BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THÀNH TÀI
TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP RƯU - BIA -
NƯỚC GIẢI KHÁT TRONG VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THÀNH TÀI
TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP RƯU - BIA -
NƯỚC GIẢI KHÁT TRONG VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN PHƯỚC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn thạc só kinh tế “Tổ chức kế toán chi phí môi
trường cho các doanh nghiệp rượu - bia - nước giải khát trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam” là công trình nghiên cứu của tôi.
Những thông tin được sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh
mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay và hoàn toàn chòu trách nhiệm về
tính xác thực của luận văn.
Tp.HCM, ngày …… tháng …….năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thành Tài
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thò
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
5. Các đóng góp mới của luận văn 3
6. Kết cấu của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ TOÁN
CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG 6
1.1. Khái niệm và chức năng của kế toán chi phí trong doanh nghiệp 6
1.1.1. Khái niệm về chi phí – kế toán chi phí 6
1.1.2. Chức năng kế toán chi phí trong doanh nghiệp 8
1.2. Kế toán chi phí 8
1.2.1. Phân loại chi phí 8
1.2.2. Phương pháp tính giá 9
1.2.2.1. Khái niệm 9
1.2.2.3. Tính giá tài sản cố đònh 10
1.2.2.4. Tính giá hàng tồn kho 10
1.2.3. Tổ chức công tác kế toán chi phí 11
1.2.3.1. Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh 11
1.2.3.2. Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất đã phát sinh 11
1.2.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 12
1.2.3.4. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ 12
1.3. Kế toán chi phí liên quan yếu tố môi trường ở một số quốc gia 12
1.3.1. Giới thiệu kế toán chi phí liên quan yếu tố môi trường ở một số quốc gia
12
1.3.1.1. Nhật Bản 12
1.3.1.2. Đan Mạch 21
1.3.1.3. Áo 21
1.3.1.4. Châu Âu 22
1.3.1.5. Liên Đoàn Kế Toán Quốc Tế IFAC 23
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29
1.4. nh hưởng của chi phí có liên quan đến môi trường đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp 30
1.4.1. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 30
1.4.2. nh hưởng của chi phí liên quan đến môi trường đến mục tiêu hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp 31
1.4.2.1. Theo kế toán tài chính 31
1.4.2.2. Theo kế toán quản trò 31
1.4.2.3. Theo mục tiêu môi trường 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN KẾ TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP RƯU - BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT TRONG VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 33
2.1. Tổng quan về ngành rượu - bia - nước giải khát ở Việt Nam 33
2.2. Các qui đònh pháp lý có liên quan đến chi phí môi trường ở Việt Nam 38
2.2.1. Các văn bản pháp quy về quản lý môi trường của Việt Nam 38
2.2.1.1. Nội dung của Luật bảo vệ môi trường 39
2.2.1.2. Thuế bảo vệ môi trường. 41
2.2.2. Kế toán môi trường 42
2.3. Khảo sát thực trạng kế toán chi phí có liên quan đến chi phí môi trường tại
các doanh nghiệp rượu - bia - nước giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam 44
2.3.1. Nội dung khảo sát 44
2.3.2. Phạm vi khảo sát 46
2.3.3. Các đối tượng khảo sát 47
2.3.4. Phương pháp khảo sát 47
2.3.5. Phân tích kết quả khảo sát 47
2.4. Đánh giá 55
2.4.1. Ưu điểm 55
2.4.2. Tồn tại 55
2.4.3. Nguyên nhân 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC
DOANH NGHIỆP RƯU - BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT TRONG VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 60
3.1. Các quan điểm và nguyên tắc để đưa ra các giải pháp: 60
