoản sai biệt tùy
thuộc thị trường, nếu đặt giá bán quá cao thì không có người mua, ngược lại, giá đặt
10
mua quá thấp thì sẽ không có người bán. Bao giờ trên bảng báo giá một chứng
khoán nào đó cũng có nhiều mức giá đặt mua đặt bán được niêm yết, tương ứng với
số lượng chứng khoán sẵn có tại mỗi mức giá. Chênh lệch giá đặt mua/đặt bán được
tính giữa giá đặt mua cao nhất và giá đặt bán thấp nhất; trong khi hoa hồng trung
gian thì có chừng mực nhất định.
Hai là, đồng vốn (giá trị tiền tệ) của chứng khoán đó phải được đảm bảo tránh
sự thăng trầm giá cả trên thị trường.
Như vậy, tính thanh khoản của một chứng khoán biến đổi tùy thuộc vào sự ổn
định của giá thị trường của nó. Vì vậy, có thể suy luận rằng tính thanh khoản của
một trái phiếu kho bạc cao hơn một cổ phiếu công ty.
1.2.2 R
Trong đầu tư chứng khoán sẽ phát sinh nhiều loại rủi ro khác nhau, trong đó sẽ
có hai loại rủi ro là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Rủi ro không hệ thống
là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra như thị hiếu tiêu dùng, đình công,
năng lực quản trị, biến động về lực lượng lao động,…, có thể kiểm soát được và
chỉ tác động đến một ngành hay tới một công ty hoặc một số chứng khoán. RRTK
(RRTK) thuộc về loại rủi ro không hệ thống.
Jeffrey Ng (2011) định nghĩa RRTK là độ nhạy của lợi nhuận cổ phiếu thay đổi
bất ngờ trong thanh khoản thị trường. Dựa vào các công trình nghiên cứu tham
khảo, tác giả này cho rằng chất lượng thông tin cao hơn sẽ là dấu hiệu chính xác
hơn cho việc làm giảm rủi ro thị trường và cả chi phí vốn trong mô hình định giá
các tài sản tài chính truyền thống (CAPM). CAPM giả định thanh khoản hoàn hảo,
có nghĩa là luôn luôn có những người tham gia thị trường sẵn sàng chấp nhận vị trí
ngược lại của bất kỳ giao dịch nào ở mức giá hiện tại. Kết quả là giá cổ phiếu của
một công ty chỉ đơn giản là một chức năng của những kỳ vọng về dòng tiền của
công ty. Với thanh khoản không hoàn hảo, nhu cầu và nguồn cung cổ phiếu của một
số người tham gia thị trường có thể ảnh hưởng đến giá nếu người khác không sẵn
sàng để giao dịch tại mức giá hiện tại. Trong khi rủi ro thị trường tồn tại luân
chuyển trong cả hai thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo thì RRTK là rủi ro quan