3.2. Giải pháp tổ chức kế toán chi phí môi trường cho các doanh nghiệp rượu -
bia - nước giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 62
3.2.1. Giải pháp tổ chức bộ máy kế toán chi phí có liên quan đến môi trường 62
3.2.1.1. Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn 63
3.2.1.2. Đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ 63
3.2.2. Giải pháp tổ chức về phân loại chi phí, lợi ích, tài sản liên quan đến môi
trường 64
3.2.3. Giải pháp về phân bổ chi phí có liên quan đến chi phí môi trường, tính
giá thành sản phẩm, tài sản cố đònh 65
3.2.3.1. Phân bổ chi phí có liên quan đến chi phí môi trường 65
3.2.3.2. Các giải pháp về tính giá thành sản phẩm 66
3.2.3.3. Các giải pháp về tính giá tài sản 68
3.2.3.4. Giải pháp về xác đònh lợi nhuận của công ty khi áp dụng kế toán chi
phí môi trường 69
3.2.4. Giải pháp tổ chức chứng từ – sổ sách kế toán – tài khoản kế toán có liên
quan đến chi phí môi trường 70
3.2.4.1. Tổ chức chứng từ 70
3.2.4.2. Tổ chức tài khoản và hạch toán 72
3.2.4.3. Tổ chức sổ sách 75
3.2.5. Tổ chức báo cáo 76
3.2.6. Các giải pháp nhằm đồng bộ trong công việc kế toán có liên quan đến
chi phí môi trường 81
3.3. Một số kiến nghò 82
3.3.1. Kiến nghò với Nhà Nước 82
3.3.2. Kiến nghò với doanh nghiệp 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84
KẾT LUẬN CHUNG 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát
Phụ lục 2: Kết quả khảo sát
Phụ lục 3: Bảng mã chi tiết liên quan đến môi trường
Phụ lục 4: Bảng tính giá thành có liên quan đến chi phí môi trường
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BTC Bộ Tài Chính
BVMT Bảo vệ môi trường
CMKT Chuẩn mực kế toán
CP Chi phí
CPNVLTT Chi phi nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
DN Doanh nghiệp
ERP Enterprise Resource Planning – Hệ thống
hoạch đònh nguồn lực doanh nghiệp
GTGT Giá trò gia tăng
HTK Hàng tồn kho
KC Kết chuyển
KT Kế toán
IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế
NPOs Non-Product Outputs
SX Sản xuất
SXKDDD Sản xuất kinh doanh dở dang
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố đònh
TSCĐHH Tài sản cố đònh hữu hình
TSCĐVH Tài sản cố đònh vô hình
USNDSD Ủy Ban Phát Triển Bền Vững Của Liên Hợp Quốc
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích 48
Bảng 3.1 Tính giá thành sản phẩm Pet Cam 1500 ml và Pet Trà Ngon 500 ml 67
Bảng 3.2. Thẻ giá thành sản phẩm, dòch vụ 68
Bảng 3.3. Bảng phân bổ chi phí có liên quan đến môi trường 71
Bảng 3.4. Bảng mã chi tiết liên quan đến môi trường 72
Bảng 3.5. Sổ chi tiết chi phí có liên quan đến môi trường 75
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp chi phí có liên quan đến môi trường 76
Bảng 3.7. Bổ sung thông tin chi phí có liên quan đến môi trường 77
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp có quy mô lớn 63
Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ 64
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO,
nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, thu nhập bình quân đầu người
ngày một tăng, cuộc sống vật chất tinh thần cũng được nâng lên. Tuy nhiên theo
nhận đònh của người dân và các chuyên gia đánh giá môi trường sống của Việt
Nam đang giảm sút. Trong giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện
nhiều công ty, tập đoàn lớn, các công ty nhỏ trong và ngoài nước, thò trường
cạnh tranh rõ rệt. Trong thời gian này luật pháp Việt Nam về môi trường cũng
đang còn bỏ ngỏ và lỏng lẻo, chính vì vậy đây là mảnh đất mà những công ty có
thái độ kinh doanh không tôn trọng môi trường muốn vào đu t, sản xuất kinh
doanh tạo ra những sản phẩm có giá thành thấp, do không phải tốn hoặc tốn ít
chi phí sản xuất để tìm kiếm được nhiều lợi nhuận. Vì vậy tính đúng tính đủ chi
phí sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường là vấn đề cần phải được quan tâm
nhiều hơn. Bên cạnh đó, công tác kế toán chí phí môi trường tại các doanh
nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, chưa phản ánh được
mức độ đầu tư cho việc bảo vệ môi trường cũng như mức độ ảnh hưởng của kế
toán chi phí môi trường đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là những
doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Với những lý do nêu trên tôi đã chọn đề tài
“Tổ chức kế toán chi phí môi trường cho các doanh nghiệp rượu - bia - nước
giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” làm đề tài luận văn của
mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các lý luận cơ bản về chi phí, kế toán chi phí và kế toán chi
phí môi trường để từ đó hình thành nên những quan điểm lý luận nền tảng trong
việc khảo sát thực tiễn việc áp dụng các quy đònh pháp luật về bảo vệ môi
trường vận dụng vào công việc kế toán các khoản chi phí liên quan đến môi
trường như khảo sát việc tuân thủ các qui đònh về bảo vệ môi trường tại một số
công ty tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó đưa ra các quan điểm về
bảo vệ môi trường và đưa ra giải pháp tổ chức kế toán chi phí môi trường cho
các doanh nghiệp rượu - bia - nước giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Luật Kế Toán, Chuẩn mực, Chế độ kế toán liên quan đến việc tính giá
đối tượng kế toán và xác đònh kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp;
+ Luật và nghò đònh, thông tư bảo vệ môi trường;
+ Các doanh nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sản xuất và
kinh doanh sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Kế toán tài chính và kế toán chi phí tại các doanh nghiệp rượu bia
nước giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
4. Phương pháp nghiên cứu: Ph
- Về lý luận:
+ Tiến hành tổng hợp và hệ thống hóa các thông tin từ các văn bản pháp
lý, các quy đònh, nguyên tắc đã được các cơ quan chức năng ban hành hoặc các
3
bài báo đã được đăng tải có liên quan đến chi phí môi trường và kế toán chi phí
môi trường.
+ Tìm hiểu các bài báo, chuẩn mực,… của các nước tiên tiến về kế toán
môi trường để đúc kết thành bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Về thực tiễn: Tiến hành phát phiếu khảo sát ở một số doanh nghiệp
rượu bia nước giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sau đó dựa trên
các số liệu từ bản khảo sát sẽ sử dụng máy tính để thống kê các số liệu, tiến
hành phân tích các dữ liệu trên SPSS và tiến hành đánh giá kết quả thu được.
- Về giải pháp: Nội suy để đưa ra các phương pháp dựa trên các phân
tích, đánh giá thực tế kết hợp với các lý luận tổng hợp được
5. Các đóng góp mới của luận văn
a. Những nghiên cứu trước cùng vấn đề nghiên cứu với luận văn của
tác giả
- Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của TS.Nguyễn Ngọc Dung
(2009) về Kế toán xác đònh kết quả kinh doanh từ lý luận đến thực tiễn ứng dụng
vào cáo doanh nghiệp Việt Nam, TS. Nguyễn Ngọc Dung đã hệ thống một số kế
toán môi trường ở một số quốc gia trên thế giới, đưa ra ý tưởng cho việc tính
nguyên giá tài sản cố đònh có thêm phần lập dự phòng cho việc di dời máy móc,
thiết bò, … và khắc phục, khôi phục môi trường, đưa ra giải pháp chuyển khoản
nợ tiềm tàng thành nợ phải trả, đưa ra phương pháp xác đònh kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp theo góc độ môi trường.
- Tác giả Trọng Dương trong bài viết về “Hạch toán môi trường và việc
áp dụng ở Việt Nam” trên Tạp chí kế toán (2008) đã hệ thống các quốc gia cũng
như các tổ chức quốc tế đã có những qui đònh, hướng dẫn về kế toán môi trường,
4
nêu lên tính cấp thiết của việc thực hiện kế toán môi trường ở Việt Nam, tác giả
cũng giới thiệu bài dòch tóm lược hướng dẫn về kế toán môi trường của Uỷ Ban
Phát Triển Bền Vững Của Liên Hợp Quốc.
- TS. Phm c Hiu trong bài viết “Kế toán chi phí môi trường trong doanh
nghiệp và sự bất hợp lý của kế toán chi phí truyền thống” đăng trên tạp chí Phát triển
kinh tế, Số 241/2010 đã so sánh kế toán chi phí truyền thống với kế toán chi phí
trên cơ sở kế toán môi trường trong doanh nghiệp. Thông qua việc ứng xử của
kế toán đối với chi phí phế liệu trong quá trình sản xuất, tác giả đã chỉ ra những
bất cập trong kế toán chi phí của kế toán truyền thống, từ đó đưa ra các khuyến
nghò nhằm gắn kết các yếu tố môi trường với kế toán chi phí trong các doanh
nghiệp của nước ta hiện nay.
b. Các đóng góp mới của luận văn
Ngoài những tác giả trên đã đề cập đến lý luận, thực tiễn và giải pháp, đề
tài của tác giả đã hệ thống hóa các văn bản pháp lý liên quan đến chi phí môi
trường và kế toán môi trường từ đó tóm tắt và nhận đònh để đưa ra những ý
tưởng riêng như:
- Kế toán môi trường, bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển;
- Tổng kết, đánh giá và đưa ra các nhận xét về ưu nhược điểm, tồn tại và
nguyên nhân về phương pháp tính giá đối tượng kế toán liên quan đến môi
trường (các tác giả khác chưa đề cập). Đồng thời xem xét những ảnh hưởng của
chi phí môi trường đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp rượu – bia – nước
giải khát (đề tài TS. Nguyễn Ngọc Dung chỉ xét những ảnh hưởng chung);
- Đề xuất giải pháp về tổ chức kế toán môi trường và xác đònh kết quả
kinh doanh có yếu tố chi phí môi trường, cụ thể:
5
+ Thiết kế mô hình tổ chức bộ máy kế toán chi phí có liên quan đến môi
trường cho các doanh nghiệp trong ngành rượu – bia – nước giải khát;
+ Tổ chức phân loại chi phí môi trường cho những đơn vò rượu – bia –
nước giải khát;
+ Tổ chức tính giá đối tượng kế toán liên quan đến môi trường;
+ Tổ chức chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo liên quan đến môi trường;
+ Trình bày chi phí môi trường trong hệ thống báo cáo tài chính.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung đïc chia thành 3 chương như sau:
• Chương 1: Các lý luận về chi phí môi trường và kế toán môi trường.
• Chương 2: Thực tiễn kế toán chi phí môi trường của các doanh nghiệp
rượu - bia - nước giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
• Chương 3: Tổ chức kế toán môi trường cho các doanh nghiệp rượu - bia
- nước giải khát trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Mặc dù tác giả đã cố gắng, nỗ lực, chỉnh sửa nhiều lần nhưng chắc chắn
bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Tác giả chân thành cảm ơn!
6
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ
TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm và chức năng của kế toán chi phí trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về chi phí – kế toán chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp [1].
Chi phí là tổng giá trò các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế
toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát
sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản
phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu [2].
Như vậy chi phí là những hao phí trong xã hội nói chung và trong kinh
tế nói riêng đều làm giảm lợi ích của xã hội, doanh nghiệp. Tuy nhiên nó là cơ
sở để hình thành nên sản phẩm, hàng hóa, dòch vụ cho xã hội.
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" [3].
Chi phí môi trường bao gồm các chi phí bên trong, bên ngoài và tất cả các
chi phí phát sinh có liên quan đến việc gây hại và bảo vệ môi trường. Chi phí
bảo vệ môi trường bao gồm chi phí phòng ngừa, xử lý, lập kế hoạch, kiểm soát,
thay đổi hoạt động và khắc phục thiệt hại có thể xảy ra tại các công ty và có ảnh
hưởng đến các chính phủ hay người dân [19].
7
Kế toán chi phí là một lónh vực của kế toán có liên quan chủ yếu với việc
ghi chép và phân tích các khoản mục chi phí và dự toán chi phí cho kỳ kế hoach
[1].
Kế toán môi trường là hoạt động kế toán nhằm mục đích đạt được sự phát
triển bền vững, duy trì một mối quan hệ thuận lợi với cộng đồng, theo đuổi hiệu
quả kinh tế và các hoạt động bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Các thủ tục
kế toán cho phép một công ty xác đònh các chi phí bảo vệ môi trường trong quá
trình kinh doanh, xác đònh lợi ích thu được từ hoạt động này, cung cấp các thông
tin tốt nhất có thể để đo lường đònh lượng (giá trò tiền tệ, phi tiền tệ) [20].
Kế toán chi phí môi trường (Environmental Cost Accounting - ECA) là
các hao phí liên quan đến môi trường và được xác đònh, được phân bổ đến các
hoạt động cụ thể của từng đơn vò. Đặc điểm kế toán chi phí môi trường quan tâm
chi phí bên trong, bao gồm chi phí trực tiếp (ví dụ, xử lý chất thải), chí phí gián
tiếp (ví dụ, đào tạo), và chi phí vô hình (ví dụ, quyết đònh đầu tư của các đối
tác).
Tuy nhiên, chi phí bên ngoài, chẳng hạn như những chi phí liên quan đến
tác động môi trường đang ngày càng tăng. Thông thường, chi phí môi trường
kinh doanh không theo dõi hoặc được ẩn trong chi phí trong hệ thống kế toán
truyền thống, quản lý các chi phí này có thể là một thành phần quan trọng của
cấu trúc chi phí tổng thể của một công ty. Chủ động quản lý các chi phí này là
một khía cạnh quan trọng của việc duy trì một doanh nghiệp bền vững [21].
Tóm lại, nghiên cứu về chi phí, kế toán chi phí môi trường, chi phí quản lý
môi trường là một vấn đề cấp thiết, giúp cho nhà quản trò có được những những
thông tin chính xác hơn về những chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy móc,
năng lượng, nước sạch, chi phí xử lý chất thải, các khoản thu nhập từ việc xử lý
8
môi trường,… giúp cho các nhà quản trò, nhà đầu tư đánh giá được tình hình phát
triển của doanh nghiệp, ý thức trách nhiệm đối với môi trường và cũng là cam
kết sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1.1.2. Chức năng kế toán chi phí trong doanh nghiệp
- Kiểm soát hoạt động: cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá về
tính hiệu quả cũng như chất lượng của công việc đã hoàn thành.
- Tính giá thành sản phẩm, dòch vụ: Đo lường giá vốn của các nguồn lực
để sản xuất đã sử dụng để tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện việc cung cấp
dòch vụ.
- Kiểm soát quản lý: Cung cấp thông tin về kết quả của các nhà quản lý
cũng như các đơn vò kinh doanh, thông qua đó thực hiện chức năng kiểm soát .
- Kiểm soát chiến lược: cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh, thông
tin tài chính của doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc kiểm soát, điều chỉnh chiến lược
để phù hợp với những yêu cầu khách quan của thò trường như cải tiến kỹ thuật
sản xuất, đối thủ, nhu cầu khách hàng,…
1.2. Kế toán chi phí
1.2.1. Phân loại chi phí
- Căn cứ theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí thì chi phí được chia
thành các yếu tố chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài
sản cố đònh, chi phí dòch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
- Căn cứ theo chức năng hoạt động chi phí được chia thành chi phí sản
xuất (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí
9
máy thi công (doanh nghiệp xây lắp)) và chi phí ngoài sản xuất (chi phí nghiên
cứu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp).
- Căn cứ trên mối quan hệ với thời kỳ xác đònh lợi nhuận chi phí được
chia ra thành chi phí sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi
phí sản xuất chung, chi phí máy thi công (doanh nghiệp xây lắp)) và chi phí thời
kỳ (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp).
- Căn cứ theo mối quan hệ với đối tượng chòu chi phí thì chi phí được chia
thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Căn cứ theo cách ứng xử của chi phí thì chi phí được chia thành biến
phí, đònh phí và chi phí hỗn hợp.
- Căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường: có 6 loại
+ Chi phí vật liệu của sản phẩm đầu ra:
+ Chi phí vật liệu không tạo ra sản phẩm (phế thải, khí thải):
+ Chi phí kiểm soát chất thải và khí thải:
+ Chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường khác
+ Chi phí nghiên cứu và phát triển
+ Các chi phí khác (chi phí vô hình)
1.2.2. Phương pháp tính giá
1.2.2.1. Khái niệm
Tính giá (còn gọi là đánh giá) là một phương pháp kế toán nằm biểu hiện
các đối tượng kế toán bằng tiền, theo những nguyên tắc và yêu cầu của chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán. [4]
10
1.2.2.2. Ý nghóa
- Về mặt hạch toán: Tính giá giúp cho việc phản ánh và xác đònh những
chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý
tài chính.
- Về mặt quản lý nội bộ: Tính giá cung cấp thông tin cho phép đánh giá
hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, giai đoạn sản xuất cụ thể.
- Về mặt quản lý bằng đồng tiền: Tính giá cung cấp những căn cứ để phản
ánh, quản lý một cách thường xuyên, nhanh chóng và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
1.2.2.3. Tính giá tài sản cố đònh
Tài sản cố đònh hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh
nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận tài sản cố đònh hữu hình [2].
Tài sản cố đònh vô hình là n
hững tài sản không có hình thái vật chất
nhưng xác đònh được giá trò, do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho sản xuất
kinh doanh, cung cấp dòch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê
,p
hù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận tài sản cố đònh vô hình
[2].
Tài sản cố đònh được xác đònh giá trò ban đầu theo nguyên giá là toàn bộ
chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố đònh hữu hình tính đến
thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
1.2.2.4. Tính giá hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh
doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang, nguyên
11
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh
hay cung cấp dòch vụ. [2]
.
Giá nhập hàng tồn kho được tính theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc bao
gồm chi phí mua, chi phí chế biến, các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh
để có được hàng tồn kho ở đòa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá xuất hàng tồn kho được áp dụng các phương pháp tính theo giá đích
danh, bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước (FIFO), nhập sau xuất trước
(LIFO)
1.2.3. Tổ chức công tác kế toán chi phí
Doanh nghiệp sản xuất thực hiện các chức năng bao gồm sản xuất, bán
hàng, quản lý hành chính. Trong chức năng sản xuất chi phí để sản xuất ra sản
phẩm được chia thành ba khoản mục đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Quá trình xác đònh giá thành sản
phẩm thường diễn ra qua 4 bước: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, tổng hợp
các khoản chi phí sản xuất đã phát sinh, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính
giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
1.2.3.1. Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
- Chi phí sử dụng máy thi công (đối với DN xây dựng hoặc xây lắp).
1.2.3.2. Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất đã phát sinh
- Tính và phân bổ lao vụ sản xuất phụ (nếu DN có bộ phận SX phụ).
12
- Phân bổ những chi phí chung cho các đối tượng có liên quan (nếu có).
- Xử lý các khoản làm tăng hay giảm chi phí sản xuất (nếu có).
- Kết chuyển các khoản chi phí này về tài khoản tính giá thành.
1.2.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Xác đònh phần chi phí sản xuất đã phát sinh nhưng chưa tạo thành sản
phẩm hoàn chỉnh.
1.2.3.4. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Xác đònh phần chi phí sản xuất đã phát sinh tạo thành sản phẩm hoàn
chỉnh. Tính giá thành đơn vò sản phẩm
1.3. Kế toán chi phí liên quan yếu tố môi trường ở một số quốc gia
1.3.1. Giới thiệu kế toán chi phí liên quan yếu tố môi trường ở một
số quốc gia
1.3.1.1. Nhật Bản
Tháng 2/2005 Bộ môi trường Nhật Bản đưa ra bản hướng dẫn về kế toán
môi trường cho các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan. Và cũng nhằm nâng
cao hiệu quả của kế toán môi trường của các doanh nghiệp tổ chức góp phần
vào việc quản lý môi trường thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Kế toán
môi trường trong hướng dẫn bao gồm các yếu tố sau:
- Chi phí bảo tồn môi trường (đơn vò tiền tệ),
- Lợi ích bảo tồn môi trường (đơn vò phi tiền tệ),
- Các lợi ích kinh tế gắn với các hoạt động bảo tồn môi trường (đơn vò tiền
tệ).
13
a. Chi phí bảo tồn môi trường
Chi phí bảo tồn môi trường liên quan đến chi phí đầu tư, công tác phòng
chống, giảm, và/hoặc tránh các tác động môi trường, loại bỏ các tác động như
vậy, phục hồi sau sự xuất hiện của một thảm họa, và các hoạt động khác.
- Các loại chi phí bảo tồn môi trường:
+ Chi phí khu vực kinh doanh: Bao gồm chi phí phòng ngừa ô nhiễm,
chi phí bảo tồn môi trường toàn cầu và chi phí tái chế tài nguyên.
(i) Chi phí phòng chống ô nhiễm là chi phí được thực hiện cho
những nỗ lực để giảm tác động môi trường. Chi phí để ngăn ngừa ô nhiễm không
khí (bao gồm cả mưa axit) nước, mặt đất, tiếng ồn, rung động, mùi, gây lún mặt
đất, các loại ô nhiễm khác.
(ii) Chi phí bảo tồn môi trường toàn cầu là những chi phí liên quan
với các tác động tiêu cực về môi trườngmôi trường toàn cầu hoặc một phần rộng
lớn của nó, từ các hoạt động của con người. Chi phí cho việc ngăn chặn sự nóng
lên toàn cầu và bảo tồn năng lượng, sự suy giảm ozone, chi phí cho các hoạt
động bảo tồn môi trường toàn cầu khác.
(iii) Chi phí tái chế tài nguyên bao gồm chi phí cho việc sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên, tái chế chất thải công nghiệp, thành phố, xử lý chất
thải công nghiệp, thành phố.
+ Chi phí trước và sau sản xuất (Upstream / Downstream costs)
(i) Chi phí trước sản xuất là một chi phí cho những nỗ lực để giảm
tác động môi trường được tạo ra trước khi đầu vào của hàng hoá và dòch vụ.
14
(ii) Chi phí sau sản xuất là chi phí cho những nỗ lực để giảm tác
động môi trường được tạo ra sau khi hàng hoá và dòch vụ đã được sản xuất.
Chi phí trước và sau sản xuất bao gồm chi phívề sự khác biệt giữa các
phương pháp mua hàng hóa, dòch vụ góp phần giảm tác động môi trường, các chi
phí để cung cấp sản phẩm ý thức môi trường, các chi phí để giảm tác động môi
trường của thùng chứa, đóng gói, chi phí cho việc thu thập, tái chế, bán lại, xử lý
các sản phẩm đã qua sử dụng, khác.
+ Chi phí quản lý
Chi phí quản lý là chi phí cho các hoạt động quản lý được tiến hành bởi
các công ty và các tổ chức khác cho các hoạt động bảo tồn môi trường như chi
phí cho việc thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý môi trường, công bố
thông tin môi trường liên quan đến hoạt động kinh doanh và môi trường quảng
cáo, giám sát tác động môi trường, đào tạo của nhân viên môi trường các hoạt
động cải thiện môi trường, chẳng hạn như bảo tồn thiên nhiên, cây xanh, cảnh
quan, bảo quản hoặc trong vùng lân cận của các nơi kinh doanh.
+ Chi phí R & D
Chi phí nghiên cứu và phát triển phân bổ cho hoạt động bảo tồnmôi
trường như chi phí để phát triển các sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường, cắt
giảm các tác động môi trường ở giai đoạn sản xuất, phân phối, tiếp thò sản phẩm.
+ Chi phí hoạt động xã hội
Bao gồm chi phí cho các hoạt động cải thiện môi trường, bảo tồn thiên
nhiên, trồng cây xanh,làm đẹp và giữ gìn cảnh quan, chi phí liên quan đến viện
trợ, hỗ trợ tài chính của các nhóm môi trường, các hoạt động xã hội khác nhau